- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMPHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI
(Hánbộ trọn quyển 14, 15, 16, 17 và phần đầu quyển thứ 18)
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : Thế Tôn ! Đệ nhất nghĩa đếcũng gọi là đạo, cũng gọi là bồ đề, cũng gọi là NiếtBàn. Nếu có Bồ Tát nói rằng có đắc đạo, có bồ đề,Niết Bàn thời là vô thường. Vì pháp nếu là thườntg thờichẳng thể đặng, dường như hư không, có ai được.
ThếTôn ! Như vật trong thế gian trước không nay có gọi đó làvô thường. Cũng vậy, nếu đạo là có thể được thờigọi là vô thường. Pháp nếu là thường thời không đặng,không sanh, dường như Phật tánh không đặng, không sanh.
ThếTôn ! Luận về đạo : Chẳng phải sắc, chẳng phải chẳngsắc, chẳng dài, chẳng vắn, chẳng phải cao, chẳng phảithấp, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng phải đỏ,chẳng phải trắng, chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳngphải có, chẳng phải không, cớ sao đức Như Lai nói là cóthể được. Bồ Đề cùng Niết Bàn cũng như vậy.
Phậtnói : “Phải lắm ! Phải lắm ! Nầy Thiện nam tử ! Đạocó hai thứ : Một là thường, hai là vô thường. Tướng BồĐề cũng có hai thứ : Một là thường, hai là vô thường.Niết Bàn cũng vậy.
Đạocủa ngoại đạo gọi là vô thường. Đạo của nội đạogọi là thường, Bồ Đề của Thanh Văn Duyên Giác là vô thường.Bồ Đề của Bồ Tát và chư Phật gọi là thường. Ngoạigiải thoát gọi là vô thường, Nội giải thoát gọi là thường.
Đạocùng Bồ Đề và Niết Bàn đều gọi là thường. Tất cảchúng sanh vì bị vô lượng phiền não che đậy không huệnhãn nên chẳng thể thấy được. Mà các chúng sanh vì muốnđược thấy nên tu giới, định, huệ. Do tu hành nên thấyđạo cùng Bồ Đề và Niết Bàn. Đây gọi là Bồ Tát chứngđặng đạo cùng Bồ Đề và Niết Bàn.
Tánhtướng của đạo thật chẳng sanh, chẳng diệt. Do nghĩa nầynên chẳng thể nắm lấy. Nầy Thiện nam tử ! Đạo dầu khônghình sắc thấy được, không thể cân lường biết. Nhưngthật có công dụng. Như tâm chúng sanh dầu chẳng phải sắc,chẳng phải dài, vắn, thô, tế, chẳng phải buộc chẳng phảimở. Chẳng phải là pháp có thể thấy nhưng cũng là có.
Donghĩa nầy nên đức Phật vì ông Tu Đạt Đa nói rằng : Nầytrưởng Giả ! Tâm là chúa trong thành. Trưởng Giả nếu chẳnggiữ gìn tâm thời chẳng giữ gìn thân miệng. Nều giữ gìntâm thời giữ gìn thân miệng. Bởi chẳng khéo giữ gìn thânmiệng nên làm cho chúng sanh sa đến ba ác thú. Giữ gìn thânmiệng thời làm cho chúng sanh đặng báo trời người và NiếtBàn. Chứng đặng gọi là chơn thật, còn chẳng chứng đặnggọi là chẳng chơn thật. Đạo cùng Bồ Đề và Niết Bàncũng như vậy : Cũng là có cũng là thường. Nếu như khôngcó làm sao có thể dứt được tất cả phiền não. Vì cónên tất cả Bồ Tát thấy biết rõ ràng.
NầyThiện nam tử ! Một là thấy tướng mạo, hai là thấy rõràng. Thế nào là thấy tướng mạo ? Như thấy khói đàngxa gọi là thấy lửa, kỳ thật chẳng thấy lửa, dầu chẳngthấy lửa, nhưng cũng chẳng phải là hư vọng. Thấy chim hạcbay trên không bèn nói là thấy nước. Dầu chẳng thấy nướcnhưng chẳng phải là hư vọng. Như thấy lá cây bèn nói làthấy gốc cây, dầu chẳng phải thấy gốc cây nhưng cũngchẳng phải là hư vọng. Như người thấy sừng trâu trongrào đằng xa bèn nói là thấy trâu, dầu chẳng thấy trâunhưng cũng chẳng phải là hư vọng. Như thấy người nữ thainghén bèn nói là thấy dục, dầu chẳng thấy dục, nhưng cũngchẳng phải là hư vọng. Như thấy cây mọc lá bèn nói làthấy nước, dầu chẳng thấy nước nhưng cũng chẳng phảilà hư vọng. Như thấy mây bèn nói là thấy mưa, dầu chẳngthấy mưa nhưng cũng chẳng phải là hư vọng. Như thấy thânnghiệp cùng khẩu nghiệp bèn nói là thấy tâm, dầu chẳngthấy tâm, nhưng cũng chẳng phải là hư vọng, đây gọi là thấy tướng mạo.
Thếnào là thấy rõ ràng ? Như mắt thấy sắc. Nầy Thiệnnam tử ! Như người có con mắt sáng tự xem trái A Ma Lặctrong bàn tay. Đại Bồ Tát thấy đạo Bồ Đề, Bồ Đề và Niết Bàn rõ ràng cũng như vậy, dầu thấy như vậy nhưngvẫn không có tướng thấy.
NầyThiện nam tử ! Do nhân duyên nầy ngày trước ta bảo Xá LợiPhất : Tất cả trong đời hoặc Sa Môn, Bà La Môn, hoặc trời,hoặc ma, hoặc Phạm Vương, hoặc người chỗ chẳng biết,chẳng thấy, chẳng hiểu, chỉ có đức Như Lai đều biếtthấy và hiểu, chư vị Đại Bồ Tát cũng như vậy. Còn nếutrong các thế gian chỗ biết thấy và hiểu, thời ta cùng BồTát cũng biết thấy và hiểu. Chúng sanh trong thế gian chỗchẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu, cũng chẳng tự biếtlà mình chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu. Chúng sanh trongthế gian chỗ biết thấy và hiểu bèn tự nói rằng tôi biếtthấy và hiểu. Đức Như Lai tất cả đều biết thấy vàhiểu, cũng chẳng tự nói rằng ta biết thấy và hiểu, tấtcả Bồ Tát cũng như vậy, vì nếu giả sử đức Như Lai còncó tướng biết thấy và hiểu, phải biết đó là chẳng PhậtThế Tôn mà là phàm phu, Bồ Tát cũng vậy.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : “ Như đức Thế Tôn bảo Xá LợiPhất : Thế gian biết ta cũng biết, thế gian chẳng biết tacũng biết rõ. Ý nghĩa đó thế nào ?
NầyThiện nam tử ! Tất cả thế gian chẳng biết, chẳng thấychẳng hiểu được Phật tánh. Nếu có biết thấy và hiểuPhật tánh thời chẳng gọi là thế gian mà là Bồ Tát. Ngườithế gian cũng lại chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu,mười hai loại kinh, mười hai nhơn duyên, bốn đảo, bốnđế ba mươi bảy phẩm, vô thượng Bồ Đề, Đại Niết Bàn,nếu biết, thấy và hiểu thời chẳng phải là thế gian nêngọi là Bồ Tát.
