Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Nào Ngờ

22/02/201115:45(Xem: 4672)
22. Nào Ngờ

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

22. NÀO NGỜ

Nhớthời còn là chú điệu ở chùa quê, sau mỗi buổi công phu chiều, tôi gánh nướctưới hoa trong vườn chùa cho mãi đến xẩm tối, mới được vào nghỉ để chuẩn bị lênđiện Phật đi thời tịnh độ.

Chùaở đồng quê, những buổi chiều muôn chim về tổ, tiếng gọi nhau ríu rít trên cànhcây cổ thụ trong sân chùa, dường như chúng reo hò mặt mừng chào nhau sau mộtngày lặn lội khắp nơi tìm mồi. Cũng như những buổi sáng thức dậy, trước khi lìacành bay đi khắp ngã tìm miếng ăn, chúng cũng đã một chập nhảy nhót líu lo rộnrả để tạm biệt. Ngày ngày nghe chim hót líu lo, lòng cảm thấy vơi nhẹ nỗi buồnlo nghĩ nhớ, an vui trong cảnh chùa tịch mịch nơi thôn dã.

Hằngngày, cảnh họp tan sáng chiều của muôn chim, khiến cho tôi liên tưởng đến hiệntượng tụ tán vô thường của kiếp người, nhớ lời cổ đức đã thống thiết nhắn gởingười trần thế:

Chamẹ ân sâu rồi cũng cách

Vợchồng nghĩa nặng cũng chia lìa

Tìnhđời chẳng khác chim chung ngủ

Mỗisáng đàn nào nấy tự bay.

Rồicó những buổi chiều, khi mặt trời khuất bóng sau rặng núi thẫm xanh, ánh sángmỗi lúc mỗi yếu ớt dần, hoàng hôn phủ lên vạn vật lớp mỏng mờ sương, trên khôngtrung hiện lên những bức tranh vân cẩu đủ màu hồng tía. Trước cảnh tượng đó, đãlắm lần tôi say mê ngắm nhìn những bức tranh vân cẩu linh hoạt tuyệt diệu ấy,mà lòng ngây ngất quên đi cảnh vật chung quanh, quên cả mình đang chấp tác côngquả. Rồi nào ngờ có những hôm, thầy tôi bắt gặp, người mỉm cười với giọng nóihiền hòa:

"ChúĐăng! (Lúc đó ở trong chúng, tôi làm tri đăng) Con đang làm gì đó mà đứng trântrân bất động như tượng đá vậy?" Thật bất ngờ! Tôi giật mình, hơi sượng,lúng túng ấp úng:

'Dạmô Phật! Bạch thầy, không có chi!". Rồi tôi lặng lẽ tiếp tục công tác gánhnước tưới cây mà lòng tiếc nuối bức tranh vân cẩu tuyệt vời đang treo lơ lửng ởphiá trời tây!

Thầytôi đi thăm vườn cây hoa kiểng một lượt, cắt xén những cành héo hoa tàn, rồingười thản nhiên yên lặng trở về phương trượng.

Tôinhìn lại bức tranh vân cẩu tuyệt vời ban nãy, thì giờ đây đã tan biến thànhnhững mảnh mây vụn rã rời không ăn nhập vào đâu. Mỗi lần như vậy, hiện tượng vôthường huyễn ảo khắc sâu nơi lòng. Tôi nghĩ đến vạn vật và kiếp người vôthường, sao mà mong manh quá, chẳng khác nào bức tranh vân cẩu trên trời xanh,bèo trôi dòng nước, sương sớm đầu cành! Bất chợt, tôi nhớ đến lời thơ của thinhân:

Mâytương cẩu trắng xanh xanh trắng

Trắngrồi xanh cuộc thế thể chiêm bao

Hoahải đường tươi héo héo tươi

Tươilại héo người đời như ngọn gió.

Tâmngười biến đổi, thế cuộc vần xoay. Tình đời mỏng như trang giấy lộn. Mạng ngườinhư thể chỉ mành treo chuông. Thật vậy, có ngờ đâu ngày đi du học của tôi làngày ra đi ngàn dặm xa khơi, đã hơn hai mươi năm trời mà ngày về quê hương đấtmẹ vẫn còn xa xôi dịu vợi như thế này!

