ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991
18. TỂ TƯỚNG ĐẦU PHẬT
Kínhthưa quý vị,
ĐạoPhật là đạo tùy tâm sở nguyện, hành thiện tu đức xuất phát từ tâm thành. Tuyệtđối không có cảnh dụ hoặc a dua. Bởi mục đích của Đức Phật là đưa người đếngiác ngộ giải thoát nỗi khổ sanh tử luân hồi. Còn danh lợi quyền thế là còn hệlụy phiền não khổ đau. Vì thế, người nào chân chánh thực hành lời Phật dạy thìsẽ cảm nhận ngay hạnh phúc cho mình và đem lại an lạc cho người.
KhiĐức Phật đến thành Tỳ Xá Ly thuyết pháp, dân chúng ở đây hâm mộ nô nức tiếprước Ngài, ai nấy đều phát tâm tinh tấn tu hành. Những nhà phú hộ, các vị đạithần thi nhau phát tâm mua vườn xây cất tinh xá thỉnh Phật ở, để Phật thuyếtpháp giảng đạo hướng dẫn hoặc tu hành.
Mọicõi lòng người dân ở đây hâm mộ Phật pháp, phát tâm học đạo, hộ trì Tam Bảo,khuyên nhau làm việc thiện, tạo nên cái không khí vô cùng hân hoan cho thành TỳXá Ly, mà trước đây chưa từng thấy bao giờ. Ngoài việc làm ăn sanh sống hằngngày, ai nấy đều hăng hái đến nghe Phật thuyết pháp. Những quán rượu, nhữngsòng bạc, những dạ hội truy hoan trụy lạc đã vắng khách. Trẻ già cô độc khôngnơi nương tựa; người nghèo tàn tật bệnh họan thiếu thốn thuốc thang, thiếungười hỏi han chăm sóc, từ bấy lâu kéo lê cuộc sống hẩm hiu trong cái xã hộinặng nề giai cấp thiếu tình thương, thi đua hưởng thụ, mạnh được yếu thua, khônhiếp dại, mạnh ai nấy sống, thì nay đều được Phật và hàng đệ tử của Ngài thânđến thăm viếng an ủi giúp đỡ. Phật còn khuyên hàng đệ tử nên đào giếng thínước, cất bệnh xá cho thuốc, săn sóc người quan quả cô đơn, tổ chức hội bố thí,lập thành những đoàn người từ thiện thăm viếng kẻ tật nguyền côi cútv.v...
Saukhi Đức Phật đến thành Tỳ Xá Ly thuyết pháp giáo hóa thì cảnh cô đơn tủi phậnđã vắng bóng, thay vào đó mọi cõi lòng đều được sưởi ấm bởi giáo Pháp của Phậtvà tình người biết tu hành làm thiện, xem nhau như tình huynh đệ, không còntrạng huống giai cấp trọng khinh nặng nề nữa.
Vềphương diện tinh thần không phân biệt hạng người nào, Đức Phật bình đẳng dùngmọi phương tiện thuyết pháp về lý nhân quả luân hồi, khuyến hóa mọi người hướngthiện dưỡng tánh tu tâm. Ai nấy đều hoan hỷ tinh tấn tu học, tiêu đi bao nỗibuồn phiền sầu muộn. Trên mặt mọi người đều lộ vẻ hân hoan như cây nắng hạn lâungày được mưa, trăm hoa gặp mùa đua nở.
Lúcbấy giờ có vợ của quan Tể tướng, thấy vợ các quan đại thần hân hoan rủ nhau đinghe Phật thuyết pháp trong cái không khí sinh hoạt hân hoan của dân chúng rộnrả vui tươi, khắp đó đây trên mặt mọi người dân đâu đâu cũng lộ vẻ hoan hỷ tintưởng. Khắp trong cung nội ngoài thành, người ta dụm năm tụ bảy nói về Phật.Tán thưởng công đức của Phật và khâm phục sự kỳ diệu giáo lý của Ngài.
