VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch
Chương VII
SAMUCCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Những phân loại theo Abhidhamma
1. Dvāsattatividhā vuttā vatthudhammā salakkhaṇā 2. Akusalasaṅgaho, missakasaṅgaho, bodhipakkhiya- saṅgaho, sabbasaṅgaho c'āti samuccayasaṅgaho catubbidho veditabbo. Kathaṁ? (i) Akusalasaṅgahe tāva cattāro āsavā: kāmā- savo, bhavāsavo, diṭṭhāsavo, avijjāsavo. (ii) Cattāro oghā -- kāmogho, bhavogho, diṭṭh- ogho, avijjogho. (iii) Cattāro yogā — kāmayogo, bhavayogo, diṭṭhi- yogo, avijjāyogo. (iv) Cattāro ganthā -- abhijjhā kāyagantho, vyā- pādo kāyagantho, sīlabbataparāmāso kāya- gantho, idaṁsaccābhiniveso kāyagantho. (v) Cattāro upādānā — kāmupādanaṁ, diṭṭhupādā- naṁ, sīlabbatupādānaṁ, attavādupādānaṁ. (vi) Cha nīvaraṇāni — kāmacchandanīvaraṇaṁ, vyāpādanīvaraṇaṁ, thīnamiddhanīvaraṇaṁ, uddhaccakukkuccannīvaraṇaṁ vicikicchā- nīvaraṇaṁ, avijjānīvaraṇaṁ. (vii) Sattānusayā — kāmarāgānusayo, bhavarāgānu- sayo, paṭighānusayo, mānānusayo, diṭṭhā- nusayo, vicikicchānusayo, avijjānusayo. (viii) Dasa saṁyojanāni — kāmarāgasaṁyojanaṁ, rūparāgasaṁyojanaṁ, arūparāgasaṁyojanaṁ, paṭighasaṁyojanaṁ, mānasaṁyojanaṁ, diṭṭhisaṁyojanaṁ, sīlabbataparāmāsasaṁyoja-naṁ, vicikicchāsaṁyojanaṁ, uddhacca-saṁyojanaṁ, avijjāsaṁyojanaṁ, suttante. (ix) Aparāni dasa saṁyojanāni: kāmarāgasaṁyo- janaṁ, bhavarāgasaṁyojanaṁ, paṭigha saṁyojanaṁ, mānasaṁyojanaṁ, diṭṭhi-saṁyojanaṁ, sīlabbataparāmāsasaṁyojanaṁ, vicikicchāsaṁyojanaṁ, issāsaṁyojanaṁ, macchariyasaṁyojanaṁ, avijjāsaṁyojanaṁ, abhidhamme. (x) Dasa kilesā -- lobho, doso, moho, māno, diṭṭhi, vicikicchā, thīnaṁ, uddhaccaṁ, ahirikaṁ, anottappaṁ. Āsavādīsu pan'ettha kāmabhavanāmena tabbatthukā taṇhā adhippetā. Sīlabbataparāmāso idaṁsaccābhiniveso attavādupādānaṁ ca tathā pavattaṁ diṭṭhigatam' eva pavuccati. Āsavoghā ca yogā ca tayo ganthā ca vatthuto |
Nhập Đề §1. Bảy mươi hai pháp (1) đã được trình bày với những đặc tính của nó. Giờ đây tôi sẽ nói về những phân loại của các pháp ấy theo tương quan của chúng. § 2. Toát yếu các phân loại phải được hiểu là có bốn: Toát yếu những loại bất thiện pháp. Như thế nào? (i) Để khởi đầu, trong toát yếu những loại pháp bất thiện có bốn Hoặc Lậu (2): 1. Tham Dục (Dục Lậu), 2. Luyến ái duyên theo kiếp sinh tồn (Hữu Lậu), 3. Tà Kiến (Kiến Lậu), và 4. Vô Minh (Vô Minh Lậu). (ii) Có bốn Bạo Lưu (cảnh ngập lụt) (3): 1. trận lụt của tham dục, 2. trận lụt của sự luyến ái duyên theo kiếp sinh tồn v.v... giống như trên từ 1 đến 4. (iii) Có bốn Trói Buộc (4): (trói buộc của tham dục v.v... như trên 1-4) (iv) Có bốn Thắt Chặt (thân) (5): 1. thắt chặt vào tham dục, 2. thắt chặt vào oán ghét, 3. thắt chặt vào lễ nghi và nghi thức sai lầm, 4. thắt chặt vào quan kiến độc đoán tin chắc