- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMPHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI
(Hánbộ trọn quyển 14, 15, 16, 17 và phần đầu quyển thứ 18)
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí các thức uống, Bồ Tát ở tronglòng từ nên nguyện rằng : Những thức uống bố thí hômnay ta đều cho tất cả chúng sanh chung hưởng, do nhơn duyênnầy làm cho chúng sanh đến sông Đại Thừa uống nước bátvị mau lên đường Vô Thượng Bồ Đề, rời khỏi sự khôkhát của Thanh Văn Duyên Giác mà khát ngưỡng cầu Phật thừavô thượng, dứt khát phiền não mà khát ngưỡng pháp vị.Rời niệm ưa sanh tử mà ưa thích Đại Thừa Đại Niết Bànđầy đủ pháp thân đặng các tam muội vào nơi biển lớntrí huệ rất sâu. Nguyện các chúng sanh đặng vị cam lồtrí giác xuất thế ly dục tịch tịnh. Nguyện các chúng sanhđầy đủ vô lượng trăm ngàn pháp vị. Đủ pháp vị rồiđặng thấy Phật tánh. Thấy Phật tánh rồi có thể rướimưa pháp. Rưới mưa pháp rồi Phật tánh trùm khắp dườngnhư hư không. Lại làm cho vô lượng chúng sanh khác đặngpháp vị duy nhứt tức là Đại thừa , chẳng phải vị saibiệt Thanh Văn và Duyên Giác. Nguyện các chúng sanh chỉ cầupháp vị Phật tánh vô ngại, chẳng cầu những vị khác.
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí các thức uống trong tâm từ BồTát phải phát những nguyện như vậy.
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí xe cộ Bồ Tát ở trong tâm từnên nguyện rằng : Những đồ của tôi bố thí hôm nay đềucho chúng sanh chung hưởng. Do nhơn duyên nầy khiến tất cảchúng sanh trọn nên Đại thừa, trụ nơi Đại thừa, bấtthối Đại thừa, bất động chuyển thừa, kim cang tòa thừa.Chẳng cầu thừa Thanh Văn Duyên Giác, chỉ hồi hướng nơiPhật thừa vô thượng.
BồTát ở trong tâm từ lúc bố thí xe cộ nên phải phát nguyệnnhư vậy.
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí y phục Bồ Tát ở trong tâm từnên nguyện rằng : Những đồ bố thí của ta hôm nay đềucho tất cả chúng sanh chung hưởng, do nhơn duyên nầy làm chochúng sanh đặng y phục tàm quý. Pháp giới che thân xé ráchy phục kiến chấp. Y phục rời thân một thước sáu tấc,đặng thân sắc vàng chạm xúc êm dịu, màu sắc nhuần láng,da thứa mịn màng, chiếu sáng vô lượng : Không sắc, rờinơi sắc. Nguyện các chúng sanh tất cả đều đặng thân khôngsắc vượt tất cả sắc, đặng chứng nhập Đại Niết Bànkhông sắc.
Lúcbố thí y phục Bồ Tát ở trong tâm từ nên phát nguyện nhưvậy.
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí hoa hương, hương thoa, hương bột,các hương thơm, trong tâm từ Bồ Tát nên nguyện rằng : Nhữngđồ bố thí của ta hôm nay đều cho tất cả chúng sanh chunghưởng. Do nhơn duyên nầy làm cho tất cả chúng sanh đềuđược bông tam muội của Phật, tràng hoa thất giác chitốt đẹp vấn trên đầu của chúng. Nguyện các chúng sanhthân hình xinh đẹp như trăng tròn, các màu sắc được thấydiệu mầu đệ nhứt. Nguyện các chúng sanh đều thành tướngtrăm phước trang nghiêm. Nguyện các chúng sanh tùy ý đặngthấy màu sắc vừa ý. Nguyện các chúng sanh thường gặp bạnlành đặng hương vô ngại rời những hôi nhơ. Nguyệncác chúng sanh, đầy đủ căn lành trân bảo vô thượng. Nguyệncác chúng sanh nhìn nhau hòa vui không có. lo khổ, đầy đủhạnh lành. Nguyện các chúng sanh trọn đủ giới hương. Nguyệncác chúng sanh trì giới vô ngại mùi thơm ngạt ngào khắpcả mười phương. Nguyện các chúng sanh, đặng giới bềnchắc, đặng giới không nghi hối đặng giới nhứt thế trí,rời các sự phá giới, đều đặng giới không, giới chưatừng có, giới vô sư, giới vô tác, giới không ô nhiễm,giới hoàn toàn, giới rốt ráo, giới bình đẳng. Lấy hươngxoa nơi thân xem đồng như chém đâm không có ưa cùng ghét.Nguyện các chúng sanh đặng giới vô thượng, giới Đại thừa,chẳng phải giới Tiểu thừa. Nguyện các chúng sanh đều đặngđầy đủ Thi Ba La Mật, như chư Phật thành tựu giới độ.Nguyện các chúng sanh đều được huân tu hạnh bố thí, trìgiới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Nguyệncác chúng sanh đều đặng trọn nên hoa sen vi diệu Đại NiếtBàn. Hoa đó mùi thơm khắp cả mười phương. Nguyện các chúngsanh thuần ăn cơm thơm vô thượng Đại Thừa Đại Niết Bàn.Như con ong hút hoa chỉ lấy vị mật. Nguyện các chúng sanhđều đặng thành tựu thân vô lượng công đức.
Lúcbố thí hoa hương Bồ Tát ở trong tâm từ nên phải phát nguyệnnhư vậy.
