ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991
23. PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Kínhthưa quý vị,
Hômnay tôi trình bày về pháp môn tu Tịnh Độ. Rất không ít người xem thường phápmôn này. Nay quý vị cùng tôi tìm hiểu xem.
ĐứcPhật ra đời với tâm nguyện độ sanh. Chúng sanh căn tánh vô lượng bất đồng, nênĐức Phật cũng tùy theo đó mà mở bày vô lượng pháp môn tu để cho thích hợp vớicăn tánh của chúng sanh. Trong tất cả pháp tu chỉ có pháp môn Tịnh Độ là thíchhợp nhất, dễ tu nhất, dễ chứng nhất, viên mãn nhất và cũng khó tin nhất. Nênkinh A Di Đà, Đức Phật nói: "Nan tín chi pháp" nghĩa là pháp khó tin.
Dễtu là bởi pháp môn Tịnh Độ có đặc tánh phổ cập, ai tu cũng được, đi đứng nằmngồi trong mọi thời, mọi lúc, khắp mọi hoàn cảnh đều có thể tu trì danh niệmPhật, nhất tâm nhiếp niệm.
Dễchứng là bởi hành giả đem tâm nương theo danh hiệu Phật, niệm Phật, tưởng nhớPhật, thừa nương Phật lực gia hộ độ trì. Chuyên tâm nhiếp niệm tưởng nhớ Phật.Phật và tâm đồng nhất thể. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tâm, Phật, và chúng sanhcả ba không khác. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Tâm loạn động là tâm mê, làtâm chúng sanh. Tâm chuyên nhứt niệm là tâm thanh tịnh, tâm giác, tâm Phật. Giờnào chuyên tâm nhiếp niệm trì danh hiệu Phật là giờ đó gần Phật, tâm ta thểnhập tâm Phật, sống trong đại thể của tâm Phật.
Dễviên mãn là bởi hiện đời tin theo lời Phật nói, nương theo lời Phật dạy, chuyêncần gắng sức tu tâm hành thiện, chuyên trì danh hiệu "Nam Mô A Di ĐàPhật" không rời niệm, để đến chỗ nhiếp niệm. Bên trong tự lực tâm nhiếpniệm, bên ngoài tha lực Phật hộ trì, tự tha viên mãn. Khi lâm chung, do nhờ lúcsống ngày ngày trì danh hiệu Phật, quán tưởng hình tượng Phật mà được huân tậpchủng tử danh hiệu Phật, hình ảnh Phật, tâm thức bám vào chặt chẽ hình ảnhtrang nghiêm của Phật, với lòng tin thâm sâu nơi oai thần năng lực Phật, nên tâmthần không rối loạn hoảng hốt. Tâm không rối loạn hoảng hốt, một lòng nhớ Phật,tức thì cảm ứng đến Phật và thánh chúng hiện tiền tiếp độ. Kinh A Di Đà, ĐứcPhật nói:"Nhất tâm bất loạn, kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữchư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn lâm mạng chung thời, tâm bất điênđảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Quốc Độ". Nghĩa là người sắplâm chung mà biết nhất tâm niệm Phật tâm không tán loạn, thì được thấy Phật ADi Đà và Thánh chúng hiện tiền, như thế tinh thần người lâm chung không điênđảo, liền đó được vãng sanh về cảnh giới Tây phương Cực Lạc cõi nước Đức Phật ADi Đà.
Hơnnữa trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca có thuật lại lời thệ nguyện của ĐứcPhật A Di Đà rằng: "Nếu có chúng sanh nào muốn sanh về cõi nước của ta, màvui thích chí thành tin niệm danh hiệu ta mười niệm, ta không tiếp dẫn chúngsanh đó về cõi nước Cực Lạc thì ta thề không thành Phật". (Nhược hữu chúngsanh, dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả,bất thủ chánh giác).
Nhưthế, hành giả ở cõi Ta Bà tu đã được viên mãn tâm nguyện vãng sanh. Sau khiđược Phật tiếp độ vãng sanh về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, thấy Phật nghePhật, chứng bất thối chuyển, tiến tu đến quả vị Vô Thượng Bồ Đề, không còn luânhồi thối đọa nữa, đó là viên mãn quả vị cảnh giới Tịnh Độ.