rằng "chỉ có đây là chân lý". (v) Có bốn Chấp Thủ (6): 1. chấp thủ tham dục, 2. chấp thủ tà kiến, 3. chấp thủ những lễ nghi và nghi thức sai lầm, và 4. chấp thủ thuyết linh hồn trường cửu (bản ngã) (7). (vi) Có sáu Triền Cái (chướng ngại) (8). Chướng ngại của: 1. tham dục, 2. oán ghét, 3. dã dượi hôn trầm, 4. phóng dật lo âu, 5. hoài nghi, và 6. vô minh. (vii) Có bảy Tùy Miên (tâm tánh ngủ ngầm) (9): 1. luyến ái theo dục lạc, 2. luyến ái theo kiếp sinh tồn, 3. sân hận, 4. ngã mạn, 5. tà kiến, 6. hoài nghi, và 7. vô minh. (viii) Theo Kinh Tạng, có mười Thằng Thúc (dây trói buộc) (10): 1. luyến ái duyên theo dục lạc, 2. luyến ái duyên theo Sắc Giới, 3. luyến ái duyên theo Vô Sắc Giới, 4. sân hận, 5. ngã mạn, 6. tà kiến, 7. chấp thủ những lễ nghi và nghi thức sai lầm, 8. hoài nghi, 9. phóng dật, và 10. vô minh. (ix) Theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có mười Thằng Thúc (dây trói buộc) khác: 1. luyến ái duyên theo dục lạc, 2. luyến ái duyên theo kiếp sinh tồn, 3. sân hận, 4. ngã mạn, 5. tà kiến, 6. chấp thủ những lễ nghi và nghi thức sai lầm, 7. hoài nghi, 8. ganh tỵ, 9. xan tham, và 10. vô minh. (x) Có mười Ô Nhiễm (11): 1. tham ái, 2. sân hận, 3. si mê, 4. ngã mạn, 5. tà kiến, 6. hoài nghi, 7. hôn trầm, 8. phóng dật, 9. không hổ thẹn (tội lỗi), và 10. không sợ (hậu quả của tội lỗi). Nơi đây, trong sự phân loại các Ô Nhiễm v.v... câu "luyến ái duyên theo dục lạc" và "luyến ái duyên theo kiếp sinh tồn" hàm xúc lòng tham ái dựa trên đó. Cùng thế ấy, "chấp thủ những lễ nghi và nghi thức sai lầm", "quan kiến độc đoán tin chắc rằng "chỉ có đây là chân lý", và "chấp thủ thuyết linh hồn trường cửu" chỉ hàm ý là những "tà kiến" liên hệ. Tóm lược Đúng ra những Ô Nhiễm, những trận Ngập Lụt, những Dây Trói Buộc, và những Thắt Chặt có ba. Có hai Chấp Thủ và tám Chướng Ngại. Tâm Tánh Ngủ Ngầm có sáu. Dây Trói Buộc phải được hiểu là có chín. Ô Nhiễm có mười. Sơ lược các loại bất thiện pháp nầy (12) có mười. |
Chú Giải:
1. Vatthudhammā, Thực Thể.
Bốn thực tại cùng tột, hay chân đế, đề cập trong sáu chương đầu có thể được phân loại là 72 vatthudhammā, thực thể, tức là hiện tượng tồn tại với những bản chất thiên nhiên cố hữu dính liền. (1+52+18+1 = 72)
a) 1 -- Tất cả 89 loại tâm được xem là một vì tất cả đều có chung đặc tính là "hay biết'.
b) 52 -- Tất cả những tâm sở (cetasikas) được quan sát riêng rẽ bởi vì mỗi tâm sở có những đặc tính riêng biệt.
c) 18 -- Tất cả những sắc pháp được cấu tạo (nipphanna) được quan sát riêng rẽ vì có những đặc tính khác nhau.
d) 1 -- Niết Bàn (Nibbāna) là một, vì đặc tính của Niết Bàn là thanh bình an lạc. h.
Tất cả 72 đều là những thực thể chủ quan và khách quan được mô tả ở những chương trước. Trong chương nầy 72 sẽ được trình bày lẫn lộn.
