Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Những yếu tố của sự giác ngộ

08/05/201111:55(Xem: 10179)
3. Những yếu tố của sự giác ngộ

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VII

SAMUCCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Những phân loại theo Abhidhamma

Bodhipakkhiya Saṅgaho
Những yếu tố của sự giác ngộ(28)

4.

i. Bodhipakkhiyasaṅgahe cattāro satipaṭṭhānā-kāyānupassanā-satipaṭṭhānaṁ, vedanānupassanā satipaṭṭhānaṁ, cittānupassanā-satipaṭṭhānaṁ, dhammānupassanā-satipaṭṭhānaṁ.

ii. Cattāro sammappadhānā-uppannānaṁ pāpakā- naṁ pahānāya vāyāmo, anuppannānaṁ pāpakā- naṁ anuppādāya vāyāmo, anuppannānaṁ kusalā- naṁ uppādāya vāyāmo, uppannānaṁ kusalānaṁ bhiyyobhāvāya vāyāmo.

iii. Cattāro iddhipādā -- chandiddhipādo, viriy- iddhipādo, cittiddhipādo, vimaṁsiddhipādo.

iv. Pañcindriyāni -- saddhindriyaṁ, viriyindriyaṁ, satindriyaṁ, samādhindriyaṁ, paññindriyaṁ.

v. Pañcabalāni -- saddhābalaṁ, viriyabalaṁ, satibalaṁ, samādhibalaṁ, paññābalaṁ.

vi. Sattabojjhaṅgā -- satisambojjhaṅgo, dhamma-vicayasambojjhaṅgo, viriyasambojjhaṅgo, pīti- sambojjhaṅgo, passaddhisambojjhaṅgo, samādhi- sambojjhaṅgo, upekkhāsambojjhaṅgo.

vii. Aṭṭhamaggaṅgāni -- sammādiṭṭhi, sammā- saṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā- jīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi.

Ettha pana cattāro satipaṭṭhānā'ti sammā-sati ekā'va pavuccati. Tathā cattāro sammappadhānā'ti ca sammāvāyāmo.

Chando cittam upekkhā ca saddhā-passaddhi-pītiyo
Sammādiṭṭhi ca saṅkappo vāyāmo viratittayaṁ
Sammāsati samādhī'ti cuddas'ete sabhāvato
Sattatiṁsappabhedena sattadhā tattha saṅgaho.
Saṅkappa-passaddhi ca pīt'upekkhā chando ca cittaṁ viratittayañ ca.
Nav'ekaṭhānā viriyaṁ nava'aṭṭha sati samādhi catu pañ
ca paññā
Saddhā duṭhānuttamasattatiṁsaddhammānam' eso pavaro vibhāgo.
Sabbe lokuttare honti na vā saṁkappapītiyo
Lokiye'pi yathāyogaṁ chabbisuddhippavattiyaṁ.

§4

Trong phần toát yếu của những yếu tố đưa đến sự Giác Ngộ có:

1. Bốn Niệm Xứ (29) là:

i. Thân Quán Niệm Xứ, ii. Thọ Quán Niệm Xứ, iii. Tâm Quán Niệm Xứ, iv. Pháp Quán Niệm Xứ.

2. Bốn Cố Gắng Cao Thượng (30) (Tứ Chánh Cần) là:

i. Cố Gắng lánh xa các ác pháp đã phát sanh, ii. Cố Gắng ngăn ngừa các ác pháp chưa phát sanh, iii. Cố Gắng trau giồi, làm phát triển các thiện pháp chưa phát sanh, iv. Cố Gắng làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sanh.

3. Bốn Phương Cách Để Thành Tựu (31) (Tứ Thần Túc) là:

i. Dục Thần Túc, ii. Tấn Thần Túc, iii. Tư Duy Thần Túc, iv. Trạch Quán Thần Túc.

4. Năm Khả Năng (32) (Ngũ Căn) là:

i. Tín Căn, ii. Tấn Căn, iii. Niệm Căn, iv. Định Căn, v. Tuệ Căn.