NầyThiện nam tử ! Lúc bố thí giường chiếu, Bồ Tát ở trongtâm từ nên phát nguyện rằng : Những giường chiếu củatôi hôm nay cho tất cảchúng sanh chung hưởng. Do nhơn duyênnầy làm cho chúng sanh đặng giường nằm của bực trời ởtrong các trời, đặng trí huệ lớn ngồi tứ thiền, nằmở nơi giườg của Bồ Tát, chẳng nằm nơi giường của ThanhVăn, Bích Chi Phật là giường nằm thô ác. Nguyện cho chúngsanh đặng giường an lạc, lìa giường sanh tử thànhtựu giường sư tử Đại Niết Bàn.
Nguyệncho các chúng sanh ngồi trên giường nầy rồi, lại vì vôlượng chúng sanh khác thị hiện thần thông sư tử du hí.Nguyện các chúng sanh trụ trong cung điện lớn Đại thừanầy vì các chúng sanh khác diễn nói Phật tánh.
Nguyệncác chúng sanh ngồi trên giường vô thượng chẳng bị phápthế gian chi phối.
Nguyệncác chúng sanh đặng giường nhẫn nhục, rời hẳn sanh tửđói khát lạnh lẽo.
Nguyệncác chúng sanh đặng giường vô úy lìa hẳn tất cả giặcphiền não.
Nguyệncác chúng sanh đặng giường thanh tịnh chuyên cầu đạo vôthượng chánh chân.
Nguyệncác chúng sanh đặng giường pháp lành thường được bạnlành ủng hộ.
Nguyệncác chúng sanh đặng giường nằm hông bên hữu, nương nơipháp của chư Phật đã làm.
NầyThiện nam tử ! Bồ Tát lúc bố thí giường chiếu ở trongtâm từ nên phải phát nguyện như vậy.
NầyThiện nam tử ! Bồ Tát lúc bố thí nhà cửa ở trong tâm từthường phát nguyện rằng : Nhà cửa của tôi bố thí hômnay đều cho tất cả chúng sanh chung hưởng. Do nhơn duyên nầylàm cho các chúng sanh ở nhà Đại thừa, tu hành những hạnhcủa thiện hữu làm, thật hành hạnh đại bi, hạnh lục độ,hạnh đại chánh giác, đạo hạnh của tất cả Bồ Tát làm,hạnh rộng lớn vô biên như hư không.
Nguyệncác chúng sanh đều đặng chánh niệm, xa lìa niệm ác.
Nguyệncác chúng sanh đều đặng an trụ thường, lạc, ngã, tịnh,lìa hẳn bốn thứ điên đảo.
Nguyệncác chúng sanh thảy đều thọ trì nhà xuất thế.
Nguyệncác chúng sanh đều là căn khí vô thượng nhứt thiết trí.
Nguyệncác chúng sanh đều đặng vào nơi ngôi nhà cam lồ.
Nguyệncác chúng sanh trong tất cả tâm thường vào ngôi nhà NiếtBàn.
Nguyệncác chúng sanh nơi đời vị lai thường ở cung điện củaBồ Tát ở. Bồ Tát lúc bố thí nhà cửa ở trong tâm từthường nên phát nguyện như vậy.
NầyThiện nam tử ! Bồ Tát lúc bố thí đèn sáng ở trong tâmtừ thường nguyện rằng những đèn sáng của tôi bố thíhôm nay đều cho tất cả chúng sanh chung hưởng. Do nhơn duyênnầy làm cho các chúng sanh có vô lượng ánh sáng an trụ nơiPhật pháp.
Nguyệncác chúng sanh thường đặng chiếu sáng.
Nguyệncác chúng sanh được sắc thân tốt đẹp nhuần sángđệ nhứt.
Nguyệncác chúng sanh đặng con mắt thanh tịnh không có những mànlòa.
Nguyệncác chúng sanh đặng đuốc đại trí huệ, khéo hiểu lý vôngại, không tướng chúng sanh, không tướng nhân, không tướngthọ mạng.
Nguyệncác chúng sanh đều đặng nhìn thấy Phật tánh thanh tịnhdường như hư không.
Nguyệncác chúng sanh nhục nhãn thanh tịnh thấy suốt hằng hà sathế giới ở mười phương.
Nguyệncác chúng sanh đặng ánh sáng của Phật chiếu khắp mườiphương.
Nguyệncác chúng sanh đặng con mắt vô ngại đều được thấy Phậttánh thanh tịnh.
Nguyệncác chúng sanh đặng trí huệ lớn phá tất cả tối tăm vàkẻ nhứt xiển đề.
Nguyệncác chúng sanh đặng vô lượng quang minh chiếu vô lượng thếgiới của chư Phật.
Nguyệncác chúng sanh thắp đèn đại thừa rời đèn nhị thừa.
Nguyệncác chúng sanh đặng quang minh dứt trừ tối vô minh hơn côngdụng chiếu sáng của ngàn mặt trời.
Nguyệncác chúng sanh được ánh sáng hỏa châu, diệt hết nhữngtối tăm của tam thiên đại thiên thế giới.
Nguyệncác chúng sanh đầy đủ ngũ nhãn, tỏ ngộ pháp tướng, thànhvô sư trí.
Nguyệncác chúng sanh không kiến không minh.
Nguyệncác chúng sanh đều đặng ánh sáng vi diệu Đại Thừa ĐạiNiết Bàn, khai thị cho chúng sanh ngộ Phật tánh chơn thật.
BồTát lúc bố thí đèn sáng trong tâm từ thường nên phát nguyệnnhư vậy.
NầyThiện nam tử ! Tất cả Thanh Văn Duyên Giác Bồ Tát chư Phậtchỗ có căn lành đều do tâm từ làm căn bổn.
