Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Phẩm Thuần Đà

07/06/201114:12(Xem: 4663)
02. Phẩm Thuần Đà

KINH ÐẠI BÁTNIẾT BÀN
DịchTừ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
TịnhXá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

II
PHẨMTHUẦN ĐÀ THỨ HAI

(Hánbộ phần đầu quyển thứ hai)

Bấygiờ trong đại hội có vị ưu-bà-tắc, con nhà thợ thuyềntrong thành Câu-Thi-Na, tên là Thuần- Đà cùng với mười lămbạn đồng nghiệp, vì muốn đem qủa lành đến cho ngườiđời nên đến trước Phật, quỳ gối chắp tay cúi lạy chơnPhật, buồn khóc rơi lệ, bạch rằng : “Ngửa mong đứcThế- Tôn và Tỳ-Kheo-Tăng thương xót nhận phần cúng dườngcuối cùng của chúng con, cho vô-lượng chúng sanh được độ.

BạchThế-tôn! Chúng con từ nay nghèo cùng đói khổ không ai cứugiúp, không nơi nương nhờ, muốn xin phước lộc tương laiở Đức thế-Tôn (17). Cúi xin xót thương nhận chút lễ mọnrồi sẽ nhập Niết-bàn. Bạch Thế-Tôn ! Ví như có ngườinghèo cùng đến xứ xa lạ ra sức làm ruộng, đặngtrâu cày giỏi, ruộng đất tốt màu, bằng phẳng sạch cỏ,chỉ còn chờ trời mưa. Trâu giỏi dụ cho bảy nghiệp củathân và miệng, ruộng tốt bằng phẳng dụ cho trí huệ, sạchcỏ dụ cho trừ sạch phiền não. Bạch Thế-tôn ! Nay đâycon đã có trâu giỏi ruộng tốt sạch cỏ, chỉ còn trôngchờ trận mưa pháp cam-lồ của Như-Lai. Người nghèo kia chínhlà con đây,nghèo nơi của báu pháp-bảo vô-thượng. Ngửamong xót thương dứt trừ sự nghèo cùng khốn khổ của chúngcon và cả vô-lượng chúng-sanh. Cúng phẩm của con dầu kémmọn, cũng mong đức Như-Lai và chư Tăng dùng được đủ. Ngày nay con không nơi nương nhờ, không ai nâng đỡ, xin đứcThế-tôn rủ lòng thương xót coi con như La-Hầu-La (18).

ĐứcThế-Tôn, bực nhứt-thiết chủng- trí vô- thượng điều-ngự,bảo Thuần-Đà rằng Lành thay! Lành thay ! Hôm nay Như-Laitrừ sự nghèo cùng cho ông, mưa pháp vô-thượng xuống choruộng thân tâm ông mọc mầm pháp. Ông muốn cầu thọ-mạng,sắc, lực, an-lạc vô ngại, biện-tài nơi Như-Lai. Như-Laisẽ ban cho ông các thứ ấy. “Thuần-Đà! Thí- thực cóhai, đồng một quả báo; một là thọ xong liền chứngvô- thượng chánh-đẳng chánh-gíac, hai là thọ xong liền nhậpNiết-Bàn. Hôm nay Như-Lai nhận phần cúng dường cuối cùngcủa ông, cho ông đầy đủ bố-thí ba-la-mật” 19).

Thuần-Đàliền bạch Phật rằng ;” Như Đức Thế-Tôn vừa dạy rằnghai lúc cúng-thí quả-báo đồng nhau, theo ý con nghĩ, e rằngkhông đúng ngĩa. Vì vị thọ-thí trước là bực chưa sạchphiền não, chưa chứng nhứt-thiết-chủng-trí (20) cũng chưacó thể làm cho chúng sanh đầy đủ bố-thí ba-la-mật. Cònvị thọ thí sau là bực nhứt-thiết chủng-trí, đã sạchphiền-não, có thể làm cho khắp chúng sanh đầy đủ bố-thí-ba-la-mật.

Vịthọ-thí trước còn là chúng sanh, vị thọ-thí sau là bựctrời trong các trời. Vị thọ-thí trước là thân tạp-thực,thân phiền-não, thân vô-thường cuối cùng; vị thọ-thísau là thân kim-cang không phiền- não, là pháp-thân chơn-thườngvô cùng. Sao lại cho rằng hai sự cúng-thí quả báo đồngnhau ?

Vịthọ thí trước chưa được đầy đủ đàn-ba-la-mật nhẫnđến bát-nhã ba-la-mật, chỉ có nhục nhãn chưa có huệ nhãnnhẫn đến Phật-nhãn (21). Vị thọ thí sau đã được đầyđủ cả sáu ba-la-mật nhẫn đến Phật-nhãn. Sao lại cho rằnghai sự cúng-thí được quả-báo đồng nhau?