NầyThiện nam tử ! Đây gọi là thế gian chẳng biết, chẳng thấy,chẳng hiểu.
Thếnào là chỗ biết thấy và hiểu của thế gian ? Chính là PhạmThiên, Tự Tại Thiên, Bát Tý Thiên, tánh, thời, vi trần,pháp và phi pháp là chủ tạo hoá, chung thỉ của thế giới,hai kiến chấp đoạn thường, cho rằng sơ thiển đến trờiphi phi tưởng Là Niết Bàn.
NầyThiện nam tử ! Đây gọi là chỗ thấy, biết và hiểu củathế gian. Đại Bồ Tát đối với những việc như vậy cũngbiết thấy và hiểu. Bồ Tát thấy biết và hiểu như vậyrồi, nếu nói rằng chẳng biết chẳng thấy chẳng hiểu thờilà hư vọng. Hư vọng thời là tội. Do tội nầy phải đọađịa ngục.
NầyThiện nam tử ! Hoặc nam nữ, hoặc Sa Môn hay Bà La Môn nóirằng không có đạo Bồ Đề Niết Bàn. Phải biết bọn nầygọi là Nhứt Xiển Đề, là quyến thuộc của Ma, gọi làhủy báng chánh pháp. Hủy báng chánh pháp như vậy chính làhủy báng chư Phật. Người như vậy chẳng gọi là thế giancùng chẳng gọi là chẳng phải thế gian.
Lúcbấy giờ Ca Diếp Bồ Tát liền nói kệ tán thán Phật.
Đứcđại từ thương chúng sanh, Nên nay tôi quy y Phật. Khéo nhổnhững mũi tên độc, Nên hiệu là đại Y Vương. Y sĩ trongđời trị bịnh, Dầu lành nhưng sanh trở lại, Đức Như Laitrị lành hẳn, Rốt ráo chẳng còn phát sanh. Thuốc cam lộcủa Thế Tôn, Đem ban cho các chúng sanh, Chúng sanh đã uốngthuốc rồi, Thời chẳng chết cũng chẳng sanh. Đức Như Lainay vì tôi, Diễn nói kinh Đại Niết Bàn, Chúng sanh nghe tạngbí mật. Liền đặng chẳng sanh chẳng diệt.
Nóikệ xong, Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn! Như lờiPhật nói tất cả thế gian chẳng biết, thấy , hiểu, BồTát đều có thể biết, thấy, hiểu. Giả sử Bồ Tát làthế gian thời chẳng đặng nói rằng thế gian chẳng biếtchẳng thấy chẳng hiểu, mà Bồ Tát có thể biết thấy hiểu.Còn nếu Bồ Tát chẳng phải thế gian thời có tướng gìkhác ?
_ NầyThiện nam tử ! Bồ Tát cũng là thế gian cũng chẳng phảithế gian. Chẳng biết, thấy, hiểu gọi là thế gian. Biết, thấy, hiểu chẳng gọi là thế gian. Ông hỏi có tướnggì khác nay ta sẽ nói.
NầyThiện nam tử ! Hoặc nam nữ nếu có người mới nghe kinh ĐạiNiết Bàn nầy liền sanh lòng kính tin phát tâm vô thượngBồ Đề, đây gọi là thế gian Bồ Tát. Tất cả thế gianchẳng biết, thấy , hiểu, Bồ Tát nầy cũng chẳng biết,thấy, hiểu đồng như thế gian. Bồ Tát nghe kinh Đại NiếtBàn nầy rồi biết có sự mà thế gian chẳng biết, chẳngthấy, chẳng hiểu là chỗ biết, thấy, hiểu của Bồ Tát.Biết như vậy rồi liền tự nghĩ rằng : Tôi phải tu tậpthế nào để được biết thấy và hiểu ? Lại tự nghĩ :Chỉ phải thâm tâm tu trì tịnh giới.
NầyThiện nam tử ! Do nhơn duyên đó Bồ Tát nầy ở đời vịlai sanh vào chốn nào giới đức vẫn thường thanh tịnh.
NầyThiện nam tử ! Do giới thanh tịnh nên Đại Bồ Tát sanh vàochốn nào vẫn thường không kiêu mạn, tà kiến, nghi lầm.Không bao giờ cho rằng : Đức Như Lai rốt ráo nhập NiếtBàn. Đây gọi là Bồ Tát tu trì giới thanh tịnh.
Giớiđã thanh tịnh kế đến tu thiền định. Do tu thiền địnhnên đời đời chẳng mất chánh niệm : Tất cả chúng sanhđều có Phật tánh, mười hai bộ kinh, chư Phật Thế Tônthường, lạc, ngã, tịnh. Tất cả Bồ Tát an trụ nơi kinhPhương Đẳng Đại Niết Bàn đều thấy Phật tánh, nhữngviệc như vậy đời đời nhớ chẳng quên. Do tu chánh định,nên chứng đặng mười một pháp không. Đây gọi là Bồ táttu thanh tịnh.
Giớiđịnh đã đủ kế tu huệ thanh tịnh. Do tu huệ nên chẳngchấp trước trong thân có ngã, trong ngã có thân, là thân làngã, chẳng phải thân chẳng phải ngã. Đây gọi là Bồ Táttu tập huệ thanh tịnh. Do tu huệ nên giới cấm đang thọtrì bền chắc chẳng lay động.
Nhưnúi Tu Di chẳng bị bốn ngọn gió làm lay động. Cũng vậy,Đại Bồ Tát chẳng bị bốn thứ điên đảo làm lay động.
Bấygiờ Bồ Tát tự rõ biết rằng giới cấm của mình thọ trìkhông có lay động. Đây gọi là chỗ thấy biết của BồTát, chẳng phải là thế gian.
NầyThiện nam tử ! Bồ Tát thấy giới cấm của mình thọ trìbền chắc chẳng lay động thời tâm không hối hận. Vì khônghối hận nên tâm vui mừng. Vì vui mừng nên tâm thỏa thích.Vì thỏa thích nên tâm an ổn. Vì an ổn nên đặng chánh địnhvô động. Vì đặng chánh định vô động nên đặng tri kiếnchơn thật. Vì đặng tri kiến chơn thật nên nhàm lìa sanhtử. Vì nhàm lìa sanh tử bèn đặng giải thoát. Vì đặnggiải thoát nên thấy rõ Phật tánh. Đây gọi là chỗ thấybiết của Bồ Tát, chẳng phải là thế gian.
NầyThiện nam tử ! Như trên đây gọi là thế gian chẳng biếtchẳng thấy, mà là chỗ thấy chỗ biết của Bồ Tát.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : “Thế nào là Bồ Tát tu trì giớithanh tịnh tâm không hối hận nhẫn đến thấy rõ Phật tánh?”