2. Āsava, Hoặc Lậu.
Xuất nguyên từ "ā" + căn "su", trôi chảy. Đuợc gọi như vậy vì āsava (hoặc lậu) trôi chảy đến tận đỉnh cao của những kiếp sinh tồn và hiện hữu chí đến chặp tư tưởng Gotrabhū, Chuyển Tánh, (tức chặp tư tưởng tức khắc trước chặp tâm Đạo, Magga, của vị Nhập Lưu, Sotāpatti). Trong vô lượng tiền kiếp, những āsavas (hoặc lậu) nầy hiện hữu ngủ ngầm bên trong tất cả những ai còn là phàm nhân, có thể được xem là chất độc dược cực kỳ nguy hiểm làm say đắm chúng sanh và có thể trồi lên mặt trong tất cả những cảnh giới sinh tồn. Ô nhiễm, Hư Hỏng, Đồi Bại, Nhơ Bẩn, Chất Độc, Bợn Nhơ là một vài danh từ được xem là gần ý nghĩa với phạn ngữ "trứ danh một cách vô danh" nầy.
[Lời người dịch: Danh từ āsava thường được chuyển ngữ là hoặc lậu. Hoặc là mê tối, lầm lạc, như trong chữ mê hoặc. Lậu là rỉ ra, tiết lộ ra, và gây bợn nhơ. Ở đây là bợn nhơ tinh thần, phiền não tham, sân, si v.v... Lậu tận là diệt trừ phiền não. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần không còn gây ra những ý tưởng bất thiện].
Trong bốn Āsavas (Hoặc Lậu), kāmāsava (dục lậu) có nghĩa là luyến ái theo dục lạc của ngũ trần, bhavāsava (hữu lậu) là luyến ái theo đời sống ở cảnh Sắc Giới và Vô Sắc Giới, diṭṭhāsava (tà kiến lậu) là sáu mươi hai loại quan kiến lầm lạc [*] và avijjāsava (vô minh lậu) là trạng thái vô minh liên quan đến Tứ Diệu Đế, đến đời sống quá khứ, vị lai, đến cả hai, đời sống quá khứ và đời sống vị lai, và Định Luật Tùy Thuộc Phát Sanh.
[*] Xem Brahmajāla Sutta - Dīgha Nikāya -- Kinh Phạm Vỏng, Trường A Hàm, số 1.
3. Ogha, Ngập Lụt.
Xuất nguyên từ "ava" + "han", gây tổn thương hay sát hại.
Chúng sanh bị chìm đắm trong luồng trôi chảy của trận lụt vĩ đại, bị quay cuồng giữa những dòng nước xoáy mãnh liệt, bị lôi cuốn thẳng ra biển cả rồi bị nhận chìm xuống tận đáy như thế nào, những trận ngập lụt (ogha) của đời sống cũng lôi cuốn chúng sanh rồi đẩy vào, nhận chìm trong những hoàn cảnh khốn cùng như thế ấy.
4. Yoga, Trói Buộc.
Xuất nguyên từ căn "yuj", trói buộc (như buộc chặt ách vào cổ bò). Yogas, là những trói buộc cột chặt chúng sanh vào vòng quanh những kiếp sinh tồn sanh tử-tử sanh vô cùng tận của vòng luân hồi.
5. Ganthas, Thắt Chặt.
Là những gì thắt chặt tâm với thân, hoặc là những gì thắt chặt thân trong hiện tại với thân trong những kiếp vị lai.
Nơi đây danh từ kāya được dùng trong ý nghĩa "một khối" hay "cơ cấu" -- tinh thần hay vật chất.
6. Upādāni, Chấp Thủ.
Xuất nguyên từ "upa" + "ā" và căn "dā", cho.
Thủ, upādāna là ái ở mức độ cao. Vì lẽ ấy trong pháp Paṭicca Samuppāda (Thập Nhị Nhân Duyên hay pháp Tùy Thuộc Phát Sanh), có câu: "Vì có taṇhā (ái dục) nên có upādāna (thủ)". Taṇhā, ái dục cũng như tên trộm rình mò trong đêm tối để trộm một vật. Upādāna giống như chính hành động trộm cắp.
