Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Thánh Phàm Tại Tâm

22/02/201115:45(Xem: 4782)
04. Thánh Phàm Tại Tâm

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

4. THÁNH PHÀM TẠI TÂM

Thưaquý vị,

Chắcquý vị thường nghe nói "tu tại tâm. Phật tại tâm. Nhất thiết duy tâmtạo". Ðúng vậy, tốt xấu, nên hư, Thánh phàm đều do tâm tạo ra cả.

Tôivới bạn cùng là người Việt tỵ nạn. Nhưng có thể bạn với tôi mỗi người theo đuổikhông cùng lý tưởng và niềm tin, nên mỗi người mỗi ngã. Từ ngày tôi biết đượcđạo Phật, tôi được sống trong niềm tin truyền thống của ông cha, tôi cảm nhậnđược nguồn sống ấm cúng cội nguồn, tôi cảm thấy lòng an ổn lạ thường! Tôi cảmnghe lòng tôi rạt rào bao la hòa điệu với lòng Ðức Phật. Tôi có cảm giác nhưsống gần Ðức Phật, tìm thấy con đường sáng an lành, vị tha và giải thoát. Nhưngthưa quý vị, đừng lầm nghĩ rằng tôi bi quan, làm thầy đời giảng đạo đức. Sựthực tôi đã tìm ra lẽ sống trong truyền thống tổ tiên, khi tôi cảm nhận nguồnhạnh phúc trong niềm tin Ðức Phật.

Thưaquý vị! Ðạo Phật là đạo từ bi giác ngộ, là đạo độ đời giải thoát mọi phiền lụykhổ đau. Mục đích của đạo Phật là thức tỉnh người đời sống thực với lòng mìnhvà nhìn thẳng vào cuộc đời để nhận chân mình và hiểu rõ mọi hiện tượng thịnhsuy thành bại của cuộc đời. Thực chất của thân người là sanh, già, bệnh, chết,khổ và không. Thực chất của cuộc đời là danh lợi, ái dục. Con người và cuộc đờiđược xây dựng trên tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ và tất cả đều giả tạm. Conngười suốt đời quanh quẩn đắm chìm trong vòng tranh chấp thị phi. Do đó, biquan, lạc quan, thành bại, ái ân của tình đời được tô điểm lên lớp tự kỷ, mỹhóa, nhưng thực chất của mọi hiện trạng vẫn là ích kỷ, tham, sân, si, ái dục,danh lợi, khổ và không.

ÐứcPhật nhận thấy chúng sanh đắm chìm trong hư giả mộng huyễn, liên miên chụp bắtchấp trước rồi sanh ra tranh chấp tạo đau khổ cho nhau, nên động lòng thương màthuyết giảng hướng dẫn để cho người đời tỉnh thức. Kinh Lăng Già nói: "Thếgian ly sanh diệt, du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô, nhi hứng đại bitâm. Viễn ly ư đoạn thường, thế gian hằng như mộng". Nghĩa là: Nếu thếgian lìa sanh diệt thạnh suy vinh nhục hơn thiệt thì giả huyễn như hoa đóm giữahư không. Nhưng chúng sanh không nhận rõ điều đó, nên đắm đuối khổ lụy. Vì vậyPhật động lòng từ bi mới giảng thuyết giáo pháp để cho chúng sanh thấu rõ vạnsự thế gian là mộng, đừng dong ruổi, nên gắng tu để giác ngộ, chứng chân thậtgiải thoát.

Ðểtránh rơi vào cái khổ tâm thao thức triền miên của kiếp người bất an, Ðức Phậtkhuyên con người nên sớm tu tỉnh. Muốn tu tỉnh thì trước nhất phải mở rộng lòngra, biết tri túc, hỷ xả, bố thí, thương giúp người, biết phản tỉnh tự tâm, biếtrõ ta từ lòng mẹ ra đời với hai bàn tay trắng và ngày từ giã cõi đời này cũngchỉ với hai bàn tay trắng. Tình ân ái vợ chồng con cái quyến thuộc có thươngtiếc kéo níu lại cũng không được. Dẫu giàu có tiền kho bạc biển cũng không muachuộc được với tử thần. Quỷ vô thường đến dắt đi không thể hẹn. Mạng sống củađời người chỉ trong hơi thở. Thở ra mà không hít vào là kết liễu mạng sống. Sớmcòn tối mất nào có chắc gì? Nếu chúng ta không biết tĩnh tu, suốt tháng năm,suốt cả cuộc đời cứ chạy theo hy vọng hảo huyền, để cho lòng tham lam, ái dục,ích kỷ lôi cuốn, một mai nhắm mắt lìa đời, có ân hận mình sao vụng tu thiếuphước cũng chẳng kịp.

