- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMĐẠI CHÚNG SỞ VẤN THỨ MƯỜI BẢY
(Hánbộ phần đầu quyển thứ mười)
Bấygiờ đức Thế-Tôn từ trên mặt phóng các thứ ánh sáng màu: Những ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, chiếuthân Thuần-Đà. Thuần-Đà gặp ánh sáng nầy, bèn cùng quyếnthuộc mang những thức ăn đến rừng Ta-La để cúng dườngđức Phật lần cuối cùng và cúng dường chúng Tỳ-kheo.
Lúcđó có Trời Đại-Oai-Đức đứng án trước mặt bảo Thuần-Đàrằng : Ông Thuần-Đà nên dừng lại, chớ dâng cúng.
ĐứcNhư-Lai lại phóng vô lượng vô biên ánh sáng, đại chúngcõi trời gặp ánh sáng nầy liền để cho Thuần-Đà đem nhữngthức ăn uống dâng lên Phật.
Lúcđó chư thiên cùng các chúng sanh đem đồ cúng dường cũnglần đến nơi trước Phật, đồng quì bạch rằng : Ngưỡngmong đức Như-Lai cho phép các Tỳ- kheo thọ vật thực nầy.
CácTỳ-kheo biết đã đến giờ ăn, bèn chấp trì y-bát an lànhngồi yên.
Thuần-Đàvì Phật và chúng sanh mà bố thí những tòa báu sư tử, treophan lọng lụa cùng chuỗi ngọc hương hoa. Lúc bấy giờ cảtam thiên đại thiên thế giới trang nghiêm tốt đẹp như cõiCực-lạc ở phương Tây.
Thuần-Đàquì trước Phật, sầu lo buồn bã bạch rằng : “ Ngưỡngmong đức Như- Lai xót thương trụ thọ một kiếp, hoặc dướimột kiếp.”
Phậtbảo Thuần-Đà : “ Ông muốn đức Phật ở lâu nơiđời, phải nên mau dâng cúng dường lần cuối cùng.
Lúcđó tất cả Đại-Bồ-Tát, chư thiên, mọi người ngườikhác miệng đồng lời xướng rằng : “ Lạ lùng thay ôngThuần-Đà, trọn nên phước đức lớn có thể làm cho đứcNhư-Lai nhận lấy lần cúng dường cuối cùng. Chúng ta vôphước uổng công trần thiết !”
ĐứcThế-Tôn muốn làm cho tất cả đại chúng mãn nguyện, mỗimỗi lỗ chơn lông trên thân Phật hoá thành vô lượng Phậtmỗi đức Phật đều có vô lượng Tỳ-kheo Tăng. Chư Phậtvà Tỳ-kheo Tăng nầy thị hiện thọ sự cúng dường củaĐại- chúng. Thích-Ca Như-Lai tự thọ phần của Thuần-Đàdâng.
Dothần lực của Phật tám hộc cơm của Thuần-Đà đều cungcấp đầy đủ tất cả Đại-hội. Thuần-Đà thấy vậy,vui mừng hớn hở, tất cả đại chúng cũng đều hoan hỷ.
Toànthể đại chúng lúc đó đều nghĩ rằng : Nay đức Như-Laiđã nhận sự cúng dường rồi, không bao lâu sẽ vào Niết-Bàn.Lòng đại chúng vừa buồn vừa mừng.
Lúcbấy giờ rừng cây Ta-La vốn hẹp nhỏ, do thần lực củaPhật, khoảng không gian như mũi kim đều có vô lượng chưPhật Thế-Tôn và quyến thuộc Bồ- Tát đồng ngồi thọ thực.Những thức ăn cũng đồng không sai khác.
Lúcđó chư Thiên, mọi người, A-Tu-La vân vân, khóc lóc buồnkhổ than rằng : Nay đức Như-Lai đã thọ lần cúng dườngcuối cùng củachúng ta, rồi đây đức Phật sẽ nhập Niết-Bàn,chúng ta còn biết sẽ cúng dường ai. Nay chúng ta mất hẳnbực điều-ngự vô thượng, khác nào người mù không con mắt.