Bạch đức Thế-Tôn ! Vị thọ-thí trước, thọ xong ăn nuốt vàobụng tiêu hóa đặng sống còn, đặng sức khỏe, xinh đẹp,an vui, vô-ngại-biện. Vị thọ thí sau chẳng ăn chẳng tiêu,không năm sự quả. Sao lại cho rằng hai sự cúng thí đượcquả báo đồng nhau?”

ĐứcPhật phán ;” Thuần-Đà! Như-lai đã từ vô-lượng vô-biênvô số kiếp (22) không có những thân ăn uống, thân phiềnnão, thân sau cùng, mà là thân chân-thường, thân kim- cang,là pháp- thân.

Thuần-Đà! Người chưa thấy Phật- tánh gọi là thân tạp-thực, phiềnmão, cuối cùng. Lúc đó Bồ-tát thọ đồ ăn uống rồi nhậpkim-cang tam-muội, đồ ăn tiêu hóa xong liền thấy Phật-tánh,chứng vô- thượng chánh đẳng chánh giác. Vì lẽ ấy nênNhư-Lai nói hai sự cúng-thí được quả báo đồng nhau.

Lúcthành đạo, Bồ-tát phá hoại bốn ma (23), nay nhập Niết-bàncũng phá hoạI bốn ma , nên Như-Lai nói hai quả-báo không saikhác.

Lúctrước dẫu Bồ-tát chẳng rộng giảng-diễn mười hai bộkinh nhưng đã thông đạt rồi, nay nhập Niết- bàn rộng vìchúng sanh phân biệt giảng dạy. Vì thế nên Như-Lai nói haiquả báo đồng nhau.

Thuần-Đà! Thân của Như-Lai đã từ vô-lượng vô số kiếp chẳng thọsự ăn uống. Vì hàng Thanh-Văn mà nói rằng trước thọcháo sửa của hai nàng chăn bò là Nan-Đà và Nan- Đà Ba- La,rồi sau mới chứng quả vô- thượng chánh-giác, nhưng chínhthiệt Như-Lai không ăn. Hôm nay vì đại-chúng trong hội nầy,mà Như-Lai nhận sự cúng dường cuối cùng của ông dưng.thiệt ra Như-Lai không ăn”.

Đại-chúngnghe đức Thế-Tôn khắp vì đại-hội mà nhận sự cúng dườngcuối cùng của Thuần-Đà, đều vui mừng hớn hở. Đồngrập tiếng khen rằng : Lành thay ! Lành thay ! Hi hữu thay choThuần- Đà ! Thiệt ông không uổng tên là Thuần-Đà. Vì haichữ Thuần-Đà là “hiểu diệu-nghĩa”. Ông nay kiến lậpdiệu-nghĩa như thế, cứ nghĩa đặt tên gọi là Thuần-Đà.Hiện đời đây ông được đầy đu ûcả danh tiếng, tàilợi, đức hạnh, chí nguyện. Rất lạ cho ông Thuần-Đà !Sanh trong loài người lại được quả lành vô- thượng rấtkhó đươc. Lành thay cho Thuần-Đà ! Trong đời khó có ngườithứ hai. khác nào hoa Ưu-Đàm. Đức Phật ra đời là rấtkhó. Gặp Phật sanh lòng tin, được nghe chánh pháp,lại là rất khó. Đức Phật sắp nhập Niết-Bàn, thỉnh đượcđức Phật nhận phần cúng dường cuối cùng lại càng khóhơn.

Nam-môThuần-Đà ! Nam-mô Thuần-Đàø ! Nay ông đã đầy đủ bố-thíba-la-mật. Đại chúng liền nói kệ rằng :

Ôngdầu sanh nhơn đạo
Đãsiêu trời thứ sáu
Tôicùng tất cả chúng
Nayxin yêu cầu ông :
Đấngtối-thắng trong người
Naysẽ nhập Niết-bàn,
Ôngnên thương chúng tôi
Xinkíp thỉnh đức Phật
Ởlâu lại thế gian
Diễnthuyết pháp vô-thượng
Màbực trí tán thán
Hầulợi ích chúng sanh.
Nếuông không thỉnh Phật
Mạngtôi ắt khó toàn
Ôngnên vì chúng tôi
Đãnhlễ đức Điều-Ngự.

