- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMPHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI
(Hánbộ trọn quyển 14, 15, 16, 17 và phần đầu quyển thứ 18)
TâuĐại vương ngày trước trên bờ sông Hằng có năm trăm ngạquỷ đã nhiều năm chẳng thấy nước, chẳng được uống,dầu họ đến bên sông nhưng họ thấy thuần là lửa, vìquá đói khát nên họ kêu la than khóc. Lúc đó đức Như Laingồi dưới bóng cây ở rừng Uất Đàm Bát cạnh bờ sông.Các ngạ quỷ đến bạch Phật : “Thế Tôn ! Chúng tôi đóikhát sắp chết đến nơi.
Phậtnói : “Sao các người chẳng uống nước sông Hằng ?”
Cácngạ quỷ thưa : “ Đức Như Lai thấy nước còn chúng tôithấy là lửa “.
Phậtnói : “ Trong sông hằng tòan nước trong mát thật chẳng phảilửa. Vì nghiệp ác nên các người sanh tâm điên đảo cholà lửa. Phật sẽ trừ tâm điên đảo cho các người, đểcác người thấy được nước.
NhưLai liền vì các ngạ quỷ giảng nói tội lỗi của tâm xantham.
Cácngạ quỷ thưa : “ Nay chúng tôi đang đói khát, dầu nghe lờithuyết pháp nhưng đều chẳng nhập tâm”.
Phậtnói : “ Các người nếu đói khát có thể vào sông Hằngtha hồ uống đó”.
Nhờcông đức của Phật các ngạ quỷ uống đặng nước. Uống nước xong họ trở về chỗ Phật ngồi. Đức như Lai vì họthuyết pháp, tất cả đều phát tâm vô thượng Bồ Đề.Lúc đó năm trăm ngạ quỷ đều đặng sanh lên cõi trời.
Docớ đây nên đức Phật hiệu là Y Vương vô thượng, chẳngnhư hàng lục sư ngoại đạo.
TâuĐại Vương ! Nước Xá Bà Đề có đảng cướp năm trăm người,bi vua Ba Tư Nặc bắt được khoét cả đôi mắt bỏ trongrừng sâu. Đảng cướp khổ sở khóc than tưởng niệm đếnPhật. Đức Phật xót thương hiện thân trước đảng cướpkhuyên bảo rằng: Các người phải khéo giữ gìn nhân khẩu,chớ gây tạo nghiệp ác nữa. Đảng cướp nghe tiếng Phậtdịu dàng trong trẻo, đôi mắt sáng trở lại. Đồng chắptay đảnh lễ Phật bạch rằng : Thế Tôn ! Nay chúng tôi biếtrõ Phật có lòng đại từ che chở tất cả chúng sanh, chẳngphải riêng là nhơn thiên.
ĐứcNhư Lai vì họ thuyết pháp tất cả đều được phát tâmvô thượng Bồ Đề. Do đây nên đức Như Lai thật là lươngy vô thượng trong thế gian, chẳng phải như hàng lục sư ngoạiđạo.
TâuĐại vương ! Nước Xá Bà Đề có ngườiChiên Đà la tênlà Khí Hứ giết hại nhiều mạng người, gặp được đệtử của Phật là ngài Ma Ha Mục Kiền Liên, liền phá đượcnhân địa ngục sanh lên cõi trời Đao Lợi. Vì có hàng thánhđệ tử như vậy nên đức Như Lai hiệu là Y Vương vô thượngchẳng phải như hàng lục sư ngoại đạo.
TâuĐại Vương thành Ba La Nại có trưởng giả tử tên là A DậtĐa, dâm bà mẹ, giết chết ông cha. Bà mẹ lại tư thông vớingười khác, Trưởng gỉa tử bèn lại giết mẹ. Cóvị A La Hán là thân hữu của nhà nầy. Vì hổ thẹn nên Trưởnggiả tử lại giết A La Hán. Sau đó Trưởng giả tử đếnKỳ Hoàn Tinh Xá cầu xuất gia. Các Tỳ kheo rõ biết ngườinầy phạm ba tội nghịch, nên không vị nào dám nhận. Trưởnggiả tử oán gận, giữa đêm phóng lửa đốt phòng của chưtăng, giết hại nhiều người vô tội. Lúc sau đó Trưởnggiả tử qua thành Vương Xá cầu xin đức Như Lai cho xuấtgia. Đức Như Lai liền nhận lời rồi giảng nói pháp yếukhiến tội nghịch nặng lần lần giảm nhẹ, Tưởng giảtử phát tâm vô thượng Bồ đề. Do đây nên đưc Phật hiệulà Y Vương vô thượng.
ĐạiVương bổn tánh bạo ác nghe lời người ác là Đề Bà ĐạtĐa, thả voi say để chà Phật, voi thấy Phật liền tỉnh ngộ,Phật lấy tay xoa đầu voi, nói pháp yếu voi phát tâm vô thượngBồ Đề.
TâuĐại Vương! Súc sanh thấy Phật còn phá được nghiệp quảsúc sanh, huống là loài người ư !
ĐạiVương nếu gặp được Phật, bao nhiêu trọng tội tất sẽtiêu trừ.
ĐưcThế Tôn lúc chưa thành vô thượng Bồ Đề, Ma Vương dẫnvô lượng quyến thuộc đến chỗ Bồ Tát ngồi, Bồ Tát dùngsức nhẫn nhục phá tan ác tâm của ma, làm cho ma thọ phápphát tâm vô thượng Bồ Đề.
TâuĐại Vương có Khoáng Dã quỷ giết hại nhiều người. Vìcứu Thiện Hiền trưởng giả, đức Như Lai đến thôn KhoángDã hiện thân thuyết pháp, Khoáng Dã quỷ nghe pháp vui mừng,bèn đem Thiện Hiền Trưởng giả trao cho Như Lai, rồi sau bènphát tâm vô thượng Bồ Đề.
TâuĐại Vương Nước Ba La Nại có người hàng thịt tên là QuảngNgạch, mỗi ngày giết hại cả trăm ngàn con dê, gặp ngàiXá Lợi Phất liền thọ bát quan trai một ngày một đêm. Nhờcông đưc nầy, sau khi chết Quảng Ngạch sanh là con trai củaTỳ Sa Môn Thiên Vương. Đệ tử của đức Như Lai còn cócông đức lớn như vậy huống là Phật.
TâuĐại Vương Thành Tế Thạch ở bắc Thiên Trúc, có vua Longẩn vì tham ngôi vua mà giết hại vua cha, về sau sanh lòng ănnăn bỏ nước đến xin đức Phật xuất gia, làm Tỳ Kheo,tội nặng tiêu diệt phát tâm vô thượng Bồ Đề.
ĐứcPhật có vô lượng vô biên công đức như vậy.
TâuĐại Vương ! Phật có một người em họ là Đề BàĐạt Đa, ông nầy phá tăng, làm thân Phật chảy máu, giếtchết A La Hán Liên Hoa Tỳ Kheo Ni, phạm cả ba tội nghịch,đưc Như Lai vì ông giảng nói pháp yếu làm cho tội nghịchnặng của ông được giảm nhẹ, nên đức Như Lai là Y Vươngvô thượng chẳng phải như hàng lục sư ngoại đạo.
ĐạiVương nếu có thể tin lời của hạ thần xin Đại Vươngmau đến đức Như Lai. Nếu Đại Vương chưa tin, hạ thầncũng mong Đại Vương suy nghĩ kỹ lại.