Đểthỏa mãn lòng hiếu kỳ, thừa lúc quan Tể tướng vào tướng phủ lo việc quan, bà Tểtướng phu nhơn cùng với vợ các đại thần và đoàn thị nữ đến tinh xá nghe Phậtthuyết pháp, để xem thực hư ra sao mà người ta hân hoan đến thế. Bởi bà chưatừng bao giờ thấy mọi người hân hoan trong niềm tin tưởng, tạo thành cái sinhkhí hân hoan cho cả cảnh vật trong nội ngoài thành như vậy. Bà thấy sao mà khiPhật đến thuyết pháp, mọi người sống gần nhau hơn, thân tình nhau hơn và vui vẻgiúp đỡ nhau hơn. Mọi người không còn rủ nhau bài bạc, không còn bận tâm chưngdiện áo quần, mà chỉ nói về Phật, lo làm việc cúng dường Tam Bảo, rủ nhau làmviệc phước thiện, và bàn đến chuyện tu tâm, việc công đức. Cái không khí sinhhoạt khác hẳn đó đã làm cho Tể tướng phu nhân rất đổi ngạc nhiên, dù không muốnnhưng trong lòng cũng thấy có sự lôi cuốn. Bà vốn ghiền chơi bạc, nhưng giờ đâyvợ các quan đại thần đều tìm cách từ chối khéo không ngồi chơi với bà nữa. Hỏithì họ bảo rằng bây giờ bận lo việc Phật Pháp được lợi ích an vui hơn. Tể tướngphu nhơn cảm thấy chưa bao gìờ bị lẻ loi như thế này. Thấy vậy, bà cũng đi theovợ các quan đến ra mắt Phật.
Saukhi nghe Phật thuyết pháp, Tể tướng phu nhơn đã hiểu được lý đạo, tâm trí mởmang. Bà tinh tấn phát tâm quy y Tam Bảo. Từ đó mỗi ngày thừa lúc Tể tướng vàotriều lo việc quan, bà không những cùng các thị nữ thường đi nghe Phật thuyếtpháp, mà còn khuyến khích các đại thần phu nhân khác cùng tinh tấn phát tâm tinPhật, làm việc thiện.
Viêệsốt sắng hộ đạo của bà đã làm cho quan Tể tướng và các con bực mình. Họ đã dùnghết cách ngăn cản, nhưng lòng mộ đạo, tâm hộ pháp của Tể tướng phu nhơn chẳngnhững không lay chuyển, mà còn tinh tấn hơn nhiều. Bà thường thầm tự nhủ rằng,Phật dạy: "Trên con đường tu hành để đạt đạo, dù vấp phải trở ngại lần thứmột trăm, cũng phải mạnh dạn đứng đậy tiếp tục như lần đầu". Do đó, quanTể tướng phu nhơn và các công tử tìm đủ cách ngăn giữ bà trong tướng phủ, khôngcho đến tinh xá nghe Phật thuyết pháp, đều vô hiệu quả.
QuanTể tướng lại bày ra đủ thứ tiệc tùng dạ hội, những cuộc du sơn ngoạn thủy đểcho bà lãng quên việc hộ đạo đi nghe Phật thuyết pháp, nhưng bà không màng đến.Cuối cùng, quan Tể tướng cùng với các công tử đã có lần thành khẩn khuyên bà ởnhà tu cũng được, tu đâu cho bằng tu nhà. Họ khuyên bà ở nhà tu để còn có thìgiờ cùng chồng con hưởng lạc thú phú quý vinh hoa. Bà đã nói vói quan Tể tưóngvà các công tử rằng: "Phú quý giàu sang mà ta hưởng ngày nay đây phải tựnhiên bay đến cho ta. Mà nhờ đời trước ta đã khéo vun trồng phước đức, nên nayta mới được quả tốt. Như trồng cây ăn trái, nếu chỉ biết hái hoa bẻ trái đểdùng, mà không tiếp tục gia tâm gắng sức bón phân tưới nước, thì cây kia sẽ sớmkhô tằn cằn cỗi. Phước đức của con người cũng như cây trái vậy. Phú quý giàusang liên quan mật thiết với việc tu bồi phước đức, như bóng với hình. Ngườiđời chỉ biết tu, biết làm phước đức khi nghèo thiếu tật nguyền hoạn nạn. Nhưngkhi giàu có lành mạnh được danh vọng bạc tiền, thì chỉ biết hưởng thụ, quên điviệc tu hành. Nên cứ mãi quanh quẩn thăng trầm rồi lại phải nghèo, nghèo rồigiàu, vui rồi lại khổ, khổ lại vui, ràng buộc trong vòng lục đạo luân hồi sanhtử. Hưởng hết phước, rồi phải trở lại nghèo khổ đói rách. Đó là do thích hưởngthụ, vụng đường tu hành".
