Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 04

07/06/201114:12(Xem: 4549)
Trang 04

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XXII
PHẨMQUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ
ĐỨCVƯƠNG BỒ TÁT THỨ HAI MƯƠI HAI

Trang04

NầyThiện nam tử ! Do nhơn duyên gì mà ngày trước ở bên sôngNi Liên, ta bảo ma Ba Tuần vì chưa có hàng đệ tử đa văntrí huệ nên Phật chẳng nhập Niết Bàn ?

Lúcđó ta muốn chuyển pháp luân độ các ông Kiều Trần Nhưv.v…, cũng muốn độ các ông Da Xá, muốn độ bọn ông Úc Dà trưởng giả, muốn độ vua Tần Bà Ta La nước Ma DàĐà cùng vô lượng nhơn thiên, muốn độ thầy trò Ưu LâuTần Loa Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp, cũng muốnđộ các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v… Vì thế nênta bảo ma Ba Tuần : Như Lai chẳng nhập Niết Bàn.

NầyThiện nam tử ! Có Niết Bàn chẳng phải là Đại Niết Bàn.Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là NiếtBàn chẳng phải Đại Niết Bàn. Bởi chẳng thấy Phật tánhnên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nêndầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết Bàn.Nếu thấy Phật tánh dứt phiền não thời gọi là Đại NiếtBàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc,ngã, tịnh.

NầyThiện nam tử ! “ Niết” nghĩa là chẳng, “ Bàn” nghĩalà dệt, nghĩa chẳng dệt gọi là Niết Bàn. “Bàn” lạicó nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn. Bàn lạicó nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là NiếtBàn. “ Bàn” lại có nghĩa là bất định, không bất địnhgọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là mới cũ, khôngmới cũ gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là chướngngại, không chướng ngại gọi là Niêt Bàn.

NầyThiện nam tử ! Có hàng đệ tử của phái Ưu Lâu Khư, pháiCa Tỳ La nói “Bàn:” là danh tướng, không danh tướng gọilà Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là có; không cóthời gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là hòa hiệp;không hòa hiệp gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa làkhổ ; không khổ gọi là Niết Bàn.

NầyThiện nam tử ! Người dứt phiền não chẳng gọi là tu NiếtBàn, chẳng sanh phiền não thời gọi là Niết Bàn. Chư PhậtNhư Lai vĩnh viễn chẳng khởi phiền não nên gọi là NiếtBàn. Có trí huệ ở nơi tất cả pháp không có chướng ngạithời gọi là Như Lai. Như Lai chẳng phải phàm phu, Thanh Văn,Duyên Giác, Bồ Tát. Đây gọi là Phật tánh.

Thântâm trí huệ của Như Lai khắp đầy vô lượng vô biên, vôsố cõi, không bị chướng ngại, đây gọi là hư không.

NhưLai thường trụ không có biến đổi, đây gọi là thật tướng.

Donghĩa nầy nên Như Lai thiệt chẳng rốt ráo nhập Niết Bàn.

Đâygọi là Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầyđủ phần công đức thứ bảy.

Thếnào là Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn thành tựuđầy đủ phần công đức thứ tám ?

NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn :Trừ dứt năm việc, xa lìa năm việc, thành tựu sáu việc,tu tập năm việc, giữ gìn một việc, gần gũi bốn việc,tin thuận nhứt thật, tâm thiện giải thoát, huệ thiện giảithoát.

Trừdứt năm việc, chính là trừ năm ấm : Sắc, thọ, tưởng,hành, thức : Năm thứ nầy hay làm chúng sanh sống chết nốimãi, chẳng rời gánh nặng chia lìa tụ họp, buộc ràng trongba đời, không thể cầu tìm cho ra nghĩa lý ; do những lẽnầy nên gọi là “ẤM”.

ĐạiBồ Tát dầu thấy sắc ấm, nhưng chẳng thấy tướng củanó, vì trong mười món sắc suy tìm tánh của nó trọn khôngthể được, vì thuận theo thế tục mà gọi là “ẤM”.

Cómột trăm lẻ tám thứ thọ, Bồ Tát dầu thấy thọ ấm, nhưngvẫn không thấy tướng của thọ. Vì thọ dầu có một trămlẻ tám, nhưng tất cả không có nghĩa lý quyết định thật.

Nhưsắc và thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.

Vìthấy rõ năm ấm là cội gốc sanh ra phiền não, nên ĐạiBồ Tát dùng phương tiện làm cho dứt.

ĐạiBồ Tát xa lìa năm việc, chính là xa lìa năm kiến chấp :Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Donăm kiến chấp nầy sanh ra sáu mươi hai thứ kiến chấp. Vìnhững thứ kiến chấp nầy mà sanh tử nối mãi chẳng dứt,nên Bồ Tát ngăn ngừa không gần gũi.

ĐạiBồ Tát thành tựu sáu việc, chính là thành tựu sáu chánhniệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niện Thiên, niệmThí, niệm Giới.

ĐạiBồ Tát tu tập năm việc, chính là tu tập năm định : Triđịnh, tịch định, thân tâm thọ khóai lạc định, vôlạc định, Thủ Lăng Nghiêm định. Tu tập năm thứ địnhtâm nầy thời gần với Đại Niết Bàn, vì thế nên ĐạiBồ Tát chuyên cần tu tập.

BồTát giữ gìn một việc, chính là giữ gìn tâm Bồ Đề. ĐạiBồ Tát luôn siêng năng gìn giữ tâm Bồ Đề, như ngườiđời săn sóc đứa con một, như người chột mắt giữ gìnmột mắt còn lại, như đi giữa rừng hoang vắng giữ gìnngười dẫn đường. Do gìn giữ tâm Bồ Đề mà được vôthượng Bổ Đề, do được vô thượng Bồ Đề nên có đủthường, lạc, ngã và tịnh, chính là Đại Niết Bàn do đâynên Bồ Tát gìn giữ một tâm Bồ Đề nầy.

BồTát gần gũi bốn việc, chính là gần bốn tâm vô lượng: Đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả : Do bốn tâm nầycó thể làm cho vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ Đề, nênBồ Tát luôn gần gũi.

BồTát tin thuận nhứt thật, chính là rõ biết tất cả chúngsanh đều về nơi đạo duy nhứt, đạo duy nhứt nầy là ĐạiThừa : Nơi Đại Thừa nầy, chư Phật và Bồ Tát chia ra làmba thừa để dụ dẫn chúng sanh.

BồTát tâm thiện giải thoát chính là đã dứt hẳn tham, sân,si.

BồTát huệ thiện giải thoát, chính là Đại Bồ Tát rõ biếttất cả pháp không chướng ngại. Do huệ giải thoát nên nhữngpháp từ xưa chưa nghe mà nay được nghe, từ xưa chưa thấymà nay được thấy, từ xưa chưa đến mà nay được đến.

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Như lờiPhật nói : “ Tâm giải thoát”, xét ra không đúng nghĩa.Vì tâm vốn không hệ phược. Bổn tánh của tâm không bịtham, sân, si, hệ phược. Đã là vốn không hệ phược,sao lại nói là giải thoát ?

ThếTôn ! Nếu bổn tánh của tâm chẳng bị tham kiết hệ phược,do nhơn duyên gì mà có thể hệ phược được tâm ? Ví nhưvắt sừng, vì vốn không sữa nên dầu tốn nhiều công lựcvẫn không do đâu có sữa chảy ra. Nếu vắt vú bò, tốn côngít mà được nhiều sữa. Cũng vậy, tâm vốn không tham, saonay lại có. Nếu trước vốn không mà sau mới có, thời chưPhật và Bồ Tát vốn không tham, nay đáng lẽ đều có.

ThếTôn ! Như thạch nữ vốn không con, dầu tốn nhiều công lực,nhiều nhơn duyên vẫn không thể có con. Cũng vậy, tâm vốnkhông tham, dầu gây tạo nhiều duyên, cũng không do đâu sanhđược tham.

ThếTôn ! Như dùi cây ướt không thể được lửa. Cũng vậy,dầu dùi tìm nơi tâm vẫn không thể có tham. Tại sao tham kiếthệ phược được tâm .

ThếTôn ! Ví như ép cát không thể có dầu. Cũng vậy, dầuép nơi tâm vẫn không có tham. Phải biết rằng tham cùng tâm,lý nghĩa của hai thứ riêng khác nhau. Thiết sử có tham, đâunhiễm ô được tâm.

ThếTôn ! Ví như đem nọc cắm giữa hư không trọn không thểđứng cứng được. Cũng vậy, đem tham cắm vào tâm, trọnkhông thể hệ phược được tâm, dầu dùng nhiều nhơn duyên.

ThếTôn ! Nếu tâm vốn không tham mà lại gọi là giải thoát,thời chư Phật và Bồ Tát sao chẳng nhổ gai trong hư không?

ThếTôn ! Tâm quá khứ không gọi là giải thoát. Tâm vị lai cũngkhông giải thoát ; tâm hiện tại chẳng cùng chung với đạo; thế thời tâm nào gọi là được giải thoát ?

ThếTôn ! Như ngọn đèn quá khứ không thể diệt tối ; ngọnđèn vị lai cũng không thể diệt tối ; ngọn đèn hiện tạilại không thể diệt tối ; vì sáng cùng tối, hai thứ ấykhông đồng thời có. Tâm cũng như vậy, sao lại nói rằngtâm được giải thoát ?

ThếTôn ! Tham cũng là có. Nếu tham là không, thời lúc thấy ngườinữ lẽ ra chẳng sanh tham. Nếu do người nữ mà sanh tham, thờitham là có thật. Vì có tham nên đọa ba đường ác.

ThếTôn ! Như có kẻ thấy tượng vẽ người nữ cũng sanh tham,vì sanh tham nên thành có nhiều tội lỗi. Nếu vốn không tham,tại sao thấy tướng vẽ lại sanh tham ? Nếu tâm không tham,tại sao Như Lai nói Bồ Tát tâm được giải thoát ? Nếu tâmcó tham, sao lại phải chờ thấy người nữ rồi sau mới sanh.Người không thấy thời không sanh ? Hiện tại tôi thấy cóquả báo ác do tham gây ra, nên biết tham là có sân và si cũngnhư vậy.

ThếTôn ! Như chúng sanh có thân không ngã, mà phàm phu chấp cóngã ; dầu chấp có ngã nhưng không vì thế mà đọa ba ácđạo. Tại sao người tham đối với không tướng nữ sanhtưởng là nữ mà phải đọa ba ác đạo ?

ThếTôn ! Ví như dùi cây sanh lửa, nhưng tánh lửa nầy trong cácduyên đều không có, cớ gì mà được sanh ra lửa ?

ThếTôn ! Cũng vậy , trong sắc không có tham, trong thinh, hương,vị, xúc, pháp cũng đều không có tham, tại sao nơi sắc v.v…lại sanh ra tham ? Nếu trong các duyên đều không có tham, tạisao riêng chúng sanh có tham, mà chư Phật và Bồ Tát không sanhtham ?

ThếTôn ! Tâm cũng là bất định. Nếu tâm là nhứt định thờikhông có tham sân si. Nếu tâm đã là bất định, sao lại nóirằng tâm được giải thoát ? Tham cũng là bất định, nếuđã là bất định, tại sao lại nhơn nơi tham mà sanh ra baác đạo ? Kẻ tham cùng cảnh giới, cả hai đều bất định.Vì đồng chung duyên một cảnh sắc, hoặc sanh tham, hoặc sanhsân, hoặc sanh si. Nếu cả hai đều bất định, tại sao đứcNhư Lai nói rằng Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thời tâm đượcgiải thoát ?

Phậtbảo Cao Quý Đức Vương Bồ Tát : Lành thay ! Lành thay ! NầyThiện nam tử ! Tâm cũng chẳng bị tham kiết hệ phược, cũngchẳng phải chẳng bị hệ phược ; chẳng phải giải thoát,cũng chẳng phải giải thoát; chẳng phải có; chẳng phảikhông; chẳng phải hiện tại, chẳng phải quá khứ chẳngphải vị lai.

Vìtất cả pháp đều không tự tánh.

NầyThiện nam tử ! Có các nhà ngoại đạo cho rằng : Nhơn duyênhòa hiệp thời có quả sanh ra.

