Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Phẩm Như Lai Tánh

07/06/201114:12(Xem: 4451)
12. Phẩm Như Lai Tánh

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XII
PHẨMNHƯ LAI TÁNH THỨ MƯỜI HAI

(Hánbộ phần trên quyển thứ tám)

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Hai mươi lăm cõi có ngãcùng chăng ?

Phậtdạy : “ Nầy Thiện-nam-tử! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng.Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã.Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượngphiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấyđược.

Nhưcô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cảngười nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéobiết phương tiện bảo cô gái nghèo : “Nay tôi thuê cô dọncỏ rác cho tôi”.

Côgái liền đáp : “ Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi,rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”.

Ngườikhách nói : “ Tôi biết cách thức, có thể chỉ kho vàng chocô.”

Côgái nói : “ Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biếtđược, huống là ông mà có thể biết !”

Kháchlại nói : “Nay tôi có thể biết chắc chắn”.

Côgái nói : “Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”.

Ngườikhách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gáithấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kínhtrọng người khách.

NầyThiện-nam-tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tấtcả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèocó kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵncó của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy.Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấyđược. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh chochúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy đượctánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai.

Ngườikhách khéo biết phương tiện dụ cho Như-Lai. Cô gái nghèodụ cho vô lượng chúng sanh. Kho vàng ròng dụ cho Phật tánh.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như cô gái sanh một trai trẻ nầy mắcbịnh, cô gái buồn rầu tìm y sĩ. Y sĩ đến xem bịnh, dùngba thứ bơ, sữa đường phèn hiệp lại bảo cho đứa trẻuống. Y sĩ dặn cho cô gái, đứa trẻ sau khi uống thuốc chớcho nó bú, phải chờ thuốc tiêu hóa, rồi mới được chobú

Côgái liền lấy chất đắng thoa trên vú rồi bảo đứa bé: “Vú của mẹ đã thoa thuốc độc, con chớ chạm đến”.

Đứabé đói khát muốn bú, nhưng nghe mùi đắng trên vú bèn chẳngdám gần. Thời gian sau thuốc uống đã tiêu hoá, người mẹlấy nước rửa sạch vú mình, gọi con đến bú.

Lúcđó đứa trẻ mặc dầu đói khát nhưng nhớ mùi đắng nênchẳng dám đến bú.

Ngườimẹ bảo : “Vì con uống thuốc nên mẹ lấy chất đắngthoa trên vú. Thuốc con uống đã tiêu hóa, vú của mẹ cũngđã rửa sạch, giờ đây con có thể đến bú không hại gì.”

Đứatrẻ nghe mẹ bảo lần lần đến bú.

NầyThiện-nam-tử ! Đức Như-Lai cũng vậy. Vì độ tất cả chúngsanh nên dạy tu pháp vô ngã. Nhờ tu pháp đó dứt hẳn tâmchấp ngã, được nhập Niết- bàn. Vì trừ những vọng kiến trong đời nên thị hiện pháp xuất thế gian. Lại chỉ rõquan niệm chấp ngã của người đời là hư vọng chẳng phảichơn thật, nên dạy tu pháp vô ngã để được thân thanh tịnh.

Nhưcô gái kia chữa bịnh cho con, nên lấy chất đắng thoa trênvú. Cũng vậy, Đức Như-Lai vì dạy tu pháp không nênnói các pháp đều không có ngã.

Nhưcô gái kia rửa sạch vú rồi kêu con đến bú. Cũng vậy, đứcPhật hôm nay nói Như-Lai tạng.

Vìthế nên các Tỳ-kheo chớ sanh lòng kinh sợ.

Nhưđứa trẻ kia nghe mẹ kêu lần lần đến bú. Cũng vậy, các Tỳ-kheo nên tự phân biệt Như-Lai tạng, chẳng được,chẳng có.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Thế-Tôn ! Thiệt không có ngã. Vìlúc đứa trẻ mới sanh không hiểu biết. Nếu là có ngã thờingày mới sanh lẽ ra liền có hiểu biết. Do nghĩ nầy nênđịnh biết là không ngã.

Nếuquyết định có ngã, sau khi đã thọ sanh, lẽ ra không chếtmất. Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. là thườngtrụ, lẽ ra không hư hoại. Nếu là không hư hoại, sao lạicó Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà, Chiên-đà-la,Súc sanh v.v… sai biệt nhau. Hiện nay thấy các thứ nghiệpduyên chẳng đồng, các loài đều riêng khác. Nếu quyết địnhcó ngã, thời tất cả chúng sanh lẽ ra không hơn kém.

Donhững nghĩa trên đây nên định biết Phật tánh chẳng phảilà pháp thường trụ.

Nếucho rằng Phật tánh quyết định là thường trụ, thời doduyên gì lại nói có sát sanh, trộm cướp, tà dâm, lưỡngthiệt, ác khẩu. Vọng ngôn, ỷ ngữ, tham lam, sân khuể, tàkiến.

Nếungã tánh là thường trụ, cớ gì sau khi uống rươu lại saymê.

Nếungã tánh là thường trụ, thời kẻ mù lẽ ra thấy sắc, kẻđiếc lẽ ra nghe tiếng, kẻ câm lẽ ra nói được, ngườiquè lẽ ra có thể đi.

Nếungãø tánh là thường trụ, lẽ ra chẳng còn tránh hầm lửa,nước lụt, thuốc độc, dao gươm, kẻ ác, thú dữ.

Nếungã là thường trụ, thời những việc đã từng nghe thấylẽ ra chẳng quên. Nếu chẳng quên cớ gì lại nói: tôi đãtừng thấy người nầy ở chỗ đó.

Nếungã là thường, thời lẽ ra chẳng nên có niên thiếu, trángniên, lão thành v.v… Lẽ ra chẳng nên có thạnh, suy, mạnh,yếu cùng nhớ đến việc đã qua.

Nếungã là thường, thời nó ở chỗ nào ? Nó ở trong nước mũi,nước miếng, hay ở trong các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắngư !

Nếungã là thường, lẽ ra nó phải khắp trong thân, như dầu mèkhông chỗ hở trống. Nếu như vậy lúc chặt đứt thân thể,thời ngã đó lẽ ra cũng bị đứt !”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-tát : “Thiện-nam-tử ! Ví như nhàvua có đại lực sĩ. Trên trán lực sĩ gắn hột châu kim cương.Lực sĩ nầy cùng người đánh vật. Hột châu kim cương bịđầu kẻ địch đụng lún khuất trong da, Nơi đó thành vếtthương. Liền nhờ y sĩ cứu chữa. Y sĩ tài giỏi xem vếtthương biết là do hột châu lún vào ở khuất dưới da. Ysĩ hỏi lực -sĩ : “Châu kim cương trên trán của ông đâurồi ?”

Lựcsĩ kinh hãi đáp : “ Hột châu trên trán của tôi đã mấtrồi ư ? Nó rơi rớt ở đâu?” Nói xong lo rầu khóc lóc.

Y sĩan ủi : “Nay ông chẳng nên buồn khổ. Vì lúc ông đánhvật, hột châu lún vào ở ẩn dưới da, bóng nó hiện ra nơingòai. Lúc các ông vật đánh nhau, lòng quá giận tức, nênhột châu lún vào trán mà chẳng hay biết”.

Lựcsĩ chẳng tin lời của y sĩ. Nghĩ rằng : Nếu hột châu ởdưới da, máu mũ chảy tuôn cớ sao hột châu chẳng trồi lên.Còn nếu hột châu ở trong gân, lẽ ra không thể thấy. Hoặcgiả y sĩ gạt gẫm ta chăng ? Bấy giờ y sĩ cầm gương soitrên mặt lực sĩ. Hột châu kim cương hiện ánh sáng tronggương. Lực sĩ nhìn thấy, ngạc nhiên mừngrỡ.

NầyThiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh cũng như vậy. Vì khôngđược gần gũi bực thiện-tri-thức, dầu có Phật tánh màđều không nhận thấy. Bị tham, sân, si che đậy. Vì thếnên đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỹ, A-tu-la, Chiên-đà-la,Sát- đế-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà. Sanh vào trong cácdòng đó, nhơn tâm tưởng mà gây ra các thứ nghiệp duyên.Dầu được thân người, nhưng phải điếc, đui, câm, ngọng,què, thọt. Thọ các quả báo trong hai mươi lăm cõi. Vì tham,sân, si, che lấp bổn tâm, nên chẳng biết Phật tánh. Nhưlực sĩ kia hột châu vẫn ở trong thân mà hô đã mất.

Cũngvậy, chúng sanh chẳng biết gần gũi thiện-tri-thức, chẳngbiết bảo tạng Như- Lai, nên tu học vô ngã. Như hạng chẳngphải bực Thánh, dầu nói là có ngã, nhưng lại chẳng biếtchơn tánh của ngã.

Hàngđệ tử của ta cũng giống như vậy, vì chẳng biết gầngũi bực thiện-tri- thức, nên tu học vô ngã mà chẳng biếtchỗ thật của vô ngã. Còn chẳng tự biết chơn tánh củavô ngã, huống lại có thể biết chơn tánh của ngã.

NầyThiện-nam-tử ! Đức Như-Lai nói các chúng sanh đều có Phậttánh, ví như y sĩ chỉ hột châu kim cương cho lực sĩ, cácchúng sanh nầy bị vô lượng phiền não che đậy chẳng biếtPhật tánh. Nếu dứt hết phiền não, bây giờ mới đặngchứng biết rõ ràng. Như lực sĩ thấy hạt châu trong gươngsáng.

TạngNhư-Lai vô lượng chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như núi Tuyết có một vị thuốc tên là“Dược vị”. Thuốc đó rất ngọt, ở dưới lùm bụi rậm,người không thấy được. Có người nghe mùi thuốc liềnbiết chỗ đó chắc có thuốc ấy. Thuở trước có vua ChuyểnLuân ở nơi núi Tuyết nầy đặt những bộng cây để tiếplấy thuốc. Lúc thuốc đó chín thời từ đất chảy ra chứavào trong bọng cây, mùi vị thuốc ngọt ngon. Sau khi Vua đãbăng, thời thuốc đó hoặc chua, hoặc mặn, hoặc ngọt, hoặcđắng, hoặc cay, hoặc lạt, tùy địa phương của thuốc sanhra mùi vị đều khác nhau. Nhưng vị thật của thuốc đọngở nơi núi như mặt trăng tròn. Người phàm ít phước dầucó đào xới chỉ luống khốn khổ mà không thể được. Lúccó Thánh-Vương ra đời, vì phước lớn của Vua, liền đặngvị thật của thuốc.

NầyThiện-nam-tử! Mùi vị tạng Như-lai cũng như vậy, bị cácrừng bụi phiền não che đậy, chúng sanh mê mờ chẳng thấyđược.

“Dượcvị” trên kia dụ cho Phật tánh. Bởi các phiền não nên sanhra các thứ mùi vị sai khác như là địa ngục, súc sanh, ngạquỷ, Trời, người, nam, nữ, Sát-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá,Thủ-đà v.v…

Phậttánh hùng mãnh không thể hư hoại, vì thế nên không ai cóthể sát hại được. Nếu sát hại được thời Phật tánhdứt, nhưng Phật tánh trọn không thể dứt, vì không bao giờtánh có thể dứt được.

Nhưtánh của ngã tức là tạng Như-Lai không có gì phá hoại,đốt cháy được tánh ấy. Dầu không có thể phá hoại, nhưngchẳng thấy được. Nếu chứng đặng vô thượng chánh đẳngchánh giác mới thấy được tánh. Do cớ đó nên không ai cóthể sát hại được.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật rằng : “ Thế Tôn ! Nếu không ai sáthại được, thời lẽ ra không có nghiệp bất thiện ?”

Phậtnói : :” Nầy Ca-Diếp ! Thiệt có sát sanh. Vì Phật tánh củachúng sanh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm, gọilà sát sanh, đã có sát sanh, thời đọa ác thú.