Thếnào gọi là Tịnh Độ? Tịnh là thanh tịnh, trong sạch. Độ là cõi nước, là thếgiới. Vậy Tịnh Độ là cõi nước trong sạch, là thế giới thanh tịnh. Nghĩa là thếgiới không có chiến tranh ly loạn, không có hiện tượng sanh già bệnh chết,không có bát nạn khổ (1), ba đường ác (2). Người ở cảnh giới Tịnh Độ là ngườihành thiện, với ý chí hướng thiện tinh tiến tu lên quả vị bất thối chuyển VôThượng Bồ Đề.
Cảnhgiới Tịnh Độ không có hiện tượng chen lấn tranh giành. Người ở cảnh giới TịnhĐộ không phải bận tâm về vật dụng ăn ở. Mà chúng sanh nơi đó, khi khởi tâm ướcmuốn điều gì thì những thứ ngon lành mỹ diệu liền hiện tiền như ý. Điều này cóđược là do khi còn là phàm phu chuyên tâm tu hành gieo trồng căn lành, mà đượcsanh về Tịnh Độ, hưởng phước báo đặc thù, không phiền não lo âu, đất nhà câycảnh hoa lá đều do ngọc ngà châu báu tạo thành. Không có hiện tượng sanh giàbệnh chết. Không có trạng huống vô thường thành trụ hoại không. Ở đó các vị BồTát Thanh Văn là bạn của hành giả tu tịnh nghiệp. Ở cõi Cực Lặc tuyệt đối khôngcó kẻ tâm phàm tâm ác ý, không có hiện tượng suy tàn biến đổi. Do công đức củaPhật A Di Đà và Thánh chúng trang nghiêm tạo thành thế giới tuyệt vời thanhtịnh, nên gọi là thế giới Cực Lạc.
Làmthế nào để được về cảnh giới Cực Lạc? Người muốn được sanh về thế giới Cực Lạcthì phải dốc lòng quyết chí nhứt tâm trì danh hiệu Phật, nghiêm chỉnh chấp trìba điều quan trọng là tín, nguyện và hạnh. Đây là ba điều tiên quyết để đượcvãng sanh. Thế nào là tín, nguyện, hạnh?
Tín:Tín ở đây là lòng tin thâm sâu như mũi dùi khoan sâu vào gỗ, như đinh đóng chặtvào cột. Lòng tin chuyên ròng trong sạch, như ánh trăng rằm, như nước hồ thu,như pha lê trong suốt, không ngờ vực, cũng không nay tin ông này, mai tin bàkia. Đem lòng tin thanh tịnh trong suốt thâm sâu như vậy để trọn tin lời ĐứcPhật Thích Ca dạy có thật cảnh giới Cực Lạc ở phương Tây, nơi đó Đức Phật A DiĐà làm giáo chủ và hiện nay đang ngày đêm thuyết pháp. Tin đức Phật A Di Đà có48 lời nguyện độ sanh, nguyện nào nguyện nấy cũng tha thiết đặc biệthướng về chúng sanh ở thế giới Ta Bà để tiếp độ, như ánh sáng mặt trời lúc nàocũng hướng về vạn vật trên quả địa cầu này.
Chíthành chí thiết tin lời dạy của Đức Phật Thích Ca là, cảnh giới Cực lạc thanhtịnh an lành tuyệt đối, tâm nguyện từ bi, năng lực độ sanh của Đức Phật A Di Đàvô biên, như mẹ hiền đối với con dại. Lại tin chính ta có khả năng thành Phật,như Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có Phậttánh" – "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Khita tin chắc lời dạy của Đức Bổn Sư Thích Ca, thấu hiểu tâm nguyện và năng lựccủa Phật A Di Đà, tin tưởng mãnh liệt ở khả năng Phật tánh của chính ta, taphát nguyện chuyên tâm tu trì trong niềm tin tự lực và tha lực viên mãn, thì tanguyện ta nhất định thành. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Lòng tin là mẹ sanh cáccông đức. Lòng tin hay trưởng dưỡng các pháp lành. Lòng tin đưa người siêuthoát ba đường khổ địa ngục, ngạ qủy, súc sanh. Lòng tin có năng lực đưa ngườiđến quả vị giác ngộ giải thoát". Sau khi tin chắc rồi, nên phát nguyện.