TâuĐại Vương ! Chư Phật có lòng Đại Bi che chở tất cả,chẳng hạn cuộc nơi một người. Chánh pháp của Phật rộngrãi, bao gồm chẳng sót với kẻ oán người thân Phật xem bình đẳng lòng không ghét không yêu.
ĐứcNhư Lai chẳng phải là thầy riêng của bốn bộ chúng, màlà thầy của tất cả trời, người rồng, thần, địa ngục,súc sanh, ngạ quỷ. Tất cả chúng sanh cũng nên xem Phật nhưcha mẹ. Đức Như Lai chẳng riêng vì người sang giàu như vuaBạt Đề Ca mà thuyết pháp, cũng thuyết pháp cho cả ngườihạ tiện như U Ba Ly. Chẳng riêng thọ xứ cúng dàng của TrưởngGiả Tu Đạt Đa, Trưởng Giả A Na Bân Kỳ mà cũng nhận lấyđồ ăn của người nghèo. Đức Phật chẳng riêng vì hạngtrí huệ như ngài Xá Lợi Phất mà thuyết pháp, cũng giáohóa cả người ngu tối như Châu Lợi Bàn đặc. Đức NhưLai chẳng riêng cho người tánh không tham như ngài Ca Diếpxuất gia mà cũng cho cả người rất tham như Bàn Đà xuấtgia, đức Phật chẳng riêng cho người ít phiền não như ƯuLâu Tần Loa Ca Diếp xuất gia mà cũng cho người phiền nãosâu nặng tạo trọng tội như ông Tu Đà Da em vua Ba Tư Nặcxuất gia. Đức Phật chẳng vì ông Tá Thảo cung kính cúngdàng mà nhổ từ gốc sân hận cho ông ấy cũng độ cả kẻác tâm muốn làm hại là Ương Quật Ma La. Chẳng riêng độngười xuất gia làm cho chứng đặng bốn thánh quả, cũnglàm cho hàng tại gia chứng đặng ba thánh quả, đức Như Laichẳng riêng vì người nhàn tịch như ông Phú Đa La mà thuyếtpháp, cũng giảng thuyết cho vua Tần Bà Ta La bận rộn việcnước. Người nghiền rượu như ông Út Già Trưởng Giả Phậtcũng giáo hóa chớ chẳng phải riêng vì những người kiêngrượu. Đức Phật cũng giáo hóa nàng Bà Tư Tra là ngườimẹ cuồng tâm vì con chết, chớ chẳng phải riêng thuyếtpháp cho bậc nhập thiền định như Ly Bà Đa. Đức Phật chẳngriêng vì đệ tử của mình mà cũng thuyết pháp cho hàng ngoạiđạo Ni Kiền Tử. Phật cũng giáo hóa cho người già suy támmươi tuổi, cũng như với hạng trai trẻ hai mươi lăm. Ngườicăn lành chưa thuần thục, cũng được Phật giáo hóa nhưngười đã thuần thục, Phật thuyết pháp cho người dâm nữLiên Hoa cũng như vì Mạt Lợi phu nhân. Phật nhận món ănđộc của Trưởng Giả Thi Lợi Cúc Đa như lãnh thực phẩmthượng soạn của vua Ba Tư Nặc.
TâuĐại Vương Trưởng Giả Thi Lợi Cúc Đa trước kia cũng tạotội nghịch, nhờ đến Phật nghe thuyết pháp bèn phát tâmvô thượng Bồ Đề.
Giảsử trong một tháng thường đem y phục vật thực cung kínhcúng dường cho tất cả chúng sanh, chẳng bằng người niệmPhật khoảng một niệm.
Giảsử đúc vàng làm người, xe ngựa chở đầy châu báu đếnsố trăm dùng để bố thí, chẳng bằng người phát tâm muốnđến Phật dở chân bước một bước.
Giảsử dùng trăm xe voi chở các thứ trân bảo của nước ĐạiTần, cùng trăm người nữ nước ấy thân đeo đầy chuỗingọc dùng để bố thí, vẫn không bằng bước một bướchướng đến Phật.
Chođến giả sử Đại Vương cung kính cúng dường hàng hà savô lượng chúng sanh, chẳng bằng một lần đến rừng LongThọ thành tâm nghe đức Như Lai thuyết pháp.
VuaA Xà Thế bảo rằng: “Nầy Kỳ Bà đức Như Lai tâm tánhđã điều nhu, thời quyến thuộc phải là người điều nhu,như rừng Chiên Đàn thời thuần cây chiên đàn, đức NhưLai thanh tịnh quyến thuộc của ngài cũng thanh tịnh, như rồngthời thuần dùng rồng làm quyến thuộc. Đức Như Lai tịchtịnh không tham không phiền não, quyến thuộc của ngài cũngkhông phiền não . Nay ta là người cực ác, thân thể hôi nhơ,thuộc hạng địa ngục, đâu đáng là người đến chỗ đứcNhư Lai. Giả sử ta có qua, e rằng đức Như Lai chẳng đoáitới. Khanh dầu khuyên ta, nhưng ta xấu hổ sợ sệt không cólòng muốn đi.
VuaA Xà Thế nói vừa dứt, trên không bỗng có tiếng rằng :Phật pháp vô thượng sắp suy mất, dòng sông pháp rộng sâusắp cạn, đèn sáng đại pháp sắp tắt, núi pháp sắp lở,thuyền pháp sắp chìm, cầu pháp sắp hư, điện pháp sắpđổ, tràng pháp sắp ngã, cây pháp sắp gãy, bạn lành sắpđi, sự khủng bố sắp đến, chúng sanh sắp đói khát, bịnhdịch phiến não sắp lưu hành, sự tối tăm sắp đến, mavương vui mừng cởi mở giáp trụ, mặt trời Phật sắp lặnnơi núi Đại Niết Bàn. Phật nếu diệt độ tội nghịchtrọng của Đại Vương không còn ai trị được.
_Nay Đại Vương đã tạo tội nghiệp A Tỳ địa ngục, đãcó tội nghiệp tất phải thọ báo. Sao gọi là A Tỳ địangục ? A là không, Tỳ là xen hở, tức là Vô Gián. Ngườiđọa trong đó luôn bị khổ không hở, một người tội thânlớn đầy khắp cả ngục tám muôn do tuần, nhiều ngườitội, thân mỗi người cũng đầy khắp cả ngục không chướngngại nhau, do đây nên gọi là ngục Vô Gián.
Trongđịa ngục lạnh tạm thời có gió ấm nóng, trong địa ngụcấm nóng tạm thời có gió mát lạnh, địa ngục A Tỳ toànkhông có việc nầy. Ngục A Tỳ bốn phía có cửa, ngoài mỗicửa đều có ngọn lửa rất mạnh cháy suốt cả bốn phươngtám muôn do tuần, vách ngục bằng sắt, nền cũng bằng sắt,lưới phủ trùm ở trên lửa, dưới nền cháy suốt đếnnóc ngục, lửa trên nóc cháy suốt đến nền ngục. Ngườitội trong đó bị đốt cháy đau khổ như cá bị chiên trongchảo. Phạm một tội nghịch bị trọn sự khổ như vậy,nếu tạo hai tội nghịch, thời sự khổ gấp hai, nếu tạođủ ngũ nghịch thời sự khổ gấp năm lần. Tôi biết chắcác nghiệp của Đại Vương không thể thoát khỏi. Mong ĐạiVương mau đến gặp Phật, ngoài Phật ra không ai cứu ĐạiVương được. Vì xót thương nên tôi có mấy lời khuyên ĐạiVương.
