- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMTỨ TƯỚNG THỨ BẢY
(Hánbộ trọn quyển thứ tư và thứ năm)
ÐứcPhật lại bảo Ca Diếp Bồ Tát: "Vị Ðại Bồ Tát phân biệtkhai thị Ðại Bát Niết Bàn có bốn tướng nghĩa: một làtự chánh, hai là chánh tha, ba là hay tùy vấn đáp, bốn làkhéo hiểu nghĩa nhơn duyên.
Thếnào là "Tự Chánh" ? Nếu đức Như Lai thấy các nhơn duyênmà có chỗ đáng dạy bảo. Như có Tỳ Kheo thấy cụm lửalớn bèn nói rằng: thà rằng tôi tự ôm lấy cụm lửa nầy,trọn chẳng dám ở nơi chỗ đức Như Lai giảng thuyết mườihai phần kinh và tạng bí mật, mà hủy báng là của ma Ba Tuầnnói chứ không phải Phật. Thà lấy dao bén cắt đứt lưỡimình, không bao giờ nói Như Lai, Pháp và Tăng là vô thường.Hoặc nghe người khác nói như vậy tôi cũng không tin nhậnmà còn thương xót cho kẻ ấy.
NhưLai, Pháp và Tăng chẳng thể nghĩ bàn, nên thọ trì như vậy.Tự xem thân mình như cụm lửa. Ðây gọi là Tự Chánh".
Thếnào là "Chánh Tha" ? Lúc nọ Phật đang thuyết pháp, có mộtngười nữ vào lễ Phật rồi ngồi qua một bên. Ðức ThếTôn biết mà cố ý hỏi rằng: Có phải nàng vì quá thươngcon, mà mớm cho con ăn nhiều chất bơ, rồi không biết cótiêu hoá hay không tiêu hoá? - Người nữ liền bạch Phật:"Lạ lùng thay! đức Thế Tôn biết được tâm niệm của con.Bạch Thế Tôn! Sớm mai này tiện nữ cho con ăn nhiều chấtbơ, lòng tiện nữ sợ rằng không tiêu hoá được, nó sẽphải bệnh. Ngưỡng mong đức Như Lai chỉ dạy cho." - Phậtdạy: "Con nàng ăn thức ấy đã tiêu hoá tốt, nó sẽ đượckhoẻ mạnh". Người nữ nghe đức Phật nói, thời vui mừnghớ hở và thốt lời rằng: "Vì đức Như Lai nói đúng nhưthiệt nên con vui mừng".
ÐứcThế Tôn vì muốn điều phục các chúng sanh, mà khéo phânbiệt nói tiêu hay chẳng tiêu, cũng nói các pháp vô ngã, vôthường. Nếu Phật nói "thường" trước, các đệ tử sẽcho rằng pháp nầy đồng với ngoại đạo mà không chịu tintheo, vì hàng thanh văn đệ tử sẽ chẳng tiêu được phápthường trụ, nên Như Lai trước dạy pháp "khổ", "vô thường".Khi mà hàng thanh văn đệ tử đã đầy đủ công đức, đủsức tu tập kinh pháp đại thừa, Như Lai ở kinh nầy nói sáuvị: Một là "Khổ", vị chua; hai là "vô thường", vị mặn;ba là "vô ngã", vị đắng; bốn là "lạc", vị ngọt; năm là"ngã", vị cay; sáu là "thường", vị lạt.
Trongthế gian kia có ba vị: vô thường, vô ngã, và khổ, phiềnnão làm củi, trí huệ làm lửa, do các nhơn duyên đó mà thànhcơm niết bàn tức là "thường, lạc và ngã", làm cho các đệtử đều được nếm mùi ngọt ngon.
Phậtlại bảo người nữ rằng: "Nếu nàng có sự duyên muốn đếnxứ khác, thời phải đuổi đứa con trai hung ác ra khỏi nhà,rồi đem gia nghiệp giao cho đứa con trai hiền lành." Ngườinữ bạch Phật rằng: "Thiệt đúng như lời đức Thế Tôndạy, gia nghiệp nên giao cho đứa con hiền, chớ chẳng nêngiao cho đứa con dữ." Phật nói: "Như Lai cũng vậy, lúc nhậpniết bàn, đem tạng pháp vô thượng phó chúc cho các vị BồTát, chớ không giao cho hàng Thanh văn, vì hàng Thanh văn tưởnglà Như Lai thiệt diệt độ. Còn các vị Bồ Tát thời nhậnrằng Như Lai thường trụ không biến đổi. Mà quả thiệtNhư Lai không có diệt độ. Như lúc nàng xa nhà chưa trở về,đứa con ác kia bèn nói là nàng đã chết mất rồi, còn đứacon hiền vẫn tin tưởng là nàng còn sống. Mà chính thiệtthời nàng còn sống.
Nếucó chúng sanh nào nhận rằng Phật là thường trụ không biếnđổi, phải biết nhà kẻ ấy thời là có Phật.
Ðâygọi là Chánh Tha.
Thếnào là Hay Tùy Vấn Ðáp? Nếu có người đến hỏi Phật rằng:tôi phải làm thế nào không mất tiền của mà được gọilà Ðàn Việt đại bố thí? Phật dạy: "Ðem tôi trai tớ gáibố thí cho những bực Sa Môn, Bà La Môn thiểu dục tri túcchẳng nhận chẳng chứa các vật bất tịnh. Ðem người nữthí cho vị tu phạm hạnh. Ðem rượu thịt thí cho người đãdứt rượu thịt. Ðem thực phẩm phi thời thí cho người khôngăn phi thời. Ðem đồ trang sức thí cho người không trang sức.Bố thí như vậy rất có danh tiếng, mà của tiền khỏi mấthào ly."
Ðâygọi là Hay Tùy Vấn Ðáp.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Với người ănthịt chẳng nên đem thịt đến cho. Vì con thấy người khôngăn thịt được công đức lớn."
Phậtkhen: "Lành thay! Lành thay! Nay ông có thể khéo biết ý củaNhư Lai. Bồ Tát hộ pháp phải như vậy.