ĐứcThế-Tôn vì muốn an ủi tất cả đại chúng mà nói kệ rằng:
Đạichúng chớ buồn than, Pháp chư Phật phải vậy. Phật nhậpnơi Niết-Bàn, Đã trải vô lượng kiếp. Thường hưởng vuivô thượng, Vĩnh biễn ở an ổn. Mọi người lóng lòng nghe! Phật sẽ nói Niết-Bàn : Phật đã lìa ăn uống. Trọn khôngkhổ đói khát, Phật sẽ vì mọi người, Nói nguyện tùy thuậnkia, Khiến tất cả đại chúng, Đều được vui an ổn, Nghexong nên tu hành, Pháp thườngtrụ của Phật. Giả sử quạchim cắt, Chung một cây làm ổ. Như anh em thân yêu, Phật mớiNiết- Bàn hẳn. Như-Lai xem tất cả, Thương như La-Hầu-La,Thường làm thầy chúng sanh, Sao lại Niết-Bàn hẳn. Giả sửrắn chuột sói, Đồng ở chung một hang, Thương nhau như anhem, Phật mới Niết-bàn hẳn. Như-Lai xem tất cả, Thương nhưLa- Hầu-La, Thường làm cha chúng snh, Thế nào Niết-Bàn hẳn.Giả sử hoa thất- diệp, Thơm như hoa bàn-sư. Trái cây ca-lưu-ca,Chuyển làm trái trấn-đầu, Như- Lai xem tất cả, Thương nhưLa-Hầu-La, Sao lại bỏ Từ-Bi. Vĩnh viễn nhập Niết- Bàn. Giả sử nhứt-xiển-đề, Hiện thân thành Phật đạo, Thọhẳn vui đệ nhứt, Phật mới vào Niết-Bàn. Như-Lai xem tấtcả, Đều như La-Hầu-La, Sao lại bỏ Từ-Bi, Vĩnh viễn nhậpniết-Bàn. Giả sử tất cả chúng. Đồng thời thành Phậtđạo, Xa lìa các lỗi lầm, Phật mới nhập Niết-Bàn. Như-Laixem tất cả, Đều như La-Hầu-La, Sao lại bỏ Từ-bi, Vĩnhviễn nhập Niết-Bàn. Giả sử nước đái muỗi, Ngập lụtcả đại địa, Ngập núi và trăm sông, Biển cả đều đầytràn. Nếu có việc như vậy, Phật mới vào Niết-Bàn. Lòngbi xem tất cả, Đều như La-Hầu-La, Thường làm thầychúng sanh, Sao lại Niết-Bàn hẳn. Vì thế nên mọi người,Phải ưa thích chánh pháp. Chẳng nên sanh buồn rầu, Than thởmà khóc lóc. Muốn có hạnh chơn chánh, Phải tu Phật thườngtrụ, Nên xét pháp như vậy, Còn mãi chẳng biến đổi. Lạinên suy nghĩ rằng : Tam-Bảo đều thường trụ, Thời đặnglợi ích lớn, Như cây khô sanh trái. Đây gọi là Tam-Bảo,Tứ chúng phải khéo nghe, Nghe rồi thêm vui mừng, Liền pháttâm Bồ-Đề. Nếu biết được Tam-Bảo, Thường trụđồng chơn- đế, Đây thời là thệ nguyện,
Tối-thượngcủa chư Phật.
Nếucó Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, có thể y cứtheo thệ nguyện tối thượng của Như-Lai mà tự phát nguyện,nên biết người nầy không có ngu si, kham lãnh thọ sự cúngdường. Bởi nguyện lực nầy có công đức quả báo rấtthù thắng nơi thế gian, như A-La-Hán. Nếu ai chẳng thể quansát Tam-bảo thường trụ như vậy, kẻ nầy là chiên-đà-la.
Nếucó người biết được Tam-Bảo là thường trụ, là nhơn duyênpháp chơn thật, thời lìa khổ đặng an vui, không có gì nhiễuhại lưu nạn được người nầy.
Lúcđó cả đại chúng trời, người, a-tu-la vân vân, nghe lờiPhật dạy, đều vui mừng hớn hở tâm tưởng đều nhu, dungnhan vui vẻ oai đức thanh tịnh, khéo dứt ngũ cái, tâm khôngphân biệt cao hạ, biết Phật là thường trụ. Do đó đạichúng sắp đặt các thứ cúng dường, cõi trời rải các thứhoa trời, hương bột, hương thoa, đánh trống trời, trỗikỹ nhạc trời để cúng dường Phật.
Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát rằng : “Ông thấy việc hy hữucủa đại chúng đây chăng ?
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Tôi đã thấy. Tôi thấycác đức Như-Lai đông vô lượng vô biên không thể tính đếm,lãnh thọ những thức uống ăn của đại chúng cúng dường.Lại thấy chư Phật thân rất cao lớn, mà chỗ ngồi chỉchoán khoảng bằng mũi kim. Chúng đông vi nhiễu không chướngngại nhau. Lại thấy đại chúng đều phát nguyện nói mườiba bài kệ. Tôi cũng biết đại chúng đều tự nghĩ rằng: Nay đức Như-Lai riêng thọ tôi cúng dường. Giả sử tấtcả vật thực của Thuần-Đà dâng cúng, nghiền nhỏ như vitrần, đem một vi trần dâng một đức Phật, vẫn không khắpđủ, nhưng nhờ thần lực của Phật, mà đều cung cấp đủtất cả đại chúng, chỉ có các vị Đại-Bồ-Tát như Văn-ThùSư-Lợi Pháp-Vương Tử vân vân, mới biết được sự hi hữunầy. Đây đều là đức Như-Lai phương tiện thị hiện, chúngThanh-Văn và A-Tu-La vân vân đều biết đức Như-Lai là phápthường trụ”.
ĐứcThế-Tôn bảo Thuần-Đà rằng : “ Nay ông có thấy việc hihữu lạ lùng nầy
chăng?”
_ BạchThế-Tôn ! Tôi thiệt có thấy. Tôi trước thấy vô lượngchư Phật, ba mươi hai tướng, tám mươi thứ tốt trang nghiêmnơi thân. Chư Đại-Bồ-Tát cung kính vi nhiễu”.