Tôicòn nhớ cái ngày ra đi ấy, ngày 22-9-1969, chiếc máy bay Cathay Pacific mangtôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất Sàigòn. Ngồi trên máy bay, tôi nhìn quêhương đất mẹ mỗi lúc một lùi xa, mờ dần trong sương mù mây khói. Lòng tôi naonao xao xuyến ngổn ngang bao mối lo mừng. Lúc đó, niềm hy vọng trào dâng, mongsao hai năm du học thật mau kết thúc, để trở về phục vụ xứ sở đạo pháp, gầnthầy gần bạn.

Nàongờ! Con tàu mang tôi bay bỗng lên không trung, xa lìa xứ sở quê hương vượttrùng dương, để rồi cho đến ngày giờ này, lòng thương nhớ ước mơ năm xưa vẫnchưa có dịp để trở lại trực tiếp đem hết cõi lòng trang trải trên đất mẹ hiềnlành.

Tộinghiệp đất mẹ hiền lành đã bao năm hằn sâu lắm vết đau thương, bởi do những đứacon vong nô, thân xác là người Việt mà tâm địa đã mất gốc truyền thống của ôngcha, nên đã nghe theo ngoại nhân ban cho chút quyền lợi cặn bã, mà vội bội bạctình nghĩa đồng bào ruột thịt, không biết thương tiếc giữ gìn đất mẹ!

Ngàyđược đi du học, tôi cố tránh tiệc tùng tiễn đưa rộn ràng, cũng như cố thúc liễmthân tâm, không muốn vận động hô hào để kiếm sự giúp đỡ rộng rãi của hàng Phậttử, vì lòng tự nghĩ: Mình sẽ làm được gì đây cho đạo pháp xứ sở, mà bây giờ thọnhận của tín thí nan tiêu, chỉ thêm nặng nợ, không khéo thì thật nguy cho đạohạnh bản thân, vốn dĩ phước mỏng nghiệp dày. Vô phước sanh ra trong một đấtnước triền miên ngập đầy binh đao khói lửa, với tài hèn sức mọn, chỉ còn biếtmong được góp phần với núi sông bằng cách cố gắng tu học.

Nhữngbậc Thầy mà tôi được phước duyên gần gũi theo học hầu hạ như: Hòa thượng TăngThống Thích Tịnh Khiết, Hòa thượng Thiện Hòa, Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượngThiện Hoa, Hòa Thượng Trí Hữu, Hòa thượng Thiện Minh v.v..., lòng những mơ ướcsau khi học xong trở lại quê hương, phụng sự đạo pháp, phục vụ xứ sở dưới sựchỉ giáo của các Ngài.

Nàongờ! Nay quê hương vẫn còn bị những đứa con vong bản mù quáng đang tung hoànhlàm thêm rách nát, tổ chức của đạo pháp cũng theo đó tan hàng, các bậc thấykính thương dường như chán chường nhân thế, đã vội giũ sạch trần duyên sang bênkia thế giới Niết Bàn! Cõi trần gian giờ đây vắng bóng các Ngài hành đạo hoằngdương chánh pháp. Tăng tín đồ khắp nơi mất đi những tàng cây đạo hạnh che mát,khô cạn những dòng pháp nhủ hương vị ngọt ngào. Đất mẹ cũng thiếu vắng đi nhữngbàn tay cần mẫn đắp xây. Vườn hoa đạo hạnh cũng theo đó mất đi những đóa hoatinh khiết. Mà ngày về quê mẹ của tôi lại vẫn còn xa xôi!

Nayđây chỉ còn biết đem tâm thành với hết năng lực của mình, nguyện tiếp nối sựnghiệp hành đạo, phụng sự chánh pháp của các Ngài, để hầu mong báo đáp thâm ânpháp nhủ.

