- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMTHÁNH HẠNH THỨ MƯỜI CHÍN
(Hánbộ trọn quyển 11, 12 và 13)
Trang04
BạchThế-Tôn ! Các phái ngoại đạo nhiều cách nói có thường,lạc, ngã, tịnh, nên biết quyết định có thường, lạc,ngã, tịnh. Do nghĩa đó nên các phái ngoại đạo cũng nóiđược rằng : Ta có chơn-đế.”
Phậtbảo Văn-Thù Sư-Lợi : “Nếu có Sa-Môn hay Bà-La-Môn mà cóthường, có lạc, có ngã, có tịnh, thời người đó chẳngphải là Sa-Môn chẳng phải là Bà-La- Môn. Vì họ mê nơi sanhtử xa lìa bực đại-đạo-sư nhứt thế-trí. Hàng Sa-Môn vàBà-La-Môn như vậy thiếu kém pháp lành tham đắm các dụcnhiễm. Hàng ngoại đạo nầy ràng buộc trong ngục tham dục,sân khuể, ngu si mà kham nhẫn thọ lạc. Các ngoại đạo nầydầu biết nghiệp quả mình làm mình chịu, nhưng còn chẳngthể xa lìa pháp ác. Hàng ngoại đạo nầy chẳng phải làchánh pháp, chánh mạng, để tự sống, vì họ không có lửatrí huệ nên chẳng thể tiêu được vậy.
Cácphái ngoại đạo dầu tham đắm ngũ dục thượng diệu, thamnơi pháp lành nhưng chẳng siêng tu. Ngoại đạo nầy dầu muốnđến chánh giải thoát, nhưng trì cấm giới chẳng thành tựu.Các ngoại đạo nầy dầu muốn cầu vui nhưng chẳng có thểcầu nhơn duyên của vui. Các ngoại đạo nầy dầu bị bốnrắn độc lớn đeo vấn nhưng vẫn phóng dật chẳng cẩn thận.Các ngoại đạo nầy bị vô minh che đậy, xa lìa phương pháplành, thích ở trong tam giới, lửa vô thường đốt cháy màchẳng thể ra được. Các ngoại đạo nầy gặp những bệnhphiền não khó lành mà họ chẳng cầu bực lương y đại trí.Các ngoại đạo nầy thuở vị lai sẽ đi trên đường xa hiểmvô biên, mà chẳng biết tu tập tư-lương pháp lành để tựtrang nghiêm. Các ngoại đạo nầy thường bị tay độc dâmdục làm hại mà trở lại ôm ấp rương độc ngũ dục. Cácngoại đạo nầy giận hờn hung dữ mà trở lại gần gũibạn ác. Các ngoại đạo nầy thường bị vô minh che đậymà trở lại tìm cầu pháp tà ác. Các ngoại đạo nầy thườngbị tà kiến mê lầm mà trở lại thân thiện với tà kiến.Các ngoại đạo nầy trông mong ăn trái ngọt mà lại gieo giốngđắng. Các ngoại đạo nầy đã ở trong nhà tối phiền nãomà trở lại xa lìa đuốc sáng đại trí. Các ngoại đạonầy mang bịnh khát phiền não mà trở lại uống nước mặndục nhiễm. Các ngoại đạo nầy mê lầm điên đảo nói cáchạnh là thường. Cho các hạnh là thường thời không đúng.
NầyThiện-nam-tử ! Đức Phật quán sát các hạnh thảy đềuvô thường. Tại sao biết như vậy? Vì các hạnh đều donhơn duyên. Phàm những pháp do nhơn duyên, mà sanh thời biếtlà vô thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gìchẳng từ nhơn duyên sanh.
NầyThiện-nam-tử ! Phật tánh không sanh không diệt, không đi khôngđến, chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại, chẳngphải do nhơn làm ra cũng chẳng phải không nhơn, chẳng phảitu tác chẳng phải tác giả chẳng phải tướng chẳng phảikhông tướng, chẳng phải có danh chẳng phải không danh, chẳngphải danh sắc, chẳng phải dài ngắn, chẳng phải nhiếp trìtrong ấm, giới, nhập. Vì thế nên Phật tánh gọi là thường.
NầyThiện-nam-tử ! Phật tánh là Như-Lai, Như-Lai là pháp,pháp là thường.
NầyThiện-nam-tử ! Thường là Như-Lai, Như-Lai là Tăng, Tăng làthường.
Donghĩa nầy nên những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọilà thường. Các ngoại đạo nầy không có một pháp gì chẳngtừ nhơn duyên mà sanh. Các ngoại đạo nầy chẳng thấy Phậttánh Như-Lai là pháp. Vì thế nên lời nói của ngoại đạođều là vọng ngữ, không có chơn đế.
Ngườiphàm phu lúc trước thấy bình, y, xe cộ, nhà cửa, thành quách,nước sông, rừng núi, nam nữ, voi ngựa, trâu dê, lúc sau thấytương tợ bèn nói là thường, phải biết những vật ấythiệt chẳng phải là thường.
NầyThiện-nam-tử ! Tất cả pháp hữu vi đều là vô thường.Pháp vô vi là thường. Hư không và Phật tánh là vô vi nênlà thường. Hư không tức là Phật tánh, Phật tánh là Như-Lai,Như-Lai là vô vi, vô-vi là thường. Thường là pháp, pháp làTăng, Tăng là vô-vi, vô-vi là thường.
NầyThiện-nam-tử ! Có hai thứ pháp hữu vi: Một là sắc pháp,hai là phi sắc pháp. Phi sắc pháp là tâm và tâm sở. Sắcpháp là địa thủy hỏa phong.
NầyThiện-nam-tử ! Tâm gọi là vô thường vì tánh nó phan-duyênphân biệt. Tánh của nhãn thức khác, nhẫn đến tánh củaý thức khác, nên là vô thường. Cảnh giới sắc khác, nhẫnđến cảnh giới pháp khác, nên là vô thường.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu tâm là thường thời nhãn thức lẽ ramột mình duyên tất cả pháp. Nếu nhãn thức khác, nhẫn đếný thức khác, thời biết là vô thường. Bởi các pháp tươngtợ niệm niệm sanh diệt, người phàm phu thấy đó chấp cholà thường.
NầyThiện-nam-tử ! Vì các tướng nhơn duyên có thể phá hoại,nên cũng gọi là vô thường. Như nhơn nhãn căn, nhơn sắc,nhơn ánh sáng, nhơn tư duy mà sanh nhãn thức. Lúc nhĩ thứcsanh ra nhơn duyên đều khác chẳng phải là nhơn duyên củanhãn thức, nhẫn đến nhơn duyên của ý thức cũng khác nhưvậy.
NầyThiệân-nam-tử ! Nhơn duyên phá hoại các hạnh sai khác, nêntâm gọi là vô thường. Như tâm tu vô thường khác, tâm tukhổ, không, vô ngã khác. Nếu tâm là thường lẽ ra thườngtu vô thường. Còn chẳng đặng quán khổ, không, vô ngã huốnglại quán thường, lạc, ngã, tịnh. Do nghĩa nầy nên tronggiáo pháp của ngoại đạo chẳng có thể nhiếp lấy thường,lạc, ngã, tịnh, phải biết tâm pháp quyết định là vô thường.