Phậtbảo Thuần-Đà : “ Vô lượng chư Phật mà ông đã thấy,đó là ta hoá hiện ra để đem sự lợi ích vui mừng đếncho tất cả chúng sanh. Hàng Đại Bồ-Tát như vậy công hạnhtu hành chẳng thể nghĩ bàn, có thể làm vô lượng Phật sự.Nầy Thuần-Đà, nay ông đã thành tựu hạnh Đại-Bồ-Tát, đặng trụ thập địa, đã làm xong đầy đủ công hạnh củaBồ-tát”ï
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Đúng như lời Phật dạy.Chỗ tu tập của Thuần-Đà trọn nên hạnh Bồ-Tát, tôi cũngtùy hỷ.
Hômnay đức Như-Lai vì muốn đem sự sáng suốt lớn cho chúngsanh đời vị lai, mà nói kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy.
BạchThế-Tôn ! Tất cả khế kinh có còn nghĩa dư thừa hay khôngnghĩa dư thừa ?
NầyThiện-nam-tử ! Kinh của Phật đã nói cũng có nghĩa dư thừa,cũng không nghĩa dư thừa.
Thuần-Đàbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói :
Tấtcả vật của mình có, Đem bố thí cho tất cả, Chỉ phảinên đều tán thán, Trọn không được có khuy tổn.
BạchThế-Tôn ! Nghĩa đó thế nào. Trì giới, hủy giới có saikhác gì ?
Phậtnói : “ Chỉ trừ một người, ngoài ra tất cả bố-thí đềunên tán thán”.
Thuần-Đàbạch Phật : “ Thế nào gọi là chỉ trừ một người ?”
Phậtnói : : Người phá giới như trong kinh nầy đã nói”.
Thuần-Đàlại bạch : “ Nay tôi chưa được rõ, cúi mong đức Phậtnói rõ cho”.
Phậtbảo Thuần-Đà : “ Trong kinh đây nói người phá giới lànhứt-xiển-đề. Ngoài ra tất cả chỗ bố-thí đều nên tánthán, đặng quả báo rất lớn”.
Thuần-Đàbạch Phật : “ Thế-Tôn ! Nghĩa nhứt-xiển-đề như thếnào ?”
Phậtbảo Thuần-Đà : “ Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-di, nói lời thô ác, chê bai chánh pháp, tạo tội nặngnề, trọn chẳng ăn năn, tâm không hổ thẹn, người như vậygọi là xu hướng con đường nhứt-xiển-đề.
Nếungười phạm bốn tội trọng, năm tội nghịch, tự quyếtđịnh biết phạm tội trọng như vậy, mà tâm chẳng biếtsợ sệt hổ thẹn, chẳng bằng lòng phát lồ, ở nơi chánhpháp trọn không lòng hộ trì kiến lập, chê bai khinh tiện,nhiều lời lỗi lầm, người như vậy cũng gọi là hướngđến đường nhứt-xiển-đề.
Nếulại có ngưới nói rằng : Không Phật, không Pháp, không Tăng,người như vậy, cũng gọi là hướng đến đường nhứt-xiển-đề.
Chỉtrừ bọn nhứt-xiển-đề này, ngoài ra tất cả chỗ bố thíđều nên tán thán .”
Thuần-Đàlại bạch Phật rằng : “ Thế-Tôn ! Như Phật nói phá giới,nghĩa đó thế
nào?”
_ NầyThuần-Đà ! Nếu phạm bốn tội nặng và năm tội nghịch, cùng hủy báng chánh pháp, người như vậy gọi là phá giới.
Thuần-Đàbạch Phật : “ Thế-Tôn ! người phá giới như vậy có thểcứu vớt được
chăng?”
_ NầyThuần-Đà! Có nhơn duyên thời cứu vớt được. Nếu ngườiđó còn mặc pháp phục chưa bỏ, trong tâm luôn hổ thẹn sợsệt, tự trách cứ lấy mình, trong lòng ăn năn, sanh tâm hộtrì chánh pháp, muốn kiến lập chánh pháp và nguyện sẽ cúngdường người hộ pháp. Nếu có người đọc tụng kinh điểnĐại-thừa, tôi sẽ đến han hỏi để được thọ trì đọctụng. Khi đã thông thuộc rồi, tôi sẽ vì người khác giảngnói.
NầyThuần-Đà người như trên đây, Phật gọi là chẳng phá giới.Ví như mặt trời mọc lên có thể phá trừ tất cả tốităm sương mù. Cũng vậy, kinh Đại-thừa Đại- Niết-Bàn vidiệu nầy, khi hiện ra nơi đời, có thể phá trừ nhữngnghiệp tội trong vô lượng kiếp của chúng sanh. Thế nênkinh nầy nói rằng hộ trì chánh pháp đặng quả báo lớn,có thể cứu vớt kẻ phá giới.
Nếucó người hủy báng chánh pháp nầy, mà có thể tự ăn nănchừa cải, trở về nơi chánh pháp, tự nghĩ tất cả điềuác đã làm, như người tự hại lấy mình, sanh lòng kinhsợ hổ thẹn. Trừ chánh pháp nầy ra không có gì cứu hộđược. Vì thế nên phải trở về nơi chánh pháp.