Nếutrong các duyên vốn không tánh sanh mà có thể sanh ra, thờihư không vốn chẳng sanh lẽ ra cũng sanh được quả. Nhưnghư không vẫn chẳng sanh vì chẳng phải là nhơn.

Dovì trong các duyên vốn cá tánh của quả, nên hòa hiệp thờisanh được quả.

Nhưngười đời khi muốn xây vách thời dùng bùn đất khô dùngcọ màu, lúc muốn vẽ vời thời dùng cọ màu mà chẳng dùngcỏ cây, may áo thời dùng kim chỉ mà chẳng dùng cây bùn,cất nhà thời dùng bùn cây mà chẳng dùng kim chỉ. Ngườidùng đến vật đó là vì nó có thể sanh ra quả, vì sanh đượcquả nên biết trong các nhơn tất đã có tánh. Nếu là khôngtánh, thời trong một vật lẽ ra phải xuất sanh tất cả vật.

Nếulà đáng lấy, đáng làm, đáng đem ra, nên biết rằng trongđó tất cả trước có tánh của quả. Nếu là không có tánhcủa quả thời người chẳng lấy, chẳng làm, chẳng đem ra.Chỉ có hư không là chẳng lấy, chẳng làm nên có thể xuấtsanh tất cả muôn vật, do vì có nhơn.

Nhưhột ni câu đà mọc lên cây ni câu đà ; trong sửa có tánhchất đề hồ ; trong sợi chỉ có tánh của vải ; trong đấtsét có tánh của cái bình.

NầyThiện nam tử ! Tất cả phàm phu bị vô minh làm mù lòa nênbày ra định thuyết : Sắc có nghĩa tham luyến, tâm có tánhtham. Họ lại cho rằng : Tâm phàm phu có tánh tham, cũng cótánh giải thoát gặp duyên tham thời tâm sanh tham, nếu gặpđược duyên giải thoát thời tâm giải thoát.

Nhữngthuyết nầy đều không đúng nghĩa.

Cóhạng phàm phu lại cho rằng : Trong tất cả nhơn đều khôngcó quả; nhơn có hai thứ : Vi tế và thô đại ; tế thờilà thường, thô thời vô thường. Từ nhơn vi tế chuyển thànhnhơn thô, từ nhơn thô nầy lại chuyển thành quả. Vì nhơnthô vô thường nên quả cũng vô thường.

Cóhạng phàm phu lại cho rằng : Tâm không có nhơn, tham cũngkhôngcó nhơn, do thời tiết thời sanh tâm tham.

Vìkhông biết được tâm nhơn duyên, nên những hạng nầy luânhồi trong sáu đường, chịu đủ mọi sự sanh tử.

Vínhư con chó bị xiềng, trọn ngày đi quanh cột không thể thoátlìa. Cũng vậy, tất cả phàm phu bị xiềng vô minh cột vàocột sanh tử, cứ vòng quanh mãi ở hai mươi lăm cõi khôngthoát ly được.

Vínhư có kẻ sa vào hầm xí, đã được ra khỏi rồi lại té vào hầm. Như người bịnh được lành trở lại làm nhơncho bịnh. Như người đi đường xa gặp chỗ hoang vắng, đãđi qua được rồi trở lại nữa. Như đã tắm rửa sạchsẽ trở lại lấy bùn đất trét vào. Cũng vậy, tất cảphàm phu đã được thoát khỏi cõi Vô Sở Hữu, chỉ chưathoát khỏi cõi Phi Phi Tưởng, trở lại sa vào đến ba ácđạo. Vì tất cả phàm phu chỉ biết quán sát nơi quả, màchẳng suy gẫm nhơn duyên.

Nhưcon chó đuổi theo cục đất chẳng chạy theo người. Cũngvậy, hạng phàm phu chỉ nhìn nơi quả mà chẳng nhìn nơi nhơnduyên. Do chẳng thấy biết nhơn duyên nên từ cõi Phi Phi Tưởngsa đến ba ác đạo.

NầyThiện nam tử ! Chư Phật và Bồ Tát trọn không bảo nhứtđịnh rằng : Trong nhơn có quả, trong nhơn không quả, trongnhơn cũng có cũng không quả, trong nhơn chẳng phải có chẳngphải không quả.

Nếukẻ nào cho rằng trong nhơn quyết định có quả, khôngquả, cũng có cũng không quả, chẳng phải có chỗ phải khôngquả, nên biết rằng đây là bè lũ của ma, là thuộc vềloài ma là người tham ái, chẳng thể dứt hẳn sự hệ phượccủa sanh tử, người nầy chẳng rõ biết tâm tướng và thamtướng.

NầyThiện nam tử ! Chư Phật và Bồ Tát hiển bày lý trung đạo: Dầu nói các pháp là chẳng phải có, chẳng phải không,nhưng chẳng quyết định. Vì nhơn nơi nhãn, sắc, minh,tâm và niệm mà có thức sanh ra. Thức nầy quyết định chẳngở trong nhãn, chẳng ở trong sắc, chẳng ở trong minh, chẳngở trong tâm, chẳng ở trong niệm, cũng chẳng ở chặn giữa,chẳng phải có chẳng phải không.
Vìtừ các duyên sanh ra nên gọi là có. Vì không tự tánh nêngọi là không. Do đây nên Như Lai nói các pháp là chẳng phảicó chẳng phải không.

NầyThiện nam tử ! Chư Phật và Bồ Tát trọn không quyết địnhnói tâm có tánh thanh tịnh và tánh chẳng thanh tịnh, tánhtịnh cùng bất tịnh, vì tâm vốn vô trụ.

Dotừ nơi duyên sanh ra nên nói là chẳng phải không, lại vìvốn không có tánh tham nên nói là chẳng phải có.

NầyThiện nam tử ! Do từ nơi nhơn duyên mà tâm sanh ra tham, dotừ nơi nhơn duyên mà tâm được giải thoát. Nhơn duyên cóhai thứ : Một là theo sanh tử, hai là theo Đại Niết Bàn.

NầyThiện nam tử ! Vì có nhơn duyên mà tâm cùng với tham sanhra, chung với tham cùng diệt, có nhơn duyên tâm cùng với thamsanh mà chẳng chung với tham cùng diệt. Có nhơn duyên tâm chẳngcùng với tham sanh mà chung với tham cùng diệt. Có nhơn duyêntâm chẳng cùng với tham sanh cũng chẳng cùng với tham diệt.

NầyThiện nam tử ! Có hạng phàm phu chưa dứt tâm tham, huân tậptâm tham, những kẻ nầy, tâm của họ chung với tham cùng sanhcùng diệt.

Nhưchúng sanh cõi dục, tất cả đều có khí vị sơ thiền, hoặctu hay chẳng tu, gặp nhơn duyên thời bèn được ; nơi đâynói nhơn duyên chính là cho hỏa tai. Cũng vậy, tất cả phàmphu hoặc huân tập hay không huân tập, tâm của họ chung vớitham cùng sanh, chung với tham cùng diệt, vì họ chẳng dứttham vậy.

HàngThanh Văn vì có nhơn duyên nên sanh tâm tham, vì sợ tâmtham nên tu tập quán bạch cốt, đây gọi là tâm cùng thamsanh mà chẳng cùng tham diệt. Lại hàng Thanh Văn chưa chứngquả A La Hán vì có nhơn duyên nên sanh tâm tham, lúc đã chứngA La Hán thời tham liền diệt, đây cũng gọi là tâm cùng thamsanh mà chẳng chung với tham cùng diệt. Đại Bồ Tát lúc chứngbực Bất Động cũng như vậy.

Thếnào là tâm chẳng cùng tham sanh mà chung với tham cùng diệt?

ĐạiBồ Tát đã dứt tâm tham, vì độ chúng sanh mà thị hiệncó tham, vì thị hiện nên có thể làm cho vô lượng chúngsanh học tập thành tựu pháp lành. Đây gọi là tâm chẳngcùng tham sanh mà với tham cùng diệt.

A LAHán, Duyên Giác, Chư Phật, Chư Bồ Tát trừ Bất Động Địa,gọi là tâm chẳng chung với tham cùng sanh cùng diệt.

Donhững nghĩa trên đây, nên chư Phật và Bồ Tát chẳng quyếtđịnh nói tâm tánh vốn thanh tịnh, tâm tánh vốn không thanhtịnh.

NầyThiện nam tử ! Tâm nầy chẳng cùng với tham hòa hiệp, cũngchẳng cùng với sân, si hòa hiệp.

Nhưmặt trời, mặt trăng, dầu bị khói bụi mây mù và La HầuA Tu La che chướng, làm cho chúng sanh không thấy, nhưngtánh mặt trời mặt trăng trọn chẳng cùng hòa hiệp vớinăm thứ ấy.

Cũngvậy, dầu do nhơn duyên mà tâm sanh tham, nhưng thật ratâm tánh chẳng cùng tham hòa hiệp.

Nếulà tâm tham thời chính là tánh tham. Nếu là tâm chẳng thamthời chính là tánh chẳng tham. Tâm chẳng tham không thể làmtham. Tâm tham không thể chẳng tham.

Donghĩa trên đây nên kiết sử tham dục không thể làm nhiễmô được tâm.

ChưPhật và Bồ Tát đã phá hẳn tham kiết, nên gọi là tâm đượcgiải thoát.

Tấtcả chúng sanh vì do nhơn duyên mà sanh tham kiết, vì do nhơnduyên mà được giải thoát.

NầyThiện nam tử ! Như núi Tuyết, chỗ cao vót. Người cùng khỉvượn đều không đi được, hoặc có chỗ vượn đi đượcmà người không đi được, hoặc có chỗ vượn cùng người đều đi được.

Chỗmà người cùng vượn đều đi được đó, như thợ săn dùngkeo nhựa bày trên bàn để bắt vượn. Vì ngu si, vượn đếnlấy bàn tay rờ bóc, tay dính vào nhựa. Muốn gỡ tay, vượndùng chơn đạp, lại dính luôn chơn. Muốn gỡ chơn, vượndùng miệng cạp, lại dính cả miệng. Hai tay, hai chưn cùngmiệng của vượn đều dính khắn vào nhựa không thể thoátđược. Bấy giờ thợ lấy gậy xỏ vượn mang về nhà.

Chỗcao vót của núi Tuyết dùng dụ cho chánh đạo của Phật vàBồ Tát chứng. Khỉ vượn dụ cho phàm phu. Thợ săn dụ choma Ba Tuần. Keo nhựa dụ cho tham dục.

Ngườicùng khỉ vượn đều không thể đi là dụ cho phàm phu vàMa Vương Ba Tuần đều không thể đi đến.

Khỉvượn đi được mà người thời không, dụ hàng ngoại đạo,có trí huệ, các ác ma dù có dùng ngũ dục cũng không hệphược được họ.

Ngườicùng khỉ vượn đều đi được là dụ cho tất cả phàm phucùng ma Ba Tuần luôn ở trong sanh tử không thể tu hành. Hàngphàm phu bị ngũ dục hệ phược nên ma Ba Tuần tha hồ mangđi. Như thợ săn kia bắt khỉ vượn mang về nhà.

NầyThiện nam tử ! Như Quốc Vương ở trong nước mình thời thântâm an lạc, nếu qua đến nươc khác thời tất phải gặpnhiều sự khổ não. Cũng vậy, tất cả chúng sanh nếu cóthể tự trụ nơi cảnh giới của mình thời được an lạc,nếu đến cảnh giới khác tất gặp ác ma bị những khổnão.

Tựcảnh giới là chỉ tứ niệm xứ. Cảnh giới khác là nóingũ dục.

Thếnào gọi là hệ thuộc nơi ma ? Có những chúng sanh nơi vôthường thấy là thường, nơi thường lại thấy là vô thường; nơi khổ thấy là lạc, nơi lạc lại thấy là khổ ; nơibất tịnh thấy là tịnh , nơi tịnh lại thấy là bất tịnh; nơi vô ngã thấy là ngã, nơi ngã lại thấy là vô ngã .Nơi chẳng phải giải thoát thấy là giải thoát nơi thiệtgiải thoát lại thấy là chẳng giải thoát. Nơi chẳng phảithừa thấy là thừa, nơi thừa lại thấy là chẳng phải thừa.Những hạng nầy gọi là kẻ hệ thuộc nơi ma. Phàm kẻ hệthuộc nơi ma thời tâm họ không thanh tịnh.