Tâmgiải thoát hiểu đạo cùng với sự quyết tâm tinh tấn tu hành của Tể tướng phunhơn, đã làm cho quan Tể tướng và các công tử của bà không còn cách khuyên ngănnữa. Bà càng tinh tấn tu hành thì những người này càng ghét Phật, lòng ích kỷ,keo kiết, tánh không thích bố thí của các công tử và quan Tể tướng càng tănggia, họ rất đổi bực tức sân hận. Nước đã tràn, không còn cầm lòng được nữa, mộtbữa nọ, quan Tể tướng dẫn đoàn cận vệ hùng hổ gấp rút đến tinh xá để bắt épPhật, cấm đừng cho Tể tướng phu nhơn đến nghe Phật thuyết pháp hộ đạo nữa. Khiđến nơi, quan Tể tướng thấy mọi người cùng với Tể tướng phu nhơn đang thànhkính quỳ gối đảnh lễ Phật cầu xin hỏi đạo, lòng quan Tể tướng càng thêm bấtmãn, quan Tể tướng bước sấn vào hỏi Phật:
-Này ông Phật! Ông có biết sự cao quý và linh thiêng của cái đầu người ta không!Có biết trong đám người đang sụp quỳ lạy ông đó có Tể tướng phu nhơn của takhông! Cớ sao ông để người ta cúi đầu sát đất đảnh lễ như vậy?
-Đức Phật im lặng một hồi, rồi với giọng từ hòa bình thản, Ngài nói: "Cóbao giờ người ta lạy quan Tể tướng một cách thành khẩn mà không có một sự cầuxin điều gì chưa? Có bao giờ mọi người cùng lạy một người hoặc một đấng thầnlinh mà không có cầu xin ân huệ hay bởi một quyền uy hiệu lệnh chưa? Hơn nữa,ta tuyệt nhiên không phải là một đấng thần linh, cũng không có một lợi lộc đểban thưởng và cũng không có quyền uy để giáng phạt ai. Ta cũng chưa hề bảo aiphải tuyệt đối nghe ta mà thiếu sự hiểu biết ta. Tể tướng bảo rằng đầu ngườicao quý linh thiêng. Vậy xin Tể tướng thử đem đầu người, đầu heo, đầu gà, đầucá v.v... ra chợ treo bán xem, người ta sẽ chọn mua đầu nào? Đầu nào được ngườimua thì có giá trị.
-Vậy Ngài đã ban ân huệ gì cho người đời, mà được người đời tâm thành nô nức đemcúng dường đất, vườn, giảng đường, tịnh thất, vật thực hàng ngày? Tể tướng hỏi.
-Đức Phật đáp: Ta chưa từng thấy cho ai một điều gì, và cũng không thấy ai chota. Ta đến với đời và mọi người đến với ta đều do tâm nguyện.
-Quan Tể tướng: Lạ thật! Ngài bảo không thấy ai cho. Vậy vườn cây, giảng đường,Ngài thọ dụng từ đâu mà có!
-Ta đã nguyện dẫn đường cho đi. Ta chỉ thuốc trị bệnh. Ta đánh trống Bát Nhã đểngười đời tỉnh thức ra khỏi mê mộng. Đường giải thoát người đời đã thấy. Thuốctrị bệnh người đời đã biết. Trống Bát Nhã người đời đã nghe. Chỉ còn có việcngười đời chịu đi, chịu uống, và chịu nghe để tỉnh thức thế thôi.
ĐứcPhật tiếp, ta mang tâm nguyện vào đời. Người đời mang tâm nguyện đến với ta.Tâm nguyện vốn là vô giá để thánh thiện hóa cuộc sống của mọi người. Tâm nguyệncủa mọi người do mọi người định đoạt lấy. Người xuất gia là người thoát rangoài ân oán, cá nhân. Người xuấy gia chỉ biết đem từ bi giác ngộ và lợi tha đểtrang trải cho đời. Gia tài của người xuất gia chỉ có chiếc áo cà sa, cái bìnhbát để độ nhật qua ngày. Lấy trời làm nhà. Lấy đất làm giường vá lấy gốc câylàm gối. Nơi nào chúng sanh cần thì đến. Chúng sanh hết cần thì đi. Đến đi vớicõi lòng vị tha thênh thang rộng mở. Đời sống của người xuất gia là sống chođạo pháp cao siêu, cho từ bi vô lượng, cho tình thương trải rộng thấm sâu vàolòng người và cho lẽ sống giác ngộ.
TamBảo là ruộng phước điền. Người đời muốn vun trồng cội phước, nên đem phẩm vậtcúng dường Tam Bảo. Cúng dường là đem hạt guống lành gieo vào ruộng phước. Cũngnhư vậy, vườn, chùa, thiền thất, giảng đường có ra là để người đời gieo trồngcội phước, nơi thanh tịnh tu học, chỗ nương tựa tinh thần. Tam Bảo có là vì đờivà cho đời. Khi người đời đã giác ngộ thì không còn Tam Bảo và chúngsanh. Nên người nào thực hành cúng dường bố thí thì được phước lợi trước.