VuaA Xà Thế trong lòng quá sợ, toàn thân run rẩy, ngước mặtlên hỏi rằng : Ngài là ai ? Sao chỉ nghe tiếng mà chẳng hiệnthân ?
Trênhư không có tiếng đáp : “ Tôi là Tần Bà Ta La, cha đẻcủa Đại Vương.
NayĐại Vương phảinghe lời Kỳ Bà, chớ nghe lời tà kiến củasáu đại thần.”
Nghexong vua A Xà Thế ngất xỉu trên đất, ghẻ nhọt thêm nhiềucàng hôi nhơ hơn trước. Dầu ngự y đem thuốc đến thoa,nhưng ghẻ độc càng thêm nóng nhức.
Lúcbấy giờ đức Thế Tôn ở trong rừng Song Thọ, Phật nhãnthấy vua A Xà Thế ngất xỉu xuống đất, liền bảo đạichúng : “Nay Phật sẽ vì vua nầy ở lại đời đến vôlượng kiếp chẳng nhập Niết Bàn.”
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : Thế Tôn ! Đức Như Lai nên vìvô lượng chúng sanh chẳng nhập Niết Bàn. Cớ sao riêng vìvua A Xà Thế ?
_ NầyThiện nam tử ! Trong đại chúng đây không có một ngườinào cho rằng Phật quyết định sẽ nhập Niết Bàn. VuaA Xà Thế cho rằng Phật quyết định sẽ nhập Niết Bàn hẳnnên ngất xỉu.
NầyThiện nam tử ! Như Phật nói vì A Xà Thế chẳng nhập NiếtBàn ý nghĩa ấy rất sâu kín ông chưa hiểu được. Ta nói“vì” là vì tất cả phàm phu, A Xà Thế là khắp đến tấtcả người tạo tội ngũ nghịch. Lại: ”vì’ chính là tấtcả chúng sanh hữu vi. Ta trọn chẳng vì vô vi chúng sanh màở lại đời. Luận về vô vi thời chẳng phải là chúng sanh.“ A Xà Thế” chính là người đầy đủ phiền não. Lại“vì” chính là chúng sanh chẳng thấy Phật tánh. Nếu đãthấy Phật tánh thời Phật trọn chẳng vì họ mà ở lâunơi đời. Vì người thấy Phật tánh thời chẳng phải làchúng sanh. “A Xà Thế” chính là tất cả người chưa pháttâm vô thượng Bồ Đề.
Lại“vì’ là vì hai chúng Đại Ca Diếp và A Nan. “A Xà Thế”chính là Phi hậu của nhà vua và tất cả phụ nữ trong thànhVương Xá. Lại “vì” là nói Phật tánh, “A Xà” là chẳngsanh “Thế” là oán. Bởi chẳng sanh Phật tánh thời sanhphiền não oán thù. Vì sanh phiền não oán thù nên chẳng thấyPhật tánh. Bởi chẳng sanh phiền não thời thấy được Phậttánh. Do thấy Phật tánh thời được an trụ Đại Niết Bàn.Đây gọi là bất sanh, đây gọi là “vì A Xà Thế”.
NầyThiện nam tử ! “A Xà” là chẳng sanh, chẳng sanh gọi làNiết Bàn. “Thế” là nói thế pháp. “Vì” nói là chẳngnhiễm ô. Bởi tám pháp trong đời chẳng ô nhiễm được,vô lượng vô biên vô số kiếp chẳng nhập Niết Bàn. Do đâynên Phật nói vì A Xà Thế vô lượng kiếp chẳng nhập NiếtBàn.
NầyThiện nam tử ! Lời nói sâu kín của Như Lai chẳng thể nghĩbàn. Phật, Pháp, Tăng, Bồ Tát Ma Ha Tát đều chẳng thể nghĩbàn. Kinh Đại Niết Bàn cũng chẳng thể nghĩ bàn.
Bâygiờ đức Thế Tôn vì vua A Xà Thế mà nhập nguyệt ái tammuội, phóng ánh sáng lớn . Ánh sáng nầy mát mẻ chiếu đếnthân vua. Ghẻ lở trên thân liền lành, hết nóng hết nhức.
Vuabảo Kỳ Bà : “Ta từng nghe : Lúc sắp tận kiếp ba mặt trăngđồng hiện lên, do đó những khổ hoạn của chúng sanh đềutrừ. Nay chưa đến thời kỳ ấy, do đâu có ánh sáng mátmẻ chiếu đến thân ta làm cho thân ta được an ổn ghẻ lởđều lành ?
KỳBà tâu : Đây không phải là tận kiếp, không phải ánh sángcủa ba mặt trăng, cũng chẳng phải ánh sáng mặt trời, tinhtú bảo châu, dược thảo cũng chẳng phải ánh sáng chư thiên.
Vualại hỏi như vậy thời là ánh sáng của ai?
_ TâuĐại vương ! Đây là ánh sáng của đấng Thiên Trung Thiên.Ánh sang nầy chẳng có ngằn mé, chẳng nóng, chẳng lạnh,chẳng thường, chẳng diệt, chẳng phải sắc cùng vô sắc,chẳng phải tướng cùng vô tướng, chẳng phải xanh, vàng,đỏ, trắng. Vì độ chúng sanh nên hiện ra có tướng có thểthấy. Dầu thấy được nhưng thiệt ra ánh sáng nầy vốnkhông tướng.
Vuanói : Nầy Kỳ Bà ! Đấng Thiên Trung Thiên do nhơn duyên gìmà phóng ánh sáng nầy?
_ TâuĐại Vương ! Nay tướng lành nầy chính là vì Đại Vương.Bởi vừa rồi Đại Vương nói trong đời không có lương ytrị được thân bịnh, tâm bịnh của Đại Vương, nên đứcThế Tôn phóng ánh sáng nầy, trước chữa lành bịnh nơi thâncủa Đại Vương, rồi sau sẽ trị bịnh nơi tâm.
_ NầyKỳ Bà đức Như Lai cũng nghĩ tưởng đến ta ư ?
_ TâuĐại Vương ! Ví như một người mà có bảy đứa con, mộtđứa bị bịnh, lòng cha mẹ săn sóc đứa con bịnh tật nhiềuhơn. Cũng vậy, đức Như Lai chẳng phải là không bình đẳngđối với chúng sanh, nhưng với người có tội thời lòngPhật thiên trọng. Với kẻ phóng dật lòng Phật thương tưởng,người chẳng phóng dật thời Phật phóng xả. Người chẳngphóng dật là bực đệ lục trụ Bồ Tát. Chư Phật đốivới chúng sanh, chẳng nhìn ngó đến dòng họ, già trẻ, giàunghèo, năm tháng ngày giờ, nghề nghiệp khéo vụng, tôi tớhèn hạ, chỉ ngó đến chúng sanh có tâm lành. Nếu ngườicó tâm lành thời Phật thương tưởng.
TâuĐại Vương ! Đây chính là đức Như Lai nhập nguyệt ái tammuội phóng ra ánh sáng ấy.
Nhàvua hỏi : Sao gọi là nguyệt ái tam muội ?
KỳBà tâu : “ Ví như ánh sáng mặt trăng có thể làm cho tấtcả hoa sen sanh nở xòe, cũng vậy, nguyệt ái tam muội có thểlàm cho tâm lành chúng sanh nở xòe.