NầyThiện-nam-tử! Vì tâm tánh sai khác nên gọi là vô thường.Như tâm tánh Thanh-Văn khác, tâm tánh Duyên-Giác khác, tâm tánhchư Phật khác.
Tấtcả ngoại đạo có ba thứ tâm : Một là tâm xuất gia, hailà tâm tại gia, ba là tâm xa lìa tại gia. Tâm tương-ưng vớilạc khác, tâm tương ưng với khổ khác, tâm tương-ưng vớibất khổ bất lạc khác, tâm tương-ưng với tham dục khác,tâm tương-ưng với sân-khuể khác, tâm tương ưng với ngusi khác. Tâm tướng của tất cả ngoại đạo cũng khác : Cáctâm tương-ưng với ngu si, nghi hoặc cùng tà kiến đều khác,lúc đi đứng nằm ngồi tâm đó cũng khác. Nếu tâm là thườngthời lẽ ra chẳng phân biệt được các sắc như xanh, vàng,đỏ, trắng, tía. Nếu tâm là thường lẽ ra chẳng quên nhữngviệc đã từng ghi nhớ. Nếu tâm là thường thời sự đọctụng lẽ ra chẳng tăng trưởng. Nếu tâm là thường lẽ rachẳng nên nói rằng : Đã làm, đương làm, sẽ làm. Nếu cóđã làm, đương làm, sẽ làm thời biết rằng tâm này quyếtđịnh là vô thường. Nếu tâm là thường thời không có oánthù thân ái cũng chẳng oán chẳng thân. Nếu tâm là thườngthời chẳng nên nói rằng vật của tôi, vật của ngườihoặc sống hoặc chết. Nếu tâm là thường thời dầu cótạo tác lẽ ra chẳng tăng trưởng. Do những nghĩa đó, nênbiết tâm tánh mỗi mỗi đều sai khác. Vì sai khác nên biếtlà vô thường.
NầyThiện-nam-tử ! Nay đức Phật ở trong tâm pháp nầy diễnnói nghĩa vô thường, đã rõ, vì ông mà nói sắc là vô thường.Sắc nầy vô thường vốn không có sanh, vì sanh đã diệt.Lúc thân ở thai bào vốn không có sanh, vì sanh đã biến đổi.Các mầm cây vốn không có sanh, vì sanh đã biến đổi. Dođó biết rằng, tất cả sắc pháp thảy đều vô thường.
NầyThiện-nam-tử ! Sắc thân tùy theo thời gian mà biến đổi: Lúc tượng thai nhẫn đến lúc mới sanh đều đổi khác.Lúc thơ bé, lớn khôn nhẫn đến tuổi già luôn luôn đổikhác. Lúc nẩy mầm, lên cây, mọc nhánh sanh lá, trổ bông,kết trái đều đổi khác.
NầyThiện-nam-tử ! Chất vị ở trong cũng đổi khác, lúc tượngthai nhẫn đến lúc già luôn luôn biến đổi. Mầm cây, nhánh,lá, hoa, trái, chất vị cũng đều đổi khác. Sức lực lúctượng thai nhẫn đến sức lực lúc tuổi già đều đổikhác. Trạng mạo lúc tượng thai nhẫn đến trạng mạo lúctuổi già đều đổi khác. Quả báo lúc tượng thai nhẫn đếnquả báo lúc tuổi già cũng khác. Danh tự lúc tượng thai nhẫnđến danh tự lúc tuổi già cũng sai khác . Sắc thân có hoạicó hiệp nên biết là vô thường. Cây cối cũng có hoại cóhiệp nên biết là vô thường. Thứ đệ sanh lần lần, nhưlúc tượng thai sanh lần lần đến tuổi già. Lúc nầy mầmsanh lần lần đến khi kết trái. Vì thế nên biết là vôthường vì những sắc pháp có thể hoại diệt, như lúc tượngthai họai diệt nhẫn đến lúc tuổi già hoại diệt đềusai khác, lúc nẩy mầm hoại diệt nhẫn đến lúc kết tráiđều hoại diệt nên biết là vô thường. Người phàm phukhông hiểu biết thấy tương tợ sanh ra chấp cho là thường.Do những nghĩa nầy nên gọi là vô thường. Đã là vô thườngthời chính là khổ, đã là khổ thời chính là bất tịnh.
NầyThiện-nam-tử ! Các hạnh đều không có ngã. Tổng tất cảpháp không ngoài hai thứ : Sắc và tâm. Sắc không phải ngã,vì sắc có thể phá có thể hoại, có thể vỡ có thể đập,có thể tăng trưởng. Ngã thời chẳng thể phá hoại vỡ đậpsanh trưởng. Do nghĩa nầy nên biết sắc chẳng phải là ngã.
Tâmcũng chẳng phải ngã vì do nhơn duyên mà sanh khởi. Các ngoạiđạo do chuyên niệm mà biết là có ngã. Tánh chuyên niệmthiệt ra chẳng phải ngã. Nếu cho chuyên niệm là ngã, nhữngviệc quá khứ có lúc quên mất, vì có quên mất nên quyếtđịnh biết là không ngã. Nếu các ngoại đạo do ức tưởngmà biết là có ngã, vì có lúc không ức tưởng nên quyếtđịnh biết là không ngã. Như nói : Thấy người bàn tay cósáu ngón, bèn hỏi rằng chúng ta ngày trước gặp nhau ở chỗnào. Nếu là có ngã thời chẳng nên lại hỏi. Vì hỏi nhaunên quyết định biết là không ngã.
Nếucác ngoại đạo cho rằng vì có ngăn ngại mà biết là cóngã. Xét ra vì có ngăn ngại nên quyết định biết là vôngã, như nói Điều-Đạt thời trọn chẳng nói rằng khôngphải Điều-Đạt. Cũng vậy, nếu ngã quyết định là ngãthời trọn chẳng ngăn ngại ngã. Nhưng vì cũng ngăn ngạingã nên quyết định biết là vô ngã. Nếu vì ngăn ngại màbiết là có ngã, nay ông chẳng ngăn ngại đáng lẽ là khôngngã!
NầyThiện-nam-tử ! Nếu các ngoại đạo cho rằng vì bạn cùngchẳng phải bạn mà biết rằng có ngã. Cứ nơi thuyết nầymà suy, vì không bạn lẽ ra không có ngã. Có những pháp khôngbạn : Như-Lai, Hư-Không, Phật tánh, Ngã cũng như vậy thiệtkhông có bạn. Do vì nghĩa nầy nên quyết định biết là khôngngã.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu có ngoại đạo cho rằng vì có danh tựmà biết là có ngã. Trong pháp không ngã cũng có danh tự ngã: Như người nghèo hèn mà tên là phú quí. Như nói ta chết,nếu ta chết thời là ta giết ta, nhưng ngã thiệt chẳng cóthể giết, giả danh là giết ngã. Cũng như người lùn màtên là Trưởng-giả. Do nghĩa nầy nên quyết định biết khôngngã.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu các ngoại đạo cho rằng vì người mớisanh đã biết đòi bú nên biết là có ngã. Nếu có ngã thờitất cả trẻ thơ chẳng nên bốc phẩn, đất, lửa, rắn,thuốc độc. Do nghĩa nầy nên quyết địng biết không ngã.
NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với ba pháp: Dâmdục, uống ăn, kinh sợ đều có sự hiểu biết đồng nhau,vì thế nên không có ngã.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu các ngoại đạo cho rằng vì có tướngmạo mà biết là có ngã. Vì có tướng thời không có ngã,không có tướng cũng là không ngã. Như lúc ngủ, người khôngthể đi đứng ngước cúi nhìn ngó, chẳng biết khổ biếtvui, như thế thời đáng lẽ không có ngã. Nếu cho rằng vìcó đi đứng cúi ngước mà biết là có ngã, thời ngườimáy lẽ ra cũng có ngã.
Như-Laichẳng đi, chẳng đứng, chẳng cúi, chẳng ngước, chẳng nhìn,chẳng ngó, chẳng khổ, chẳng vui, chẳng tham sân si. Như-Lainhư vậy mà có ngã chơn thật.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu các ngoại đạo vì thấy người khácăn trái cây, trong miệng mình sanh nước miếng, nên biết làcó ngã. Do vì nhớ tưởng thấy thời sanh nước miếng, nướcmiếng chẳng phải ngã, ngã cũng chẳng phải là nước miếng,chẳng phải vui buồn, chẳng phải ngáp, chẳng phải cười,chẳng phải nằm, chẳng phải đứng, chẳng phải đói, chẳngphải no. Do nghĩa nầy nên quyết định biết là không ngã.
NầyThiện-nam-tử ! Các ngoại đạo ấy ngu si như trẻ nít khôngcó trí huệ phương tiện chẳng hiểu thấu được thườngcùng vô thường, khổ, vui, tịnh, bất tịnh, ngã, vô ngã,thọ mạng, phi thọ mạng, chúng sanh, phi chúng sanh, thật, phithật, hữu, phi hữu. Ở trong Phật pháp họ lấy chút ít phầnrồi vọng chấp là có thường, lạc, ngã, tịnh, như ngườisanh manh chẳng biết màu sữa, bèn hỏi người khác rằng màusữa giống như thứ gì ? Người khác đáp : Màu sữa trắngnhư vỏ ốc.
Ngườisanh manh lại hỏi : “ Thế thì màu sữa như tiếng thổi ốcư ?
Đáp: Không phải.
Ngườisanh manh lại hỏi màu ốc giống thứ gì ?
_ Màuốc trắng như bột gạo.
Ngườisanh manh nghe nói cho rằng màu sữa mịn nhuyễn như bột gạo.Khi biết không phải lại hỏi.
Ngườikhác đáp : Màu sữa trắng như tuyết.
Ngườisanh manh lại cho rằng màu sữa lạnh lẽo như tuyết.
Ngườikhác lại bảo màu sữa trắng như lông chim bạch hạc.
Ngườisanh manh ấy dầu nghe cả bốn thứ thí dụ tỉ lệ, nhưngtrọn chẳng biết được màu sắc thiệt của sữa.
Cũngvậy, các ngoại đạo nầy trọn không thể biết được thường,lạc, ngã, tịnh. Do nghĩa nầy trong Phật pháp của ta có chơn-thật-đế,không phải hàng ngoại đạo có được.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát bạch Phật : “ Hi hữu thay: Hôm nay đứcNhư-Lai sắp nhập Niết-Bàn phương tiện chuyển pháp luânvô thượng, bèn phân biệt chơn- thật-đế như vậy.”
Phậtbảo Văn-Thù Sư-Lợi : : Nay ông cớ sao ở nơi đức Như-Laimà sanh quan niệm nhập Niết-Bàn. Nầy Thiện-nam-tử ! Như-Laithiệt là thường trụ chẳng biến đổi chẳng nhập Niết-Bàn.
NầyThiện-nam-tử ! Đức Như-Lai trọn chẳng có quan niệm ta làPhật, ta thành vô thượng chánh giác, ta chính là pháp, pháplà cái có của ta, ta là đạo, đạo là của ta có, ta là Thế-Tôn,Thế-Tôn là của ta, ta là Thanh-Văn, Thanh-Văn là của ta, tacó thể thuyết pháp làm cho người khác nghe và thọ trì, tachuyển pháp luân, người khác không chuyển được. Đức Như-Laitrọn không có quan niệm như vậy nên đức Như-Lai chẳng chuyểnpháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Như-Lai không có những quan niệm ta thấy biết,sự thấy biết là của ta, tai nghe, mũi ngửi v.v… cũng nhưvậy, ta là sắc, sắc là của ta, thinh, hương, nhẫn đếnpháp cũng như vậy, ta là địa đại, địa đại là của ta,thủy hỏa phong đại cũng như vậy. Như-Lai cũng không có nhữngquan niệm ngã là tín là đa-văn, tín và đa-văn là của ta,ta là đàn-ba-la-mật, là thi-ba-la-mật, nhẫn đến là bát-nhã-ba-la-mật,đàn-ba-la-mật nhẫn đến là bát-nhã-ba-la-mật, đàn-ba-la-mật nhẫn đến bát-nhã-ba-la-mật là của ta, ta là tứ niệmxứ là tứ chánh cần, nhẫn đến là bát-thánh-đạo, tứ-niệm-xứnhẫn đến bát-thánh-đạo là của ta. Như- Lai trọn chẳngcó những quan niệm như vậy, nên Như-Lai chẳng chuyển phápluân.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu nói thường trụ không biến đổi, saolại nói rằng Phật chuyển pháp luân ! Vì thế nên ông chẳngnên nói rằng đức Như-Lai phương tiện chuyển pháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Như nhơn nhãn căn, sắc trần, ánh sáng vàtư duy hoà hiệp sanh ra nhãn thức. Nhãn căn chẳng nghĩ rằngta sanh ra thức, sắc, ánh sáng và tư duy cũng chẳng nghĩ rằngta sanh nhãn thức, nhãn thức cũng chẳng nghĩ rằng ta có thểtự sanh. Những pháp như vậy nhơn duyên hòa hợp đặng gọilà thấy. Cũng vậy, đức Như-Lai nhơn sáu ba-la-mật cùng bamươi bảy pháp trợ đạo mà giác ngộ rõ thấu các pháp.Lại nhơn yết hầu, lưỡi răng, môi miệng có ra lời ra tiếng,vì các ông Kiều-Trần-Như v.v… mà thuyết pháp lần đầutiên, gọi đó là chuyển pháp luân. Do nghĩa nầy nên đứcNhư-Lai chẳng gọi là chuyển pháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Nếu chẳng chuyển thời gọi là pháp, pháplà Như-Lai. Như do bùi nhùi, do cọ xát, do tay, do phân bò khômà có lửa sanh ra. Bùi nhùi v.v… đều chẳng nghĩ rằng tasanh ra lửa. Lửa chũng chẳng nói rằng ta có thể tự sanh.Cũng vậy, đức Như-lai nhơn sáu ba-la-mật v.v… Vì các ôngKiều-Trần-Như thuyết pháp gọi là chuyển pháp luân, đứcNhư-Lai trọn chẳng nghĩ rằng ta chuyển pháp luân. Nếu chẳngnghĩ tưởng như vậy thời gọi đó là chuyển chánh pháp luân.Chuyển pháp luân như vậy bèn gọi là Như-Lai.
