Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Phẩm Tứ Y

07/06/201114:12(Xem: 4342)
08. Phẩm Tứ Y

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

VIII
PHẨMTỨ Y THỨ TÁM

(Hánbộ trọn quyển thứ sáu)

Phậtdạy : “Nầy Ca-Diếp: Trong kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầycó bốn hạng người hay hộ trì chánh pháp, kiến-lập chánhpháp, ức-niệm chánh pháp. Thương xót và làm lợi ích an lạcnhiều cho thế gian và làm chỗ nương tựa cho thế gian,

Mộtlà bực xuất thế đủ tánh phiền não.
Hailà bực Tu-Đà-Hoàn và Tư-Đà-Hàm.
Balà bực A-Na-Hàm.
Bốnlà bực A-La-Hán.

Bốnhạng người trên đây hiện ra nơi đời có thể xót thươnglàm nhiều điều lợi ích an-lạc cho thế gian, cho trời, chongười, làm chỗ y chỉ cho thế gian.

Thếnào gọi là đủ tánh phiền não? Nếu có người hay phụngtrì giới cấm, đầy đủ oai nghi, kiến lập chánh pháp. Nghehiểu lời Phật dạy, rồi đem phân biệt tuyên thuyết chongười khác. Chỗ gọi rằng thiểu dục là đạo, đa dụckhông phải đạo. Rộng giảng nói tám điều giác ngộ củabực đại nhơn như vậy. Có ai phạm tội thời chỉ bão chophát lồ sám hối để trừ tội. Khéo biết pháp bí mật củaBồ-Tát phương tiện ra làm. Hạng người nầy gọi là phàmphu chớ không phải người bực thứ tám. Người bực thứtám không phải phàm phu gọi là Bồ-Tát, không gọi là Phật.

Hạngthứ hai là bực Tu-Đà-Hoàn và bực Tư-Đà-Hàm. Hạng nầynếu được chánh pháp thời thọ trì chánh pháp. Nghe phápnơi Phật, đúng theo chỗ đã được nghe bèn biên chép thọ-trìđọc tụng, rồi nói lại cho người khác. Không bao giờ hạngngười nầy nghe pháp rồi mà không chép không thọ không nói,và cũng không bao giờ nói Phật cho chứa vật bất-tịnh nhưtôi tớ v.v… Hạng thứ hai đây chưa được bực thứ ba. Trụnơi bực thứ ba gọi là Bồ-tát, đã được thọ ký.

Hạngngười thứ ba gọi là bực A-Na-Hàm. Bực nầy không có nhữngviệc phỉ báng chánh pháp, cho chứa tôi tớ các vật bất-tịnh, thọ trì sách luận ngoại đạo; cũng không bị khách trầnphiền não làm chướng, cựu phiền não che ngăn; cũng khôngdấu chơn thiệt xá lợi của Như-Lai; không bị bịnh ngoàilàm não hại, không bị bốn thứ rắn độc xâm nhiễu màluận nói là ngã. Thường nói lý vô-ngã. Không bao giờ nóitham luyến thế pháp, mà thường nói pháp đại thừa nốiluôn không dứt. Thân thể của vị nầy không có tám vạnhộ-trùng, đã lìa hẳn dâm dục, nhẫn đến trong giấc mộngchẳng chảy bất tịnh. Lúc sắp chết không sợ hãi. A-Na-Hàmnghĩa là gì ? Vị nầy không còn trở lại, những sụ lỗilầm không làm nhơ nhớp được người, là bực Bồ-Tát đãđược thọ ký, sắp sẽ thành bực vô thượng chánh giác.Đây gọi là hạng thứ ba.

Hạngngười thứ tư là bực A-La-Hán. Bực nầy dứt hẳn phiềnnão, giải thoát sanh tử, việc làm đa õxong là Bồ-Tát trụ-địathứ mười, đặng trí huệ tự tại, có thể hiện bất cứthân hình nào mà mọi loài ưa thích. Muốn thành Phật liềncó thể được thành. Trọn nên vô lượng công đứcnhư vậy nên gọi là A-La-hán.

Trênđây là bốn hạng người xuất hiện nơi đời, xót thươngngười đời, đem nhiều lợi ích an vui cho thế gian, là chỗthế gian nương tựa, là bực rất tôn quý của cõi trời cõingười, không khác gì đức Như-Lai.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Nay con không nươngtựa nơi bốn hạng người ấy. Vì rằng trong kinh Cù-Sư-La,đức Phật từng bảo ông Xà-Sư-Lê : Nếu có thiên ma vì muốnphá hoại chánh pháp mà biến ra hình Phật, đủ cả tướngtốt oai nghiêm, cũng viên quang, cũng bạch hào, ông phải kiểmgiảo là giả hay thật. Đã rõ là ma thời phải hàng phục.

BạchThế-Tôn ! Bọn ma còn biến làm thân Phật được huống làthân của bốn hạng người trên với những thần thông : Nằmngồi giữa hư không, nách bên tả tuôn nước, nách bên hữuphun lửa, cả thân ra khói lửa v.v… Vì lẽ ấy nên lời tuyênnói của các hạng người trên đây, lòng con không dám tincùng bẩm thọ, con cũng không có quan niệm kính mến để nươngtựa theo.

ĐứcPhật dạy : “Nầy Ca-Diếp ! Cho đến đối với lời nóicủa Như-Lai mà có lòng nghi ngờ còn không nên thọ trì, huốnglà lời của các hạng người ấy. Vì thế nên phải khéophân biệt cho rõ là lành hay chẳng lành, nên làm hay chẳngnên làm. Được như vậy mới có kết quả an lạc lâu dài.Nầy Ca-Diếp Ví như con chó gian trộm, đêm tối lén vào nhàngười, người trong nhà nếu hay được phải liền la đuổi,chó ấy sợ bỏ đi không dám trở lại. Cũng thế, từnay các ông phải theo cách ấy mà trị loài thiên ma. Bảo thiênma rằng: Nầy Ba-tuần, nhà ngươi không được dối hiệnra các thân hình ấy, nếu còn hiện, ta sẽ dùng năm món tróibuộc để trói nhà ngươi. Ma nghe rồi sẽ bỏ đi không trởlại phá nữa.