Thuần-Đàvui mừng hớn hở như người có cha mẹ vừa chết bỗng sốnglại. Ông đãng lễ Phật mà nói kệ rằng :

Vuithay được lợi mình !
Khéothọ nơi thân người
Dẹptrừ tham sân si
Thoáthẳn ba ác đạo (24)
Thíchthay được lợi mình !
Đượcgặp kho vàng báu
Gặpgỡ đức Điều-Ngự
Chẳngsợ đọa súc sanh
Phậtnhư hoa Ưu-Đàm (25)
Khógặp gỡ tin kính
Gặprồi trồng căn lành
Dứthẳn khổ ngạ-quỷ,
Laịcũng hay tổn giãm
Chủngloại A-Tu-La.
Hộtcải ghim đầu kim (26)
Phậtra đời khó hơn,
Tôiđã đủ đàn độ (27)
Độthiên nhơn sanh tử.
Phậtchẳng nhiễm việc đời
Nhưhoa sen ở nước
Khéodứt giống tam-giới (28)
Thoáthẳn giòng sanh tử,
Sanhlàm người là khó
Gặpđời Phật cũng khó
Dườngnhư trong biển lớn
Rùamù gặp bọng cây.
Naytôi dưng thực phẩm
Nguyệnđặng báo vô thượng
Xôphá phiền –não kiết
Tấtcả không bền chắc.
Naytôi ở nơi đây
Chẳngcầu thân nhơn thiên
Dầucó được thân ấy
Cũngkhông lòng ham thích
ĐượcPhật nhận cúng phẩm
Convui sướng không lường
Khácnào bông Y-Lan (29)
Ngátmùi hương chiên đàn.
Thântôi như Y-Lan
Thế-Tônnhận cúng phẩm
Nhưngát hương chiên đàn
Vìthế tôi vui mừng.
Tôinay được hiện báu
Chỗtối-thắng thượng-diệu
Đế-Thíchcùng Phạm-Thiên (30)
Đềuđến cúng dường tôi,
Tấtcả các thế gian
Đềusanh lòng buồn khổ
Vìbiết Phật Thế-tôn
Muốnnhập đại-niết-bàn
Đồngcất tiếng xướng to :
Đờisẽ không Điều-Ngự
Chẳngnên bỏ chúng sanh
Phảixem như con một
Phậtở giữa chư tăng
Diễnthuyết pháp vô thượng
Nhưnúi báu Tu-di
Caovọi giữa biển cả.
TríPhật vay khéo dứt
Tốivô-minh của tôi
Dườngnhư giữa hư không
Mâynổi đặng mát mẻ
Như–Lai khéo dứt trừ
Tấtcả các phiền não(31)
Nhưmặt trời mọc lên
Tanmây sáng khắp soi
Cácloài chúng sanh đây
Khócthan sưng cả mắt
Đềubị dòng sanh tử
Đẩytrôi rất khốn khổ.
ĐứcThế-Tôn cần phải
Thêmcăn lành chúng sanh
Vìdứt khổ sanh tử
Ởnán lại thế gian.

Phậtbảo Thuần-Đà: ”Đúng như lời ngươi nói. Phật ra đờilà khó như hoa Ưu-đàm. Gặp Phật sanh lòng tin lại khó hơn.Phật sắp nhập Niết-Bàn, dược cúng dường lần cuối cùngđầy đủ bố-thí ba-la-mật, lại là việc rất khó gấp bội.

Nayông chớ buồn khổ, nên phải vui mừng vì đã được dịpcúng dường Như-Lai lần cuối cùng, do đây thành-tựu bố-thíba-la-mật. Ông chẳng nên thỉnh Phật ở lại nơi đời, màphải quan sát cảnh giới của chư Phật thảy đều vô-thường,tánh và tướng của các hành-pháp cũng như vậy”.

ĐứcPhật liền vì Thuần-Đà mà nói kệ rằng :

Tấtcả các thế gian
Cósanh đều có tử,
Dầuthọ-mạng vô-lượng
Tấtcó kỳ phải hết.
Cóthạnh tất có suy,
Sumhiệp có biệt ly,
Tuổitrẻ chẳng dừng lâu
Khỏemạnh bị bịnh xâm,
Sựchết nuốt mạng người
Khôngcó gì thường còn.
Bựcvua chúa tự-tại
Thế-lựckhông ai bằng
Tấtcả đều dời đổi
Mạngsống cũng như vậy.
Sựkhổ xoay không ngằn
Lưu-chuyểnkhông thôi dừng
Bacõi đều vô thường
Mọiloài không có vui.
Tánhtướng của pháp có
Tấtcả đều trống không,
Phápsanh diệt lưu-chuyển
Luôncó những lo khổ,
Sợsệt, các lỗi ác,
Già,bịnh, chết, buồn rầu.
Nhữngkhổ ấy không ngằn
Hưrã nhiều tai hại,
Phiềnnão bao gói kín
Khácnào tầm ở kén,
Làngười có trí huệ
Đâunên thích chốn nầy.
Cáckhổ nhóm nơi thân
Tấtcả đều nhơ nhớp,
Tainạn, ghẻ nhọt thảy
Cộigốc của khổ đau,
Dầulà thân chư-Thiên
Đềucũng giống như vậy.
Dụcái đều vô-thường
NênPhật chẳng tham ưa,
Lydục khéo tư duy
Đặngchứng quả chơn thiệt
Rốtráo dứt sanh tử
Naysẽ vào Niết-bàn.
Phậtđãvượt bờ kia
Đãthoát hẳn các khổ
Vìthế nên hiện nay
Thuầnhưởng những diệu-lạc,
Docác nhơn duyên ấy
Chứngquả vị chơn thiệt
Dứthẳn những triền phược
Hômnay vào Niết-bàn.
Phậtkhông già, bịnh, chết,
Thọmạng vô cùng tận,
Phậtnay vào Niết-bàn
Nhưngọn lửa lớn tắt.
Thuần-Đà! Ông chẳng nên
Suylường nghĩa Như-Lai,
Nênxét tánh Như-Lai
Dườngnhư núi Tu Di.
Phậtnay vào Niết-bàn
Thọ-trìbệ nhứt lạc,
Phápchư Phật như vậy
Cácông chớ nên khóc.