NầyThiện nam tử ! Bồ Tát tu tập tâm từ, có thể sanh vô lượngcăn lành như những quán hạnh : Bất tịnh, sổ tức, vô thường, tứ niệm xứ, bảy phương tiện, ba quánxứ, mười hai nhơn duyên, vô ngã, v.v… Cùng với pháp noãn,pháp đãnh, pháp nhẫn, pháp thế đệ nhứt, kiến đạo,tu đạo, chánh cần, như ý, ngũ căn, ngũ lực,thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, tứ thiền, tứvô lượng tâm, bát giải thoát, bát thắng xứ, mười nhứtthiết nhập, không, vô tướng, vô nguyện, vô tránh tam muội,tha tâm trí, các thần thông, trí biết bổn tế, trí Thanh Văn,trí Duyên Giác, trí Bồ Tát, trí Phật.
NầyThiện nam tử ! Những pháp như vậy tâm từ là căn bổn. Dovì nghĩa đó nên từ là chơn thật chẳng phải là hư vọng.
Nếucó người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành ? Nên đáp : Chính là tâm từ. Do vì nghĩa đó nên từ là chơnthật, chẳng phải hư vọng.
NầyThiện nam tử ! Người có thể thực hành pháp lành, gọi làthiệt tư duy, người thiệt tư duy, bèn gọi là có tâm từ.Tâm từ chính là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là Đại thừa, Đạithừa tức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là đạo Bồ Đề, đạo Bồ Đềtức là tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là Đại Phạm, Đại Phạm tứclà tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ có thể vì tất cả chúng sanh mà làmphụ mẫu, phụ mẫu tức là tâm từ, tâm từ chính là NhưLai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàncủa chư Phật. Cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của chư Phậtchính là tâm từ. Nên biết tâm từ chính là Như Lai.
NầyThiệnnam tử ! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh. Phậttánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúngsanh chẳng đặng nhìn thấy, Phật tánh tức là tâm từ, tâmtừ chính là Như Lai.
Nầythiện nam tử ! Tâm từ tức là Đại không, Đại không tứclà tâm từ, tâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là hư không, hư không tức làtâm từ, tâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là thường, thường tức là pháp,pháp tức là tăng. Tăng tức là từ, từ chính là Như Lai.
Vànầy Thiện nam tử ! Tâm từ tức là lạc, lạc tức là pháp,pháp tức là Tăng, Tăng tức là tâm từ, tâm từ tức là NhưLai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là tịnh, tịnh tức là pháp,pháp tức là Tăng, Tăng tức là tâm từ, tâm từ tức là NhưLai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là ngã, ngã tức là pháp, pháp tức là Tăng, Tăng tức là tâm từ, tâm từ chính làNhư Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là cam lồ, cam lồ tức là tâmtừ, tâm từ tức là Phật tánh , Phật tánh tức là pháp,pháp tức là Tăng, Tăng tức là tâm từ, tâm từ chính làNhư Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là đạo vô thượng của tấtcả Bồ Tát, đạo là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ tức là cảnh giới vô lượng củachư Phật, cảnh giới vô lượng tức là tâm từ, nên biếttâm từ tức là Như Lai.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là vô thường, vô thường tứclà tâm từ, nên biết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là khổ, khổ là tâm từ, nênbiết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là bất tịnh, bất tịnh là tâmtừ , nên biết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là vô ngã, vô ngã là tâm từ,nên biết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ nếu là vọng tưởng, vọng tưởnglà tâm từ, nên biết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! nếu tâm từ chẳng gọi là Đàn Ba La Mậtnên biết tâm từ nầy là tâm từ cuả Thanh Văn..
Nhẫnđến Bát Nhã Ba La Mật cũng lại như vậy.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ chẳng có thể lợi ích chúngsanh, tâm từ như vậy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ nếu chẳng vào đạo nhứt tướng,nên biết tâm từ đó là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ nếu chẳng có thể thấu rõ các pháp,nên biết tâm từ ấy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ nếu thấy các pháp đều có tướng,nên biết tâm từ ấy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là hữu lậu ấy là tâm từ củaThanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ là hữu vi, tâm từ hữu vi nầylà tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ chẳng trụ nơi bực sơ trụthời chẳng phải tâm từ của sơ trụ, nên biết tức làtâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ chẳng có thể đặng mười trílực của Phật và bốn món vô sở úy, nên biết tâm từ nầylà tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Nếu tâm từ có thể đặng bốn quả Sa Môn,nên biết tâm từ nầy là tâm từ của Thanh Văn.
NầyThiện nam tử ! Tâm từ nếu là có, không, chẳng phải có,chẳng phải không, tâm từ như vậy chẳng phải hàng ThanhVăn, Bích Chi Phật nghĩ bàn được. Tâm từ nếu chẳng thểnghĩ bàn, thời pháp chẳng thể nghĩ bàn, Phật tánh chẳngthể nghĩ bàn, Như Lai chẳng thể nghĩ bàn.
NầyThiện nam tử ! Vị Đại Bồ Tát trụ nơi Đại Thừa ĐạiNiết Bàn tu tâm từ như vậy, dầu lại an trụ trong thùy miênmà chẳng thùy miên, do vì siêng năng tinh tấn. Dầu thườngthức giấc cũng không thức giấc, vì không có ngủ. Ở trongthùy miên chư thiên dầu hộ vệ cũng không hộ vệ, vì chẳnglàm việc ác. Thùy miên chẳng ác mộng, không có việc chẳnglành vì rời thùy miên. Sau khi mạng chung dầu sanh lên PhạmThiên cũng không sanh vì đặng tự tại.
NầyThiện nam tử ! Luận về người tu từ có thể đặng thànhtựu vô lượng vô biên công đức như vậy.