Nhờkiếp trước có tu, nên nay ta được thân người với năm căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi,thân đầy đủ. Nhờ phước đức vun trồng đời trước, nên đời nay ta dư ăn dư để, concháu được ấm no. Nay ta được sống trong hoàn cảnh ấm no, ta lại tham lam, bỏnxẻn, ích kỷ, hưởng thụ, không lo tu tập, làm phước bố thí cúng dường thì hóa rata tạo nhân bần cùng cho kiếp sau. Ta quay trở lại con đường gai gốc đá sỏi củabần cùng bệnh hoạn. Có khác nào như người làm ruộng, nhờ năm trước thức khuyadậy sớm ra công cầy cấy nhổ cỏ bón phân tưới nước, nên năm nay trong nhà đượcthóc lúa đầy kho. Vợ con nhờ đó mà no cơm ấm áo. Nhưng nay được no cơm ấm áo,mà không chịu cần mẫn tiếp tục việc đồng áng, anh lại chỉ lo hưởng thụ chơibời, nên gạo kho, bạc tiền của anh hết dần, và chắc chắn rồi ra anh sẽ rơi vàotúng thiếu đói rách trong những năm sắp tới.

Cũngtâm trạng đó, khi nghèo khó hoạn nạn, người lo tu, phát tâm thương người, kínhtin van vái Phật pháp, làm việc phước thiện. Ðến khi hết hoạn nạn, no cơm ấmáo, vợ đẹp con xinh, thì tâm đạo xa sút, lờ quên Phật trời. Nên Ðức Phật nói:"Giàu sang, trẻ đẹp mà phát tâm học đạo là khó". Ngạn ngữ có câu: Lâmnạn thì vái bốn phương. Hết nạn đồng lương chẳng mất".

Nóiđến đây, tôi còn nhớ câu chuyện mà tôi được nghe khi còn ngồi ở ghế Phật HọcViện, các bậc Thầy tôi dẫn dụ trong buổi giảng dạy giáo lý. Tôi nhớ mãi câuchuyện này, nay xin lược kể ra đây để cống hiến quý vị:

-Khi Ðức Phật còn ở đời, em ruột cùng cha khác mẹ của Ngài là ông Nan Ðà, conngười bảnh trai lịch thiệp phong lưu, tham ái đa tình. Nhờ lịch thiệp bảnhtrai, lại là hoàng tử, nên Nan Ðà đã sớm giao du với mọi người trong hoàng thânquốc thích, dự không biết bao nhiêu cuộc yến tiệc rượu nồng, cung phi mỹ nữ trẻđẹp, đờn địch hát xướng.

Lửatình sớm đốt cháy nơi lòng, Nan Ðà đã sớm thành hôn với thiếu nữ trẻ đẹp tênTôn Ðà Lợi. Từ đó Nan Ðà đắm đuối bên vợ suốt ngày đêm. Chàng cảm thấy dườngnhư vẻ đẹp của hoa lá, cùng hương trời sắc nước của trần gian như đã tô điểmthêm vẻ đẹp cho vợ mình. Nan Ðà rất thích những buổi yến tiệc của hoàng tộc đểchàng có dịp dắt vợ khoe giữa đám đông. Vui thích được nghe mọi người chúc tụngkhen tặng vợ mình trẻ đẹp, đồng thời cũng không muốn vợ tiếp xúc giao thiệp vớingười khác.

