Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phẩm Ai Thán

07/06/201114:12(Xem: 4354)
03. Phẩm Ai Thán

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

III
PHẨMAI THÁN THỨ BA

(Hánbộ phần sau quyển thứ hai)

ÔngThuần-Đà ra đi không bao lâu, khắp cả đại-địa nhẫn đếntrời phạm thiên bỗng chấn động sáu cách (36). Phàm địađộng có hai: đại động và tiểu động. Có tiếng nhỏ,chỉ riêng nơi mặt đất chấn động, chỉ động một chiều,đây là tiểu địa động. Có tiếng lớn, cả đất liềncùng núi biển sông rạch cây cối đều động, động xoaynhiều chiều, lúc động có thể làm động cả tâm chúng sanh,đây là đại địa động. Đức Phật ra đời có nhữnglần đại địa động: Từ cung trời Đâu-Suất giáng thầnxuống nhơn gian, sơ sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển phápluân, và nhập Niết-bàn. Giờ đây Như-Lai sắp nhập Niết-bànnên có điềm đại-địa-động như vậy.

Thiên-Longbát bộ (37) cả mình rởn ốc, đồng thanh buồn khóc mà nóikệ rằng :

Cúiđầu lạy Thế-Tôn
Chúngcon đồng khuyến thỉnh,
Chúngcon mà xa Phật
Thờikhông ai cứu hộ.
ĐứcPhật nhập Niết-bàn
Chúngcon chìm biển khổ
Khácnào nghé mất mẹ
Sầulo rất buồn khổ,
Nghèocùng không ai giúp
Cũngnhư người bịnh ngặt
Khônglương y săn sóc
Tựý ăn uống lầm
Chúngsanh bịnh phiền não
Thườngbị kiến-chấp hại
Xalìa đấng y-vương (38)
Uốngăn thuốc tà độc
Ngửamong Phật Thế-Tôn
Chớbỏ rơi chúng con.
Vínhư mặt trời mọc
Quangminh rất sáng chói
Đãcó thể tự soi
Cũngtừ tất cả tối,
Phậtphóng thần thông quang
Trừkhổ não chúng sanh
Ởgiữa các chúng hội
Vínhư núi Tu-di (39)

BạchTjhế-Tôn ! Ví như quốc-vương sanh các vương tử diện mạoxinh đẹp, Vua rất yêu mến dạy cho rành nghề văn nghiệpvõ rồi sai người đem giết.

Ngàynay chúng con là con của Phật, nhờ Phật dạy dổ có đủchánh kiến, xin chớ bỏ con. Nếu bỏ chúng con thời chúngcon khác nào các vương tử kia. Ngửa mong đức Phật ở luônnơi đời, chớ nhập niết-bàn.

BạchThế-tôn ! Ví như có người học giỏi nơi các bộ luận rồi lại sanh lòng sợ đối với các bộ luận ấy, cũng thế,đức Như-Lai thông đạt các pháp mà lại sợ các pháp. Nếuđược đức Như-Lai ở luôn nơi đời giảng pháp cam lồ chochúng sanh được thấm nhuần đầy đủ, thời các chúng sanhđây chẳng còn lại sợ phải bị sa vào địa ngục.

BạchThế-tôn ! Ví như có người mới vừa học làm nghề, kếbị quan bắt giam vào ngục, có hỏi thăm hiện tại thế nào? Người ấy tất đáp: Nay tôi rất buồn khổ. Nếu ngườiấy được thả, thời được an vui. Cũng thế, đức Thế-Tônvì chúng con mà tu các khổ hạnh, hiện nay chúng con chưa đượcthoát khỏi sanh tử, thế sao đức Như-Lai đặng thọ hưởngan vui.

BạchThế-Tôn ! Ví như y vương hiểu rành các phương thuốc,đem phương bí truyền dạy riêng cho con mình, mà khôngh dạycho các trò khác. Cũng thế, đức Như-Lai đem tạng pháp thậmthâm bí mật dạy riêng cho Văn-Thù Sư-Lợi, mà chẳng thưongchẳng dạy cho chúng con. Như ông thầy thuốc kia vì lòng cònriêng tư thân sơ, nên sự dạy không bình đẳng rộng rãi,chỉ dạy riêng cho con mình môn bí-phương, mà không truyềncho các trò khác. Đức Như-Lai trọn không có lòng thân sơtư vị, tại sao chẳng dạy dỗ chúng con. Ngửa mong đức Phậtở lâu nơi đời, chớ nhập Niết-bàn.