NầyThiện nam tử ! Kinh điển Đại Niết Bàn vi diệu nầy cũngcó thể thành tựu vô lượng vô biên công đức như vậy.Chư Phật Như Lai cũng đặng thành tựu vô lượng vô biêncông đức như vậy.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Phàm Bồ Tát tư duyđều là chơn thật. Hàng Thanh Văn, Duyên Giác chẳng phảilà chơn thật. Tất cả chúng sanh cớ chi chẳng nhờ oai lựccủa Bồ Tát đồng thọ khoái lạc. Nếu các chúng sanh thiệtchẳng đặng khoái lạc, nên biết tâm từ của Bồ Tát tutập là không lợi ích.”
Phậtnói : “ Nầy Thiện nam tử ! Tâm từ của Bồ Tát chẳng phảikhông lợi ích.
Cónhững chúng sanh hoặc quyết định thọ khổ. Hoặc có chúngsanh chẳng quyết định thọ khổ. Nếu có chúng sanh quyếtđịnh thọ khổ, lòng từ của Bồ Tát là không lợi ích,vì đó là hàng nhứt xiển đề.
Nếucó chúng sanh chẳng quyết định thọ khổ thời lòng từ củaBồ Tát là lợi ích, làm cho chúng sanh đó đều thọ khoáilạc.
NầyThiện nam tử ! Ví như có người từ xa thấy sư tử, cọp,beo, chó sói, qủy La Sát v.v… tự nhiên sanh sợ sệt. Ban đêmthấy gốc cây trụi cũng sanh sợ sệt.
Nhữngngười như vậy tự nhiên sợ sệt, cũng thế, chúng sanh thấyngười tu tâm từ tự nhiên thọ khoái lạc.
Donghĩa đó n ên Bồ Tát tu tâm từ là tư duy chơn thật chẳngphải không lợi ích.
NầyThiện nam tử ! Ta nói tâm từ nầy có vô lượng môn, chínhlà những thần thông.
NầyThiện nam tử ! Như Đề Bà Đạt Đa xưa kia bảo vua A Xà Thếlàm hại đức Như Lai. Lúc đó ta cùng chúng Tăng vào thànhVương Xá thứ đệ khất thực.
VuaA Xà Thế liền thả voi say để hại ta cùng chư Tăng. Lúcđó voi say đạp chết trăm ngàn chúng sanh. Voi ấy ngữi hơimáu, nên hung tợn càng thêm hung tợn, nhắm ngay đoàn củata mà chạy thẳng đến. Các đệ tử chưa ly dục kinh sợchạy tứ tán chỉ một mình A Nan ở lại. Lúc đó nhơn dântrong thành Vương Xá đều cả tiếng kêu khóc, hôm nay đứcNhư Lai có thể bị hại, cớ sao đấng chánh giác lại vộisẽ diệt mất. Còn Điều Đạt trong lòng hớn hở. Sa MônCù Đàm bị hại chết thời là rất tốt, kế của ta rấthay, ta sắp sẽ được toại nguyện.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó ta vì muốn hàng phục voi say liềnnhập từ tâm tam muội, sè bàn tay chỉ voi, năm đầu ngóntay ta hiện năm sư tử. Voi say thấy sư tử, lòng nó quá sợ,phẩn tiểu vảy ra, gieo mình mọp xuống kính lễ dưới chânta.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó năm đầu ngón tay của ta thiệt khôngsư tử, đó là do sức thiện căn tu tâm từ làm cho voi sayđược điều phục.
Thiệnnam tử ! Vừa rồi lúc ta muốn nhập Niết Bàn, mới khởisự đi đến thành Câu Thi Na. Giữa đường có nămtrăm lực sĩ dọn quét đường sá có một hòn đá to, bọnhọ muốn khiêng bỏ nhưng sức họ chẳng khiêng nổi. Lúcđó ta xót thương liền khởi tâm từ. Bọn lực sĩ kialiền thấy ta lấy ngón chân cái hất hòn đávăng lên hư không,rồi lấy tay hứng bắt để hòn đá trên bàn tay mặt, thổinát ra rồi ráp liền lại làm cho bọn lực sĩ hết cao mạn.Ta liền vì họ nói các pháp yếu làm cho họ đồng phát tâmvô thượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó Như Lai thiệt chẳng dùng ngón chânhất văng hòn đá, cho đến chẳng thổi nát và ráp lại.
NầyThiện nam tử ! Nên biết chính là sức thiện căn của tâmtừ làm cho bọn lực sĩ thấy như vậy.
NầyThiện nam tử ! Xứ Nam Thiên Trúc nầy có một thành lớn ThủBa La. Trong thành đó có một trưởng giả tên Lưu Chí, đượcđại chúng kính trọng. Ông
nầyđã vun trồng cội lành từ vô lượng đức Phật thuở quákhứ. Nhơn dân trong thành đó tin theo đạo tà, phụng sự pháiNi Kiền Tử. Ta muốn độ ông Trưởng giả Lưu Chí, liềntừ Vương Xá thành đến thành Thủ Ba La. Phái Ni Kiền Tửnghe ta sắp đến thành liền bàn với nhau : Sa Môn CùĐàm nếu đến thành nầy, nhơn dân chắc sẽ bỏ ta chẳngcòn cung cấp, chúng ta lấy gì sanh sống.
Bànxong, chúng Ni Kiền Tử chia ra loan báo với người trong thành.Sa Môn Cù Đàm sắp đến thành nầy. Nhưng Sa Môn đó lìa bỏcha mẹ du phương các xứ, ông đến đâu thời làm cho xứđó mất mùa đói khát nhơn dân bị bịnh trời, bịnh dịchkhông thể cứu chữa. Cù Đàm là hạng vô lại dắt theotoàn những quỉ La Sát hung ác, là kẻ cô cùng không cha khôngmẹ đi theo làm môn đồ. Giáo thuyết của ông toàn là hưvọng. Ông đến nơi nào thời xứ đó không an vui.