Nguyện:Sau khi đã tin có cảnh giới Cực Lạc, có Đức Phật A Di Đà từ bi tiếp độ, tinchính mình có khả năng Phật tánh rồi, thì nên phát nguyện vãng sanh về cảnhgiới Cực lạc để được cùng sống với Đức A Di Đà và Thánh chúng ở đó. Đem trọnlòng mà phát nguyện một cách chân thành chí thiết, nhứt tâm thiết tha duy nhấtvào một việc vãng sanh. Phát nguyện chân thành chí thiết như dòng nước chảyxiết ngày đêm không ngừng một giây phút nào. Tâm nguyên, hơi thở, giờ giờ khắckhắc nhớ nghĩ ước mong được vãng sanh thấy Phật A Di Đà. Để cho nguyện viênthành thì phải lập hạnh.
Hạnh:Sau khi đã tin thâm sâu, nguyện tha thiết, tiến đến là thực hành. Chính sự thựchành này là yếu kiện quyết định cho sự thành tựu của tín và nguyện. Nếu chỉ tinvà ước nguyện suông thôi, không chuyên cần thực hành thì không thể nào đạtthành nguyện vọng. Cũng ví như người tin chắc nước Hoa Kỳ là xứ tự do no ấm,rất ước mong được đến Hoa Kỳ sinh sống. Có tin có ước nguyện, nhưng lại khôngchịu khó chạy lo tạo điều kiện kiếm tiền đóng thuyền, hoặc lo giấy thông hànhđể đi thì nhất định không bao giờ đến được Hoa Kỳ. Người tu tịnh nghiệp cầusanh về Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà cũng giống như thế. Chỉ tin và nguyệnsuông thôi, không chịu chuyên tâm thực hành thì không cách nào vãng sanh vềnước Cực lạc được. Thế thì thực hành bằng cách nào?
Muốnđược sanh về nước Cực Lạc, ngoài việc tin sâu, nguyện chí thiết ra, hành giảcòn phải ngày đêm trong lúc đi đứng nằm ngồi phải luôn luôn niệm danh hiệuPhật, tưởng nhớ đến Phật. Câu Nam Mô A Di Đà Phật không ngớt trên miệng, hìnhbóng Đức Phật A Di Đà không dứt trong tâm. Đồng thời phải đặt định thời khóa đểlạy sám hối, tụng kinh, niệm Phật. Phải cố gắng sửa tâm tánh, bỏ các tật xấu cốhữu. Dứt trừ chuyện thị phi. Xả bỏ ân tình ái dục. Cổ đức dạy: "Ái bấttrọng bất sanh Ta Bà. Niệm bất nhứt bất sanh Tịnh Độ". Nghĩa là do lòng áidục mà ta phải sanh ra trong cõi Ta bà khổ lụy này. Niệm Phật không nhất tâmthì không thể nào sanh về Tịnh Độ được.
Khôngphải chỉ niệm Phật tụng kinh sám hối suông thôi là đủ. Hành giả tu tịnh nghiệp,trong tâm phải luôn luôn nhớ Phật, sửa tâm tánh để được thanh tịnh. Ngoài thânphải đem hết khả năng tụng kinh bái sám, niệm Phật, làm những việc lành. Như bốthí, trì giới, nhẫn nhục v.v... Chớ nên lầm tưởng ăn chay, niệm Phật và tụngkinh với hình thức bên ngoài mà trong lòng còn đầy tham sân si, mạn nghi, áidục, ích kỷ là được vãng sanh đâu! Kinh A Di Đà, Đức Phật nói: "Không thểdùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà cầu vãng sanh về cõi nước CựcLạc kia. (Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên đắc sanh bỉ quốc). Cổđức khuyên:
Xemra niệm Phật dễ mà không.
Ýkhẩu buông lung niệm chẳng đồng.
Miệngniệm Di Đà tâm tán loạn.
Dùcho bể cổ vẫn là không.
Vậy,tín nguyện hạnh là ba yếu kiện tiên quyết, là tư tưởng chánh để hành giảđược vãng sanh về cảnh giới Cực lạc.
Cóai niệm Phật được vãng sanh chưa?