5. Năm Năng Lực (32) (Ngũ Lực) là;

i. Tín Lực, ii. Tấn Lực, iii. Niệm Lực, iv. Định Lực, v. Tuệ Lực.

6. Bảy Yếu Tố của sự Giác Ngộ (33) (Thất Giác Chi) là:

i. Niệm Giác Chi, ii. Trạch Pháp Giác Chi, iii. Tinh Tấn Giác Chi, iv. Phỉ Giác Chi, v. Khinh An Giác Chi, vi. Định Giác Chi, vii. Xả Giác Chi.

7. Tám Chi Đạo (tức tám yếu tố của Con Đường (34), hay Bát Chánh Đạo) là:

i. Chánh Kiến, ii. Chánh Tư Duy, iii. Chánh Ngữ, iv. Chánh Nghiệp, v. Chánh Mạng, vi. Chánh Tinh Tấn, vii. Chánh Niệm, viii. Chánh Định.

Nơi đây Tứ Niệm Xứ có nghĩa là Chánh Niệm. Chánh Tinh Tấn có nghĩa Tứ Chánh Cần.

Phần toát yếu, gồm 37 yếu tố theo bản chất thiên nhiên, được chia làm mười bốn là: Dục, Tâm, Xả, Tín, Khinh An, Phỉ, Chánh Kiến, Tư Duy, Tấn, ba Tiết Chế, Chánh Niệm, và Định.

Sự phân loại của 37 yếu tố tối thượng được trình bày như sau: Tư Duy, Khinh An, Phỉ, Xả, Tâm, ba Tiết Chế, phát sanh một lần; Tinh Tấn phát sanh chín lần; Niệm tám lần; Định bốn lần; Tuệ năm lần; Tín hai lần (35).

Tất cả những pháp nầy đôi khi, ngoại trừ Tư Duy và Phỉ, phát sanh trong (các loại tâm) Siêu Thế. Các pháp nầy (cũng phát sanh trong các loại tâm) tại thế, tùy trường hợp, trong sự diễn tiến của sáu giai đoạn thanh tịnh.

Chú Giải

28. Bodhipakkhiya, Bồ Đề Phần.

Cũng được gọi là 37 Phẩm Trợ Đạo. Bodhi là Giác Ngộ, hay người có nguyện vọng thành đạt Giác Ngộ. Pakkhiya, theo nghĩa đen là "đứng về phía của".

29. Satipaṭṭhāna, Niệm Xứ.

Sati = niệm, hay biết, hay chú tâm ghi nhận; paṭṭhānā = củng cố, thiết lập, áp đặt lên, nền tảng, xứ. Những Satipaṭṭhānās, niệm xứ, nầy được áp dụng để trau giồi và phát triển cả hai, tâm định và tuệ minh sát. Mỗi niệm xứ nhắm vào một mục tiêu riêng biệt. Quán niệm về bốn xứ nầy, một đàng, dẫn đến sự phát triển trạng thái không đáng được ưa thích (asubha), đau khổ (dukkha), vô thường (anicca), và vô ngã (anattā), và đàng khác, nhằm tận diệt tình trạng "đáng được ưa thích", khoái lạc, thường còn và có một thực thể vĩnh cửu trường tồn.

Một cách vắn tắt, đề mục chú niệm có thể được chia làm hai phần là niệm về nāma, danh và niệm về rūpa, sắc. Thân quán niệm xứ, hay niệm thân, liên hệ đến rūpa, sắc. Hơi thở đuợc xem là một loại rūpa, sắc. Thọ Quán Niệm Xứ và Tâm Quán Niệm Xứ (Niệm Thọ và Niệm Tâm) đề cập đến những loại thọ cảm và những tư tưởng khác nhau. Niệm Pháp đề cập đến cả hai, danh và sắc. Trong trường hợp nầy thật rất khó mà tìm ra một danh từ Anh ngữ tương đương với Phạn ngữ Dhamma, thường được gọi là Pháp. Tốt hơn nên giữ nguyên danh từ Pāli nầy nhằm tránh mọi hiểu biết lầm lạc. Muốn có thêm chi tiết xin đọc Satipaṭṭhānā Sutta, Kinh Niệm Xứ và bản chú giải.