NầyThiện nam tử ! Nếu thấy các pháp thiệt có tướng nhứtđịnh là tổng là biệt, nên biết rằng người nầy lúc thấysắc liền chấp tướng sắc, nhẫn đến lúc thấy thức cũngchấp tướng thức. Lúc thấy nam nữ, nhựt , nguyệt, ấm,nhập, giới v.v…liền chấp tướng nam, tướng nữ nhẫn đếntướng nhập, tướng giới. Kẻ có kiến chấp nầy gọi làhệ thuộc nơi ma. Kẻ hệ thuộc nơi ma thời tâm họ khôngthanh tịnh.

NầyThiện nam tử ! Nếu thấy ngã là sắc, trong sắc có ngã, trongngã có sắc, sắc thuộc nơi ngã ; nhẫn đến thấy ngã làthức, trong thức có ngã, trong ngã có thức, thức thuộc nơingã. Kiến chấp nầy hệ thuộc nơi ma, người nầy không phảiđệ tử Phật.

NầyThiện nam tử ! Hàng Thanh Văn đệ tử của ta xa lìa mườihai bộ kinh của Như Lai, mà tu tập theo sách vở của nhữngngoại đạo, chẳng tu công hạnh tịch diệt xuất gia, thuầnkinh doanh sự vụ tại gia thế tục. Những gì là sự vụ tạigia thế tục ? Nhận chứa tất cả vật bất tịnh, tôi tớ,ruộng, nhà, voi, ngựa, xe cộ, đà, lừa, gà, chó, khỉ, vượn, heo, dê, các thứ lúa bắp ; xa lìa sư trưởng, chúng Tăng,gần gũi cư sĩ bạch y, trái phản Thánh giáo. Bảo hàng bạchy rằng : Đức Phật cho phép Tỳ Kheo nhận chứa những vậtbất tịnh. Đây gọi là sự vụ tại gia.

Cócác đệ tử chẳng vì Niết Bàn, chỉ vì lợi dưỡng mà nghethọ mười hai bộ kinh, ăn dùng của thường trụ như củariêng mình, tham tiếc nhà người cùng danh tiếng, gầngũi Quốc Vương và các Vương Tử, bói xủ lành dữ, suy tínhđầy vơi, bài bạc, thân thiện Tỳ Kheo Ni cùng các xử nữ,chứa hai hạng sa di, thường đến nhà hàng thịt, thợ săn,quán rượu, và chổ ở của Chiên Đà La, buôn bán các loại,tự tay làm đồ ăn, nhận đi xứ lân quốc, lãnh lịnh đithơ. Nên biết rằng người như trên đây là quyến thuộccủa ma, không phải đệ tử Pohật. Do nhơn duyên nầy mà tâmcùng tham chung sanh, chung diệt. Sân và si cũng như vậy.

NầyThiện nam tử ! Do đây nên tâm tánh chẳng phải tịnh, cũngchẳng phải bất tịnh. Vì thế nên ta nói rằng tâm đượcgiải thoát.

Nếucó người không nhận, không chứa tất cả vật bất tịnh,vì Đại Niết Bàn mà thọ trì đọc tụng mười hai bộ kinh,biên chép giải thuyết. Nên biết rằng người nầy thật làđệ tử Phật. Người nầy không đi nơi cảnh giới của ácma Ba Tuần. Người nầy chính là tu tập ba mươi bảy phẩmtrợ đạo. Vì tu tập nên chẳng cùng tham mà sanh, cũng chẳngcùng với tham mà diệt.

Đâygọi là Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn thành tựuđầy đủ phần công đức thứ tám.

Thếnào là thành tựu đầy đủ phần công đức thứ chín ?

NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu tập kinh Đại Niết Bàn, đầutiên phát năm điều thời được thành tựu phần công đứcnầy : Một là tín tâm ; hai là trực tâm ; ba là giới ; bốnlà gần gũi bạn lành, năm là học rộng nghe nhiều.

Thếnào là tín tâm ?

Bồtát tin nơi TAM BẢO, bố thí cúng dường thời có quả báo.Tin nơi hai đế lý, đạo nhứt thừa không có nẻo nào khác,vì muốn chúng sanh mau được giải thoát mà chư Phậtvà Bồ tát phân biệt làm ba thừa. Tin đế lý đệ nhứt nghĩa.Tin thiện phương tiện : Đây gọi là tin.

Ngườicó lòng tin như trên đây, không ai phá hoại được. Do đứctin nầy mà được tánh thánh nhơn. Người nầy tu hành bốthí không luận ít nhiều đều được gần nơi Đại NiếtBàn, chẳng đọa nơi sanh tử. Như bố thí, trì giới , đavăn và trí huệ cũng vậy. Dầu có tín tâm nầy nhưng cũngchẳng chấp. Đây là Bồ Tát tu Đại Niết Bàn thành tựuđiều ban đầu.

Thếnào là trực tâm ?

ĐạiBồ Tát đối với chúng sanh, có lòng chất trực.

Tấtcả chúng sanh , nếu gặp nhơn duyên thời móng lòng dua vạy.Bồ Tát thời không như vậy, vì hiểu rõ các pháp đều lànhơn duyên. Bồ Tát dầu thấy chúng sanh có những lỗi lầm,mà trọn không nói đến, vì sợ sanh phiền não, nếu sanh phiềnnão thời phải đọa ác thú.

BồTát nầy nếu thấy chúng sanh có chút ít điều lành liềntán thán đó. Gì là lành ? Chính là Phật tánh. Do Bồ Táttán thán Phật tánh nên chúng sanh phát tâm Bồ Đề.

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Như đứcPhật vừa nói : Bồ Tát tán thán Phật tánh làm cho chúng sanhphát tâm Bồ Đề. Lời đây không đúng nghĩa. Vì đức NhưLai lúc mới khai kinh Niết Bàn nói có ba hạng : Một lànếu có người bịnh gặp được thầy giỏi thuốc hay, ngườikhán bịnh khéo thời được lành mạnh, nếu không đuợc nhưtrên thời bịnh không lành ; hai là được gặp hay không đượcgặp đều không được lành ; ba là được gặp hay không đượcgặp bịnh đều lành.

Tấtcả chúng sanh cũng có ba hạng như vậy : Một là hạng gặpbạn lành, gặp Phật, Bồ Tát, nghe nói diệu pháp thời đượcphát tâm Bồ Đề, nếu không gặp thời không phát, đây làchỉ cho các bực Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na hàm, A La Hánvà Bích Chi Phật.

Hailà hạng dầu được gặp bạn lành, gặp Phật, Bồ Tát, đượcnghe diệu pháp cũng chẳng phát tâm Bồ Đề, đây là nói hạngNhứt Xiển Đề.

Balà hạng hoặc gặp hay chẳng gặp, tất cả đều có thểphát tâm Bồ Đề, đây là nói Bồ Tát.

Nếuđã nói rằng gặp cùng chẳng gặp tất cả đều phát tâmvô thượng Bồ Đề, giờ đây tại sao đức Như Lai lại nói: Do tán thán Phật tánh làm cho chúng sanh phát tâm vô thượngBồ Đề ?

ThếTôn ! Nếu nói rằng gặp cùng chẳng gặp đều không thểphát tâm Bồ Đề cả, lời nầy cũng không đúng nghĩa, vìhạng nầy sẽ được vô thượng Bồ Đề. Hạng Nhứt XiểnĐề do vì có Phật tánh, nên hoặc được gặp hay không đượcgặp, cũng đều sẽ được vô thượng Bổ Đề.

ThếTôn ! Như đức Phật định nghĩa Nhứt Xiển Đề là dứtthiện căn, cũng không đúng. Vì hạng nầy không dứt Phậttánh. Cứ lý thời Phật tánh không thể dứt, sao đức Phậtnói là dứt thiện căn ?

Nhưtrong mười hai bộ kinh của Phật nói ngày trước, có hai thứthiện căn : Thường và vô thường. Thiện căn thường thờikhông dứt, còn vô thường thời dứt.

Thiệncăn vô thường có thể dứt nên đọa địa ngục. Còn thườngchẳng thể dứt, cớ sao đức Phật chẳng có lời ngăn ?

Chẳngdứt Phật tánh chẳng phải nhứt xiển đề, cớ sao đứcPhật lại nói là nhứt xiển đề ?

ThếTôn ! Nếu nhơn Phật tánh mà phát tâm vô thượng Bồ Đề,cớ sao Như Lai lại vì chúng sanh nói rộng mười hai bộ kinh?

ThếTôn ! Như bốn con sông lớn từ ao A Na Bà Đạp Đa chảy ra,nếu có trời, người, cùng chư Phật cũng không thể bảorằng nước sông lớn nầy không chảy vào biển cả sẽ trởlại nguồn.

Cũngvậy, người có Phật tánh, không luận nghe pháp hay không nghe,có giới hay không giới, có bố thí hay không bố thí, có tuhay không tu, có trí hay không trí, tất cả lẽ ra đều đượcvô thượng Bồ Đề.

ThếTôn ! Như từ núi A Đà Diên, mặt trời mọc lên đến hướngchánh nam, không bao giờ mặt trời có thể nghĩ rằng ta khôngđến hướng Tây, ta trở lại phương Đông. Cũng vậy, đãcó Phật tánh không có lẽ chẳng được vô thượng Bồ Đềmặc dầu không nghe pháp, không trì giới, không bố thí, khôngtu, không trí huệ.

ThếTôn ! Như Lai nói tánh nhơn quả là chẳng phải có chẳng phảikhông. Nghĩa nầy cũng chẳng đúng.

Vìnhư trong sữa không có tánh của chất lạc, thời tất khôngcó lạc. Như hột ni câu đà không có tánh cây năm trượngcao, thời tất không mọc lên cây cao năm trượng. Nếu trongPhật tánh không có cội vô thượng Bồ Đế, sao lại có thểsanh cội Bồ Đề vô thượng. Cứ như nghĩa nầy, thời làmsao hiệp với nghĩa nhơn quả chẳng phải có chẳng phải khôngcủa Phật đã nói ?

ĐứcThế Tôn tán thán rằng : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiệnnam tử ! Trong đời có hai hạng người rất là hi hữu nhưhoa Ưu Đàm : Một là người không phạm tội ác ; hai là ngườicó tội biết hối cải.

Lạicó hai hạng người rất hi hữu : Một là làm ơn ; hai là nhớơn.

Lạicó hai hạng người rất hi hữu : Một là học hỏi điềumới ; hai là ôn nhuần điều học cũ không quên.

Lạicó hai hạng người rất hi hữu : Một là tạo ra mới, hailà tu sửa chỗ cũ.

Lạicó hai hạng người rất hi hữu : Một là thích nghe pháp ;hai là thích thuyết pháp.

Lạicó hai hạng người rất hi hữu : Một là khéo gạn hỏi ;hai là khéo giải đáp.

Ngườikhéo gạn hỏi chính là ông vậy. Người khéo giải đáp chínhlà Như Lai vậy.

NầyThiện nam tử ! Do nơi khéo gạn hỏi bèn chuyển được phápluân vô thượng, có thể làm khô cây do mười hai nhơn duyên,có thể qua khỏi sông lớn sanh tử vô biên, có thể chiếnđấu với ma vương Ba Tuần, có thể xô ngã thắng tràng củaBa Tuần dựng.

NầyThiện nam tử ! Như trước kia Phật nói ba hạng bịnh nhơn,hạng gặp thầy giỏi, thuốc hay, khán bịnh khéo, cùng khônggặp đều được lành mạnh, đó là vì thọ mạng quyết định,do vì người nầy trong vô lượng đời đã tu ba thứ thiệncăn : Thượng, Trung và Hạ, nên được thọ mạng quyết định.Như người Uất Đơn Việt tuổi thọ ngàn năm, nếu mắc phảibịnh , dầu gặp thầy gặp thuốc được săn sóc kỹ, cùngkhông gặp đều sẽ được lành mạnh cả, vì họ đã đượctuổi thọ quyết định.