Bạchđức Thế-Tôn ! Ví như những người già trẻ bịnh khổ đinơi đường hiểm rất khốn khó gian lao, có bực dị nhơnthấy vậy xót thương bèn chỉ cho con đường tốt bằng thẳng.Chúng con cũng như vậy. Người trẻ dụ cho những kẻ chưatăng trưởng pháp thân, người già dụ cho những kẻ nặngphiền não, bịnh khổ dụ cho sanh tử, đường hiểm nạn dụcho tam giới. Cúi xin đức Như-Lai chỉ dẫn con đường chơnchánh giải thoát cho chúng con, ở lâu nơi đời, chớ nhậpNiết-bàn.”

ĐứcThế-Tôn bảo các Tỳ-kheo :” Các thầy đừng ưu sầu khóckể như hàng trời người phàm phu kia.

Cácthầy phải siêng năng tinh tấn giữ vững chánh niệm”.

Ngheđức Phật phán như vậy, hàng trời người bát bộ liềnnín khóc.

ĐứcThế-Tôn vì đại chúng mà nói kệ rằng :

Đại chúng phải sáng suốt
Chẳng nên quá sầu khổ.
Chư Phật đều vậy cả
Vì thế nên im lặng,
Thích nơi hạnh tinh tấn
Gìn lòng giữ chánh niệm
Xa lìa các điều quấy
Hớn hở được an vui.

Lạinầy các thầy Tỳ-kheo ! Nếu có chỗ nào nghi ngờ đều phảibạch hỏi. Ở trong những pháp không, bất không, thường, vôthường, khổ, phi khổ, y, phi y, khứ, bất khứ, quy, phi quy,hằng, phi hằng, đoạn, phi đoạn, chúng sanh, phi chúng sanh,hữu, vô hữu, thiệt, bất thiệt, chơn, bất chơn, diệt, bấtdiệt, mật, bất mật, nhị, bất nhị, v.v… nếu còn nghingờ nay nên bạch hỏi, Như-Lai sẽ giải quyết cho. Như-Laitrứơc nói pháp cam-lộ cho các thầy rồi, sau mới nhập Niết-bàn.

Nầycác thầy Tỳ-kheo ! Phật ra đời là khó, thân ngườikhó được, gặp Phật sanh tín- tâm, việc đây cũng khó, nhẫnsự khó nhẫn lại là khó hơn, đầy đủ giới hạnh chứngquả A-La-Hán (40) cũng là việc khó. Như tìm cát vàng cùnghoa ưu-đàm-bát-la.

Cácthầy khỏi bát nạn được thân người là sự khó, nay gặpNhư-Lai chẳng nên để luống uổng. Ngày xưa, Như-Lai tu nhiềuhạnh khổ, nay được phương tiện vô thượng như thế, trongvô lượng kiếp vì các thầy mà xả thí thân thịt tay chơnđầu mắt tủy não. Ví thế các thầy chẳng nên phóng dật.

Nầycác thầy Tỳ-kheo ! Thành báu chánh pháp trang nghiêm, đầyđủ các thứ công đức trân bảo, giới, định, và trí huệlàm tường thành và hào thành. Nay các thầy gặp được thànhbáu Phật pháp, chẳng nênlượmlấy những vật hư ngụy. Ví như nhà thương mãi gặp thànhchơn bảo, lượm lấy ngói sạn rồi trở về nhà. Cácthầy chớ để tâm hạ liệt, cam đủ nơi chút ít pháp mọn.Các thầy dầu xuất gia mà không ham mộ pháp đại thừa. Thâncác thầy dầu được đắp cà sa mà tâm chưa được nhuộmpháp đại thừa thanh tịnh. Các thầy dầu khất thực ở nhiềunơi mà chưa từng khất pháp-thực đại- thừa. Các thầy dầucạo bỏ râu tóc mà chưa vì chánh pháp cạo sạch kiết-sử.