Donhơn duyên của nghiệp mà có Sát-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá,Thủ- đà,Chiên-đà- la, nam-nữ v.v… hai mươi lăm cõi sai kháclưu chuyển trong dòng sinh tử.

Ngườichẳng phải bực thánh vọng chấp tướng của ngã là lớnhay nhỏ, bằng hột cỏ, hoặc bằng hột gạo, hột đậu,nhẫn đến bằng ngón tay cái. Họ vọng sanh các thứ tưởngtượng như vậy. Tướng của vọng tưởng không có chơn thật.

Tướngngã xuất thế gian, gọi là Phật tánh. Nhận lấy ngã nầy,gọi là rất lành.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người giỏi biết kho báu dướiđất, liền lấy cuốc bén đào đất, thẳng đến đá bàn,cát, sỏi, có thể đào qua không khó, chỉ đến lớp kim cương
thờikhông thể xoi thấu.

Luậnvề chất kim cương, tất cả dao búa không thể làm hư bể.Phật tánh của chúng sanh cũng lại như vậy, tất cả nhàbiện luận, Thiên-ma, Ba-tuần, cho đến các hàng Trời, người,không thể phá hoại.

Tướngngũ ấm là hữu vi, tướng hữu vi dụ như đá, cát, sỏi,có thể đào, có thể xoi. Phật tánh dụ như kim cương, khôngthể phá hoại được.

Donghĩa nầy, nên phá hoại thân ngũ ấm thời gọi đó là sátsanh.

NầyThiện-nam-tử ! Nên biết quyết định rằng Phật pháp chẳngthể nghĩ bàn như vậy.

NầyThiện nam-tử ! Kinh Đại-thừa Phương-đẳng như chất camlồ, cũng có lúc như thuốc độc.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Do nhơn duyên gì mà Đức Như-Lai nóikinh Đại- thừa Phương-Đẳng như chất cam lồ, cũng có lúcnhư thuốc độc”.

-NầyThiện-nam-tử ! Nay ông muốn biết nghĩa chơn thật của tạngNhư-Lai chăng ?

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Tôi nay thiệt muốn biết nghĩacủa tạng Như-Lai”.

Bấygiờ Đức Thế-Tôn nói kệ rằng :

Hoặccó người uống cam lồ.
Hạithân mạng mà chết sớm.
Hoặccó người uống cam lồ.
Thêmtuổi thọ sống được lâu,
Hoặcuống thuốc độc được sống,
Cóngười uống độc mà chết.
Trívô ngại như cam lồ,
Đóchính là kinh Đại thừa.
Kinhđiển Đại thừa như vậy,
Cũnggọi là chất thuốc độc.
Nhưbơ, đề-hồ v.v…
Nhẫnđến các thứ đường phèn.
Uốngvào tiêu hóa là thuốc .
Chẳngtiêu hoá thời thành độc.
KinhĐại- thừa cũng như vậy,
Nơingười trí là cam lồ,
Kẻngu chẳng biết Phật tánh.
NgheĐại-thừa thành thuốc dộc.
Vớibực Thanh-Văn, Duyên- Giác.
PhápĐại thừa là cam lồ.
Cũngnhư trong các mùi vị.
Chấtsữa là hơn tất cả.
Nhữngngười siêng năng tinh tấn.
Nhờnương nơi pháp Đại-thừa.
Đặngđến nơi Đại-Niết-bàn.
Thànhbực vua trong loài người.
Chúngsanh chứng biết Phật tánh.
Đượcchất cam lồ vô thượng.
Thờikhông sanh cũng không tử.
NhưCa- Diếp Bồ-Tát thảy.
NầyCa-Diếp ông nên phải.
Khéophân biệt pháp tam-quy,
Thậttánh của pháp tam-quy.
Thờilà chơn tánh của ngã.
Nếucó thể gẫm xét kỹ.
Tánhcủa ngã có tánh Phật.
Nênbiết những người như vậy.
Đặngchứng nhập tạng Như-Lai.
Biếtngã cùng biết ngã sở.
Ngườinầy đã được xuất thế.
Tánh,Phật, Pháp, Tăng, Tam-Bảo.
Làbực đệ nhứt vô thượng.
Kệtrên đây của ta nói.
Phậttánh đó nghĩ như vậy.

Ca-DiếpBồ-Tát nói kệ bạch Phật :

Tôinay đều chẳng biết.
Quyy nơi Tam-Bảo.
Thếnào sẽ về đến.
Vôthượng vô- sở-úy ?
Chẳngbiết chỗ Tam-Bảo.
Thếnào là vô ngã ?
Quyy Phật thế nào,
Màđặng nơi an ổn ?
Quyy Pháp thế nào,
XinPhật vì tôi nói.
Thếnào đặng tự tại ?
Thếnào chẳng tự tại ?
Quyy Tăng thế nào,
Lạiđặng lợi vô thượng ?
Thếnào thuyết chơn thật,
Đờisau thành Phật đạo ?
Đờisau nếu chẳng thành,
Thếnào quy Tam-Bảo ?
Naytôi không dự biết,
Nêntuần tự quy y.
Thếnào chưa thai nghén,
Màtưởng sẽ sanh con?
Nếubiết ở trong thai,
Thờigọi là có con,
Connếu ở trong thai,
Chắcsẽ sanh chẳng lâu,
Đâygọi là nghĩa con,
Nghiệpchúng sanh cũng vậy.
Nhưlời Phật đã nói,
Ngườingu chẳng biết được.
Dovì họ chẳng biết,
Luânhồi ngục sanh tử,
Giảdanh Ưu- bà- tắc,
Chẳngbiết nghĩa chơn thật.
XinPhật rộng phân biệt,
Dứttrừ lưới nghi cho.
ĐứcPhật trí huệ lớn,
Xinthương vì phân biệt,
Xinnói nơi Như-Lai,
Tạngbáu rất bí mật.
Ca-Diếpông nên biết,
Tanay sẽ vì ông,
Khéomở tạng bí mật,
Choông đặng dứt nghi,
Nayphải hết lòng nghe :
Ôngtrong hàng Bồ-Tát,
Thờiđồng một danh hiệu,
VớiĐức Phật thứ bảy.
Ngườiquy y nơi Phật,
Thiệtlà Ưu-Bà- Tắc,
Trọnchẳng lại quy y.
Nhữngthiên thần nào khác.
Ngườiquy y nơi Pháp,
Thờilìa sự sát hại.
Ngườiquy y Thánh-Tăng,
Chẳngcầu các ngoại đạo,
QuyTam- Bảo như vậy,
Thờiđặng vô-sở-úy.

