Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Nguồn Gốc Võ Thiếu Lâm

22/02/201115:45(Xem: 4857)
20. Nguồn Gốc Võ Thiếu Lâm

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

20. NGUỒN GỐC VÕ THIẾU LÂM

Kínhthưa quý vị,

Hômnay tôi trình bày về nguồn gốc võ Thiếu Lâm. Bởi có sự nhận thức sai lầm vềnguồn gốc của môn võ nghệ này liên quan đến Phật giáo, nên tôi muốn minh địnhcho rõ ràng từ đâu có sự nhận định sai lầm.

Khinói đến võ nghệ cao cường của Trung Quốc, thường thì người ta liên tưởng đến"võ Thiếu lâm", và cho rằng môn võ này xuất phát từ Thiếu Lâm Tự. Nóiđến võ Thiếu Lâm, người ta lại liên tưởng đến Đạt Ma Tổ Sư, và nghĩ rằng chínhĐạt Ma Tổ Sư là người truyền dạy môn võ công tuyệt diệu này.

Khôngít người lầm tưởng cho rằng, sau khi Lương Võ Đế thỉnh Đạt Ma Tổ Sư vào cung đểcúng dường hỏi đạo, Tổ nhận thấy vua Lương là người rất sùng mộ đạo Phật, nhưngchỗ kiến giải lại rất thường, chưa thoát khỏi tâm thức chấp trước, nên khôngthể lãnh hội nỗi ý chỉ siêu việt của Thiền Tông "ấn tâm hiển tánh".Do đó Đạt Ma Tổ Sư lặng lẽ rời hoàng cung Lương Võ Đế để đến chùa Thiếu Lâm,xoay mặt đối vách tĩnh tọa suốt 9 năm liền. Người đời cho rằng chính trong thờigian 9 năm trầm lặng này, Đạt Ma Tổ Sư đã bí mật truyền võ nghệ cho môn đệ.Nghĩ tưởng như thế thật là một điều ngộ nhận rất ư sai lầm. Lại chẳng may quanniệm sai lầm to lớn này ngày nay đã tràn lan khắp cả các nước Âu Á. Quan niệmsai lầm oan uổng này được lan truyền rộng lớn như sự rộng lớn của nền văn hóaTrung Hoa, ảnh hưởng từ nước này tới nước khác. Quan niệm sai lầm này đã hìnhthành không những chỉ bằng truyền miệng, sách báo, mà cả phim ảnh truyền hình,hành hoạt phổ biến như là một sự thật. Tầm vóc lớn lao của vấn đề đến nỗi ngườiÂu Mỹ họ quan niệm bất cứ ai mặc tràng rộng của Tăng sĩ Phật giáo hầu hết đềulà công phu Master! Những phim ảnh nào về võ công kiếm hiệp, có chút liên quanđến Thiếu lâm Tự để quảng cáo, thì ôi thôi là ăn khách quá chừng chừng!

Nhưngtheo các bộ sử Thiền Tông, nghiên cứu từ cội nguồn truyền thiền đến ngày nay,Đạt Ma Tổ Sư là người Ấn Độ đem thiền truyền vào Trung Hoa, và được suy tôn làSơ tổ dòng Thiền xứ này. Người được vua Lương Võ Đế trọng vọng tôn kính thỉnhvào hoàng cung để cúng dường hỏi đạo. Nhưng chưa gặp người có chí đạo liễuthoát lưới chấp, nên Đạt Ma Tổ Sư đã từ tạ cung vàng điện ngọc, sự cung phụngrất mực nồng hậu của triều đình vua Lương để ra đi không một mảy may vướng bận.Người ra đi nuôi chí hóa đạo độ đời, truyền thiền giác thế.

Dướimắt thiền sư, danh lợi phồn hoa của cuộc đời như mây chiều sương sớm. Thân nàydo đất nước gió lửa giả hợp hình thành. Cảnh đời vô thường mộng huyễn. Một lờicòn không muốn thốt ra, hà huống là văn tự trọn chẳng màng đến. Khí khái dứtkhoát, tư tưởng siêu việt, xem nhẹ việc đời như cát bụi. Mang tâm nguyện siêuviệt vĩ đại thế đó, Đạt Ma Tổ Sư đã xa lìa xứ sở, vượt biển cả muôn vạn sónggió trùng dương, trùng trùng hiểm nguy, dứt khoát từ tạ tôn sùng ngưỡng mộ củavua chúa, để rồi có thể thu mình làm cái việc dạy võ công ở chốn thiền mônThiếu Lâm Tự ư? Hỏi tức là trả lời. Thế mà người đời, sách vở, báo chương, điệnảnh, lại cứ rao truyền cho Đạt Ma Tổ Sư chính là vị tổ truyền dạy võ, nguồn gốccủa môn võ Thiếu Lâm?