30. Sammappadhāna, (Tứ) Chánh Cần.

Là một tâm sở, viriya, chánh tinh tấn, tác hành bốn nhiệm vụ.

31. Iddhipāda, (Tứ) Thần Túc.

Là những phương tiện nhằm thành tựu mục tiêu, hay cứu cánh. Một cách chính xác, tất cả bốn đều thuộc về tâm Siêu Thế. Chanda, Dục là tâm sở "ý-muốn-làm". Viriya, Tấn, hàm xúc bốn sự Cố Gắng Cao Thượng. Citta, Tâm, là những loại Tâm Siêu Thế. Vimaṁsa, Trạch Quán, là tâm sở trí tuệ nằm trong Tâm Siêu Thế. Chỉ khi nào cả bốn pháp nầy hiện hữu trong Tâm Siêu Thế mới gọi là Iddhipāda, Thần Túc.

32. Indriyas và Balas, (Ngũ) Căn và (Ngũ) Lực.

Năm chi của Ngũ Căn giống hệt như năm chi của Ngũ Lực, mặc dầu ý nghĩa gán cho mỗi căn và mỗi lực có phần khác nhau.

33. Sambojjhaṅga, Thất Giác Chi.

Sam = nâng cao, tốt; bodhi = giác ngộ, hay người có nguyện vọng cố gắng để thành đạt sự giác ngộ; aṅga = yếu tố. Nơi đây Dhammavicaya, Trạch Pháp, có nghĩa là nhìn thấy danh và sắc đúng như danh và sắc thật sự là vậy. Đó là tuệ minh sát. Passadhi, khinh an có nghĩa cittapassadhi và kāyapassadhi, tâm vương và trọn cơ cấu các tâm sở nhẹ nhàng an lạc. Upekkhā không phải là trạng thái lãnh đạm, thờ ơ, hay lạnh lùng, mà là tâm quân bình được gọi là tatramajjhattatā, buông xả.

Dhammavicaya, vīriya, và pīti (trạch pháp, tinh tấn và phỉ) đối nghịch với hôn trầm dã dượi; passadhi, samādhi, và upekkā (khinh an, định, và xả) đối nghịch với uddhaca (phóng dật).

34. Maggaṅgāni, Chi Đạo.

Theo các bản chú giải, nơi đây danh từ Magga được dùng trong hai ý nghĩa khác nhau là (1) "cái gì mà những ai cố gắng thành đạt Niết Bàn mong tìm", và (2) "cái gì diệt trừ ô nhiễm trên đường đi của nó" (Nibbānatthikehi maggīyatī'ti vā kilese mārento gacchatī'ti maggo). Lẽ dĩ nhiên định nghĩa đặc biệt nầy đã được trình bày để phân biệt Bát Chánh Đạo với những con đường thông thường.

Một cách chính xác, tám chi của Bát Chánh Đạo bao hàm tám tâm sở chung hợp nằm trong tâm siêu thế lấy Niết Bàn làm đối tượng.

Sammādiṭṭhi, đuợc phiên dịch là Chánh Kiến, Quan Kiến, Niềm Tin, Sự Hiểu Biết, chân chánh. Sammādiṭṭhi được giải thích là hiểu biết bốn Chân Lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Đế). Nói cách khác, đó là hiểu biết chính cá nhân mình đúng như nó thật sự là vậy, hay hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy, hiểu biết thực tướng của vạn pháp. Theo Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, đó là những tâm sở trí tuệ (paññā) có chiều hướng diệt trừ vô minh (avijjā). Chánh Kiến được sắp đứng đầu trong tám chi vì tất cả mọi hành động đều phải do trí tuệ điều hoà. Chánh Kiến dẫn đến Chánh Tư Duy, suy tư chân chánh.