Ca-Diếpbạch Phật rằng :

Tôicũng quy Tam-bảo,
Đâygọi là đường chánh,
Cảnhgiới của chư Phật,
TướngTam-bảo bình đẳng.
Thườngcó tánh trí huệ,
Tánhngã và tánh Phật,
Khônghai không sai khác,
Đạonầy Phật khen ngợi,
Thẳngđến chỗ ở an.
Cũnggọi chánh biến tri.
Nênđược Phật tán thán.
Tôicũng đến Phật đạo.
CủaĐức Phật ngợi khen.
Làcam lồ tối thượng.
Cáccõi chỗ không có.

ĐứcPhật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Nầy Thiện-nam-tử ! Nay ôngchẳng nên như hàng Thanh-văn, cùng hàng phàm phu phân biệtngôi Tam-bảo. Nơi Đại- thừa đây không có tướng Tam-quysai khác, vì trong Phật tánh bèn có Pháp và Tăng. Nhơn muốnhóa độ hàng Thanh-văn và phàm phu, nên phân biệt nói tướngTam- quy sai khác.

NầyThiện nam-tử ! Nếu muốn tùy thuận pháp thế gian, thời nênphân biệt có ba pháp quy y.

NầyThiện-nam-tử ! Bồ-Tát nên suy nghĩ như thế nầy, nay thâncủa ta đây quy y nơi Phật, nếu chính nơi thân nầy đặngthành Phật đạo, đã thành Phật rồi, chẳng nên cung kínhlễ bái cúng dường các đức Thế-Tôn. Vì chư Phật đềubình đẳng. Khắp vì chúng sanh mà làm chỗ quy y. Nếu muốntôn trọng pháp thân xá lợi, thời nên lễ kính tháp miếucủa chư Phật, vì muốn hóa độ chúng sanh, cũng làm cho chúngsanh đối với thân của ta tưởng là tháp miếu mà lễ báicúng dường. Những chúng sanh đó, lấy pháp thân của ta làmchỗ quy y.

Tấtcả chúng sanh đều nương theo pháp tà ngụy chẳng chơn thật,ta sẽ tuần tự vì chúng sanh nói pháp chơn thật.

Nếulại có chúng sanh nương theo phái chẳng phải chơn Tăng, tasẽ vì chúng sanh làm chỗ chơn Tăng để chúng quy y.

Nếucó người phân biệt ba pháp quy y ta sẽ vì họ mà làm chỗquy y duy nhứt, không ba pháp sai khác.

Đốivới hạng sanh-manh (49), ta vì họ làm nhãn-mục.

Talại sẽ vì hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác mà làm chỗ chơn quy.

NầyThiện-nam-tử ! Như vậy, Bồ-tát vì vô lượng chúng sanh ácvà những người trí mà làm Phật sự.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như người lúc ra trận chiến đấu, tựnghĩ rằng trong đội ngũ đây, ta là người thứ nhứt, tấtcả binh sĩ đều nương cậy nơi ta.

Cũngnhư vương-tử suy nghĩ thế nầy, ta sẽ điều-phục các vương-tửkhác, nối ngôi đại vương giữ gìn nghiệp bá chủ, đểđặng tự tại, khiến các vươngtử đều phải quy y. Vì thếnên chẳng được sanh tâm hạ liệt. Như vương tử, vua vàcác quan cũng như vậy. Nầy Thiện-nam-tử ! Bồ-Tát cũng suynghĩ như vầy : Thế nào ba sự cùng ta đồng một thể ?

NầyThiện-nam-tử ! Đức Phật nói ba sự tức là Niết-bàn. Như-Laiđó gọi là Vô- Thương-Sĩ. Ví như thân người, đầu là trêntất cả, chẳng đồng với tay chơn lóng đốt. Phật cũngnhư vậy, là bực tôn thượng, chẳng phải Pháp cùng Tăng.Vì muốn hóa độ các thế gian, nên thị hiện những tướngsai khác, ví như bực thang kia.

Vìthế, nay ông chẳng nên như hàng phàm phu, nhận biết tướngba pháp quy y sai khác. Đối với Đại-thừa, ông phải nhưdao bén mạnh mẽ quyết đoán.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Tôi vẫn biết, nhưng cốý hỏi, chẳng phải là không biết, tôi vì các vị Bồ-Tátđại dõng mãnh, mà bạch hỏi chỗ thật hành thanh tịnh khôngnhơ, muốn đức Như-Lai vì các Bồ-Tát tuyên nói những việckỳ-đặc, tuyên dương kinh điển Đại-thừa Phương-đẳng.Đức Đại-Bi Thế-Tôn hôm nay đã khéo giải thuyết. Tôi cũngđã an trụ trong pháp đó. Chỗ thật hành thanh tịnh của Bồ-Tátmà Phật đã nói đó, tức là tuyên thuyết kinh Đại Niết-Bàn.

Thế-Tôn! Nay tôi cũng sẽ rộng vì chúng sanh diễn dương tạng Như-Laibí mật như vậy, cũng sẽ chứng biết chỗ tam-quy chơn thật.

Nếucó chúng sanh nào có thể tin kinh Đại-Niết-Bàn nầy, ngườiđó thời có thể tự nhiên rõ thấu chỗ ba pháp quy y. Vìtạng Như-Lai có Phật tánh vậy.

Cóngười tuyên nói kinh điển nầy, thời đều nói rằng trongthân vẫn có Phật tánh. Người nầy bèn chẳng cầu ba phápquy y nơi đâu xa. Vì đời vị lai đây, thân ta bèn sẽ thànhtựu ngôi Tam-Bảo. Vì thế nên hàng Thanh-Văn, Duyên-giác vànhữngchúng sanh khác đều nương nơi ta mà cung kính lễ bái. Do nghĩađó nên phải khéo học kinh điển Đai thừa.