Ca-Diếpbạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Như Phật vì ông Cù-Sư-Lamà dạy rằng : Nếu có thể hàng phục thiên ma như vậy thờicũng có thể được gần Đại-Niết-Bàn. Thế thời đứcNhư-Lai cần gì nói bốn hạng người trên đây là chỗ quy-ycủa mọi người. Lời nói của bốn hạng người trên đâychưa ắt đáng tin.”

Phậtdạy : “Nầy Ca-Diếp ! Như-Lai vì hàng Thanh-Văn nhục nhãnmà nói là hàng phục loài thiên ma, chớ chẳng phải vìngười tu học đại thừa mà nói. Hàng Thanh-Văn dầu có thiênnhãn, nhưng vẫn gọi là nhục nhãn. Người tu học đại-thừa dầu có nhục nhãn nhưng gọi là Phật nhãn. Vì kinh điểnđại-thừa gọi là Phật-thừa, là trên tất cả và hơn tấtcả.

NầyCa-Diếp ! Ví như vị đại-kiện-sĩ khuyên bảo những ngườinhút nhát theo mình rằng : Các ngươi phải học tập bắn cungmúa kiếm như thế nầy, phải có dạn dỉ đừng khiếp sợ,xem ai cũng yếu kém chỉ có mình là mạnh mẽ. Nếu có kẻvốn hèn yếu giả là lực sĩ mang cung đeo kiếm đến dọanạt hò hét, ngươi chớ lo sợ, kẻ dối giả ấy thấy ngươikhông có vẻ kinh hãi tất sẽ tự rút lui không dám khuấyphá, như con chó gian trộm kia.

NầyCa-Diếp, cũng thế, đức Như-Lai bảo hàng Thanh-Văn chớ sợma Ba-Tuần. Nếu ma Ba-Tuần hiện hình Phật đến trước cácông, thời các ông phải tinh tấn gìn chánh niệm cho vữngchắc, ma kia tất lo sầu mà bõ đi.

NầyCa-Diếp ! Như vị đại kiện sĩ không bắt chước ai, ngườihọc Đại-Thừa cũng vậy. Khi được nghe các kinh điển thâm-mật,lòng họ vui thích không hề kinh sợ. Vì người tu học Đại-Thừaấy từ trước đã từng cúng dường, cung kính, lễ bái vô-lượngmuôn ức đức Phật. Dầu có vô số loài ma muốn đến phákhuấy, cũng không chút kinh sợ.

Vínhư người được thuốc A-già-đà thời không sợ tất cảrắn độc, và sức thuốc ấy cũng trừ được tất cảchất độc. Kinh điển Đại-Thừa cũng vậy, không sợtất cả loài ma độc mà lại có thể hàng phục loài ma, khôngcho nó làm quấy.

NầyCa-Diếp ! Ví như loài độc long lúc muốn hại ai, hoặc lấymắt độc nhìn, hoặc dùng miệng hà hơi độc. Tất cả muôngthú sư tử, cọp, sói đều kinh sợ độc long, nếu suông nhằmhơi độc thời đều bị hại. Có người giỏi thần chú cóthể điều phục loài độc long cùng các ác thú, dùng làmcon vật để cỡi. Cũng vậy, người học Đại-Thừa thấyhàng Thanh-Văn sợ những sự làm hại của ma Ba-Tuần, đốivới pháp Đại-Thừa, không chịu tin, bèn dùng phương tiệnhàng phục loài ma trước, rồi nhơn đó rộng nói các môndiệu-pháp. Hàng Thanh-Văn kia thấy đã hàng phục được loàima nên hết sợ, mới có lòng tin đối với chánh pháp vô thượngcủa Đại-Thừa, và bảo nhau rằng : Từ nay trở đi, ở trongpháp Đại-Thừa chúng ta chớ có làm chướng ngại.

NầyCa-Diếp ! Hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giác rất sợ phiền não.Người học Đại-Thừa đều không sợ phiền não. Vì ngườihọc Đại-Thừa có oai lực như vậy, nên lời ta nói thuởtrước chính là để khuyến khích hàng Thanh-Văn cùng Duyên-Giácđiều phục các loài ma, chớ chẳng phải nói với ngườihọc Đaiï-Thừa.

Kinhđiển vi diệu Đại-Niết-Bàn đây rất kỳ lạ, rất đặcbiệt. Nếu có người được nghe mà kính tin thọ trì cùngtin chắc Như-Lai là pháp thường trụ thời người nầy rấtlà hi hữu như hoa Ưu-Đàm. Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn, nếucó người được nghe kinh điển vi dịệu Đại-Thừa nầymà sanh lòng kính tin, nên biết người nầy trăm ngàn ức kiếpvề sau không bị sa vào ác đạo.

NầyCa-Diếp ! Sau khi ta vào Niết-bàn, sẽ có vô lượng chúng sanhchẳng tin và chê bai kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn nầy.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Sau khi Phật diệtđộ chừng bao lâu sẽ có hạng người chê bai ấy? Và cóbực thuần-thiện nào cứu vớt dược kẻ chê bai ấy chăng?”.

Phậtdạy : “Nầy Ca-Diếp! Sau khi ta vào Niết-bàn trong khoảngbốn mươi năm, kinh nầy sẽ được lưu bố rộng trong cõiDiêm-Phù-Đề, rồi sau sẽ ẩn mất trong đất.

NầyCa-Diếp ! Như xứ nào có gạo thơm, mía, đường, sữa, đề-hồ,người xứ ấy tất cho các thực phẩm ấy là món ăn ngonnhứt. Nếu chốn nào mà người bổn xứ chỉ ăn ròng nhữnggạo hẩm, hột cỏ, tất họ cũng sẽ cho món họ ăn là ngonnhứt, vì đây là những người bạc phước, nghiệp báo củahọ khiến như vậy. Nếu là người có phước đức lớn thìchỉ hưởng những thực phẩm quý: Cơm ngon, mía, đường,sữa, đề-hồ, trọn đời nghe đến tên cơm hẩm hột cỏ,

Cũngvậy, đối với kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bàn đây, hàngnhị thừa độn căn bạc phước

Chẳngưa chẳng thích, còn người học đại thừa thời kính tinvui mừng khi đã nghe được.

NầyCa-Diếp ! Ví như có một vị Quốc-vương ở trong núi hiểmtrở, dầu có mía, đường, gạo nếp, nhưng vì khan hiếm nênkhông dám ăn, cứ lo chứa cất, ma chỉ ăn những rau cỏ. Vuanước láng giềng nghe biết vừa thương vừa cười, bèn choxe chở gạo, nếp, mía, đường sang biếu tặng. Quốc-vươngđược tặng phẩm liền phân phát cho nhơn dân cả nước cùngăn. Nhơn dân được ăn đều vui mừng và nói rằng nhờ vualáng giềng mà chúng ta được món ăn rất ngon lạ.