Hạngbịnh nhơn nếu gặp thầy giỏi thuốc hay, khán bịnh khéothời được lành, bằng không gặp thời chẳng lành, đâylà những người thọ mạng không quyết định. Hạng ngườinầy dầu thọ mạng chưa hết, song có chín nhơn duyên có thểlàm họ chết yểu : Một là biết ăn sẽ không an mà cứ ăn,hai là ăn quá nhiều ;l ba là ăn chưa tiêu mà lại ăn nữa; bốn là đại tiều không điều hòa ; năm là lúc bịnh khôngnghe theo lời chỉ dẫn của y sĩ ; sáu là chẳng nghe lời dặnbảo của người khán bịnh ; bảy là cố nín nhẫn không chịuói ; tám là đi đêm, vì đi đêm sẽ bị ác quỷ, ác trùnglàm hại ; chín là phòng thất quá độ. Do đây nên Phật nóihạng bịnh nhơn nầy gặp thầy gặp thuốc thời lành, nếukhông gặp thời không lành.

Hạngbịnh nhơn gặp thầy gặp thuốc hay không gặp đều khôngđược lành mạnh, đây là những người tuổi thọ đã hết.

Chúngsanh cũng như vậy. Người phát tâm Bồ Đề, nếu gặp bạnlành, chư Phật, Bồ Tát, được học hỏi pháp cao sâu, hoặckhông được gặp được học, tất cả đều sẽ được thành,vì người nầy đã có thể phát tâm vô thượng Bồ Đề.Như người Uất Đơn Việt có thọ mạng quyết định.

Hàngnhị thừa từ Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật, nếu đượcnghe thiện hữu, Chư Phật, Bồ Tát giảng nói pháp Đại Thừathời có thể phát tâm Bồ Đề, nếu không gặp không nghethời không thể phát tâm Bồ Đề vô thượng. Như ngườithọ mạng không quyết định, do chín duyên làm cho họ phảiyểu thọ, nếu gặp Thầy gặp thuốc thời lành, không gặpthời bịnh không lành.

Hạngnhứt xiển đề, dầu có gặp thiện hữu, chư Phật,Bồ Tát, có nghe pháp cao sâu, hay không nghe không gặp, đềukhông thể lìa tâm nhứt xiển đề, vì họ đã dứt thiệncăn. Hạng nhứt xiển đề cũng được thành vô thượng BồĐề, vì nếu có thể phát tâm Bồ Đề vô thượng thời chẳngcòn gọi là nhứt xiển đề.

NầyThiện nam tử ! tại sao nói hạng nhứt xiển đề được vôthượng Bồ Đề?

Hạngnhứt xiển đề, thật ra không thể được vô thượng BồĐề, như người tuổi thọ đã hết, dầu gặp thầy gặpthuốc, cũng không lành bịnh được.

NầyThiện nam tử ! “ Nhứt Xiển” gọi “Tín”, “Đề” làbất cụ, bất cụ tín gọi là nhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là tín ; chúng sanh chẳng phải là cụ ; bởibất cụ nên thế nào dứt được.

“NhứtXiển” gọi là thiện phương tiện ; “Đề” là bấtcụ, vì tu thiện phương tiện chẳng đầy đủ nên gọi lànhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là tu thiện phương tiện ; chúng sanhchẳng phải là cụ ;l bởi bất cụ nên thế nào dứt được.

“Nhứtxiển” gọi là tiến : “Đề” là bất cụ ; vì tinhtiến chẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là tiến ; chúng sanh chẳng phải là cụ ;vì bất cụ nên thế nào dứt được.

“NhứtXiển”gọi là niệm ; :”Đề” là bất cụ ; vì niệm chẳngđầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là niệm, chúng sanh chẳng phải là cụ ;vì bất cụ nên thế nào dứt được.

“NhứtXiển” gọi là định, “Đề” là bất cụ ; vì địnhchẳng đầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là định ; chúng sanh chẳng phải là cụ; vì bất cụ nên thế nào dứt được.

“NhứtXiển” gọi là huệ ; “Đề” là bất cụ ; vì huệ chẳngđầy đủ nên gọi là nhứt xiển đề.

Phậttánh chẳng phải là huệ ; chúng sanh chẳng phải là cụ ;vì bất cụ nên thế nào dứt được.

“NhứtXiển” gọi là vô thường thiện ; “‘Đề” là bất cụ; vì vô thường thiện chẳng đủ nên gọi là nhứt xiểnđề.

Phậttánh là thường, chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện.Vì thiện pháp là từ phương tiện mà được, mà Phật tánhchẳng phải từ phương tiện được, nên gọi là chẳngphải thiện.

DoPhật tánh có thể được thiện quả vô thượng Bồ Đề,nên nói là chẳng phải bất thiện.

Lạivì thiện pháp sanh rồi mà được, còn Phật tánh không phảisanh rồi mà được nên nói là chẳng phải thiện.

Bởidứt cả thiện pháp sanh và được, nên gọi là nhứt xiểnđề.

NầyThiện nam tử ! Như ông gạn hỏi nếu nhứt xiển đề cóPhật tánh, tại sao không ngăn tội địa ngục ?

NầyThiện nam tử ! Trong nhứt xiển đề không có Phật tánh.

Vínhư nhà vua nghe tiến đờn véo von thánh thót, quá thích thúsay sưa, bèn bảo đại thần : Tiếng quá hay như thế từ đâumà có ?

Đạithần tâu là từ cây đờn phát ra tiếng ấy.

Nhàvua truyền đem đờn đến trước mặt, rồi bảo cây đờnkêu đi ! Kêu đi ! Cây đờn vẫn không kêu. Nhà vua bèn bứtdây, rọc da, chẻ cây, tìm mãi vẫn không có tiếng. Nhà vuanổi giận trách đại thần là tâu dối.

Đạithần phân trần : Nếu muốn cho đờn kêu ra tiếng thời phảikhéo khảy đánh, chớ không phải làm cách như vậy.

Phậttánh của chúng sanh cũng như vậy, vốn không chỗ trụ. Dùngphương tiện khéo thời thấy được. Vì được thấy nênđược vô thượng Bồ Đề.

Hạngnhứt xiển đề không thấy Phật tánh, làm thế nào ngăn đượctội ba
ácđạo !

NầyThiện nam tử ! Nếu nhứt xiển đề tin có Phật tánh, nênbiết rằng người nầy không bị sa vào ba ác đạo, cũng chẳngcòn gọi là nhứt xiển đề.

NầyThiện nam tử ! Như lời ông gạn, nếu trong sữa không cótánh của chất lạc thời lẽ ra chẳng có lạc ; nếu tronghột Ni Câu Đà không có tánh cao năm trượng thời lẽ ra khôngmọc lên cây cao năm trượng ?

Kẻngu si mới nói như thế, người trí không bao giờ nói nhưthế, vì là không có tánh vậy.

Nầythiện nam tử ! Nếu trong sữa có tánh của chất lạc lẽra chẳng cần nhờ công lực các duyên. Như nước và sữatrộn lộn, rồi nằm chờ đến mãn tháng trọn không thànhlạc. Nếu dùng một giọt sữa rồi tìm nước cây nhễu vàobèn thành lạc. Nếu vốn đã có lạc sao lại phải nhờ duyên.

Phậttánh của chúng sanh cũng như vậy, nhờ các duyên thời đượcthấy, nhờ các nhơn duyên thành vô thượng Bồ Đề. Nếuphải chờ các nhơn duyên rồi sau mới thành thời chính làvô tánh vậy. Do vô tánh nên có thể thành vô thượng BồĐề.

NầyThiện nam tử ! Do cớ trên đây nên Đại Bồ Tát thườngtán thán điều lành của người, chẳng rao nói lỗi xấu củakẻ khác, đây gọi là chất trực tâm.

Lạithế nào là Bồ Tát có tâm chất trực ? Bồ Tát thường khôngphạm lỗi ác. Thiết sử có lầm lỗi thời liền sám hốivới thầy, với bạn đồng học, trọn chẳng che giấu. Tựhổ thẹn, tự trách, chẳng dám tái phạm. Nơi tội khinh xemdường rất nặng. Nếu người gạn hỏi liền đáp rằng thiệtcó phạm, là chẳng tốt, là chẳng lành, tội nầy là quảác, là chính tôi gây tạo đây là do phiền não cấu tập.Do trực tâm nên tin có Phật tánh, vì tin Phật tánh nên khônggọi là nhứt xiển đề. Do trực tâm nên gọi là đệ tửPhật. Nếu lãnh thọ đồ cúng dường của người, dầumỗi thứ cả ngàn muôn cũng chẳng đủ làm nhiều.

Đâygọi là Bồ Tát tâm chất trực.

Thếnào là Bồ Tát tu trì giới luật?

BồTát tu trì cấm giới, chẳng cầu sanh thiên, chẳng vì khủngbố, nhẫn đến chẳng thọ cẩu giới, kê giới, ngưu giới,trĩ giới. Chẳng thật hành phá giới, giới khuyết điểm,giới tỳ vết, giới tạp, giới Thanh Văn, mà thọ trì giớiĐại Bồ Tát, thọ trì giới Thi La Ba La Mật được giớiđầy đủ chẳng sanh kiêu mạn.

Đâygọi là Bồ Tát tu Đại Niết Bàn trọn nên công hạnh thứba là giới.

Thếnào là Bồ Tát gần gũi thiện hữu ?

ĐạiBồ Tát thường vì chúng sanh nói thiện đạo chẳng nói ácđạo. Nói ác đạo chẳng phải quả báo lành tốt.

NầyThiện nam tử ! Thân của Phật đây là chơn thiện tri thứccủa tất cả chúng sanh, vì thế nên có thể dứt tà kiếncủa Bà La Môn Phú Dà La. Nếu có chúng sanh nào gần gũi Phật,dầu có tội địa ngục cũng liền được sanh thiên, như gãTu Na Sát Đa La v.v… đáng lẽ đọa địa ngục, do gặp đượcPhật tội liền tiêu trù mà sanh lên trời cõi sắc.

Dầucó các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v…, nhưng chẳnggọi là chơn thiện tri thức của chúng sanh, vì các ông ấylà nhơn duyên sanh tâm nhứt xiển đề vậy.

NầyThiện nam tử ! Ngày trước lúc Phật ở nước Ba La Nại,ông Xá Lợi Phát có dạy hai đệ tử : Một người tubạch cốt quán, một người tu sổ tức quán. Trải qua nhiềunăm tu tập, cả hai người đều không được chánh địnhbèn sanh tà kiến cho rằng không Niết Bàn vô lậu, giả sửcó thời chúng tôi đã được, vì chúng tôi khéo trì giới,tinh tấn tu.

Phậtrõ việc nầy bèn gọi Xá Lợi Phất mà quở rằng : Ông khôngkhéo dạy dổ. Sao ông thuyết pháp điên đảo cho hai đệ tửnhư vậy. Hai đệ tử của ông đó, căn tánh đều khác nhau: Một người vốn là thợ giặt, một người vốn là thợkim hoàn. Thợ kim hoàn nên truyền pháp sổ tức quán, ngườithợ giặt phải dạy bạch cốt quán. Vì ông dạy lầm nênlàm cho cả hai sanh tà kiến.

Quởxong, Phật chỉ dạy cho hai người đệ tử tu quán như đãbảo với ông Xá Lợi Phất. Sau đó hai người đều chứngquả A La Hán. Vì thế nên Phật là chơn thiện tri thức củatất cả chúng sanh.

Giảsử có chúng sanh nào kiết sử cực trọng mà được gặpPhật, Phật liền dùng phương tiện dứt trừ được cả.

Nhưem Phật, ông Nan Đà, có dục vọng rất nặng, Phật dùng phươngtiện khéo làm cho Nan Đà hết dục vọng.

Nhưgã Ươn Quật Ma La có lòng sân rất nặng, do gặp Phật màhết sân.

VuaA Xà Thế có ngu si dày, đến ra mắt Phật liền hết ngu si.

Nhưtrưởng giả Bà Hi Dà từ vô lượng kiếp quen tập phiềnnão rất nặng, quy y với Phật liền sạch phiền não.

Giảsử có kẻ tệ ác hèn hạ, được gần gũi Phật làm đệtử, thời tất cả trời người đều cung kính mến tưởng.

ÔngThi Hội Cúc Đa tà kiến rất nặng, nhơn gặp Phật mà hếttà kiến.

Dogặp Phật nên tiêu tội địa ngục thành duyên sanh thiện,như gã chiên đà la Khí Hứ.