Phậttánh như vậy chẳng thể nghĩ bàn, ba mươi hai tướng, támmươi thứ tốt cũng chẳng thể nghĩ bàn”.

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện-nam-tử! Ông đã thành tựu trí huệ rất sâu.

Nayta sẽ lại vì ông nói pháp chứng nhập Tạng Như-Lai.

Nếungã là có, thời là pháp thường chẳng rời nơi khổ. Nếukhông có ngã, thời tu hạnh thanh tịnh không được lợi ích.

Nếucho rằng các pháp đều không có ngã, đó là đoạn kiến,nếu cho rằng có ngã thời là thường kiến.

Nếucho rằng tất cả hành pháp là vô thường, thời là đoạnkiến, cho rằng các hành pháp là thường, thời lại là thườngkiến.

Nếunói là khổ, thời là đoạn kiến, nếu nói là lạc, thờilại là thường kiến.

Tutất cả pháp thường đó, thời sa nơi đoạn kiến, tu tấtcả pháp đoạn đó, thời sa nơi thường kiến. Như bướcđi, cần phải do chưn trước, mới dời đặng chưn sau. Ngườitu pháp thường, pháp đoạn, cũng lại như vậy, cần phảido nơi đoạn và thường.

Donghĩ nầy, nên người tu các pháp khổ đều gọi là chẳnglành, người tu các pháp lạc, thời gọi là lành. Người tucác pháp vô ngã, thời thuộc về phiền não, người tu cácpháp thường, thời gọi là tạng Như-Lai.

Niết-bàn,không có nơi chốn. Tu những pháp vô thường, thời là tàivật, tu những pháp thường, gọi là Phật, Pháp, Tăng, vàchánh giải thoát.

Nênbiết Phật pháp trung đạo như vậy, xa lìa hai bên mà nóipháp chơn thật. Người phàm phu ngu mê đối trong pháp đókhông nghi, như người gầy yếu, được uống thuốc bổ, thờikhí lực khỏe khoắn.

Nhữngpháp hữu, vô, thể tánh chẳng nhứt định. Ví như tứ –đạitánh nó chẳng đồng, đều trái phản nhau. Lương y khéo biếttùy món đại nào phát bịnh mà điều chỉnh đó.

NầyThiện-nam-tử ! Cũng vậy, đức Như-lai đối với các chúngsanh, cũng như vị lương y, rõ biết thể tướng sai khác củacác phiền não mà dứt trừ, khai-thị tạng Như-Lai bí mật,Phật tánh thanh tịnh thường trụ chẳng biến đổi. Nếucho rằng có, thời lẽ ra trí chẳng nhiễm. Nếu nói là không,bèn thành vọng ngữ. Nếu nói là có, lẽ ra chẳng nên nínlặng. Lại cũng chẳng nên hý luận cãi cọ, chỉ nên cầuđược rõ biết chơn tánh của các pháp.

Ngườiphàm phu hý luận cãi cọ vì chẳng hiểu tạng Như-Lai. Nếunói pháp khổ, người ngu bèn cho thân là vô thường, chẳngcó thể biết nơi thân có tánh lạc.

Nếunói vô thường, người phàm phu chấp tất cả thân đều làvô thường, như ngói chưa hầm chín.

Nếulà người trí nên phải quan sát, chẳng nên nói tất cả đềuvô thường, vì nơi thân của ta có chủng tử Phật tánh.

Nếunói vô ngã, người phàm phu sẽ cho là tất cả Phật, Phápđều không có ngã. Người trí nên phải quan sát vô ngã làgiả danh chẳng thật, rõ biết n hư vậy chẳng nên sanh nghi.

Nếunói tạng Như-Lai là không tịch, người phàm phu nghe như thếsanh kiến chấp đoạn diệt. Người trí nên phải quan sátNhư-Lai là thường, không có biến đổi.

Nếunói giải thoát dụ như huyễn hoá, người phàm phu sẽ chorằng chứng đặng giải thoát tức là dứt mất. Người trínên phải quan sát đức Như-Lai giải thoát, dầu có đến đi,nhưng vẫn thường trụ không biến đổi.

Nếunói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàmphu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp : “minh” đến“vô minh”. Người trí rõ biết tánh đó vốn không có hai.Tánh không hai đó tức là thật tánh.

Nếunói các hành làm nhơn duyên có ra thức, người phàm phu chorằng có hai : “hành” cùng “thức”.

Ngườitrí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức làthật tánh.

Nếunói thập thiện, thập ác có thể tạo tác, không thể tạotác, đường lành, đường dữ, pháp lành, pháp dữ, ngườiphàm phu nghe đó cho là có hai, người trí rõ biết tánh đókhông hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.

Nếunói nên tu tất cả pháp khổ, phàm phu cho rằng có hai, ngườitrí rõ biết tánh kia không hai, tánh không hai đó tức là thậttánh.

Nếunói tất cả hành pháp là vô thường thời tạng Như-Lai cũnglà vô thường, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biếttánh đó không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh.

Nếunói tất cả pháp vô ngã, tạng Như-Lai cũng không có ngã,phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó khônghai, tánh không hai đó tức là thật tánh.

Ngãvới vô ngã nơi tánh không có hai thứ.

TạngNhư-Lai, nghĩa tánh vô lượng vô biên như vậy, là chỗ màchư Phật đều tán thán, hôm nay ta ở nơi trong kinh thành-tựutất cả công đức này đều đã nói rồi.

NầyThiện-nam-tử ! Ngã cùng vô ngã tánh và tướng không có haithứ, ông phải trân trọng thọ trì như vậy, ông cũng phảighi nhớ giữ gìn kinh điển nầy. Như ta ngày trước trong kinhĐại-Bát-Nhã cũng nói ngã và vô ngã không có hai thứ.