Trênthực tế, thật có chùa Thiếu Lâm ở núi Cao Tung, tỉnh Hà Nam huyện Đăng Phong.Thật có môn võ Thiếu Lâm. Và thật có việc Bồ Đề Đạt Ma từ tạ vua Lương Võ Đế đểđến ở chùa Thiếu Lâm Tự 9 năm ngồi xoay mặt đối vách tĩnh tọa thiền quán.

Nhưngnguyên nhân nào mà người đời truyền rao Đạt Ma Tổ Sư chính là vị tổ truyền dạymôn võ Thiếu Lâm?

Nguyênlà vào thời Bắc Ngụy có ngài Phật Viện Thiền Sư từ Ấn Độ đến Trung Hoa truyềnThiền. Lúc bấy giờ vua Ngụy Hiếu Minh Đế (Tây Lịch 515-528) kính mến đạo đứccủa Ngài, nên lập ngôi chùa Thiếu Lâm trong dãy núi Cao Tung để Ngài tu hànhtruyền đạo. Chùa Thiếu Lâm nằm trên một trong năm ngọn núi cao tên là Lộc SơnThiếu Thất. Sau đến đời Lương Võ Đế (Tây Lịch 501-549), nhơn Sơ Tổ Đạt Matruyền tâm ấn cho Nhị Tổ Huệ Khả cũng chính ngôi chùa Thiếu lâm này, từ đó tôngphong Thiền chấn hưng. Do từ đấy, tự nhiên Thiếu Lâm Tự trở thành thánh địa củaThiền Tông. Chứng tích hiện còn, chứng tỏ nơi già lam Thiếu Lâm Tự này vangbóng một thời với diện tích rộng chừng 3 cây số vuông, trang nghiêm hùng vĩ,thịnh đạt vô cùng. Đặc biệt đồ biểu luyện tập võ công vẫn còn hằng sâu dấu tíchnơi vách cỏ rêu phong trong khuôn viên chùa.

VõThiếu Lâm khởi nguyên từ thời Tam Quốc, khi Hoàng Cấn làm loạn. Lúc bấy giờ, lũngười theo giặc Hoàng Cấn lợi dụng tình thế loạn lạc, kết bè lập đảng thànhtừng bọn, thường vào chùa Thiếu Lâm tác yêu, tác quái, uy hiếp cướp phá nhiễunhương. Tăng chúng không an tâm tu hành. Đang lúc tâm tình phân vân, tăng chúngngười nào cũng tính chuyện tản lánh vào rừng núi để ẩn tu. Một hôm đang lúcgiặc cướp vào, tăng chúng bối rối, khiếp sợ, bỗng nhiên, từ nhà trù, tức nhàbếp chùa, chạy lên một người to lớn khỏe mạnh, vốn xưa nay âm thầm làm côngquả, bửa củi, gánh nước, lo việc ăn uống cho chúng tăng, không mấy ai để ý.Người to lớn này tay cầm búa, cất tiếng rằng: "Xin đại chúng đừng lo. Lãotăng sẽ dùng búa này đánh tan lũ giặc cướp". Nói dứt lời, nhanh như chớp,lão tăng vung búa như điệu múa, xông thẳng vào đám giặc. Không mấy chốc lũ giặcthất kinh, hồn bay phách tán, chạy tán loạn. Từ đó, chùa trở nên yên tĩnh, sinhhoạt bình thường. Mọi người thở phào nhẹ nhỏm như trút được gánh nặng ngàn cânđè nặng đang đi trong bãi gai dưới nắng sa mạc.

"ADi Đà Phật. Thầy Tri Khố! Từ lâu nay, ngày ngày Thầy lo việc gạo củi nấu ăn chotăng chúng. Không ngờ Thầy có võ nghệ tuyệt vời, cứu được ngôi Già Lam thoátqua cơn đại nạn. Tăng chúng huynh đệ còn được xum họp tu hành. Thật là vạnhạnh, vạn hạnh! Công đức của Thầy thật là vô lượng", Thầy Tri Sự nói.

Quacơn hãi hùng, Tăng chúng chùa Thiếu Lâm vô cùng vui mừng vây quanh vị lão tăngTri Khố, khác miệng một lời, đua nhau xít xoa mừng rỡ ca tụng: "Thầy Khốtài quá! Chúng tôi muốn học võ công. Mong Thầy hoan hỷ cho chúng tôi để phòngthân hộ đạo, gìn giữ ngôi Tam Bảo".

