Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Phẩm Trường Thọ

07/06/201114:12(Xem: 4337)
04. Phẩm Trường Thọ

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

IV
PHẨMTRƯỜNG THỌ THỨ TƯ

(Hánbộ phần đầu quyển thứ hai)

ĐứcPhật lại bảo các vị Tỳ-kheo: “Các thầy ở nơigiới luật có chỗ nào Nghi ngờ, cho phép các thầy hỏi Như-Laisẽ giải thích cho. Tất cả các pháp bổn- tánh không-tịch.Như-Lai đã tu học rành rẽ thông đạt. Các thầy chớnghĩ rằng Như-Lai chỉ tu các pháp bổn-tánh không-tịch. Ởnơi giới luật có chỗ nào nghi ngờ, các thầy nên hỏi”.

CácTỳ-kheo bạch Phật: ”Bạch Thế-Tôn ! Chúng con không đủtrí huệ để hỏi đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến-Tri. Vìcảnh giới của Như-Lai không thể nghĩ bàn, thiền định củaNhư-Lai không thể nghĩ bàn, lờI phán dạy của Như lai khôngthể nghĩ bàn. Vì cớ ấy nên chúng con là hạng không đủtrí huệ để hỏi đức Như-Lai.

BạchThế-Tôn ! Ví như ông già trên trăm tuổi đang phải bịnhtrầm trọng nằm liệt trên giường sẽ chết mất nay mai.Một người giàu kia có duyên sự muốn đến xứ khác, đemtrăm cân vàng gởi cho ông già ấy mà giao ước rằng : hoặcmười năm hoặc hai mươi năm chừng nào tôi trở về thờiông huờn số vàng nầy lại cho tôi. Ông già nhận giữvàng, không bao lâu thời chết, ông già lại không người kếtự, số vàng gởi kia đều thất lạc cả. Lúc người chủvàng trở về không biết đòi hỏi ai, đành chịu mất vàng.Chủ vàng là kẻ vô trí, khi gửi vàng không biết chọn nơiđáng gửi, nên phải mất vàng.

Cũngvậy, hàng Thanh-Văn chúng con dầu nghe đức Như-Lai ân cầndạy bão mà chúng con không thể thọ trì khiến chánh phápđược bền lâu, khác nào ông già kia nhận vàng của ngườigởi, rồi không sống được mà giữ gìn. Chúng con vôtrí, ở nơi giới luật sẽ hỏi những gì !”

ĐứcPhật nói : “ Nếu nay các thầy hỏi Như-Lai thời có thểđem lại sự lợi ích cho chúng sanh, nên Như-Lai mớI bảo cácthầy có chỗ nào nghi thờI cho phép hỏi”.

CácTỳ-kheo bạch Phật :” Bạch Thế-tôn ! Ví như một ngườitrai trẻ khỏe mạnh lối hai mươi lăm tuổi, nhà giầucó, cha mẹ vợ con quyến thuộc đông đủ. Có người đemvàng bạc đến gởi cho người trai trẻ nầy mà nói rằng: ”Tôi có duyên sự cần phải đi xa. Khi tôi trở về, anhsẽ huờn số vàng bạc nầy lại cho tôi.” Người trai trẻnhận vàng bạc và cất giữ kỹ-lưỡng. Ít lúc phải bịnh,người trai trẻ dặn thân quyến rằng số vàng bạc nầy làcủa ông già gởi, khi nào ông ấy đến hỏi thời giao đủcho ông ấy. Thời gian sau, người gởi vàng bạc trở về đượcthân quyến của người trai trẻ hoàn đủ số đã gửi. Đâylà người có trí, biết chọn chỗ đáng gởi nên khỏi mấtcủa.