Chàngthương yêu vợ đáo để không rời xa một bước, Lòng ham muốn dục tình trong ngườiNan Ðà như than hầm rực đỏ nung cháy trong lòng. Suốt ngày chỉ suy tính đếnchuyện yêu đương ân ái giàu sang hưởng thụ cho thỏa tình. Nhưng lòng tham dụccủa kẻ không biết thiểu dục tri túc có bao giờ đủ đâu? Cho nên kẻ tham dục luônluôn rơi vào hưởng thụ ích kỷ như người khát uống nước biển, càng uống càng cảmthấy khát!

Theothời gian, tâm trí và năng lực của Nan Ðà chỉ biết cung phụng cho ái ân bạctiền. Ðức Phật thương ông sẽ trôi lăn triền miên trong vũng bùn ngũ dục (tài, sắc,danh, ăn, ngủ) vô tình đem đốt rụi đời mình trong đống lửa tham vọng dục tình,để rồi chuốc lấy nghiệp ác kéo lôi với đôi bàn tay trắng khi tắt thở lìa đời.Mãnh lực yêu thương và niềm hy vọng sẽ được kế ngôi vị quốc vương đã làm choNan Ðà mù quáng không còn thấy được tia sáng chân lý cuộc đời.

Sựthành đạo giác ngộ của thái tử Tất Ðạt Ða; sự hoằng dương chánh pháp hóa độchúng sanh của Ðức Phật Thích Ca; sự xuất gia theo Phật tu hành của Kiều Ðàm DiMẫu, công chúa Da Du Ðà La, La Hầu La và năm mươi hoàng tử trong hoàng tộc,cùng dân chúng và hoàng thân quốc thích ai nấy lo tu đức cúng dường Tam Bảo,làm việc từ thiện bố thí, những sự kiện dồn dập này đã làm cho Nan Ðà suy nghĩvề cuộc đời, về kiếp sống của con người, về sự tu nhân tích đức. Nhưng sự suynghĩ đó chỉ thoáng hiện qua trong đầu óc của Nan Ðà như đóm sao rơi giữa bầutrời dày đặc tăm tối!

ÐứcPhật thương hại Nan Ðà vì danh lợi ái tình mà ngày ngày đốt thiêu tiêu phí oanuổng năng lực tâm trí, điều quý giá nhất của kiếp người là thì giờ, tâm trí vànăng lực. Nhưng hoa quý đâu thường nở, trẻ đẹp đâu mãi còn, già bệnh chết khônghẹn với người.

Saunhững lúc ái ân, vào những lúc tàn canh yến tiệc, khi vợ chồng bất hòa, hoặckhi thân thể bệnh hoạn rã rời, lúc đó Nan Ðà cảm như tử thần bên cạnh.

Mỗilần đến tinh xá Kỳ Hoàn thăm Phật, được nghe Phật thuyết về lý vô thường, tứđế, nhân quả, từ bi, hỷ xả, đạo quả giác ngộ Niết Bàn và trước tướng mạo trangnghiêm, dung nghi hỷ xả thanh thoát của Ðức Phật, Nan Ðà đã say sưa ngưỡng mộvề đức tướng trang nghiêm của Phật, tự so sánh mình và vẻ đẹp trần tục của vợkhông nhằm vào đâu. Chẳng bao lâu Nan Ðà đã nghe theo lời khuyên của Ðức Phật,phát tâm xuất gia thọ giới tu hành. Nhưng với Nan Ðà thì thân tuy xuất gia, màtâm chưa vào đạo, nên lòng lúc nào cũng nghĩ đến vợ, đến nhà và trông có dịp làchạy về thăm vợ. Lửa lòng chàng nung cháy hẩy hừng. Nhớ thương vợ bứt rứt cầmlòng không đặng, lắm lúc Nan Ða muốn xả giới để hoàn tục, hoặc đánh liều lénPhật về thăm rồi tới đâu thì tới.

Mộthôm, trước khi kên đường đến xứ Ma Kiệt Ðà thuyết pháp giáo hóa, Ðức Phật gọiNan Ðà đến căn dặn: "Hôm nay ta đáp lời thỉnh cầu của vua Tần Bà TaLa, ta đến thuyết pháp cho vua và hoàng tộc nghe và ta cùng đại chúng thọ traicúng dường nơi đó, đến chiều mới về. Vậy ông ở nhà nhớ xách nước đổ cho đầy lu,rồi sau đó ông muốn làm gì tùy ý".