_ NầyThiện nam tử ! Giới cấm của thế gian chẳng gọi là thanhtịnh. Vì giới cấm của thế gian để cầu pháp có, vì tánhbất định, vì chẳng rốt ráo, chẳng thể khắp vì tấtcả chúng sanh. Do nghĩa nầy nên gọi là chẳng thanh tịnh.Vì chẳng thanh tịnh nên có tâm hối hận. Vì hối hận nêntâm không vui mừng. Vì không vui mừng thì không thỏa thích.Vì không thỏa thích thời tâm không an ổn. Vì không an ổnnên không có chánh định bất động. Vì không chánh địnhbất động nên không có tri kiến chơn thật. Vì không tri kiếnchơn thật thì tâm không nhàm lìa. Vì không nhàm lìa thờikhông được giải thoát. Vì không giải thoát nên chẳng thấyPhật tánh. Vì không thấy Phật tánh nên trọn chẳng đặngĐại Niết Bàn. Đây gọi là giới cấm của thế gian chẳngthanh tịnh.
NầyThiện nam tử! Giới của Đại Bồ Tát thanh tịnh: Vì giớimà chẳng phải giới, vì chẳng phải là có, vì quyết địnhrốt ráo, vì lợi ích chúng sanh. Đây gọi là giới thanh tịnhcủa Bồ Tát.
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát ở trong giới thanh tịnh, dầuchẳng muốn sanh lòng không hối hận, nhưng lòng không hốihận tự nhiên sanh. Như người cầm gương sáng chẳng trôngmong thấy mặt mình mà ảnh của mặt mình tự nhiên hiện.
Nhưnhà nông đem giống gieo trong ruộng tốt, chẳng mong mõi mầmmộng mọc lên mà mầm mộng tự mọc. Lại cũng như thắpđèn chẳng muốn trừ tối mà tối tự mất.
ĐạiBồ Tát bèn giữ giới thanh tịnh tâm không hối hận tự nhiênsanh cũng như vậy, do thanh tịnh nên tâm đặng vui mừng.
Nhưngười xinh đẹp thấy diện mạo mình lòng sanh vui mừng, ngườitrì tịnh giới cũng như vậy.
NầyThiện nam tử ! Người phá giới thấy giới không thanh tịnhlòng không vui mừng, như người tàn tật xấu xa thấy diệnmạo mình lòng buồn bã.
Nhưhai cô gái chăn bò : Một người cầm bình đựng chất lạc,một người cầm bình đựng chất nước trái ép, đồng vàothành để bán, giữa đường vấp chân té hai bình đều bể.Một thời vui mừng, một thời rầu rĩ. Trì giới và phá giớimừng rầu cũng như vậy. Người trì tịnh giới tâm vuimừng. Vì vui mừng bèn suy nghĩ :
_ ChưPhật ở trong Niết Bàn nói rằng : Người có thể trì tịnhgiới thanh tịnh sẽ đặng Niết Bàn. Nay tôi tu tập tịnhgiới như vậy cũng đáng được đó. Do cớ nầy nên tâm thỏathích.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : Vui mừng cùng thỏa thích có saikhác gì ?
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát lúc chẳng làm ác gọi là vuimừng, lúc trì tịnh giới gọi là thỏa thích. Đại Bồ Tátlúc quán sát sanh tử gọi là vui mừng, lúc thấy Đại NiếtBàn gọi là thỏa thích. Bậc hạ gọi là vui mừng, bậc thượnggọi là thỏa thích. Lìa pháp thế gian gọi là vui mừng, đặngpháp bất cộng gọi là thỏa thích. Do giới thanh tịnh nênthân thể dịu dàng, miệng không nói lời thô ác lỗi lầm.Lúc bấy gìơ Bồ Tát hoặc thấy hoặc nghe, hoặc ngửi, hoặcnếm, hoặc xúc chạm, hoặc biết, đều không có các sự ác.Vì không ác nên tâm đặng an ổn. Vì an ổn nên đặng chánhđịnh . Vì đặng chánh định nên thấy biết chơn thật. Vìthấy biết chơn thật nên nhàm lìa sanh tử. Vì nhàm lìa sanhtử nên đặng giải thoát.Vì giải thoát nên thấy Phật tánh.Vì thấy Phật tánh nên đặng Niết Bàn. Đây gọi là BồTát trì tịnh giới, chẳng phải giới cấm thế gian. Vì ĐạiBồ Tát thọ trì tịnh giới có năm pháp tá trợ : Một làtín, hai là tàm, ba là quí, bốn là thiện tri thức, năm làtôn kính giới, do đã lìa ngũ cái, chỗ thấy thanh tịnh vìđã lìa năm ác kiến. Tâm không nghi hoặc vì đã lìa năm thứnghi: Một là nghi Phật, hai là nghi Pháp, ba là nghi Tăng, bốnlà nghi giới, năm là nghi chẳng phóng dật. Bồ Tát bèn đặngngũ căn : Tín niệm, tinh tấn, định và huệ. Vì đặng ngũcăn nên đặng năm thứ Niết Bàn : Sắc giải thoát nhẫn đếnthức giải thoát. Đây gọi Bồ Tát trì tịnh giới thanh tịnhchẳng phải thế gian vậy.
NầyThiện nam tử ! Đây là thế gian chẳng biết chẳng thấy màlà chỗ thấy biết của Bồ Tát.
Nếuhàng đệ tử của ta thọ trì đọc tụng biên chép, diễnthuyết kinh Đại Niết Bàn mà có phá giới. Bị người quởtrách khinh tiện hủy nhục và nói rằng : “Nếu tạng bímật của Phật, kinh Đại Niết Bàn có oai lực, sao lại làmcho người hủy phá giới cấm. Nếu người thọ trì kinh NiếtBàn nầy hủy phá giới cấm, nên biết kinh nầy là không cóoai lực nếu không oai lực dầu có đọc tụng cũng không lợiích”. Do vì khinh hủy kinh Đại Niết Bàn nên làm cho vô lượngchúng sanh đọa địa ngục. Người thọ trì kinh nầy mà hủyphá giới cấm là ác tri thức của chúng sanh, là quyến thuộccủa ma chẳng phải đệ tử của ta. Người như vậyta cũng chẳng cho thọ trì kinh nầy. Thà khiến họ chẳng thọchẳng trì, chẳng tu, chớ chẳng để họ hủy phá giới cấmmà tho ïtrì tu tập.
NầyThiện nam tử ! Nếu đệ tử ta thọ trì đọc tụng thơ tảdiễn thuyết kinh Niết Bàn phải chánh thân tâm cẩn thậnchớ cợt đùa, cử động khinh tháo thân không cợt đùa tâmkhông khinh động. Tâm cầu pháp có thời gọi là khinh độngthân tạo các nghiệp gọi là cợt đùa. Nếu đệ tử ta cầupháp có, tạo các nghiệp, thời không nên thọ trì kinh điểnĐại thừa Đại Niết Bàn nầy. Nếu người như vậy mà thọtrì kinh nầy, sẽ làm cho nhiều người khinh chê mà nói rằng: Nếu kinh Đại Niết Bàn, tạng bí mật của Phật có oailực, sao lại làm cho người cầu pháp có, gây tạo các nghiệp.Nếu người trì kinh nầy cầu pháp có, gây tạo các nghiệpdo đó biết rằng kinh nầy không có oai lực không oai lựcnên thọ trì cũng không lợi ích gì.