Cũngvậy, nếu đức Thế-Tôn đem pháp-bảo giao phó cho A-Nan vàcác Tỳ-kheo ắt chẳng đặng lâu dài, vì tất cả hàng Thanh-Vănvà Ma-Ha-Ca-Diếp đều sẽ vô thường, như ông già trướckia. Đức Như-Lai nên đem Phật pháp vô-thượng giao phó choBồ-Tát. Vì hàng Bồ-Tát đủ trí huệ có thể hỏi Như-Lai,pháp bảo sẽ được lâu dài hưng thạnh lợi ích cho chúngsanh, như người trai trẻ trước kia. Vì những lẽ ấy, nênchỉ có hàng Bồ- tát là có thể hỏi đức Như-Lai thôi. Tríhuệ của chúng con như mòng muỗi, làm sao hỏi được phápthâm diệu của Như lai.”

Bạchxong, các Tỳ-kheo đều ngồi yên lặng.

ĐứcPhật khen các Tỳ-kheo rằng: ”Lành thay ! Lành thay ! Các thầykhéo được tâm vô lậu, tâm A-La-Hán. Như-Lai cũng đã suyxét hai duyên cớ mà các thầy vừa trình bày, nên đem phápđại thừa giao phó cho hàng Bồ-Tát, khiến diệu pháp nầyđược còn lâu nơi đời”.

ĐứcPhật bảo toàn thể đại chúng :” Thọ-mạng của Như-Laikhông thể tính lường, biện tài cũng chẳng thể cùng tận.Đại chúng phải nên tùy ý bạch hỏi hoặc nơi giới luật,hoặc nơi pháp quy-y”.

ĐứcPhật tuyên bố luôn ba lần như vậy.

Bấygiờ trong đại chúng có một vị đại Bồ-Tát tuổi còn trẻ,vốn là người trong tụ-lạc Đa-La, họ Đại-Ca-Diếp giòngBà-La-Môn, do thần lực của Phật, liền từ chỗ ngồi đứngdậy, trịch vai áo bên hữu, cung kính nhiễu Phật, gối hữuchấm đất, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng :” Nay concó chút việc muốn bạch hỏi, xin đức Thế-Tôn hứa khảcho”.

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát :” Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến-Tri chophép ông hỏi. Như Lai sẽ giảI quyết chỗ nghi của ông, choông vui mừng. “.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật :” Đức Thế-Tôn xót thương đã cho phép,nay con sẽ hỏi. Nhưng trí huệ của con rất kém. Đạo đứccủa Thế-Tôn cao vòi vọi, thân của Như-lai như chơn kim cangmàu như ngọc lưu ly. Trong đại hội đây, các vị đại Bồ-Tátthảy đều thành tựu vô lượng vô biên thâm diệu công đức.Ở trước một đại hội như thế nầy, đâu dám bạch hỏi.Nay con nương sức thần thông của Phật và nhơn thiện-cănoai-đức của đại chúng mà bạch hỏi ít điều thôi”.

Ca-DiếpBồ-Tát liền ở trước Phật, nói kệ rằng :