Cóvô số người niệm Phật được vãng sanh Cực Lạc. Xin quý vị tìm đọc ở các sáchHương Quê Cực Lạc, Đường Về Cực Lạc, Pháp Môn Tịnh Độ, Niệm Phật Thập Yếu, LáThư Tịnh Độ v.v... Các sách nói về pháp môn Tịnh Độ có ghi rõ. Nay đây xin lượcnêu những hành giả tu pháp môn Tịnh Độ có hiệu quả biết trước ngày giờ lâmchung, được vãng sanh, như ở Việt Nam, Huế có Ngài Tường Vân, Ngài Nhất Địnhv.v... Ở Bắc Việt có Ngài Tế Xuyên, ông Phó Kinh v.v... Ở Nam Việt có ôngchủ Thời, cô Lưu Thi Yến pháp danh Như Xuân Huyền, ông Xã Tòng v.v... và gầnđây nhất có Ngài hành Trụ. Trước ngày viên tịch, Ngài đi thăm từ giả các Thầy,các chùa và an nhiên tạ thế.
ỞTrung Hoa hành giả tu Tịnh Độ nhiều vô số kể. Các Ngài tu đều kết quả, nối tiếpnhau đã hệ thống hóa thành dòng Tịnh Độ Tổ Sư. Quý vị nếu đọc các sách Tịnh ĐộThánh Hiền Lục, Niệm Phật Thập Yếu, Quê Hương Cực Lạc, Đường Về Cực lạc, Lá ThưTịnh Độ, Pháp Môn Tịnh Độ v.v... thì qúy vị sẽ thấy vô số người tu pháp môn trìdanh niêm Phật được kết quả ngay trong hiện đời.
Đếnnhư Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai Á v.v... Các nước theo hệ phái Đạithừa Phật giáo thì mười người hết bảy tám người tu pháp môn niệm Phật.
CácNgài nêu trên, đều biết trước ngày giờ khi lâm chung. Các Ngài an nhiên tự tạikhi xả phàm thân để chứng pháp thân. An nhiên tự tại giống như người có chíxuất gia bỏ nhà cửa, y phục, những thứ dục lạc của trần gian tục lụy để sốngđời đạo hạnh thanh đạm an lạc giải thoát của tăng sĩ,
Đặcbiệt các Tổ sư Tịnh Độ phần độ trước đó vốn là những Thiền sư danh tiếng, nhưngsau chuyển hướng tu Tịnh Độ mà được đắc quả. Như sách Tịnh Độ Chỉ Qui của PhổHạnh khi nói về "pháp môn niệm Phật tổng trì vạn pháp thông lợi bacăn" và sách lý Bát Nhã Tịnh Độ của cư sĩ Bổn Nguyên cũng xác định rằng:"Thiền tông tự xưng là trực chỉ chơn tâm, minh tâm kiến tánh hay là giáongoại biệt truyền mà mười một vị Tổ tông có đến sáu vị nguyên trước vốn làThiền sư chánh truyền. Như Tổ thứ ba là Thừa Viễn Thiền sư, Tổ thứ sáu là VĩnhMinh Thiền sư, Tổ thứ tám là Phật Huệ Thiền sư, Tổ thứ chín là Ngẩu Ích Thiềnsư, Tổ thứ mười là Tĩnh Am còn gọi là Thực Hiền Thiền sư, Tổ thứ mười một làTriệt Ngộ còn gọi là Tế Tĩnh Thiền sư. Các vị này trước tu thiền cũng đã nổidanh, nhưng sau chuyển tu Tịnh Độ và cực lực hoằng truyền pháp môn niệmPhật". Đặc biệt là Ngài Nhất Biến thượng nhơn (1239-1289) vốn là một Thiềnsư nổi tiếng, sau chuyển tu Tịnh Độ sáng lập phái Thời Tông Tịnh Đô, rộngtruyền pháp môn niệm Phật.