NầyCa Diếp! Bắt đầu từ ngày nay trở đi Như Lai không cho phéphàng thanh văn đệ tử ăn thịt, nếu đàn việt đem đếndưng thí, phải xem thịt ấy như thịt con mình".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Tại sao đức NhưLai không cho phép ăn thịt?"
Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Luận về người ăn thịt thời dứt mấtgiống đại từ".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Duyên cớ gì ngày trước đứcNhư Lai cho phép hàng Tỳ Kheo ăn ba thứ tịnh nhục?" Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Ba thứ tịnh nhục ấy chỉ là theo việcmà tạm chế thôi".
CaDiếp Bồ Tát lại bạch: "Bạch Thế Tôn! Duyên cớ gì màmười thứ bất tịnh nhẫn đến chín thứ thanh tịnh, NhưLai lại chẳng cho phép?
Phậtnói: "Cũng là nhơn nơi sự mà lần lượt chế. Nên biết chínhlà nghĩa đoạn nhục hiện nay".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Cớ sao Như Lai khen ngợi ngư nhụclà món ăn ngon?"
Phậtdạy: "Như Lai cũng chẳng nói loài ngư nhục là món ăn ngon,mà Như Lai vẫn nói mía, đường, gạo, tất cả thứ lúa,bắp, sữa, bơ, dầu, là những thức ăn ngon.
Dầurằng Như Lai nói được chứa các thứ y phục, mà đều phảihoại sắc, huống lại tham ưa nơi vị ngư nhục kia"
CaDiếp lại bạch Phật: "Ðức Như Lai nếu chế không đượcăn ngư nhục, thời những thứ sữa, bơ, dầu, v.v... và cácthứ y phục kiều xa gia, đồ bằng da thú, ngọc ngà, bồnchậu bằng vàng bạc, cũng đều chẳng nên dùng".
Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Chẳng nên có kiến chấp đồng với bọnlõa thể ngoại đạo kia. Bao nhiêu giới cấm của Như Lai chếra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục.Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấmtất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt củacon vật tự chết.
NầyCa Diếp! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăntất cả thứ thịt.Ữ
NầyCa Diếp! Người mà ăn thịt, hoặc đi đứng nằm ngồi chúngsanh nào nghe đến hơi thịt thời kinh sợ. Ví như người ởgần sư tử, đi đến đâu, mọi người nghe mùi hôi của sưtử đều kinh sợ. Như người ăn tỏi, không ai dám gần ngườiấy vì tanh mùi tỏi. Kẻ ăn thịt cũng vậy, tất cả chúngsanh nghe hơi thịt, thảy đều kinh sợ, nghĩ đến sự chết,các loài cá trạnh, muôn thú cùng chim chóc, đều chạy tránhxa, đều có quan niệm rằng người ấy là kẻ hại ta. Vìthế nên Bồ Tát không ăn thịt, vì độ chúng sanh mà thịhiện ăn thịt. Dầu thị hiện ăn thịt mà thật ra thời khôngcó ăn.
NầyCa Diếp! Hàng Bồ Tát nầy còn không ăn những thức ăn thanhtịnh, huống lại ăn thịt.
Saukhi Như Lai nhập niết bàn, các bực tứ quả Thánh Nhơn đềulần lượt nhập niết bàn. Sau khi chánh pháp diệt, trong thờitượng pháp, sẽ có các Tỳ Kheo in tuồng trì luật, ít đọctụng kinh, tham ưa ăn uống, lo bồi bổ thân thể, y phục mặctrên thân thô xấu hôi dơ, hình dung tiều tụy không có oaiđức, chăn nuôi bò dê vác củi gánh cỏ, tóc râu để dài,đầu mặc cà sa mà như thợ săn, dầu ngó xuống đi chậmrãi mà như mèo rình chuột. Thường tự xướng rằng ta chứngđược quả A La Hán, mang nhiều bệnh khổ nằm lăn trên phẩnuế, ngoài thời hiện ra tướng hiền thiện, trong thời đầylòng tham sân như bà la môn, thọ phép câm, thiệt chẳng phảiSa môn mà hiện tướng Sa môn, tà kiến xí thạnh, chê bai chánhpháp. Những người như vậy phá hoại giới luật, chánh hạnhoai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.
Họrời pháp thanh tịnh và làm hư hoại giáo pháp thậm thâm bímật. Họ theo ý riêng, nói ngược với kinh luật rằng đứcPhật cho phép chúng tôi ăn thịt. Họ đều tự xưng là Samôn Thích tử.
NầyCa Diếp! Bấy giờ lại có các hàng Sa môn chứa thóc, nhậnlấy thịt cá, tay tự nấu ăn, cầm xách bình dầu ăn, cùnggiày dép bàng da và lọng báu, thân cận quốc vương, quan lớn,nhà giàu sang, xem tướng, coi sao, siêng học nghề thuốc, chứanuôi tôi tớ, vàng bạc bảy báu, các thứ dưa trái, học tậpcác nghề: nghề vẽ, nghề nắn, làm sách dạy học, gieo trồng,chú thuật, chế thuốc, đờn ca xướng hát, hương hoa trangđiểm, cờ bạc, học các nghề thợ.
Nếucó Tỳ Kheo nào hay tránh lìa các việc ác như trên, nên nóingười ấy thật là đệ tử của Như Lai.
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Các Tỳ Kheo, TỳKheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, nhơn người khác giúp mà sống.Lúc khất thực, nếu đặng món ăn lộn với thịt, phải làmcách nào để ăn đúng với pháp thanh tịnh?
Phậtdạy: "Nầy Ca Diếp! Nên lấy nước rửa sạch thịt rồi hãyăn. Nếu đồ đựng bị thịt làm dơ, chỉ làm cho không cóvị thịt thời cho phép được dùng không tội. Nếu thấytrong thức ăn có nhiều thịt thời không được nhận. Tấtcả thứ thịt đều không được ăn. Người ăn thịt thờiphải tội.