Nhơndân trong thành nghe những lời đó kinh sợ quá lạy mọp dướichơn bọn Ni Kiền Tử thưa rằng : Đại Sư ! Nay chúng tôiphải thiết kế gì ?
BọnNi Kiền Tử đáp : Tánh của Sa Môn Cù Đàm ưa lùm rừng, suốichảy nước trong. Các ngươi nên ra ngoài thành, chỗ nàocó rừng suối phải đốn hết cây cối đem phẩn dơ rảyxuống giếng , ao, khe, suối. Rồi đóng chặt cửa thành võtrang phòng vệ. Ông ấy đến thời đừng cho vào. Ông ấykhông vào thành được
thờicác người sẽ được an ổn. Chúng ta cũng sẽ dùng pháp thuậtlàm cho ông Cù Đàm phải rút lui.
Nhơndân trong thành liền thật hành theo : Đốn hết cây cối, làmnhơ đục hết các giòng suối, võ trang phòng vệ.
NầyThiện nam tử ! Lúc ta đến ngoài thành kia chẳng thấy rừngcây, chỉ thấy người trên mặt thành võ trang giữ gìn chặtchẽ, ta liền thương xót khởi tâm từ. Những cây cối mọclên như cũ mà còn có phần tươi tốt hơn. Nước trong sông,ao giếng, suối đều trở nên sạch sẽ, đầy tràn trongnhư lưu ly, nhiều thứ hoa đẹp thơm mọc lan tràn mặt đất.Vách thành biến làm lưu ly xanh. Nhơn dân trong thành đều thấyđặng ta và đại chúng. Cửa thành tự mở toang, không ai kềmngăn được. Võ khí của nhơn dân biến thành cành hoa đẹp.Lúc đó trưởng giả Lưu Chí dẫn nhơn dân hiệp đoànđến chỗ Phật. Ta liền vì họ nói các pháp yếu làm chomọi người đều phát tâm vô thượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó ta thiệt chẳng hoá những rừng cây,cũng chẳng làm cho nước trong sạch đặng đầy tràn,cũng chẳng biến thành đó làm lưu ly xanh để cho nhơn dânkia thấy suốt ta và đại chúng, cũng chẳng mở cửa thành,biến võ khí làm cành hoa. Nên biết những việc ấy đềudo sức căn lành của lòng từ làm cho nhơn dân thành Thủ BaLa thấy việc như vậy.
NầyThiện nam tử ! Thành Xá Vệ có nàng Bà Tư Tra, giòng Bà LaMôn, chỉ sanh một trai, nên nàng yêu quí lắm. Một hôm đứatrẻ bịnh chết, nàng quá tiếc thương, buồn rầu đến mấttrí, như điên như cuồng, xé nát quần áo, thân thể lõa lồ,đi rong khắp thành ấp tìm con, miệng luôn kêu khóc : Ôi ! Con ôi ! Con bỏ mẹ đi dâu ?
NàngBà Tư Tra nầy đời trước đã từng gieo trồng căn lành ởnơi chư Phật quá khứ.
NầyThiện nam tử ! Ta nghe việc như vậy động lòng xót thương.Bà Tư Tra liền thấy được ta, nàng ngỡ là con trai của nàng,chạy vội đến ôm như cách yêu con, tâm trí tỉnh lại. Taliền bảo A Nan mang y phục đến cho nàng mặc, rồi ta vì nàngmà giảng giải pháp yếu. Được nghe pháp, nàng Bà Tư Travui mừng hớn hở phát tâm vô thượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó thiệt ra ta không phải là con củanàng ấy, nàng ấy không phải là mẹ ta, cũng không có việcôm ẵm. Nên biết đều do sức căn lành của lòng từ làmcho nàng Bà Tư Tra thấy việc như vậy.
NầyThiện nam tử ! Có cô Ưu Bà Di Ma Ha Tư Na Đạt Đa ởtại thành Ba La Nại. Cô nầy đã từng gieo trồng cănlành từ vô lượng đức Phật thuở quá khứ.
Mộtmùa hạ kia, cô nguyện dâng thuốc men cho chư Tăng.
Trongchư Tăng, bỗng có một Tỳ kheo mang bịnh nặng. Y sĩ điềutrị bảo phải dùng thịt tươi làm thuốc. Ngoài thịt tươira không gì trị được, và sẽ nguy đến tánh mạng. Nhằmngày quốc pháp cấm giết thịt, nên không tìm đâu ra thịttươi để mua mặc dầu cô muốn đem vàng ròng trọng lượngbằng thịt để đổi. Cô Ưu Bà Di Ma Ha Tư Na Đạt Đa bèntự cắt thịt bắp vế, chế nấu theo lời Y Sĩ, rồiđem dâng cho Tỳ kheo bịnh dùng. Nhờ đó Tỳ kheo được lànhmạnh.
Vếtthương nơi bắp vế hành quá đau nhức, cô rên rỉ niệmPhật : Nam MôPhật! Nam Mô Phật !
Bấygiờ ta đương ở tại thành Xá Vệ, nghe tiếng niệm Phậtcủa cô, động lòng đại từ. Liền đó, cô thấy ta đem thuốcđến đắp lên vết thương, hết đau nhức, thịt lành nhưcũ. Rồi ta vì cô mà giảng giải pháp yếu. Cô đượcnghe Pháp vui mừng hớn hở phát tâm vô thượng Bồ Đề.
Nầythiện nam tử ! Lúc đó thiệt ra ta không đem thuốc đến thànhBa La Nại đắp cho cô Ma Ha Tư Na Đạt Đa, nên biết đó làdo sức căn lành của lòng từ khiến cô Ưu Bà Di ấy thấynhững việc như vậy.