Dokhinh hủy kinh Đại Niết Bàn lại làm cho vô lượng chúngsanh đọa địa ngục. Người thọ trì kinh nầy nếu cầu phápcó, gây tạo các nghiệp, họ là ác tri thức của chúng sanh,là quyến thuộc của ma không phải đệ tử ta.
NầyThiện nam tử ! Nếu hàng đệ tử của ta thọ trì đọc tụngthơ tả diễn thuyết kinh Đại Niết Bàn nầy, không nên:Thuyết pháp phi thời, thuyết pháp phi xứ, không thỉnh màthuyết pháp, khinh tâm mà thuyết pháp, chỗ nào cũng thuyếtpháp, tự khen mình mà thuyết pháp, khinh người khác mà thuyếtpháp, diệt Phật mà thuyết pháp, hưng thạnh pháp thế gianmà thuyết pháp.
Nếuđệ tử của ta thọ trì kinh nầy mà thuyết pháp phi thờicho đến thuyết pháp để hưng thạnh pháp thế gian, mọi ngườisẽ khinh chê họ. Vì khinh chê kinh Đại Niết Bàn nên làmcho vô lượng chúng sanh đọa địa ngục. Người thọ trìkinh nầy mà như vậy thời là ác tri thức của chúng sanh,là quyến thuộc của ma, không phải đệ tử của ta.
NầyThiện nam tử ! Nếu người thọ trì kinh nầy, muốn giảngthuyết Đại Niết Bàn, muốn giảng thuyết Phật tánh,muốn giảng thuyết tạng bí mật của Như Lai, muốn giảngthuyết Đại Thừa, muốn giảng thuyết kinh Phương Đẳng ,muốn giảng thuyết Thanh Văn thừa, Bích Chi Phật thừa, muốngiảng thuyết giải thoát, thấy Phật tánh thời trước phảithanh tịnh thân của mình. Vì thân thanh tịnh thời ngườikhông quở trách. Vì không quở trách nên làm cho vô lượngchúng sanh có lòng tin thanh tịnh đối với kinh Đại NiếtBàn. Vì cóù lòng tin nên càng kính kinh nầy, nếu được nghemột kệ, một câu, một chữ và người thuyết pháp, thờiphát đặng tâm vô thượng Bồ Đề. Nên biết người nầythật là thiện tri thức của chúng sanh, là đệ tử của Phật.Đây gọi là Bồ Tát chẳng phải thế gian.
NầyThiện nam tử ! Đây gọi là thế gian chẳng biết chẳng thấymà là chỗ thấy chỗ biết của Bồ Tát.
NầyThiện nam tử ! Thế nào là tất cả thế gian chẳng thấychẳng biết, mà là chỗ thấy chỗ biết của Bồ Tát? Đâylà nói sáu chánh niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng,niệm giới, niệm thí, niệm thiên.
Thếnào là niệm Phật ? Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, MinhHạnh Túc, Thiện Thệ,Thế Gian Giải, Vô thượng Sĩ, ĐiềuNgự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, thường chẳngbiến đổi, đầy đủ mười trí lực, bốn môn vô sở úy,đại Sư Tử Hống, gọi là đại Sa Môn, đại Bà La Môn, đạitịnh, rốt ráo đến nơi bờ kia, đấng Vô Năng Thắng, đấngVô Kiến Đảnh, không có bố úy, chẳng kinh chẳng động,riêng một không bạn vô sư tự ngộ, trí mau lẹ, trí lớn,trí lanh lợi, trí sâu, trí giải thoát, trí bất cộng, trírộng khắp, trí rốt ráo, trí bảo thành tựu, tượng vươngtrong loài người, Ngưu vương trong loài người, Long vươngtrong loài người, trượng phu trong loài người, Liên Hoa trongloài người, hoa Phân Đà Lợi, Điều Ngự Nhơn Sư, làđại thí chủ bực thầy đại pháp, hiệu đại pháp sư, vìbiết pháp, vì biết nghĩa, vì biết thời, vì tri túc, vì tringã, vì biết đại chúng, vì biết chủng tánh của chúng sanh,vì biết căn tánh lợi độn, vì nói trung đạo, do những cớnầy nên hiệu là đại pháp sư.
Thếnào gọi là Như lai ? Như chỗ thuyết pháp của chư Phật quákhứ chẳng biến đổi. Chư Phật quá khứ vì độ chúng sanhnên nói mười hai bộ kinh. Đức Như Lai cũng vậy nên hiệulà Như Lai. Chư Phật Thế Tôn từ sáu môn Ba La Mật, ba mươibảy phẩm trợ đạo, mười một pháp không mà đến ĐạiNiết Bàn. Đức Như Lai cũng vậy, nên gọi Phật là Như Lai.Chư Phật Thế Tôn vì chúng sanh nên tùy nghi phương tiện khaithị ba thừa, thọ mạng vô lượng không thể tính đếm. ĐứcNhư Lai cũng vậy nên gọi Phật là Như Lai.
Thếnào là Ứng ? Pháp thế gian đều gọi là oan gia, vì đứcNhư Lai ứng phá hoại pháp ấy nên gọi là ứng. Luận vềtứ ma là oan gia của Bồ Tát, chư Phật Như Lai lúc làm BồTát, có thể dùng trí huệ phá hoại bốn thứ ma nên gọilà Ứng. Lại Ứng gọi là viễn ly, lúc làm Bồ Tát nên phảixa lìa vô lượng phiền não nên gọi là Ứng. Lại Ứng gọilà lạc, chư Phật quá khứ lúc làm Bồ Tát dầu trong vô lượngvô số kiếp vì chúng sanh mà thọ những khổ não, nhưng trọnkhông khi nào là không vui, mà thường vui đó nên gọi là Ứng.Và lại tất cả nhơn thiên nên đem các thứ hoa, hương , chuỗingọc, tràng phan, kỹ nhạc để cúng dường đó nên gọi làỨng cúng.
Thếnào gọi là Chánh Biến Tri ? Chánh là nói chẳng điên đảo.Biến tri là thông đạt tất cả bốn thứ điên đảo. Lạichánh là nói khổ hạnh. Biến tri là biết nhơn nơi khổ hạnhquyết định có quả khổ. Lại chánh là nói trong thế gian.Biến tri là rốt ráo quyết định biết tu tập trung đạothời đặng vô thượng Bồ Đề. Lại chánh nói có thể đếm,có thể lường có thể cân. Biến tri là chẳng thể đếm,chẳng thể lường, chẳng thể cân vì thế nên gọi Phậtlà Chánh Biến Tri.
NầyThiện nam tử ! Thanh Văn Duyên Giác cũng có biến tri, cũngchẳng biến tri. Vì biến tri là nói ngũ ấm, thập nhị nhập,thập bát giới. Thanh Văn Duyên Giác cũng đặng biến tri, đâygọi là có biến tri. Giả sử hàng nhị thừa trong vô lượngkiếp quán sát một sắc ấm cũng chẳng thể biết đượchết, do nghĩa nầy nên hàng Thanh Văn Duyên Giác không có biếntri.