NầyCa-Diếp ! Bốn hạng người y-chỉ trên đây cũng vậy, làđại tướng của pháp Đại-thừa vô thượng. Trong bốn hạngngười nầy, hoặc có một người thấy xứ khác có vô-lượngBồ-Tát dầu học kinh điển Đại-thừa, hoặc biên chép, hoặckhuyên bão người biên chép, nhưng vì lợi dưỡng, vì danhvị, vì tự-độ, vì y-chỉ, nên đem đổi các kinh điển khác,mà không đem pháp Đại-thừa tuyên dạy cho mọi người, bènđem kinh Đại-Niết-Bàn gởi tặng cho các vị Bồ-tát ấy,cho các vị nầy phát tâm và an trụ nơi đạo Bồ-đề vô-thượng.Vị Bồ-Tát ấy khi được kinh nầy rồi, liền đem tuyên dạylại mọi người, làm cho vô lượng chúng sanh đặng lãnh thọpháp vị Đại-thừa, mọi người đều nhờ nơi sức củamột vị Bồ-Tát nầy mà được nghe thứ kinh vi diệu chưatừng nghe. Như nhơn dân trong nước kia, nhờ sức vua mà đượchưởng các thức ăn ngon lạ.

NầyCa-Diếp ! Phàm chỗ nào có kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bànnầy lưu-bố, phải biết chốn ấy là kim-cang, người ở chỗấy cũng như kim cang. Người được nghe kinh nầy thời chẳngthối chuyển nơi đạo vô thượng chánh giác, đều đượcthành tựu những điều mong muốn. Như những điều mà Như-Laiđã tuyên nói đây, chư Tỳ-Kheo phải khéo thọ trì. Chúngsanh nào không nghe được kinh điển nầy thời thật là hạngđáng thương hại, vì họ không thọ trì được nghĩalý sâu xa của kinh điển Đại-thừa như thế nầy.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Sau khi Như-Lai diệtđộ, trong khỏang bốn mươi năm, kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bànnầy sẽ rộng truyền ở cõi Diêm-Phù-Đề, qua thời gian ấysẽ ẩn mất vào đất.Vậy chẳng biết chừng nào kinh nầysẽ lại xuất hiện ?”

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Lúc chánh pháp của Như-Lai còn thừatám mươi năm, bốn mươi năm đầu là thời gian mà kinh nầylại được thạnh truyền”.

Ca-DiếpBồ-Tát lại thưa : “Bạch Thế-Tôn ! Lúc chánh pháp diệt,chánh giới hư, phi pháp tăng trưởng, chúng sanh tệ ác, thờiai là người có thể nghe hiểu thọ trì đọc tụng nhuầnthuộc, cùng cúng dường cung kính biên chép giải nói kinh điểnĐại-thừa nầy. Mong Như-Lai xót thương chỉ bảo, cho cáchàng Bồ-Tát được bực bất thối tâm vô-thượng bồ-đề.”

Phậtkhen : “Lành thay ! Lành thay ! Nầy Ca-Diếp ! Chúng sanh nàođã từng phát tâm bồ-đề ở chổ chư Phật nhiều bằngsố cát của một sông Ni-Liên mới có thể nơi đời ác thọtrì kinh điển như thế nầy mà không phỉ báng.

Chúngsanh nào được phát tâm bồ-đề nơi chư Phật bằng số cátcủa một sông Hằng,vậy sau mới có thể ở trong đời ácưa thích pháp Đaiï-thừa nầy, nhưng chẳng thể giảng giảicho mọi người. Chúng sanh nào từng ở trước chư Phật bằngsố cát của hai sông Hằng phát tâm bồ-đề, mới có thểở trong đời ác chẳng phỉ báng kinh nầy, mà tin hiểu chơnchánh cùng ưa thích thọ trì đọc tụng, nhưng cũng chẳngthể giảng rộng cho người. Chúng sanh phát tâm bồ-đề nơichư Phật bằng số cát của ba sông Hằng, mới có thể ởđời ác tin hiểu thọ-trì đọc tụng và giảng nói kinh nầy,nhưng chưa hiểu thâm nghĩa. Chúng sanh phát tâm bồ-đề nơichư Phật bằng số cát của bốn sông Hằng, mới có thểở đời ác tin ưa đọc tụng kinh nầy và giảng nói mộtphần trong mười sáu phần thâm nghĩa. Chúng sanh phát tâm bồ-đềnơi chư Phật bằng số cát của năm sông Hằng, mới có thểở đời ác giảng nói tám phần trong mười sáu phần thâmnghĩa của kinh nầy. Chúng sanh phát tâm bồ-đề nơi chư Phậtbằng số cát trong sáu sông Hằng, mới có thể ở đời ácgiảng nói mười hai phần trong mười sáu phần thâm nghĩacủa kinh nầy. Chúng sanh phát tâm bồ-đề nơi chư Phật bằngsố cát trong bảy sông Hằng, mới có thể ở đời ác giảng nói mười bốn phần trong mười sáu phần thâm nghĩa củakinh nầy.. Và chúng sanh phát tâm bồ-đề nơi chư Phật bằngsố cát của tám sông Hằng, ở đời ác, mới có thể tựmình và khuyên người đối với kinh nầy tin ưa đọc tụngbiên chép thọ trì, cúng dường cung kính, và hiểu thấu tấtcả nghĩa vị, tức là Như-Lai thường trụ chẳng dời, rốtráo an vui, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người nầykhéo biết các pháp tạng của Như-Lai, cúng dường vô lượngchư Phật, kiến lập chánh pháp vô thượng và thọ trì ủnghộ.

Nếucó người mới phát tâm vô-thượng bồ- đề, phải biếtrằng đời vị lai, người nầy ắt có thể kiến lậpvà thọ trì ủng hộ chánh pháp như thế nầy.