Tểtướng nói: Nhưng thưa Thế Tôn, tôi không muốn Ngài khuyên Tể tướng phu nhơn củatôi tu quá nhiều, mất cả thì giờ lãng quên bổn phận đối với gia đình.
-Bổn phận cho trí tuệ cao siêu, cho từ bi cứu đời, cho lợi tha giác ngộ,đó là bổn phận của kẻ đại nhân cứu thế. Ngược lại, bổn phận chỉ biết cho chồngcon cháu chắt, đầu tắt mặt tối cho tình cảm ái ân, quanh quẩn cho hạnh phúc cánhân, quanh năm suốt tháng lo cho mình no ăn dư để, bo bo giàu có, giữ của, mặccho đời thiếu thốn đói rách, không biết tu bồi phước đức giúp đỡ người đời, đólà thứ bổn phận ích kỷ hại nhơn. Đó là hiện thân của những kẻ vừa mới thoátkiếp ngạ quỷ, hoặc sắp sa vào ba đường ác. Những người như vậy cho dù sống ởđời đến trăm năm cũng chẳng có lợi ích gì cho chính bản thân của họ. Nghiệp lựccủa tham lam bỏn xẻn sẽ lại dẫn họ trở vào đường tăm tối. Khổ nghiệp sẽ đeođuổi theo họ đời đời. Đạo của ta là đạo thanh tịnh giải thoát, là đạo của từ bihỷ xả. Đạo của ta là cửa giác ngộ giải thoát.
Tađến với đời bằng tâm nguyện độ sinh. Người đời đến với ta cũng bằng tâm nguyệnvà chí hướng thánh thiện lẽ sống. Ta chưa từng gõ cửa bất cứ nhà người nào đểbảo người ta tin ta. Ta cũng chưa từng sai bảo bất cứ người nào trong hàng đệtử của ta làm việc như vậy. Những ai dùng tiền bạc, danh vọng, thực vật, thếlực để dụ dỗ người khác tin theo đạo ta là những kẻ muốn phá hại ta. Những aitin ta mà không hiểu ta là những kẻ sẽ bội phản ta. Đạo của ta là đạo như thật.Thật như không khí, như ánh sáng mặt trời, như nước, như đất. Muôn vật tự đó màsanh trưởng. Không khí, ánh sáng, mặt trời, đất, nước không đòi hỏi bất cứ điềukiện nào nơi vạn vật và con người, mà chỉ mang nguồn sống, nắng ấm và ánh sángcho muôn loài. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho chính hành vi vàtâm niệm của mình. Ta đã từng nói điều thiện, việc ác, thăng hoa hay trầm luâncủa con người là do chính con người tự tạo lấy. Sự đến cõi đời này của conngười do tội và phước đưa đẩy. Và khi ra đi với con người cũng cũng chỉ có tộivà phước đi theo. Những gì ta có ở cõi đời này ta sẽ trả lại cho đời. Dù ta cóluyến tiếc đến đâu, vợ con nhà cửa tiền bạc cũng phải bỏ lại sau lưng, khi tanhắm mắt từ giã cõi đời. Ngay đến con ta sinh ra, vợ chồng thân cận cũng khôngthay thế sự đau nhức bệnh hoạn cho ta được.
Chonên, mọi việc thiện ác thăng trầm của đời ta chính ta tạo ra, thì ta phải nhậnlấy trách nhiệm. Ta là một con người như bao nhiêu con người. Ta là một chúngsanh như muôn ngàn chúng sanh. Ta nhờ rõ biết cảnh đời là vô thường, con ngườibị trói buộc trong sanh, già, bệnh, chết, dày vò bởi tham sân, si, đọa đàytrong ân oán, nên ta đã sớm dứt khoát ra đi tu hành tìm chân lý mà được giácngộ thành Phật, thoát khỏi sanh tử luân hồi, vượt ngoài thị phi đố kỵ đa đoancủa trần thế.
Tểtướng hỏi: Bạch Thế Tôn, nếu Ngài nói thế thì tất cả mọi người tu đều có thểgiác ngộ thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi hết sao?