Nhưdo nơi chất lạc, nước khuấy, bình, giây, tay người mà cóchất tô sanh ra. Lạc v.v… chẳng nghĩ rằng ta sanh ra tô. Tôcũng chẳng nói rằng ta có thể tự sanh ra. Do các duyên hòahiệp nên sanh ra chất tô. Cũng vậy, đức Như-Lai trọn chẳngnghĩ rằng ta chuyển pháp luân. Nếu chẳng nghĩ như vậy, thờigọi đó là chuyển chánh pháp luân. Chuyển pháp luân như vậythời là Như-Lai.
NầyThiện-nam-tử ! Như do hột giống, đất, nước, phân, hơinóng, gió, thời gian, công tác của người mà có mầm mọclên . Hột giống v.v… chẳng nghĩ rằng ta sanh ra mầm. Mầmcũng chẳng nói rằng ta có thể tự sanh. Cũng vậy, đức Như-Lai trọn chẳng nghĩ rằng ta chuyển pháp luân. Nếu chẳngnghĩ như vậy thời gọi đó là chuyển chánh pháp luân. Chuyểnpháp luân như vậy thời là Như-Lai.
NầyThiện-nam-tử ! Như do trống, khoảng không, do, dùi, ngườihòa hiệp nhau mà sanh ra tiếng trống v.v… chẳng nghĩ rằngta sanh ra tiếng. Tiếng cũng chẳng nói rằng ta có thểtự sanh.
Cũngvậy, đức Như-Lai trọn chẳng nghĩ rằng ta chuyển pháp luân.Chẳng nghĩ như vậy thời gọi đó là chuyển chánh pháp luân.Chuyển pháp luân như vậy thời là Như-Lai.
NầyThiện-nam-tử ! Chuyển pháp luân là cảnh giới của chư PhậtThế-Tôn chẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên-Giác biết được.
NầyThiện-nam-tử ! Hư không chẳng phải sanh, chẳng phải xuất,chẳng phải tạo tác chẳng phải pháp hữu vi. Cũng vậy, Như-Laichẳng phải sanh, xuất, tạo tác chẳng phải pháp hữu vi.Phật tánh cũng như vậy.
NầyThiện-nam-tử ! Chư Phật Thế-Tôn lời thuyết giáo có haithứ : Một là thế ngữ hai là xuất thế ngữ. ĐứcNhư-Lai vì hàng Thinh-Văn Duyên-Giác dùng thế ngữ để thuyếtgiáo. Vì các vị Bồ-Tát nói xuất thế ngữ.
NầyThiện-nam-tử ! Hàng đại chúng nghe pháp cũng có hai hạng: Một là hạng cầu tiểu thừa, hai là hạng cầu đại thừa.Ngày trứoc ở thành Ba-La-Nại ta chuyển pháp luân cho hàngThinh-Văn. Nay ở thành Câu-Thi-Na nầy mới vì các vị Bồ-Tát chuyển đại pháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Lại có hai hạng người trung căn và thượngcăn. Vì hạng trung căn ở thành Ba-La-Nại ta chuyển pháp luân.Vì hạng thượng văn như Ca- Diếp Bồ-Tát v.v… ở nơi thànhCâu-Thi-Na nầy ta chuyển đại pháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Hạng tột hạ-căn đức Như-Lai trọn chẳngchuyển pháp luân cho họ. Hạng tột hạ-căn tức là nhứt-xiển-đề.
NầyThiện-nam-tử ! Người cầu Phật đạo có hai hạng : Mộtlà hạng trung tinh tấn, hai là hạng thượng tinh tấn. Như-Laiở thành Ba-La-Nại vì hạng trung tinh tấn mà chuyển pháp luân.Nay ở thành Câu-Thi-Na nầy chuyển đại pháp luân cho hạngthượng tinh tấn.
NầyThiện-nam-tử ! Ngày trước Như-Lai ở thành Ba-La-Nại, chuyểnpháp- luân lần đầu tiên, có tám muôn thiên nhơn chứng đặngquả Tu-Đà hoàn. Nay trong hội thuyết pháp tại thành Câu-Thi-Nanầy, có tám mươi muôn ức người chứng bực bất thốichuyển vô thượng Bồ-Đề.
NầyThiện-nam-tử ! Ngày trước ở thành Ba-La-Nại, Đại-Phạmthiên-Vương đảnh lễ thỉnh Phật chuyển pháp luân. Nay tại thành Câu-Thi-Na nầy, Ca- Diếp Bồ- Tát đảnh lễthỉnh Phật chuyển đại pháp luân.
NầyThiện-nam-tử ! Ngày trước ở thành Ba-La-Nại lúc chuyểnpháp luân Phật giảng thuyết về vô thường, khổ, không vàvô ngã. Nay tại thành Câu-Thi- Na nầy Như-Lai giảng thuyếtvề thường, lạc, ngã và tịnh.
NầyThiện-nam-tử ! Ngày trước ở thành Ba-La-nại, lúc thuyếtpháp tiếng nói của Phật nghe xa đến trời Phạm-Thiên. Naytại thành Câu-Thi-Na nầy, lúc chuyển pháp luân tiếng củaPhật khắp đến hai mươi hằng hà sa thế giới ở mườiphương.
Nầythiện-nam-tử ! Chư Phật Thế-Tôn phàm có lời nói ra đềugọi là chuyển pháp luân.
Vínhư Chuyển-Luân-Thánh-Vương có Luân-bảo, kẻ chưa hàngphục có thể làm cho hàng phục, người đã hàng phục cóthể làm cho an ổn. Chư Phật Thế-Tôn phàm có thuyết phápcũng như vậy. Vô lượng phiền não người chưa điều phụccó thể làm cho điều phục, người đã điều phục làm chosanh căn lành.
Vínhư Chuyển-Luân-Thánh-Vương co ùLuân-bảo có thể phá tantất cả oán tặc. Cũng vậy, đức Như-Lai thuyết pháp cóthể làm cho tất cả giặc phiền não thảy đều tịch tịnh.
Vínhư Chuyển-Luân-Thánh-Vương có Luân-bảo trên dưới xoay chuyển.Cũng vậy, Như-Lai thuyết pháp có thể làm cho các chúng sanhở ác thú sanh lên cõi trời cõi người nhẫn đến thành Phậtđạo.
NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên nay ông chẳng nên khen rằng đứcNhư-Lai ở nơi đây lại chuyển pháp luân.
Văn-ThùSư-Lợi bạch Phật rằng : “ Thế-Tôn ! Đối với nghĩa nầychẳng phải là tôi không biết. Hỏi Phật là vì muốn lợiích cho những chúng sanh. Từ lâu tôi đã biết chuyển phápluân thiệt là cảnh giới của chư Phật Như-Lai, chẳng phảihàng Thinh-Văn Duyên-Giác biết được.
Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Đây gọi làBồ-Tát trụ nơi kinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn thật hànhThánh-hạnh.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn, do nghĩa gì gọi là Thánh-hạnh?
_ NầyThiện-nam-tử ! Thánh là nói chư Phật Thế-Tôn. Do nghĩa nầynên gọi là Thánh-hạnh.
_ BạchThế-Tôn ! Nếu là chỗ thật hành của chư Phật thờichẳng phải hàng Thinh-Văn Duyên-Giác, Bồ-tát có thể tu hànhđược.
_ NầyThiện-nam-tử ! Đây là chư Phật Thế-Tôn an trụ nơi Đại-Niết-Bànnày mà phân biệt khai thị như vậy, do nghĩa nầy nên gọilà Thánh-hạnh. Hàng Thinh- Văn, Duyên-Giác, và Bồ-Tát nghenhư vậy rồi thời có thể phụng hành nên gọi là Thánh-hạnh.Đại-Bồ-Tát nầy đặng tu hành hạnh đây rồi thời đặngtrụnơi bực vô sở úy. Chẳng còn sợ tham, sân, si, sanh, lão,bịnh, tử. Cũng chẳng còn sợ ác đạo, địa ngục, súc sanh,ngạ quỷ.
NầyThiện-nam-tử ! Luận về sự ác có hai hạng : Một là A-Tu-La,hai là trong loài người. Trong loài người có ba hạng ác:Một là nhứt-xiển-đề, hai là hủy báng kinh điển Đại-ThừaPhương-Đẳng, ba là phạm bốn tội trọng. Trụ trong vô sởúy nầy, hàng Bồ-Tát trọn chẳng sợ đọa trong những hạngác như vậy. Cũng chẳng còn sợ Sa-Môn, Bà-La-Môn, ngoại đạotà kiến, Thiên-Ma Ba-Tuần. Cũng chẳng còn sợ thọ thân tronghai mươi lăm cõi. Vì thế nên bực nầy gọi là vô sở úy.
NầyThiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ bực vô sở úy chứngđặng hai mươi lăm môn tam muội, phá hoại hai mươi lăm cõi.Đặng vô-cấu tam-muội có thể phá hoại cõi địa ngục.Đặng bất-thối tam muội có thể phá hoại cõi súc sanh. Đặngtâm- lạc tam muội có thể phá hoại cõi ngạ quỉ. Đặnghoan-hỷ tam muội có thể phá hoại cõi A-Tu-La. Đặng nhựt-quangtam muội có thể dứt cõi Phất-Bà-Đề. Đặng nguyệt-quangtam muội có thể dứt cõi Cù-Da-Ni. Đặng nhiệt-diện tam muội có thể dứt cõi Uất-Đơn-Việt. Đặng như-huyễntam muội có thể dứt cõi Diêm- Phù- Đề. Đặng nhứt-thiếtpháp bất-động tam muội có thể dứt cõi Tứ-Thiên- Vương.Đặng tối-phục tam muội có thể dứt cõi Đao-Lợi-Thiên.Đặng Duyệt-ý tam muội có thể dứt cõi Diệm-Ma-Thiên. ĐặngThanh-sắc tam muội có thể dứt cõi Đâu- Suất-Thiên. ĐặngHuỳnh-sắc tam muội có thể dứt cõi Hoá-Lạc-Thiên. Đặngxích- sắt tam muội có thể dứt cõi Tha-Hoá-Tự-tại-Thiên.Đặng Bạch-sắc tam muội có thể dứt cõi Sơ-Thiền. Đặngchủng chủng tam muội có thể dứt cõi Đại- Phạm- Vương.Đặng song tam muội có thể dứt cõi Nhị-Thiền. Đặng lôi-âmtam muội có thể dứt cõi tam-Thiền. Đặng chú-võ tam muộicó thể dứt cõi Tứ-Thiền. Đặng như hư-không tam muội cóthể dứt cõi Vô-Tưởng. Đặng chiếu-cảnh tam muội có thểdứt cõi Tịnh-Cư A-Na-Hàm. Đặng vô-ngại tam muội có thểdứt cõi Không- Xứ- Thiên. Đặng thường tam muội có thểdứt cõi Thức-Xứ-Thiên. Đặng lạc tam muội có thể dứtcõi Bất-Dụng Xứ-Thiên. Đặng ngã tam muội có thể đượccõi Phi- Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứ-Thiên.
Đâygọi là Bồ-Tát chứng đặng hai mươi lăm tam muội dứt haimươi lăm cõi.
NầyThiện-nam-tử ! Hai mươi lăm môn tam muội nầy gọi là vuacủa các môn tam-muội. Đại Bồ-Tát nhập trong những môntam muội vương nầy, nếu muốn thổi hoại núi Tu-Di liềncó thể tùy ý. Nều muốn biết tâm niệm của mọi loài chúngsanh trong cõi đại thiên, cũng đều có thể biết. Muốn đemmọi loài chúng sanh trong cõi đại thiên để vào trong mộtlỗ chơn lông nơi thân của mình liền có thể tùy ý, cũngcó thể làm cho những chúng sanh đó không c quan niệm chậthẹp. Nếu muốn hoá làm vô lượng chúng sanh đầy khắp trongcõi đại thiên, cũng liền có thể tùy ý. Muốn chia một thânlàm nhiều thân, lại hiệp nhiều thân làm một thân, dầulàm những sự như vậy nhưng tâm không trụ trước, dườngnhư hoa sen.
NầyThiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát nhập trong những môn tam muộivương như vậy rồi, liền đặng trụ nơi bực tự tại. Bồ-Táttrụ bực tự tại nầy thời đặng sức tự tại, tùy ý muốnsanh chỗ nào liền đặng vãng sanh.
Vínhư Chuyển-Luân-Thánh-Vương thống lãnh bốn cõi thiên hạ,tùy ý qua lại không bị chướng ngại. Cũng vậy, tất cảchỗ muốn thọ sanh Bồ-Tát nầy có thể tùy ý vãng sanh.
Bồ-Tátnầy nếu thấy tất cả chúng sanh nơi địa ngục, kẻ nàocó thể làm cho sanh căn lành, Bồ-Tát liền qua mà thọ sanhtrong đó, dầu sanh nhưng chẳng phải là nghiệp quả, do sứctự tại mà thọ sanh trong đó. Bồ-Tát nầy dầu ở nơi địangục nhưng chẳng bị những sự khổ đốt cháy nát thân v.v…
NầyThiện-nam-tử ! Bồ-Tát nầy thành tựu vô lượng vô biêntrăm ngàn muôn ức công đức như vậy, còn không thể nóihết, huống là công đức của Phật mà có thể nói được.”
Bấygiờ trong chúng hội, có một vị Bồ-Tát tên là Trụ-Vô-Cấu-Tạng-Vương, có oai đức lớn thành tựu thần thông, đặng đạitổng trì đầy đủ môn tam muội, chứng bực vô sở úy, liềnđứng dậy trịch y bày vai bên hữu qùy gối hữu, chắp taybạch Phật rằng : “Thế-Tôn ! Như lời đức Phật nói: Chư Phật Bồ-Tát thành tựu vô lượng vô biên trăm ngànmuôn ức công đức thiệt không thể nói được. Ý tôi còncho rằng vẫn chẳng bằng kinh điển Đai-thừa nầy vì nhơnsức của kinh Đại- Thừa Phương-Đẳng nầy nên có thể xuấtsanh chư Phật Thế-Tôn vô thượng chánh giác”.