Thế nào được trường thọ
Thân kim cang chẳng hoại ?
Lại do nhơn duyên gì
Đặng sức kiên cố lớn ?
Thế nào rơi kinh nầy
Rốt ráo đến bờ kia?
Nguyện Phật vì chúng sanh
Giảng bày nghĩa kín nhiệm.
Thế nào đặng rộng lớn
Làm y-chỉ cho chúng ?
Thiệt chẳng phải La-Hán
Mà đồng hàng La-Hán ?
Thế nào biết thiên ma
Làm lưu nạn cho chúng ?
Lời Phật, lời Ba-Tuần,
Thế nào phân biệt biết ?
Thế nào bực Điều-Ngự
Hoan hỷ nói chơn đế
Đủ thành tựu chánh thiện
Diễn nói bốn điên đảo ?
Làm nghiệp lành thế nào
Xin Thế-Tôn dạy bảo.
Thế nào các Bồ-tát
Thấy được tánh khó thấy ?
Nghĩa mãn-tự, bán-tự
Phải hiểu như thế nào ?
Thế nào cộng thánh hạnh
Như chim Ta-La-Ta ?
Thế nào chưa phát tâm
Mà gọi là Bồ-Tát ?
Thế nào giữa đại chúng
Mà đặng không kinh sợ
Như vàng Diêm-Phù-Đàn
Không ai chỉ trích được ?
Thế nào ở đời trược
Chẳng nhơ như hoa sen ?
Thế nào ở phiền não
Phiền não chẳng nhiễm được,
Như y-sư trị bịnh
Chẳng bị bịnh truyền lây ?
Thế nào làm lái thuyền
Ở giữa biển sanh tử ?
Thế nào thoát sanh tử
Như rắn lột da cũ ?
Thế nào xem Tam-Bảo
Dường như cây Thiên-Ý ?
Ba thừa nếu vô tánh
Thế nào mà nói đặng,
Như sự vui chưa có
Sao lại nói thọ vui ?
Thế nào các Bồ-Tát
Mà đặng chứng bất-hoại ?
Thế nào vì người mù
Mà làm người chỉ đường ?
Thị hiện nhiều đầu kia
Xin Phật giải rõ cớ.
Thế nào người thuyết pháp
Thêm lớn như trăng mọc
Thế nào lại thị hiện
Rốt ráo nơi Niết-bàn ?
Thế nào bực dũng kiện
Hiện nhơn, thiên, ma, đạo ?
Thế nào biết pháp tánh
Mà thọ nơi pháp lạc ?
Thế nào các Bồ-Tát
Xa lìa tất cả bịnh ?
Thế nào vì chúng sanh
Diễn thuyết nơi bí mật
Thế nào nói rốt ráo
Và cũng chẳng rốt ráo ?
Như kia dứt lưới nghi
Tại sao n ói bất định ?
Thế nào là đặng gần
Đạo tối thắng vô thượng ?
Con nay thỉnh Như-Lai
Vì các hàng Bồ-Tát
Giảng nói pháp thậm thâm
Các hạnh vi-diệu thảy
Trong tất cả các pháp
Đều có tánh an lạc
Cúi xin đấng Thế-tôn
Phân biệt dạy chúng con.
Bực nương tựa của chúng
Diệu-dược Lưỡng-Túc-Tôn !
Nay muốn hỏi các ấm
Mà con không trí huệ
Các Bồ-Tát tinh tấn
Cũng lại chẳng biết được.
Cảnh giới của chư Phật
Rất sâu mầu như vậy.

ĐứcPhật khen Ca-Diếp Bồ-tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Nay ôngchưa được nhứt thiết chủng trí, Như-Lai đã được,nhưng bí tạng rất sâu của ông vừa hỏI đồng như chỗhỏI cùa bực nhất thiết trí.

Nàythiện nam tử ! Lúc ta mới thành đạo chánh giác nơi cộiBồ-đề, có vô lượng Bồ-Tát ở mười phương thế giớicũng từng đến hỏi Như-Lai những nghĩa thậm thâm ấy. Vănnghĩa công đức đã hỏi ngày trước cùng với của ông hômnay đồng nhau không khác.

Hỏinhư vậy có thể đem sự lợi ích lại cho vô lượng chúngsanh”.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế Tôn ! Con khôngđủ trí để hỏi Như Lai về những thâm nghĩa ấy.

Vínhư muỗi mòng chẳng thể bay qua đến bờ kia của biển cả,cùng lượn khắp hư không. Cũng vậy, con không thể bạch hỏiNhư Lai về những nghĩa biển cả trí huệ và hư không pháptánh rất sâu như vậy.

Vínhư quốc vương đem viên minh châu trong búi tóc giao cho quangiữ kho. Quan giữ kho lãnh châu hết lòng cung kính gìn giữ.Cũng vậy, con hết lòng cung kính giữ gìn nghĩa lý đại thừarất sâu của Như-Lai truyền dạy. Vì nghĩa lý ấy làm chocon được trí huệ sâu rộng”.

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát: “Lóng nghe ! Lóng nghe ! Như –Lai sẽvì ông mà nói nghiệp nhơn trường thọ của Như-Lai đã được.Do nơi nghiệp nhơn nầy mà Bồ Tát được thọ mạng dài lâu.Nếu hạnh nghiệp có thể làm nhơn cho quả Bồ-Đề thờiphải nên thành tâm nghe kỹ và lãnh thọ nghĩa ấy. Đã tựlãnh thọ rồi nói lại cho người khác. Do tu tập hạnh nghiệpấy mà Như-Lai đặng thành vô thượng chánh giác. Nay lạIvì ngườI mà giảng rộng ý nghĩa ấy.