NayNhư Lai xuống điều chế đoạn nhục như vậy, nếu giảngrộng thời không thể hết. Giờ niết bàn gần đến phảinói lược."
Ðâygọi là "Hay tùy vấn đáp".
NầyCa Diếp! Thế nào là Khéo Hiểu Nghĩa Nhơn Duyên?
Nhưcó bốn bộ chúng đến hỏi Như Lai rằng: những nghĩa nhưvậy, thuở đức Như Lai mới ra đời, cớ sao chẳng vì vuaBa Tư Nặc nói pháp môn nghĩa lý thâm diệu, hoặc có lúc nóithâm, có lúc nói thiển, hoặc gọi là phạm, hoặc gọi làkhông phạm, thế nào gọi là đọa? Thế nào gọi là luật?Thế nào là Ba-la-đề-mộc-xoa?
Phậtdạy: " Ba-la-đề-mộc-xoa gọi là tri túc, thành tựu oai nghi,không cất chứa, cũng gọi là tịnh mạng.
Ðọađó gọi là bốn ác thú, và lại đọa đó là đọa nơi địangục, nhẫn A Tỳ, luận về chậm mau thời hơn nơi mưa to.Người nghe sợ hãi bèn giữ chặt cấm giới không phạm oainghi, tu tập tri túc, chẳng thọ lấy tất cả vật bất tịnh.Và lại đọa là thêm lớn địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.Vì những nghĩa ấy nên gọi là đọa.
Ba-la-đề-mộc-xoalà lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu, và ý.
Luậtlà các giới, oai nghi, nghĩa hay trong các kinh thâm diệu, ngănthọ tất cả vật bất tịnh, và nhơn duyên bất tịnh, cũngngăn bốn trọng tội, mười ba tội tăng tàn, hai tội bấtđịnh, ba mươi tội xả đọa, chín mươi tội đơn đọa,bốn pháp hối quá, các pháp học, bảy pháp diệt tranh.
Hoặccó người phá tất cả giới, nghĩa là bốn pháp trọng nhẫnđến bảy pháp diệt tránh. Hoặc có người chê bai chánh pháp,những kinh điển thậm thâm, và hạng hoàn toàn nhứt-xiển-đề.Những người trên đây tự nói mình thông minh nhiều trí,che dấu tất cả những tội nặng nhẹ, che dấu điều xấuác như rùa dấu cả sáu chi. Vì che dấu mãi không chịu sámhối nên tội lỗi càng lớn thêm lần. Như Lai biết như vậynên lần lượt mà chế giới, chẳng đồng thời chế cảthảy được.
Bấygiờ có người đến hỏi: "Bạch Thế Tôn! Ðức Như Lai từlâu đã biết trước những sự ấy, sao không chế trước,phải chăng đức Thế Tôn muốn để chúng sanh mắc tội đọađịa ngục ư? Ví như có nhóm người muốn đến xứ khác,quên đường, đi lạc, mà vẫn không tự biết là lạc đường,lại không gặp ai để hỏi là phải hay không phải. Cũng vậy,chúng sanh mê tối nơi Phật pháp chẳng thấy con đường chánhchơn. Ðáng lẽ đức Như Lai nên trước dạy đạo chơn chánh.Bảo các Tỳ Kheo này là phạm giới, nầy là trì giới, phảichế giới như vậy. Vì đức Như Lai là bực chánh giác chơnthiệt thấy rõ đạo chơn chánh. Chỉ có đức Như Lai là đấngtrời trong các trời, hay nói pháp thập thiện công đức tăngthượng và nghĩa vị của pháp ấy. Thế nên khải thỉnh đứcThế Tôn chế giới trước.
Phậtnói: "Nầy Thiện nam tử, nếu ông đã nói rằng đức NhưLai hay vì chúng sanh mà dạy pháp thập thiện công đức tăngthượng, thế thời Như Lai xem các chúng sanh như La Hầu La,sao ông lại nạn rằng phải chăng Như Lai muốn chúng sanh phảiđọa địa ngục! Như Lai thấy một người có nhơn duyên đọaA Tỳ địa ngục, còn vì người ấy mà trụ một kiếp, hoặckhông đầy một kiếp. Như Lai có lòng đại từ bi đối vớichúng sanh, đâu có cớ gì lại phỉnh gạt kẻ mà Như Lai đãxem như con ruột, làm cho nó bị sa vào địa ngục!
NầyThiện nam tử! Như người vá áo, thấy áo có lỗ rách vậysau mới vá. Cũng vậy, thấy chúng sanh có nhơn duyên sa vàoA Tỳ địa ngục, Như Lai bèn dùng giới lành mà vá đó.
Vínhư vua Chuyển Luân trước dạy nhơn dân mười nghiệp lành,về sau có người làm ác, vua bèn theo mỗi sự mà dứt áclần lần, khi sự ác đã dứt rồi, pháp luật của nhà vuatự hành trong dân chúng. Cũng vậy, Như Lai dầu có thuyếtpháp mà không được chế luật trước, phải do nơi Tỳ Kheolàm phi pháp, mới theo sự mà chế lần lần. Những ngườithích chánh pháp, tu hành theo lời dạy của Như Lai, hạng ngườinày mới có thể thấy pháp thân của Như Lai.
Nhưluân bửu của vua Chuyển Luân không thể nghĩ bàn. Như Lai,Pháp và Tăng cũng không thể nghĩ bàn. Người hay thuyết phápvà người nghe pháp cũng không thể nghĩ bàn.
Ðâygọi là Khéo Hiểu Nghĩa Nhơn Duyên.
BồTát phân biệt khai thị nghĩa của bốn điều như vậy, đâylà nghĩa nhơn duyên trong Ðại Thừa đại niết bàn.
Lạicòn có nghĩa thế nầy: "Tự Chánh" là được đại bát niếtbàn đây.
"ChánhTha" là Như Lai vì Tỳ Kheo mà nói rằng Như Lai thường cònkhông biến đổi.