Nầycác thầy Tỳ-kheo ! Nay Như-Lai bảo thiệt các thầy, hiệnnay Như-Lai đại chúng hòa hiệp pháp tánh chơn thiệt chẳngđiên đảo. Vì thế các thầy phải nhiếp tâm dõng mãnh tinhtấn xô dẹp các kiết sử. Khi mặt trời Phật huệ lặn mấtrồi, các thầy sẽ bị vô minh trùm đậy.

Nầycác thầy ! Ví như những cỏ thuốc trên mặt đất để chúngsanh dùng, Phật pháp cũng vậy, sanh ra pháp vị cam lồ diệuthiện làm thuốc hay chữa bịnh phiền não của chúng sanh.Nay Như-Lai sẽ làm cho tất cả chúng sanh cùng bốn bộ chúngđều được an trụ trong tạng bí mật. Cũng như chữy, nếu ba điểm đứng chung hàng, hoặc đứng ngay, hoặc khácnhau đều không thành chữ y. Ba điểm phải như ba con mắttrên mặt Đại-Tự-Tại-Thiên mới thành chữ y. Như-Lai cũngthế, pháp giải thoát không phải Niết- bàn, thân Như-Lai khôngphải Niết-bàn, ma-ha-bát-nhã cũng không phải Niết-bàn, bapháp đều khác nhau cũng không phải Niết-bàn. Như-Lai nàyan trụ ba pháp ấy, vì chúng sanh mà nói là nhập Niết-bàn,như chữ y trong đời.”

CácTỳ-kheo nghe đức Phật Thế-Tôn nói quyết định sẽ nhậpNiết-bàn, ai nấy đều lo rầu, cả mình rởn ốc, lệ trànđầy mắt, cúi lạy chơn Phật mà bạch rằng :’ Đức Thế-Tônkhéo dạy vô thường, khổ, không, vô-ngã.

BạchThế-Tôn ! Ví như các dấu chưn của muông thú, dấu chưnvoi là hơn cả. Vô thường quán cũng lại như vậy là phápquán tưởng bực nhứt trong các pháp quán tưởng. Nếuai tinh cần tu tập pháp nầy, thời có thể trừ tất cả sựái nhiễm cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc, trừ vô minh kiêumạn và vô thường tưởng. Đức Như-Lai nếu đã lìa hẳnvô thường tưởng thời nay chẳng nên nhập Niết-bàn. Cònnếu chẳng lìa hẳn, cớ sao lại dạy rằng tu vô thườngquán trừ được sự ái nhiễm ba cõi, vô minh, kiêu mạn vàvô thường tưởng.

BạchThế-Tôn ! Ví như đế vương biết mạng sắp chết, bèn ânxá ngục tù trong thiên hạ rồi sau mới băng. Ngày nay đứcNhư-Lai cũng nên như vậy, độ cho tất cả chúng sanh thoátkhỏi lao ngục vô tri vô minh rồi sẽ nhập Niết-bàn. Hiệntại chúng con đều chưa được giải thoát, sao đức Thế-Tônlại vất bỏ mà muốn nhập Niết-bàn ?

BạchThế-Tôn ! Như người say rượu mê loạn nói xàm, không cònbiết thân sơ, mẹ con, chị em,nằm vùi trong phẩn nhơ, nhờlương y cho uống thuốc, ói sạch rượu ra mới được tỉnhlại, lòng rất hổ thẹn tự răn trách lấy mình, rượu làthứ hại, là cội gốc của các tội lỗi, nếu chừa đượcrượu thời khỏi tội lỗi. Chúng con cũng thế, từ nhiềuđời đến nay luân chuyển sanh tử, tình sắc làm say mê thamđắm trong ngũ dục, không phải mẹ, tưởng là mẹ, khôngphải con, chị, em, mà tưởng là con, chị, em, không phải chúngsanh mà tưởng là chúng sanh, vì cớ ấy nên luân chuyển chịukhổ sanh tử, như người say kia nằm trong phẩn nhơ. Nay đứcNhư-Lai nên ban pháp dược cho chúng con uống để ói rượuđộc phiền não, chúng con còn chưa được tỉnh ngộ, sao đứcNhư-Lai lại vất bỏ mà muốn nhập Niết- bàn.

BạchThế-Tôn ! Không có cớ gì khen cây chuối là cứng chắc được.Chúng sanh cũng thế, không có cớ gì khen ngã, nhơn, chúng sanh,thọ mạng, dưỡng- dục, tri- kiến, tác-giả, thọ-giả làchơn thiệt được. Chúng con tu vô ngã quán cũng như vậy.