NanÐà nghe Phật nói thế, lòng rất đỗi vui mừng, nghĩ bụng rằng, ta sẽ múc nước đổđầy lu trong chốc lát, rồi ta thong dong về thăm Tôn Ðà Lợi, người vợ thươngyêu của ta. Lâu ngày không gặp nhau, khi ta về thăm, chắc nàng mừng lắm!

ÐứcPhật và Tăng chúng vừa ra khỏi tinh xá Kỳ Hoàn, Nan Ðà vội vã làm công việc múcnước đổ vào lu, cứ thế đổ mãi đến gần trưa, nhưng nước chỉ tới hai phần lu,không tăng thêm được nữa, dù ông cố sức chạy xách nước đổ vào lu cách nào, mựcnước trong lu cũng chỉ thế chứ không đầy. Lấy làm lạ, Nan Ðà bực mình quăngthùng nước, lật lu xem có phải lu nứt bể hay không? Nhưng hình thái lu vẫn còntốt, không có một dấu vết nào nứt lủng. Ông lại lật ngửa lu lại để ngay ngắn vàbắt đầu dồn dập gấp rút hơn trước, xách nước múc đổ vào lu. Nhưng mực nước cũngchỉ đến nửa lu rồi ngừng. Dù ông ra sức xách nước đổ vào thế nào đi nước, mựcnước trong lu cũng chỉ thế thôi. Không nhẫn nại được nữa, Nan Ðà quăng đôithùng, nghĩ bụng rằng, Phật và Tăng chúng chiều tối mới trở về. Tốt hơn ngaybây giờ ta về nhà thăm nàng Tôn Ðà Lợi trước, rồi sau đó trở lại gánh nước đổđầy lu cũng chẳng muộn gì. Vả lại Phật đâu có biết ta lén về.

NanÐà vừa bước vô nhà thì Ðức Phật hiện ra trước cửa. Nan Ðà thấy Phật giựt mìnhthất sắc, mồ hôi toát ra như tắm, vội vàng quỳ lạy ăn năn, thú thật nước chưađầy lu.

ÐứcPhật ôn tồn bảo: "Nước chưa đầy lu, sao con đến đây làm chi?". Nan Ðàhổ thẹn, cúi đầu lặng thinh không nói nên lời. Ðoạn rồi Phật dẫn Nan Ðà trở vềtinh xá và hết lời khuyên nhủ để cho tâm trí ông mở mang và kiên nhẫn tu hành.

Quánbiết được cõi lòng của Nan Ðà đang bị lửa tham ái ầm ĩ đốt thiêu, nên Ðức Phậtdùng phương tiện để độ ông kẻo tội nghiệp. Ðức Phật dẫn Nan Ðà vào rừng, thấycon khỉ cái già, lông lá rụng hết, bày trơ lớp da sần sùi, gầy gò tanh hôi,Ngài hỏi Nan Ðà:

-Con khỉ già này có đẹp bằng nàng Tôn Ðà Lợi vợ ông không?

NanÐà nhăn mặt lắc đầu:

-Bạch Thế Tôn, làm sao lại có thể so sánh được với nàng Tôn Ðà Lợi. Bởi nàng trẻđẹp dịu dàng, da thịt mịn màng như nhung gấm thêu hoa, như trăng tỏa sáng, nhưmặt nước hồ thu.

ÐứcPhật lặng thinh theo dõi dáng điệu lộ vẻ không bằng lòng của Nan Ðà. Ngài càngthương hại cho ông không hiểu thân người bất tịnh, lại bị lý vô thường phá hủytạo thành sanh diệt huyễn ảo của kiếp người và vạn vật trên đời này. Con ngườivà vạn vật ngày ngày lặng lẽ trôi về trạng thái già nua suy tàn. Nhưng Nan Ðàcũng như khắp trong thiên hạ có được mấy ai tỉnh ngộ?