Khôngnhững các Thiền sư danh tiếng trước tu thiền về sau chuyển tu Tịnh Độ cầu sanhCực Lạc, mà đến như các vị đại Bồ Tát cũng phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Như BồTát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm đã phát nguyện: "Nguyện ngã lâm dụcmạng chung thời, tận trừ nhất thiết chư chướng ngại, diện kiến bỉ Phật A Di Đà,tức đắc vãng sanh an lạc quốc". Nghĩa là: "Con nguyện khi sắp quađời, tất cả nghiệp chướng đều dứt trừ, được thấy Phật A Di Đà, ngay khi đó sanhvề Cực lạc". Bồ Tát Phổ Hiền còn nguyện, Ngài ở trong đời giáo hóa chúngsanh cũng dùng phương pháp Tịnh Độ để cho chúng sanh dễ tu hành được sanh vềcảnh giới Cực lạc. Như kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền, Ngài nói: "Năng ưphiền não đại khổ hải trung, bạt tế chúng sanh linh kỳ xuất ly, giai đắc vãngsanh A Di Đà Phật Cực Lạc thế giới". Nghĩa là Phổ Hiền Bồ Tát thường hay ởtrong biển khổ phiền não của cõi đời cứu vớt chúng sanh, khiến cho chúng sanhđược giải thoát, vãng về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Mườiđại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát trọng tâm là xiển dương pháp môn Tịnh Độ. NgàiVăn Thù Bồ Tát, nguyện sau khi tu hành mãn, xa lìa cõi Ta Bà sanh về cảnh giớiCực Lạc, như kinh Văn Thù phát nguyện nói rằng: "Nguyện ngã mạng chungthời, diệt trừ chư chướng ngại, diện kiến A Di Đà, vãng sanh Cực Lạc quốc. Sanhbỉ Phật quốc dĩ, thành mãn chư đại nguyện, A Di Đà Như Lai, hiện tiền thọ kýngã, cứu cánh Bồ Tát hạnh". Nghĩa là: "Ngài Văn Thù Bồ Tát nguyện khimạng chung, diệt trừ hết chướng ngại, được thấy Phật A Di Đà, vãng sanh về nướcCực Lạc. Được sanh về cõi nước ấy rồi, tròn đầy các đại nguyện, Đức A Di Đà NhưLai, hiện tiền thọ ký cho tôi, cứu cánh hạnh Bồ Tát.
KinhQuán Tam Muội, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát dạy rằng: "Trong tất cả các pháp môntu hành, không có pháp môn nào vượt qua pháp môn niệm Phật. Pháp môn niệm Phậtlà vua trong tất cả pháp môn". Trong kinh Đại Tập Đức Phật xác quyết rằng:'Vào thời mạt thế, ức ức người tu hành, không có lấy được một người đắc đạogiải thoát, chỉ còn có cách là nương theo pháp môn niệm Phật mới ra khỏi vòngluân hồi sanh tử".
KinhThủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát Đại Thế Chí trình bày với Đức Thích Ca Mâu Ni về chỗ sởđắc của mình rằng: "Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai kiếnPhật". Nghĩa là: "Con nhờ nghĩ đến Phật, niệm Phật, đời này hoặc đờisau được thấy Phật. Bồ Tát Đại Thế Chí do nhờ nhớ Phật, niệm Phật, mà thấy đượcPhật, vãng sanh về Tịnh Độ, chứng vô sanh pháp nhẫn, hiện ở đó cùng với Bồ TátQuán Thế Âm trợ giúp Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn người tu niệm Phật cầu vãng sanhTịnh Độ. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát Đại Thế Chí trình bày với Đức Phậtvề pháp môn tu hành thành đạt đạo quả của mình rằng: "Con nhớ hằng sa sốkiếp trước, Đức Phật Siêu Nhựt Nguyệt Quang dạy con tu pháp môn niệm Phật tammuội. Vậy chỗ nhơn địa tu hành của con là do niệm Phật mà ngộ vô sanh nhẫn,nguyện ở cõi này để nhiếp hóa người phát tâm niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ. NayPhật hỏi chỗ viên thông, con vốn không chọn lựa, chuyên thâu nhiếp sáu căn,khiến cho tịnh niệm nối tiếp luôn, được vào tam ma địa, ấy là thứ nhất".(Ngã bổn nhơn địa, dĩ nhiệm Phật tâm, nhập vô sanh nhẫn, kim ư thử giới, nhiếpniệm Phật nhơn, qui ư Tịnh Độ. – Kinh Thủ Lăng Nghiêm, chương Đại Thế Chí ViễnThông).