BạchThế-Tôn ! Vì như bã xác không còn dùng được, bông thấtdiệp không có mùi thơm, cũng vậy, thân thể của người khôngngã không chủ. Chúng con thường tu tập pháp quán tưởng vôngã như vậy.

Nhưđức Phật từng dạy tất cả các pháp không ngã và khôngngã sở, các Tỳ-kheo phải tu tập. Tu như đây thời trừ ngãmạn, rời ngã mạn thời chứng Niết-bàn. Bạch Thế-Tôn !Không bao giờ có dấu chim baynơihư không. Người hay tu tập pháp quán vô-ngã không bao giờcó các kiến-chấp”.

ĐứcPhật khen các Tỳ-kheo : Lành thay ! Lành thay ! Các thầy khéohay tu tập pháp quán vô- ngã.”

CácTỳ-kheo bạch Phật : Bạch Thế-T6n ! Chẳng những chúng contu pháp quán vô-ngã tưởng, mà chúng con cũng tu tập các phápquán khác như : khổ, vô thường.

BạchThế-Tôn ! Như nguời say, tâm trí mê loạn thấy nhà cửa câycỏ núi sông thảy đều xoay lộn.
Ngươikhông tu các pháp quán khổ, vô thường, vô ngã thờichẳng gọi là bực Thánh, người nầy nhiều phóng dật trôilăn trong vòng sanh tử. Vì thế nên các con khéo tu tập cácquán ấy”.

ĐứcPhật bảo các Tỳ-kheo :” Lóng nghe ! Lóng nghe ! Vừa rồicác thầy trình bày ví dụ người say đó, các thầy chỉ biếtdanh tự mà chưa hiểu thấu “thật nghĩa”. Thế nào là “thậtnghĩa” ? Như ngườ say kia thấy nhà cửa núi sông vốn thiệtkhông xoay lộn, mà tưởng cho là xoay lộn. Cũng vậy, bị nhữngphiền não vô minh trùm đậy nên chúng sanh khởi tâm điênđảo : ngã cho là vô ngã, thường cho là vô thường, tịnhcho là bất tịnh, lạc cho là khổ. Vì mắc phải phiền nãotrùm che, nên dầu nghĩ tưởng như vậy mà không thấu rõ thậtnghĩa”, như người say kia đối với sự không xoay lộn màtưởng cho là xoay lộn.

“Ngã” chính là thật nghĩa của “Phật”, “Thường” chínhlà thật nghĩa của”Pháp-Thân”, “Lạc” là thật nghĩacủa “Niết-bàn”, “Tịnh” là thật nghĩa của “Pháp”.

Cácthầy sao lại nói người có ngã thời kiêu-mạn cống-cao lưuchuyển sanh tử. Nếu các thầy nói rằng, tôi cũng tu tậppháp quán vô thường, khổ, vô ngã. Ba môn tu tập này khôngcó thiệt nghĩa”.

Như-Laisẽ nói ba pháp tu đặc thắng. `

Khổcho là vui, vui cho là khổ, là pháp điên đảo. Vô thườngcho là thường, thường cho là vô thường, là pháp điên đảo.Vô-ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, là pháp điên đảo.Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, là pháp điênđảo. Có bốn pháp điên đảo như vậy thời là người chẳngrõ pháp tu chơn chánh.

Cácthầy ở trong pháp khổ tướng cho là vui, ở trong vô thườngtưởng cho là thường, ở trong vô-ngã tưởng cho là ngã, ởtrong bất tịnh tưởng cho là tịnh.

Thếgian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh. Xuất thế cũng co thường,lạc, ngã tịnh. Pháp thế gian có văn tự mà không thật nghĩa.Xuất thế có văn tự có thật nghĩa. Tại sao vậy ? Vì phápthế gian có bốn sự điên đảo nên chẳng biết thật nghĩa.Lại có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.Vì có ba sự điên đảo nầy nên người thế gian ở tronglạc thấy là khổ, trong thường thấy vô thường, trong ngãthấy vô ngã, trong tịnh thấy bất tịnh, đây gọi là điênđảo. Vì điên đảo nên thế gian biết văn tự mà chẳngbiết thật nghĩa.