Thếnào là Minh Hạnh Túc ? “Minh” là nói đặng vô lượng quảlành. “Hạnh” là chân cẳng. Quả lành gọi là vô thượngBồ Đề. Chân cẳng là nói giới huệ. Nương nơi chân giớihuệ mà đặng vô thượng Bồ Đề, vì thế nên gọi là MinhHạnh Túc. Lại minh gọi rằng “chú”, hạnh gọi rằng “kiết”,túc gọi rằng “quả”, đây là nghĩa thế gian. “Chú’là nói giải thoát, “Kiết’ là vô thượng Bồ Đề, “Quả”là nói Đại Niết Bàn, vì thế nên gọi là Minh Hạnh Túc.Lại “minh” là quang, “hạnh” là nghiệp, “túc” là quả,đây là nghĩa thế gian. “Quang” là nói chẳng phóng dật,“Nghiệp” là nói sáu môn Ba La Mật, “Quả” là nói vôthượng Bồ Đề. Và lại “Minh” là tam minh : Một là BồTát minh, hai là chư Phật minh, ba là vô minh minh. Bồ Tát minhlà Bát Nhã Ba La Mật. Chư Phật minh là Phật nhãn, vô minhminh là rốt ráo không. “Hạnh” là trong vô lượng kiếpvì chúng sanh nên tu tập các nghiệp lành. “Túc” là thấyrõ Phật tánh . Do nghĩa nầy nên gọi là Minh Hạnh Túc.
Thếnào là Thiện Thệ ? “Thiện” là cao, “Thệ’ là chẳngcao, đây là nghĩa thế gian. “Cao” gọi là vô thượng BồĐề. “Chẳng cao” chính là tâm Như Lai. Nầy Thiện nam tử! Tâm nếu cao thời chẳng gọi là Như Lai, vì thế nên NhưLai gọi là Thiện Thệ. Lại “Thiện” là thiện tri thức,“Thệ:” là quả thiện tri thức, đây là nghĩa thế gian.Thiện tri thức là sơ phát tâm, quả của thiện tri thức làĐại Niết Bàn. Như Lai chẳng bỏ sự phát tâm tối sơ nênđặng Đại Niết Bàn, vì thế nên Như Lai hiệu là ThiệnThệ. Và lại “thiện” gọi là tốt, “thệ” gọi là có,đây là nghĩa thế gian. “Tốt” là nói thấy Phật tánh,“có” là nói Đại Niết Bàn thiệt chẳng phải có, chưPhật vì thế gian mà nói là có. Như người đời thiệt khôngcó con mà nói là có con, thiệt không có đạo mà nói là cóđạo. Nhơn thuận theo thế gian mà nói là có Niết Bàn. ChưPhật Thế Tôn thành Đại Niết Bàn nên gọi là Thiện Thệ.
Thếnào là Thế Gian Giải ? Thế gian là nói ngũ ấm, giải làrõ biết. Chư Phật khéo biết ngũ ấm nên hiệu là Thế GianGiải. Lại thế gian là nói ngũ dục, giải là chẳng tham đắm.Chẳng tham đắm ngũ dục nên hiệu là Thế Gian Giải. Lạithập phương vô lượng vô số thế giới tất cả hàng ThanhVăn Duyên Giác chẳng biết chẳng thấy chẳng hiểu, chư Phậtđều biết đều thấy đều hiểu, vì thế nên Phật hiệulà Thế Gian Giải. Lại thế gian là tất cả phàm phu, giảilà biết nhơn quả thiện ác của phàm phu, chẳng phải hàngThanh Văn Duyên Giác biết được, duy Phật có thể biết nênPhật hiệu là Thế Gian Giải. Lại thế gian là Liên Hoa, giảilà nói chẳng ô nhiễm, đây là nghĩa thế gian. Liên Hoa lànói Như Lai, đức Như Lai chẳng bị tám pháp thế gian làmô nhiễm, nên Phật hiệu là Thế Gian Giải. Lại chư PhậtBồ Tát thấy rõ thế gian nên hiệu là Thế Gian Giải.Như nhơn ăn mà đặng sống nên gọi ăn là mạng sống. Cũngvậy, chư Phật và Bồ Tát vì thấy rõ thế gian nên hiệulà Thế Gian Giải.
Thếnào là Vô Thượng Sĩ ? Thượng Sĩ gọi là dứt, không chỗdứt gọi là Vô Thượng Sĩ. Chư Phật Thế Tôn không có phiềnnão nên không chỗ dứt, vì thế Phật hiệu là Vô ThượngSĩ. Lại Thượng Sĩ là nói tránh tụng, Vô Thượng Sĩ làkhông có tránh tụng. Như Lai không tránh tụng nên hiệu làVô Thượng Sĩ. Lại Thượng Sĩ là lời nói có thể phá hoại,Vô Thượng Sĩ là lời nói chẳng thể phá hoại. Lời nóicủa Như Lai không ai phá được nên hiệu là Vô Thượng Sĩ.Lại Thượng Sĩ là nói bậc thượng tòa, Vô Thượng Sĩ lànói bậc vô thượng tòa. Chư Phật ba đời không có ai hơnnên hiệu là Vô Thượng Sĩ. Lại nữa “thượng” là mới,“sĩ” la cũ. Chư Phật Thế Tôn thể chứng Đại Niết Bànkhông mới không cũ nên hiệu là Vô Thượng Sĩ.
Thếnào là Điều Ngự Trượng Phu ? Tự mình đã là Trượng Phu,lại điều phục trượng phu khác.
NầyThiện nam tử ! Như Lai thật chẳng phải trượng phu,cũng chẳng phải chẳng trượng phu, nhơn điều phục trượngphu nên gọi Như Lai là trượng phu. Tất cả nam nữ nếu đủbốn pháp thời gọi là trượng phu : Một là gần thiện trithức, hai là có thể nghe pháp, ba là tư duy nghĩa, bốn làđúng như pháp tu hành. Nếu nam nữ nào không có bốn phápnầy thời chẳng được gọi là trượng phu. Vì thân dầulà trượng phu mà hành vi đồng như súc sanh. Như Lai điềuphục những nam nữ ấy nên Phật hiệu là Điều Ngự trượngPhu. Lại như điều khiển ngựa phàm có bốn cách: Một làchạm đến lông, hai là chạm đến da, ba là chạm đến thịt,bốn là chạm đến xương, tùy chỗ chạm đến vừa ý ngườiđiều khiển. Cũng vậy, Như Lai dùng bốn cách điềuphục chúng sanh : Một là vì chúng sanh mà giảng thuyết vềsanh khổ khiến lãnh thọ lời Phật, như cách chạm lông thờingựa tuân theo ý người điều khiển. Hai là giảng thuyếtsanh tử bèn lãnh thọ lời Phật, như chạm đến lông da thờingựa tuân theo ý người điều khiển. Ba là giảng nói sanhcùng lão bịnh bèn lãnh thọ lời Phật, như chạm đến lông,da, thịt, thời ngựa tuân theo ý người điều khiển. Bốnlà giảng nói sanh, lão, bịnh và tử bèn lãnh thọ lời Phật,như chạm đến lông, da, thịt, xương, thời ngựa tuân theoý người điều khiển.
NầyThiện nam tử! Người điều khiển ngựa không có quyếtđịnh. Như Lai điều phục chúng sanh quyết định chẳng luốngnên Phật hiệu là Điều Ngự Trượng Phu.