Vínhư vương tử phạm tội bị giam vào ngục, nhà vua rất nhớthương con, đích thân ngự đến ngục thất. Cũng vậy, muốnđược trường thọ, Bồ Tát phải nên hộ niệm tất cảchúng sanh, xem như con ruột, sanh lòng đại từ, đại bi, đạihỉ, đại xả, truyền cho giới bất sát, dạy cho tu pháp lành.Cũng nên để tất cả chúng sanh ở nơi ngũ giới thập thiện.Lại đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la v.v…,để cứu vớt những kẻ khổ não trong các nơi ấy. Giảithoát kẻ chưa giải thoát, cứu độ người chưa được cứuđộ. Người chưa chứng Niết bàn làm cho chứng Niết bàn.An ủi tất cả người đang ở trong cảnh kinh sợ. Do các nghiệpnhơn trên đây mà Bồ Tát được thọ mạng dài lâu. Nơi cáctrí huệ được tự tại. Sau khi maïng chung sanh lên cõi trên”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật: “Bạch Thế Tôn ! Bồ-Tát Ma-Ha-Tát bìnhđẳng xem chúng sanh đồng như con ruột, nghĩa ấy rất sâu,con chưa hiểu được. Đức Thế Tôn chẳng nên nói Bồ Tátđối với chúng sanh tu tâm bình đẳng xem đồng như con, vìtrong Phật pháp có người phá giới, có kẻ phạm tội nghịch,có kẻ hủy báng chánh pháp. Sao lại với những hạng ấymà xem đồng như con?”.

Phậtdạy: “Phải đấy ! Như Lai đối với chúng sanh thiệt xemđồng là con như La-Hầu-La”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật: “Trước kia ngày rằm lúc Chư Tăng đangbố tát . Có một đứa trẻ không khéo tu tập ba nghiệp thân,khẩu, ý, núp ở chỗ kín rình nghe chư Tỳ-kheo-tăng thuyếtgiới. Mật-Tích Lực-Sĩ nương thần lực của Phật lấychày kim cang đập đứa trẻ ấy nát ra như bụi. Bạch ThếTôn ! Vị thần Kim Cang ấy rất là bạo ác mới giết đượcđứa trẻ. Thế sao Như Lai xem các chúng sanh đồng như làLa Hầu La?”

Phậtdạy: “Ông không nên nói như vậy.

Đứatrẻ ấy chính là người biến hóa, chẳng phải người thiệt.Vì muốn xua đuổi những kẻ phá giới hủy pháp ra ngoài chưTăng nên hiện như vậy. Thần Kim Cang kia cũng là biến hóathôi. Hạng hủy báng chánh pháp cùng nhứt- xiển-đề hoặccó người sát sanh nhẫn đến tà kiến, và cố ý phạm giới,Như Lai đối với những hạng ấy đều thương xót như conlà La-Hầu-La.

Nhưquốc vương đối với bầy tôi phạm phép thời cứ tội trulục mà chẳng tha. Như-Lai Thế-Tôn không phải như vậy; vớihạng hủy pháp, làm pháp yết-ma khu-khiển, quở trách, cửtội v.v… Sở dĩ Như-Lai làm các pháp yết-ma trừng trị nhữnghạng hủy báng chánh pháp như vậy là vì muốn chỉ rõ nhữngngười ác hạnh thờI có quả báo.

Ôngphải biết Như-Lai là vị ban bố sự vô úy cho chúng sanh ác.Nếu Như-Lai phóng ra một tia sáng, hoặc hai, năm tia sáng, kẻnào gặp được thời đề xa lìa tất cả các điều ác. NayNhư lai đầy đủ vô lượng thế lực như vậy.