Thuần-Đàbạch Phật rằng : Bạch đức Thế-Tôn ! Đúng như lời Phậtdạy. Trí huệ của con kém nhỏ như muỗi mòng, đâu có thểnghĩ bàn được nghĩa Niết-bàn sâu kín của Như-Lai.

BạchThế-Tôn ! Ví như người tuổi thơ ấu mới xuất gia, dầuchưa thọ giới cụ-túc, mà đã được dự vào số chúng tăng.Con nay cũng vậy, nhờ thần lực của Phật và BồTát, màcon được dự vào số đại Bồ-Tát, đã được cùng hàngvới các bực Đại-Long-Tượng (32) dứt phiền não, như ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp-Vương –Tử v.v…

Thếnên hôm nay con muốn đức Như-Lai thường ở nơi đời màchẳng vào Niết-bàn .

Văn-ThùSư-Lợi Pháp-Vương-Tử (33) bảo Thuần-Đà rằng : Ông chẳngnên nói rằng muốn đức Như-Lai thường ơ nơi đời mà chẳngvào Niết-bàn. Ông phải quán-sát tánh tướng của hành pháp,quán sát như thế đặng “không” tam-muội. Muốn cầu chánhpháp nên học pháp quán-sát như vậy.

Thuần-Đànói ;” Thưa ngài Văn-Thù Sư-Lợi ! Đức Như-Lai là bực caocả nhứt trong người trên trời. Đức Như-Lai như thế hálại là hành pháp sao? (34) Nếu là hành- pháp thời là phápsanh diệt. Ví như bóng nước chóng nổi chóng tan, qua lạixoay vần như bánh xe lăn, các hành- pháp cũng thế. Tôi nghechư Thiên sống rất lâu, tại sao đức Thế-Tôn là bực trờitrong các trời mà lại sống chẳng đầy trăm tuổi.

Cáchhành-pháp là pháp sanh tử, nếu đức Như-Lai nhập diệt thờiđồng với hành-pháp, đâu được gọi là bực trời trongcác trời, là pháp vương tự- tại. Vì thế chẳng nên xemđức Như-Lai đồng với hành-pháp.

ĐứcNhư-Lai hàng phục phiền- não ma, ngũ-ấm ma, thiên-ma, tử mado nhơn duyên ấy mà thành-tựu đầy đủ vô-lượng công-đứcchơn thiệt, nên hiệu là Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Biến- Tri,hiệu là Tam-Giới-Tôn.

Thưangài Văn-Thù Sư-Lợi : Chẳng nên ức-tưởng phân biệt màđem pháp Như-Lai cho đồng với các hành pháp. Ví như phú ôngsanh con trai, nhà tướng số xem trẻ ấy có tướng đoản mạng.Phú ông biết rằng trẻ ấy không thể nối lấy gia nghiệp,nên chẳng ái trọng. Vả kẻ đoản thọ thời chẳng đượcmọi người kính trọng. Nếu đức Như-Lai đồng với cáchành-pháp, ắt chẳng được sa-môn bà-la-môn tất cả trờingười kính thờ, mà pháp chơn thiệt bất biến bất dị củaNhư-Lai dạy ra cũng không ai tín thọ. Vì lẽ ấy, ngài chẳngnên nói rằng Như-Lai đồng với các hành-pháp.

Thưangài Văn-Thù Sư-Lợi ! Như bần-nữ đang có mang mà lại đóikhát không nhà cửa, đẻ nhờ dưới mái nhà kia, chủ nhàxua đuổi, bần nữ bồng con muốn đến xứ khác để mưusinh. Dọc đường phải lội qua con sông, ra giữa dòng bịnước chảy, xoáy mạnh, không nỡ buông con nên mẹ con đồngbị chết đuối. Vì tấm lòng từ ái ấy, bần nữ đượcsanh lên cõi phạm- thiên.