NầyCa-Diếp ! Có hạng ác Tỳ-kheo nghe Như-Lai vào Niết-Bànchẳng những không lo buồn mà còn mừng rỡ : Rằng từ nayvề sau không ai ngăn chế kiềm thúc, ngày Như-Lai còn ở đờithời cấm giới cao nghiêm, nay đã vào Niết-Bàn sẽ giảibỏ tất cả, Ca Sa vốn là pháp thức nay cũng sẽ dẹp bỏnhư lá phan trên cây. Hạng Tỳ-kheo ấy chê bai chống cự kinhđiển đại thừa nầy.

NầyCa-Diếp ! Nay ông phải ghi nhớ như vậy. Nếu có chúng sanhtrọn nên đầy đủ vô lượng công đức, mới có thể tinkinh điển Đại-thừa nầy, tin rồi thọ trì. Những chúngsanh nào ưa thích pháp Đại-thừa, nên vì họ mà giảng giảikinh nầy. Họ được nghe kinh nầy, thời bao nhiêu nghiệp ácđã tạo ra từ vô lượng kiếp trước thảy đều tiêu trừ.Nếu kẻ nào không tin kinh điển nầy, thời hiện thân sẽbị vô lượng bịnh khổ não hại, phần nhiều bị ngườitrách mắng, sau khi chết, sẽ thọ thân hình xấu xí, nghèothiếu, bị người khinh tiện, đời đời sanh trong nhà bầncùng hạ tiện tà kiến, thường bị tai nạn đao binh, hìnhpháp, giặc cướp, oán thù làm hại, không được gặp gỡbạn lành, hằng ngày đói khát, không chịu tin nghe lời chơnchánh, lời hay phải. Những kẻ ấy, không bao giờ đượcđến chỗ lành ở cõi trời, cõi người, như chim gãy cánhkhông bay cao được

Nếungười nào kính tin kinh điển nầy, thời dầu đã mang thânhình thô kệch xấu xa, do công đức của kinh, sẽ được xinhtốt, sắc lực oai nhan ngày ngày thêm hơn, thườngđược trờingười mến ưa. Người nầy có nói ra lời chi, ai nghe đếnđều kính tin cả. Trong hàng Thanh-Văn đệ tử của Như-Lai,nếu vị nào muốn thi hành việc hi hữu nhứt, thời nên tuyênrộng kinh điển Đại-thừa như đây.

NầyCa-Diếp ! Như sương mù kia chỉ có thể tồn tại đếnlúc mặt trời mọc. Khi mặt trời đã mọc, sương mù sẽtiêu tan. Bao nhiêu nghiệp ác của chúng sanh, thế lực nó sẽphải tiêu diệt khi được thấy mặt trời Đại-thừa Đại-Niết-Bànnầy.

NầyCa-Diếp ! Như có người mới xuất gia cạo tóc đắp ca-savẫn chưa thọ mười giới Sa-di, có tín thí trưởng giả đếnthỉnh chúng Tăng, người ấy cùng đại chúng đồng đi thọtrai, dầu chưa thọ giới mà đã vào số chư Tăng.

Cũngvậy, nếu có chúng sanh nào phát tâm mới học kinh Đại-thừaĐại-Niết-Bàn biên chép đọc tụng, người nầy dầu chưađầy đủ công đức bằng bực Thập-Địa Bồ-tát, nhưngđã được dự trong số các bực Thập-Trụ Bồ-Tát. Nếucó chúng sanh nào hoặc là đệ tử Phật, hoặc không phảiđệ tử Phật, hoặc vì tham vì sợ, hoặc vì lợi dưỡngmà nghe học thọ trì kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy nhẫnđến một bài kệ, kính tin không hủy báng, phải biết ngườinầy thời là đã được gần vô-thượng bồ-đề.

NầyCa-Diếp ! Vì nhơn duyên trên đây, nên Như-lai nói bốn hạngngười trước kia là chỗ nương tựa của thế gian. Bốn hạngngười ấy không bao giờ đem lời Phật dạy, nói là khôngphải của Phật. Vì thế nên Như-Lai nói bốn hạng ngườiấy là chổ nương tựa của thế gian. Ông phải cúngdường bốn hạng người ấy.”

Ca-DiếpBồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Con làm thế nào biết đượchạng người ấy để cúng dường ?”

Phậtdạy : “ Nếu có người nào kiến lập hộ trì chánh pháp,thời phải thỉnh hỏi và xả thân cúng dường người ấy.Như ta từng nói nơi kinh Đại-thừa nầy :

Cóai biết chánh-pháp
Khôngluận già hay trẻ
Đềunên phải cúng dường
Cungkính và lễ lạy
Nhưhàng Bà-La-Môn
Chíthành thờ thần lửa
Vànhư các thiên-thần
Cungkính trời Đế-Thích.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Như lời Phật dạycúng dường bực Sư-trưởng chính phải như vậy. Nay con cóchổ nghi, xin Như-Lai giảng giải. Nếu có vị trưởng-túcgiới-hạnh tinh nghiêm đến học hỏi với người trẻ tuổi,thời có phải lễ kính chăng ? Nếu lễ kính thời đâu gọilà trì giới. Hoặc người tuổi trẻ tinh nghiêm giới luậtđến học với vị trưởng-túc phá giới, có nên lễ kínhchăng ? Hoặc người xuất gia đến học với người tại giathời có nên làm lễ chăng ? Nhưng người xuất gia không nênlễ kính người tại gia. Và trong giáo pháp của Phật, ngườitrẻ tuổi phải cung kính bực trưởng túc cao niên, vì bựctrưởng túc thọ giới cụ túc trứơc, đã thành tựu oai nghi.Như-Lai từng bảo rằng người phá giới không được dungthọ ở trong Phật pháp, như đám cỏ ở trong thửa ruộngtốt. Như-Lai lại nói có ai biết chánh pháp, không luận làgià trẻ, phải cúng dường người ấy như Thiên-thần kínhthờ trời Đế-Thích. Các lời dạy trên có chỗ tráinhau, xin Như-Lai giải thích cho. Như Phật từng nói thầy Tỳ-kheotrì giới cũng có chỗ sai phạm. Duyên cớ gì mà Như-Lai nóilời ấy. Trong các kinh khác, Thế-Tôn cũng có nói cho trịtội kẻ phá giới. Những lời dạy ấy chưa được trọnnghĩa.”

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Bài kệ vừa rồi là Như-Lai vì chưBồ-Tát học Đại-thừa sau nầy mà nói, chớ chẳng phảinói với hàng Thanh-Văn đệ tử.