Thếnào là Thiên Nhơn Sư ? Sư có hai hạng : Một là dạy điềulành, hai là dạy điều ác. Chư Phật và Bồ Tát thường đempháp lành dạy bảo chúng sanh. Pháp lành là nói thân, khẩu,ý đều lành. Chư Phật Bồ Tát dạy bảo chúng sanh:Các người nên xa nghiệp chẳng lành nơi thân, vì nghiệp ácnơi thân là thứ có thể xa lìa, để được giải thoát, nênta đem pháp nầy dạy các ngươi. Nếu nghiệp ác chẳng thểxa lìa để được giải thoát, thời ta trọn chẳng dạy cácngươi. Các chúng sanh nếu lìa ác nghiệp rồi thời không bịđọa ba ác đạo. Do lìa ác nên thành Vô Thượng BồĐề đặng Đại Niết Bàn. Vì thế nên chư Phật và Bồ Tátthường đem pháp lành nầy giáo hoá chúng sanh. Khẩu và ýcũng như vậy. Vì thế Phật là Vô Thượng Sư. Lại xưa chưađặng đạo nay đã đặng đạo đó, đem đạo đã đặng dạycho chúng sanh. Từ trước tới nay chưa tu phạm hạnh nay đãtu xong, đem chỗ tu của mình dạy cho chúng sanh. Tự phá vôminh, lại phá vô minh cho chúng sanh. Tự đặng tịnh nhãn lạilàm cho chúng sanh cũng đặng tịnh nhãn. Tự biết rõ hai đếlý lại vì chúng sanh mà giảng thuyết hai đế lý. Đã tựgiải thoát lại vì chúng sanh nói pháp giải thoát. Tự quakhỏi sông lớn sanh tử không ngằn mé lại làm cho chúngsanh đều được qua khỏi.
Tựđược vô úy lại dạy chúng sanh làm cho không còn sợ sệt.Tự đã được Niết Bàn lại vì chúng sanh nói Đại NiếtBàn. Vì thế nên Phật hiệu là Vô Thượng Sư.
“Thiên” là nói ban ngày. Trên trời ngày dài đêm ngắn nêngọi là thiên. Lại : “thiên” là nói không sầu não thườngvui sướng nên gọi là thiên. Lại “thiên” là nói đèn sángcó thể phá đen tối thành sáng suốt nên gọi là thiên. Cũngbởi có thể phá nghiệp ác tối tăm đặng nghiệp lành sanhlên trời nên gọi là “thiên”. Lại vì kiết tườngnên gọi là : “thiên”, Lại vì có ánh sáng nên gọi là“ thiên”.
Nhơnlà nói, là có thể nhiều suy nghĩ nghĩa lý. Lại nhơn là thânkhẩu dịu dàng. Lại nhơn là nói kiêu mạn. Lại nhơn là nóicó thể phá kiêu mạn.
NầyThiện nam tử ! Chư Phật dầu là đại sư vô thượngcủa tất cả chúng sanh, nhưng trong kinh nói là Thiên Nhơn Sư,vì trong các loài chúng sanh chỉ có người cùng trời có thểphát tâm vô thượng Bồ Đề, có thể tu mười nghiệp đạolành, có thể đặng quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quảA Na Hàm, quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, chứng đặng vôthượng Bồ Đề. Vì thế nên Phật hiệu là Thiên Nhơn Sư.
Thếnào là Phật, Phật gọi là giác, đã tự giác ngộ lại cóthể giác ngộ người khác. Như có người rõ biết kẻ giặccướp, thời giặc cướp không hại được. Đại Bồ Tátcó thể rõ biết tất cả vô lượng phiền não. Vì rõ biếtnên các phiền não không làm não được. Do đây nên gọi làPhật. Do vì giác ngộ nên chẳùng sanh, chẳng lão, chẳng bịnh,chẳng tử, do đây gọi là Phật.
Phậthiệu là Bà Dà Bà, “ Bà Dà” là phá, “ Bà’ là phiềnnão. Có thể phá phiền não nên hiệu Bà Dà Bà. Lại có thểthành tựu các pháp lành, lại có thể hiểu rõ nghĩa củacác pháp lại có công đức lớn không ai hơn, lại có tiếngđồn khắp mười phương, lại có thể bố thí tất cả, lạitrong vô lượng a tăng kỳ kiếp lìa nữ căn.
NầyThiện nam tử ! Hoặc nam hoặc nữ có thể niệm Phật nhưvậy, lúc đi đứng, lúc ngồi nằm, hoặc ban ngày, hoặc banđêm, lúc tối, lúc sáng, thường đặng chẳng lìa thấy PhậtThế Tôn.
NầyThiện nam tử ! Cớ sao gọi rằng Như Lai Ứng Cúng Chánh BiếnTri nhẫn đến Bà Dà Bà mà có vô lượng công đức cùng tiếngtăm lớn như vậy ? Đại Bồ Tát trong vô lượng vô số kiếptrước, cung kính cha mẹ, hòa thượng sư trưởng, thượngtọa, trưởng lão. Trong vô lượng kiếp thường vì chúng sanhmà thật hành hạnh Bố Thí, trì Tịnh Giới, tập Nhẫn Nhục,siêng Tinh tấn, Thiền định, Trí Huệ, Đại Từ, ĐạiBi, Đại Hỷ, Đại Xả, vì thế nên ngày nay đặng ba mươihai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân kim cương. Và lạiBồ Tát trong vô lượng vô số kiếp trước tu tập ngũ căn: Tín, niệm, Tấn, Định, Huệ, cung kính cúng dàng cácbực sư trưởng, thường vì pháp, chẳng vì ăn. Bồ Tát nếutrì mười hai loại kinh, hoặc đọc tụng, thường muốn chochúng sanh đặng giải thoát an ổn vui sướng, trọn chẳngvì mình. Tại sao vậy? Vì Bồ tát thường tu tâm xuất thếvà tâm xuất gia, lại thường tu tâm vô vi, tâm vô tránh, tâmvô cấu, tâm vô phược, tâm vô thủ, không tâm che đậy, khôngtâm vô ký, không tâm sanh tử, không tâm nghi, không tâm tham,không tâm sân, không tâm si, không tâm kiên mạn, không tâmuế trược, không tâm phiền não, không tâm khổ, tu tâmvô lượng, tâm quảng đại, tâm hư không, tâm không, khôngtâm không, không tâm chẳng điều phục, không tâm chẳng hộtrì, không tâm che giấu, không tâm thế gian, tâm thường định,tâm thường tu, tâm thường giải thoát, tâm không báo đền,tâm khôâng nguyện cầu, tâm nguyện lành, tâm không nói năng,tâm nhu nhuyến, tâm chẳng trụ, tâm tự tại, tâm vô lậu,tâm đệ nhất nghĩa, tâm bất thối, tâm vô thượng, tâm chánhtrực, tâm không dua vạy, tâm không đa thiểu, tâm không ươngngạnh, tâm không phàm phu, không tâm Thanh Văn, không tâm DuyênGiác, tâm biết lành, tâm biết cõi, tâm biết sanh cõi nào,tâm biết ở cõi nào, tâm biết cõi tự tại. Vì ngày trướctu những tâm nầy nên nay đặng mười trí lực, bốn vô sởúy, đại từ bi, tam niệm xứ, thường, lạc, ngã, tịnh, dođây hiệu là Như Lai nhẫn đến Bà Dà Bà. Đây gọi là ĐạiBồ Tát niệm Phật.