Vínhư ánh sáng mặt trăng có thể làm cho tất cả người điđêm vui mừng, cũng vậy, nguyệt ái tam muội có thể làm chongười tu tập đạo Niết Bàn vui mừng.
Vínhư ánh sáng mặt trăng từ đêm mùng một đến rằm, hìnhsắc ánh sáng lần lần thêm đầy đủ, cũng vậy, nguyệtái tam muội làm cho người mới phát tâm những căn lành lầnlần thêm lớn đầy đủ Đại Niết Bàn.
Vínhư ánh sáng mặt trăng từ đêm mười sáu đến đêm ba mươihình sắc ánh sáng lần lần giảm bớt, cũng vậy, nguyệtái tam muội có thể làm cho phiền não lần lần tiêu diệt.
Vínhư đang lúc nắng nóng, tất cả chúng sanh thường nghĩ đếnánh sáng mặt trăng, lúc trăng sáng đã soi thời liền hếtnóng bức, cũng vậy nguyệt ái tam muội có thể làm cho chúngsanh trừ được phiền não nóng bức.
Vínhư mặt trăng tròn là vua trong các tinh tú, là cam lộ vị,tất cả chúng sanh đều ưa thích, cũng vậy, nguyệt ái tammuội là vua trong các pháp lành, là cam lộ vị chúng sanh đềuưa thích.
Vuanói :Ta nghe đức Như Lai chẳng cùng người ác ở chung đàmluận. Như biển lớn chẳng chứa tử thi. Như chim Oan Ươngchẳng đậu nhà xí. Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn chẳngở chung với quỷ. Chim Cưu Súy La chẳng đậu cây khô. Cũngvậy, ta đâu có thể gần được đức Như Lai. Theo ta xétđức Như Lai thà gần voi say, sư tử, cọp, sói, lửa hừng,trọn chẳng gần gũi nơi người tạo tội ác quá nặng. Vìvậy nên ta không lòng nào dám đến gặp Phật.
KỳBà tâu : Ví như người khát nước thời gấp đến suối trong,người đói cầu vật thực, người kinh sợ cầu cứu, ngườibịnh tìm lương y, người nóng bức tìm bóng mát, người lạnhtìm lửa. Nay Đại Vương cũng nên cầu Phật như vậy. ĐứcNhư Lai còn vì hạng Nhứt Xiển Đề mà thuyết pháp huốnglà Đại Vương chẳng phải Nhứt Xiển Đề.
Vuanói : Nầy Kỳ Bà ! Ta từng nghe Nhứt Xiển Đề là kẻ chẳngtin, chẳng nghe, chẳng thể quán sát, chẳng hiểu đặng nghĩalý, tại sao đức Như Lai lại thuyết pháp cho họ ?
KỳBà tâu : “ Như có người mang bịnh nặng, đêm ngủ mơ thấylên trên điện một cột, uống chất tợ dầu mỡ và lấythoa nơi thân, nằm trên tro ăn tro, leo lên cây khô hoặcthấy cùng khỉ vượn làm bạn, chìm dưới nước, lún trongbùn, té rơi xuống điện lầu, hoặc thấy núi cao, rừng rậm,voi, ngựa, trâu, dê, thân mặc y phục xanh, vàng, đỏ, đen,vui cười ca múa, hoặc thấy kên kên, chồn, cáo, rụng răng,rụng tóc, trần truồng, gối đầu trên mình chó, nằm trênphẩn nhơ, hoặc thấy cùng người đã chết đi đứng nằmngồi dắt tay ăn uống, đi trong đường đầy rắn độc, hoặcmơ thấy ôm ẵm người nữ trùm tóc, y phục bằng lá Đa La,ngồi xe lừa hư gãy qua hướng chánh Nam.
Ngườinầy tỉnh dậy lòng buồn rầu bịnh nơi thân càng thêm. Vìbịnh thêm nên thân thuộc sai người mời y sĩ. Ngườiđi mời nầy lùn thấp tàn tật, đầu đầy bụi bặm, y phụcrách nát, ngồi xe hư cũ, đến nói với y sĩ : Xin mau qua thămbịnh.
Y sĩtự nghĩ : Người đến mời nầy tướng mạo chẳng lành,bịnh chắc khó trị. Lại coi ngày, thấy nhằm ngày bịnh khótrị tức là ngày mùng bốn, mùng sáu, mùng tám, mười hai,mười bốn. Lại coi sao cũng nhằm sao khó trị, tức là hỏatinh, khuê tinh, mão tinh, Diêm La Tinh, thấp tinh, mãn tinh. Lạicoi nhằm mùa thu, mùa đông, giờ mặt trời lặn nửa đêm,giờ mặt trăng lặn, nhằm những giờ nầy bịnh cũng khótrị. Y Sĩ lại nghĩ rằng : Dầu tất cả đều chẳng lành,nhưng xem người bịnh nếu có phước đức thời trị được,bằng không phước đức dầu lành tốt có ích gì !
Y Sĩliền cùng đi với người đến mời, giữa đường nghĩ rằng: Nếu người bịnh có tướng trường thọ thời trị được,nếu là tướng đoản thọ thời chẳng thể trị.
Dọcđường thấy hai đứa trẻ đánh lộn, thấy người cầm lửatự nhiên tắt, thấy có người đốn cây, lại thấy ngườikéo tấm da đi trên đường, lại thấy trên đường có vậtbỏ rơi, hoặc thấy người xách thùng không, hoặc thấy SaMôn đi một mình, lại thấy cọp, sói, chồn, kên kên. Y Sĩsuy nghĩ từ người mời nầy đến ngày giờ thời tiết cùngnhững việc dọc đường đều là điềm bất tường, ngườibịnh chắc khó trị, nhưng nếu ta không đến thời chẳngphải Y Sĩ. Dọc đường lại nghe có tiếng khóc than ngườichết, tiếng sụp, bể, gãy, tiếng té ngã. Lại nghe phươngNam có tiếng kên kên, có tiếng chim Xá Lợi, tiếng chó, tiếngchuột, tiếng chồn, tiếng thỏ, tiếng heo. Y Sĩ tự nghĩ :Toàn là những điềm bịnh khó trị.
Saukhi đến nhà, thấy người bịnh lúc lạnh lúc nóng, gân xươngnhức, mắt đỏ lưu lệ, tiếng lỗ tai nghe đến ngoài, cổhọng nghẹn đau, trên lưỡi nức nở, sắc mặt đen tối,cất đầu không nổi, mình khô không mồ hôi, đại tiện tiểutiện bế tắc, cả thân sưng phù đỏ hồng dị thường, giọngnói chẳng đều, bụng đầy, nói không rõ.
Y Sĩxem xong hỏi người khán bịnh : Từ qua đến nay ý chí ngườibịnh thế nào?
Ngườikhán bịnh nói : “ Thưa Y Sĩ ! Người nầy trước kia vốnkính tin Tam Bảo, và chư Thiên, nay bỗng đổi khác không còntin. Trước kia ưa bố thí nay thời bỏn xẻn, trước kia ănít nay thời quá nhiều, tánh vốn hào tốt nay thời tệ ác.Tánh vốn nhơn từ hiếu thuận, nay thời không cung kính chamẹ”. Y Sĩ nghe xong đến ngửi người bịnh và rờ bóp trênthân, biết người bịnh quyết định sẽ chết, nhưng chẳngnói ra, bảo người khán bịnh rằng : :” Nay tôi có việcgấp ngày mai tôi sẽ trở lại, người bịnh cần dùng thứgì cứ tha hồ chớ ngăn cản”. Dặn xong Y Sĩ trở về nhà.