Nếucó thiện-nam-tử muốn hộ trì chánh-pháp, chớ nói Như-Laiđồng với cáchành-pháphay chẳng đồng với các hành-pháp. Chỉ nên tự trách mìnhngu si không có huệ- nhãn, chánh-pháp của Như-Lai không thểnghĩ bàn, không nên tuyên nói Như-Lai quyết định là hữu-vi,hay vô-vi. Nếu là người chánh-kiến nên nói Như-Lai quyếtđịnh là vô- vi. Vì sao thế? Vì nói Như- Lai là vô-vi thờicó thể sanh pháp lành cho chúng sanh.

Thiện-nam-tửhộ-trì chánh-pháp thà chết chớ chẳng nói Như-Lai đồngvới pháp hữu-vi, mà chỉ nên nói Như-Lai đồng với phápvô-vi. Nhơn vì hộ- trì chánh-pháp nói Như-Lai đồng với phápvô-vi mà đặng quả vô-thượng chánh-giác. Như bần-nữ thàchết đuối giữa dòng chớ không chịu buông con, nhơn đómà được sanh lên cõi phạm-thiên. Thiện nam-tử này chẳngcầu giải thoát mà giải thoát tự đến. Khác nào bần nữkia chẳng cầu sanh phạm-thiên mà quả phạm- thiên tự đến.

Thưangài Văn-Thù Sư-Lợi ! Như người đi xa giữa đường mỏimệt, nghỉ nhờ nhà người. Giữa lúc ngũ, nhà ấy bổng bốclửa to. Người ấy choàng dậy biết chắc phải chết, lònghổ thẹn sọ thân thể lõa lồ bèn lấy y áo vấn thân màchết, liền được sanh lên cõi trời Đạo-Lợi. sau đó támmươi đời làm Đại-Phạm-Vương, trăm ngàn đời làm Chuyển-Luân- vương, người ấy mãi hưởng phước lành như vậy,hẳn không bị đọa vào ác đạo. Vì duyên cớ ấy, nếu làngười có tâm tàm-quý chẳng nên xem Như-Lai đồng với cáchành- pháp.

Bọnngoại đạo tà-kiến mới được nói Như-Lai đồng với pháphữu-vi.

LàTỳ-Kheo trì-giới đâu nên có quan niệm rằng Như-Lai là pháphữu-vi.

Nếunói Như-lai là pháp hữu-vi, đó chính là vọng-ngữ. Phảibiết người nầy sẽ đọa địa ngục.

Thưangài Văn-Thù Sư-Lợi ! Như-Lai chơn thiệt, chính là pháp vô-vi,chẳng nên lại nói là hữu-vi. Từ nay ở trong đường sanhtử, ngài nên bỏ vô-trí mà cầu nơichính-trí.Phải biết Như-Lai chính là vô-vi. Được chánh- quán như thế,sẽ đầy đủ ba mươi hai tướng, chóng thành tựu quả vô-thượngbồ-đề.”

Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát khen Thuần-Đà rằng :”Lành thay ! Lành thay! Nay ông đã tạo nhơn duyên trường thọ, ông biết đượcNhư-Lai là pháp thường-trụ, là pháp chẳng biến-dị, làpháp vô-vi. Nay ông khéo che đậy tướng hữu-vi của Như-Lai,sau nầy ông sẽ đặng đầy đủ ba mươi hai tướng, tám mươitùy hình, mười tám pháp bất cộng, thọ mạng vô-lượng,luôn được an vui, không còn sanh tử sẽ thành bực Ứng-CúngChánh-Biến-Tri. Như người lữ khách bị lửa thiêu mà cólòng hổ thẹn lấy y áo vấn thân, nhờ tâm lành ấy nên đượcsanh lên cõi Đao-Lợi, lại nhiều đời làm Phạm-Vương, Chuyển-Luân-Vương, luôn được an vui chẳng sa ác đạo.

Tôicùng ông cũng đều nên che đậy tướng hữu-vi của Như-Lai.Lát nữa đức Thế-Tôn sẽ giảng rộng về ý nghĩa ấy.

Nênđể hữu-vi vô-vi lại đó. Ông nên kíp lo cúng-dường cơmnước cho kịp giờ, và cũng nên sắm sữa đồ cần thiếtcho hàng tứ-chúng từ xa hội về đang mõi mệt. Cúng đườngnhư thế chính là đầy đủ chủng-tử căn-bổn củađàn-ba-la-mật.

Thuần-Đà! Nếu cúng dường đức Phật và chư Tăng lần cuối cùng,hoặc nhiều hay ít, đủ hay thiếu đều phải sớm lo cho kịpgiờ. Đức Như-Lai sẽ nhập Niế-bàn”.