Ngàilại dùng thần thông dắt Nan Ðà lên cõi trời thứ ba mươi ba. Trước cảnh trí ngờisáng huy hoàng, cỏ hoa thơm ngát, thông reo thác đổ, cùng các tiên nữ diễm lệhương sắc tuyệt trần đang dạo chơi thưởng hoa ngắm bướm, vừa thấy Phật, cácnàng tiên hân hoan vây quanh mừng vui kính lễ chào Ngài. Nan Ðà bỗng nhiên đượcsống trong cảnh trí hương sắc của tiên giới, cùng với những nàng tiên trẻ đẹplộng lẫy tuyệt trần, lòng ông phấn khởi ngây ngất quên đi cõi trần thế,quên cả nàng Tôn Ðà Lợi, người vợ thương yêu của ông. Không cầm lòng được, bấtgiác Nan Ðà hỏi Phật: "Bạch Ðức Thế Tôn, ở đây cảnh trí sao quá đẹp, ngườisao quá diễm lệ tuyệt trần?".

ÐứcPhật hỏi Nan Ðà:

-Ông thấy thế nào về vẻ đẹp của các tiên nữ so với nàng Tôn Ðà Lợi? Và vẻ đẹpcủa nàng Tôn Ðà Lợi cùng với con khỉ cái già lông lá rụng hết, da thịt nhănnheo kia?

-Bạch Thế Tôn! Cả hai không khác gì nhau. Vẻ đẹp của nàng Tôn Ðà Lợi so với cáctiên nữ ở đây cũng như con khỉ đột già kia so với vẻ đẹp của nàng Tôn Ðà Lợi.Bạch Ðức Thế Tôn, con muốn quên đi cõi trần thế để được ở luôn nơi đây. Cúi xinÐức Thế Tôn từ bi thương xót cho con được toại nguyện ở lại đây.

ThấyNan Ðà mà thương hại, Ðức Phật ôn tồn bảo:

-Nếu muốn ở lại dây, thì ông nên trực tiếp đến hỏi các tiên nữ kia.

NanÐà vui mừng, lòng tràn đầy hy vọng, liền lẹ chân hướng về các tiên nữ mở lời:

-Thưa các cô, tôi thấy cảnh thấy người nơi đây tự nhiên lòng tôi sanh cảm mến lạthường. Tôi ước ao xin ở lại nơi dây, không biết có được chăng?

Cáctiên nữ đáp: Muốn ở lại đây phải là những người ở cõi trần đã có tâm trì traigiới hạnh tu hành, biết làm nhiều việc phước thiện, lòng đã dứt tình ái ân.

-Nhưng sao ở đây không thấy người nam nào hết, thưa các cô? Nan Ðà hỏi.

-Chị em chúng tôi đang chờ mong ông Nan Ðà, em của Phật đang ở cõi trần, biếtphát tâm tinh tấn trì giai giới hạnh tu hành, khi công đức đầy đủ sẽ sanh lênđây, làm chủ nhân ông sống cùng với chị em chúng tôi hưởng thú vui hạnh phúc.

NanÐà mừng quá reo lên:

-Nan Ðà chính là tôi đây!

Cáctiên nữ đáp;

-Nhưng bây giờ chưa phải lúc được ở chốn này, vì Nan Ðà còn kém tu, phước duyênchưa đủ, tuy xuất gia mà tâm chưa vào đạo!

-Nghe thế, Nan Ðà thất vọng não nề!

Sauđó Ðức Phật lại dẫn Nan Ðà xuống cảnh giới địa ngục. Trước cảnh tượng tội nhơnbị qủy sứ đầu trâu mặt ngựa hành hạ, tra kẹp, gông cùm, thiêu đốt, máu chảythịt rơi v.v..., thốt ra những tiếng thất thanh từ nơi ngục lạnh, hầm chôngbiển lửa, Nan Ðà khiếp đảm sợ run, bám sát lấy Phật. Phật dẫn Nan Ðà đi khắp từđịa ngục này tới địa ngục khác, chứng kiến biết bao thảm trạng thống khổ hãihùng của tội nhơn. Nan Ðà nãy giờ cúm rúm lặng thinh theo sát chân Phật. Có lúcông phải nhắm mắt lại, không dám nhìn cảnh tượng hãi hùng rùng rợn chật níchtội nhơn: Kẻ thi bị cưa xẻ quăng vào vạc dầu sôi; kẻ bị ngồi trên bàn chông sắclửa đỏ hừng hực cháy; kẻ bị trói vào trụ đồng nung lửa đỏ; kẻ bị quỷ dữ đuổivào biển lửa cháy cong queo v.v...