NầyThiện nam tử ! Ông Điều Đạt tham uống quá nhiều chấttô, nên nhức đầu đau bụng. Quá khốn khổ chịu không nổi,ông liền niệm : Nam Mô Phật ! Nam Mô Phật !
Bấygiờ ta đương ở tại thành Ưu Thiền Ni, nghe tiếng niệmđộng lòng đại từ.
ĐiềuĐạt liền thấy ta đem thuốc đến cho uống, cùng dùng tayxoa đầu xoa bụng, do đó ông được hết bịnh.
NầyThiện nam tử ! Thiệt ra ta không có đến chỗ Điều Đạtđể xoa đầu xoa bụng và cho ông ấy uống thuốc. Đó làdo sức căn lành của lòng từ khiến ông Điều Đạt thấyviệc như vậy.
NầyThiện nam tử ! Nước Kiều Tát La có đảng cướp nămtrămngười, lộng hành làm hại dân chúng. Vua Ba Tư nặc sai binhvây đánh bắt sống được trọn đảng cướp. Vua truyềnkhoét mắt cả năm trăm tên cướp, rồi thả trong rừng sâu.
Đảngcướp nầy đã từng gieo trồng căn lành nơi chư Phật thuởquá khứ, nên khi đau đớn khốn khổ quá bèn đồng xướngrằng : Nam Mô Phật ! Nam Mô Phật ! Chúng con nay không ngườicứu hộ. Cùng nhau khóc than thê thảm.
Bấygiờ ta đương ở tại Kỳ Hoàn tinh xá, nghe tiếng kêu cầu,động lòng đại từ. Lúc đó có gió mát thổi chất thuốctừ núi hương sơn đến tụ đầy lỗ mắt của năm trăm người,biến thành tròng mắt, bọn họ đều được thấy tỏ nhưxưa. Mở mắt ra, bọn họ thấy đức Như Lai đứng trướcmặt họ giảng pháp yếu. Sau khi nghe pháp, cả bọn đều pháttâm vô thượng Bồ Đề.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó thiệt ra ta không làm gió thổi thuốcđến cứu mắt họ, cũng không có đến thuyết pháp cho họ.Đó là do sức căn lành của lòng từ, khiến họ thấy nhữngviệc như vậy.
NầyThiện nam tử ! Vì ngu si, Thái Tử Lưu Ly phế Phụ Vươnglập mình làm vua, lại nhớ đến sự hiềm oán ngày trướcgiết hại giòng họ Thích. Vua Lưu Ly bắt hai ngàn phụ nữhọ Thích cắt tai thẻo mũi, chặt đứt tay chân, rồi bỏxuống hầm. Các phụ nữ họ Thích quá đau khổ bèn niệmrằng : “Nam Mô Phật ! Nam Mô Phật ! Chúng tôi ngày nay khôngai cứu vớt”. Cùng nhau khóc than thê thảm.
Cácphụ nữ nầy đã từng trồng căn lành nơi chư Phật thuởquá khứ.
Lúcđó ta ở tại Trúc Lâm Tinh Xá nghe tiếng than của họ liềnsanh lòng từ. Các phụ nữ khốn nạn kia bèn thấy ta đếnthành Ca Tỳ La, lấy nước rửa vết thương cho họ rồi dùngthuốc đắp lên vết thương. Họ không còn đau nhức. Lỗtai lỗ mũi và tay chân lành lại như cũ. Ta liền vì họ giảngnói pháp yếu. Vừa hết đau khổ lại được nghe pháp, cácphụ nữ ấy đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.Sau đó các phụ nữ ấy đến nơi Bà Đại Ái Đạo Tỳ KheoNi xuất gia thọ giới cụ túc.
NầyThiện nam tử ! Thật ra lúc đó đức Phật không có đếnthành Ca Tỳ La, cũng không có lấy nước rửa và đắp thuốcnơi vết thương. Phải biết đều là do sức căn lành củalòng từ làm cho các phu nữ kia thấy những việc như vậy.
Nhưcăn lành của lòng từ, lòng bi, lòng hỷ cũng như vậy.
NầyThiện nam tử ! Do nghĩa nầy nên Đại Bồ tát tu tập lòngtừ là chân thật chẳng phải hư vọng.
Nầythiện nam tử ! Luận về vô lượng là chẳng thể nghĩ bàn.Công hạnh của Bồ Tát cũng chẳng thể nghĩ bàn, công hạnhcủa Phật và kinh Đại Thừa Đại Niết Bàn cũng đều chẳngthể nghĩ bàn.
NầyThiện nam tử ! Đại Bồ Tát tu từ, bi, hỉ rồi đặng trụnơi bực rất yêu thương con một.
NầyThiện nam tử ! Thế nào là bực ? Sao gọi là rất yêu thương. Và sao gọi là con một ?
NầyThiện nam tử ! Ví như cha mẹ thấy con an ổn lòng rất vuimừng. Đại Bồ Tát ở bực nầy xem các chúng sanh đồng nhưcon một, thấy người tu hạnh lành Bồ Tát rất vui mừng,vì thế nên bực nầy gọi là rất yêu thương.
NầyThiện nam tử ! Ví như cha mẹ thấy con đau ốm lòng rấtkhổ não xót thương săn sóc không tạm rời. Cũng vậy, Đại Bồ Tát ở trong bực nầy thấy các chúng sanh bị bịnhphiền não ràng buộc bức khổ, trong lòng rầu lo thương tưởngnhư con, đến nổi lỗ chơn lông nơi thân đều rỉ máu ra.Vì thế nên gọi bực nầy là con một.