"Tùyvấn đáp" là, nầy Ca Diếp! Nhơn ông hỏi mà Như Lai mớiđược dịp vì đại chúng giảng nói nghĩa lý thậm thâm vidiệu trên đây.
"Nghĩanhơn duyên" là, hàng Thanh văn Duyên giác không hiểu đượcnghĩa rất sâu như vậy, chẳng nghe chữ y do ba điểm mà thành,giải thoát cùng niết bàn và Ma ha bát nhã thành tạng bí mật.
NayNhư Lai ở nơi đại hội đây xiển dương phân biệt, khaiphát huệ nhãn cho hàng Thanh văn. Giả sử có người nói rằngbốn sự như vậy là một, thế nào chẳng phải hư vọng ư?Thời nên gạn trở lại rằng hư không đây, không chỗ có,không ngại, không động, bốn sự như vậy có gì là khác.Ðâu gọi là hư vọng được!"
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Các câu như vậychính là một nghĩa, đó là nghĩa không.
Tựchánh, chánh tha, hay tùy vấn đáp và hiểu nghĩa nhơn duyên,cũng lại như vậy, đồng là đại niết bàn cả"
Phậtbảo Ca Diếp Bồ Tát: "Nếu có người nói thế này: Như Laivô thường. Biết là vô thường, vì như lời Phật dạy diệtcác phiền não gọi là niết bàn, cũng như lửa tắt thờikhông chỗ có, dứt các phiền não gọi là niết bàn cũng lạinhư vậy, thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biếnđổi ư? Lại như Phật dạy, rời các cõi hữu lậu, bèn gọilà niết bàn, trong niết bàn đây không có các cõi hữu lậu,thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? Nhưcái áo hư rách hết, chẳng còn gọi là món vật. Cũng vậy,niết bàn dứt các phiền não chẳng gọi là vật gì. Thếsao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi ư? ÐứcPhật cũng dạy: ly dục tịch diệt gọi là niết bàn, nhưngười bị chém đứt đầu thời không còn có đầu, cũngvậy, ly dục tịch diệt rỗng trống, không chỗ có nên gọilà niết bàn. Thế sao Như Lai là pháp thường trụ không biếnđổi ư? Phật từng dạy rằng:
Nhưsắt nướng đỏ
Ðậpvăng mạt lửa
Văngra liền tắt,
Chẳngbiết ở đâu!
Ðượcchánh giải thoát.
Cũnglại như vậy.
Ðãlìa dâm dục,Ữ
Cáccõi hữu lậu.
Ðượcquả vô động,
Khôngrõ đến đâu!
Thếsao Như Lai là pháp thường trụ không biến đổi?
NầyCa Diếp! Nếu ai hỏi gại như vậy, gọi là lời gạn tà.Ông cũng chẳng nên suy nghĩ rằng tánh Như Lai là diệt tận.
NầyCa Diếp! Dứt hết phiền não không còn gọi là vật, vì đãtrọn rốt ráo hẵn, thế nên gọi là "Thường". Câu này tịchtịnh không có gì hơn. Dứt hết các tướng không có thừasót. Câu đây trắng sạch thường trụ không thối chuyển.Thế nên niết bàn gọi là thường trụ. Như Lai thường trụkhông biến đổi cũng lại như vậy.
Mạtlửa để dụ phiền não, văng ra liền tắt không biết ởđâu, để chỉ Như Lai đã dứt phiền não, chẳng ở trongnăm loài. Thế nên Như Lai là pháp thường trụ không có biếnđổi.
NầyCa Diếp! Chánh pháp là chỗ tôn thờ của chư Phật, nên NhưLai cung kính cúng dường. Vì pháp là thường trụ nên chưPhật cũng thường trụ".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Nếu lửa phiền não tắt, Như Laicũng tắt, thế thời Như Lai không có chổ thường trụ, nhưmạt sắt kia, mất ánh lửa đỏ rồi chẳng biết văng đếnđâu. Như Lai phiền não cũng vậy, diệt rồi thời vô thường.Lại như trên thanh sắt kia, hơi nóng và màu đỏ tắt rồithời không còn có, Như Lai cũng vậy diệt rồi thời vô thường.Diệt lửa phiền não bèn nhập niết bàn, nên biết Như Laitức là vô thường"
Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Thanh sắt là nói các phàm phu. Người phàmdầu diệt phiền não, diệt rồi sanh lại, nên gọi là vôthường. Như Lai chẳng phải như vậy, diệt rồi không cònsanh lại nên gọi là thường".
CaDiếp Bồ Tát lại bạch: "Như nơi thanh sắt, màu lửa đỏđã tắt, đem thanh sắt để lại trong lửa, thời màu đỏsẽ sanh lại. Nếu như vậy, Như Lai lẽ ra sanh phiền não lại,nếu phiền não sanh trở lại bèn là vô thường".
Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ông không nên nói Như Lai vô thường, vìNhư Lai là thường trụ.
Nhưđốt gỗ, khi gỗ hết lửa tắt thời còn tro, phiền não diệtrồi bèn có niết bàn. Các điều dụ như áo hư, chém đầu,lọ vỡ cũng như vậy.
NầyCa Diếp! Như sắt nguội có thể làm nóng lại. Như Lai khôngphải như vậy, dứt phiền não rồi rốt ráo thanh lương, lửaphiền não chẳng còn sanh trở lại.
Vôlượng chúng sanh như thanh sắt kia Như Lai dùng lửa mạnh trítuệ đốt sắt kiết sử phiền não của chúng sanh".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Lành thay! Lành thay! Con nay thậtbiết rõ chư Phật là thường trụ".
Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ví như Thánh Vương vốn ở trong cung, hoặccó lúc dạo chơi nơi vườn; dầu lúc ấy vua không có ở giữađám cung phi, cũng chẳng được nói là vua đã chết. Cũngvậy, Như Lai dầu nhập vào trong niết bàn không hiện nơicõi Diêm Phù, chẳng gọi là vô thường. Như Lai ra khỏi vôlượng phiền não vào nơi niết bàn an vui, dạo chơi vui vẻnơi các vườn hoa chánh giác".