Phậtkhen rằng : Lành thay ! Lành thay ! Phải lắm đúng như lờiông nói. Những kinh Phương-Đẳng Đại-Thừa dầu thành tựuvô lượng công đức, muốn so sánh với kinh nầy thời khôngthể kịp được, trăm lần, ngàn lần, trăm ngàn muôn ứclần, nhẫn đến toán số thí dụ cũng chẳng kịp được.
Vínhư từ bò có sữa, từ sữa sanh ra chất lạc, từ lạc sanhra chất sanh tô, từ sanh tô sanh ra chất thục tô, từ thụctô sanh ra chất đề hồ. Chất đề hồ là vị hơn hết, nếucó người uống chất nầy các thứ bịnh đều tiêu trừ,bao nhiêu chất thuốc đều vào trong đề hồ.
Cũngvậy, từ Phật có ra mười hai loại kinh, từ mười hai loạikinh có ra Tu-đa-la, từ Tu-đa-la có ra kinh Phương-đẳng, từkinh Phương-đẳng có ra Bát-Nhã Ba-La- Mật, từ Bát-Nhã Ba-La-Mậtcó ra Đại-Niết-Bàn, như chất đề hồ. Chất đề hồ dụcho Phật tánh. Phật tánh tức là Như-Lai.
NầyThiện-nam-tử ! Do nghĩa nầy nên nói rằng Như-Lai có vô lượngvô biên công đức chẳng thể nói được tính được.”
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật khen kinhĐại-Niết- Bàn như chất đề hồ là vị thượng diệu, nếucó người uống đề hồ thời những chứng bịnh đều tiêutrừ, tất cả các vị thuốc đều vào trong chất đề hồ.Tôi nghe lời nầy trộm nghĩ rằng : Nếu có người chẳngnghe chẳng lãnh thọ được kinh nầy, phải biết người đórất là ngu si không có tâm lành.
BạchThế-Tôn ! Nay tôi thiệt có thể kham chịu lột do làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làmviết, biên chép kinh Đại-Niết-Bàn nầy. Biên chép đọc tụngthông thuộc, rồi vì người mà giảng rộng ý nghĩa đó.
BạchThế-Tôn ! Nếu có chúng sanh tham trước của cải, tôi sẽbố thí của cải rồi sau đem kinh Đại-Niết-Bàn nầy khuyênhọ đọc. Nếu có người sang qúi, tôi trứơc dùng ái ngữ để được cảm tình, rồi sau lần lần sẽ đem kinh Đại-ThừaĐại- Niết- Bàn nầy khuyên họ đọc. Nếu là kẻ thườngdân, tôi sẽ dùng oai thế ép họ đọc tụng. Nếu với ngườikiêu mạn tôi sẽ làm tôi tớ họ, tùy thuận ý của họ chohọ vui lòng, rồi sau sẽ đem kinh Đại-Niết-Bàn nầy mà dẫndắt họ. Nếu có người hủy báng kinh Đại-Thừa tôi sẽdùng thế lực hàng phục họ, rồi sau khuyên họ đọc kinhĐại-Niết-Bàn. Nếu có người ưa thích kinh Đại-Thừa, tôiđích thân đến cung kính cúng dường tôn trọng tán thán họ.
Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : Lành thay ! Lành thay ! Ông thiệt đánglà người ưa thích kinh điển Đại-Thừa, tham kinh Đại-Thừa,thọ kinh Đại-Thừa, say kinh Đại- Thừa, kính tin tôntrọng cúng dường kinh Đại-Thừa.
NầyThiện-nam-tử ! Nay do tâm lành nầy, ông sẽ siêu việtvô lượng vô biên hằng hà sa đại Bồ-Tát, đặng thành vôthượng chánh giác trước, chẳng bao lâu ông cũng sẽ vì đạichúng diễn nói tạng bí mật Đại-Niết-Bàn, Như-Lai, Phậttánh, như ta hôm nay.
NầyThiện-nam-tử ! Về thuở quá khứ thời kỳ không có Phậtra đời, lúc đó ta làm Bà-La-Môn tu hạnh Bồ-Tát, có thểthông đạt những kinh luận của tất cả ngoại đạo, tu hạnhtịch diệt, đầy đủ oai nghi, tâm ta thanh tịnh chẳng bịcác dục nhiễm ở ngoài phá hoại, dứt lửa sân hận, thọtrì pháp môn thường, lạc, ngã, tịnh. Khắp nơi ta tìm cầukinh điển Đại-Thừa, nhẫn đến vẫn chẳng được nghe danhtự kinh Phương-Đẳng. Bấy giờ ta ở núi Tuyết, núi nầythanh tịnh có suối chảy ao tắm, rừng rậm cây thuốc, hoathơm nở khắp núi, chim thú không thể tính đếm, nhiều thứtrái ngon, lại có vô lượng ngó sen, củ ngọt củ thơm. Taở một mình trong núi chỉ ăn các thứ trái, ăn xong ngồithiền chuyên tâm quán tưởng. Ta tu khổ hạnh như vậy trảiqua vô lượng năm, cũng chẳng được nghe có Phật ra đờicùng tên kinh Đại-Thừa.
Thích-Đề-Hoàn-Nhơnvà chư Thiên thấy ta bền tu khổ hạnh như vậy lòng họ kinhsợ bảo nhau rằng :
Chúngta nên xem coi. Trong núi Tuyết thanh tịnh, Người ly dục tịchtịnh. Vua công đức trang nghiêm, Đã lìa tham sân mạn.Dứt hẳn lòng ngu si, Miệng chưa từng nói ra, Những lờithô ác thảy.
Cómột vị Thiên-tử tên là Hoan-Hỷ lại nói kệ rằng :
Ngườily dục như vậy, Thanh tịnh siêng tinh tấn, Toan chẳng cầuĐế-Thích, Và làm chư Thiên ư ! Nếu là hạng ngoạiđạo, Họ tu hành khổ hạnh, Phần nhiều đều mongcầu, Tòa ngồi của Đế-Thích.
Cómột vị Tiên-thiên-tử lại vì Đế-Thích mà nói kệ rằng:
Thiên-ChúaKiều-Thi-Ca, Chẳng nên sanh lòng lo, Ngoại đạo tu khổhạnh, Hà tất cầu Đế-Thích.
Thiên-Tửnầy lại thưa với Đế-Thích : “ Bực đại-sĩ trongđời vì chúng sanh nên chẳng tham luyến thân mình mà tu vôlượng khổ hạnh để làm lợi ích cho chúng sanh. Hạng ngườinhư vậy thấy rõ những lỗi lầm trong giòng sanh tử, dầucủa báu đầy cả mặt đất, đại sĩ nầy cũng chẳng thammuốn như thấy mũi dãi. Bực đại sĩ nầy rời bỏ của cảivợ con đầu mắt tủy não tay chơn da thịt, nhà cửa, voi ngựa,xe cộ, tôi tớ, cũng chẳng mong cầu sanh lên cõi trời, chỉmong muốn làm cho tất cả chúng sanh được an vui. Như chỗtôi hiểu bực đại-sĩ như vậy lòng thanh tịnh không ô nhiễm,đã dứt hết phiền não chỉ muốn cầu quảvô thượng bồ-đề.