-Đức Phật đáp: Ta đã từng nói, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đãthành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, với điều cần yếu là phải thực tâm tinh tấntu hành. Đạo của ta là đạo như thật. Cho nên người tu hành phải nói lời chânthật. Phải nghĩ những ý nghĩ chân thật, và làm những việc làm chân thật vớitinh thần từ bi hỷ xả, sống đời vị tha thì người đó sẽ thành Phật. Khả năngthành Phật của chúng sanh thật là dồi dào. Hoàn cảnh của kiếp người không khổquá cũng không sướng quá, rất thuận duyên cho việc tu hành thành đạo. Cảnh trờiquá sung sướng, nên người nơi đó chỉ lo hưởng phước giàu sang sung sướng màquên đi việc tu hành. Cõi địa ngục quá khổ đau tăm tối không còn có tâm thần vàthời gian để tu tập. Địa ngục cũng như cõi trời lại không có Phật Pháp, khó cóthiện duyên để phát tâm tu hành. Vì thế hột giống Bồ Đề khó phát triển.
-Quan Tể tướng hỏi: Bạch Thế Tôn, như tôi có thể tu hành và thành đạo đượckhông?
-Đức Phật đáp: Chúng sanh trong cảnh giới Ta Bà ác trược này chẳng khác nào nhưsen ở trong đầm bùn nhơ nước đọng. Sen trong đầm có cái đã được vượt lên khỏibùn nhơ nước đọng, nở hoa tô điểm cho đời ngát hương sắc thắm. Có cái vừa vượtkhỏi lớp bùn nhơ. Có cái còn ngập dưới nước ao đầm, đang cố vươn lên khỏi mặtnước để nở hoa. Có cái còn chôn dưới lớp bùn đang cố vươn lên để cùng theonhững hoa sen đã ra khỏi mặt nước. Cảnh đời ngũ trược nào khác bùn nhơ nướcđọng của ao tù đầm sen. Sen trong đầm nào khác chúng sanh ở cõi đời này. Có cáiđã vươn lên mặt nước trổ hoa. Có cái còn ngập trong nước. Có cái còn cựa đọngdưới lớp bùn để cố vươn lên. Có cái vừa mới nẩy mầm ra khỏi gốc sen. Chúng sanhtrong cõi đời này cũng vậy. Có người đã tu hành giác ngộ giải thoát. Cóngưòi học hành thông minh tinh hiểu Phật Pháp, tin sâu nhân quả luân hồi, cầuđạo giác ngộ. Có kẻ đang ngu si đắm chìm trong dục vọng vô minh, hủy bángTam Bảo, không tin nhân quả luân hồi. Lại có chúng sanh đang còn đọa lạc trongba đường địa ngục, ngạ qủy, súc sanh. Nhưng tất cả đều có Phật tánh, đều có khảnăng thành Phật, nếu biết tu tỉnh. Quan Tể tướng là một trong những người đờitrước đã có thiện duyên trồng nhiều cội phước, nên nay mới được danh vọng giàusang. Nếu không biết tiếp tục vun bồi phước đức, thì cây phước đức kia sẽ cằncỗi héo khô.
Saukhi nghe Phật dạy, quan Tể tướng đã giác ngộ, đảnh lễ Đức Phật cầu sám hối, vàxin được quy y Phật làm đệ tử tu học đạo Ngài. Từ đó về sau quan Tể tướng đãhết lòng phụng sự Tam Bảo, nghe Phật thuyết pháp, cố gắng tu hành, và được Phậtthọ ký đời sau sẽ gặp hội Long Hoa của Đức Phật Di lặc ra đời, được làm quốcvương, thuần thành làm đệ tử của Phật, hết lòng hộ đạo.
Từngày quan Tể tướng quy y Phật, trong nhà vợ chồng con cái hòa vui trong niềmtin Phật Pháp. Những việc tiệc tùng dạ hội, những sòng bài nhậu hút náo nhiệtthâu đêm suốt sáng lãng phí tiền bạc lẫn thời gian không còn liên tục bày ranữa. Giờ đây quan Tể tướng biết dùng thời gian vào việc nghe Phật, niệm Phật,tọa thiền. Ông biết dùng tiền bạc vào việc cúng dường, bố thí giúp đỡ nghườinghèo, mà trước kia ông không có để tâm đến. Tể tướng còn nhiệt tâm khuyên bạnđồng liêu cùng gấp rút tu học Phật "mau lên kẻo trễ".
Tánhtình của quan Tể tướng đổi hẳn, trở nên dịu dàng hơn xưa. Điều này khiến chocác vua trong triều không còn e ngại lấn quyền soán ngôi, ngoài dân chúng trướcđây thay vì ghét sợ uy quyền hống hách của Tể tướng, thì nay họ đều kính mếnthân cận phục tùng. Tiếng đồn "Hổ chúa biết tu".