Ngườinầy nếu có thể quy y chánh pháp như trên, bố thí cho ngườinầy sẽ đặng vô lượng phước. Ngưới nầy cũng gọi làbậc đáng lãnh thọ sự cúng dường của thế gian.
Nếungười phạm những tội nghiệp ác như trên, trãi qua mộttháng, hoặc mười lăm ngày, chẳng có lòng phát lồ quy y chánhpháp, nếu bố thí cho người nầy được quả báo rất ít.
Ngườiphạm tội ngũ nghịch, nếu có thể sanh lòng ăn năn hổ thẹnquy y hộ trì chánh pháp như trên, người nầy chẳng gọi làphạm tội ngũ nghịch. Nếu bố thí cho người nầy, đặngvô lượng phước. Nếu phạm tội ngũ nghịch, mà chẳng sanhtâm quy y hộ pháp. Nếu bố thí cho người nầy, đặng phướckhông đáng kể.
NếuThiện-nam-tử ! Người phạm tội trọng nên có tâm nầy :Chánh pháp tức là tạng Như-Lai vi mật, tôi phải hộ trìkiến lập. Nếu ai bố thí cho người nầy,thời đặng quảbáo rất tốt.
NầyThiện-nam-tử ! Ví như thiếu phụ kia mang thai gần ngày sanhnở, nhằm lúc trong nước loạn lạc, lánh nạn trốn đếnxứ khác, giữa đường sanh nở. Sau đó nghe nước nhà đãan ổn, đem con trở về, giữa đường phải lội qua con sôngnước đầy chảy xiết, đến giữa dòng đuối sức, tự nghĩrằng : Tôi thà cùng con tôi đồng chết, quyết không bỏ conđể được sống một mình. Do đó mẹ con đều bị nướccuốn chìm. Phụ nữ ấy, sau khi chết được sanh lên cõi trời.Phụ nữ nầy tánh vốn tệ ác nhờ lòng thương con mà đặngsanh lên cõi trời.
Cũngvậy, người phạm bốn tội nặng, năm tội nghịch, nếusanh tâm quy y hộ trì chánh pháp thời là phước điền vôthượng của thế gian. Người hộ pháp nầy được vô lượngquả báo tốt như vậy.
Thuần-Đàbạch Phật : Thế-Tôn ! Nếu hạng nhứt-xiển-đề có thểtự ăn năn chừa cải, cung kính cúng dường tán thán Tam-Bảo.Bố thí cho người nầy có đặng quả báo lớn chăng?
NầyThiện-nam-tử ! Nay ông chẳng nên nói như vậy. Ví như cóngười ăn trái Am-La nghĩ rằng : Trong hột trái nầy có lẽngọt liền đập bể hột ra để nếm thấy vị rất chátđắng, lòng sanh hối hận sợ mất giống trái tốt, mới gomgóp mãnh hột vụn đem ươm nơi đất, siêng năng săn sóc, đến dùng sửa, tô, dầu để tưới bón. Ý ông nghĩthế nào, hột đó có thể mọc lên cây được chăng ?
_ BạchThế-Tôn ! “ Không thể mọc lên được, dầu cho trời mưachất cam lồ, hột nát bể ấy cũng mọc không được”.
_ NầyThiện-nam-tử ! Hạng nhứt-xiển-đề đã đốt cháy căn lành,sẽ ở nơi chỗ nào mà trừ tội đặng.
Nếusanh tâm lành, thời kẻ đó chẳng gọi là nhứt-xiển-đề.
Donghĩa nầy tất cả chỗ bố thí đặng quả báo chẳng phảikhông sai khác. Vì thí cho hàng Thanh-Văn đặng quả báo khác,thí hàng Bích-Chi Phật đặng quả báo cũng khác.
Duycúng thí đức Như-Lai đặng quả báo vô thượng. Thế nênnói rằng : Tất cả chỗ bố thí chẳng phải không sai khác.
Thuần-Đàlại bạch : “ Thế-Tôn ! Do cớ chi đức Như-Lai nói bài kệấy ?”
_ NầyThuần-Đà ! Vì có nhơn duyên nên ta nói bài kệ ấy.
Trongthành Vương-Xá có nhà cư sĩ không lòng tin Tam-Bảo, phụngthờ phái Ni- Kiền-Tử đến hỏi Phật nghĩa bố thí nên tanói bài kệ ấy. Cũng vì các vị Đại-Bồ- Tát mà nói nghĩatạng bí mật, bài kệ ấy nghĩa như vầy :
Tấtcả đó là ít phần tất cả. Phải biết Đại-Bồ-Tát làbực tôn quý trong loài người, nhiếp thủ hạng trì giớicung cấp cho đồ cần dùng, dứt bỏ hạng phá giới, như bỏcỏ rác.
NầyThiện-nam-tử ! Như xưa kia ta nói kệ rằng :
Tấtcả sông ngòi, Quyết có xoáy cong, Tất cả rừng rậm, Aétcó cây cối, Tất cả người nữ. Quyết lòng dua vạy, Tấtcả tự tại, Quyết hưởng an vui.
Lúcđó Văn-thù Sư-Lợi Bồ-Tát đến lạy chơn Phật mà nói kệrằng :
Chẳngphải tất cả sông, Điều quyết có xoáy cong, Chẳng phảitất cả rừng, Quyết gọi là cây cối. Chẳng phải mọi ngườinữ, Quyết có lòng dua vạy. Tất cả hàng tự tại. Chẳngquyết đều hưởng vui.