NầyThiện-nam-tử ! Như do sữa thành lạc, do lạc thành sanh-tô,do sanh-tô thành thục-tô, do thục-tô đặng chất đề-hồ.Chất lạc đó là từ sữa sanh ra, hay là nó tự sanh, hoặcdo cái khác sanh ư, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy.Nếu từ cái khác sanh, thời là lẽ ra chẳng phải do sữamà thành. Nếu chẳng phải từ nơi sữa sanh, thời sữa thànhvô dụng đối với lạc, bởi sữa vốn không có lạc. Nếulạc, tự nó sanh lấy nó, lẽ ra chẳng từ sữa lần lầnbiến thành lạc. Nếu lần lần biến thành, thời là chẳngsanh chung. Nếu chẳng sanh chung thời cả năm thứ không đồngmột thời. Dầu chẳng đồng một thời nhưng quyết địnhchẳng phải từ nơi chỗ khác mà có.

Phảibiết trong chất sữa đã có tướng của chất lạc. Vì nhiềuvị ngọt nên chẳng thể tự biến, Nhẫn đến chất đề-hồcũng lại như vậy.

Docon bò cái ăn cỏ, uống nước, huyết mạch chuyển biến màđặng có sữa. Nếu nó ăn cỏ ngọt thời sữa nó nhiều vịngọt. Nếu nó ăn cỏ đắng, thời sữa nó có lẫn vị đắng.Núi Tuyết có thứ cỏ tên là Phì-Nhị. Bò cái ăn cỏ Phì-Nhị,thời đặng thuần chất đề-hồ, không có những màu xanh,vàng, đỏ, trắng, đen.

Docỏ lúa làm nhơn duyên mà sữa bò có màu vị khác nhau. Cũngvậy, các chúng sanh do minh cùng vô minh, vì nghiệp làm nhơnduyên mà sanh có hai tướng. Nếu vô minh chuyển thời biếnlàm minh. Tất cả những pháp thiện, bất thiện, v.v…, cũnglại như vậy, không có hai thứ.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói,trong sữa có tướng lạc,nghĩađó như thế nào ? Thế-Tôn ! Nếu nói rằng trong sữa quyếtđịnh có tướnglạc, do vì vi tế chẳng thấy được, thế sao lại nói từnơi sữa mà thành lạc. Phàm trước vốn không mà nay có thờigọi đó là sanh. Như lạc đã vốn có, sao lại nói là sanh.Nếu nói trong sữa quyết định có tướng lạc, thời trongcỏ lúa lẽ ra cũng có sữa, và trong sữa lẽ ra cũng có cỏlúa.

Nếunói trong sữa quyết định không có lạc, thế sao nhơn sữamà đặng thành lạc. Nếu trước vốn không, sau mới sanh racó, thời cớ gì trong sữa chẳng sanh ra cỏ lúa ?

_ Thiện-nam-tử! Chẳng nên nói quyết định trong sữa có lạc hay trong sữakhông lạc, cũng chẳng nên nói từ nơi khác mà sanh.

Nếunói trong sữa quyết định có lạc, thời chất và vị củahai thứ sao lại khác nhau. Vì thế nên chẳng nên nói trongsữa quyết định có chất lạc.

Nếunói trong sữa quyết định không có lạc, cớ sao trong sữachẳng sanh vật khác. Đem chất độc pha vào trong sữa, lúcsữa đó thành lạc, thời chất lạc đó giết chết người,vì thế nên chẳng nên nói rằng trong sữa quyết định khôngcó chất lạc.

Nếunói chất lạc từ nơi khác mà sanh, thời cớ gì trong nướclã chẳng sanh chất lạc, mà phải từ nơi sữa, vì thế nênchẳng nên nói chất lạc từ nơi khác mà sanh.

NầyThiện-nam-tử ! Bò cái kia ăn cỏ tiêu hoá biến thành bạchhuyết, do phước lực của chúng sanh, cỏ huyết biến thànhsữa. Sữa nầy dầu từ nơi cỏ huyết mà ra, nhưng chẳngđặng nói là hai thứ, chỉ đặng gọi là từ nhơn duyên màsanh. Chất lạc, nhẫn đến đề-hồ cũng lại như vậy.
Donhơn duyên nên sau khi sữa mất biến thành chất lạc, ủ đông,hâm nóng, đó là nhơn duyên. Nhẫn đến đề-hồ cũng lạinhư vậy. Vì thế nên chẳng đặng nói quyết định rằngtrong sữa không có tướng lạc.

Nếunói từ nơi khác mà sanh, thời ngoài sữa không do đâu đểcó chất lạc.

NầyThiện-nam-tử ! “Minh” cùng “vô minh” cũng lại như vậy.Nếu chung với phiền não thời gọi là vô minh, nếu chung vớitất cã pháp lành thời gọi là minh. Do đó nên ta nói khôngcó hai tướng. Vì thế nên trước kia ta nói bò cái ăn cỏPhì- Nhị ở núi Tuyết, thời sanh thuần chất đề-hồ. Phậttánh cũng vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Do vì phiền não che đậy nên chúng sanh chẳngthấy Phật tánh, như người phước bạc chẳng thấy đượccỏ Phì-Nhị.

Nhưtrong biển lớn, dầu đồng một vị mặn, nhưng trong đó cũngcó nước ngọt ngon, vị đồng như sữa. Như nơi núi Tuyết,dầu sanh nhiều cỏ thuốc, nhưng cũng có cỏ độc.

Thâncủa các chúng sanh cũng lại như vậy, dầu có giống rắnđộc tứ đại, nhưng trong đó cũng có diệu dược, tức làPhật tánh. Phật tánh chẳng phải là pháp tạo tác làm ra,chỉ vì phiền não khách trần che khuất, nếu chúng sanh nàodứt trừ được phiền não, thời liền thấy được Phậttánh thành đạo vô thượng.

Vínhư giữa hư không, giăng mây nổi sấm, trên ngà của tấtcả voi đều sanh bông. Nếu không có sấm nổ, thời bông khôngsanh.

Phậttánh của chúng sanh cũng lại như vậy, thường bị tất cảphiền não che khuất nên chẳng thấy được. Vì thế nên tanói chúng sanh không có ngã.

Nếuđược nghe kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, thời đượcthấy Phật tánh như bông hiện trên ngà voi.