NầyCa-Diếp ! Như lời của Như-Lai đã nói, lúc chánh pháp diệt,thời kỳ chánh giới bị hủy hoại tăng trưởng sự phá giới,chớ chẳng phải lúc chánh pháp hưng thạnh. Lúc mà tất cảThánh-nhơn không hiện, lúc mà hạng xuất gia nhận và chứatôi trai tớ gái cùng vật bất tịnh, trong bốn

hạngngười trên sẽ có một người hiện ra nơi đời cạo bỏrâu tóc xuất gia học đạo, thấy chư Tỳ-kheo không biếtvật tịnh cùng bất tịnh, cũng không hiểu là luật hay philuật, vì muốn điều phục họ nên cùng họ hòa quang, nhưngkhông tội lỗi như họ. Người nầy khéo phân biệt chỗ làmcủa mình cùng chỗ làm của Phật. Dầu thấy các người phạmtội ba-la-di, vẫn im lặng không cử tội.

Nầyca-Diếp ! Người nầy vì hộ trì chánh pháp nên dầu có chỗphạm luật mà không gọi là phá giới. Như có vị Quốc-vươngphải bịnh chết, Thái-tử còn thơ ấu chưa có thể nối ngôi.Có người Chiên-đà-la giàu có, quyến thuộc đông, thừa dịpsoán ngôi, tự lên làm vua. Trong nước, các hàng Cư-sĩ, Bà-la-môn,phần nhiều trốn sang nước khác. Người ở lại cũng ẩntránh không muốn thấy mặt vua ấy. Vua Chiên-đà-la hay nhiềungười trong nước bỏ sang nước khác, bèn truyền lịnh rằngnếu có vị Bà-La-Môn nào có thể vì nhà vua mà làm thầychủ lễ tôn vương, thời nhà vua sẽ chia đôi cõi nước chocai trị. Mọi người nói với nhau bao giờ có người dòngBà-La-Môn lại đi chủ lễ tôn vương cho một gã Chiên-đà-la. Vua thấy không có vị Bà-La-Môn nào ra mặt cả, bèn xuốnglịnh nếu trong hàng Bà-La-Môn không một ai chịu ra làm thầycho nhà vua, thời nhà vua tất sẽ buộc các người Ba-La-Môncùng ở chung, làm việc chung với người Chiên-đà-la.

Cònnếu ai chịu chủ lễ tôn vương thời nhà vua quyết chia đôicõi nước để phong thưởng, cho đến thuốc cam-lộ bất tửcủa cõi trời Đao-Lợi do sức thần chú cầu được, nhàvua cũng sẽ chia đều cho người ấy.

Bấygiờ có một người bà-La-Môn tuổi trẻ, đức hạnh thanhtịnh, giỏi về chú thuật ra lãnh làm chủ lễ tôn vươngcho vua Chiên-đà-la. Nhà vua y lời hứa chia nước làm đôi,cùng Bà-La-Môn trẻ đồng cai trị. Hàng Bà-La-Môn đều giậntrách người ấy : Người là dòng Bà-La-Môn sao lại đi làmthầy cho gã Chiên-đà-la ?

Ítlâu sau, Bà-La-Môn trẻ bảo vua rằng: Tôi bỏ phép của dòngtôi đến làm thầy cho nhà vua, và dạy cho vua chú thuật vi-mật.Nhưng đến ngày nay, nhà vua vẫn chưa thương tưởntg đếntôi.” Vua hỏi cớ. Bà-La-Môn trẻ đáp: ”Nhà vua chưacho tôi cùng được uống thuốc cam-lộ bất tử của Tiên-vương”.Vua bảo : “ Phải lắm quả nhơn thiệt không biết, nếu đạisư cần thời lấy mà dùng. Bà-La-Môn trẻ đem thuốccam-lộ về nhà mời các đại thần đến cùng chia nhau uống.Vua được tin ấy bèn nói với Bà-La-Môn trẻ rằng: “Saođại sư cùng các đại thần uống thuốc cam-lộ mà khôngchia phần cho quả nhơn. Bà-La-Môn trẻ dưng thuốc độc chovua. Nhà vua uống xong say mê như người chết, Bấy giờ Bà-La-Môntrẻ liền lập Thái-tử con Tiên-vương lên ngôi, mà xướnglên rằng: “Theo phép ngai vàng không bao giờ hạng ngườiChiên-đà-la được ngự. Từ xưa đến nay tôi chưa từng nghethấy dòng Chiên-đà-la làm vua, phải tôn Thái-tử lên ngôiđể chăn dân trị nước.” Sau khi sắp đặt việc triềuchính xong, Bà-La-môn trẻ giải độc cho Chiên-đà-la rồi đuổira khỏi nước Bà-La-Môn trẻ dầu hành động các việc nhưtrên nhưng vẫn không mất pháp Bà-La-Môn. Bấy giờ ngườitrong nước, hàng cư sĩ và Bà-la-môn đều khen ngợi việclàm ấy và đều kính trọng Bà-La-Môn trẻ.

NầyCa-Diếp ! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn, hàng Bồ-Tát hộ trìchánh pháp, phương tiện giả đồng sự với các Tỳ-kheo phágiới. Nếu thấy có người dầu phạm giới nhiều, nhưng cóthể trị các ác Tỳ-kheo, Bồ-Tát liền đến cúng dườngkính lễ người ấy, vì việc cúng dường nên phải cầu xinvới nhà đàn việt và cất chứa vật bất tịnh.

Mặcdầu Bồ-Tát cung kính lễ bái cúng dường người ấy và chứavật bất tịnh, nhưng vẫn không có tội lỗi, vì làphương tiện để tẩn trị các ác Tỳ-kheo cho Tăng chúng thanhtịnh được an ổn và lưu bố kinh điển Đại-thừa, làmlợi ích cho trời cho người.

NầyCa-Diếp ! Vì duyên do ấy, nên Như-lai nói hai bài kệ trướckia để bảo các Bồ-Tát khen ngợi người hộ pháp. Như hàngCư-sĩ và Bà-La-Môn ngợi khen Bà-La-Môn trẻ. Nếu có ai thấyngười vì hộ pháp mà cùng đồng sự với các Tỳ-kheo phágiới, rồi nói là có tội, thời phải biết kẻ ấytự chác lấy họa hại. Người hộ pháp kia thiệt không cótội.