Thuần-Đànói : “Thưa ngài Văn-Thù Sư-Lợi ! Sao ngài lại tham chútuống ăn mànói hoặc ít hoặc nhiều, đủ hay chẳng đủ,rồi bảo tôi lo cho kịp giờ ? Xưa kia đức Như-Lai khổ hạnhtrọn sáu năm còn chịu nổi, huống là giây lát hôm nay. Ngàithiệt cho rằng đức Như-Lai chánh giác thọ đồ uống ănnầy ư ? Tôi thời biết quyết định thân Như-Lai chính làpháp-thân, không phải thực-thân.

Phậtbảo Văn-thù Sư-Lợi :’ Thật đúng như lời của Thuần-đà! Lành thay Thuần-Đà ! Ông đã thành-tựu đại trí-huệ, khéothâm nhập kinh- điển đại-thừa”.

Văn-ThùSư-Lợi nói với Thuần-Đà : “ Ông cho rằng Như-Lai là vô-vi,thân Như-Lai là trường-thọ, hiểu biết như vậy đức Phậtrất hài lòng”.

Thuần-Đànói :” Đức Như-Lai chẳng riêng gì hài lòng nơi tôi, màcũng hài lòng với tất cả chúng sanh”.

Văn-ThùSư-Lợi nói :” Đức Như-Lai đối với ông, với tôi, vớitất cả chúng sanh, đều hài lòng”.

Thuần-Đànói :’ Ngài chẳng nên nói đức Như-Lai hài lòng. Luận vềhài lòng, chính là đảo-tưởng. Phàm có đảo-tưởng thờilà sanh tử, có sanh tử thời là pháp hữu-vi. Vì lẽ ấy ngàichẳng nên cho Như- Lai là hữu-vi. Nếu nói Như-Lai là hữu-vithời ngài cùng tôi đều điên-đảo cả.

Thưangài Văn-Thù Sư-Lợi ! Đức Như-Lai không có ái- niệm. Luậnvề ái- niệm , như trâu mẹ kia ái-niệm con của nó, dầulà đói khát đi tìm cỏ nước, hoặc no hay chưa no, bỗng nhiênnhớ con liền trở về. Chư Phật Thế-Tôn không có ái-niệmnhư vậy, bình đẳng xem tất cả chúng sanh như La-Hầu-La.Từ-niệm bình đẳng như vậy chính là cảnh-giới trí-huệcủa chư Phật.

Thưangài Văn-thù Sư-Lợi ! Ví nnư quốc vương ngự trên xe tứmã, có người muốn cho xe bò theo kịp xe vua, tất không thểđược. Ngài cùng tôi muốn cùng tận chỗ vi-mật thâm-áocủa Như-Lai cũng không thể được.

Vínhư Kim-Sí-Điểu (35) bay vọt trên cao vô lượng do-tuần, nhìnxuống biển cả thấy rõ những loài thủy tộc cùng loàirồng và bóng của nó. Kẻ phàm tục trí kém,
khôngthể suy lường chỗ thấy của Kim-Sí-Điểu. Cũng thế,ngài cùng tôi không thể suy lường được trí huệ của Như-Lai”.

Văn-ThùSư-Lợi Bồ-tát bảo Thuần-Đà rằng : “ Đúng như lời ôngvừa nói. Đối với những việc ấy không phải là tôi khônghiểu. Chẳng qua vì muốn đem việc của Bồ-Tát thử ông đóthôi”.

Bấygiờ đức Thế-tôn từ trên mặt phóng ra nhiều tia sáng chiếuthân ngài Văn-Thù. Ngài Văn- Thù liền bảo Thuần-Đà rằng:” Nay đây đức Nnhư-Lai hiện thoại-tướng từ trên mặtphóng ra nhiều tia sáng như thế chẳng phải là không duyêncớ, đó
làđiềm đức Phật sắp nhập Niết-bàn. Ông phải sớm lo dưnglễ cúng dường lên đức Phật và chư Tăng cho kịp giờ.”

ĐứcPhật bảo Thuần-Đà :” Đã phải giờ cho ông dưng thựcphẩm cúng dường Phật và đại- chúng. Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn.”

ĐứcPhật bảo luôn ba lần như vậy.

Thuần-Đànghe đức Phật dạy như vậy, bất giác nghẹn ngào khóc thannức nở:

“Khổ thay ! Khổ thay ! Thế gian sẽ trống rỗng.” Rồi ônglại thưa cùng đại-hội :

“Hôm nay chúng ta phải đồng tha-thiết đảnh lễ cầu đứcPhật đừng nhập Niết-bàn.”