Thích-Đề-Hoàn-Nhơnbảo rằng : “ Theo như lời ông nói thời người ấy vì nhiếpthủ tất cả chúng sanh trong đời. Nầy Đại-Tiên ! Nếu trongđời nầy có Phật dứt trừ được tất cả rắn độc phiềnnão của chư Thiên, loài người và A-Tu-La. Nếu các chúng sanhở trong bóng mát của Phật thời tất cả những độc phiềnnão đều tiêu diệt. Nầy Đại-Tiên ! Bực Đại-sĩ nầy nếutrong đời vị lai sẽ thành Phật, thời chúng ta sẽ đượcdứt trừ vô lượng phiền não. Việc nầy thiệt là khó tin,vì vô lượng chúng sanh phát tâm vô thượng bồ-đề, bịchút ít duyên liền thối thất Bồ- đề tâm, như bóng trăngtrong nước, nước động thời trăng động. Lại nhưhọa tượng, khó thành mà dễ hư . Cũng vậy, tâm Bồ-đềkhó phát mà dễ thối thất.
NầyĐại-Tiên ! Như có nhiều người mặc giáp cầm gậy muốnđi dẹp giặc, lúc ra đến chiến trận lòng sợ sệt thờibèn chay lui. Cũng vậy vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ-đềtự trang nghiêm bền chắc, lúc thấy lỗi sanh tử lòng sợsệt bèn thối thất. Nầy Đại-Tiên ! Ta từng thấy vô lượngchúng sanh sau khi phát tâm Bồ- Đề đều bị thối chuyển.Vì thế nên nay dầu thấy người nầy tu khổ hạnh tịch tịnhkhông phiền não nhưng ta chưa tin được. Nay ta sẽ đến thửxem coi người nầy thiệt có thể gánh vác nổi vô thượngBồ-Đề chăng ? Nầy Đại-Tiên ! Như xe có hai bánh thời cócông dụng chở chuyên, như chim có hai cánh mới có thể bayđi. Người tu khổ hạnh nầy, dầu thấy là giữ gìn giớicấm, nhưng chưa biết có trí sâu chăng. Nếu có sâu thờicó thể gánh nổi vô thượng Bồ-Đề. Nầy Đại-Tiên ! Nhưcá mẹ đẻ ra bầy cá con, nhưng số cá được lớn khôn rấtít. Như cây am-la nhiều bông mà ít trái. Chúng sanh phát tâmBồ-Đề đông vô lượng nhưng ít người được thành tựu.Nầy Đại-Tiên ! Ông nên cùng ta đồng qua thử đó. Như vàngròng sau khi thử đủ ba cách mới biết là vàng thiệt, làđốt, đập và mài. Nay chúng ta cũng thử người tu khổ hạnhnầy.
Lúcđó Thích-Đề-Hoàn-Nhơn tự biến thân mình làm quỉ La-sátdung mạo đáng sợ, bay xuống núi Tuyết đến gần ngườitu khổ hạnh, cất tiếng thanh nhã tuyên nói nửa bài kệ củaPhật quá khứ :
Cáchạnh vô thường, Là pháp sanh diệt.
QuỉLa-sát nói nửa kệ xong liếc mắt tìm ngó bốn phía. Ngườitu khổ hạnh nghe hai câu kệ ấy lòng rất vui mừng, như người khách buôn ban đêm đến đường hiểm lạc mất đồngbạn, kinh sợ tìm kiếm bỗng gặo được đồng bạn, lòngrất vui mừng. Cũng như người bịnh lâu chưa gặp đượclương y, về sau bỗng gặp được. Như người trôi nổi ngoàibiển khơi bỗng gặp được thuyền bè. Như người quá khátgặp được nước mát trong. Như người bị oán-địch rượtmà chạy thoátđược. Như người bi trói nhốt đã lâu bỗngđặng thả. Cũng như nhà nông trời nắng hạn mà gặp mưa.Như người đi xa trở về đến nhà, cả nhà đều vui mừng.
NầyThiện-nam-tử ! Lúc nghe được nửa bài kệ ấy, lòng ngườikhổ hạnh vui mừng cũng như vậy. Liền đứng dậy lấy tayđỡ tóc lên ngó tìm bốn phía nói rằng : “Chẳng biếtai vừa nói hai câu kệ ? Ngó mãi không thấy người nào khácchỉ thấy quỉ La-Sát bèn nói rằng : “Ai khai môn giải thoátnhư vậy? Ai có thể thuật lời của Phật nhưvậy? Ai có thể ở trontg giấc ngủ sanh tử mà có thể riêngđược giác ngộ xướng lên lời đó vậy? Ai có thểở chốn nầy đem đạo vị vô thượng chỉ dạy cho chúngsanh đang đói khát trong vòng sanh tử ? Ai có thể làm thuyềnlớn cứu vớt vô lượng chúng sanh đang nổi chìm trongbiển sanh tử? Những chúng sanh nầy thường mang bịnh nặngphiền não, ai có thể làm lương y nói hai câu kệ ấy khaingộ tâm của tôi. Như mặt trăng nửa như hoa sen hé nở.
Ngườikhổ hạnh lúc đó không thấy có ai khác chỉ thấy quỉ La-Sátnghĩ rằng có lẽ quỉ nầy nói hai câu kệ ấy chăng ? Rồilại nghĩ rằng quỉ nầy hình dung hung dữ đáng sợ, phàmngười đặng nghe những câu kệ ấy thời tất cả sự sợsệt xấu xa liền tiêu trừ, đâu có lẽ người hình mạoxấu xa nầy mà có thể nói lời kệ ấy. Như trong lửa mọcđược hoa sen. Trong ánh nắng mặt trời chẳng sanh đượcnước mát. Rồi lại tự trách: Ta thật là vô trí hoặc quỉnầy đặng gặp chư Phật quá khứ, nên được nghe nửa bàikệ ấy, nay ta nên hỏi ý nghĩa của lời ấy. Suy nghĩ xongliền đến trước quỉ La-Sát nói rằng : “Lành thay lànhthay ! Đại-Sĩ ! Ngài ở đâu mà học được nửa bài kệcủa Phật quá khứ như vậy ?
QuỉLa-Sát liền đáp rằng : “ Nầy Bà-La-Môn ! Ông chẳng nênhỏi ta về việc ấy. Vì ta đã nhiều ngày không được ănđói khát khổ não tâm ý mê loạn. Ta tìm cầu khắp nơi vẫnchẳng được thức ăn. Vì thế nên ta nói những lời nhưvậy.”