NầyCa-Diếp ! Nếu có tỳ-kheo phạm cấm giới rồi tự kiêu mạnkhông sám hối, phải biết đó chính là người thiệt phágiới. Bồ-Tát vì hộ pháp nên mặc dầu có chỗ sai phạm,nhưng không kiêu mạn chịu sám hối, nên không gọi là phágiới. Vì cớ ấy nên Như-Lai nói trong kinh :

Cóai biết chánh pháp
Khôngluận già hay trẻ
Đềunên phải cúng dường
Cungkính và lễ lạy
Nhưhàng Bà-La-Môn
Chíthành thờ thần lửa
Vànhư các Thiên-Thần
Cungkính trời Đế-Thích.

Lờikệ trên đây là Như-Lai vì các Bồ-Tát học Đại-Thừa mànói, chớ chẳng phải nói với hạng người học pháp Thanh-Văn.”

Ca-DiếpBồ-Tát thưa :” Bạch Thế-Tôn ! Các vị Bồ-tát như thếở nơi giới rất là huỡn đãi. Giới của các vị ấy đãthọ có còn đủ chăng ?”

Phậtdạy : “ Nầy ca-Diếp ! Nay ông không nên nói như vậy. Vì giới của các vị ấy đã thọ vẫn đủ không mất. Giảsử có sai phạm liền phải sám hối. Sám hối xong thời đượcthanh tịnh.

NầyCa-Diếp ! Như bờ đê cũ có lỗ hở trống thời nước rịnchảy, vì không người sửa sang. Nếu được sửa sang thờinước không rịn chảy. Cũng thế, các vị Bồ-tát dầu cùngkẻ phá giới đồng sự, nhưng ở nơi giới đãthọ vẫn khônghư mất. Vì nếu không có người thanh tịnh trì giới thờiTăng chúng sẽ tổn giảm, ngày càng lười trể. Nếu cóngười trì giới thanh tịnh thời giới đã thọ được đầyđủ không mất.

NầyCa-Diếp ! Đối với “thừa” mà huỡn đãi mới gọi làhuỡn đãi, còn huỡn đãi nơi “giới” không gọi là huỡnđãi. Các vị Bồ-Tát không trể lười nơi Đại-thừa, đâygọi là giới căn bổn. Các vị ấy vì hộ trì chánh phápnên dùng nước Đại-thừa mà tự tắm gội. Vì thế nên Bồ-Tátdầu hiện ra sự phá giới nhưng không gọi là huỡn đãi.”

Ca-DiếpBồ-Tát thưa : “ Trong chư Tăng có bốn hạngngười, như tráiam-la khóphân đuợc trái sống trái chín. Làm thế nào biếtđược người trì giới cùng người phá giới?”.

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Nhơn nơi kinh điển vi diệu Đại-Niết-Bànthời dễ biết. Ví như nông phu gieo mạ cấy lúa, cày bừahết cỏ, cứ mắt thịt xem thời gọi là thửa ruộng sạch.Đến mùa bông trái thời lúa cùng cỏ khác nhau. Tám việcnhư vậy hay làm nhơ nhớp chúng Tăng, nếu trừ được thờidùng mắt thịt cũng biết là thanh tịnh. Hoặc khi trì giớihay phá giới mà không tác ác, dùng mắt thịt khó biện biệtđược, lúc việc ác lộ bày thời dễ thấy biết. Như loạicỏ dễ nhận được. Cũng vậy, trong chúng Tăng nếu có thểxa lìa nơi tám pháp bất tịnh, thời gọi là Thánh chúng thanhtịnh, là phước điền, đáng được cõi trời cõi ngườicúng dường, quả báo thanh tịnh dùng mắt thịt không thểbiện biệt .

NầyCa-Diếp ! Như rừng Ca-La-Ca rất rậm rạp nhiều cây. Trongrừng nầy chỉ có một cây Trấn-đầu-ca. Trái của hai thứcây nầy rất giống nhau khó biện biệt được. Đếnmùa trái chín, một thiếu nữ lượm cả hai thứ, một phầntrái Trấn-đầu-ca, mười phần trái Ca-la-ca đem ra chợ bán.Các trẻ nít ngu dại mua lầm trái Ca-la-ca, ăn xong phải độcmà chết. Hàng thức giả nghe được việc ấy, liền hỏithiếu nữ lượm những trái nầy ở nơi nào? Thiếunữ nói là lượm ở rừng Ca-la-ca. Thức giả bảo trong rừngấy tòan là cây Ca-la-ca chỉ có một cây Trấn-đầu-ca thôi.Mọi người biết rõ đều chê cười rồi bỏ đi.

NầyCa-Diếp ! Tám pháp bất tịnh trong chư Tăng cũng vậy. Trongchư Tăng phần đông đều thọ dụng tám thứ bất tịnh ấy,chỉ có một người trì giới thanh tịnh không thọ tám thứbất tịnh , và biết đại chúng thọ dụng phi pháp, nhưngvẫn đồng sự không xa tránh, như cây Trấn-đầu-ca đứnggiữa rừng cây Ca-la-ca. Có Ưu-Bà-Tắc thấy phần đôngphi pháp và chẳng cung kính cúng dường vị thanh tịnh nầy.Nếu muốn cúng dường nên trước hỏi bạch Đại-Đức, támviệc như vậy có nên nhận và chứa không ! Phật có cho phép không ? Nếu nói là Phật cho phép, thời người nhậnchứa ấy đặng cùng chung bố-tát, yết-ma, tự-tứ không?Đại chúng đáp rằng : Tám việc ấy, đức Như-Lai xót thươngthảy đều cho phép chứa. – Ưu-Ba-tắc nói :Trong tinh-xá Kỳ-Hoàn,hoặc có Tỳ-kheo nói Phật cho phép chứa vàng bạc, hoặc cóTỳ-kheo nói Phật không cho phép. Người nói là Phật cho phép,thời người nói Phật không cho phép chẳng chịuở chung, chẳng đồng thuyết giới, tự tứ, nhẫn đến khôngchịu cùng uống nước một con sông, chẳng chịu chung hưởngvật lợi dưỡng. Sao các ngài lại bảo là Phật cho phép?Phật là đấng trời trong hàng trời, dầu cho Phật có nhậncác thứ ấy, chư Tăng các ngài cũng chẳng nên chứa cất.Nếu vị nào nhận chứa thời không nên đồng sự, chẳngnên cùng thuyết giới, tự tứ, yết-ma. Nếu chung cùng, saukhi chết sẽ đọa vào địa ngục, như kẻ phải chết vìăn lầm trái Ca-la-ca.