Rạngngày người bịnh đến rước, Y Sĩ bảo rằng : “ Việctôi chưa xong thuốc cũng chế chưa rồi”.
Nếulà người trí, thấy cử chỉ của Y Sĩ thời biết rằng :Người bịnh ấy chắc chết.
TâuĐại Vương ! Đức Thế Tôn cũng như vậy, dầu biết rõ căntánh hàng Nhứt Xiển Đề, nhưng đức Phật cũng vì họ màthuyết pháp vì nếu không thuyết pháp cho họ, tất cả phàmphu sẽ cho rằng Như Lai không tâm đại từ bi, đâu nên gọilà bậc nhứt thiết trí. Vì có tâm đại từ bi mới gọilà bậc nhứt thiết trí, do đây nên Như Lai thuyết pháp chohạng Nhứt Xiển Đề.
ĐứcNhư Lai gặp những người bịnh thời liền ban bố pháp dược,người bịnh nếu chẳng chịu uống đó chẳng phải là lỗicủa Như Lai.
HạngNhứt Xiển Đề chia ra làm hai : Một là hạng đặng căn lànhhiện tại, hai là hạng đặng căn lành đời sau.
ĐứcNhư Lai biết rõ hạng Nhứt Xiển Đề những kẻ hiện tạicó thể đặng thiện căn thời thuyết pháp cho. Những kẻđời sau đặng thiện căn đức Phật cũng thuyết pháp chohọ, nay dầu vô ích nhưng để làm nhơn cho đời sau. Do đâynên đức Như Lai vì hạng Nhứt Xiển Đề mà giảng thuyếtpháp yếu.
Lạicó hai hạng Nhứt Xiển Đề : Một là hạng lợi căn, hai làhạng trung căn. Hạng lợi căn nơi đời hiện tại có thểđặng thiện căn, hạng trung căn thời đời sau sẽ đặng.
ChưPhật không bao giờ thuyết pháp mà không lợi ích.
Vínhư người sạch sẽ té trong hầm tiêu, có thiện tri thứcthấy vậy xót thương liền nắm tóc kéo ra khỏi hầm. Cũngvậy, chư Phật thấy chúng sanh đọa trong ba đường ác nênphương tiện cứu tế làm cho đặng thoát khỏi. Do đây nênđức Như Lai vì hạng Nhứt Xiển Đề mà thuyết pháp.
Vuabảo Kỳ Bà : :” Nếu đức Như Lai thật có những điềunhư vậy, rạng ngày sẽ chọn ngày lành giờ tốt rồi chúngta sẽ đến gặp Phật.
KỳBà tâu : Trong giáo pháp của đức Như Lai không có chọn lựangày lành giờ tốt. Tâu Đại vương như người bịnh nặngđâu nên chọn ngày giờ tốt xấu, chỉ nên gấp cầu lươngy. Nay Đại Vương bịnh nặng phải gấp cầu Phật, chẳngnên chờ chọn ngày lành giờ tốt.
TâuĐại Vương ! Như lửa chiên đàn cùng lửa y lan, tướng lửacháy hai thứ không khác nhau. Cũng vậy, ngày tốt, ngày xấu,nếu đến chỗ Phật đều được diệt tội. Mong Đại Vươnggiờ đây nên gấp qua gặp Phật.”
VuaA Xà Thế liền bảo cận thần Kiết Tường : “ Nay ta muốnđến chỗ đức Phật, khanh mau sắm sửa đồ cúng dàng”.
VuaA Xà Thế cùng Phu nhơn xa giá một muôn hai ngàn cỗ, voi lớnnăm ngàn thớt, trên mỗi thớt voi đều chở ba người mangcầm phan lọng, hoa hương , kỹ nhạc, nhiều thứ đồ cúngdàng, dắt theo mười tám muôn kỵ mã. Nhơn dân trong nướcMa Dà Đà năm mươi tám muôn người đồng đi theo vua.
Lúcbấy giờ nơi thành Câu Thi Na, đại chúng tựu hội tất cảmười hai do tuần, mọi người đều thấy vua A Xà Thế cùngquân dân từ xa đi đến.
ĐứcPhật bảo đại chúng : “ Nhơn duyên gần với vô thượngBồ Đề của tất cả chúng sanh không gì trước hơn bạnlành. Vì vua A Xà Thế nếu chẳng nghe lời Kỳ Bà, ngày mùngbảy tháng tới quyết định phải chết đọa địa ngục Atỳ.
VuaA Xà Thế lúc đi dọc đường được biết tin vua Tỳ LưuLy ngồi thuyền vào biển bị lửa cháy mà chết. Tỳ Kheo CùCa Ly, đất nứt, thân sống sa vào địa ngục A Tỳ. Còn TuNa Sát Đa gây tạo những tội ác đến ra mắt Phật các tộiđều đặng tiêu trừ. Vua nghe những tin nầy nói với KỳBà rằng : “ Nay ta dầu được nghe những tin ấy nhưngcòn chưa chắc. Khanh đến ngồi chung một thớt voi với ta.Giả sử ta bị đọa địa ngục trông mong khanh nắm giữ tachớ để ta bị đọa. Vì ngày trước ta từng nghe những ngườiđắc đạo chẳng vào địa ngục.”
Phậtbảo đại chúng : “ Vua A Xà Thế còn lòng nghi, nay Phật sẽlàm cho vua được tâm quyết định.”
TrongPháp hội có một vị Bồ Tát hiệu là Trì Nhứt Thiết bạchPhật rằng : Trước kia Phật nói tất cả pháp đều khôngcó tướng nhứt định, sắc không tướng nhứt định, nhẫnđến Niết Bàn cũng không tướng nhứt định. Tại sao hômnay nói rằng vì vua A Xà Thế
Làmcho được tâm quyết định ?
Phậtnói : Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện nam tử ! Nay Phật sẽlàm cho vua A Xà Thế có tâm quyết định, vì nếu tâm nghingờ của vua có thể phá hoại được, nên biết rằng tâmnầy là không quyết định. Nếu tâm của vua là quyết định,thời tội nghịch của vua làm sao tiêu tan được. Vì khôngquyết định nên có thể tiêu trừ tội nghiệp.
VuaA Xà Thế đến rừng Ta La Song Thọ ngước lên thấy đứcNhư Lai đủ ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp, dườngnhư tòa núi vàng ròng.
ĐứcThế Tôn cất tiếng phạm âm chào vua : “ Đại Vương !”
Lúcđó vua A Xà Thế nhìn ngó hai bên tự nghĩ rằng : Không rõai là Đại Vương trong đại chúng nầy. Ta là người nhiềutội lại không phước đức, đức Như Lai chẳng lẽ gọita là Đại Vương !
ĐứcNhư Lai lại lên tiếng gọi : “Đại Vương A Xà Thế!”
Vuanghe dứt lời trong lòng rất vui mừng nghĩ rằng : Nay đứcNhư Lai chiếu cố đến ta rõ là đức Như Lai có lòngđại bi bình đẳng đối với tất cả chúng sanh.
Vuabạch Phật rằng : “ Thế Tôn nay lòng tôi không cònnghi ngờ quyết định biết rằng đức Như Lai bậc Đại SưVô Thượng của tất cả chúng sanh.
CaDiếp Bồ Tát nói với Trì Nhất Thiết Bồ Tát : “ĐứcNhư Lai đã làm cho vua A Xà Thế được tâm quyết định.