CaDiếp Bồ Tát lại hỏi: "Như đức Phật đã dạy: Từ lâuNhư Lai đã vượt khỏi biển phiền não. Duyên cớ gì lạicùng Gia Du Ðà La sanh La Hầu La? Do cớ đây mà biết rằngNhư Lai chưa vượt khỏi biển cả phiền não. Cúi xin Như Lainói về nhơn duyên đó".
Phậtbảo Ca Diếp Bồ Tát: "Ông chẳng nên nói Như Lai từ lâu đãvượt khỏi biển cả phiền não, duyên cớ gì lại cùng GiaDu Ðà La sanh La Hầu La, vì cớ đây nên biết Như Lai chưavượt khỏi biển cả phiền não.
NầyCa Diếp! Ðại niết bàn đây hay kiến lập sự nghĩa to lớn.Nay các ông nên chí tâm lóng nghe, rồi rộng vì người màgiảng thuyết, chớ sanh lòng nghi ngờ.
Nếucó vị đại Bồ Tát trụ đại Niết bàn, có thể đem núiTu Di cao rộng để vào trong vỏ hột đình lịch. Các loàiở tại núi Tu Di không bị chật hẹp, vẫn y như thường,cũng không có quan niệm gì khác, chỉ có người đáng đượcđộ mới thấy vị Bồ Tát ấy đem núi Tu Di để vào vỏhột đình lịch, rồi đem để lại chỗ cũ.
NầyCa Diếp! Lại có vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, cóthể đem cả cõi đại thiên để vào vỏ hột đình lịch,chỉ có người đáng được độ là thấy việc làm nầy,ngoài ra tất cả chúng sanh đều không hay biết cũng khôngthấy chật hẹp, vẫn y như cũ. Cho đến đem cõi đại thiênđể vào lỗ chưn lông cũng như vậy.
Lạicó vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn ngắt lấy nhiềuthế giới ở mười phương để nơi đầu mũi kim, như ghimlá táo, rồi ném để nơi thế giới khác. Những chúng sanhtrong các thế giới bị ném đó không hay không biết, chỉcó người đáng được độ là thấy việc làm nầy, và cũngthấy Bồ Tát đem thế giới đã ném để lại chỗ cũ.
Lạicó vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn, bức lấy các thếgiới ở mười phương để trên bàn tay mặt, rồi ném vụtqua khỏi vô lượng thế giới khác. Cũng có vị đại BồTát trụ đại niết bàn đem vô lượng thế giới ở mườiphương để vào trong thân mình, hoặc để vào trong một vitrần, vẫn không chật hẹp. Chúng sanh trong các cõi ấy khôngbị bức ngộp, cũng chẳng hay chẳng biết, chỉ có ngườiđáng được độ mới thấy biết việc làm nầy, và cũngthấy Bồ Tát đem những thế giới để lại chỗ cũ.
NầyCa Diếp! Vị đại Bồ Tát trụ đại niết bàn thời có thểthị hiện vô lượng thần thông biến hoá, vì thế nên gọilà đại bát niết bàn.
Tấtcả chúng sanh không có thể suy lường đến được. Nay ônglàm thế nào biết Như Lai gần nơi ái dục sanh La Hầu La?
NầyCa Diếp! Như Lai từ lâu đã trụ nơi đại niết bàn , thịhiện vô lượng thần thông biến hoá, ở trong cõi đại thiêntrăm ức mặt trời mặt trăng, trăm ức Diêm Phù Ðề nầy,thị hiện vô lượng thần thông biến hoá, như trong kinh ThủLăng Nghiêm đã có nói nhiều. Hoặc ở Diêm Phù Ðề thịhiện nhập niết bàn, mà chẳng rốt ráo nhập niết bàn. Hoặcở Diêm Phù Ðề thị hiện vào thai mẹ, làm cho cha mẹ tưởnglà con trai của mình sanh đẻ, mà thân của Như Lai đây trọnhẳn chẳng từ nơi ái dục hoà hiệp mà sanh. Như Lai đã lìaái dục từ nơi vô lượng kiếp rồi. Thân của Như Lai đâychính là pháp thân, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện vàothai mẹ.
NầyCa Diếp! Nơi vườn Lâm Tỳ Ni, thị hiện từ nơi mẹ là Ma-Giasanh ra, vừa sanh liền đi qua hướng đông bảy bước xướnglên rằng: — trong hàng trời, người, A Tu La, ta là bực tônthượng hơn cả.
Chamẹ và trời người thấy thế vừa sợ vừa mừng cho rằnghi hữu. Mà mọi người nói là đứa trẻ nhỏ. Nhưng chínhthiệt thời thân của Như Lai đã lìa cách trên đây từ vôlượng kiếp.
Thâncủa Như Lai tức là pháp thân, chẳng phải thân thịt máumạch gân xương tủy hiệp thành. Vì thuận cách sanh của chúngsanh mà thị hiện làm đứa trẻ. Ði qua hướng Nam bảy bướclà thị hiện muốn làm phước điền vô thượng cho chúngsanh. Ði qua hướng Tây bảy bước là thị hiện thân nầylà thân cuối cùng không còn sanh tử nữa. Ði qua hướng Bắcbảy bước là thị hiện đã qua khỏi sự sanh tử của cáccõi. Ði qua hướng Ðông bảy bước là thị hiện làm đạosư cho chúng sanh. Ði qua bốn hướng cạnh bảy bước là thịhiện dứt diệt các thứ phiền não và bốn loài ma, mà thànhđấng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Ði lên bảy bướclà thị hiện không bị vật dơ làm ô nhiễm, như hư không.Ði xuống bảy bước, là thị hiện rưới mưa pháp dập tắtlửa địa ngục, cho chúng sanh hưởng vui an ổn.