Thếnào là Đại Bồ Tát niệm Pháp? Đại Bồ Tát suy nghĩ giáopháp của chư Phật nói ra rất vi diệu hơn tất cả. Do phápnầy có thể làm cho chúng sanh đặng quả hiện tại, chỉcó chánh pháp nầy không thuộc thời gian, pháp nhãn ngó thấy,nhục nhãn không thấy được. Chẳng thể dùng thí dụ đểso sánh. Chánh pháp nầy chẳng sanh, chẳng xuất, chẳng trụ,chẳng diệt, không thỉ , không chung, vô vi, vô số, kẻ khôngnhà thời làm nhà cho họ, kẻ không chỗ về thời làm chỗvề, không ánh sáng thời làm ánh sáng , không đến bờ kiathời làm cho đến bờ kia, chỗ không mùi thơm thời làm mùithơm vô ngại, kẻ không nhìn thấy thời làm cho nhìn thấyrõ ràng. Chánh pháp nầy chẳng động, chẳng chuyển, chẳngdài, chẳng ngắn, dứt hẳn sự vui mà thường an vui, rốtráo vi diệu, chẳng phải sắc đã dứt sắc thức mà cũnglà thức, chẳng phải nghiệp đã dứt nghiệp, chẳng phảikiết sử, đã dứt kiết sử, chẳng phải vật đã dứt vậtmà cũng là vật, chẳng phải giới đã dứt giới mà cũnglà giới, chẳng phải hữu đã dứt hữu mà cũng là hữu,chẳng phải nhập đã dứt nhập mà cũng là nhập, chẳng phảinhơn đã dứt nhơn mà cũng là nhơn, chẳng phải quả đã dứtquả mà cũng là quả, chẳng phải hư, chẳng phải thiệt dứttất cả thiệt mà cũng là thiệt, chẳng phải sanh chẳng phảidiệt dứt hẳn sanh diệt mà cũng là diệt, chẳng phải tướngchẳng phải phi tướng dứt tất cả tướng mà cũng là tướng,chẳng phải dạy dỗ, chẳng phải không dạy dỗ mà cũng làthầy dạy, chẳng phải sợ chẳng phải an dứt tất cả sợmà cũng là an, chẳng phải nhẫn chẳng phải không nhẫn, dứthẳn sự chẳng nhẫn mà cũng là nhẫn, chẳng phải dừng ởchẳng phải không dừng ở dứt tất cả dừng ở mà cũnglà dừng ở trên đảnh tất cả pháp. Chánh pháp nầy đềucó thể dứt hẳn tất cả phiền não, thanh tịnh vô tướng,thoát hẳn các tướng, là chổ ở rốt ráo của vô lượngchúng sanh. Có thể diệt tất cả ngọn lửa sanh tử,là chỗ đi và ở của chư Phật, là thường còn chẳng biếnđổi. Đây gọi là Bồ Tát niệm Pháp.
Thếnào là niệm Tăng ?
ChưPhật Thánh Tăng đúng như Pháp mà trụ thọ trì chánh pháptùy thuận tu hành, chẳng thể nhìn thấy, chẳng thể cầmnắm, chẳng thể phá hoại, chẳng thể nhiễu hại, chẳngthể nghĩ bàn, là ruộng phước tốt của tất cả chúng sanh.Dầu là ruộng phước nhưng không thọ, không lấy, thanh tịnh,không nhơ, vô lậu, vô vi, rộng khắp vô biên, tâm điều nhubình đẳng không hai, không có loạn trược thường chẳngbiến đổi. Đây gọi là niệm Tăng.
Thếnào là niệm giới ?
BồTát suy nghĩ có giới, chẳng phá, chẳng lậu, chẳng hoại,chẳng tạp, dầu không hình sắc mà nên hộ trì, dầu khôngxúc đối nhưng khéo tu phương tiện có thể đặng đầy đủkhông có lỗi lầm, là chỗ mà chư Phật Bồ tát ngợikhen là nhơn của Đại Thừa Phương Đẳng Đại Niết Bàn.Như mặt đất, ghe thuyền, chuỗi ngọc, dòng họ tôn qúy,biển lớn, nước tro, nhà cửa, gươm đao, cầu kỳ, lươngy, thuốc hay, thuốc A Dà Đà, như ý bảo châu, chân, mắt,cha mẹ, bóng mát, không ai trộm cướp được, không ai nhiễuhại được, lửa không cháy được, nước không trôi được,là thang bậc lên núi lớn, là tràng báu của chư Phật BồTát, nếu trụ nơi giới nầy thời đặng quả Tu Đà Hoàn.Tôi cũng có phần nầy nhưng tôi chẳng cầu, vì nếu tôi đặngquả Tu Đà Hoàn thời không thể độ khắp tất cả chúngsanh. Nếu trụ nơi giới nầy đặng vô thượng Bồ Đề, thờitôi cũng có phần, đây là chỗ mong muốn của tôi: Vì nếuđặng vô thượng Bồ Đề, tôi sẽ vì chúng sanh giảng thuyếtdiệu pháp để cứu độ. Đây là Đại Bồ Tát niệm giới.
Thếnào là niệm thí ?
ĐạiBồ Tát quán sát kỹ hạnh Bố Thí là nhơn của vô thượngBồ Đề. Chư Phật và Bồ Tát tu tập hạnh Bố Thí như vậy,tôi cũng tu tập như vậy. Nếu chẳng Bố Thí thời không thểtrang nghiêm bốn bộ chúng. Bố Thí dầu không thể rốt ráodứt kiết sử, mà có từ phá hiện tại phiền não. Do vìBố Thí nên thường được chúng sanh trong vô lượng thếgiới ở mười phương khen ngợi Đại Bồ Tát Bố Thívật thực cho chúng sanh thời là Bố Thí mạng sống cho chúngsanh. Do quả báo bố thí nên lúc thành Phật thường chẳngbiến đổi. Do Bố Thí làm chúng sanh an vui nên lúc thành Phật đặng an vui. Lúc Bố Thí, Bồ Tát cầu của cải đúngpháp, chẳng lánh người kia để cho người nầy, vì thế nênlúc thành Phật đặng thanh tịnh Niết Bàn. Lúc Bố Thí, BồTát làm cho chúng sanh chẳng cầu mà đặng, nên lúc thành Phậtđặng ngã tự tại. Vì Bố Thí làm cho người khác đặngsức khỏe, nên lúc thành Phật chứng đặng mười trí lực.Vì Bố Thí làm cho người đặng nói năng, nên lúc thành Phật đặng bốn môn vô ngại. Chư Phật và Bồ Tát tu tập hạnhBố Thí nầy làm nhơn Niết Bàn, tôi cũng tu tập hạnh BốThí như vậy để làm nhơn Niết Bàn.
Nóirộng hạnh Bố Thí như trong kinh Tạp Hoa.
Thếnào là niệm Thiên ?