Văn-ThùSư-Lợi lại bạch : “ Kệ của đức Phật nói còn có nghĩadư thừa, cúi mong đức Như-lai nói rõ nhơn duyên kia.
Thế-Tôn! Vì nơi thế giới nầy, có bờ Câu-da-ni, nơi ấy có con sôngTa-bà-da ngay thẳng chẳng cong, như sợi dây, chạy chăng vàobiển Tây. Con sông ấy nơi trong những kinh khác Phật chưatừng nói, xin đức Như-Lai nhơn hội phương đẳng nầy, nóinghĩa còn dư thừa trong kinh A-Hàm, khiến các vị Bồ-Tát hiểurõ nghĩa ấy.
Thế-Tôn! Ví như có người, lúc trước thời biết quặng vàng, lúcsau lại chẳng biết vàng. Cũng vậy, đức Như-Lai biết rõtất cả pháp mà lời nói ra còn có nghĩa dư thừa chẳng trọn.Dầu đức Như-Lai nói nghĩa thừa như vậy, nhưng cũng nênphương tiện giải rõ ý nghĩa kia.
Tấtcả rừng rậm quyết là cây cối. Đây cũng chưa được trọn,vì các thứ cây vàng, bạc, lưu ly những cây bằng chất báu,cũng gọi là rừng.
Tấtcả người nữ quyết có lòng dua vạy. Đây cũng chưa trọn,vì cũng có người nữ khéo giữ giới cấm trọn nên côngđức, có lòng đại từ bi.
Tấtcả tự tại quyết hưởng an vui. Đây cũng chưa trọn, vínhư Thích-Ca Như-Lai là đấng pháp vương tự tại, chẳng ởtrong phạm vi vô thường, chẳng thể diệt dứt là rốt ráoan vui. Hàng Phạm-Vương Đế-Thích, các trời, dầu đặng tựtại, nhưng đều là vô thường, chưa phải an vui. Nếu đặngthường trụ không biến đổi mới đặng gọi là tự tại,chính là Đại-thừa Đại-Niết-bàn.”
Phậtbảo Văn-Thù Sư-lợi : “ Nay ông khéo đặng biện tài vôngại.
NầyThiện-nam-tử ! Vả thôi, nên lóng nghe. Ví như trưởng giảmang bịnh khổ, y sĩ hiệp thuốc cao để điều trị. Vì tham,người bịnh muốn uống nhiều. Y sĩ bảo, nếu có thể tiêuhoá được thời nên uống nhiều, nay thân trưởng giả gầyyếu chẳng nên uống nhiều. Phải biết thuốc cao nầy gọilà cam lồ, cũng gọi là độc dược, nếu uống nhiều chẳngtiêu hóa được thời thành chất độc.
NầyThiện-nam-tử ! Nay ông chớ cho rằng lời nói của y sĩ làtrái nghĩa mật lý, làm hư công hiệu của thuốc cao.
NầyThiện-nam-tử ! Cũng vậy, đức Như-Lai nhơn vua Ba-Tư -Nặc,Vương-tử, và hậu phi có lòng kiêu mạn, vì muốn điều phụchọ nên thị hiện nói lời ấy cho họ sợ sệt, như y sĩkia. Do đó mà ta nói kệ rằng :
Tấtcả sông ngòi, Quyết có xoáy cong, Tất cả rừng rậm,Quyết là cây cối. Tất cả người nữ, Quyết lòng dua vạy.Tất cả tự tại, Quyết hưởng an vui.
NầyVăn-Thù Sư-Lợi ! Ông nên biết rằng lời nói của đức Như-Laikhông có sai sót. Như cõi đất nầy, có thể làm cho lật úp,lời nói của Như-Lai trọn không sai sót. Do nghĩa nầy nênlời nói của đức Như-Lai tất cả có dư thừa.
Lúcđó đức Phật khen Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát : “ Lành thay! Lành thay ! Nầy Thiện-nam-tử ! Từ lâu ông đã biết nghĩanhư vậy. Vì thương xót tất cả, muốn làm cho chúng sanh đặngtrí huệ, nên ông cố ý hỏi đức Như-Lai nghĩa của bài kệnhư vậy “.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát lại ở nơi trước Phật mà nói bài kệ rằng:
Vớilời nói của người, Tùy thuận chẳng chống trái, Cũng chẳngxem người khác, Làm hay là chẳng làm, Chỉ tự xem thân mình,Làm lành hay chẳng lành.
Thế-Tôn! Pháp dược như vậy chẳng phải là chánh thuyết, chỉ làđối với lời nói của người khác mà tùy thuận chẳng trái.Cúi mong đức Như-Lai xót thương chánh thuyết cho. Vì Thế-Tônthường nói, tất cả ngoại giáo cả chín mươi lăm phái,đều đi đến ác đạo. Hàng Thanh-Văn đệ tử đều hướngđến chánh lộ. Khéo giữ gìn cấm giới, nhiếp trì oai nghi,gìn giữ sáu căn, những người như vậy, rất ưa thích đạithừa, thẳng đến thiện-đạo. Cớ sao đức Như-Lai ở trongchín loại kinh thấy có ai hủy báng người khác, thời bènquở trách. Bài kệ trên đây ý nghĩa như thế nào ?