NơiDiêm Phù Ðề, sau khi sanh bảy ngày lại thị hiện cạo tóc,mọi người đều cho rằng Như Lai là đứa trẻ mới cạotóc lần đầu. Kỳ thiệt, tất cả trời, người, ma vương,Sa môn, Bà la môn, không một ai có thể thấy được đảnhtướng của Như Lai, huống là có người cầm dao đến cạotóc được. Trong vô lượng kiếp lâu xa về trước, Như Laiđã cạo bỏ râu tóc rồi. Vì muốn tuỳ thuận theo pháp thếgian, nên Như Lai thị hiện cạo tóc.
Chamẹ đem ta đến miếu thờ trời, ra mắt Ðại Tự Thiên. LúcÐại Tự Thiên thấy Như Lai, liền chấp tay cung kính đứngqua một bên. Từ lâu xa vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìacách vào miếu trời, nhưng vì tuỳ thuận thế gian mà thịhiện như vậy.
—Diêm Phù Ðề, Như Lai thị hiện xỏ lỗ tai, kỳ thiệt, tấtcả chúng sanh không ai có thể xỏ lỗ tai Như Lai được, vìtùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.
Lạilấy các châu báu làm bông tai sư tử để đeo vào, kỳ thiệttừ vô lượng kiếp, Như Lai đã bỏ lìa đồ trang điểm,nhưng vì muốn tuỳ thuận thế gian mà thị hiện việc nhưvậy.
Rồivào học đường học tập chữ nghĩa, võ nghệ, nghề nghiệpv.v... kỳ thiệt từ vô lượng kiếp Như Lai đã hoàn toànrành rẽ tất cả những môn ấy. Xem khắp cả ba cõi, khôngmột ai có khả năng làm thầy của Như Lai được, vì muốntùy thuận thế gian mà thị hiện vào học đường. Vì thếnên gọi là đấng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.
—cõi Diêm Phù Ðề, tùy thuận thế gian mà thị hiện làm TháiTử, mọi người đều thấy Như Lai là Thái Tử con trai lớnvua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, hưởng sự vui sướng trongcảnh ngũ dục (41). Kỳ thiệt trong vô lượng kiếp, Như Laiđã bỏ lìa sự vui ngũ dục rồi.
Nhàtướng số đoán rằng Thái Tử nếu chẳng xuất gia thờisẽ làm Chuyển Luân Thánh Vương cai trị Diêm Phù Ðề, mọingười đều tin lời đoán ấy. Kỳ thiệt, từ vô lượngkiếp, Như Lai đã bỏ vị Chuyển Luân Thánh Vương mà làmbực Pháp Vương.
Thịhiện nhằm lìa cảnh vui ngũ dục, dạo thành gặp người già,bịnh, chết cùng vị Sa môn, rồi vượt thành xuất gia hànhđạo. Mọi người đều cho rằng Thái Tử Sĩ Ðạt Ða mớixuất gia. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã xuất gia hànhđạo rồi.
Thịhiện thọ giới cụ túc, tinh tấn tu hành đạo, chứng quảTu Ðà Hoàn, quả Tư Ðà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán. Mọingười thấy vậy đều nói quả A La Hán dễ được không khó.Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã thành tựu quả A La Hánrồi.
Vìmuốn độ thoát mọi loài chúng sanh, mà thị hiện trải cỏlàm tòa, ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề hàng phụcMa quân. Ðại chúng đều cho rằng Như Lai mới thành đạo,hàng phục Ma quân. Nhưng từ vô lượng kiếp Như Lai đã hàngphục Ma quân rồi. Vì muốn hàng phục chúng sanh cang cườngnên thị hiện như vậy.
NhưLai lại thị hiện đại tiện, tiểu tiện, thở ra, hít vào.Mọi người đều cho rằng Như Lai có đại tiện, tiểu tiệnvà thở. Kỳ thiệt thân của Như Lai đây đều không có nhữngviệc ấy, vì tùy thuận thế gian mà thị hiện như vậy.
Lạithị hiện thọ thực phẩm của người dưng cúng, nhưng thiệtra thân của Như Lai đều không có sự đói khát. Lại thịhiện ngủ nghỉ đồng như chúng sanh, nhưng từ vô lượngkiếp, Như Lai đầy đủ trí huệ thâm diệu, xa lìa tất cảnhững sự thế gian như đi, đứng, nằm, ngồi, đau đầu,đau bụng, đau lưng, rửa tay, rửa mặt, súc miệng v.v..., mọingười đều cho rằng Như Lai có các oai nghi như vậy. Nhưngthân của Như Lai đều không có những sự ấy, tay chơn trongsạch như hoa sen, hơi miệng thơm sạch như mùi thơm ưu-bát-la.
Ðạichúng cho rằng Như Lai là nhơn loại, mà thiệt thời Như Laikhông phải nhơn loại.
Lạithị hiện nhận lấy y phấn tảo, giặt giũ may nhuộm, nhưngtừ lâu Như Lai chẳng cần đến cái y ấy.
NầyCa Diếp! Dầu Như Lai luôn thị hiện nhập niết bàn tại DiêmPhù Ðề nầy. Kỳ thiệt Như Lai chẳng rốt ráo nhập niếtbàn, mà chúng sanh cho rằng Như Lai thiệt diệt độ. Phảibiết tánh Như Lai thiệt chẳng diệt hẳn, là pháp thườngtrụ, là pháp không biến đổi.
NầyCa Diếp! Ðại Niết bàn là pháp giới của Phật Như Lai.
NhưLai thị hiện ra đời thành Phật, chúng sanh đều nói NhưLai mới thành Phật; nhưng thiệt ra Như Lai chỗ làm đã xongtừ vô lượng kiếp rồi, vì tùy thuận thế gian mà thị hiệnnhư vậy.
NầyCa Diếp! — Diêm Phù Ðề có lúc Như Lai thị hiện chẳnggiữ giới cấm, phạm tứ trọng tội, nhưng từ vô lượngkiếp Như Lai giữ chặt cấm giới chẳng một mảy thiếu xót.
Cólúc thị hiện làm gã nhứt-xiển-đề, nhưng thiệt ra khôngphải nhứt-xiển-đề. Làm gì có nhứt-xiển-đề mà thànhbực vô thượng chánh giác!
