VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU
Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch
Chương II: TÂM SỞ
Akusala Cittānī
Tâm bất thiện
17. (i) Akusalesu pana lobhamūlesu tāva paṭhame asaṅkhārike aññasamānā terasa cetasikā akusalasādhāraṇā cattāro c'āti sattarasa lobhadiṭṭhīhi saddhiṁ ekunavīsati dhammā saṅgahaṁ gacchanti. (ii) Tath' eva dutiye asaṅkhārike lobhamānena. (iii) Tatiye tath'eva pītivajjitā lobha-diṭṭhīhī saha aṭṭhārasa. (iv) Catutthe tath'eva lobha-mānena. (v) Pañcame paṭighasampayutte asaṅkhārike doso issā macchariyaṁ kukkuccañc'āti catūhi saddhiṁ pītivajjitā te eva vīsati dhammā saṅgayhaṅti. Issāmacchariyakukkuccāni pan'ettha paccekam'eva yojetabbāni. (vi) Sasaṅkhārikapañcake'pi tath'eva thīna- middhena visesetvā yojetabbā. (vii) Chanda-pītivajjitā pana aññasamānā ekādasa akusalasādhāraṇa cattāro c'āti paṇṇarasa dhammā uddhaccasahagate sampayujjanti. (viii) Vicikicchāsahagatacitte ca adhimokkha virahitā vicikicchā sahagatā tath'eva paṇṇa- rasadhammā samupalabbhantī'ti sabbathā'pi dvādasākusalacittuppādesu paccekaṁ yojiya- mānā'pi gaṇanavasena sattadhā'va saṅgahitā bhavantī'ti. 18. Ekūnavīsaṭṭhārasa -- vīsekavīsa vīsati |
§17 (i) Bây giờ, để bắt đầu, trong loại tâm Bất Thiện đầu tiên không có sự xúi giục [1] mười chín tâm sở phối hợp như sau: mười ba tâm sở không có tánh cách đạo đức [2], bốn tâm sở Bất Thiện chung, là mười bảy, cùng với tham và tà kiến. (13 + 4 + 2 = 19). (ii) Cùng thế ấy, trong loại tâm thứ nhì không có sự xúi giục [3], mười bảy tâm sở trên, cùng với tâm sở tham và ngã mạn. (13 + 4 + 2 = 19). (iii) Cùng thế ấy, trong loại tâm thứ ba không có sự xúi giục, có mười tám tâm sở, cùng với tham và tà kiến, nhưng không có hỷ [4]. (12 + 4 + 2 = 18). (iv) Cùng thế ấy, trong loại thứ tư (có mười tám) cùng với tham và ngã mạn. (12 + 4 + 2 = 18). (v) Trong loại tâm không có sự xúi giục thứ năm liên hợp với sân, hai mươi tâm sở trên, ngoại trừ hỷ [5], cùng phối hợp với sân, xan tham, ganh tỵ, và lo âu. Trong bốn tâm sở nầy xan tham và lo âu phải được phối hợp một cách riêng rẽ [6] . (12 + 4 + 4 = 20). (vi) Trong năm loại tâm có sự xúi giục [7], các tâm sở trên phải được phối hợp với nhau cùng thế ấy, có điều khác biệt là phải thêm vào hai tâm sở hôn trầm và thụy miên. (21; 21; 20; 20; 22) (vii) Trong loại tâm liên hợp với phóng dật có mười lăm tâm sở hiện hữu là: mười một tâm Aññasamānā, ngoại trừ dục [8] và hỷ và bốn tâm sở Bất Thiện Chung. (11 + 4 = 15). (viii) Trong loại tâm liên hợp với hoài nghi, mười lăm tâm sở phối hợp như trên cùng với hoài nghi, nhưng không có xác định [9] . (10 + 4 + 1 = 15). Như vậy, trong tất cả mười hai loại tâm Bất Thiện hợp lại trở thành bảy, tùy theo những phương cách phối hợp [10] . §18 Mười chín, mười tám, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi, hai mươi hai, mười lăm. Như vậy, trong tâm Bất Thiện có bảy cách phối hợp của tâm sở. Mười bốn tâm sở nầy là: bốn Bất Thiện Chung và mười tâm sở không có tánh cách thiện hay bất thiện [11] được nói là liên hợp với tất cả các loại tâm vương bất thiện. |
Ghi chú:
[1] Tức, Somanasa sahagata diṭṭhigata sampayutta asaṅkhārika citta - Loại tâm không có sự xúi giục, đồng phát sanh cùng thọ Hỷ và liên hợp với Tà Kiến.
[2] Tức là 7 Phổ Thông và 6 Riêng Biệt, không Thiện cũng không Bất Thiện.
[3] Tức là tâm không có sự xúi giục và không liên hợp với Tà Kiến. Ngã Mạn và Tà Kiến không thể hiện hữu chung.
[4] Tức là tâm không có sự xúi giục, liên hợp với thọ Xả (Upekkhā). Hỷ không thể đồng phát sanh cùng Xả.
[5] Hỷ không thể đồng thời phát sanh cùng Sân và Lo Âu.
[6] Vì Xan Tham và Lo Âu là 2 tâm sở Không Cố Định, Aniyatayogino, đối tượng khác nhau, nên phát sanh riêng rẽ.
[7] Đó là bốn loại tâm có sự xúi giục bắt nguồn từ căn Tham và một bắt nguồn từ căn Sân. Hôn Trầm và Thụy Miên chỉ phát sanh trong tâm Bất Thiện có sự xúi giục.
[8] Không có Dục (Chanda) bởi vì nơi đây Phóng Dật nổi bật.
[9] Adhimokkha, Xác Định, là tâm sở nổi bật nhất trong tâm quyết định, không thể phát sanh trong tâm Hoài Nghi.
[10] (i) Hai loại tâm, thứ nhất và thứ nhì, không có sự xúi giục = 19. (ii) thứ ba và thứ tư = 18. (iii) Loại thứ năm, không có sự xúi giục = 20. (iv) Hai loại, nhất và nhì, có sự xúi giục = 21. (v) thứ ba và thứ tư, có sự xúi giục = 20; (vi) Thứ năm, có sự xúi giục = 22; (vii) Loại tâm Si = 15. Như vậy có tất cả bảy cách phối hợp tùy theo con số.
[11] Aññasamānas gồm 7 tâm sở Phổ Thông và 6 Riêng Biệt hay Biệt cảnh (7+ 6) = 13. Loại trừ Dục, Hỷ và Xác Định, còn lại 10.