Cócõi trời Tứ Thiên Vương nhẫn đến cõi trời Phi Tưởng,Phi Phi tưởng. Nếu có tín tâm đặng sanh cõi trời Tứ ThiênVương v.v… Tôi cũng có phần. Nếu giới, đa văn, bố thí,trí huệ đặng sanh cõi trời Tứ Thiên Vương nhẫn đến cõitrời phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, tôi cũng có phần nhưng chẳngphải chỗ mong muốn của tôi. Vì trời Tứ Thiên Vươngnhẫn đến trời Phi Phi Tưởng đều là vô thường. Vì vôthường nên có sanh già bịnh chết, do lẽ nầy nên chẳngphải là chỗ tôi mong muốn. Như ảo thuật biến hoá phỉnhgạt người ngu, người trí không bị lầm. Phàm phu ngu mêham muốn cõi trời Tứ Thiên Vương nhẫn đến trời Phi Tưởng,Phi Phi Tưởng. Tôi chẳng đồng với phàm phu. Tôi từng nghecó trời đệ nhứt nghĩa, chính là chư Phật và Bồ tát thườngchẳng biến đổi. Vì thường trụ nên chẳng có sanh, lão,bịnh, tử. Tôi vì chúng sanh mà cần cầu trời đệ nhứtnghĩa vì trời đệ nhứt nghĩa có thể làm cho chúng sanh dứttrừ phiền não, như cây như ý. Nếu tôi có tín, niệm, tấn,định và huệ thời có thể đặng trời đệ nhứt nghĩa nầy.Tôi sẽ vì chúng sanh giảng thuyết phân biệt trời đệ nhứtnghĩa. Đây gọi là Đại Bồ Tát niệm Thiên.
NầyThiện nam tử ! Đây là thế gian chẳng biết chẳng thấy,mà là chỗ thấy biết của Bồ Tát.
NầyThiện nam tử ! Nếu đệ tử của ta cho rằng thọ trì đọctụng biên chép diễn thuyết mười hai bộ kinh cùng với thọtrì đọc tụng biên chép diễn thuyết kinh Đại Niết Bànđồng nhau, nói như vậy không đúng nghĩa. Vì Đại Niết Bànlà tạng bí mật rất sâu của tất cả chư Phật Thế Tôn,đây thời là hơn tất cả. Do nghĩa nầy nên kinh Đại NiếtBàn rất lạ, rất đặc biệt chẳng thể nghĩ bàn.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : “Tôi cũng biết kinh Đại NiếtBàn là rất lạ, rất đặc biệt chẳng thể nghĩ bàn. Phật,Pháp, Tăng chẳng thể nghĩ bàn. Bồ Tát, Bồ Đề, Đại BátNiết Bàn cũng chẳng thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn ! Do nghĩagì lại nói Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn?
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát không ai giáo hóa mà có thểtự phát tâm Bồ Đề, đã phát tâm rồi tinh tấn siêng tu.Giả sử lửa lớn đốt cháy thân thể, trọn chẳng vìcầu cứu mà bỏ tâm niệm Pháp. Vì Đại Bồ Tát thườngtự suy nghĩ: Tôi trong vô lượng vô số kiếp hoặc ở địangục, ngạ quỉ, súc sanh, trong loài người, trên trời, bịcác thứ lửa kiết sử đốt cháy, chưa từng đặng một phápquyết định, pháp quyết định là vô thượng Bồ Đề. Nay tôi vì vô thượng Bồ Đề trọn chẳng tiếc thân mạng,dầu đến phải nát thân như vi trần, tôi trọn chẳng buôngbỏ hạnh tinh tấn siêng tu. Vì tâm tinh tấn bèn là nhơn vôthượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! BồTát nầy lúc chưa thấy vô thượng BồĐề đã có thể chẳng tiếc thân mạng như vậy, huốnglà đã thấy. Do đây nên Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn.
LạiĐại Bồ Tát thấy sanh tử có vô lượng tội khổ, chẳngphải hàng Thanh Văn Duyên Giác biết được. Dầu biết sanhtử có vô lượng tội khổ, nhưng vì chúng sanh ở trong đóchịu khổ mà chẳng sanh tâm nhàm lìa. Do đây nên gọi làBồ Tát chẳng thể nghĩ bàn. Đại Bồ Tát vì chúng sanh nêndầu ở trong địa ngục chịu khổ nhưng vui như đệtam thiền. Do đây nên lại gọi là chẳng thể nghĩ bàn.
Vínhư nhà Trưởng Giả phát hỏa, Trưởng Giả xem thấy liềnbỏ nhà chạy ra. Các con của Trưởng Giả ở sau chưa thoátkhỏi nạn lửa. Trưởng Giả vì các con nên trở vào nhà đểcứu, chẳng đoái đến họan nạn nguy hiểm. Cũng vậy, ĐạiBồ Tát dầu biết sanh tử nhiều tội khổ, nhưng vì cứuchúng sanh nên ở trong sanh tử mà chẳng nhàm. Do đây nên lạigọi là chẳng thể nghĩ bàn.
NầyThiện nam tử ! Vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ Đề, thấytrong sanh tử nhiều tội khổ liền thối tâm Bồ Đề, hoặclàm Thanh Văn hoặc làm Duyên Giác. Nếu Bồ Tát được nghekinh Đại Niết Bàn nầy thời trọn chẳng thối thất tâmBồ Đề. Bồ Tát nầy dầu chưa đến bậc bất động địa,nhưng tâm bền chắc không thối thất. Do đây nên lại gọilà chẳng thể nghĩ bàn. Nầy Thiện nam tử ! Như có ngườinói rằng tôi có thể tự lội qua khỏi biển lớn. Ngườinói như vậy có thể nghĩ bàn được chăng ?
_ BạchThế Tôn ! Lời nói như vậy hoặc có thể nghĩ bàn, hoặcchẳng thể nghĩ bàn. Vì nếu là người lội qua khỏi biểnlớn thời chẳng thể nghĩ bàn. Còn nếu A Tu La lội qua thờilà có thể nghĩ bàn.
_ NầyThiện nam tử ! Ta chẳng nói A Tu La, chỉ nói người.
_ BạchThế Tôn ! Trong loài người cũng có hai hạng : Một là ThánhNhơn, hai là phàm phu. Nếu phàm phu lội qua thời là chẳngthể nghĩ bàn. Nếu Thánh nhơn thời là có thể nghĩ bàn.
_ NầyThiện nam tử ! Ta nói phàm phu chẳng nói Thánh nhơn.
_ BạchThế Tôn ! Nếu là phàm phu tự nói lội qua biển lớn đượcthời thiệt là chẳng thể nghĩ bàn.
_ NầyThiện nam tử ! Phàm phu thiệt không thể lội qua biển lớnđược. Bồ Tát đây thiệt có thể qua khỏi biển lớn sanhtử nên gọi là chẳng thể nghĩ bàn.
_NầyThiện nam tử ! Nếu có người có thể dùng chỉ cọng sentreo núi Tu Di, thời có thể nghĩ bàn được chăng ?
_ BạchThế Tôn ! Không thể nghĩ bàn được.
_ NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát trong khoảng một niệm đềucó thể tính lường tất cả sanh tử, nên lại gọi chẳngthể nghĩ bàn.