Ðếnmột nơi khác thấy vạc dầu sôi sùng sục mà không có tội nhơn, ba con quỷ đầutrâu mặt ngựa cầm chỉa ba mắt to lờm lờm gầm gừ trong tư thế sẵn sàng đâm tộinhơn ném vào vạc dầu sôi. Thấy vậy, Nan Ðà bạch Phật: "Bạch Ðức Thế Tôn,nãy giờ con thấy địa ngục nào cũng chật ních tội nhân bị hành hạ. Nhưng sao vạcdầu sôi này lại không có người?"

-Ðức Phật bảo Nan Ðà: Ông nên đến hỏi quỷ chủ ngục.

NanÐà vừa bước đến, ba quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa há miệng như máu, răng tóc tua tủanhư chông sắt, đồng thanh đáp:

-Nơi đây chưa có tội nhơn là vì chờ Nan Ðà, em của Phật không chịu giữ giới tinhtấn tu hành, chết sẽ đọa vào đây!

Vừanghe, Nan Ðà hoảng hốt rú lên thất thanh, hồn bay phách tán, toát mồ hôi dầmdề, quỳ lạy Phật cầu xin mau mau dẫn ra khỏi nơi khủng khiếp này.

Saukhi Ðức Phật dùng thần thông đưa ông Nan Ðà trở lại cõi thế gian, ông hoàn hồnhồi tưởng lại những cảnh hãi hùng vừa đã chứng kiến, ông thành tâm nghe lờiPhật khuyên nhủ, dứt khoát bỏ vọng tâm danh lợi ái ân, dốc chí theo Phật mộtlòng tinh tấn chuyên tâm tu hành, chẳng bao lâu, ông chứng thành quả.

Nhưngthưa quý vị! Suy nghĩ kỹ, đâu phải nào chỉ có tâm trạng của Nan Ðà tham đắm lợidanh, đam mê ái dục, lòng nặng ích kỷ hưởng thụ? Nếu tôi không lầm trong mỗicon người chúng ta đều mang tâm trạng ấy một cách nặng nề sâu vào cốt tủy, làmhủy diệt biết bao khả năng thánh thiện của chúng ta. Tôn giả Nan Ðà đã hơnngười đời ở chỗ là biết hổ thẹn ăn năn sám hối. Ông đã kịp thời tỉnh thức lươngtri, nghe lời Phật dạy gắng công tu hành.

Saukhi được Phật phương tiện khai thị, ông đã hùng dũng đoạn trừ tất cả lòng thamái lợi danh, khai nguồn tuệ giác, và cuối cùng Nan Ðà đã trở thành bậc thánhthiện giác ngộ. Còn chúng ta thì sao? Có ai dám thành tâm tự nhận rằng tôi yếukém xấu xa thua người. Hay chỉ thích vạch lá tìm sâu, phê bình nói xấu, thêudệt thêm thắt lỗi lầm của người khác? Ai đã dám dứt khoát từ bỏ danh lợi ái ân,thực sống với chính mình, tự nhận mình quá ư phàm tục, để dõng mãnh phát tâmnguyện sống đời từ bi hỳ xả vị tha, để thánh thiện theo hạnh Phật, để lợi íchcho mình và cho người. Hay chỉ quanh quẩn trong vòng tình cảm tham vọng hạnhẹp?

Chínhđiều này tuy không thấy có hình thức, nhưng là cội nguồn của buồn khổ, của tộilỗi, của đọa đày bất an cho suốt đời mình và vạn loại sinh linh.

Chừngnào biết dứt bỏ tình danh lợi, thì chừng ấy mới thực sự sống gần ánh đạo vànggiải thoát:

Ðắmđắm say say chuyện thế gian,

Lợidanh tình ái khéo đa mang,

Baogiờ dứt bỏ tình danh lợi,

Làbước gần bên ánh đạo vàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]