Tronghầu hết những kinh điển Đại thừa Phật giáo, cho thấy các vị Bồ Tát đều cầu vãngsanh về Tịnh Độ. Như kinh Pháp Hoa nói: "Nếu người tâm tán loạn, bước vàonơi chùa tháp, nhứt niệm nam mô Phật, thì đều được thành Phật". (Nhượcnhơn tán loạn tâm, nhập ư tháp miếu trung, nhứt niệm nam mô Phật, giai dĩ thànhPhật đạo). Kinh Pháp Hoa còn nói rõ rằng: "Nếu người nào y theo kinh PhápHoa dạy mà tu hành, thì khi mạng chung liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc,nơi đó được Đức Phật A Di Đà và chúng đại Bồ Tát vây chung quanh khen mừng,người đó từ hoa sen sanh ra và ngồi trên bảo tòa". (Nhược hữu nhơn văn thịkinh như thuyết tu hành, ư thử mạng chung tức vãng sanh an lạc thế giới, A DiĐà Phật đại Bồ Tát chúng vi nhiễu trụ xứ, sanh liên hoa trung bảo tòa chithượng).
TháiHư đại sư khi luận về pháp môn Tịnh Độ, Ngài nói: "Kinh A Di Đà là kinhPháp Hoa lược nói. Kinh Pháp Hoa là kinh A Di Đà giảng rộng". Trong kinh ADi Đà, Đức Phật Thích Ca nói với Ngài Xá Lợi Phất rằng: "Nếu ai nghe nóiđến Đức Phật A Di Đà mà trì niệm danh hiệu hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày chođến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì người đó khi sắp lâm chung, được Phật A DiĐà và Thánh chúng hiện ra trước mắt, người ấy khi chết tâm không điên đảo, liềnđược vãng sanh về cõi nưóc Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà". Kinh còn nói:"Người nghe kinh A Di Đà này, mà phát tâm thọ trì và nghe danh hiệu củaPhật, thì được tất cả các Đức Phật nghĩ nhớ hộ niệm, rốt sau được đạo quả bấtthối chuyển vô thượng Bồ Đề".
Khôngnhững Đức Thích Ca Mâu Ni khuyên chúng sanh nên tu pháp môn Tịnh Độ là pháp mônchắc chắn nhất, bởi nhờ uy lực 48 đại nguyện độ sanh của Đức Phật A Di Đà, màchính nNgài khi thâu thần tịch diệt Niết Bàn cũng hoàn nguyên trở về cảnh giớiThường tịch quang Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà Như Lai, như kinh Đại Bát NiếtBàn phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên thứ hai mươi bảy nói: "Giờ sắp nhập Niết Bàn,Đức Phật đã thuận nghịch ba lần nhập thiền định xong, từ sơ thiền đến diệt tậnđịnh, cuối cùng nhập siêu việt thiền định, Ngài nói: Vô minh không có cội gốc,nên lão tử cũng không, mười phương tất cả pháp đều giải thoát. Nay ta an trụnơi Thường Tịch Diệt Quang gọi là Đại Niết Bàn".
ĐứcPhật A Di Đà ngày đêm hướng về chúng sanh, như mặt trời hướng về vạn vật, nhưmẹ hiền trông ngóng con về. Đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát vừa nêu trên, tuykhi ra độ sanh theo căn tánh của mỗi loài thấp cao mà mở bày đủ các pháp mônphương tiện, nhưng khi hoàn nguyên thì trở về an trụ nơi tự tánh Di Đà duy tâmtịnh độ trong cảnh Thường tịch quang tịnh độ của đức A Di Đà Như Lai.
Đểcho quý vị nhận định rõ hiệu năng của pháp môn Tịnh Độ, nay tôi xin lược thuậtcâu chuyện do Ngài Trí Giả đại sư nói trong bộ Thập Nghị Luận và được dẫn trongsách Tịnh Độ Chỉ Qui như sau:
"Bavị Bồ Tát là Vô Trước, Thế Thân và Sư Tử Giác cùng phát nguyện tu Duy Thức Quánđể cầu mong được vãng sanh về cõi trời Đâu Suất nội viện hầu được diện kiến ĐứcDi Lặc Bồ Tát. Ba Ngài đồng giao hẹn với nhau rằng, nếu ai được lên gặp Đức DiLặc trước thì phải nhớ về báo tin cho biết là mình đã gặp được rồi. Chẳng baolâu sau đó Ngài Sư Tử Giác viên tịch. Trước giờ Sư Tử Giác viên tịch, hai NgàiThế Thân và Vô Trước đến bên cạnh căn dặn nên nhớ lời giao hẹn. Sư Tử Giác gậtđầu hứa chắc.