ĐứcThế-Tôn lại bảo Thuần-Đà :”Ông chớ nên khóc than tiều-tụynhư vậy. Ông phải quán sát thân nầy như cây chuối, nhưánh nắng, như bọt nước, như huyễn-hóa, như thành Càn-thát-bà,như đồ gốm chưa hầm, như làn chớp, như hình vẽ trên nước,Như tù sắp hành hình, như trái muồi, như cục thịt,như bức dệt đã hết khổ, như chày giã lên xuống. Phảiquán sát các hành-pháp như món ăn lẫn chất độc, pháp hữu-vinhiều tai hại.”

Thuần-Đàbạch Phật :” Đức Thế-Tôn chẳng muốn ở lại đời làmsao con không buồn khóc cho được. Khổ thay ! Khổ thay ! Thế-giansẽ trống rỗng. Ngữa mong Đức
Thế-Tônthương xót chúng con và chúng sanh mà ở luôn nơi đời, chẳngnhập Niết-bàn”.

Phậtbảo Thuần-Đà : Ông chẳng nên nói rằng thương xót các ôngmà ở luôn nơi Đời. Chính vì thương xót ông và các chúngsanh mà hôm nay Phật mới muốn nhập Niết-bàn. Vì sao thế? Chư Phật pháp-nhĩ như vậy. Pháp hữu-vi cũng thế. Nên chưPhật nói kệ rằng :

Các pháp hữu-vi
Tánh nó vô thường
Sanh rồi chẳng trụ
Tịch-diệt là vui.

Thuần-Đà! Ông nên quán-sát các hành pháp là tạp độc. Cácpháp hữu-vi là vô-ngã vô-thường chẳng trụ. Tấm thân nầycó rất nhiều tai hại như bóng nước. Vì lẽ ấy ông chớnên khóc lóc”.

Thuần-Đàbạch Phật :” Thật đúng như lời Thế-Tôn dạy. Mặc dầucon vốn biết đức Như-Lai phương tiện thị-hiện nhập Niết-bàn,nhưng con không làm sao ngăn sự buồn thảm được. Giờ đâytự suy xét, con lại sanh lòng vui mừng.”

Phậtkhen Thuần-Đa :” Lành thay ! Lành thay ! Ông có thể rõ biếtNhư-Lai thị-hiện đồng với chúng sanh mà phương tiện nhậpNiết-bàn.

Thuần-Đà! Ông nên nghe đây : Như mùa xuân chim ta-la-tà đều nhóm nơiao A-Dậu-Đạt. Chư Phật cũng thế đều đến chỗ ấy.Ông chẳng nên suy nghĩ chư Phật là trường thọ hay đoảnthọ. Tất cả các pháp đều nnhư tướng huyễn-thuật. Như-Laiở trong ấy do sức phương tiện không có nhiễm trước. Vìsao thế ? Vì chư Phật pháp-nhĩ như vậy.

Thuần-Đà! Nay Như-Lai nhận phần cúng dường của ông là vì muốn choông thoát khỏi các dòng sanh tử trong ba cõi. Hàng nhơn-thiênở nơi sự cúng dường cuối cùng đối với Như-Lai đây,đều sẽ được quả-báo bất động, luôn được an vui. Vìsao thế ? Vì Như-Lai là phước điền tốt của chúng sanh.Nếu ông muốn vì chúng sanh mà làm phước-điền, thời phảikíp sắm sửa cúng phẩm, chẳng nên để trể”.

Bấygiờ Thuần-Đà vì các chúng sanh được độ thoát nên cúiđầu lau lệ mà bạch Phật :” Lành thay đức Thế-Tôn ! Nếulúc con kham có thể làm phước-điền, thời có thể biếtrõ Như-Lai là nhập Niết- bàn hay chẳng phải nhập Niết-bàn.Nay trí huệ của chúng con cùng Thanh-Văn Duyên-Giác nhỏ kémnhư kiến muỗi, thiệt không thể suy lường Như-Lai nhập Niết-bànhay chẳng phải nhập Niết-bàn”.

Bạchxong, Thuần-Đà cùng quyến thuộc buồn rầu khóc lóc, thiêuhương rải hoa, hết lòng cung kính, rồi liền cùng ngài Văn-ThùSư-Lợi Bồ-Tát đi lo sắm sữa thực phẩm.

