- 01. Phẩm Tự
- 02. Phẩm Thuần Đà
- 03. Phẩm Ai Thán
- 04. Phẩm Trường Thọ
- 05. Phẩm Kim Cang Thân
- 06. Phẩm Danh Tự Công Đức
- 07. Phẩm Tứ Tướng
- 08. Phẩm Tứ Y
- 09. Phẩm Tà Chánh
- 10. Phẩm Tứ Đế
- 11. Phẩm Tứ Đảo
- 12. Phẩm Như Lai Tánh
- 13. Phẩm Văn Tự
- 14. Phẩm Điểu Dụ
- 15. Phẩm Nguyệt Dụ
- 16. Phẩm Bồ Tát
- 17. Phẩm Đại Chúng Vấn
- 18. Phẩm Hiện Bịnh
- 19. Phẩm Thánh Hạnh
- 20. Phẩm Phạm Hạnh
- 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
- 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
- 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
- 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
- 25. Phẩm Kiều Trần Như
- 26. Phẩm Di Giáo
- 27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
- 28. Phẩm Trà Tỳ
- 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990
PHẨMDANH TỰ CÔNG ĐỨC THỨ SÁU
(Hánbộ phần sau quyển thứ ba)
Bấygiờ đức Như-Lai lại bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “NầyCa-Diếp ! Nay ông nên khéo thọ trì danh tự chương cúcùng công đức của kinh nầy. Nếu có ai được nghe tên kinhnầy, thời không còn phải sanh vào bốn đường ác. Vì kinhnầy là chỗ tu tập của vô-lượng vô-biên chư Phật. NayNhư-Lai sẽ nói về chỗ được công đức.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế-Tôn ! Kinh nầy tên gì ?Đại Bồ-Tát phụng trì thế nào?”
Phậtdạy: “Kinh nầy tên là Đại-Bát-Niết-Bàn”. Tất cảlời hoặc thượng, hoặc trung, hoặc hạ đều lành cả. Nghĩavị thâm thúy, văn trong kinh cũng lành, tinh-thuần đầy đủphạm-hạnh thanh tịnh, Bửu-tạng kim cang đầy đủ không thiếu.Nay ông khéo nghe, Như-Lai sẽ nói.
NầyCa-Diếp ! Nói là Đại đó gọi là Thường, như tám sông lớnđều chảy về biển cả. Kinh nầy hàng phục các kiết sửphiền não và các tánh ma, rồi cần phải ở nơi Đại-bátNiết-bàn mà buông bỏ thân mạng. Vì thế nên tên là Đại-Bát-Niết-Bàn.
Lạinhư Y-sư có một bí phương, nhiếp cả các phương thuốckhác. Cũng vậy, bao nhiêu môn diệu pháp thâm-áo bí mật đềuvào nơi “Đại-Bát Niết-Bàn”. Vì thế nên gọi là “Đại-Bát-Niết-Bàn”.
Vínhư nông phu, tháng mùa xuân gieo giống thường có hy vọnglúc đã gặt hái xong thời không hy vọng nữa.
Cũngvậy, tất cả chúng sanh tu học các thứ kinh khác thườnghy vọng mùi vị, nếu được nghe kinh Đai-Bát-Niết-Bàn nầy,thời sự hy vọng mùi vị nơi các kinh kia thảy đều dứthẳn.
Đại-Niết-Bànđây có thể làm cho chúng sanh qua khỏi các giòng hữu-lậutrong ba cõi.
NầyCa-Diếp ! Như trong các dấu chưn, dấu chưn voi là hơn cả.Cũng vậy, kinh nầy là đệ nhứt nơi các kinh Tam-muội.
Nhưcày ruộng, mùa thu cày là hơn cả, cũng vậy, trong các kinh,kinh nầy là hơn cả.
Nhưtrong các vị thuốc, vị đề-hồ là thứ nhứt hay trị bịnhnhiệt não loạn tâm của chúng sanh, cũng vậy, kinh Đại-Bát-Niết-Bànlà thứ nhứt.
Nhưbơ ngọt đủ cả tám mùi. Cũng vậy, kinh nầy đầy đủ támvị. Những gì là tám ? Một là “thường”, hai là “hằng”,ba là “an”, bốn là “thanh lương”, năm là “chẳng già”,sáu là “chẳng chết”, bảy là “không nhơ”, tám là “khoáilạc” . Vì đầy đủ tám vị nên gọi là “Đại-Bát-Niết-Bàn”.
Nếucác đại Bồ-Tát an trụ trong đây thời lại có thể thịhiện Niết-bàn ở nhiều nơi. Vì thế nên gọi là “Đại-Bát-Niết-Bàn”.
NầyCa-Diếp ! Nếu người nào muốn ở nơi Đại-Bát-Niết-Bànđây mà Niết-Bàn thời phải học như vầy : Như-Lai thường-trụ,Pháp và Tăng cũng thường-trụ.
Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-tôn ! Công đức của Như-Laichẳng thể nghĩ bàn. Pháp và Tăng cũng không thể nghĩ bàn.Đại-Niết-Bàn đây cũng không thể nghĩ bàn.
Nếucó người tu học kinh điển nầy thời đặng pháp môn chơnchánh, có thể làm lương y. Nếu là chưa học, nên biết ngườinầy đui mù không con mắt trí huệ bị vô minh che đậy”.