Từđó về sau, vị lão tăng Tri Khố được người trong chùa chiếu cố, không còn nhiềuthì giờ yên tĩnh để tham thiền niệm Phật như trước nữa. Trước kia, ngoài côngviệc nấu ăn dọn cơm, rửa chén, bửa củi gánh nước, còn lại chút thì giờ nào,thầy tọa thiền bái sám niệm Phật tụng kinh. Giờ đây, với sự thành khẩn nài nỉxin học võ của tăng chúng, lão tăng Tri Khố trước thế chẳng đặng đừng, khôngcòn cách nào yên lặng thối thác được, nên đem tất cả tuyệt kỷ võ công dạy hết.

Saukhi Tăng chúng đã thuần thục võ nghệ, lão tăng Tri Khố vào một đêm trăng rằmtháng tám Trung Thu, âm thầm lặng lẽ rời chùa Thiếu Lâm, nhẹ bước vân du sơnthủy, tham bái các Đại Tòng Lâm danh lam thắng cảnh, không để lại tông tích,cũng không ai biết người tên họ là chi, ngoài cái tên Thầy Tri Khố do tăngchúng gọi.

Đểtri ân người đã hộ trì chốn Già Lam thanh tịnh, tăng chúng đã tạc tượng thờ kỷniệm. Từ đấy truyền ra, người ta tạc tượng Ngài mặt đen, tay cầm búa, thườngtôn trí ở nhà trù hoặc là ở trai đường trong các chùa viện và tôn xưng là GiámTrai sứ giả. Cũng còn tôn xưng danh hiệu Ngài là Khẩn Na La Vương Bồ Tát. ChùaThiếu Lâm hiện vẫn còn thờ Khẩn Na La Vương Bồ Tát với đôi liễng:

"Traiđường mộc bảng tăng vân tập,

Lũgiặc kinh hồn búa sắt bay"

Vàothời sơ Đường, chùa Thiếu Lâm có mười ba vị tăng võ nghệ cao cường. Đó là sưChí Thảo, Huệ Thang, Đàm Tông v.v... đã từng da ngựa bọc thây, gian khổ xôngpha trận mạc giúp vua Đường Thái Tông dẹp Vương Thế Sung, tên lãnh chúa có thếlực nhất, tung hoành miền Bắc Trung Hoa thời bấy giờ. Kịp đến khi vua ĐườngThái Tông thống nhất sơn hà, lập nên đế nghiệp, phong quan ban lộc cho 13 vịtăng hữu công này, thì chỉ riêng sư Đàm Tông nhận chức Đại tướng quân, còn lạitất cả đều từ chối công hầu khanh tướng, lui về Thiếu Lâm Tự tiếp tục tu hành.Nhà vua cảm mến ân khai quốc công thần, nên cấp ruộng cho tiền để các Thầy vềchốn thiền môn thanh tịnh an tâm tu hành.

Đếnthời Minh mạt Thanh sơ, các vua triều nhà Thanh hầu hết là tin Phật. Hễ ai phạmtội mà biết hối cải xuất gia thì được triều đình xá miễn không truy cứu phạttội. Triều đại nhà Minh tuy mất, nhưng còn có số các trung thần tướng lãnh nhàMinh vẫn còn sống sót. Họ trốn vào chùa Thiếu Lâm xuống tóc làm tăng. Họ lợidụng tình thế, bí mật kết nạp đồng liêu, lập đảng, luyện tập võ nghê. Họ đãkhéo léo tuyên truyền khuyến dụ kết hợp những môn phái Võ Lâm họp thành một tổ,lấy tên là "võ Thiếu Lâm" với danh nghĩa "phản Thanh PhụcMinh!". Và lấy chùa Thiếu Lâm làm cứ điểm. Nhân đó, võ Thiếu lâm lừng danhkhắp cả nhân gian Trung Hoa.

Nóivề Đạt Ma Tổ Sư. Nếu muốn nói cho đủ là Bồ Đề Đạt Ma, có nghĩa là giác pháp.Ngài là người Nam Ấn Độ. Vào thời đại Trung Quốc Nam Bắc triều phân tranh, nhàLương thế lực ở Hoa Nam, thủ đô tại Nam Kinh. Bấy giờ Bồ Đề Đạt Ma đi thuyềntới Quảng Châu. Quan Thứ sử Quảng Châu tên là Vĩnh Xương thấy nhà sư ngoạiquốc, tướng kỳ dị liền tâu về thủ đô Kim Lăng, tức Nam Kinh ngày nay. Vua LươngVõ Đế vốn là người sùng kính Phật Pháp. Vua nghe có cao tăng từ Ấn Độ đến, nhàvua liền sai sứ giả Tề Chiêu đi thỉnh về kinh đô để cúng đường học đạo. Sau lầnđàm đạo với vua Lương Võ Đế, Bồ Đề Đạt Ma thấy nhà vua không có đủ căn duyênvới thiền cơ, nên từ tạ Nam Triều Lương Võ Đế, ra đi về phương Bắc đến chùaThiếu Lâm Tự.