7. Attāvādūpādāna, Thuyết Về Linh Hồn Trường Cửu.
Bản chú giải đề cập đến hai mươi mốt lý thuyết về linh hồn trường cửu (bản ngã vĩnh tồn) liên hệ đến Ngũ Uẩn như sau:
(i) Linh hồn (bản ngã) cùng với thân (cơ thể vật chất, sắc) là một,
(ii) Thân làm chủ linh hồn,
(iii) Linh hồn ở trong thân,
(iv) Thân ở trong linh hồn.
Bốn thuyết về linh hồn trường cửu (bản ngã) liên hệ với bốn Uẩn còn lại (thọ, tưởng, hành, thức) phải được hiểu cùng một thế ấy.
8. Nīvaranāni, Triền Cái.
Xuất nguyên từ "ni" + căn "var", gây chướng ngại, ngăn cản. Đuợc gọi như vậy vì nó chận ngang con đường hướng về tình trạng an lạc của cảnh trời và hạnh phúc Niết Bàn. Theo bản chú giải, danh từ nầy có nghĩa là cái gì cản ngăn con đường hướng về các tầng Thiền (Jhānas) v.v..., của những tư tưởng thiện, hay cái gì không để cho các tầng Thiền phát triển, hay cái gì ngăn chận con mắt trí tuệ. Xem A Manual of Buddhism, trang 113-115, và The Buddha and His Teachings, chương 37.
Thông thường Nīvaranas, các pháp Triền Cái, được xem là có năm.
Cả hai cặp -- hôn trầm và thụy miên, phóng dật và lo âu -- được kể chung vì chức năng (kicca), nguyên nhân (āhāra = hetu), và những yếu tố đối nghịch của các pháp nầy giống nhau. Chức năng của hôn trầm và thụy miên là chểnh mảng tinh thần, trì độn; chức năng của phóng dật và lo âu là băn khoăn áy náy, không yên. Nguyên nhân của hôn trầm và thụy miên là tình trạng lười biếng, của phóng dật lo âu là bất mãn, buồn phiền, chẳng hạn như vì cái chết của một người trong thân quyến v.v... Nghị lực đối nghịch với cặp hôn trầm và thụy miên; tình trạng an tĩnh đối nghịch với phóng dật lo âu.
Tham dục được ví như nước pha lẫn với nhiều màu sắc khác nhau; sân hận, như nước nấu sôi; hôn trầm và thụy miên, như nước đầy rong rêu, phóng dật và lo âu, như nước bị gió làm chao động; hoài nghi, như nước đục, đầy bùn nhơ.
Cũng giống như khi ta nhìn xuống mặt nước đục đầy bùn nhơ thì không thể thấy cái bóng của mình, cùng thế ấy, vì bị những chướng ngại tinh thần, gọi là pháp triền cái, cản ngăn ta không thể thấy cái gì dẫn đến tình trạng an lành và hạnh phúc cho chính ta và cho kẻ khác.
Pháp Triền Cái tạm thời bị các tầng Thiền (Jhānas) đè nén. Khi chứng ngộ Đạo Quả Thánh các chướng ngại nầy sẽ hoàn toàn bị loại trừ. Hoài nghi, hay do dự không quả quyết, bị loại trừ khi chứng đắc Tu Đà Huờn; tham dục, sân hận và lo âu bị loại trừ khi chứng đắc A Na Hàm; phóng dật và lo âu, khi đắc Đạo Quả A La Hán.
9. Anusaya, Tâm Tánh Ngủ Ngầm (Tùy Miên).
Xuất nguyên từ "anu" + "si", nằm, ngủ.
Anusayas là những gì, vì chưa hoàn toàn bị loại trừ, còn nằm đó ngủ ngầm cho đến khi có cơ hội, trồi lên phát hiện trên mặt. Tất cả những khát vọng đều là anusayas, khuynh hướng tâm tánh ngủ ngầm. Nhưng có bảy là mạnh nhất. Khi còn là chúng sanh phàm tục, tức chưa đắc Quả Thánh, dầu đã thành đạt những cảnh giới Thiền cao tuyệt đỉnh, lúc tái sanh trở lại vào cảnh người cũng còn có thể bị những khuynh hướng tệ hại ấy tuôn tràn trổi dậy dễ dàng vì chúng nó chưa bị tận diệt, vẫn còn ngủ ngầm trong luồng nghiệp (tùy miên).