Dogặp Phật, nên lúc sắp chết trở lại được sống lâu,như Thiên Đế Kiều Thi Ca.

Dogặp Phật, nên hết điên cuồng, như Sấu Cù Đàm Di.

Dogặp Phật, nên bỏ nghề giết thịt, như Tỳ Kheo Xiển Đề.

Dogặp Phật, nên thà chết chớ không phạm cấm giới, như cácTỳ Kheo bị trói bằng dây cỏ tươi.

Donghĩa trên đây, nên A Nan nói nửa phần phạm hạnh làthiện tri thức, Phật bảo là không phải. Đầy đủ phạmhạnh mới gọi là thiện tri thức.

Đâylà Bồ Tát tu Đại Niết Bàn trọn nên điều thứ tư là gầngũi thiện tri thức.

Thếnào là Bồ Tát đầy đủ đa văn ?

ĐạiBồ Tát vì Đại Niết Bàn, mười hai bộ kinh mà biên chép,đọc tụng, giải thuyết, thời gọi là Bồ Tát đầy đủđa văn.

Trừmười một bộ kinh, chỉ thọ trì , đọc tụng, biên chép,giải thuyết bộ Tỳ Phật Lược, cũng gọi là Bồ Tát đầyđủ đa văn.

Trừcả mười hai bộ kinh, nếu có thể thọ trì, đọc tụng,biên chép, giải thuyết kinh điển vi diệu Đại Niết Bànnầy thời gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn.

Khôngđợi thọ trì toàn bộ kinh nầy, chỉ thọ trì một bài kệbốn câu, hoặc chỉ có thể thọ trì câu Như Lai thường trụtánh không biến đổi ; đây gọi là Bồ Tát đầy đủ đavăn.

Khôngđợi như trên, hoặc chỉ biết rằng Như Lai thường khôngthuyết pháp, cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ đa văn, vì phápvốn vô tánh. Như Lai dầu giảng nói tất cả pháp nhưng thườngkhông chỗ n ói.

Đâygọi là Bồ Tát tu tập Đại Niết Bàn trọn nên điều thứnăm là đầy đủ đa văn.

NầyThiện nam tử ! Nếu có nam tử cùng nữ nhơn nào vì ĐạiNiết Bàn mà trọn nên năm điều như trên thời làm đượcviệc khó làm, nhẫn được việc khó nhẫn, thí được việckhó thí.

Thếnào Bồ Tát làm được việc khó làm ?

Nếunghe có người mỗi ngày ăn một hột mè mà được thành vôthượng Bồ Đề, vì tin theo đây, Bồ Tát có thể trong vôlượng vô số kiếp, mỗi ngày thường ăn một hột nè.

Nếunghe rằng vào lửa mà được thành vô thượng Bồ Đề, BồTát có thể trong vô lượng kiếp vào trong lửa dữ ở ngụcA Tỳ.

Thếnào là Bồ Tát nhẫn được việc khó nhẫn ?

Nếunghe rằng chịu những đau khổ : Tay đánh gậy đập, đá ném,dao chém mà được Đại Niết Bàn, Bồ Tát có thể chịu đủtất cả sự khổ ấy trong vô lượng kiếp mà không thấylà đau khổ.

Thếnào là Bồ Tát thí được việc khó thí ?

Nếunghe rằng đem vợ con, nhà nước, đầu mắt tủy não bố thícho người thời được thành vô thượng Bồ Đề, Bồ Tátliền ở trong vô lượng vô số kiếp đem những thứ ấy bốthí cho người, không một niệm hối tiếc.

BồTát dầu làm, dầu nhẫn, dầu bố thí như vậy, song trọnkhông có quan niệm rằng tôi làm, tôi nhẫn, tôi bố thí.

Vínhư cha mẹ chỉ có một con trai, rất mến yêu con, cho con ănngon mặc đẹp. Nếu bị con khinh khi mắng hỗn, cha mẹ cũngkhông hờn giận, cũng chẳng nghĩ công nuôi dưỡng.

Cũngvậy, Bồ Tát xem chúng sanh như con một.

Nếucon phải bịnh, thời cha mẹ cũng bịnh, lo tìm thầy chạythuốc ; khi con đã được lành mạnh, cha mẹ cũng chẳng nghĩrằng ta lo chạy chữa cho con.

Cũngvậy, Bồ Tát thấy chúng sanh bị mắc bịnh phiền não, thươngxót đem chánh pháp dạy cho. Nhờ nghe chánh pháp mà chúng sanhdứt được phiền não. Bồ Tát trọn không nghĩ rằng ta làmcho chúng sanh hết phiền não. Nếu có quan niệm chúng sanh đượcđộ thời không thể thành vô thượng Bồ Đề. Chỉ có quanniệm rằng không có một chúng sanh nào được nghe ta thuyếtpháp mà dứt phiền não.

BồTát đối với chúng sanh không có lòng sân hận, không có lònghỷ lạc, vì Bồ Tát khéo tu tập không tam muội. Nếu là tutập không tam muội, thời Bồ Tát còn sanh sân, sanh hỷ đốivới ai ?

Vínhư cụm rừng kia bị người chặt đốn, bị lửa cháy, bịnước ngập, cụm rừng sẽ sanh sân hỷ với ai ? Cũng vậy,đối với chúng sanh Bồ tát không có lòng sân hỷ , vì đãkhéo tu tập không tam muội vậy .

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “Thế Tôn ! tất cảcác pháp là tánh nó tự không, hay là vì không, không nên không?

Nếutánh nó tự không thời chẳng nên tu không rồi sau mới thấyđược không. Tại sao đức Như Lai nói do tu không mà đượcthấy không ?

Nếutánh nó tự chẳng không , thời dầu có tu không, cũng chẳngthể làm cho nó thành không ?

Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Tất cả các pháp tánh củanó tự không, vì tánh của tất cả pháp vốn là bất khảđắc vậy .

Nhưsắc tánh bất khả đắc. Thế nào là sắc tánh ? Xét nơisắc, chẳng phải là địa, thủy , hỏa , phong, cũng chẳngrời ngoài địa, thủy, hỏa, phong ; chẳng phải xanh, vàng,đỏ, trắng, cũng chẳng rời ngoài xanh, vàng, đỏ, trắng; chẳng phải có, chẳng phải không, đâu có thể nói là sắccó tự tánh. Vì tánh bất khả đắc nên gọi là không.

Tấtcả pháp khác cũng như vậy.

Bởitương tợ tương tục nên phàm phu theo kiến thức của mìnhmà cho là các pháp tánh chẳng không tịch. Còn Đại Bồ Tátnhờ đầy đủ năm công hạnh nên thấy tất cả pháp, tánhvốn không tịch.

NầyThiện nam tử ! Nếu có Sa Môn hay Bà La Môn nào thấy tấtcả pháp, tánh chẳng không, phải biết rằng người đó khôngphải là Sa Môn, Bà La Môn, người đó không tu tập Bát NhãBa La Mật, chẳng được vào Đại Niết Bàn, chẳng đượchiện tiền thấy Phật, Bồ Tát ; người đó là quyến thuộccủa ma.

NầyThiện nam tử ! tất cả các pháp tánh nó vốn tự không, cũngdo Bồ Tát tu tập không mà thấy các pháp là không.

NầyThiện nam tử ! Như tất cả pháp vì tánh nó vô thường nêndiệt có thể diệt được. Nếu chẳng phải là vô thườngthời diệt chẳng thể diệt được.

Pháphữu vi, vì có sanh tướng nên sanh có thể sanh nó, vì có diệttướng nên diệt có thể diệt nó. Các pháp vì có tướngkhổ nên khổ có thể làm cho khổ ?

Nhưtánh muối là mặn nên có thể ướp mặn vật khác. Vì tánhmật là ngọt nên có thể ướp ngọt vật khác. Vì tánh giấmlà chua nên có thể ướp chua vật khác. Vì tánh gừng là caynên có thể ướp cay vật khác. Vì A Lê Lặc đắng nên cóthể ướp đắng vật khác. Vì trái Am La lạt nên có thểướp lạt vật khác. Tánh chất độc có thể làm hại, nênướp vật khác thành độc có thể làm hại. Tánh cam lộ làmcho người không chết, nếu đem hiệp với vật khác cũng cóthể thành vị bất tử ?

BồTát tu không cũng như vậy. Vì tu không nên thấy tất cả pháp,tánh của nó đều không tịch.

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát lại bạch : “ Thế Tôn ! Nếunhư muối có thể làm cho vật không phải mặn thành ra mặn.Tu không tam muội cũng như vậy, thời chánh định nầy khônglành, không diệu, tánh cách điên đảo. Nếu không tam muộichỉ thấy không, không là không có pháp thời là thấy nhữnggì ?”

Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Không tam muội nầy thấy nơipháp chẳng phải không, mà có thể làm thành không tịch, nhưngvẫn chẳng phải là điên đảo. Như muối làm vật không mặnthành mặn. Cũng vậy, không tam muội làm pháp chẳng khôngthành không.

NầyThiện nam tử ! Tham là tánh có chẳng phải tánh không. Nếutham là tánh không thời lẽ ra chúng sanh chẳng vì tham mà phảiđọa địa ngục. Nếu bị đọa địa ngục, thời tham tánhđâu phải là không !

NầyThiện nam tử ! Sắc tánh là có. Gì là sắc tánh ? Chính làđiên đảo. Do điên đảo nên chúng sanh tham đắm. Nếu sắctánh chẳng phải điên đảo thời đâu có thể làm cho chúngsanh tham đắm ! Vì sanh tham nên biết rằng sắc tánh chẳngphải là không có. Do cớ trên đây nên tu không tam muội chẳngphải là điên đảo vậy.

NầyThiện nam tử ! Tất cả phàm phu nếu thấy người nữ liềnsanh tướng nữ.

BồTát thời không như vậy, dầu thấy người nữ nhưng khôngsanh tướng nữ, vì không sanh tướng nữ nên không sanh tham; tham không sanh chẳng phải là điên đảo vậy.

Vìngười đời thấy có người nữ, nên Bồ Tát tùy thuận nóicó người nữ. Nếu lúc thấy người nam mà nói là nữ, thờilà điên đảo.

Dođây nên Phật bảo Xa Đề rằng : Nầy Bà La Môn ! Nếu chongày là đêm, thời là điên đảo. Cho đêm là ngày cũng làđiên đảo.

NầyThiện nam tử ! Tất cả Bồ Tát trụ bực cửu địa thấypháp có tánh, do đây nên không thấy Phật tánh, nếu đã thấyPhật tánh thời chẳng còn thấy tánh tất cả pháp. Do tu tậpkhông tam muội nên chẳng thấy pháp tánh. Vì không thấy
Pháptánh nên thấy Phật tánh.

ChưPhật và Bồ Tát có hai thuyết : Một là có tánh, hai là không tánh.

Vìchúng sanh nên nói có Pháp tánh, vì các bực hiền thánh nênnói không Pháp tánh.

Vìmuốn người không thấy được pháp không, nên tu không tammuội khiến thấy được không. Người không thấy pháp tánhcũng do tu không nên không. Do nghĩa nầy nên tu không thời thấyđược không.

NầyThiện nam tử ! Ông gạn rằng : Người thấy không đó, khônglà không có pháp thời thấy những gì ?

NầyThiện nam tử ! Đúng như vậy, Đại Bồ Tát thiệt không chỗthấy, không chỗ thấy chính là không chỗ có, không chỗ cóchính là tất cả pháp. Đại Bồ tát tu Đại Niết Bàn nơitất cả pháp đều không chỗ thấy. Nếu có chỗ thấy thờikhông thấy Phật tánh, không thể tu tập Bát Nhã Ba La Mật.Chẳng được vào nơi Đại Niết Bàn. Vì thế nên Bồ Tátthấy tất cả pháp, tánh vô sở đắc.

NầyThiện nam tử ! Bồ Tát chẳng những nhơn tu tam muội mà thấykhông, Bát Nhã Ba La Mật cũng không, thiền Ba La Mật cũng không,Tỳ Lê Gia Ba La Mật cũng không, Sằn Đề Ba La Mật cũng không,Thi La Ba La Mật cũng không, Đàn Ba La Mật cũng không, sắccũng không, nhãn cũng không, thức cũng không, Như Lai cũng không,Đại Niết Bàn cũng không. Vì thế nên Bồ Tát thấy tấtcả pháp đều là không.