_ NầyThiện-nam-tử ! Ta nói kệ ấy cũng chẳng phải vì tất cảchúng sanh. Lúc đó chỉ vì vua A-Xà-Thế. Chư Phật nếu khôngnhơn duyên trọn chẳng nghịch thuyết.
NầyThiện-nam-tử ! Vua A-Xa-Thế khi hại cha rồi, đến giáohội muốn chiết phục ta, hỏi rằng : Thế-Tôn có nhứt-thiết-tríhay chẳng có nhứt-thiết-trí. Điều- Đạt trong vô lượngđời đã qua, thường ôm lòng ác, theo dõi muốn làm hại Như-Lai.Nếu là bực nhứt-thiết-trí, sao Như-Lai cho Điều-Đạt xuấtgia.
Donhơn duyên vua A-Xà-Thế hỏi mà ta nói bài kệ :
Vớilời nói của người, Tùy thuận chẳng trái nghịch, Cũng chẳngxem người khác, Làm hay là chẳng làm. Chỉ tự xem thân mình,Làm lành hay chẳng lành.
RồiPhật bảo nhà vua, nay nhà vua hại cha đã tạo tội nghịch,nay phải phát lồ để được tiêu tội, cớ sao lại xem lỗilầm của người khác.
NầyThiện-nam-tử ! Do nghĩa đó nên ta vì vua A-Xa-Thế mà nói bàikệ ấy.
Nầythiện-nam-tử ! Ta cũng vì người hộ trì cấm giới thànhtựu oai nghi, lại xem lỗi của người khác mà nói bài kệấy.
Nếulại có người, nhận lãnh lời dạy của người khác, xa lìanhững tội ác, rồi dạy lại người khác, làm cho lìa nhữngtội ác. Người như vậy thời là đệ tử của Phật. ĐứcThế-tôn vì Văn-thù-Sư-Lợi Bồ-tát mà nói kệ rằng :
Tấtcả đều sợ dao gậy, Không ai chẳng mến thân mạng, Tựtha thứ đáng làm lệ, Chớ giết cũng chớ đánh đập.
Văn-Thù-Sư-LợiBồ-Tát lại ở trước Phật mà nói kệ rằng :
Chẳngphải tất cả đều sợ gậy. Chẳng phải tất cả mến thânmạng, Tự tha thứ đáng lấy làm lệ, Siêng thực hành nhữngphương tiện lành.
Phápcú của đức Như-Lai nói cũng chưa trọn nghĩa. Vì như A-La-hán,Chuyển- Luân Thánh-Vương, ngọc nữ, tượng bảo, mã bảo,chủ tạng đại-thần, Chư Thiên và A-tu-la, không có ai cầmgươm bén có thể làm hại được.
Dũngsĩ, liệt nữ, mã vương, thú vương. Tỳ-kheo trì giới, dầucó oan đối đến làm hại, nhưng họ chẳng sợ sệt. Do nghĩanầy bài kệ của Như-Lai nói cũng chưa trọn nghĩa.
Nếunói tự tha thứ đáng lấy làm lệ đó, cũng không trọn nghĩa.Vì nếu giả sử A- La-Hán, lấy mình làm lệ cho người, thờicó ngã tưởng và thọ mạng tưởng. Nếu có ngã tưởngvà thọ mạng tưởng thời phải giữ gìn. Như thế thời phàmphu lẽ ra cũng thấy A-La-Hán đều là hạng người còn tu hành.Nếu thấy như vậy, thời thành tà kiến, sẽ phải đọa Địangục A-Tỳ.
LạiA-La-Hán trọn không móng tâm sát hại chúng sanh. Vô lượngchúng sanh cũng không thể làm hại A-la-Hán.
_ NầyThiện-nam-tử! Nói rằng ngã tưởng là đối với chúng sanhcó lòng đại bi, không có tưởng giết hại là nói tâm bìnhđẳng của A-La-hán. Chớ cho rằng đức Thế-Tôn không nhơnduyên mà nghịch thuyết.
Ngàyxưa trong thành Vương-Xá, có người thợ săn giết nhiều nai,mời ta ăn thịt. Lúc đó dầu ta nhận lời mời, nhưng đốivới các chúng sanh sanh lòng từ bi xem như La-Hầu-La mà nóikệ rằng :
Sẽkhiến người được trường thọ, Mãi mãi sống ở nơi đời,Thọ trì pháp chẳng giết hại. Dường như thọ mạng củaPhật. Do cớ đó nên ta nói bài kệ : Tất cả đều sợ daogậy, Không ai chẳng mến thân mạng. Tự tha thứ, đáng làmlệ, Chớ giết, cũng chớ đánh đập.
Lànhthay ! Lành thay ! Văn-Thù-Sư-Lợi vì các vị Đại-Bồ-Tátgạn hỏi đức Như-Lai giáo pháp như vậy.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát lại nói kệ rằng :
Thếnào là kính cha mẹ, Tùy thuận tôn trọng song thân ? Thế nàothật hành pháp nầy, Bị đọa nơi ngục vô gián ?