THÍCHNGHĨA

(17) THẾ TÔN : Đấng tôn quý nhứt trong tất cả thế gianvà xuất thế gian. Từ ngữ này gồm đủ mười điều vô-thượng: 1 – Như-Lai, 2 – Ứng-Cúng. 3- Chánh-Biến-Tri. 4- Minh-Hạnh-Túc.5- Thiện- Thệ. 6- Thế-Gian-Giải. 7- Vô-Thượng-Sĩ. 8- Điều-Ngự-Trượng-Phu.9- Thiên-Nhơn-Sư. 10- Phật.
(18)LA-HẦU-LA : Con trai của Thái-Tử Sĩ-Đạt-Ta và Da-Du-Đà-La
(19)BỐ-THÍ-BA-LA-MẬT : Công hạnh bố thí đã đến từng ngãvà pháp đều không, đã rốt ráo viên mãn. Biệt-Giáo bựcsơ địa viên giáo bực sơ trụ mới thành tựu hạnh nầy.
(20)TRÍ-HUỆ CHỨNG-NGÃ-KHÔNG gọi là “Nhứt-thiết-trí” Hàngnhị thừa có trí nầy. Trí-huệ chứng ngã-không và phầnchứng pháp không gọi là “Đạo-chủng-trí”. Pháp thân Bồ-Tátcó trí nầy. Trí huệ chứng ngã-không và toàn chứng pháp-khônggọi là “Nhứt-thiết-chủng-trí” Chỉ bực Phật mới cótrí nầy. Trí huệ nầy gồm có bốn trí : 1- Thành-sở-tác-trí.2- Diệu quán-sát-trí. 3- Bình-đẳng tánh-trí. 4- Đại-viêncảnh-trí.
(21)NGŨ NHÃN : 1- Nhục nhãn. 2- Thiên nhãn. 3- Huệ nhãn. 4 Phápnhãn.
5-Phật nhãn. Phàm phu chỉ có nhục nhãn, riêng chư Thiên vàchư ngũ thông tiên-nhơn gồm có thiên nhãn. A-La-Hán và Bích-Chi-Phậtcó nhục nhãn, thiên nhãn và huệ nhãn. Pháp thân Bồ-Tát cóba nhãn trên và pháp nhãn Đức Phật có đủ 5 nhãn.
(22)KIẾP-BA : là thời gian dài. Có tiểu, trung va đại bakiếp. Một tiểu kiếp có
16798.000năm (theo năm của nhơn loại địa cầu). Một trung kiếp có20 tiểu kiếp. Và một đại kiếp có 4 trung kiếp hay 80 tiểukiếp, tức là : (16798.000 năm x 80 = 1.343.840.000 năm) (mộttỷ, ba trăm bốn mươi ba triệu, tám trăm bốn chục ngàn năm).Phàm trong kinh chỉ nói bao nhiêu kiếp, mà không nói trung haytiểu, thời thường là nói đại kiếp.
(23)BỐN MA ; Ma phiền não, Ma ngũ-ấm, Ma chết, va Thiên ma. Nóiđủ là Ma-La có nghĩa là hay phá hoại thiện căn của chúngsanh, của người tu hành.
BAÁC ĐẠO : Súc sanh, ngạ quỹ và địa ngục. Ba loài nầy vìphạm tội thập ác nhẹ, vừa và nặng mà phải thọ lấyquả khổ ấy, nên gọi là ác đạo, đây là cứ nơi nghiệpnhơn ác mà đặt tên. Nếu theo quả khổ thời gọi là tamđồ : 1- Huyết đồ, loài súc sanh thường ăn nuốt máu thịtlẫn nhau; 2- Đao đồ, loài ngạ quy thường dùng dao gậy đánhđập nhau; 3- Hỏa đồ- loài địa ngục thường bị lửa thuiđốt, nấu rang.
ƯU-ĐÀM-BÁT-LA-HOA; dịch là Linh-Thoại-Hoa. Tục truyền ba ngàn năm mới xuấthiện một lần , là điềm Thánh-Vương, hay Thánh-Nhơn xuấtthế. Ném hột cải trúng dính vào đầu nhọn cây kim. “Đàn”là bố thí, “Độ” là ba-la-mật. Đàn-Độ” là bố-thíba-la-mật.
TAMGIỚI : ba cõi : cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.
BÔNGY-LAN : là một thứ hoa có mùi rất hôi thúi.
(30) ĐẾ-THÍCH : nói đủ là Thiên Đế Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, vuacõi trời Đao-Lợi.
PHẠM-THIÊN : Thiên Vương cõi sắc.
(31)PHIỀN NÃO : Phiền nhiễu, não loạn, tức là những tâmniệm xấu, cùng ý tưởng ác như : tham, sân, si, mạn, nghi,ác-kiến v.v… nó làm nhiễu loạn thân tâm người, đồngthời hay phá hoại thiện căn của người, nên cũng gọi kàphiền não ma.
(32)ĐẠI-LONG-TƯỢNG ; Rồng lớn và Voi lớn là loài to mạnh trongcác muông thú. Dùng danh từ nầy là dụ cho các bậc siêu nhơnđại Bồ-Tát. Phật là Pháp-Vương, đại Bồ-Tát sẽ thànhPhật, là con của đấng Pháp-Vương nên gọi là Pháp-Vương-Tử.
(34)HÀNH-PHÁP : Pháp di động chuyển biến.
(35)KIM-SÍ-ĐIỂU ; Chim cánh vàng, một loài chim to nhất haydùng rồng làm món ăn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com