Dođây nên lúc ở thành Ca Tỳ La, Phật bảo A Nan : Ông chớsầu não khóc
lóc! _ A Nan bạch : Thế Tôn ! Nay quyến thuộc của tôi đều bịgiết chết cả, làm sao tôi không sầu não khóc lóc được! Như Lai cùng tôi đồng sanh trưởng tại thành nầy, đồnglà thân thích của dòng Thích Ca, tại sao chỉ riêng có NhưLai là không sầu não, dung nhan lại tươi sáng như vậy ?

_ NầyA Nan ! Ông thấy thành Ca Tỳ La là có thật, còn Phật thờithấy là không tịch trọn không chỗ có. Ông thấy dòng ThíchCa là thân thích, còn Phật vì tu không nên đều không chỗthấy. Vì thế nên ông sanh lòng sầu khổ, còn dung nhan củaPhật càng thêm tươi sáng.

NầyThiện nam tử ! Vì chư Phật và Bồ Tát tu tập không tam muộinhư vậy nên chẳng sanh sầu não.

Đâygọi là Bồ Tát tu tập kinh Đại Niết Bàn, thành tựu đầyđủ phần công đức thứ chín.

NầyThiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu tập kinh Đại NiếtBàn, thành tựu đầy đủ phần công đức thứ mười rốtsau cả ?

BồTát tu tập ba mươi bảy phần trợ đạo vào Đại Niết Bànthường, lạc, ngã, tịnh. Vì các chúng sanh phân biệt gỉaithuyết kinh Đại Niết Bàn hiển thị Phật tánh.

NếuTu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, BồTát tin lời trên đây thời được vào Đại Niết Bàn. Nếungười không tin thời luân hồi sanh tử .

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Nhữngchúng sanh nào ở trong kinh nầy chẳng sanh lòng cung kính ?

Phậtbảo : “ Nầy Thiện nam tử ! Sau khi ta nhập Niết Bàn cóhàng Thanh Văn đệ tử ngu si phá giới ưa sanh sự đấu tranh,bỏ mười hai bộ kinh, mà đi đọc tụng văn kệ sách vởcủa ngoại đạo, nhận chứa tất cả vật bất tịnh, nóirằng Phật cho phép. Những người ngu si nầy đem chiên đàntốt đổi lấy gỗ tạp, đem vàng đổi lấy thau, đem bạcđổi lấy nhôm, hàng lụa đổi lấy bố gai, đem vị cam lộđổi lấy chất độc.

Thếnào là chiên đàn đổi lấy gỗ tạp ?

Nhưcác đệ tử vì cúng dường mà thuyết kinh pháp cho hàng bạchy. Hàng bạch y phóng dật không thích nghe pháp. Bạch y ngồicao, Tỳ Kheo ngồi thấp. Nhẫn đến đem những đồ ăn uốngngon để cung cấp mà họ vẫn chẳng bằng lòng nghe. Đây gọilà đem chiên đàn đổi lấy gỗ tạp.

Thếnào là đem vàng đổi lấy thau ?

Thaulà dụ cho sắc thinh, hương, vị, xúc năm dục trần, vànglà dụ cho giới. Đệ tử của ta vì sắc mà phá giới đãthọ. Đây là đem vàng đổi lấy thau.

Thếnào là đem bạc đổi lấy nhôm ?

Bạcdụ cho thập thiện, nhôm dụ cho thập ác. Đệ tử của tavất bỏ mười hạnh lành mà làm mười điều ác. Đây gọilà đem bạc đổi lấy nhôm vậy ?

Thếnào là đem lụa đổi gai bố ?

Gaibố dụ cho vô tàm vô quý. Lụa dụ cho tàm quý. Đệ tử củata bỏ tàm quý quen tập vô tàm vô quý. Đây là đem lụa đổigai vậy ?

Thếnào là vị cam lồ đổi chất độc ?

Chấtđộc dụ cho các thứ lợi dưỡng. Cam lồ dụ cho pháp vôlậu. Đệ tử của ta vì lợi dưỡng mà tự khen tự khoe vớihàng bạch y rằng mình được vô lậu. Đây là cam lồ đổichất độc.

Saunầy kinh Đại Niết Bàn lưu hành ở Diêm Phù Đề, có cácđệ tử Phật thọ trì, đọc tụng, biên chép, diễn thuyếtsẽ bị các ác Tỳ Kheo đây giết hại.

Lúcđó các ác Tỳ Kheo nhóm họp nhau lập chế ước nghiệm rằng: Vị nào đọc tụng thọ trì biên chép diễn thuyết kinh ĐạiNiết Bàn, đều chẳng được cùng ở, cùng ngồi, cùng đàmluận chuyện trò. Vì kinh Đại Niết Bàn chẳng phải củaPhật nói, do người tà kiến tạo ra. Người tà kiến là lụcsư, kinh điển của lục sư chẳng phải kinh điển của Phật.Vì tất cả chư Phật đều nói các pháp là vô thường, vôlạc, vô ngã, vô tịnh. Nếu nói các pháp là thường, lạc,ngã, tịnh thời đâu phải là kinh do Phật nói.

ChưPhật cho các đệ tử chứa các thứ vật, còn lục sư chẳngcho các đệ tử cất chứa tất cả vật. Nếu cấm chứa thờithế nào lại là lời của Phật ?

ChưPhật chẳng cấm đệ tử dứt hẳn năm vị sữa bò và ănthịt. Còn lục sư chẳng cho ăn năm thứ muối, năm thứ vịsữa bò và huyết mỡ. Nếu cấm những thứ nầy thời đâuphải là kinh điển chánh của Phật !

ChưPhật nói ba thừa, mà kinh nầy thuần nói nhứt thừa và ĐạiNiết Bàn, thời đâu gọi là kinh điển chánh của Phật được!

ChưPhật rốt ráo nhập Niết Bàn, còn kinh nầy nói Phật là thường, lạc, ngã, tịnh, chẳng nhập Niết Bàn.

Kinhnầy không ở trong số mười hai bộ, chính là ma thuyết, chẳngphải Phật thuyết.

NầyThiện nam tử ! Người như trên đây dầu là đệ tử Phậtmà chẳng thể tin thuận kinh Đại Niết Bàn nầy.

NầyThiện nam tử ! Trong thời kỳ như vậy, nếu có chúng sanhtin kinh điển nầy nhẫn đến nửa câu, phải biết rằng ngườinầy thiệt là đệ tử của Phật, do sự tin nầy mà thấyPhật tánh nhập Đại Niết Bàn.

CaoQuý Đức Vương Bồ Tát nói : “ Lành thay ! Lành thay ! Ngàynay đức Như Lai khéo khai thị kinh Đại Niết Bàn.

ThếTôn ! Tôi nhơn việc nầy bèn được giải ngộ kinh Đại NiếtBàn một câu nửa câu. Do hiểu một câu đến nửa câu nênthấy chút phần Phật tánh. Cứ như lời Phật nói, tôi cũngsẽ được vào Đại Niêt Nàn.

Đâygọi là Bồ Tát tu tập kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầyđủ phần công đức thứ mười.


NầyThiện-nam-tử ! Như nơi ngã tư đường có người đựng đầyđồ ăn thơm ngon trong chậu, trong bát, bày ra để bán. Cóngười khách từ xa đến quá đói, thấy đồ ăn ấy thơmngon, liền hỏi đây là vật gì ? Người bán nói : Đây làđồ ăn thơm ngon, nếu ai ăn thứ nầy, thời đặng sắc tốt,sức mạnh, có thể hết đói, hết khát và đặng thấy chưThiên. Nhưng chỉ có một tai hại là sẽ chết. Ngườikhách nghe xong nghĩ rằng : Nay tôi chẳng dùng sắc đẹp, sứcmạnh, thấy chư Thiên, vì tôi chẳng muốn chết. Nghĩ xonghỏi rằng : Ăn vật thực nầy nếu phải chết sao ông lạiđem bán.

Ngườibán đáp : Những người có trí không ai bằng lòng mua. Chỉcó kẻ ngu, chẳng biết việc nầy, họ tham ăn nên họ trảgiá đắt cho tôi.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, chẳng nguyệnsanh cõi trời, đặng sắc đẹp, đặng sức mạnh, thấy chưThiên, vì sanh cõi trời chẳng khỏi những khổ não. Kẻ phàmphu ngu si sanh chỗ nào cũng đều tham luyến vì họ chẳng thấygìa, bệnh, chết.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây độc, gốc rễ cũng có thể giếtngười, thân cây, vỏ, bông, trái, hột đều cũng có thểgiết người. Tất cả thân ngũ ấmtrong hai mươi lăm cõi đềucó thể hại chúng sanh cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như phân nhơ, nhiều hay ít đều hôi cả.Cũng vậy, thọ sanh dầu sống lâu tám muôn tuổi hay mườituổi cũng đều khổ não cả.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hầm sâu nguy hiểm, lấy cỏ che trênmiệng hầm, bờ bên kia của hầm có mạch cam-lồ, ngườinào được ăn chất cam lồ, sẽ sống lâu ngàn năm không bệnhtật, an ổn , khoan khoái. Kẻ ngu si tham chất cam lồ, chẳngbiết dưới đó có hầm sâu, bèn chạy đến lấy, chẳng ngờtrật chơn té xuống hầm mà chết. Người trí biết sự nguyhiểm, nên không đến lấy chất cam-lồ.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy còn chẳng muốn nhận lấy vật thực thượngdiệu cõi trời huống là tong loài người. Kẻ phàm phu bènở nơi địa ngục nuốt hoàn sắt, huống là thức ăn thượngdiệu cõi trời cõi người mà có thể chẳng ăn.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều thí dụ như vậy, ngoài ra cònvô lượng thí dụ khác, nên biết thọ sanh thiệt là rấtkhổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát sanh là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát lão là khổ như thế nào ?

Sựgià yếu hay làm ho hen, ngăn nghẹn hơi, đưa lên, có thể làmmất sức mạnh, trí nhớ kém, sự tráng kiện không còn, mấtsự an vui thơ thới, khoan khoái. Tuổi già hay làm lưng còm,mỏi nhọc, lười biếng, bị người khi dể.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như hoa sen nở tốt đầy trong ao nướcrất đáng ưa thích, gặp trận mưa đá, tất cả đều hưnát. Cũng vậy, tuổi già có thể phá hoại tráng kiện, sắcđẹp.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quốc vương có một trí thần dùngbinh giỏi. Có vua nước địch chống cự chẳng thuận hảo.Quốc vương sai trí thần đem binh qua đánh, bắt vua nướcnghịch mang về dưng cho quốc vương. Cũng vậy, tuổi già bắtđược tráng kiện, sắc đẹp đem giao cho tử vương.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như trục xe đã gãy, xe đó không còn dùngđược. Cũng vậy, già suy thời không còn dùng được vàoviệc gì.

NầyThiện-nam-tử ! Như nhà giàu to có nhiều của báu : Vàng ,bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não. Có bọn cướpnếu vào đặng nhà đó thời có thể cướp giựt hết cả.Cũng vậy, tuổi tráng kiện và sắc đẹp thường bị giặcgià suy cướp giựt.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như người nghèo tham thức ăn ngon, y phụcmịn màng, dầu có hy vọng nhưng không thể được. Cũng vậy,tuổi già suy dầu có tâm than, muốn hưởng thọ ngũ dụcsung sướng mà chẳng thể đặng.

NầyThiện-nam-tử ! Như con rùa ở trên đất cao lòng nó thườngnghĩ đến nước. Cũng vậy, người đời đã già suy khô héomà lòng họ thường nhớ tưởng những khoái lạc ngũ dụcthuở tráng kiện.

Nầythiện-nam-tử ! Như mùa thu ai cũng ưa ngắm hoa sen nở, đếnkhi hoa tàn héo, mọi người đều không thích. Cũng vậy, sựtráng kiện, sắc đẹp mọi người đều ưa thích, đến khigià suy ai cũng nhàm ghét.

Nầythiện-nam-tử ! Ví như cây mía, sau khi bị ép, bã xác khôngcòn vị ngọt. Cũng vậy, tráng kiện sắc đẹp đã bị giàép, thời không có ba thứ vị : Một là vị xuất gia, hai làvị đọc tụng, ba là vị tọa thiền.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như mặt trăng tròn ban đêm thời tỏ sáng,ban ngày thời không như vậy. Cũng vậy, tráng kiện thời hìnhmạo nở nang xinh đẹp, già thời suy yếu, thân thể và tinhthần kém suy.