Ngườikhổ hạnh lại nói với quỉ La-Sát : “ Nếu Đại-Sĩ cóthể vì tôi nói trọn bài kệ, tôi sẽ trọn đời làm đệtử ngài. Kệ của Đại-Sĩ vừa nói lời chẳng đủ, nghĩachẳng trọn, sao Đại-Sĩ chẳng nói cho trọn ? Luận về tài-thíthời có cạn hết, còn pháp-thí thời chẳng thể cùng tận,nhiều sự lợi ích. Tôi nghe nửa bài kệ ấy sanh lòng kinhnghi. Trông mong ngài vì tôi mà nói cho trọn, tôi sẽ trọnđời làm đệ tử ngài.”
QủiLa-Sát nói : “ Ông tham thái quá chỉ biết tự thương thânmình mà chẳng nghĩ đến người. Ta đương đói khổ thiệtkhông thể nói đặng”.
Ngườikhổ hạnh hỏi : “ Thức ăn của ngài là vật gì ?
Quỉnói : “ Ông đừng hỏi, nếu ta nói ra thời mọi người phảikinh sợ”.
Ngườikhổ hạnh nói : “ Giữa đây chỉ có mình tôi không có ngườinào khác. Tôi không sợ, ngài cứ nói.
Qủinói : “ Tôi chỉ ăn thịt người tươi nóng, chỉ uống máunóng của người. Vì ta phước mỏng nên chỉ ăn những thứđó. Ta tìm khắp các nơi mà chẳng đặng. Trong đời dầucó người đông nhiều, nhưng mỗi người đều có phướcđức, lại được chư Thiên-Thần thủ hộ, ta không đủ sứcbắt ăn được.”
Ngườikhổ hạnh nói : “ Ngài cứ nói đủ bài kệ ấy, tôi nghekệ rồi sẽ đem thân nầy dâng cho ngài dùng. Thưa Đại-Sĩnếu lúc tôi chết thân nầy sẽkhông dùng vào việc gì được,sẽ bị cọp, sói, chim hiêu, kên kên ăn mổ, không đượcmột mảy phước đức. Nay tôi vì cầu Vô-thượng Bồ-đềxả thí thân vô thường chẳng bền nầy, để đổi lấy thânthường trụ bền chắc”.
Quỉnói : “ Ai tin được lời của ông, chỉ vì có tám chữ màthí bỏ thân đáng mến đáng tiếc.”
Ngườikhổ hạnh nói : “ Như có người đem đồ sành bố thí chongười khác mà đặng đồ bằng thất bảo. Cũng vậy, tôixả thí thân vô thường nầy để đặng thân kim cương. Ngàinói ai tin được lời tôi ?”
Cácvị Đại-Phạm-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và Tứ-Thiên-Vươngcó thể chứng minh lời tôi. Lại có các vị Bồ-Tát tu hànhĐại-thừa đủ lục độ, lợi ích vô lượng chúng sanh, cóthiên nhãn cũng chứng biết được lời của tôi, Thập phươngchư Phật cũng chúng biết cho tôi vì tám chữ mà xả thí thânmạng.
Quỉnói : “Nếu ông có thể xả thí thân mạng như vậy, thờinên lóng nghe kỹ tôi sẽ vì ông nói nửa bài kệ sau”.
Ngườikhổ hạnh nghe quỉ hứa nói vui mừng hớn hở, liền cởitấm da nai đang mặc trên thân trải tòa rồi mời quỉ: “Bạch Hòa-Thượng xin thỉnh ngài lên tòa nầy”.
Quỉngồi xong người khổ hạnh qùy dài, vòng tay thưa rằng : “Mong Hòa- Thượng vì tôi mà nói nửa bài kệ còn lại cho đượcđầy đủ”.
QuỉLa-sát liền tuyên rằng :
Sanh-diệtdiệt rồi, Tịch diệt là vui.
QuỉLa-Sát nói hai câu kệ rồi bảo rằng : “ Nầy Đại Bồ-Tátnay ông đã nghe đủ cả nghĩa bài kệ, lòng mong muốn củaông đã đầy đủ, nếu ông muốn lợi ích chúng sanh giờđây nên thí thân cho ta.
Ngườikhổ hạnh suy nghĩ kỹ những nghĩa trong bài kệ rồi biênchép lên trên đá, trên vách, trên cây, bên đường đi. Tựcột áo xiêm sợ sau khi chết thân thể lõa lồ rồi leo lêncây cao.
Thọ-Thầnbảo người khổ hạnh: “ Lành thay ! Nay ông muốn làmviệc gì ?
Ngườikhổ hạnh đáp : “ Tôi muốn thí xả thân nầy để trảgiá bài kệ”.
Thọ-Thầnnói : “ Bài kệ như vậy có những lợi ích gì ?”
Ngườikhổ hạnh đáp : “ Những câu kệ ấy là lời thuyết phápcủa Phật ba đời, trong ấy chỉ dạy đạo pháp chơn không.Tôi vì pháp nầy muốn lợi ích tất cả chúng sanh mà thíxả thân nầy, chẳng phải vì lợi danh, chẳng cầu Chuyển-Luân- Thánh-Vương, Tứ-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-thiên-Vương,chẳng cầu quả vui của người của trời.
Lúcsắp sửa xả thân, người khổ hạnh nói rằng : “ Nguyệncho tất cả người tham lam bỏn sẻn đều thấy tôi xả thân.Những người bố thí chút ít sanh lòng cống cao cũng đặngthấy tôi vì một bài kệ mà xả thân mạng.
Nóixong, người khổ hạnh buông mình từ trên cây rơi xuống.Lúc thân chưa tới đất. Trong hư không vang ra các thứ tiếngthấu đến cõi trời Sắc-Cứu-Cánh. Quỉ La-sát huờn lạihình Thiên-Đế hứng lấy thân người khổ hạnh để nhẹnhàng xuống đất.
Bấygiờ Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-Thiên-Vương cùng chưThiên đảnh lễ người khổ hạnh mà khen rằng : “ Lành thay! Lành thay ! Thiệt là Bồ-Tát có thể lợi ích nhiều cho vôlượng chúng sanh, muốn thắp đuốc pháp lên giữa đêm tốivô minh. Vì tôi mến tiếc pháp lớn của Như-Lai nên cố nhiễunão ngài. Ngưỡng mong ngài cho tôi sám hối tội lỗi. Thuởvị lai ngài quyết định thành Vô- thượng Chánh-giác,. Khiđược thành Phật, mong ngài tế độ chúng tôi,
Nóixong, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và chư Thiên đảnh lễ người khổhạnh, cáo từ, bỗng nhiên ẩn mất.
NầyThiện-nam-tử ! Người khổ hạnh thuở xưa chính là tiềnthân của ta. Ngày trước vì nửa bài kệ mà ta xả thí thânmạng. Do cớ đó ta đặng vượt bực thành Phật trước Di-Lặcmười hai kiếp.
NầyThiện-nam-tử ! Ta đặng vô lượng công đức như vậy đềudo cúng dường chánh pháp của Như-Lai.
Nayông phát tâm Vô- thượng Bồ-đề, thời ông cũng đã vượthơn vô lượng vô biên hằng hà sa Bồ-Tát.
NầyThiện- nam-tử ! Đây gọi là Bồ-Tát trụ nơi Đại-ThừaĐại-Bát Niết-Bàn tu hành thánh hạnh.
HẾTPHẨM THÁNH HẠNH THỨ MƯỜI CHÍN