Gìlà thật nghĩa? Vô ngã gọi là sanh tử, còn ngã gọi là Như-Lai.Vô thường là Thanh-văn Duyên- giác, còn thường là Như-Laipháp thân. Khổ là tất cả ngoại đạo, còn lạc là Niết-bàn.Bất tịnh là pháp hữu vi, còn tịnh là chánh pháp của chưPhật và Bồ-Tát. Đây gọi là chẳng điên đảo. Vì chẳngđiên đảo nên biết văn tự biết thật nghĩa. Nếu muốnlìa khỏi bốn sự điên đảo thời phải rõ biết thường,lạc, ngã, tịnh như vậy.

CácTỳ-kheo bạch Phật :”Bạch Thế-Tôn ! Như lời đức Thế-Tôndạy rằng dứt lìa bốn sự điên đảo ấy thời được rõbiết thường, lạc, ngã, tịnh. Nay đức Như-Lai trọn khôngcó bốn sự điên đảo thời đã rõ biết thường, lạc, ngã,tịnh. Nếu đã rõ biết thường, lạc, ngã, tịnh sao đứcNhư-Lai không ở đời một kiếp hoặc nửa kiếp để dạydổ chúng con, cho chúng con khỏi lìa bốn sự điên đảo, màlại vất bỏ chúng con muốn nhập Niết-bàn. Nếu được đức Như-Lai đoái thương dạy bảo, chúng con sẽ hết lòngtuân lời tu tập. Nếu đức Như-Lai nhập Niết-bàn, chúngcon không thể mang thân độc hại nầy mà tu phạm hạnh. Chúngcon cũng sẽ nhập Niết-bàn theo Phật.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo :” Các thầy chớ nói như vậy. Bao nhiêuvô thượng chánh pháp của Phật, Như-Lai đều đem giao phócho Ma-Ha-Ca-Diếp. Ma-Ha-Ca-Diếp sẽ là chổ y-chỉ hoàn toàncho các thầy, cũng như đức Như-Lai là chổ y-chỉ của tấtcả chúng sanh.

Vínhư quốc vương lúc đi tuần du, đem quốc sự giao phó cảcho đại thần. Cũng vậy, Như-Lai đem chánh pháp giao phó choMa-Ha-Ca-Diếp.

Cácthầy nên biết rằng chỗ tu pháp khỗ vô thường trước kiachẳng phải là chơn thật. Ví như mùa xuân, có một nhóm ngườichơi thuyền trong hồ lớn làm rớt chìm ngọc lưu ly.Nhóm ngườiấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hònsõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏinước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ởdưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứngtrong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc.Có một người trí tìm cách khéo chẫm rãi lặn xuống tìmvớt được ngọc.

Cácthầy chớ nên cho sự tu tập pháp quán vô thường, khổ, vôngã, bất tịnh như vậy là thật nghĩa. Nhưnhóm người kia lặn xuống nước bốc nhằm sạn đá mà cholà ngọc. Các thầy phải khôn khéo nơi nơi chỗ chỗ .luôntu pháp quán ngã, thường, lạc, tịnh. Lại cần nên biếttướng mạo tu tập bốn pháp trước kia đều là điên đảo.Muốn được chơn thiệt tu các pháp quán, tức là quán ngã,thường, lạc, tịnh thời phải như người trí khéo vớt đượcngọc kia.

CácTỳ-kheo bạch Phật :” Bạch Thế-Tôn ! Ngày trước đứcPhật dạy rằng các pháp vô ngã, các ông phải tu học. Tuhọc pháp vô ngã sẽ lìa sự chấp ngã, lìa chấp ngã thờilìa kiêu mạn, lìa kiêu mạn, thời chứng Niết-bàn. Nghĩaấy thế nào ?

ĐứcPhật bảo các Tỳ-kheo : “ Lành thay ! Lành thay ! Nay các thầycó thể bạch hỏi nghĩa ấy để tự dứt chỗ nghi ngờ.