ĐứcNhư-Lai nói kệ đáp :
Nếudùng tham ái làm mẹ, Dùng vô minh, để làm cha. Rồi tùy thuậntôn trọng đó, Thời phải đọa ngục vô gián.
ĐứcNhư-Lai lại vì Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nói kệ rằng :
Tấtcả thuộc kẻ khác, Thời gọi đó là khổ, Tất cả do nơimình. Tự tại được an vui, Tất cả kẻ kiêu mạn, Thế lựcrất bạo ác, Những người hiền người lành, Tất cả đềumến tưởng.
Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát bạch Phật rằng : “ Thế-Tôn ! Lời nóicủa Như-Lai cũng chẳng trọn nghĩa. Ngưỡng mong đức Như-Laithương xót nói nhơn duyên đó. Ví như con trai của trưởnggiả, lúc theo thầy học tập, là thuộc nơi thầy chăng ? Nếuthuộc nơi thầy, thời chẳng phải. Nếu chẳng thuộc nơithầy, thời cũng chẳng phải. Nếu đặng tự tại, theo nghĩacũng chẳng phải.
Vínhư Vương-tử không có học tập, làm việc gì cũng chẳngthành, ngu tối thường khổ. Vương-tử ấy nếu cho là tựtại, thời chẳng đúng nghĩa, nếu nói thuộc người khác,nghĩa cũng chẳng phải.
Dolẽ trên đây lời nói của Phật gọi là có thừa. Vì thếnên tất cả thuộc người khác chẳng ắt thọ khổ. Tấtcả tự tại chẳng ắt hưởng vui. Tất cả kẻ kiêu mạn,thế lực rất bạo ác, lời nầy cũng có thừa. Thế-tôn !Như các liệt nữ, vì tâm kiêu mạn, mà xuất gia học đạo,giữ gìn cấm giới, thành tựu oai nghi, kềm giữ sáu căn chẳngcho buông lung. Thế nên tất cả phiền não kiêu mạn chẳngắt là bạo ác.
Ngườihiền, người lành, tất cả đều mến tưởng lời nầy cũngcó thừa.Như người phạm bốn tội nặng rồi chẳng bỏ phápphục, giữ gìn oai nghi, hộ trì chánh pháp, người khác thấychẳng mến, người nầy sau khi chết ắt đọa địa ngục.Nếu có người hiền phạm tội trọng, người hộ pháp thấyđó, liền đuổi ra bảo hoàn tục. Do nghĩa nầy tất cả ngườihiền người lành chẳng ắt đều được mến tưởng.
.
Phậtbảo Văn-thù Sư-Lợi Bồ-tát : Vì có duyên do nên đức Như-Laiở trong trường hợp nầy nói pháp có nghĩa thừa. Lúc đótrong thành Vương-Xá có người nữ tên Thiện-Hiền trở vềnhà cha mẹ. Nhơn đó nàng đến chỗ ta quy y Phật, Pháp, vàchúng Tăng mà bạch rằng : Tất cả người nữ chẳng đượctự do, tất cả người nam tự tại vô ngại.
Tabiết rõ tâm nàng bèn vì nàng mà nói bài kệ tụng như trên.
NầyVăn-Thù-Sư-Lợi ! Lành thay ! Lành thay ! Nay ông có thể vìtất cả chúng sanh hỏi nơi đức Như-Lai mật ngữ như vậy”.
Văn-Thù-Sư-Lơiï Bồ-Tát lại nói kệ rằng :
Tấtcả loài chúng sanh, Nhờ ăn uống được sống, Tất cả ngườiđại-lực, Tâm họ không tật đố, Tất cả nhơn uống ăn,Mà mắc nhiều bịnh khổ, Tất cả tu tịnh hạnh, Mà đặnghưởng an vui.
Nayđức Thế-Tôn thọ vật thực của ông Thuân-Đà cúng dường,phải chăng đức Như-Lai có sợ sệt ư ?
ĐứcPhật vì Văn-Thu-ø Sư-Lợi Bồ-Tát mà nói kệ rằng :
Chẳngphải tất cả chúng sanh, Đều nhờ uống ăn mà sống, Chẳngphải tất cả đại lực,
Tâmhọ đều không tật đố, Chẳng phải tất cả do ăn, Mà cháclầy bịnh hoạn, Chẳng phải tất cả tịnh hạnh. Đều đặnghưởng quả an vui.
NầyVăn-Thù Sư-Lợi ! Nếu ông mang bịnh, thời đức Phật cũngmang bịnh. Vì hàng A-La-Hán va Bích-Chi Phật, các vị Bồ-Tátcùng chư Phật Như-Lai đều thiệt không có ăn uống. Chỉvì muốn giáo hóa chúng sanh nên thị hiện thọ dụng vậtthực của chúng sanh cúng thí. Làm cho chúng sanh đầy đủ đàn-ba-la-mật, cứu vớt cho ngã quỉ, súc sanh, địa ngục.
Nếucho rằng đức Như-Lai khổ hạnh sáu năm, thân thể ốm gầy,thời là không đúng. Chư Phật Thế-Tôn giải thoát ba cõichẳng đồng với phàm phu. Lẽ nào thân thể lại ốm gầy.Chư Phật siêng năng tu tập đặng thân kim cương chẳng đồngvới thân nguy hiểm vô thường của người đời. Hàng đệtử của ta cũng chẳng thể nghĩ bàn, đều chẳng nương nơiăn uống mà sống.