Cólúc thị hiện phá hoà hiệp tăng, có lúc thị hiện hộ trìchánh pháp, mọi người đều phải kinh quái.
Cólúc thị hiện làm Ma vương Ba tuần, nhưng từ vô lượng kiếp,Như Lai đã lìa ma sự, trong sạch không nhiễm như hoa sen.
Cólúc thị hiện thân gái thành Phật, mọi người đều nói,rất lạ cho người nữ mà có thể thành Phật. Phải biếtNhư Lai trọn hẳn không thọ thân gái, vì muốn điều phụcvô lượng chúng sanh nên hiện thân gái. Và cũng vì thươngxót chúng sanh mà hiện nhiều thứ thân, cho đến hiện thânA Tu La, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Ðịa Ngục, để độ chúng sanhtrong các loài ấy.
Lạithị hiện làm Phạm Thiên Vương để cho người thờ PhạmThiên vào trong chánh pháp, nhẫn đến thị hiện các thân trờikhắp các miếu trời cũng vì mục đích ấy. Nhưng thiệt raNhư Lai không phải Phạm Thiên, không phải thân trời.
Cólúc thị hiện vào nhà gái dâm, nhưng Như Lai thiệt không cóniệm dục, lòng Như Lai trong sạch không nhiểm ô như hoa sen,vào đấy để tuyên thuyết diệu pháp cho hạng người saymê sắc dục.
Lạithị hiện vào nhà thanh y, để giáo hóa hạng nô tỳ cho chúngnó được trụ nơi chánh pháp.
Lạithị hiện làm bác sĩ để dạy học trò, thị hiện chơi bàibạc để độ hạng người bài bạc, thị hiện thân chim thứuđể độ loài thứu, lại thị hiện làm trưởng giả đểan lập mọi người trụ nơi chánh pháp, thị hiện làm vua,làm quan, để dìu dắt nhơn dân tu chánh pháp.
Lạithị hiện tật dịch (42) tại nơi Diêm Phù đề, rồi trướcthí thuốc cho bịnh nhơn, sau giảng dạy đạo pháp. Lại thịhiện cơ cẩn tai, trước bố thí cơm áo, sau tuyên truyềndiệu pháp. Lại thị hiện đao binh tai, rồi thuyết diệu pháp.Ữ
Lạithị hiện vì hạng chấp thường mà giảng pháp vô thường,vì hạng chấp lạc mà giảng pháp khổ, vì hạng chấp ngãmà giảng pháp vô ngã, vì hạng chấp tịnh mà giảng phápbất tịnh. Vì người tham chấp ba cõi, mà thuyết pháp chohọ xa lìa ba cõi, vì độ chúng sanh mà tuyên thuyết diệupháp vô thượng, trồng cây pháp dược vô thượng để thaycây phiền não, di¬n nói chánh pháp để cứu bọn ngoại đạotà kiến. Dầu thị hiện làm thầy chúng sanh, nhưng Như Laitrọn không có quan niệm là Thầy.
ÐứcNhư Lai chánh giác an trụ đại bát niết bàn như vậy, nêngọi là thường trụ không biến đổi.
Cũngnhư thị hiện ở Diêm Phù Ðề, ở Ðông Thắng Thần Châu,Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Cu Lô Châu, nhẫn đến ở khắp cõiđại thiên, Như Lai đều thị hiện như vậy. Như kinh ThủLăng Nghiêm đã nói rộng. Vì lẽ ấy nên gọi là đại bátniết bàn.
Nếucó vị đại Bồ Tát an trụ đại bát niết bàn như vậy,thời có thể thị hiện vô lượng thần thông biến hóa nhưtrên, mà trọn không có chút chướng ngại cùng e sợ.
NầyCa Diếp! Do nhơn duyên trên đây, ông chẳng nên nói rằng LaHầu La là con trai của Phật, vì từ vô lượng kiếp. NhưLai đã lìa hẵn dục nhi¬m, nên Như Lai gọi thường trụ khôngbiến đổi".
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Như lời Phật nói: như ngọn đènđã tắt thời không có phương sở. Cũng vậy, Như Lai diệtđộ rồi thời không phương sở. Thế nào Như Lai gọi làthường trụ?"
Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ví như người đời thắp đèn dầu, theosố dầu còn thời ngọn đèn cháy, khi dầu hết thời ngọnđèn tắt, ngọn đèn tắt dụ cho lửa phiền não dứt. Ngọnđèn tắt mà bình đèn vẫn còn. Cũng vậy, phiền não dầudứt mà Như Lai pháp thân thường còn.
NầyCa Diếp! Ngọn đèn cùng bình đèn có cùng tắt dứt cả không?"
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, không ạ! Tuy khôngcùng tắt dứt cả, nhưng là vô thường. Nếu đem pháp thândụ với bình đèn, thời pháp thân cũng vô thường".
Phậtnói: "Nầy Ca Diếp! Ông không nên nạn như vậy. Ðồ vậtthế gian là vô thường, Như Lai không phải vô thường. Trongtất cả pháp niết bàn là thường, Như Lai tức niết bànnên gọi là thường.
NầyCa Diếp! Nói đèn tắt đó, là nói niết bàn của bực A LaHán chứng, vì A La Hán dứt tham ái phiền não nên dụ nhưđèn tắt. Bực A Na Hàm gọi là có tham, vì có tham nên chẳngđược gọi là đồng với đèn tắt. Do nghĩa ấy nên ngàytrước Như Lai nói dụ như đèn tắt, chớ chẳng phải đạiniết Bàn đồng với đèn tắt. Bực A Na Hàm chẳng còn lạithọ thân trong ba cõn nữa, chẳng còn lại thọ thân hôi nhơ,thân trùng, thân ăn uống, thân độc khổ, nên gọi là A NaHàm. Nếu còn thọ thân thời gọi là Na Hàm, không còn thọthân mới gọi là A Na Hàm. Nếu còn khứ lai thời gọi làNa Hàm, không còn khứ lai mới gọi là A Na Hàm.