Nầycác thầy ! Ví như quốc vương kém sáng suốt, tin dùng mộty sư vụng về, tánh tình lại cao ngạo, Phàm trị bịnh gìcũng thuần dùng sửa để làm thuốc cả, thêm nỗi chẳngrõ căn do của bịnh, dầu biết dùng sửa mà chẳng hiểu rành,chẳng biện biệt sửa tốt xấu, lành, không lành. Một hôm,từ phương xa lại một minh y thông cả tám nghề, rành cácphương thuốc, trị bịnh rất giỏi. Cựu-y vì sẵn tánh cống-caokhinh mạn nên không đếm xỉa tới. Minh y thấy vậy, bèn hạmình thỉnh cựu-y làm thầy, nhơn đó được vào hầu quốcvương. Minh y trình bày lên quốc vương các phương thuốc vànhững nghệ thuật khác. Bấy giờ quốc vương tỉnh ngộ,xét biết cựu y là hạng vụng về cao ngạo, liền biếm truấtđi, rồi trọng dụng minh y. Minh y mới yêu cầu quốcvương cấm dân chúng uống thuốc sửa của cựu-y, vìthuốc ấy độc hại, làm thương tổn người bịnh, quốcvương chuẩn lời, ra lệnh cấm hẳn, nếu ai dùng sửađể trị bịnh sẽ bị tử hình. Minh y cứ theo phương dượcchế các thứ thuốc, phàm dân chúng có bịnh gì đều trịlành cả.

Ítlúc sau, quốc vương phải bịnh nặng, truyền vời minh y điềutrị. Sau khi khám bịnh, biết rằng quốc vương phảidùng thuốc sửa, minh y liền tâu rằng :” Ngày trước tôiyêu cầu cấm dùng sữa làm thuốc, đó là đại vọng ngữ.Nếu uống thuốc sữa rất có thể trị được bịnh. Hiệnnhà vua đang phải bịnh nóng, chính nên dùng sữa”.

Vuabão :” Có lẽ ông điên cuồng hay bị bịnh loạn óc rồi,mới nói rằng uống sữa trị được bịnh của ta. Cựu-ydùng sửa, ông cho là độc, bảo ta biếm truất và cấmhẳn, nay trở lại nói sửa là tốt hay trị được bịnh.

Ôngmuốn khi dối ta ư ? Cứ theo lời ông nói thời cựu-y có thểhơn ông rồi”.

Minhy tâu : “ Thưa Đại-Vương ! Như mối ăn gỗ ngẫu nhiên thànhchữ, con mối nầy tự nó không biết là chữ hay không phảichữ. Ngừơi trí xem thấy trọn không bao giờ tuyên xướngrằng con mối biết chữ và cũng chẳng lấy làm lạ.


Cũngvậy, cựu-y không hiểu căn bịnh, bịnh gì cũng dùng thuầnsữa để trị, lại không biết sữa là tốt hay xấu, là lànhhay không lành”

Vuanói :” Xin ông giải thích cho ta rõ”

Minhy tâu: ”Thuốc sữa kia cũng là độc hại, cũng là cam lộ.Thế nào là thuốc sữa cam lộ ? Nếu là bò cái không ăn bãhèm trấu cặn, con nghé của nó rất điều thiện, chỗ thảchăn không phải cao nguyên cũng không quá thấp ướt, nướcuống trong sạch, chẳng cho chạy nhảy, chẳng cho chung bầyvới bò đực, cho nó ăn uống đi đứng vừa chừng phải cách. Sữa của bò nầy trị được nhiều bịnh gọi là cam lộ.Ngoài ra các thứ sửa khác thời gọi là độc hại.

Ngheminh y giảng giải, vua khen rằng :” Hay lắm ! Hay lắm ! Nayta mới rõ thế nào là sửa tốt, xấu, lành, cùng chẳng lành“.

Saukhi được uống thuốc sữa của minh y, vua được lành mạnh,vua liền truyền lịnh cho dân chúng được dùng sữa để trịbịnh. Dân chúng không vừa lòng với thái độ của nhà vua,nên hội đến hoàng cung để cật vấn.

Quốcvương bảo dân chúng :” Mọi người chẳng nên oán tráchnơi ta, về vấn đề thuốc sữa nên uống hay không nên uốngđều là ý của y sư cả không phải lỗi của ta”.

Dânchúng vui lòng tuân lời minh y dùng thuốc sữa tốt trị bịnh,được nhiều kết quả tốt.