Nóirằng tất cả người đại lực tâm không tật đố, đâycũng là không trọn nghĩa. Như trong thế gian có người cảđời không có lòng tật đố, mà họ cũng không có đại lực.
Nóirằng tất cả bịnh khổ do ăn uống sanh ra, đây cũng chưatrọn nghĩa. Vì thấy có người mang phải bịnh ở ngoài đưađến, như bị chém đâm v.v…
Nóirằng tất cả người tu tịnh hạnh hưởng quả an vui, đâycũng chưa trọn nghĩa, vì trong đời cũng có hàng ngoại đạotu tịnh hạnh, mà vẫn thọ lấy quả khổ não.
Lờithuyết pháp của đức Như-Lai còn có nghĩa thừa, đó là đứcNhư-Lai vì có duyên do mà nói những kệ như vậy : Xưa kianơi nước Ưu-Thiền-Ni, có nhà Bà- La-Môn tên Cổ-Đê-Đứcđến nơi Phật thọ pháp bát-quan-trai. Lúc đó ta vì nhà Bà-La-Mônấy mà nói kệ như vậy”.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Những gì gọi là khôngnghĩa thừa ? Thế nào lại gọi là nhứt-thiết-nghĩa ?”
_ NầyThiện-nam-tử ! Chỉ trừ pháp lành trợ đạo, thường, lạc,gọi là nhứt- thiết, cũng gọi là không thừa, ngoàira các pháp khác cũng gọi là có thừa, cũng gọi là khôngthừa. Vì muốn làm cho mọi người ưa thích chánh pháp, biếtnghĩa có thừa và nghĩa không thừa nầy.
Ca-DiếpBồ-Tát vui mừng hớn hở bạch Phật rằng : Rất lạ lùng! Rất lạ lùng ! Đức Thế-Tôn bình đẳng xem chúng sanh nhưLa-Hầu-La”.
ĐứcPhật tán thán Ca-Diếp Bồ-Tát : Lành thay ! Lành thay ! Chỗkiến giải của ông rất sâu vi diệu. Ca-Diếp Bồ-Tát bạchPhật : “ Cúi xin đức Như-Lai nói về sự được công đứcở nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy”.
_ NầyThiện-nam-tử ! Nếu có người đặng nghe danh hiệu của kinhnầy, công đức của người đó đặng chẳng phải hàng Thanh-VănBích-Chi Phật có thể tuyên thuyết, duy đức Phật biết rõthôi. Vì chẳng thể nghĩ bàn là cảnh giới Phật. Huống làngười thọ trì đọc tụng thông thuộc, biên chép kinh nầy.
Lúcđó chư Thiên, mọi người và A-tu-La ở trước Phật khácmiệng đồng lời mà nói kệ rằng :
ChưPhật khó nghĩ bàn. Pháp, Tăng cũng như vậy, Vì thếnay kính thỉnh. Xin Phật nán ở lại. Đại-Ca-Diếp Tôn-Giả, Cùng với A-Nan-Đà, Quyến thuộc của hai ngài, Xin chờgiây lát đến. Và chúa nước Ma-Già, Đại-vươngA-Xà-Thế. Chí tâm kính tin Phật, Vẫn còn chưa đếnđây. Cúi xin đức Như-Lai, Xót thương ở giây lát, Nơitrong đại chúng nầy. Quyết lưới nghi chúng tôi.
ĐứcNhư-Lai vì đại chúng mà nói kệ rằng :
Trưởngtử trong giáo pháp ta, Tức là ông Đại-Ca-Diếp, Ông A-Nan siêng tinh tấn. Dứt được tất cả lướinghi. Đại chúng nên quán sát kỹ, A-Nan là bực đavăn, Tự nhiên có thể hiểu rõ. Pháp thường vàpháp vô thường. Vì thế đại chúng chẳng nên, Sanh lòng lo buồn sầu khổ.
Bấygiờ đại chúng đem các đồ vật cúng dường Như-Lai. CúngPhật xong tất cả đều phát tâm vô thượng bồ-đề. Vôlượng vô biên hằng hà sa Bồ-Tát đặng trụ bực sơ địa.
ĐứcThế-Tôn thọ ký cho Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Ca-Diếp Bồ-Tátvà Thuần-Đà. Thọ ký xong đức Phật nói rằng : Nầy cácThiện-nam-tử, phải tự tu tập tâm mình, chớ nên phóng dật.Nay lưng ta có bịnh, cả mình đều đau nhức, ta muốn nằmnhư đứa trẻ nít và người thường bịnh hoạn. Các ôngVăn-Thù Sư-Lợi nên vì bốn bộ chúng mà giảng nói đạipháp. Nay ta đem pháp nầy, giao phó cho các ông. Đến khi Đại-Ca-Diếpvà A-Nan đến, các ông sẽ phó chúc chánh pháp như vậy”.
Dặndò xong, vì muốn điều phục chúng sanh, nên đức Phật hiệnthân có bịnh, nằm nghiêng bên mặt.