10. Saṁyojana, Thằng Thúc.
Từ "saṁ" + căn "yuj", gát ách, trói buộc.
Là những gì cột trói chúng sanh vào những kiếp sinh tồn của vòng luân hồi. Bằng bốn Đạo (Magga) dần dần loại trừ những dây trói buộc nầy.
11. Kilesas, Ô Nhiễm, hay Phiền Não.
Là những gì làm bợn nhơ, hay gây đau khổ cho tâm.
12.Trong phần phân loại bất thiện pháp danh từ kāma đôi khi áp dụng cho Dục Giới, và bhava cho Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Lobha (tham ái) hàm ý là cả hai -- kāmataṇhā và bhavataṇhā. Luyến ái duyên theo cảnh Sắc Giới và Vô Sắc Giới cũng được gọi là bhavataṇhā. Ba chữ -- sīlabbataparāmāsa (giới cấm thủ, tức tin theo những lễ nghi và nghi thức sai lầm), idaṁsaccābhinivesa (sự tin tưởng độc đoán rằng chỉ có đây là chân lý) và attavādūpādāna (lý thuyết về linh hồn trường tồn vĩnh cửu) -- hàm xúc ý nghĩa diṭṭhi, tà kiến. Cả hai danh từ kāmāsava và bhavāsava đều hàm ý là lobha (tham). Một cách chính xác, chỉ có ba hoặc lậu (āsava) là oghas, yogas, và ganthas (xem chú giải số 3, 4, và 5 cùng chương nầy).
Khi hai cặp -- thīna-middha và uddhacca-kukkucca, hôn trầm dã dượi và phóng dật lo âu -- được xem là bốn tâm sở thì Nīvaraṇas, pháp triền cái có tám. Khi kāmarāga và bhavarāga (luyến ái duyên theo Dục Giới và luyến ái duyên theo Sắc Giới và Vô Sắc Giới) được nhập chung với ái dục thì anusaya (khuynh hướng tâm tánh ngủ ngầm, hay tùy miên) được biết là có sáu. Mười saṁyojanas (thằng thúc), theo Suttanta (Tạng Kinh), còn bảy khi kāmarāga, rūparāga, arūparāga đuợc bao gồm trong lobha, và diṭṭhi và sīlabbata- parāmāsa được bao gồm trong diṭṭhi. Mười saṁyojanas được xem là còn tám khi kāmarāga và bhavarāga đuợc bao gồm trong lobha, và diṭṭhi và sīlabbataparāmāsa trong diṭṭhi. Kilesa (ô nhiễm) chính xác là mười. Như vậy, ta sẽ thấy rằng 14 tâm sở bất thiện, với số lượng nhiều hay ít khác nhau, nằm trong chín loại bất thiện pháp. Lobha nằm trong tất cả.
Đồ biểu 14
Hoặc lậu |
Ngập lụt |
Trói buộc |
Thắt chặt |
Chấp thủ |
Triền cái |
Tùy miên |
Thằng thúc |
Ô nhiễm |
|||
1 |
Lobha (Tanhā) - Tham, ái dục |
9 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
2 |
Diṭṭthi - Tà kiến, hiểu biết lầm lạc |
8 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
3 |
Avijā (Moha) - Vô minh |
7 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
||
4 |
Paṭigha (Dosa) - Bất mãn, sân |
5 |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
||||
5 |
Vicikicchā (Kaṅkhā) - Nghi, bất định |
4 |
+ |
+ |
+ |
+ |
|||||
6 |
Māna - Ngã mạn |
3 |
+ |
+ |
+ |
||||||
7 |
Uddhacca - Phóng dật |
3 |
+ |
+ |
+ |
||||||
8 |
Thīna - Dã dượi |
2 |
+ |
+ |
|||||||
9 |
Kukkucca - Lo âu |
1 |
+ |
||||||||
10 |
Middha - Hôn trầm |
1 |
+ |
||||||||
11 |
Ahirika - Không hổ thẹn tội lỗi. |
1 |
+ |
||||||||
12 |
Anottappa- Không sợ tội lỗi |
1 |
+ |
||||||||
13 |
Issā - Ganh tị, đố kị |
1 |
+ |
||||||||
14 |
Macchariya - Xan tham |
1 |
+ |
-ooOoo-