Sammāsaṅkappa, Chánh Tư Duy, là có Tư Tưởng, Nguyện Vọng, Ý Định, Ý Kiến, chân chánh. Theo Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, đây là tâm sở vitakka (tầm), hướng tâm về Niết Bàn, loại trừ những tư tưởng bất thiện kāma (tham dục), vyāpādā (oán ghét), hiṁsā (hung bạo), bằng cách vun quén đắp bồi những thiện pháp nekkhamma (xuất gia, hay buông bỏ), avyāpāda (không oán ghét, hay từ bi), và avihimsā (không hung bạo).

Hai chi đầu của Bát Chánh Đạo -- chánh kiến và chánh tư duy -- hợp thành nhóm Tuệ (Paññā).

Chánh Tư Duy dẫn đến Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Ba chi nầy hợp thành nhóm Giới (Sīla).

Sammāvācā, Chánh Ngữ, có nghĩa là tiết chế, hay kiêng cử, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói thô lỗ cộc cằn, và không nói nhảm nhí.

Sammākammanta, Chánh Nghiệp, liên hệ đến sự kiêng cử sát sanh, trộm cắp, và tà hạnh.

Sammājīva, Chánh Mạng, có hai phần: Đời sống chân chánh của chư vị tỳ khưu và của người cư sĩ. Đối với hàng tại gia cư sĩ là không buôn bán khí giới, không buôn bán nô lệ, không buôn bán chất say, không buôn bán thú vật để làm thịt, và không buôn bán thuốc độc.

Ba tâm sở "Tiết Chế" (virati) được bao gồm trong ba chi nầy.

Sammāvāyāma, Chánh Tinh Tấn, là bốn sự Cố Gắng Cao Thượng (tứ chánh cần), được đề cập đến ở phần trên.

Sammāsati, Chánh Niệm, là bốn loại quán niệm đã được đề cập đến ở phần trên.

Sammāsamādhi, Chánh Định, là gom tâm vào một điểm. Đó là tâm sở ekaggatā, "nhất điểm tâm".

Ba chi sau cùng -- chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định -- hợp thành nhóm Định (Samādhi).

Tám chi bao gồm Giới, Định, và Tuệ hay Minh Sát.

35.

Tinh Tấn (viriya), phát sanh chín lần như sau:

4 Tứ Chánh Cần, 1 Tấn Thần Túc,1 Tấn Căn, 1 Tấn Lực, 1 Tấn Giác Chi, 1 Chánh Tinh Tấn.

Niệm phát sanh tám lần như sau:

4 Tứ Niệm Xứ, 1 Niệm Căn, 1 Niệm Lực, 1 Niệm Giác Chi, 1 Chánh Niệm.

Định phát sanh bốn lần như sau:

1 Định Căn, 1 Định Lực, 1 Định Giác Chi, và 1 Chánh Định.

Tuệ phát sanh năm lần như sau:

1 Tuệ Thần Túc, 1 Tuệ Căn, 1 Tuệ Lực, 1 Tuệ Giác Chi, và 1 Chánh Kiến.

Tín phát sanh hai lần như sau:

1 Tín Căn, 1 Tín Lực.

Khi tâm Siêu Thế đặt nền tảng trên Nhị Thiền ắt không có tầm (vitakka). Khi đặt nền tảng trên Tứ Thiền và Ngũ Thiền thì không có Phỉ (pīti).

Tất cả 37 chi của pháp trợ đạo nầy chỉ nằm chung trong Tâm Siêu Thế. Trong các loại tâm tại thế chỉ có riêng rẽ một vài loại, tùy trường hợp.

Đồ Biểu 15

Bồ Đề Phần (Boddhipakkhiya Saṅgaho)

4 Niệm xứ

4 Chánh cần

4 Thần túc

5 Căn

5 Lực

7 Giác chi

8 Chánh đạo

1

Tấn

9

-- (4)

--

--

--

--

--

2

Niệm

8

-- (4)

--

--

--

--

3

Tuệ

5

--

--

--

--

4

Định

4

--

--

--

--

5

Tín

2

--

--

6

Tư duy

1

--

7

Khinh an

1

--

8

Phỉ

1

--

9

Xả

1

--

10

Dục

1

--

11

Tâm

1

--

12

Chánh ngữ

Tiết
chế

1

--

13

Chánh nghiệp

1

--

14

Chánh mạng

1

--

-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com