Bấygiờ Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Như lờiPhật dạy "Chư Phật Thế Tôn có tạng bí mật!" Nghĩa nầykhông phải. Vì chư Phật Thế Tôn chỉ có mật ngữ mà khôngcó mật tạng. Như nhà ảo thuật điều khiển người máy.Mọi người dầu thấy người máy co duỗi cúi ngửa, nhưngchẳng biết bộ phận trong thế nào. Phật pháp không phảinhư vậy, Phật pháp làm cho chúng sanh đều hiểu đều biết.Thế sao lại bão rằng chư Phật Thế Tôn tôn có tạng bímật?"
Phậtkhen: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông vừa nói. NhưLai thiệt không có tạng bí mật. Như trăng tròn giữa đêmthu, trời trong không mây mù, mọi người ai cũng thấy rõ vầngtrăng sáng. Lời của Như Lai cũng khai phát hiển lộ rõ ràng,kẻ ngu kia tự không hiểu rồi cho là tạng bí mật. Ngườitrí suốt thấu thời không gọi là tạng.
NầyCa Diếp! Ví như có người để dành vàng bạc đến số ứctriệu, vì lòng bỏn xẻn nên chẳng ban ơn bố thí cho kẻnghèo cùng, chứa của như vậy mới gọi là dấu kín. NhưLai thời không phải thế, từ vô lượng kiếp chứa để vôlượng diệu pháp, lòng không bỏn xẻn, thường đem ban bốcho mọi loài chúng sanh, đâu có thể gọi là Như Lai bí tạngđược.
Nhưcó người tật nguyền, hoặc một mắt, cụt tay, què chơn,vì hổ thẹn mà không cho người thấy, vì thế nên gọi lànúp kín. Như Lai thời không phải thế, bao nhiêu chánh phápđầy đủ không thiếu đều cho người thấy cả nên phápcủa Như Lai không gọi là bí tạng được.
Nhưngười nghèo thiếu nợ nhiều, vì sợ chủ nợ đòi mà ẩntrốn, nên gọi là trốn kín. Như Lai thời không phải thế,Như Lai không có nợ chúng sanh về pháp thế gian. Dầu đốivới chúng sanh có nợ xuất thế, nhưng cũng chẳng ẩn mặt,vì Như Lai luôn xem chúng sanh như con đẻ, mà thường diễnthuyết pháp nghĩa vô thượng.
Nhưtrưởng giả giàu có nhiều của, chỉ có một người con trai,trưởng giả rất mến yêu con, bao nhiêu tiền của châu báuđều chỉ cho con biết. Cũng vậy, Như Lai xem chúng sanh đồnglà con một.
Nhưngười đời vì nam căn, nữ căn (43) xấu xí nên dùng y phụcđể che đậy nên gọi là phúc tàng. Như Lai không phải thế,đã dứt hẳn thứ căn ấy, vì không căn nên không chỗ phúctàng.
Nhưdòng Bà La Môn có những điều luận nói, trọn không muốncho người trong dòng Sát Lợi, Tỳ Xá, Thủ Ðà (44) nghe biết,vì trong các luận điều của họ có chỗ lỗi ác. Chánh phápcủa Như Lai thời không phải như vậy, tất cả đều là lànhlà phải, vì thế nên chẳng được gọi là bí tạng.
Nhưtrưởng giả (45) rất cưng yêu đứa con trai một, dắt đếnnhà trường ý muốn cho học, sau vì sợ con không được mauthành tài nên lại dắt về. Vì thương con nên trưởng giảngày đêm ân cần dạy cho nó về bán tự, mà không dạy luậnTỳ Già La, vì nó còn nhỏ tuổi quá, chưa đủ sức học.
NầyCa Diếp! Giả sử trưởng giả dạy về bán tự xong, đứacon trai ấy có thể liền đặng hiểu biết luận Tỳ Già Lakhông?
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không!"
Phậthỏi: "Như vậy trưởng giả có bí tàng đối với con củaông không?"
CaDiếp Bồ Tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn không! Vì đứa concòn thơ ấu, nên trưởng giả không dạy, chớ chẳng phảivì bí tàng lẩn tiếc mà không dạy. Nếu có lòng tật đốlẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Lai không như vậy, saolại gọi là Như Lai bí tàng được."
Phậtnói: "Lành thay! Lành thay! Ðúng như lời ông nói. Nếu có lòngtật đố giận hờn lẩn tiếc mới gọi là bí tàng. Như Laikhông có những lòng quấy ấy đâu gọi là bí tàng được.
NầyCa Diếp! Ông trưởng giả trên kia là chỉ cho Như Lai, đứacon trai một của ông là chỉ cho tất cả chúng sanh. Như Laixem tất cả chúng sanh như con một. Dạy con trai một là nóihàng Thanh văn đệ tử. Còn bán tự (46) đó là nói chín bộkinh Tiểu Thừa. Luận Tỳ Già La là nói về kinh điển PhươngÐẳng (47) Ðại Thừa. Vì hàng Thanh văn không đủ sức tríhuệ nên Như Lai dạy cho họ bán tự chín bộ kinh điển màchẳng dạy luận Tỳ Già La kinh điển Phương Ðẳng ÐạiThừa.
NầyCa Diếp! Như đứa con trai kia tuổi đã lớn, đủ sức họctập, mà trưởng giả không dạy luận Tỳ Già La mới có thểgọi trưởng giả là bí tàng. Nếu hàng Thanh văn (48) đủsức lãnh thọ Ðại Thừa mà Như Lai lẩn tiếc không dạy,mới có thể gọi Như Lai có tạng bí mật. Nhưng thiệt raNhư Lai không phải như vậy, nên Như Lai không có bí tàng.
Nhưtrưởng giả sau khi dạy bán tự xong, kế vì con mà di¬n nóiLuận Tỳ Già La. Cũng vậy, Như Lai vì các đệ tử giảngnói bán tự chín phần kinh xong, kế vì giảng nói luận TỳGià La Phương Ðẳng Ðại Thừa, chính là diệu lý Như Laithường còn không biến đổi.