NầyCa-Diếp ! Như nơi chợ có người bán thuốc, bán cả thuốcquý Tuyết-sơn cùng nhiều thứ thuốc độc khác, mùivị đều giống nhau. Người mua không rành mặt thuốc hỏimua thuốc Tuyết-sơn. Người bán dối trá lấy các thứ thuốcđộc đưa ra. Người mua nhận lầm là thiệt nên trả tiềnmang thuốc đi và mừng thầm rằng đã mua được thuốc quýTuyết-sơn.

NầyCa-Diếp ! Trong chư Tăng Thanh-Văn có giả-danh-tăng có chơn-thiệt-tăngvà hòa-hiệp-tăng, hoặc trì giới, hoặc phá giới. Đối vớitrong đại-chúng ấy, phải bình đẳng cúng dường cung kínhlễ bái, vì với mắt thịt, hàng Ưu-Bà-Tắc chẳng phân biệtđược vị nào trì giới, vị nào phá giới, ai là chơn-thiệt-tăng,ai là giả-danh-tăng, như người mua thuốc không phân biệtđược thuốc quý Tuyết-sơn. Người có thiên-nhãn mới cóthể biết rõ.

NầyCa-Diếp ! Nếu Ưu-Bà-Tắc biết rõ là Tỳ-kheo phá giới thờichẳng nên cung cấp lễ bái cúng dường. Nếu biết Tỳ-kheonhận và chứa tám vật bất tịnh, cũng lại chẳng nêncung cấp lễ bái cúng dường. Nếu trong chư Tăng có ngườiphá giới, chẳng nên vì đắp ca-sa mà cung kính lễ bái”.

Ca-DiếpBồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Lành thay ! Lành thay ! LờiPhật dạy chơn thật không hư, con sẽ trân trọng tuân theo,xem như bảo vật kim-cang.

Nhưlời Phật dạy : Các Tỳ-kheo phải y theo bốn điều : Y theopháp không y theo người, y theo nghĩa không y theo lời, y theotrí không y theo thức, y theo kinh liễu nghĩa không y theo kinhchẳng liễu nghĩa. Bốn pháp như vậy, nên phải chứng biếtkhông phải bốn hạng người”.

Phậtdạy : Nầy Ca-Diếp ! Y theo pháp đó chính là Như-Lai Đại-Bát-Niết-Bàn,tất cả Phật pháp tức là pháp tánh. Pháp tánh ấy tức làNhư-Lai. Thế nên Như-Lai thường trụ không biến đổi. Nếuai bảo rằng Như-Lai vô thường, người nầy không biết khôngthấy pháp tánh. Nếu là người không biết không thấy pháptánh thời không nên nương tựa. Như trên đã nói bốn hạngngười hiện ra nơi đời hộ trì chánh pháp nên phải chứngbiết để mà y chỉ. Vì các vị nầy khéo hiểu biết pháp-tạngthâm-áo vi-mật của Như-Lai, biết rõ Như-Lai thường trụkhông biến đổi. Không bao giờ Như-Lai vô-thường biến đổi. Bốn hạng người nầy có thể gọi là Như-lai, vì hiểu đượcvà nói được mật ngữ của Như-Lai. Nếu có ngườibiết được pháp tạng thâm mật, và biết Như-Lai thườngtrụ không biến đổi, người nầy chẳng bao giờ vì lợidưỡng mà nói Như-Lai là vô thường. Còn nên y chỉ với ngườinầy huống là chẳng y chỉ với bốn bực trên.

Y chỉnơi pháp tức là pháp tánh, không y chỉ với người tức làhàng Thanh-Văn. Pháp tánh tức là Như-lai, Thanh-Văn tức làhữu-vi. Như-Lai tức là thường trụ, hữu vi tức là vô thường.

NầyCa-Diếp ! nếu là người phá giới vì lợi dưỡng mànói Như-Lai là vô thường biến đổi, thời không nên nươngtựa với người ấy.

Trênđây là định nghĩa “ Y theo pháp không y theo người .” Ytheo nghĩa không y theo lời là thế nào ? Nầy Ca-Diếp ! Nghĩalà giác-liễu, nghĩa giác-liễu là nghĩa không thiếu sót tứclà nghĩa đầy đủ. Nghĩa đầy đủ là Như-Lai. Pháp cùngTăng đều thường trụ chẳng biến đổi. Đó là y theo nghĩa.Còn những lời gì chẳng nên y theo ? Tức là các bộ luậntrau chuốt lời văn. Như Phật từng bảo rằng có rất nhiềuthứ kinh điển tham cầu không biết nhàm, gian dối dua bợ,bày nhiều cách để cầu lợi, làm việc cho kẻ bạch y, lạixướng rằng đức Phật cho phép thầy Tỳ-kheo nuôi tôi traitớ gái, các vật bất tịnh như vàng bạc châu báu, lúa gạokho đụn, trâu dê voi ngựa, cùng buôn bán lấy lời. Nơi đờicơ-cẩn Phật vì thương đệ tử nên cho phép Tỳ-kheo chứađồ ăn cũ, để cách đêm, tự tay nấu nướng, không lãnhthọ mà ăn. Không nên y theo những lời như thế.

Y theotrí không y theo thức là thế nào ?

NầyCa-Diếp ! Trí tức là Như-Lai. Nếu có hàng Thanh-Văn chẳngkhéo rõ biết công đức của Như-Lai, đó là “thức” khôngnên y theo. Nếu rõ biết Như-lai tức là pháp thân, đó làchơn trí nên phải y theo. Nếu thấy thân phương tiệnứng hoa ùcủa Như-Lai mà nói là thuộc về ấm-giới nhập,do ăn mà được sống được lớn, sự nhận xét nầy là “thức”cũng chẳng nên y theo. Người cùng kinh điển nói những điềuấy đều chẳng nên y theo.