Nhưngsau khi Sư Tử Giác qua đời đã lâu, hai Ngài Thế Thân và Vô Trước đợi mãi màkhông thấy tin tức đâu cả. Ba năm sau, đến lượt Thế Thân viên tịch. Lúc ThếThân sắp viên tịch, Ngài Vô Trước đến căn dặn bốn năm lần rằng, dù thế nào cũngphải nhớ về báo tin cho biết chớ đừng như Sư Tử Giác. Mãi đến hơn ba năm sau,Thế Thân mới về báo tin cho Ngài Vô Trước hay. Vô Trước hỏi tại sao phải lâuđến hơn ba năm mới về cho hay?
-Thế Thân nói: Tôi đến Đâu Suất nội viện nhằm ngay lúc Đức Phật Di Lặc thuyếtpháp, chỉ nghe được Ngài thuyết có một thời rồi liền bái biệt về ngay đây.
-Vô Trước lại hỏi: Còn pháp hữu Sư Tử Giác đâu?
-Thế Thân nói: Sư Tử Giác mới đến ngoại viện, bị ngũ dục lôi cuốn, mãi đến nayvẫn chưa vào được nội viện diện kiến Đức Di Lặc.
VôTrước nghe xong như tỉnh mộng, nhận thấy phương pháp tu tự lực tư duy quán quánguy hiểm, liền cải đổi tu theo pháp môn Tịnh Độ cầu sanh Cực Lạc.
Ngũdục lạc trần gian đã nhận chìm bao kẻ anh hùng thế gian, cũng như đã cuốn lôilàm cho rơi rụng không biết bao kẻ đi trên đường ánh đạo vàng. Người tu hànhphải khốn khó lắm mới khắc phục nổi ngũ dục. Huống nữa là tu thiền thì phảitrải qua bốn cõi thiền, tám cõi định, mới đến cõi diệt tận định để bước vào quảvị đẳng giác. Ngũ dục của các cõi trời thiền trùng trùng điệp điệp vô cùng mỹdiệu siêu trần tuyệt thế, đạo lực như Bồ Tát Sư Tử Giác mà còn phải ngây ngấtlặn lội chưa khắc phục nổi sự quyến rủ để vào Đâu Suất nội viện bái kiến Đức DiLặc kia, huống hồ là phàm phu như chúng ta, đạo lực đến bực nào mà dám tự hàokhắc phục nổi dục lạc bốn cõi thiền? Thế nên các bực cổ đức kinh nghiệm mớiminh mẫn có lời ân cần nhắn nhủ: "Tu thiền như con mọt trong ống tre phảiđục từng mắt tre mới ra khỏi. Tu Tịnh Độ như con mọt đục ngang ống tremau lẹ thoát ra ngay". Kinh Đại Bản Di Đà nói: "Tu các pháp môn khácnhư kiến bò lên núi. Tu pháp môn niệm Phật như thuyền buồm thuận gió xuôi nước.(Dư môn học đạo du nghị tử thượng ư cao sơn. Niệm Phật pháp môn tợ phong phàmhành ư thuận thủy).
Cũngtrong ý nghĩa này, người tu thiền hay tu các pháp môn khác để đạt đạo quả Bồ Đềchẳng khác nào như người nương theo bản đồ tự mình đến thành phố lạ. Tu Tịnh Độgiống như người đến thành phố lạ có bản đồ lại có người hướng dẫn đường đi.Người tu thiền hay các pháp môn khác giống như cậu bé ba tuổi tự một mình lầntheo đường đã chỉ tìm về quê cha đất tổ. Người tu Tịnh Độ cũng giống như cậu bétheo đường đã chỉ lại có mẹ đi bên cạnh, nên vững tâm mạnh dạn phấn khởi trở vềquê hương không sợ hầm hố chông gai, lại cũng không ngại lạc lối. Sự hiểu biếtcủa đứa bé ba tuổi so với kiến thức và kinh nghiệm của bà mẹ, có khác gì khảnăng kiến thức của chúng sanh so với trí tuệ giác ngộ và thần lực của Phật?