VuaA Xà Thế bạch Phật : Thế Tôn ! Giả sử hôm nay tôi đượcngồi chung ăn uống với Phạm Vương, Đế Thích cũng chẳngvui mừng bằng một lời kêu gọi của đức Như Lai.
Vualiền đem những phan lọng hoa hương kỹ nhạc dâng lên Phật,đảnh lễ chân Phật đi nhiễu bên hữu ba vòng, rồi ngồiqua một phía. Phật nói : “ Nầy Đại Vương : Nay Phật sẽvì nhà vua mà nói pháp yếu. Nhà vua nên hết lòng lóng nghe!
Hạngphàm phu cần phải chuyên tâm quán sát nơi thân có hai mươiviệc : Một là trong thân của ta đây không có công đức vôlậu, hai là không căn lành, ba là chưa đặng điều thuận,bốn là sa rớt hầm sâu không chỗ nào chẳng đáng sợ, nămlà dùng phương tiện gì để thấy Phật tánh, sáu là tu thiềnđịnh thế nào để được thấy Phật tánh, bảy là sanh tửkhổ luôn không có thường không ngã không tịnh, tám là khóthoát khỏi tám nạn, chín là thường bị oan gia theo dỏi,mười là không có một pháp gì ngăn được những hữu lậu,mười một là chưa thoát khỏi ba đường ác, mười hai làđầy đủ những ác kiến, mười ba là chưa qua khỏi bờ ngũnghịch, mười bốn là chưa qua khỏi dòng sanh tử không bờ,mười lăm là chẳng tạo nghiệp lành chẳng được quả báolành , mười sáu là không có ta làm mà người khác chịu quả,mười bảy là chẳng gây nhơn vui thời trọn không quả vui,mười tám là đã tạo nghiệp thời quả báo trọn chẳng mất,mười chín là do vô minh mà sanh cũng do vô minh mà chết, haimươi là quá khứ vị lai và hiện tại thường buông lung phóngdật. Nầy Đại Vương ! Người phàm phu nên quán sát thânnầy có hai mươi điều như vậy. Do quán sát nầy nên chẳngưa thích sanh tử. Nếu chẳng ưa thích sanh tử thời đượcchỉ quán. Theo thứ tự quán tướng sanh, trụ, diệt nơi tâm.Quán định, huệ, tinh tấn, trì giới cũng như vậy. Quán tướngsanh trụ diệt rồi biết rõ tâm tướng nhẫn đến giới tướngthời trọn chẳng làm ác, không có sợ chết cũng không sợba ác đạo. Nếu chẳng chuyên tâm quán sát hai mươi điềunhư vậy thời tâm buông lung phóng dật không việc ác nàochẳng làm.
Vuathưa : “ Thế Tôn ! Như tôi hiểu nghĩa nơi lời Phật dạy: Từ trước tôi chưa từng quán sát hai mươi điều ấy, nêngây tạo những tội ác. Do đó nên sợ chết và sợ ba ácđạo.
BạchThế Tôn ! Tôi tự chuốc họa tạo tội ác lớn : Vua cha vôtội, tôi lại làm hại. Đối với hai mươi điều nầy tôidầu có quán sát hay không quán sát quyết định sẽ bị đọađịa ngục A Tỳ.
Phậtnói : “ Nầy Đại Vương ! Tất cả pháp, tánh tướng củanó đều vô thường không có quyết định. Sao nhà vua lạinói quyết định sẽ đọa địa ngục A Tỳ ?
Vuathưa : “Thế Tôn ! Nếu tất cả pháp không tướng nhất định,thời tội giết cha của tôi cũng sẽ không nhất định. Nếutội giết hại là nhứt định thời tất cả pháp chẳng phảilà nhứt định.
Phậtnói : “ Nầy Đại Vương ! Lành thay ! Lành thay ! Chư Phậtnói tất cả pháp đều không tướng nhứt định. Nhà vua lạicó thể rõ biết tội giết hại cũng chẳng nhứt định.
NầyĐại Vương ! Như lời nhà vua nói : Vua cha vô tội lại làmhại. Gì là cha ? Chỉ ở nơi danh từ giả, năm ấm chúng sanhmà vọng tưởng là cha. Trong thập nhị nhập cùng thập bátgiới, cái gì là cha ? Nếu sắc ấm là cha thời bốn ấm kialẽ ra không phải. Nếu bốn ấm là cha thời sắc ấm cũnglẽ ra không phải. Nếu sắc ấm cùng phi sắc hiệp lại làmcha thời không đúng lý, vì tánh của sắc cùng phi sắc vốnkhông hiệp.
NầyĐại Vương ! Chúng sanh phàm phu đối với sắc ấm nầy vọngtưởng là cha. Sắc ấm như vậy cũng không thể hại được.Vì sắc ấm có mười thứ, trong mười thứ nầy riêng sắclà có thể thấy có thể nắm lấy, có thể cân, có thể lường,có thể trói, có thể kéo. Dầu có thế thấy có thể trói,nhưng tánh của sắc vẫn chẳng trụ. Vì chẳng trụ nên khôngthể thấy được, cũng không thể nắm cầm cân lường kéodắt cột trói. Sắc tướng đã như vậy thời thế nào giếthại được. Nếu sắc là cha có thể giết hại mắc phảitội báo, thời chín thứ kia lẽ ra không phải là cha. Nếuchín thứ chẳng phải là cha thời lẽ ra không mắc tội.
NầyĐại Vương ! Sắc có ba thứ : Quá khứ vị lai và hiện tại.Quá khứ và hiện tại thời không thể giết hại. Vì quákhứ đã qua rồi, hiện tại lại niệm niệm diệt. Chỉ vìngăn vị lai không sanh nên gọi là giết. Một thứ sắc nhưvậy, hoặc có giết được, hoặc chẳng giết được. Chẳnggiết thời sắc chẳng nhất định. Nếu sắc chẳng nhấtđịnh thời giết cũng chẳng nhất định. Vì giết chẳngnhất định nên quả báo cũng chẳng nhất định. Sao nhà vualại nói quyết định đọa địa ngục ? Nầy Đại Vương! Tội nghiệp của tất cả chúng sanh tạo ra có hai thứ :Một là tội khinh, hai là tội trọng. Nếu tâm và khẩu gâytạo thời gọi là tội khinh, thân khẩu và tâm gây tạo thờigọi là tội trọng. Tâm nghĩ miệng nói mà thân chẳng làmthời mắc quả báo nhẹ. Ngày trước Đại Vương chẳng bảogiết, chỉ nói chặt chân. Đại Vương nếu truyền lệnh lậptức chém đầu vua cha, thị thần liền chém, còn chẳngmắc tội, huống là Đại Vương chẳng truyền lệnh. NếuĐại Vương mắc tội thời chư Phật lẽ ra cũng mắc tội.Vì Tiên Vương Tần Bà Ta La thường vun trồng những căn lànhnơi chư Phật, do đó nên ngày nay được làm vua. Nếuchư Phật chẳng thọ sự cúng dường thời Tiên Vương chẳngcó phước làm vua. Nếu Tiên Vương chẳng làm vua thời ĐạiVương đâu có vì nước mà giết hại. Nếu Đại vương giếtcha mà có tội, thời chư Phật chúng ta lẽ ra cũng có tội.Còn nếu chư Phật không mắc tội sao Đại Vương lại riêngmắc tội ư.