NầyThiện nam tử ! Như người lúc bé thơ lượm đất cục, ngóiđá, xương khô, nhánh cây đút vào miệng. Cha mẹ xem thấysợ bị hại, tay tả nắm đầu con, tay hữu móc ra. Cũng vậy,Đại Bồ Tát trụ nơi bực nầy thấy các chúng sanh pháp thânchưa tăng trưởng , hoặc thân khẩu ý tạo nghiệp chẳng lành.Bồ Tát bèn lấy tay trí huệ cứu vớt đó, chẳng muốn chúngsanh lưu chuyển trong sanh tử mà phải thọ những khổ não.Vì thế nên bực nầy lại gọi là con một.
NầyThiện nam tử ! Ví như đứa con thân yêu chết mất, thờicha mẹ buồn rầu muốn cùng chết theo con. Cũng vậy, ĐạiBồ Tát thấy hạng nhứt xiển đề đọa nơi địa ngục,cũng nguyện cùng họ sanh chung trong địa ngục. Vì hạng nhứtxiển đề nầy lúc bị khổ, hoặc sanh một niệm ăn năn chừacải, Bồ Tát sẽ vì họ thuyết pháp làm cho họ sanh đặngmột niệm căn lành. Vì thế nên bậc nầy gọi là con một.
NầyThiện nam tử ! Ví như cha mẹ chỉ có một đứa con, lúc đứacon ngủ, thức, đi, đứng, ngồi, nằm, lòng cha mẹ luôn luônnhớ tưởng. Nếu con có lỗi lầm cha mẹ chỉ thương xótdạy dỗ chớ chẳng làm hại. Cũng vậy, Đại Bồ Tát thấycác chúng sanh hoặc bị đọa địa ngục súc sanh ngạ quỉ,hoặc sanh trong loài người, trên trời, gây tạo những nghiệplành nghiệp dữ, lòng Bồ Tát thường nhớ tưởng trọnkhông rời bỏ chúng sanh. Nếu có chúng sanh tạo ác, Bồ Táttrọn chẳng giận hờn, chẳng làm hại. Vì thế nên bậc nầygọi là con một.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật rằng : “ Thế Tôn ! Như lời Phậtđã nói ý rất sâu kín, nay tôi trí cạn cợt làm sao hiểuđược. Nếu các vị Đại Bồ Tát trụ nơi bực con mộtcó thể được như thế, tại sao đức Như Lai xưa kia là vịquốc vương thật hành đạo Bồ Tát mà lại giết hại giòngBà La Môn. Nếu đặng bực nầy thời lẽ ra phải xótthương ủng hộ, còn nếu chẳng đặng bậc nầy, nhơn duyêngì lại chẳng đọa vào địa ngục.
Nếubình đẳng xem tất cả chúng sanh là con như La Hầu La, cớsao đức Phật lại quở Đề Bà Đạt Đa : Đồ ngu si khôngbiết hổ thẹn ăn nước miếng nước mũi của người. Làmcho Đề Bà Đạt Đa sanh lòng giận hờn hại thân Phật ramáu. Đề Bà Đạt Đa tạo nghiệp ác nầy rồi, đức NhưLai lại huyền ký cho ông ấy sẽ bị đọa địa ngục chịukhổ một kiếp.
ThếTôn !Những lời như vậy làm thế nào chẳng trái nghịch vớinghĩa lý.
ThếTôn ! Ông Tu Bồ Đề trụ bậc giải không, lúc muốn vào thànhkhất thực, trước hết ông quán sát nếu có người đốivới ông sanh tâm ganh ghét thời ông thôi chẳng đi khất thực,dầu cho quá đói ông vẫn chẳng đi. Vì ông Tu Bồ Đề thườngnghĩ rằng : Tôi tự nhớ đời trước đối với phướcđiền sanh một niệm ác, do nhơn duyên nầy tôi bị đọa địangục lớn chịu nhiều thống khổ. Nay tôi thà đói trọn ngàychẳng ăn, quyết không khiến những người kia vì ganh ghéttôi mà phải đọa vào địa ngục chịu khổ. Ông Tu Bồ Đềlại nghĩ rằng : Nếu có chúng sanh không bằng lòng cho tôiđứng, tôi sẽ trọn ngày ngồi yên chẳng đứng dậy. Nếucó chúng sanh không bằng lòng cho tôi ngồi, tôi sẽ đứngtrọn ngày chẳng dời chỗ. Đi cùng nằm nằm
ÔngTu Bồ Đề vì hộ chúng sanh còn có tâm như vậy, hà huốnglà Đại Bồ Tát. Bồ Tát nếu đặng bực con một, có duyêncớ gì mà đức Như Lai nói ra lời thô như vậy làm cho ôngĐề Bà Đạt Đa sanh lòng giận ác ?
_ NầyThiện nam tử ! Nay ông chẳng nên gạn như vậy. Chẳng nênnói rằng đức Như Lai làm nhơn duyên phiền não cho chúng sanh.Giả sử vòi con muỗi có thể hút hết nước đến đáy biển,đức Như Lai trọn chẳng làm nhơn duyên phiền não cho chúngsanh. Giả sử mặt đất đều thành không màu, nước thànhtướng khô, lửa thành lạnh, gió đứng lại, giả sử TamBảo Phật tánh nhẫn đến hư không thành tướng vô thường,đức Như Lai cũng trọn chẳng làm nhơn duyên phiền não chochúng sanh. Giả sử người phạm bốn tội nặng, hạng nhứtxiển đề, hủy báng chánh pháp hiện thân đặng thành mườitrí lực, bốn vô úy, ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt,đức Như Lai trọn chẳng làm nhơn duyên phiền não cho chúngsanh. Giả sử hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật là thường trụchẳng biến đổi, đức Như Lai trọn chẳng làm nhơn duyênphiền não cho chúng sanh.