Phápchưa được thấy, nếu ông muốn thấy, nay sẽ vì ông nóitướng mạo đó. Sau khi Như-Lai nhập niết bàn, nơi nào cóTỳ-Kheo trì giới đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, thấyngười hoại pháp bèn có thể khu-khiển quở trách trừng trị.Phải biết Tỳ kheo ấy đặng phước vô lượng không thểtính kể.

Vínhư quốc vương chuyên làm việc bạo ác, rồi mang bệnh nặng.Vua nước láng giềng nghe biết tình hình đem binh đến đánh,trách tội muốn giết. Vua ác bịnh ấy vì không thế lựcsợ hãi ăn năn chừa lỗi mà làm lành. Vua láng giềng kia đượcphước vô lượng. Cũng vậy, Tỳ kheo giữ phép khu-khiển quởtrách người phạm giới cho họ chừa lỗi làm lành thời đặngphước vô lượng.

Vínhư nhà cửa ruộng vườn của ông trưởng giả mọc lên nhữngcây gai độc. Trưởng giả biết được bèn chặt đốn sạchcả.

Lạinhư người trai trẻ đầu có tóc bạc, vì hỗ thẹn nên nhổbỏ chẳng cho ra dài.

Cũngvậy, Tỳ kheo giữ pháp thấy có người phá giới hủy hoạichánh pháp, bèn nên khu-khiển quở trách cử tội. Tỳ kheonầy là đệ tử của Như-Lai, là chơn thật Thanh-Văn. Nếuthấy mà bỏ qua, thời nên biết Tỳ kheo nầy là người hạiPhật pháp”.

Ca-DiếpBồ-Tát lại bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn ! Cứ nhưlời Phật dạy thời là không bình đẳng xem tất cả chúngsanh đồng như con là La-Hầu-La. Bạch Thế Tôn ! Nếu có mộtngười cầm dao hại Phật, lại có một người đem nướcchiên đàn thoa thân Phật. Như-Lai đối với hai người nầynếu là tâm bình đẳng, sao lại bảo rằng phải trừng trịkẻ phạm luật. Nếu trừng trị kẻ phạm luật thời lờidạy kia có lỗi.”

Phậtnói : “ Như quốc vương, đại thần tể tướng có bốn ngườicon trai diện mạo khôi ngô, thông minh sáng suốt, đem giao chogiáo sư dạy dổ và dặn rằng : Thầy gắng dạy chúng nócho đựơc toàn vẹn cả tài lẫn đức. Nếu chúng nó ngỗnghịch, thầy phải nghiêm trị, dầu ba đứa bị đòn chết,còn một đứa được nên, chúng tôi cũng vui lòng.

NầyCa-Diếp ! Như vậy thời cha và thầy của các trẻ có phảitội sát sanh chăng ?

Ca-DiếpBồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn, không ! Vì lòng thươngmuốn cho các trẻ được nên, chớ chẳng phải ác tâm. Dạydỗ như thế đặng phước vô lượng”.

Phậtnói : “ Cũng vậy, Như-Lai đối với kẻ phạm pháp xem đồngnhư con cả. Nay Như-Lai đem chánh pháp vô thượng phó chúccác vua, đại thần, tể tướng, Tỳ-kheo, Tỳ- kheo ni, Ưu-Bà-Tắc,Ưu-Bà-Di. Các vua, quan và bốn bộ chúng phải nên khuyên rănkhích lệ các học chúng, khiến đặng tăng thượng giới,định, trí huệ. Nếu người nào không tu học ba phẩm phápnầy lười biếng phá giới, hủy hoại chánh pháp, thời vuaquan, bốn bộ chúng phải nên nghiêm trị.

NầyCa-Diếp ! Như vậy các vua, quan, bốn bộ chúng có mắc tộichăng?’

Ca-DiếpBồ-tát thưa : “Bạch Thế Tôn. Không !”

Phậtnói : “ Các vua quan và bốn bộ chúng ấy còn không tội,huống là Như-lai.