NầyĐại Vương ! Tiên Vương Tần Bà Ta La ngày trước có tâmác. Đi săn nơi núi Tỳ Phú La, tìm muông thú khắp nơi khôngđặng chỉ gặp một Tiên nhơn chứng ngũ thông, Tiên Vươnggiận nói bị người nầy nên hôm nay ta đi săn không gặpmuông thú. Tiên Vương đuổi đi rồi sai quan hầu theo giết.Lúc sắp chết Tiên nhơn sanh lòng oán giận, mất thần thông,thệ rằng : Ta thật vô tội, người dùng tâm khẩu giết hạita, đời sau ta cũng dùng tâm khẩu mà hại ngươi.
TiênVương nghe lời ấy trong lòng ăn năn bèn cúng dàng chôn cấttử thi.
Ngàytrước Tiên Vương như vậy còn được thọ báo nhẹ chẳngđọa địa ngục, huống là Đại Vương chẳng như vậy, TiênVương tự làm ra trở lại tự thọ lấy, sao nhà vua lại mắcphải tội giết hại.
Nhưnhàvua nói : Vua cha không tội. Nầy Đại Vương sao lại nóirằng không tội? Luận về người không nghiệp ác thời khôngtội báo, người có tội thời có tội báo. Tiên Vương kianếu vô tội thời đâu có thọ báo. Tiên Vương Tần Bà TaLa trong hiện đời cũng đặng quả lành cùng quả ác. Do đâynên Tiên Vương cũng là chẳng nhất định. Do vì chẳng nhấtđịnh nên giết hại cũng chẳng nhất định, giết hại đãchẳng nhất định sao nhà vua lại nói rằng quyết định đọađịa ngục.
NầyĐại vương ! Chúng sanh điên cuồng có bốn hạng: Mộtlà tham vọng mà điên cuồng, hai là bị thuốc mà điêncuồng, ba là bị bùa chú mà điên cuồng, bốn là do nghiệpduyên đời trước mà điên cuồng.
Tronghàng đệ tử Phật nếu mắc phải bốn chứng điên cuồngnầy, dầu tạo nhiều tội ác, ta trọn chẳng nhận ngườinầy là phạm giới. Người nầy tạo tội chẳng đọa ba đườngác. Lúc tâm tỉnh trở lại ta cũng chẳng gọi là phạm.
ĐạiVương vì tham ngôi Quốc Vương mà nghịch hại vua cha, do thamcuồng gây tạo sao gọi mắc tội. Như người say rượu giếthại thân mẫu, lúc đã tỉnh say sanh lòng hối hận, nghiệpgiết mẹ nầy cũng chẳng tội báo.
ĐạiVương nay tham say nơi ngôi vua, chẳng phải bổn tâm làm tộinghịch đó, sao lại bảo là mắc tội.
Vínhư nhà ảo thuật, nơi ngã tư đường dùng chú thuật hóara những thứ trai, gái, voi, ngựa, chuỗi ngọc, y phục. Ngườingu cho đó là thật, người trí biết chẳng phải thật.
Cũngvậy, sự giết hại, phàm phu cho là thật, chư Phật biếtlà chẳng phải thật.
Vínhư tiếng vang trong khe núi, người ngu cho là tiếng thật,người trí biết là chẳng phải thật, giết hại cũng nhưvậy, phàm phu cho là thật, chư Phật biết là chẳng phảithật.
Nhưcó kẻ oán thù giả đến gần gũi, người ngu si nhận làthật thân thuộc, người trí rõ biết là giả trá. Giết hạicũng như vậy, phàm phu cho là thật, chư Phật biết là chẳngphải thật.
Nhưngười soi gương tự thấy bóng mặt, người ngu cho là mặtthật, người trí rõ biết chẳng phải thật. Giết hại cũngnhư vậy, phàm phu cho là thật, chư Phật biết là chẳng phảithật.
Nhưánh nắng gợn lúc trời nắng gắt, người ngu đứng xa thấycho là nước, người trí rõ biết chẳng phải nước. Giếthại cũng như vậy, phàm phu cho là thật, chư Phật biết chẳngphải thật.
Nhưthành Càn Thát Bà, người ngu cho là thật, người trí rõ biếtchẳng phải thật. Sát hại cũng như vậy, phàm phu cho là thật,chư Phật biết chẳng phải thật.
Nhưngười ngủ mơ, thấy hưởng vui ngũ dục, người ngu cho làthật, người trí rõ biết chẳng phải thật. Giết hại cũngnhư vậy, phàm phu cho là thật chư Phật biết chẳng phảithật.
NầyĐại Vương ! Cách thức giết, nghiệp giết, ngườigiết,quả giết, nhẫn đến giải thoát, ta dầu rõ thấu tất cả,ta vẫn không có tội. Đại Vương dầu biết giết hại, nhưngsao lại có tội ?
Vínhư có người cai quản hãng rượu người nầy nếu khônguống thời cũng chẳng say. Lại như người biết lửa cũngchẳng bị đốt cháy. Đại Vương cũng như vậy, dầu biếtgiết hại nhưng sao lại có tội ?
NầyĐại Vương ! Có những chúng sanh lúc mặt trời mọc tạonhiều tội, lúc mặt trăng mọc lại đi trộm cướp, lúc mặttrời mặt trăng chẳng mọc thời chẳng làm việc ác, dầunhân mặt trời mặt trăng khiến người đó làm ác, nhưngmặt trời mặt trăng thật không mắc tội. Sát hại cũng nhưvậy, dầu nhân nơi Đại Vương nhưng Đại Vương thật khôngmắc tội.
Nhưtrong cung vua, thường truyền lệnh làm thịt dê, lòng vua vốnkhông nghi sợ , tại sao ở nơi vua cha riêng sanh lòng sợ, dầulà người cùng cầm súc có tôn ty sai khác, nhưng qúi sanh mạngcũng sợ chết không khác nhau. Cớ sao đối với loàidê lòng khinh không sợ, còn nói vua cha lòng trọng lo khổ.
Ngườiđời là tôi tớ của tham ái, bị tham ái sai khiến mà làmviệc giết hại, giả sử có quả báo thời là tội của thamái, Đại Vương bị sai sử thời có tội gì.
NhưNiết Bàn chẳng phải có chẳng phải không mà cũng là có.Sát hại cũng như vậy, dầu chẳng phải có chẳng phải khôngmà cũng là có. Người tàm quý thời là chẳng phải có, ngườikhông tàm quý thời là chẳng phảikhông, người thọ quảbáo thời gọi là có. Người chấp không thời là chẳng phảicó, người chấp có thời là chẳng phải không, người cóchấp cũng gọi là có. Vì người có chấp có thời mắc quảbáo, người không chấp có thời không mắc quả báo. Ngườichấp thường thời là chẳng phải có, người không chấpthường thời là chẳng phải không, người có thường kiếnthời chẳng đặng gọi là không, vì người có thường kiếnthời có nghiệp quả ác. Nên nghĩa nầy dầu chẳng phải cóchẳng phải không, mà cũng là có.
NầyĐại Vương ! Xét về chúng sanh gọi là hơi thở ra vào, vìlàm dứt hơi thở ra vào cho nên gọi là giết hại. Chư Phậtthuận theo thế tục cho nên cũng nói là giết hại !
NầyĐại Vương ! Sắc uẩn là vô thường, nhân duyên của sắccũng là vô thường, đã từ nhơn vô thường mà sanh, thờisắc uẩn sao lại là thường, nhẫn đến thức ấm cũng nhưvậy. Do vô thường nên khổ, do khổ nên không, do không nênvô ngã. Nếu khổ là vô thường, khổ, không vô ngã thờimón nào giết hại ? Giết hại vô thường đặng NiếtBàn thường, giết hại khổ đặng lạc, giết hại không đặngchân thật, giết hại vô ngã đặng chân ngã.