Giảsử bực thập trụ Bồ Tát phạm bốn tội nặng, làm nhứtxiển đề hủy báng chánh pháp, đức Như Lai trọn chẳng làmnhơn duyên phiền não cho chúng sanh.
Giảsử vô lượng chúng sanh dứt mất Phật tánh, chư Phật rốtráo nhập Niết Bàn, đức Như Lai cũng trọn chẳng làm nhơnduyên phiền não cho chúng sanh.
Giảsử vải chài có thể cột trói được gío, răng có thể nhainát sắt, móng tay cào đổ núi Tu Di, đức Như Lai trọnchẳng làm nhơn duyên phiền não cho chúng sanh.
Thàở chung với rắn độc, đút hai tay vào miệng sư tử đói,lấy than hồng dùng tắm rửa trọn chẳng nên nói rằng đứcNhư Lai làm nhơn duyên phiền não cho chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Đức Như Lai thiệt có thể làm cho chúng sanhdứt trừ phiền não, chớ trọn chẳng làm nhơn duyên sanh phiềnnão.
NầyThiện nam tử ! Như ông vừa nói đức Như Lai ngày xưa giếtdòng Bà La Môn. Nên biết Đại Bồ Tát, còn không cố sátmột con kiến, huống lại giết Bà La Môn. Bồ tát thườngdùng mọi cách thức ban bố vô lượng thọ mạng cho chúngsanh. Luận về bố thí thời là bố thí mạng sống, vật thực.Đại Bồ Tát lúc thật hành Đàn Ba La Mật, thường ban bốvô lượng thọ mạng cho chúng sanh. Người giữ giới bấtsát thời đặng sống lâu.
ĐạiBồ Tát lúc thật hành Thi La Ba La Mật, thời là ban bố vôlượng thọ mạng cho tất cả chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Giữ gìn miệng không lỗi thời đặng sốnglâu.
ĐạiBồ Tát lúc thật hành sằn đề Ba La Mật, thường khuyênchúng sanh chớ ôm lòng oán thù những việc phải cho ngườiđem sự quấy về mình, không cãi cọ kiện cáo thời đặngsống lâu. Vì thế nên Bồ Tát lúc thật hành sằn đề BaLa Mật, thời đã ban bố vô lượng thọ mạng cho chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Siêng năng tu tập hạnh lành thời đặng sốnglâu. Đại Bồ Tát lúc thật hành Tỳ Lê Da Ba La Mật thườngkhuyên chúng sanh siêng tu pháp lành, chúng sanh thật hành rồiđặng sống lâu vô lượng. Vì thế nên Đại Bồ Tát lúcthật hành Tỳ Lê Da Ba La Mật đã ban bố vô lượng thọ mạngcho chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Người nhiếp tâm tu thiền thời đặng sốnglâu. Đại Bồ Tát lúc thật hành thiền Ba La Mật, khuyên cácchúng sanh tu tâm bình đẳng. Chúng sanh thật hành rồi thìđặng sống lâu. Vì thế nên Bồ Tát lúc thật hành thiềnBa La Mật đã ban bố cho chúng sanh vô lượng thọ mạng.
NầyThiện nam tử ! Ở nơi những pháp lành, người không phóngdật thời đặng sống lâu. Đại Bồ tát lúc thật hành BátNhã Ba La Mật, khuyên các chúng sanh nơi những pháp lành chẳngsanh lòng phóng dật. Chúng sanh thật hành rồi thời đặngsống lâu. Vì thế nên lúc Bồ Tát thật hành Bát Nhã Ba LaMật đã ban bố vô lượng thọ mạng cho chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Do nghĩa nầy nên Đại Bồ Tát trọn khônggiết hại mạng sống của chúng sanh.
NầyThiện nam tử ! Như vừa rồi ông hỏi, lúc giết hại dòngBà La Môn, đức Phật đã đặng được bậc con một.
NầyThiện nam tử ! Lúc đó ta đã đặng bực ấy. Vì lòng thươnghọ mà giết chẳng phải vì tâm ác.
NầyThiện nam tử ! Ví như cha mẹ chỉ có một đứa con nên rấtcưng yêu, đứa con đó phạm hiến pháp của quan. Vì quá sợnên cha mẹ hoặc đuổi hoặc giết. Dầu cha mẹ đuổi haygiết nhưng không có tâm ác.
Cũngvậy, Đại Bồ Tát vì hộ trì chánh pháp nếu có chúng sanhhủy báng Đại Thừa, liền lấy roi gậy để trị, hoặc giếtchết, đó là muốn chúng sanh chừa bỏ để tu pháp lành.
BồTát thường nên suy nghĩ : Dùng nhơn duyên gì làm cho chúngsanh phát khởi lòng tin thanh tịnh, tùy phương cách nào thuậntiện thời sẽ thật hành đó. Những người Bà La Môn saukhi chết đọa A Tỳ địa ngục liền suy nghĩ ba điều : Mộtlà tự nghĩ rằng ta từ đâu mà sanh đến đây, liền tựbiết rằng từ trong loài người. Hai là tự nghĩ rằng : Tahiện sanh đây là chỗ nào, liền tự biết rằng là địangục A Tỳ. Ba là tự nghĩ rằng do nghiệp duyên gì mà đọađịa ngục, liền tự biết rằng do chẳng tin và hủy bángkinh điển Đại Thừa, bị nhà vua giết mà sanh đến địangục nầy. Họ nghĩ như vậy rồi liền sanh lòng kính tin kinhđiển Đại Thừa. Do lòng kính tin đó thân địa ngục chếthọ sanh đến thế giới của Cam Lồ Cổ Như Lai, sống lâuđủ mười kiếp.
NầyThiện nam tử ! Do nghĩa nầy thuở xưa kia ta ban cho những ngườiấy mười kiếp thọ mạng, sao lại giết hại họ.