NầyThiện-nam-tử ! ví như có nhà vua thường dùng chánh pháp caitrị nhơn dân, chơn thật, không lừa dối, từ bi ưa bố thí.Thuở đó nhà vua bị nước địch xâm lăng đánh bại, bènlưu vong đến nước khác. Nhơn dân trong nước kia thấy nhàvua đều cảm thương nói rằng : Đại-vương ngày trước dùngchánh pháp trị nước chẳng uổng lạm bá tánh, thế sao naylại lưu vong đến đây. Cũng vậy, loài người đã bị giàsuy làm bại hoại, thời thường tán thán sự nghiệp đã làmthuở tráng kiện.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như tim đèn dầu nhờ mỡ dầu nhưng mỡdầu sẽ hết, thế chẳng lâu dài. Cũng vậy, thân ngườidầu nhờ cậy sự tráng kiện, nhưng tráng kiện phải trảiqua già suy, đâu còn được dùng lâu.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như con sông cạn khô không có thể lợiích cho ngưới, cho phi nhơn, chim thú. Cũng vậy, thân ngườibị già suy khô héo, không còn làm được việc gì, chẳngthể có lợi ích.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cây cheo leo bờ sông, nếu gặp gióto, ắt sẽ đổ ngã. Như vậy đến tuổi già ắt phải chết,thế chẳng thể còn được.

NầyThiện-nam-tử ! Như trục xe đã gãy, không thể chở chuyên.Cũng vậy, già suy không thể học hỏi tất cả pháp lành.

NầyThiện-nam-tử ! Như trẻ thơ bị người khinh khi. Cũng vậy,già suy thường bị người khinh hủy.

NầyThiện-nam-tử ! Do những điều dụ như vậy cùng vô lượngthí dụ khác nên biết sự già thiệt là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát già là khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ như thế nào ?

Vínhư mưa đá làm hại mạ lúa. Cũng vậy, tật bệnh có thểphá hoại tất cả những sự an ổn vui vẻ.

Nhưngười có oán thù , tâm thường lo rầu sợ sệt. Cũng vậy,tất cả chúng sanh thường bị bịnh khổ, lo rầu không yên.

Vínhư có người hình dung xinh đẹp, Vương-phi tâm dục yêu thương,sai sứ đòi đến để cùng giao thông. Vua bắt đặng, liềntruyền lịnh khoét một mắt,cắt một vành tai, chặt mộttay, một chân, bấy giờ người đó hình dung đổi khác bịngười nhờm gớm khinh rẻ. Cũng vậy, thân người trướcthời dung mạo tươi tốt, tai mắt đầy đủ, đã bị bịnhkhổ hành hạ, thời xấu xa bị người nhờm gớm.

Nhưcây chuối, cây tre, cây lau, cây la, hễ có con, có trái thìchết. Cũng vậy, người có bịnh thời chết.

Nhưvua Chuyển-Luân, đại thần, chủ binh thường làm tiền đạođi trước, nhà vua theo sau cũng như chúa cá, chúa kiến, chúaốc, chúa trâu, thương chủ, lúc ở trước chúng mà đi, thờitoàn chúng thảy đều đi theo không rời. Cũng vậy, sựchết thường theo sát bịnh khổ không rời.

NầyThiện-nam-tử ! Nhơn duyên của bịnh làm cho khổ não, rầulo, buồn than, thân tâm không an ổn. Hoặc bị kẻ giặc cướpbức hại, trái nổi bể hư, phá hoại cầu cống, đều cũngcó thể cướp giựt mạng sống. Bịnh lại có thể phá hoạisự tráng kiện, sắc đẹp, thế lực, an vui, mất lòng tàmquý, có thể làm cho thân tâm xót xa bức rức.

Donhững điều dụ đó và vô lượng thí dụ khác, nên biếtbịnh rất là khổ não.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát bịnh khổ.

Nầythiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừaĐại- Niết-Bàn quán sát tử khổ ? Sự chết có thể đốtcháy tiêu diệt. Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tấtcả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lựccủa hỏa tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thểtiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừaĐại-Niết-bàn vì thế lực của sự chết không đến được.

Nhưlúc thủy tai khởi lên, tất cả đều trôi, đều ngập,chỉ trừ cõi tam-thiền trở lên, vì thế lực của thủy taichẳng đến được. Cũng vậy, sự chết làm chìm mất tấtcả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Nhưlúc phong tai khởi lên, có thể thổi tan tất cả, chỉ trừcõi tứ thiền, vì thế lực của phong tai chẳng đến được.Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừBồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Ca-Diếp-Bồ-Tátbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Cõi Tứ-thiền kia do cớ gì màgió không thổi đến, nước chẳng ngập đến, lửa chẳngcháy đến ?”

_ NầyThiện-nam-tử ! Cõi Tứ-Thiền kia không có tất cả quá hoạntrong thân và ngoại cảnh.

CõiSơ- Thiền có quá hoạn : Trong có giác quán, ngoài có hỏatai.

CõiNhị-Thiền có quá hoạn : Trong có vui mừng, ngoài có thủytai.

CõiTam-Thiên có quá hoạn : Trong có hơi thở, ngoài có phong tai.

CõiTứ-Thiền trong ngoài đều không quá hoạn, nên ba thứ taihọa lớn chẳng thể đến được.

Đại-Bồ-Tátcũng như vậy, an trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, trongngoài đều không tất cả quá hoạn, nên sự chết chẳng đếnđược.

Lạinầy Thiện-nam-tử : Như Kim-Súy-Điểu có thể nuốt, có thểtiêu tất cả loài rồng, cá và châu báu, vàng, bạc vân vân,chỉ trừ chất kim cương không tiêu được. Cũng vậy, sựchết có thể nuốt, có thể tiêu tất cả chúng sanh, chỉkhông tiêu được Đại-Bồ-tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như những cỏ cây ở bờ sông, nướclụt dưng lên đều trôi theo dòng vào biển lớn, chỉ trừcây dương liễu, vì thứ cây nầy mềm dẽo. Cũng vậy, tấtcả chúng sanh đều trôi lăn vào biển chết, chỉ trừ Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như thần Na-La-Diên có thể hàng phụctất cả lực sĩ, chỉ trừ gió to, vì gió to vô ngại. Cũngvậy, sự chết có thể hàng phục tất cả chúng sanh, chỉtrừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, vì bậcnầy vô ngại.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người đối với kẻ thù giảlàm thân thiện, theo sát bên như bóng theo hình, chờ khi thuậntiện mà giết đó, nếu phòng bị chặt chẽ, thời ngườikia không hại được. Cũng vậy, sự chết luôn theo rình chúngsanh chờ dịp làm hại, chỉ không thể hại được bậc Đại-Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại- niết-bàn, vì bậc Bồ-Tát nầychẳng phóng dật.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Ví như trời bỗng mưa kim cương xốixuống tất cả cỏ cây, núi rừng, đất cát, ngói, đá, vàng,bạc, lưu ly, cùng tất cả vật đều bị hư nát, chỉ kimcương chơn bảo không bị hư. Cũng vậy, sự chết đều cóthể phá hoại tất cả chúng sanh, chỉ trừ kim cương Bồ-Táttrụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như Kim-súy-điểu có thể nuốt các loàirồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam-quy-y. Cũng vậy,sự chết có thể nuốt tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Táttrụ ba môn chánh định : Không, vô tướng vô nguyện.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như độc rắn ma-la, khi rắn nầy cắnnhằm người, những chú hay, thuốc tốt đều không cứu được,chỉ có chú A-Kiệt Đa-Tinh là có thể chữa lành. Cũng vậy,sự chết tất cả phương thuốc đều không cứu được, chỉtrừ Bồ- Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lạinầy Thiện-nam-tử ! Như có người bị nhà vua giận, có thểdùng lời dịu dàng khéo léo, dâng của cải châu báu mà đặngkhỏi tội. Sự chết không như vậy, dầu dùng lời nói dịudàng, tiền của châu báu để cống dưng cũng chẳng thoátkhỏi.

NầyThiện-nam-tử ! Luận về sự chết là chỗ hiểm nạn, khônggì giúp đỡ, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêmđi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đènđuốc, nó vào không có cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu khôngchỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không aingăn được, nó đến không thể thoát được, không phá pháchgì mà người thấy sầu khổ, nó không phải màu sắc xấuxa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳnghay biết được.

NầyCa-Diếp Bồ-Tát, do những điều dụ đó cùng vô lượng thídụ khác, nên biết sự chết thật là rất khổ.

Đâygọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát tử khổ.

NầyThiện-nam-tử! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát ái-biệt-ly khổ ? Ái biệt-ly nầy có thể làmcội gốc cho tất cả sự khổ. Như nói bài kệ rằng :

Nhơnái sanh lo, Nhơn ái sanh sợ, Nếu lìa sự ái, Nào lo nào sợ.

Vìái nên sanh sự lo khổ, vì lo khổ nên làm cho chúng sanh cógià suy. Ái- biệt-ly khổ là nói sự chết. Vì biệt-ly haysanh những sự khổ vi-tế, nay sẽ vì ông mà phân biệt rõràng.

NầyThiện-nam-tử ! Thuở quá khứ người sống vô lượng tuổi,có quốc vương tên là Thiện-Trụ nhà vua trị nước tám muônbốn ngàn năm. Trên đỉnh đầu của vua mọc lên một bứuthịt mềm nhuyễn như bông. Bứu ấy lần lần to lớn, khônglàm đau nhức. Mãn mười tháng, bứu ấy nứt ra, sanh mộtđồng tử hình dung đẹp lạ. Nhà vua vui mừng đặt tên làĐãnh-Sanh.

Thờigian sau vua Thiện-Trụ đem việc nước giao cho Thái-tử Đảnh-Sanh,tồi rời bỏ cung điện quyến thuộc vào núi tu hành. Ngàyrằm Thái-Tử Đảnh-Sanh lên ngôi, đương ở trên lầu caotắm gội trai giới, phương Đông liền có báu kim- luân, bánhxe vàng đủ một ngàn cây căm tự nhiên bay đến. Vua Đảnh-Sanhnghĩ rằng : Từng nghe Ngũ-Thông tiên nhơn nói : Nếu dòng vuaSát-Đế-Lợi ngày rằm ở trên lầu cao tắm gội trai giới,có báu kim luân đủ ngàn cây căm tự nhiên bay đến, thời nhà vua đó sẽ đặng làm Chuyển-Luân Thánh-Vương. Nay ta nênthí nghiệm. Nghĩ xong, vua Đảnh-Sanh tay tả bưng báu kim-luân,tay hửu cầm lư hương, qùy gối bên mặt mà phát thệ rằng: Nếu đây thiệt là báu kim-luân, thời nên bay đi như vuaChuyển-Luân Thánh-Vương thuở quá khứ. Nhà vua phát thệ vừaxong, thời báu kim-luân bay lên hư không, bay khắp mười phương,rồi trở về dừng lại trên tay tả vua Đảnh-Sanh. Nhàvua vui mừng biết chắc mình sẽ là Chuyển-Luân Thánh-Vương.

Sauđó không bao lâu, có tượng bảo xuất hiện, mình trắng nhưbạch liên-hoa, xinh đẹp, mạnh mẽ đôi ngà chấm đất. Vìmuốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh liền bưng lư hương quì gốibên hữu mà phát thệ rằng : Nếu thật là báu bạch tượngnên bay đi như thuở vua Chuyển-Luân Thánh-Vương quá khứ.Phát thệ xong, bạch tượng liền từ sáng đến chiều bayđi khắp tám phương, tột đến mé biển, rồi trở về cungvua. Kế đó lại có Mã-bửu xuất hiện, lông màu xanh biếcmướt đẹp, lông đuôi cùng gáy màu vàng ròng. Vì muốn thínghiệm vua Đảnh-Sanh tay bưng lư hương quì gối bên hữu phátthệ rằng : Nếu thiệt là Mã-bảo thời phải như củavua Chuyển-Luân Tánh-Vương thuở quá khứ. Phát thệ xong, từsáng đến chiều, Mã-bảo ấy đi khắp tám phương, đến mébiển rồi trở về cung vua.