Đờingười đã không biết bao lần với chữ "ngờ"! Lục tổ Huệ Năng , sau khibừng ngộ, đã thưa với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn: "Nào ngờ tự tánh vốn đã thanhtịnh. Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt. Nào ngờ tự tánh vốn có đầy đủ...". Đức Phật Thích Ca sau khi giác ngộ, đã nói: "Nào ngờ tất cảchúng sanh đều có Phật tánh sáng suốt". Sau khi thái tử Tất Đạt Đa bỏhoàng cung xuất gia, vua Tịnh Phạn đã than thở với quần thần: "Nào ngờ conta xem vương vị quyền uy phú quý như rác trên mặt, như bụi trong mắt, tìm cáchxa lánh, để chọn lấy đời sống tu hành thanh bần lạc dạo, nặng mang tâm hạnh vịtha, trải lòng thương bình đẳng đi khất thực hóa độ từng nhà!"

Hễcòn vần xoay trong kiếp vô thường thì còn thương nhớ vấn vương. Nhưng thươngnhớ vấn vương mà không biết theo con đường chân chánh của Đức Phật, của các bậcThầy đã vạch sẵn để đi, thì thương nhớ chẳng ích lợi gì. Y nương gần gũi màkhông chánh tâm chuyên cần hành đạo để tạo cho mình một đời đạo hạnh, thì chẳngbằng thân tuy xa mà lòng vẫn kính nhớ phụng thờ, bằng cách chân thành noi theotâm hạnh của các Ngài mà hành trì. Đức Phật nói: "Dù ta có ở đời hằng vạntriệu năm đi nữa, mà các đệ tử của ta không y giới pháp tu hành thì sự hiệndiện ở đời của ta cũng chẳng lợi ích gì".

Mặttrời hiện có trên không trung, nhưng người mù không thấy sáng. Kẻ phá giới, lợidụng mặc áo giải thoát, sống trong nhà Như Lai tạo đủ chuyện phiền khổ chongười khác và gây rối Phật Pháp thì không xứng đáng là đệ tử Phật. Câu chuyệnhai vị tỳ kheo đồng đến ra mắt Phật: Một vị nửa đường bị khát nước giữ giới màmà chết. Còn vị kia được sống đến gặp Phật. Phật quở rằng: "Thầy tỳ kheothà chết mà giữ trọn giới kia, nay tuy không thấy ta bằng thân thể này, nhưngđã gặp ta bằng tâm linh. Vị Ty kheo ấy đã an vui trong cảnh giới Niết Bàn. Cònngươi phá giới, nay tuy gặp ta bằng xác thể này, nhưng đã cách xa ta nghìn muônkiếp rồi".

Trongkinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Tà Chánh thứ chín Phật dạy rằng: "Sau khi tanhập Niết Bàn, khoảng bảy trăm năm về sau, những ma vương và đồ đệ quyến thuộccủa chúng muốn chánh pháp của ta sớm hoại diệt, nên chúng hóa hiện làm tỳ kheo,tỳ kheo ni, cư sĩ, có những hành vi ô uế độc ác gian tà nhằm làm tổn thương hủydiệt chánh pháp của ta".

Cứnhư lời huyền ký của Phật, thì nơi nào không luận là chùa viện hay đạo tràng,có hạng tăng sĩ, cư sĩ bất lương bất hạnh, manh tâm thích được quyền danh lợidưỡng, tự xưng là Phật là Thánh, hoặc làm điều quấy, thì nơi đó chính là hiệnthân của ma vương. Chùa đó là chùa chứa ma, thờ ma. Hình thức phương cách hànhhoạt của kẻ ma ngụy làm đệ tử Phật này, hoặc lộ liễu kín đáo, nhằm mục đích gâyđổ vỡ hàng ngã tử chúng đệ tử Phật, làm mất thanh đanh đạo pháp đến chỗ suytàn.

Thếnên kinh Đại Niết Bàn cũng như kinh Đại Tập, Đức Phật nói: "Nơi nào tôntrọng thọ trì giới pháp là còn chơn chánh đạo pháp. Những ai còn nghiêm chỉnhgìn giữ giới pháp, biết sống tri túc, mới chánh thật là đệ tử ta".

Rấtmong quý vị khởi đi từ những "nào ngờ" này và những nào ngờ của chínhbản thân quý vị, lấy đó suy ngẫm kỹ để sớm hồi tâm phản tỉnh, hướng đời mìnhtrên đường thánh thiện, để xây dựng hạnh phúc hiện tại và tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567