NầyCa-Diếp ! Như-Lai khéo tu đức bình đẳng như vậy, xem cácchúng sanh đồng là con cả. Tu như vậy gọi là Bồ-Tát tutâm bình đẳng nơi các chúng sanh xem đồng là con. Bồ-Táttu tập hạnh nghiệp bình đẳng nầy thời được thọ mạnglâu dài, lại cũng khéo biết những việc đời trước”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Như lời Phật dạynếu Bồ-Tát tu tâm bình đẳng đối với chúng sanh xem nhưcon ruột thời được thọ mạng dài lâu. Đức Như-Lai chẳngnên dạy như thế.

Nhưngười biết phép, có thể giảng nói các hạnh hiếu thuận,khi về đến nhà lại lấy ngói đá ném đánh cha mẹ. Mà chamẹ là ruộng phước lớn có ơn nhiều nên phải cúng dường,trở lại đánh đập, thời người biết phép nầy lời nóicùng hành động trái ngược nhau.

Lờidạy của Như-Lai cũng vậy. Bồ-Tát tu tâm từ bình đẳngđược thọ mạng dài lâu biết được túc mạng, thườngở nơi đời không có đổi dời. Nay đây do duyên cớ gì màđức Thế-Tôn thọ mạng rất ngắn đồng nhơn-gian ư ? Haylà Như-Lai có oán ghét chi chúng sanh ? Ngày trước Như-Lai làmnghiệp ác gì, giết chết mấy mạng, mà mắc báo đoản thọsống không đầy trăm tuổi ư ?”

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-tát : “ Nay duyên cớ gì mà ông nói lờithô ở trước Như-Lai như thế ? Như-Lai trường thọ rấthơn hết trong các tuổi thọ. Như-Lai chứng được pháp thườngtrụ hơn hết trong các pháp thường trụ”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Đức Như-Lai đượcthọ mạng dài lâu thế nào?”

Phậtnói : “ Như tám con sông lớn : một là sông Hằng, hai làsông Diêm-Ma-La, ba là sông Tát-La, bốn là sông A-Lợi-La, nămlà sông Ma-Ha, sáu là sông Tân-Đầu, bảy là sông Bác-Xoa,tám là sông Tất-Đà. Tám con sông nầy cùng các sông nhỏđều chảy vào biển lớn.

Cũngvậy, tất cả con sông thọ mạng của người, của trời,của đất, của hư không, đều vào trong biển thọ mạng củaNhư-Lai. Vì vậy, nên Như-Lai thọ mạng vô lượng.

Vínhu ao A-Nậu chảy ra thành bốn con sông lớn. Cũng vậy, Như-Laixuất sanh tất cả thọ mạng.

Vínhư trong các pháp thường trụ, hư không là đệ nhứt. Cũngvậy, ở trong các pháp thường trụ, Như-Lai là đệ nhứt.

Nhưtrong các vị thuốc, vị đề-hồ là đệ nhứt. Cũng vậy,trong các chúng sanh, thọ mạng của Như-Lai là đệ nhứt.”

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Nếu thọ mạng củaNhư-lai dài lâu như vậy, thời Như-Lai nên ở nơi đời hoặcmột kiếp, hoặc ít hơn để thường tuyên diệu pháp, nhưtuôn mưa lớn”.

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! ông chẳng nên ở nơi Như-Lai có quanniệm là diệt tận.

NầyCa-Diếp ! Nếu có Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo ni, Ưu-Bà-tắc, Ưu-Ba-Di,nhẫn đến ngoại đạo ngũ thông thần tiên, hạng đượctự tại, hoặc sống một kiếp hay ít hơn, ở giữa hư khôngđi đứng nằm ngồi tự tại, nách tả phun lửa, nách hữuvọt nước, thân tuôn khói lửa, nếu muốn sốnglâu, thời được như ý muốn. Đối với mạng sống hoặcdài hoặc ngắn đều tự tại. Người được ngũ thông cònđặng thần lực tùy ý như vậy, huống là Như-Lai đặngsức tự tại đối với tất cả pháp, mà lại không thểở đời hoặc nửa kiếp, hoặc một, hai kiếp, hoặc trămngàn kiếp, hoặc vô lượng kiếp sao ? Vì những nghĩa ấy,phải biết rằng Như-Lai là pháp thường trụ chẳng biếnđổi. Thân của Như-Lai đây là thân biến hóa chẳng phảithân tạp thực. Vì dộ chúng sanh nên thị hiện đồng vớichúng. Vì vậy, nên thị hiện bỏ thân mà nhập Niết-bàn.