Kếđó lại có Nữ-bảo xuất hiện xinh đẹp đệ nhứt, chơnlông thoảng mùi chiên đàn, hơi miệng thơm sạch như hoa senxanh, mắt sáng nhìn xa một do tuần, tai nghe, mũi ngữicũng xa như mắt, lưỡi rộng lớn le ra có thể trùm cả mặt,da mịn láng như lá đồng đỏ, rất thông minh có trí huệ,lời nói dịu dàng đối với tất cả mọi người. Tay ngườiấy lúc chạm đến áo của vua, liền biết thân vua khỏe mạnhhay bịnh hoạn, cũng biết những ý nghĩ của vua.

Kếđó trong cung vua tự nhiên có Ma-ni bảo châu lớn bằng bắpvế của người, màu thuần xanh, trong suốt, trong chỗ tốicó thể chiếu sáng một do tuần. Nếu trời mưa giọt lớnnhư trục xe, thế lực của bảo châu nầy có thể che mộtdo tuần, giọt mưa không rơi xuống được.

Sauđó, lại có Chủ- tạng thần hiện ra, cặp mắt có thể thấythấu những kho châu báu ở trong lòng đất, tùy ý vua muốnđều có thể dưng đủ. Vua Đảnh-Sanh muốn thí nghiệm bèncùng Chủ-tạng thần ngồi thuyền ra biển, vua bảo chủ-tạngthần : Nay ta muốn đặng châu báu. Chủ-tạng thần liền lấyhai tay quậy nước biển, đầu mười ngón tay liền hiện ramười kho châu báu lấy dưng cho vua tâu rằng : “Tùy ý nhàvua chọn dùng, còn thừa lại nên ném trả xuống biển.”

Kếđó lại có chủ-binh thần xuất hiện, thao lược đệ nhứt,điều khiển bốn binh chủng rất giỏi. Lúc vua cần binh thờihiện quân lính ra để dùng. Lúc chẳng dùng binh, thời quânlính ẩn mất. Xứ nào chưa hàng phục chủ binh thần nầycó thể làm cho hàng phục. Xứ nào đã hàng phục, thời đủsức giữ gìn.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh tự biết là Chuyển-Luân -Vương, bèn bảocác quan :
“Cõi Diêm-Phù-Đề nầy an ổn giàu vui, nay bảy báu đã đủ,cả ngàn vương tử cũng đủ, giờ đây nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Châu Phất-Bà-Đề phương Dông còn chưa qui thuận,đại vương nên đem binh qua chinh phục.”

VuaĐảnh-Sanh bèn cùng thất-bảo bay qua châu Phất-Bà-Đề, nhơndân trong châu đó đều vui mừng qui thuận.

Cácquan lại tâu nên chinh phục châu Cù-Đà-Ni ở phương Tây. Kế đó lại đến chinh phục châu Uất-Đơn-Việt. Sau khi chinhphục ba châu xong. Vua Đảnh-Sanh bảo các quan : “ Châu Nam-Diêm-Phù-Đềnày cùng ba châu đều an onå giàu vui, tất cả đều qui thuậnta, nay đây lại nên làm việc gì ?”

Cácquan tâu : “ Cõi trời Đao-Lợi tuổi thọ dài lâu , an ổn,khoái lạc, thân chư Thiên xinh đẹp hơn nhơn gian, cung điệnnhẫn đến giường ghế toàn bằng bảy báu, cậy phước trờichưa chịu đến qui phục, nay nên đem binh đánh dẹp.”

VuaĐảnh-Sanh lại cùng thất bảo bay lên cõi trời Đao-Lợi,trông thấy một cây màu xanh đậm bèn hỏi đại thần : Đólà cây gì ?

Đại-thầntâu : Cây ấy tên là Ba-Lợi-Chất-Đa-La, chư Thiên cõi Đao-Lợinầy đến ngày mùa hạ thường tựu hợp vui chơi dưới câyđó.

Lạitrông thấy màu trắng như bạch vân, vua Đảnh-Sanh hỏiđại thần chỗ đó là gì ? Đại-thần tâu đó là thiện-pháp-đường,chư thiên cõi Đao-Lợi thường nhóm nơi đó để bàn luậnnhững việc cõi trời cõi người.

Thiên-ChúaThích-Đề-Hoàn-Nhơn biết vua Đảnh-Sanh đã đến, liền ratiếp rước, cầm tay vào thiện-pháp-đường lên tòa mà ngồi.Hai vua hình dung tướng mạo giống nhau, chỉ có đôi mắt nhìnnháy là khác nhau.

Lúcđó vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : nay ta có thể đuổi thiên-chúanầy để ta ở đây làm thiên-vương.

Thiên-Đế-Thíchvốn thọ trì đọc tụng kinh điển Đại-thừa, thường vìchư Thiên giảng thuyết, chỉ chưa thông đạt hết thâm nghĩacủa kinh. Do thọ trì giảng thuyết Đại-thừa nên Thiên-Đếcó oai đức hơn.

Khivua Đảnh-Sanh khởi ác tâm đối với Thiên-Đế, tổn phướcliền tự rớt xuống Diêm-Phù-Đề, nhớ tiếc cõi trời lòngrất khổ não. Không bao lâu vua Đảnh-Sanh phải bịnhchết.

NầyThiện-nam-tử ! Thiên-Đế thuở đó chính là Phật Ca-Diếp,vua Đảnh-Sanh thời là tiền thân của ta.

NầyThiện-nam-tử ! Phải biết ái-biệt-ly như vậy rất là khổnão.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát còn nhớ những trường hợpái-biệt-ly khổ thuở quá khứ, huống là Bồ-Tát trụ nơikinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn mà nên chẳng quán sát sựái-biệt-ly khổ trong đời hiện tại !

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát tu hành kinhĐại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ ?

Đại-Bồ-Tátnầy quán sát địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, loài người,trên trời đều có sự oán-tằng-hội-khổ như vậy.

Vínhư có người quán sát lao ngục giam nhốt, gông xiềng làrất khổ. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát quán sát năm loài chúngsanh đều là oán-tằng-hội-hiệp rất khổ sở.

Vínhư có người thường sợ kẻ oán thù, gông cùm, xiềng xích,nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, cùng của báu sản nghiệpmà trốn lánh đi xa. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát sợ sanh tử,nên tu hành sáu môn Ba-La-Mật, chứng nhập Niết- Bàn. Đâygọi là Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sátoán-tằng-hội khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành Đại-thừaĐại-Niết- Bàn quán sát cầu-bất-đắc khổ ?

Cầulà mong cầu tất cả , có hai thứ : Một là cầu pháp lành,hai là cầu pháp chẳng lành. Cầu pháp lành mà chưa đặngthời khổ, pháp ác muốn rời mà chưa rời được thời khổ.

Đâylà lược nói ngũ- ấm-thạnh khổ. Đây gọi là khổ đế.

Ca-diếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, ngũấm thạnh khổ nghĩa đó chẳng phải. Vì như ngày trướcPhật bảo Thích-Ma-Nam : Nếu sắc là khổ, tất cả chúng sanhlẻ ra chẳng nên cầu sắc, nếu có người cầu thời chẳnggọi là khổ. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo thọ có ba thứ: Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lại như lúctrước đức Phật nói với các Tỳ-kheo : Nếu người nàocó thể tu hành pháp lành thời đặng thọ lạc. Lại như đứcPhật nói : Ở trong đường lành sáu căn lãnh thọ sáu cảnhvui : Mắt thấy sắc đẹp là vui, tai, mũi, lưỡi, thân nhẫnđến ý suy nghĩ pháp lành cũng như vậy.

NhưPhật từng nói kệ :

Trìgiới thời là vui, Thân chẳng thọ sự khổ. Ngủnghỉ đặng an ổn, Thức dậy lòng vui vẻ. Lúc nhậnlấy y thực, Đọc tụng và kinh hành, Ở riêng nơinúi rừng, Như vậy là rất vui. Nếu đối với chúngsanh, Ngày đêm tu lòng từ, Nhơn đây được thườngvui, Vì chẳng hại người khác. Ít muốn biết đủ vui, Học rộng biết nhiều vui, A-La-Hán không chấp, Cũnggọi là thọ vui, Các vị Đại Bồ-Tát, rốt ráođến bờ kia. Những việc làm đã xong, Đây gọilà rất vui.

Thế-Tôn! Trong các bộ kinh nói về tướng vui ý nghĩa như vậy. Thếnào tương ứng với nghĩa của Phật nói hôm nay ?

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông khéocó thề thưa hỏi đức Như-Lai những nghĩa như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với sự khổ hạnghạ tưởng lầm là vui. Vì thế nên nay ta nói tướng khổkhông khác với ngày trước đã nói.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Phật hỏi : Đối vớisự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, thời sanh, lão, bệnh,tử hạng hạ cùng ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, oán- tằng-hội,ngũ-ấm-thạnh hạng hạ, những sự khổ như vậy lẽ ra cũngnên có vui.

Thế-Tôn! Sanh hạng hạ là ba ác thú, sanh hạng trung là loài người,sanh hạng thượng là trên trời.

Nếulại có người hỏi rằng : Nếu ở nơi sự vui hạng hạ tưởngcho là khổ, trong sự vui hạng trung tưởng cho là không khổkhông vui. Trong sự vui hạng thượng tưởng cho là vui, thờiphải trả lời thế nào ?

Thế-Tôn! Nếu trong sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, chưa thấycó người nào sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, lúc mới đánhmột trượng đầu mà đã tưởng là vui. Nếu lúc đánhtrượng đầu chẳng tưởng là vui, thế sao nói rằng : Nơitrong sự khổ hạng hạ mà tưởng cho là vui ?”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng nhưlời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vìnhư người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bịđánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanhlòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởnglà vui.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánhmột trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòngvui.

_ NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Namtrong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phảimâu thuẩn vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ,khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ,hành khổ, hoại khổ.

NầyT.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ,hành khổ và hoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổvà hoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ.Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìanhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếutùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? NhưPhật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quảbáo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việclàm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinhnhư vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thờichư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếptu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói nhưvậy ý nghĩa thế nào ?

_ NầyThiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trướckia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡngvô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trướcnói tướng vui như vậy.

Vínhư trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, cóthể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượuuống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh đượclửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng,bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vậtnhư vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vuinên gọi là vui.

NầyThiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ.Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫnđến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon,nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổnhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướngrốt ráo vui.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểurỏ là khổ nên không bị khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biếtnhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạnghạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vuinầy.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sáttập đế là nhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyếnnơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là áiđồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưađặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắmtrước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lạicó ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái,khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục,đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Thamlam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toantính phân biệt vô-lượng vô-biên.

NầyThiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bấtthiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Cácvị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ: Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện.Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

NầyThiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳnggọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thậtđế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nênthị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đứcPhật vì chúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nóikiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyênmà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phậtnói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lờiông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phảinhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

Vínhư quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảyđều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiếtsử cũng đi theo.

Vínhư y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũngvậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

Vínhư đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thểsanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

NầyThiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bànquán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ,hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắnđộc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, nămlà như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịtthúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.

Nhưthiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiềncủa người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nênbị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giácvì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượngbồ-đề.

Nhưvợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sátlàm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịtcon đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy ngườisanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ănluôn cả người làm cho phải đọa địa ngục, súc sanh ngãquỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưcọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có ngườithích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liềnđến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắmngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làmhại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vịBồ-Tát.

Vậtthực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ănvật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúngsanh trong ngũ đạo vì tham ái mà phải bị đọa trong ba đườngác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưdâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ,dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền củarồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bịtham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong bađường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưhột ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột ma-lâu-ca, phẩnchim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn câyto làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháplành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chếtđọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

Thịtthúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt,trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâmchạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng cóthể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanhtrong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu khôngđiều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ cácvị Bồ-Tát.

Nhưgió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngãcây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ,có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của cácông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nhưsao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiênhạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy,ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùngthiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mangnhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bànquán sát tham ái có chín thứ như vậy.

Donghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-VănDuyên- Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Táthiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu cótập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có tập có tậpđế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơnđế. Hàng Thanh- Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn.Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giáccó đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơnđế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com