Nàycác Tỳ-kheo ! Các thầy nên biết đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến-Tri,Minh-Hạnh- Túc, Thiện-Thệ Thế-Gian-Giải Vô-Thượng-Sĩ Điều-NgựTrượng-Phu Thiên-Nhơn-Sư Phật Thế-Tôn cũng lạI như vậy.Là bực đại y vương hiện ra nơi đời hàng phục tất cảtà y ngọai đạo. Giữa dại chúng xướng rằng ta là y vương,vì hàng phục ngọai đạo nên nói không ngã, không nhơn, khôngchúng sanh, không thọ giã. Các thầy nên biết ngoại đạomà nói là ngã đó, như mối ăn cây ngẫu nhiên thành chữthôi. Vì thế nên trong Phật pháp đức Như-Lai nói là vô ngãđể điều phục chúng sanh, và vì là lúc phải n ói là vôngã. Rồi cũng vì có nhơn duyên nên cũng nói có ngã. Như minhy kia biết rõ nơi sữa phải thuốc, hay không phải thuốc.Chẳng phải như chỗ chấp ngô ngã của phàm phu. Phàm phu chấpngã lớn như ngón tay cái, hoặc như hột cải, hoặc như vitrần. Ngã của Như-Lai nói đều không phải như vậy, vì thếnên nói các pháp không ngã, mà chính thiệt chẳng phải làkhông ngã. Thế nào là thiệt ? Nếu Pháp là thiệt, là chơn,là thường, là chủ, là sở-y, tánh không biến đổi, đógọi là nga.õ Như minh y kia hiểu rành thuốc sửa. Cũng vậy,Như-Lai vì chúng sanh mà nói trong các pháp chơn thiệt có ngã.

Bốnbộ đệ tử của Như-Lai đều phải tu pháp quán chơnngã như vậy.

THÍCH-NGHĨA

(36)–SÁU CÁCH CHẤN ĐỘNG : 3 CÁCH VỀ TIẾNG : 1. Tiếng nổ,2. Tiếng loài hữu tình kêu la, 3. tiếng loài vô tình khua chạm,3 cách về hình : 1 rung động qua lại, 2. vọt lên khỏi chỗcũ, 3. đang nằm bỗng đứng dậy dựng lên.
(37)-TÁM BỘ THIÊN THẦN ; Thiên thần, Long thần, Dạ xoa thần,Càn-thát-bà thần, A-Tu- La-thần, Ca-Lâu-La thần, Khẩn-Na-Lathần , Ma-hầu-la thần.
(38)Y-VƯƠNG : Đức Phật là ông Vua thuốc pháp, hay chữa lànhtâm bệnh phiền não cứu chúng sanh thoát khỏi tất cả khổthống, sanh tử, để được an vui Niết-bàn thường lạc,ngã, tịnh.
(39)-TU-DISƠN (Suméru) : Quả núi to nhất ở thế gian, ở giữabiển Hương-Thủy, toàn bằng bốn chất báu Vàng, bạc, lưuly và pha lê. Đảõnh núi là cõi trời Đao-Lợi, thuộc quyềnĐế-Thích thống trị. Giữa núi là Cõi Tứ-Vương,do 4 vị Thiên-Vương cai quản.
(40)-A-La-Hán : Quả thứ tư trong bốn quả thánh xuất thế thuộctiểu thừa : Tu-Đà-Hoàn (Dự lưu) bực nầy thấy lý tứ đế,dứt ngã chấp, phân biệt hết kiến hoặc, ra khỏi phàm phu,dự vào hàng Thánh xuất thế. Tư-Đà-Hàm (Nhứt-Lai) bực Thánhnầy đã hết kiến hoặc dứt thêm sáu phẩm trong chín phẩmtư-hoặc cõi dục, còn một lần sanh trở lại cõi dục mớithoát hẳn.
A-Na-Hàm(Bất-Lai) bực Thánh đã hết kiến –hoặc và dứt cả chínphẩm tư-hoặc cõi dục, không còn sanh trở lại cõi dục nữa.
A-La-Hán(Vô-sanh Sát-tặc Ứng-cúng) bực Thánh cao nhứt trong hàng Thanh-vănTiểu- thừa, đã dứt sạch kiến-hoặc và tư –hoặc tam giớicùng câu-sanh ngã-chấp nên gọi là Sát- Tặc. Đã khỏi hẳn sanh tử luân hồi trong lục đạo, nên hiệu là Vô-sanh,là bực đáng thọ sự cúng dường của Nhơn- Thiên, niên hiệulà Ứng-Cúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com