Ôngnên biết rằng Phật là pháp thường trụ, là pháp không biếnđổi.Ở trong đệ nhứt nghĩa nầy, các ông phải nên siêngnăng tinh tấn nhứt tâm tu tập. Mình đã tu tập và vì ngườikhác mà giảng nói”.

Ca-DiếpBồ-Tá thưa : “Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữaxuất-thế-pháp cùng thế pháp? Như lời Phật dạy : Phậtlà pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đờicũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường,không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường,Vi-Trần cũng thường.

Nếunói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thườnghiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời cókhác gì nghĩa thường của thế gian. Vì Phạm-Thiên nhẫnđếùn vi trần cũng chẳng hiện”.

Phậtbảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôinhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởnggiả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước,chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chănấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêubò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữara uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầybò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữabơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ làphẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng,dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bànđựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì khôngbiết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ. Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vàotúi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không đượcđề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàmphu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa củaNhư-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lànhthừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọncướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới,định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giảithuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thườnggiới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướpkia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vìđề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phuvì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên,nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bànkỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Nhưbọn cướp kia không được đề-hồ.

Hạngphàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờđây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọncứop kia được sữa pha với nước. Mà hạng phàm phu ấythiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường chamẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết đượcgiới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mànói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc,ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết. Vì thế nênsau khi ra đời, Như-Lai vì chúng sanh mà diễn nói thường,lạc, ngã, tịnh.

Nhưvua Chuyển-Luân ra đời, do sức phước đức của vua nên bọncướp tan vỡ, bầy bò vẫn còn nguyên vẹn. Nhà vua bèn giaobầy bò cho người chăn rành nghề, do đó mà được đề-hồ,và nhờ đề-hồ ma nhơn dân khỏi bịnh khổ.

Lúcđấng Pháp-Vương ra đời, hạng phàm phu không thể diễn thuyếtgiới, định, trí huệ kia liền tan rã như bọn cướp. Bấygiờ Như-Lai khéo giảng thế-pháp và xuất-thế-pháp. Vì chúng sanh mà khiến các vị Bồ-tát theo đó để diễnthuyết. Chư đại Bồ-tát đã được đề-hồ, lại làm chovô số chúng sanh được pháp-vị cam-lộ vô-thượng, tứclà thường, lạc, ngã, tịnh, của Như-lai.

NầyCa-Diếp 1 Vì những nghĩa ấy, nên Như-Lai là thường, là phápkhông biến đổi. Chẳng đồng hạng người ngu trong đờigọi Phạm-Thiên v.v… là pháp thường còn.

Gọilà pháp thường trụ thời phải là Như-Lai chớ chẳng phảipháp nào khác. Ông phải hiểu biết thân Như-Lai là như vậy.

NầyCa-Diếp ! Mọi người nên thường chuyên lòng tu hai chữ nầy: Phật là “Thường-trụ”. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơnnào tu hai chữ nầy, nên biết người ấy đi theo đường Phậtđi, đến chỗ Phật đến.

NầyCa-Diếp ! Nếu người tu tập hai chữ nầy làm tướng tịchdiệt, nên biết Như-Lai thời là nhập Niết-bàn đối vớingười ấy.

NầyCa-Diếp ! Nghĩa Niết-bàn chính là pháp tánh của chư Phật”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “Bạch Thế-Tôn ! Pháp tánh của chưPhật nghĩa thế nào ? Nay con muốn biết nghĩa của pháp tánh.Cúi mong Đức Như-Lai xót thương giải rộng cho.