Ngườikhông tin pháp môn niệm Phật hoặc chê bai pháp môn niệm Phật là tầm thường,chẳng khác nào đứa bé lên ba tuổi sanh ở nơi tha hương, nay muốn về quê cha đấttổ mà lại không cần cha mẹ dẫn đường. Đây mới thật là kẻ đáng thương vậy. Nhưkinh Thanh Tịnh Giác nói: "Nếu người nào đối với pháp môn Tịnh Độ nghe nhưkhông nghe, biết như không biết, tất nhiên kẻ ấy mới vừa ở trong ba ác đạo địangục, ngạ quỷ, súc sanh ra, hoặc còn nhiều tội chướng, nên không sanh được lòngtin tưởng pháp môn này. Như Lai nói kẻ ấy kém phước duyên trên đường giảithoát". Kinh lại nói: "Nếu người nào nghe pháp môn Tịnh Độ liền khởitâm thương mừng rơi lệ, cảm động đến các chân lông nơi thân đều dựng đứng, nênbiết kẻ ấy đời trước đã từng nghe, tin và tu tập pháp môn Tịnh Độ này. Nếu kẻấy chánh niệm tu hành thì nhất định vãng sanh".
Phápmôn niệm Phật là pháp môn bao gồm tự lực và tha lực, gọi tắt là Pháp tu tự thaviên mãn. Là pháp môn rất dễ tu, rất dễ chứng, rất hoàn bị, rất khó tin. Nêntrong kinh A Di Đà, Đức Phật kêu Ngài Xá Lợi Phất nói: "Này Xá Lợi Phấtơi! Ông nên biết ta đang ở trong đời ngũ trược xấu ác này làm việc thí pháp khólàm, mà được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Ta vì tất cả chúng sanh trong thế gian mànói pháp môn Tịnh Độ, là pháp môn khó tin, đối với họ thật là khó tin".
NgẩuÍch đại sư nói, có được vãng sanh hay không là do hành giả có chuyên tâm chíthành tu niệm hay không. Phẩm vị cao hay thấp là tùy thuộc lòng tin củahành giả cạn hay sâu:
Đượcvãng sanh cùng chăng,
Tínnguyện có hay không,
Phẩmvị cao cùng thấp,
Tùyniệm Phật cạn sâu.
NgàiGiác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát khuyên hành giả tu tịnh nghiệp rằng:
Ítnói một câu chuyện,
Nhiềuniệm một câu Phật,
Đánhchết được vọng niệm,
Phápthân người hiển lộ.
ĐứcVăn Thù Bồ Tát đối trước Đức Phật nói kệ khuyến lệ người tu Tịnh Độ rằng:
Khiđi đứng nằm ngồi,
Thườngniệm công đức Phật,
Ngàyđêm chớ tạm quên,
Nênsiêng tu như vậy.
HoằngNhất đại sư khuyên ông bạn nên phát tâm quy y Tam Bảo, niêm Phật để tạo tưlương trên đường về Tây Phương Cực Lạc. Ông bạn hẹn chừng nào thu xếp xong việcrồi sẽ tính sau. Đại sư liền nói:
Ngaygiờ quyết dứt liền thôi dứt,
Chớhẹn cho xong chẳng lúc xong.
Thưaqúy vị, người đời có thói quen thường hay khất hẹn, nhất là đối với việc làmphước thiện và việc tu hành. Khi được mời khuyên đóng góp phần công đức vàoviệc thiện như bố thí, cúng dường thì kêu than "kẹt, túng". Khi đượckhuyến khích tu tâm niệm Phật thì "khất hẹn" chừng nào thu xếp xonghãy tính.
Xinquý vị thử nghĩ, việc đời biết chừng nào mới hết "kẹt, túng", đến baogiờ mới "thu xếp xong"? Nên cổ đức có lời khuyến giác:
Chớđợi đến già mới niệm Phật,
Đồnghoang mồ trẻ thiếu chi người.