Thếnào là y theo kinh liễu nghĩa mà không y theo kinh chẳng liễunghĩa? Hàng Thanh-Văn nghe đến chỗ tạng pháp thâm mậtcủa Như-Lai đều nghi ngờ không hiểu pháp ấy từ nơi biểnđại trí huệ mà có ra. Khác nào những đứa trẻ thơ khônghiểubiết xa rộng. Đây gọi là chẳng liễu-nghĩa. Còn bực Bồ-tátcó trí huệ chơn thật, theo trí lớn vô ngại nơi tự tâm,như người tuổi tác hiểu biết xa rộng. Đây gọi là liễu-nghĩa.Lại Thanh-Văn thừa là không liễu-nghĩa. Vô thượng đại-thừamới gọi là liễu-nghĩa. Nếu nói Như-Lai vô-thường biếnđổi thời gọi là chẳng liễu nghĩa. Còn nói Như-Lai thườngtrụ không biến đổi thời gọi là liễu nghĩa. Lờicủa hàng Thanh-Văn nên chứng biết, gọi là chẳng liễu-nghĩa.Lời của Bồ-tát nên chứng biết, gọi là liễu-nghĩa. Nếunói Như-Lai nhờ sự ăn mà sống còn, đó là lời không liễunghĩa. Nếu nói Như-Lai thường trụ không biến đổi, đâygọi là lời liễu nghĩa. Nếu nói Như-Lai nhập Niết-bàn nhưcủi hết lửa tắt, đó là lời không liễu-nghĩa. Nếu nóiNhư-Lai nhập pháp tánh, đấy là lời liễu nghĩa.

Giáopháp của Thanh-Văn thừa, thời không nên nương tựa vì Như-laimuốn độ chúng sanh nên phương tiện nói ra pháp Thanh-Vănthừa, như ông Trưởng giả đem bán tự dạy cho con.

NầyCa-Diếp ! Thanh-Văn thừa như mới cày bừa chưa có hột trái,gọi là chẳng liễu-nghĩa vì thế chẳng nên nương theo Thanh-Vănthừa. Phải nương theo pháp đại-thừa. Vì Như-Lai muốn độchúng sanh mà phương tiện nói pháp đại-thừa, Pháp đại-thừalà liễu-nghĩa, là chỗ nên nương tựa.

Trênđây là bốn điều nên y theo, cần phải chứng biết.

Lạinữa, “nghĩa” đáng y theo gọi là chất trực, chấttrực gọi là sáng suốt. Sáng suốt gọi là không kém thiếu.Không kém thiếu gọi là Như-Lai. Sáng suốt lại gọilà trí huệ. Chất trực gọi là thường trụ. Như-lai thườngtrụ gọi là y theo “pháp”, “pháp” ấy gọi là thườngtrụ, cũng gọi là vô biên, bất tư nghị, chẳng có thể chấptrì, chẳng có thể trói buộc, mà cũng có thể chứng thấy.Nếu kẻ nào nói là không có thể chứng thấy được “pháp”,thời không nên y theo kẻ ấy. Vì thế nên theo “pháp” màkhông y theo người.

Nếucó người dùng lời vi-diệu tuyên nói vô-thường. Không nêny theo những lời nầy. Vì thế nên y theo “nghĩa” mà khôngy theo “lời”.

Cònnhận biết chúng Tăng là thường trụ, là vô-vi khôngbiến đổi, chẳng chứa cất tám vật bất tịnh. Đây lày theo “trí không y theo “thức”.

Nếucó người nói : Thức làm, thức thọ, không chúng Tăng hòahiệp. Tại vì sao ? Luận về hòa hiệp gọi là vô sởhữu. Đã vô sở hữu sao gọi là thường trụ. Đây là tìnhthức không nên y theo.

Cònliễu-nghĩa gọi là trí túc, trọn không dối hiện oai nghithanh bạch, không kiêu mạn tự cao tham cầu lợi dưỡng, vàđối với trong giáo pháp tùy nghi phương tiện của Như-Laikhông sanh lòng chấp trứơc. Nếu vị nào an trụ được trongnhững điều này, phải biết người ấy đã trụ được nơiđệ nhứt nghĩa. Đây gọi là y theo kinh liễu-nghĩa.

Nhưtrong kinh nói : Tất cả phừng cháy, tất cả đều khổ, tấtcả đều không, tất cả vô ngã. Đây gọi là không liễunghĩa. Tại vì sao ? Vì không có thể hiểu rõ nghĩa như vậy,hay làm cho chúng sanh phải đọa A-Tỳ địa ngục. Do vì chấptrước nên không hiểu thấu ý nghĩa. Với câu tất cả phừngcháy, cho rằng Như-Lai nói Niết-bàn cũng cháy. Tất cả vôthường thời Niết-bàn cũng vô thường. Khổ, không, vô-ngãcũng như vậy. Đây gọi là kinh không liễu nghĩa chẳng nêny theo.

NầyCa-Diếp ! Nếu có người nói Như-lai thưong xót chúng sanh khéobiết thời nghi. Vì biết thời nghi nên có lúc Như-Lai nóinhẹ là nặng, hoặc nói nặng là nhẹ. Như-Lai xét biết hàngđệ tử có các nhà thí chủ cung cấp đồ cần dùngkhông thiếu, nên Phật không cho nhận và chứa tôi tớ, vàngbạc của báu, không cho buôn bán đổi chác những vật bấttịnh. Nếu hàng đệ tử không có thí chủ cung cấp, và thờikỳ mất mùa đói kém, vì muốn hộ trì chánh pháp, nênPhật cho nhận và chứa tôi tớ vàng bạc xe cộ, ruộng nhà gạo thóc, đổi lấy đồ dùng. Dầu cho nhận cbứa cácthứ ấy, nhưng phải tịnh thí cho nhà đàn việt nhiệt thànhtin chánh pháp.

Bốnpháp trên đây nên y theo. Nếu có các thứ kinh, luật cùngluận nào chẳng trái bốn pháp trên đây cũng nên y theo.

Nếucó người bảo : Phải thời nghi hay không phải thời nghi,có thể hộ pháp hay không thể hộ pháp. Như-Lai đều cho tấtcả Tỳ-kheo nhận và chứa những vật bất tịnh ấy.Đây là những lời không nên y theo. Nếu có những kinh, luật,luận nào mà đồng với những thuyết nầy cũng chẳng nêny theo.

Như-Laivì người nhục nhãn mà nói bốn điều nên y theo, không phảinói với các vị có huệ nhãn.

Thếnên nay Như-Lai nói bốn điều y chỉ như vậy. “Pháp” chínhlà pháp tánh. “Nghĩa” chính là Như-Lai thường trụ khôngbiến đổi. “Trí” là rõ biết tất cả chúng sanh đềucó Phật tánh. “Liễu-nghĩa” là thấu rõ tất cả kinh điểnĐại-thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com