Vảpháp tánh tức là xả thân, xả thân gọi là vô-sở-hữu,nếu vô-sở-hữu thời thân làm sao còn. Thân nếu còn tạisao lại nói thân có pháp tánh ? Thân có pháp tánh sao thânlại còn?

Naycon phải hiểu như thế nào về nghĩa ấy?”

Phậtdạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Nay ông chẳng nên nói diệt là pháptánh. Pháp tánh không có diệt.

Vínhư vô-tưởng-thiên thành tựu sắc ấm mà không có sắc tưởng.Chẳng nên hỏi rằng các ông trời ấy sung sướng hưởngvui thế nào? Nghĩ tưởng những gì? Thấy nghe thế nào?

NầyCa-Diếp ! Cảnh giới của Như-lai chẳng phải là chỗ biếtcủa Thanh-Văn Duyên-Giác. Chẳng nên nói rằng thân của Như-Lailà pháp diệt.

NầyCa-Diếp ! Pháp diệt như thế là cảnh giới của Phật, chẳngphải hàng Thanh-Văn Duyên-Giác biết được.

Nayông không nên nghĩ lường Như-Lai ở chỗ nào, đi chỗ nào,thấy chỗ nào, vui chỗ nào? Những nghĩa ấy, cũng chẳngphải các ông biết được. Pháp thân của Phật, các thứphương tiện chẳng thể nghĩ bàn.

NầyCa-Diếp ! Nên phải tu tập Phật, Pháp và Tăng mà quán tưởnglà thường. Ba pháp ấy không có dị tưởng. Không vô thườngtưởng, không biến dị tưởng. Nếu ở nơi ba pháp tu dị-tưởng,phải biết rằng tam quy thanh tịnh của những người nầythời không chỗ y-nương, cấm giới của họ đều chẳng đầyđủ. Trọn chẳng chứng được quả Thanh-Văn, Duyên-Giác,Bồ-Đề. Nếu có thể ở nơi bất khả tư-nghị nầytu thường-tưởng thời có chỗ quy-y.

Nầyca-Diếp ! Ví như nhơn nơi cây thời có bóng cây. Cũng vậy,vì Như-Lai có pháp thường trụ thời có chỗ quy-y, chớ chẳngphải là vô thường. Nếu cho rằng Như-Lai là vô thường thờiNhư-Lai không phải là chỗ quy-y của người và của trời”.

Ca-DiếpBồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Ví như trong tốicó cây mà không có bóng”.

Phậtnói : “Này Ca-Diếp ! Ông không nên nói có cây mà không cóbóng, Chỉ vì nhục nhãn không thấy đó thôi. Cũng vậy, tánhNhư-lai là thường trụ, la không biến đổi. Người khôngcó con mắt trí huệ thời không thấy được. Như trong tối không thấy bóng cây. Cũng vậy, sau khi Phật nhậpdiệt, hạng phàm phu nói Như-Lai là vô thường. Nếu cho rằngPhật khác với Pháp và Tăng thời chẳng thành chỗ của ba Pháp quy- y. Như cha mẹ của ông mỗi mỗi sai khác, nên thànhvô thườntg”.

Ca-DiếpBồ-Tát lại bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Bắt đầu từnay, con sẽ đem ba pháp thường trụ Phật, Pháp và Tăng đểkhai ngộ cho cha mẹ, nhẫn đến cha mẹ trong bảy đờiđều khiến phụng trì.

BạchThế-Tôn ! Nay con phải học Phật, Pháp, Tăng bất-khả-tư-nghị.Tự mình học rồi lại sẽ vì người mà giảng giải nhữngnghĩa ấy. Nếu người nào không tin không nhận, thờinguời đó là kẻ tu pháp vô thường đã lâu. Con sẽ làm sương móc, làm mưa giá cho hạng người nầy”.
Phậtkhen Ca-Diếp Bồ-Tát : “Lành thay ! Lành thay ! Nay ông khéocó Thể hộ trì chánh pháp. Hộ pháp như vậy thời là khôngkhinh khi người. Do nơi nghiệp nhơn không khinh khi người màđược quả báo trường thọ, biết rành những đờiđã qua”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com