Khiqua sông, gặp lúc vắng đò sang ngang, mọi người đang đợi chờ ở bến đò, Đạt Mabẻ cành trúc quăng xuống nước, nhẹ nhàng bước đứng lên trên, cành trúc phớt nhẹlướt mặt sóng nước đưa Ngài qua bên kia bờ sông. Đến miền Hoa Bắc, Ngụy HiếuMinh Đế lại càng không hiểu yếu nghĩa chân truyền của Thiền tông "giáongoại biệt truyền", nên Bồ Đề Đạt ma gấp rút lánh biệt vào núi Cao Tung.

Quansát thời cơ, chưa tới, người đời căn duyên chưa thuần, nên Đạt ma thẳng tớichùa Thiếu Lâm, mặt đối vách, trầm lặng tĩnh tọa suốt 9 năm liền.

ThầnQuang Huệ Khả nghe danh Ngài đến xin cầu đạo. Trải suốt bao tháng năm chịu đựngkhông màng nắng mưa sương tuyết, Thần Quang một lòng dũng cảm tinh chuyên vớitâm nguyện và niềm tin kiên cố, sau cùng đã được Đạt Ma ấn tâm truyền Thiền,đời xưng là Nhị Tổ (xin xem bài Huệ Khả tầm đạo cũng trong sách này).

Tinhhoa Thiền của Bồ Đề Đạt Ma là dạy người triệt ngộ cội nguồn tâm linh, quay lạisống với chính mình, quên ngoại cảnh, tức nhập lưu vong sở, mói có cơ hướngthượng, chuyên tâm nhất ý quán sát bản lai diện mục bằng cách tự truy vấn mình:"Khi cha mẹ chưa sinh ta, bản lai diện mục của ta là gì? Ta là ai? Có nỗiưu tư buồn khổ, vì không thấu rõ cội nguồn của chính mình, để phải lưu linhtrôi nổi sanh tử luân hồi. Khi nào cảm nhận nỗi bâng khuâng buồn khổ sanh tửluân hồi bằng như nỗi buồn của con thơ bị cảnh cha mẹ cùng lúc qua đời, là khidụng tâm hồi quang phản chiếu, liễu ngộ Phật tánh".

Thếthì con người chuyên hội tụ tâm tư cho việc quang tâm duy lý, thoát ly sanh tửnhư Bồ Đề Đạt Ma, mà lại phải bận tâm luyện tập võ nghệ ư?

Lạinữa xét cho cùng võ công Thiếu Lâm, bất luận nội công hay ngoại công; nhu cônghay cương công; kinh công hay khí công; tay chân các thế; khí cụ vận dụng mỗimỗi đều là sản phẩm của Trung Hoa. Ta đâu có thấy dấu tích khí thế võ công nàocủa Ấn Độ đâu? Nếu bảo là võ Thiếu lâm do Đạt Ma Tổ Sư truyền, sao không thấysách vở nào lưu truyền? Không thấy người đời nhắc nhở đến nguồn gốc võ Ấn Độ?Thậm chí cho tới bây giờ cũng không thấy bóng hình võ nghệ của Ấn Độ đâu cả.Ngay chính cả trên xứ Ấn Độ?

Xemkhắp sách vở chánh thống Thiền Tông, những sách đáng giá nhất như "TrungQuốc Thiền Tông Sử; Truyền Đăng Lục; Đạt Ma Truyện; Trung Quốc Lịch Đại ThiềnTông Tổ Sư v.v... chưa từng thấy ghi chép Đạt Ma Tổ Sư luyện công dạy võ. Màchỉ có ghi Bồ Đề Đạt Ma 9 năm trầm tư diện bích ở Thiếu Lâm Tự. Ngài đã truyềnThiền cho Nhị Tổ Thần Quang Huệ Khả nơi ngôi chùa lịch sử này. Ngài là ngườiđem ngọn đuốc Thiền đến Trung Hoa. Về sau này, Lục Tổ Huệ Năng là người làm rựcsáng ngọn đuốc Thiền ở đất Khổng lão, chỉ thế thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com