- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMTỨ ĐẢO THỨ MƯỜI MỘT
(Hánbộ phần sau quyển thứ bảy)
Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-tát : “Nầy thiện-nam-tử! Thế nàolà Tứ-Đảo? (bốn điều điên đảo) “Nơi chẳng phảikhổ tưởng cho là khổ”, gọi là điên đảo. Chẳng phảikhổ chỉ cho Như-Lai.
Tưởngcho là khổ, tức là cho rằng Như-Lai là vô thường biến đổi.
Nếucó người nói Như-Lai là vô thường, đây gọi là tội khổrất lớn.
Nếunói Như-Lai khi xả thân khổ nầy để nhập Niết-bàn nhưcủi hết lửa tắt, đây gọi là chẳng phải khổ mà tưởngcho là khổ. Chính đó là điên đảo.
Nếuta nói rằng : Như-Lai là thường thời là chấp ngã, vì chấpngã nên có vô lượng tội, thế nên phải nói Như-Lai là vôthường, nói như thế thời ta vui thích.
Như-Lailà vô thường chính đó là khổ, nếu đã là khổ thế nàosanh vui. Bởi ở trong khổ tưởng cho là vui nên gọi là điênđảo.
Nơivui tưởng cho là khổ, gọi đó là điên đảo. Vui tức làNhư-Lai. Khổ tức là Như- Lai vô thường. Nếu nói Như-Lailà vô thường đây gọi là nơi vui tưởng cho là khổ.
Như-Laithường trụ, gọi là vui.
Nếuta nói rằng : Như-Lai là thường, sao lại nhập nơi Niết-bàn.Nếu nói Như-Lai chẳng phải là khổ, sao lại bỏ thân màdiệt độ. Bởi ở trong vui tưởng cho là khổ nên gọi đólà điên đảo. Các điều tưởng lầm như trên gọi là sựđiên đảo thứ nhứt.
“Vô-thường tưởng là thường, thường tưởng là vô-thường”,đây gọi là điên đảo.
Vôthường chỉ chẳng tu pháp không. Vì chẳng tu pháp không nênthọ mạng ngắn ngủi.
Nếucó người cho rằng chẳng tu pháp không tịch thời đặng trườngthọ. Quan niệm đó gọi là điên đảo. Đây là sự điênđảo thứ hai.
“Vô-ngã tưởng là ngã, ngã tưởng là vô-ngã”, đây là điênđảo.
Ngườiđời cũng nói có ngã, trong Phật pháp cũng nói có ngã.
Ngườiđời dầu nói có ngã nhưng không có Phật tánh, đây thờigọi là nơi vô-ngã mà tưởng là ngã gọi đó là điên đảo.
Phậtpháp nói có ngã tức là Phật tánh. Người đời lại nóiPhật pháp không ngã, đây gọi là nơi ngã tưởng là vô ngã.Nếu nói Phật pháp quyết định vô ngã nên đức Như-Lai dạyhàng đệ tử tu tập pháp vô ngã. Lời trên đây là điênđảo. Đây là điều điên đảo thứ ba.
Tịnhtưởng là bất tịnh, bất tịnh tưởng là tịnh, đây gọilà điên đảo.
Tịnhchính là Như-Lai thường trụ, chẳng phải thân tạp thực,chẳng phải thân phiền não, chẳng phải thân thịt, chẳngphải là thân gân xương ràng rịt.
Nếucó người nói rằng Như-Lai là vô thường, là thân tạp thực,là thân thịt, là thân gân xương ràng rịt, cũng cho rằngPháp, Tăng, Giải thoát đều là diệt tận, đó gọi là nhữngquan niệm điên đảo vì tịnh mà cho là bất tịnh.
Bấttịnh tưởng cho là tịnh, gọi đó là điên đảo.
Nếucó người nói rằng trong thân của ta đây không có một phápnào là bất tịnh cả, bởi không có bất tịnh nên quyếtđịnh sẽ đặng vào nơi chỗ thanh tịnh. Thuyết tu bất tịnhquán của Như-Lai là thuyết hư-vọng.
Trênđây là quan niệm điên đảo. Đó gọi là điều điên đảothứ tư”.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật rằng : “Thế-Tôn ! Từ nay tôi mới đặngchánh kiến. Bạch thế-Tôn, trước đây chúng tôi đều làngười tà kiến cả.