Dầunghe tất cả tam muội trong khế kinh, mà chẳng nghe kinh Đại-Niết-Bànnầy, thời chẳng biết được tướng Như-Lai vi diệu. Nhưlúc không có tiếng sấm, thời chẳng thấy được bông trênngà voi.

Nếuđược nghe kinh nầy rồi, liền biết tạng Phật tánh củatất cả Như-lai nói. Như trời sấm thấy bông trên ngàvoi. Được nghe kinh nầy liền biết tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh.

Donghĩa trên đây, nên nói Đại-Niết-Bàn là tạng Như-Lai thêmlớn pháp thân, như lúc trời sấm, bông trên ngà voi nhờ đómà được sanh thêm.

Nếucó thiện-nam, tín-nữ, có thể tập học kinh điển vi diệuĐại-Niết-Bàn nầy, nên biết những người đây có thểbáo được ân Phật, thật là đệ tử của Phật.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật rằng : “Thế-Tôn! Phật tánh như đãnói rất sâu, khó thấy, khó vào, hàng Thanh-Văn, Duyên-Giáckhông thể đến được.”

Phậtnói : “Nầy Thiện nam-tử ! Đúng như lời ông vừa khen,chẳng trái lời nói của ta”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn! Phật tánh ấy rất sâu,khó thấy, khó vào như thế nào ?”

Phậtnói : “Nầy Thiện-nam-tử ! Như trăm người mù đến lươngy để trị bịnh mắt. Lúc đó lương y dùng kim vàng lột màngmắt của họ, lột xong, giơ một ngón tay hỏi rằng : Thấykhông ? Người mù đáp rằng : Tôi vẫn chưa thấy. Lương ylại giơ hai ngón, ba ngón ; người mù mới nói rằng thấymờ mờ.

NầyThiện-nam-tử ! Kinh điển Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy, lúcđức Như-Lai chưa nói cũng lại như vậy. Vô lượng Bồ-tátdầu đầy đủ thật hành các ba-la- mật, nhẫn đến bậcthập-trụ vẫn còn chưa thấy được Phật tánh. Lúc Như-Laiđã nói, mới thấy được chút ít. Lúc Bồ-Tát nầy đã đượcthấy, đều nói rằng : “ Thế-Tôn ! Lạ lùng thay, chúng tôilưu chuyển thọ vô lượng sanh tử, thường bị vô ngã làmmê lầm.

NầyThiện-nam-tử ! Bồ-tát nầy lên bực thập-địa còn chưathấy được Phật tánh rỏ ràng, huống là hàng Thanh-Văn,Duyên-Giác mà có thể thấy đặng.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người ngước mặt nhìn đàn chimnhạn trên hư không, nhìn kỹ phưởng phất thấy dạng bầynhạn. Bực thập trụ Bồ-tát đối nơi Phật tánh, thấy biếtđược chút ít cũng lại như vậy, huống là hàng Thanh- Văn,Duyên-Giác mà thấy biết được !

NầyThiện-nam-tử ! Ví như người say, đi trên đường xa, ngóthấy mập mờ. Bực thập trụ Bồ-tát đối với Phật tánhthấy biết được ít phần cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Như người khát nước, đi trong đồng trống,khắp nơi tìm nước, thấy có lùm cây, trong lùm có chim bạchhạc, người đó bị cơn khát bức ngặt, mê muội chẳng phânbiệt được là cây hay là nước. Đến lúc nhìn kỹ mớibiết là chim bạch hạc cùng với lùm cây. Bực thập trụBồ-Tát, đối với Phật tánh, thấy biết phần ít cũng nhưvậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong biển lớn, nhẫnđến trăm ngàn do tuần, trông thấy chiếc thuyền lớn ởngoài khơi xa, liền nghĩ rằng : Đó là chiếc thuyền hay làkhoảng không. Nhìn lâu, trong tâm quyết định biết là thuyềnlớn. Bực thập trụ Bồ-Tát, ở trong tự thân, thấy Phậttánh cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như vị Vương-tử, thân rất yếu đuối,dạo chơi suốt đêm,đến sáng ngày sau, mắt mờ thấy khôngđược rõ. Bực Thập-trụ Bồ- Tát dầu ở nơi thân mìnhthấy được Phật tánh nhưng chưa được rõ ràng cũng nhưvậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như quan lại, vì công sự suốt đêm trởvề nhà chớp nhoáng thấy bầy trâu, liền nghĩ rằng : Đólà trâu ư, hay là dãy nhà, nhìn lâu, dầu nhận là trâu màcòn chưa định chắc. Bực Thập-trụ Bồ-Tát, dầu ở nơithân mình thấy Phật tánh, chưa có thể định chắc cũng nhưvậy.

NầyThiện-nam-tử ! Như Tỳ-kheo trì giới, nhìn trong bát nướckhông có trùng, mà thấy tướng trùng, liền nghĩ rằng : Trongnước đây là trùng hay bụi đất, nhìn lâu, dầu biết làbụi nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát, ở trongthân mình thấy Phật tánh chẳng được rõ ràng lắm cũngnhưvậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người, xa thấy đứa trẻ đứngtrong bóng tối, liền nghĩ rằng : Đó là con vật, là chim,hay là người ? Nhìn lâu, dầu nhận thấy là đứa trẻ, nhưngvẫn chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-tát ở nơi thân mìnhthấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Ví như có người ở trong đêm tối, thấybức họa tượng Bồ- Tát liền nghĩ rằng : Đây là tượngBồ-Tát hay làtượng Thiên-thần , nhìn lâu dầu nhận là tượngBồ-Tát, nhưng chẳng rõ ràng. Bực Thập-trụ Bồ-Tát ở nơithân mình thấy Phật tánh chẳng rõ ràng lắm cũng như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Phật tánh ấy rất sâu như vậy, khó biếtkhó thấy, chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-Văn,Duyên-Giác đến được. Người trí phải quan sát như vậyđể rõ biết Phật tánh.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : ”Phật tánh vi-tế khó thấy như vậy,thế sao nhục nhãn mà có thể thấy được.”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “Nầy Thiện-nam-tử ! Như trời Phi-tưởngPhi-Phi- tưởng kia, cũng chẳng phải hàng nhị thừa biết được,chỉ tin theo khế-kinh mà biết.

NầyThiện-nam-tử ! Hàng Thanh-Văn Duyên Giác tin thuận theo kinhĐại- Niết- Bàn nầy tự biết thân mình có Phật tánh.

NầyThiện-nam-tử ! Vì thế nên phải tinh tấn tu tập kinh Đại-Niết-Bàn.Phật tánh đó chỉ Phật biết rõ, chẳng phải hàng Thanh-VănDuyên-Giác đến được.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hàng chúng sanh phàm phuchẳng phải Thánh đều nói có ngã”.

Phậtnói : “ Ví như hai người làm bạn thân nhau : Một ngườilà vương tử, một người là dân hèn, hai người đó thườngqua lại nhau, lúc đó người nghèo thấy vương tử có mộtcon dao tốt, trong lòng thích muốn, thời gian sau, vương tửmang dao trốn qua nước khác. Một hôm, người dân hèn ngủnhờ nhà người khác, giữa giấc ngũ mơ nói con dao! con dao! Người nhà nghe được bắt nộp cho vua. Vua gạn hỏi : Nhàngươi nói con dao, nay ở đâu ? Người dân bèn thuật rõ việctrước. Nay nhà vua dầu giết thần, banh xẻ tay chân cũng khôngthể tìm được dao. Thần cùng vương tử vốn là bạn thân,trước kia, dầu mắt được thấy con dao, nhưng còn không dámchạm đến, huống lại cố ý lấy.

Vualại hỏi : “ Lúc nhà ngươi thấy dao, hình dạng giống thứgì “.

Ngườidân bèn thưa : “ Tâu Đại-Vương, thần thấy con dao ấy giốngnhư sừng dê đen”.

Vuanghe xong, vui mừng cả cười, bảo rằng : “Nhà ngươi chớsợ, ta tha cho ngươi, trong kho tàng của ta, đều không có thứdao ấy, huống là ngươi thấy con dao nơi vương tử”.

Lúcđó nhà vua lại hỏi các quan : “Các khanh từng thấy condao đó chăng ?” Nói xong vua liền băng. Triều thần liềnlập vương tử khác lên làm vua.

TânVương lại hỏi các quan : “Các khanh từng thấy con dao đóchăng ? Hình dáng nó như thế nào ?”

Cácquan đồng tâu : “ Chúng thần từng thấy hình nó như sừngdê đen”.

Vuanói : “ Trong kho tàng của ta, chỗ nào mà có thứ dao hìnhdạng như vậy ?”

Lầnlượt bốn vị tân Vương tra tìm con dao ấy đều chẳng đặng.

Sauđó, vị Vương tử đào vong ngày trước, trở về nước,được tôn làm vua. Khi lên ngôi xong, tân Vương nầy lại hỏicác quan : “Các khanh có thấy con dao đó chăng? Hìnhdạng nó thế nào?”

Cácquan tâu : “Chúng tôi đều thấy”. Rồi đua nhau trình bàyhình dáng của con dao. Người thì nói sắc dao thanh tịnh nhưhoa sen xanh. Người lại nói hình như sừng dê. Người thìnói dao màu hồng đỏ như lửa. Người lại nói dao đen tuyềnnhư rắn đen.

Nhàvua cả cười bảo : “Các khanh đều chẳng thấy biết hìnhdáng thật của con dao của ta”.

NầyThiện-nam-tử ! Bồ-Tát xuất hiện nơi đời nói tướng chơnthiệt của ngã cũng như vậy. Nói xong bỏ đi. Như Vương-tửmang con dao tốt trốn qua nước khác.

Ngườiphàm phu ngu mê cho rằng tất cả đều có ngã, có ngã. Nhưngười dân hèn ngũ nhờ nhà người khác, mơ nói con dao ! condao !

HàngThanh-Văn, Duyên-Giác hỏi các chúng sanh, tướng của ngã nhưthế nào? Đáp rằng : “ Tôi thấy tướng của ngã lớn bằngngón tay cái. Có kẻ nói, như hột gạo. Có kẻ nói như hộtcỏ. Cũng có kẽ nói tướng của ngã ở trong tâm, sáng rỡnhư mặt trời”.

Nhữngchúng sanh đó đều chẳng biết tướng của ngã. Nhưcác quan chẳng biết hình dáng của con dao.

Bồ-Tátnói tướng trạng của ngã, hàng phàm phu chẳng rõ biết, vọngtưởng ra các hình tướng của ngã, như những người nóihình dáng của con dao, giống như sừng dê đen v.v…

Cáchạng phàm phu đó, tuần tự nối nhau mà sanh những tà kiến.

Vìdứt những tà kiến đó, nên đức Như-Lai hiện ra đời, nóipháp vô-ngã. Vương- tử bảo các quan : Trong kho tàng của takhông có thứ dao như vậy.

NầyThiện-nam-tử ! Hôm nay đức Như-Lai nói ngã chơn thật gọilà Phật tánh. Phật tánh như vậy ở trong phật pháp củata, như con dao tốt kia.

Thiện-Nam-tử! Nếu có kẻ phàm phu, có thể nói đúng, đó chính là do vìtùy thuận Phật pháp vô thượng. Nếu có người khéo phânbiệt tùy thuận tuyên nói như đây, nên biết ngườiđó chính là Bồ-tát.

THÍCHNGHĨA

(47)– PHƯƠNG- ĐẲNG : Rộng lớn cùng khắp.

(48)– THANH-VĂN : Nghe thanh âm ; hàng Tiểu-thừa nghe thanh âm thuyếtpháp của Phật rồi y theo đó tu tập mà đoạn hoặc nghiệp,chứng chơn quả. Không phải như Đại-Thừa Bồ-Tát tự ngộbổn tâm, tự chứng bổn tánh.

(49)– SANH – MANH : Kẻ mù từ khi sanh ra. Nơi đây chỉ cho hạngphàm phu không trí huệ chơn chánh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com