NầyĐại Vương ! Nếu giết vô thường, khổ, không, vô ngã thờicùng với Phật đồng. Phật cũng giết vô thường, khổ,không, vô ngã chẳng bị đọa vào địa ngục, Đại Vươngsao lại bị đọa?
Lúcđó vua A Xà Thế đúng theo lời Phật dạy quán sát sắc ấmnhẫn đến quán sát thức ấm. Vua quán sát như vậy rồi liềnbạch Phật : “Thế Tôn ! Nay tôi mới biết sắc là vô thườngnhẫn đến thức là vô thường. Trước kia nếu tôi biếtđược như vậy thời chẳng gây tạo tội nghịch.
BạchThế Tôn ! Tôi từng nghe chư Phật là cha mẹ của chúngsanh. Dầu nghe như vậy nhưng chưa có lòng tin chắc. Nay tôimới tin quyết định.
BạchThế Tôn ! Tôi cũng từng nghe núi Tu Di do bốn chất báu hiệpthành, là vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Nếu có loài chim đậuchỗ nào trên núi, màu chim liền đồng với màu núi, dầunghe như vậy tôi cũng chẳng tin chắc. Nay tôi đến trong pháphội của Phật liền được đồng màu sắc, nghĩa là tôirõ biết các pháp vô thường , khổ, không, vô ngã.
BạchThế Tôn ! Tôi thấy từ hột y lan mọc lên cây y lan chẳngthấy hột y lan mọc lên cây chiên đàn. Nay tôi mới đượcthấy từ hộy y lan mọc lên cây chiên đàn. Hột y lan chínhlà thân tôi, cây chiên đàn chính là tâm vô căn tín của tôi.Vô căn chính là từ trước tôi chẳng biết cung kính Như Lai,chẳng tin chánh pháp cùng tăng chúng, đây gọi là vô căn.
BạchThế Tôn ! Nếu tôi chẳng gặp đức Như Lai sẽ phải thọvô lượng khổ nơi đại địa ngục trong vô lượng vô sốkiếp. Nay tôi được gặp Phật trọn nên công đức, phá hoạitâm ác phiền não của chúng sanh.
Phậtnói : Lành thay ! Lành thay ! Nầy Đại Vương ! Nay Phật biếtnhà vua chắc chắn có thể phá hoại tâm ác của chúng sanh.”
BạchThế Tôn : Nếu tôi thật có thể phá hoại tâm ác của chúngsanh, thời tôi thường ở A Tỳ địa ngục trong vô lượngkiếp vì chúng sanh chịu mọi sự khổ não tôi cũng chẳnglấy làm khổ.
Lúcđó vô lượng nhân dân nước Ma Dà Đà đều phát tâm vôthượng Bồ Đề. Nhờ sự phát tâm của nhân dân, tội nặngcủa vua A Xà Thế liền nhẹ bớt.
Nhàvua cùng phu nhân các thể nữ đồng phát tâm vô thượng BồĐề.
VuaA Xà Thế bảo Kỳ Bà rằng : “ Nay ta chưa chết đã đặngthân trời, bỏ mạng ngắn đặng mạng trường thọ, bỏ thânvô thường đặng thân chân thường. Làm cho các chúng sanhphát tâm vô thượng Bồ Đề chính là thân trời, mạng trườngthọ, thân chân thường, cũng chính là đệ tử của tất cảchư Phật.
Nóixong, nhà vua bèn đem các thứ tràng báu, phan lọng báu, hươnghoa, chuỗingọc, kỹ nhạc cúng dường đức Phật.
Cúngdường xong nhà vua lại nói kệ tán thán :
Lờichân thật rất vi diệu, Khéo léo nơi câu cùng nghĩa. Tạngpháp rất sâu bí mật, Vì chúng sanh nên hiển bày. Bao nhiêulời dạy rộng rãi, Vì chúng sanh nên nói lược, Đầy đủnhững lời như vậy. Khéo chữa được bệnh chúng sanh. Nếucó các hàng chúng sanh, Đặng nghe lời dạy của Phật. Cólòng tin hoặc chẳng tin. Quyết định biết là lời Phật.Lời chư Phật thường dịu dàng. Vì chúng sanh nên nói thô.Lời thô cùng lời dịu dàng, Đều về đến đệ nhất nghĩa.Do cớ nầy nên hôm nay, Tôi quy y đức Thế Tôn. Như lời bìnhđẳng nhất vị. Dường như nước trong biển cả, Đây gọilà đệ nhất nghĩa, Nên không có lời vô nghĩa. Hôm nay đứcNhư Lai nói, Vô lượng vô số pháp yếu. Nam nữ già trẻ đượcnghe. Đồng thấy đặng đệ nhất nghĩa. Không có nhân cũngkhông quả, Không có sanh và không diệt, Đây gọi là ĐạiNiết Bàn, Người nghe phá kiết sử. Đức Như Lai vì tấtca,û Thường làm cha cùng mẹ lành, Nên biết các hàng chúngsanh, Đều là con của Như Lai. Đức Thế Tôn đại từ bi,Vì chúng sanh nên khổ hạnh, Như người bị ma quỷ dựa, Cuồngloạn tạo nhiều tội ác. Nay tôi đặng thấy Như Lai, Ba nghiệpđều được lành tốt, Nguyện đem những công đức nầy,Hồi hướng Phật đạo vô thượng.
Hômnay chỗ tôi cúng dường, Đức Phật pháp và chúng Tăng. Nguyệnđem những công đức nầy, Tam Bảo thường ở thế gian. Ngàynay chỗ tôi sẽ đặng, Tất cả vô lượng công đức, Nguyệndùng đây đễ phá hoại, Bốn thứ ma của chúng sanh. Ngàytrước tôi gặp bạn ác, Gây tạo tội nghiệp ba đời, Nayđối trước Phật sám hối, Nguyện sau nầy chẳng lại phạm.Cầu cho tất cả chúng sanh, Đều phát tâm đại Bồ Đề,Chuyên tâm thường siêng nghĩ nhớ, Tất cả chư Phật mườiphương. Lại nguyện tất cả chúng sanh. Phá hẳn nhữnggiặc phiền não, Được thấy Phật tánh rõ ràng. Như NgàiVăn Thù Bồ Tát.
ĐứcThế Tôn khen vua A Xà Thế : “Lành thay ! Lành thay ! Nếucó người phát được tâm vô thượng Bồ Đề, phải biếtngười nầy trang nghiêm chư Phật cùng đại chúng.
NầyĐại Vương ! Thuở xưa nhà vua ở trước Đức Phật Tỳ BàThi đã phát tâm vô thượng Bồ Đề, từ đó đến ngày naychưa từng bị đọa địa ngục, nên biết tâm Bồ Đề cóvô lượng quả báo lành như thế.
NầyĐại Vương ! Từ nay về sau nhà vua phải thường siêng tutâm Bồ Đề. Vì tu tâm Bồ Đề sẽ tiêu diệt đượcvô lượng tội ác.”
VuaA Xà Thế cùng nhân dân nước Ma Dà Đà đi nhiễu Phật bavòng, lễ từ trở về cung.
PhẩmThiên Hạnh như trong kinh Tạp Hoa đã nói.
HẾTPHẨM PHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI