Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Lời Ðầu Sách

22/02/201115:45(Xem: 5122)
01. Lời Ðầu Sách

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

LỜÈẦU SÁCH

Ðức Phật trước giờ vàoNiết Bàn, ngài nói với chúng đệ tử rằng: "Suốt 49 năm giáo hóa, thật ra tachưa từng nói một lời nào". Ðủ thấy cái chân lý cao siêu tuyệt đối khôngthể dùng lời diễn tả được.

Suốt bốn mươi chín nămròng rã thuyết pháp của Ðức Phật đấy như là ngón tay chỉ mặt trăng, còn cáichân lý thuyết vời mà Ngài muốn trao gửi cho người đời thì như mặt trăng. Muốnthấy chân tướng mặt trăng, cần phải nương ngón tay. Nhưng nếu lại chấp chặc vàongón tay thì muôn đời không thể nào thấy được mặt trăng. Vì thế kinh nói:"Nhứt thiết tu ta la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Nghĩa là tất cả kinhđiển Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng là vậy.

Cái chân lý tuyệt diệuthì không thể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn bày, cũng như người muốn đạt đạo thìkhông thể đơn phương dùng ngôn ngữ văn tự mà thể đạt được. Lão Tử cũng đồng quanđiểm này, khi ông nói" "Ðạo khả đạo phi thường đạo". Cái đạo màdùng lời nói ra được thì đó chưa phải là cái đạo chơn thường. Thế nên kinh Phậtnói "ngôn ngữ đạo đoạn" là ý nghĩa này đây.

Lời nói không thể diễntả trọn vẹn chân lý đạo. Thảo nào Ðạt Ma Thiền Tổ chín năm im lặng xoay mặt vàovách để quán tâm. Tâm quán triệt thì tuệ giác mới có cơ ngời sáng, thấu đạt lýđạo vi diệu. Muốn diệu tâm chơn tánh hiển bày, không gì hơn là ngày ngày phảichuyên tâm niệm Phật tham thiền để tâm được yên, từ đó tâm tự quán chiếu.

Vậy muốn đạt đạo,không cách nào ngoài vận dụng tâm. Tâm thanh tịnh tức thể nhập đạo. Muốn tâmđược thanh tịnh chóng mau không gì bằng dùng nước giáo pháp của Phật gội rửa đểcho cấu uế phiền não tiêu sạch. Người muốn được tiến bộ trên đường giác ngộgiải thoát trước hết phải nương vào kinh điển của Phật, theo đó hành trì tu tâmsửa tánh mới mong thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh thì huệ nhựt phátsanh, Phật tánh hiển lộ. Có thiết tha hành trì, thường hằng dốc chí cầu tiếnthánh thiện thân tâm, thì lo gì không thể nhập chân lý, trực chỉ đạt thành đạoquả giác ngộ.

Bởi ý nghĩa này, nênnhà Phật thường gọi người gọi phát tâm hành đạo hướng thượng trên đường giácngộ giải thoát là hành giả. Hành giả chứ không phải thuyết giả. Thuyết giả làkẻ chỉ biết nói suông. Kẻ miệng thích nói ba hoa, khua chuông, gióng trống,vọng ngôn, trồng cội tội ác. Nói hay mà không thực hành hay thì chỉ là cái máyphát thanh, giống như anh chàng suốt ngày đếm tiền cho chủ, kẻ chăn cừu cho ôngtrưởng giả, đó cũng là hình ảnh con vẹt nói tiếng người. Trên đời này khôngthiếu chi kẻ thích nói suông mà không thích thực hành. Hạng người như thế cókhác nào người đói ngồi nói thức ăn này này ngon, thức ăn kia dở. Kẻ khát ngồiphân tích rành rẽ nước nọ bổ, nước kia ngọt mà không chịu uống ăn!

Cũng vậy, kẻ hiểu chútít giáo lý nhà Phật, mang ảo tưởng mình tu cao, thấu hiểu Phật pháp, đến đâucũng nói khoác ra ta đây thông bác, làm thầy đời, trong lúc đó chính mình lạiquên thực hành lời Phật dạy, đời sống hằng ngày không có chút ít gì Phật pháp.Núi tham sân si mạn nghi còn đầy ấp cả người. Những kẻ như thế chỉ là trò cườithiên hạ, tự làm hạ phẩm giá của mình, nên có lời kệ khuyên:

Hãy nhớ sâu những lờiPhật dạy,

Ðể soi mình phản chiếutự tâm,

Hầu tránh xa muôn kiếplỗi lầm,

Miền Cực Lạc thay trầmluân khổ hải.

Hơn mười năm hành đạoở Hoa Kỳ, tôi thường đi hoằng pháp đó dây, những lời giảng pháp của tôi tưởngchừng đã hòa tan trong không gian như mây khói. Nào ngờ hôm nay cơ duyên hộitụ, lời giảng pháp năm xưa kết thành trang sách "Pháp Ngữ Lục" này.Những lời đó có đáng giá gì đâu! Vì đấy chỉ là lập lại những lời di giáo củỪức Phật ngàn xưa. Nhưng những gì thuộc về dĩ vãng không còn nghĩ nhớ đến, dĩvãng đã quên mà nay còn tồn tại, ấy là bóng hình của văn hóa. Như nhà ngoạigiao Pháp Edouard Herriot nói: "Văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đãquên hết tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta vẫn học hết tất cả". (Laculturre, c'est ce qui reste quand on a toute oublée, c'est ce qui manque quandon a tout appris). Bản chất của văn hóa không rời đạo đức.

Tôi mang tâm nguyênđem lời dạy của Ðức Phật trong kinh điển trình thưa với mọi người, những mongcho ai nấy kết thiện duyên Bồ đề cố gắng thực hành để có được đời sống an lạc,thăng tiến trên quang lộ thánh thiện giác ngộ. Luận Dị Ðộ Tôn Luân nói:"Tất cả những kết quả tốt đẹp đều thực hiện bởi con người". Kinh HoaNghiêm cũng nói: "Con người là hơn cả, có khả năng làm nên các pháplành". Thánh thiện hay phàm phu, trầm luân hay giải thoát , vô minh haygiac ngộ đều chính con người chủ động. Ðiều đáng lưu ý cho hành giả là văn haychữ tốt không làm cho chơn tâm hiển lộ. Danh vọng chức tước dù đạo hay đời cũngkhông thực tế giúp ích gì trên đường giác ngộ giải thoát.

Chân lý duyên sanhtuyệt vời qua lời Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: "Nhơn duyên hòa hợphư vọng hữu sanh. Nhơn duyên biệt ly hư vọng hữu diệt". Các pháp thế gianhiện thành là do lớp lớp duyên sanh duyên diệt nối tiếp nhau. Mọi hiện tượngđều do tương duyên tương sanh mà hình thành vạn pháp. Nên bản chất của thế gianlà tương duyên sanh diệt. Nếu không có sanh diệt thì không gọi là thế gian. Nênkinh Lăng Già nói: "Thế gian ly sanh diệt, du như hư không hoa".Nghĩa là thế gian này lìa hiện tượng sanh diệt ra thì chẳng khác hoa đốm giữa hưkhông. Hoa đốm có là đối với người nhặm mắt. Vạn vật thế gian có hiện tượng tồntại là đối với chúng sanh vô minh, tham vọng, tuệ giác còn trong vòng chướngngại. Bản chất vạn hữu thế gian là huyễn ảo thế dó. Nên kinh Kim Cang nói:"Tất cả các pháp thế gian đều như mộng huyễn, như bóng bọt". (Nhứtthiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh).

Thân ta cũng là mộtpháp trong vô lượng pháp thế gian, tán tụ vô thường, tan hoại còn mất, tùythuộc nhân duyên của tứ đại thuận nghịch mà hình thành tướng trạng hợp tan. Cólẽ tôn giả Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất khi nghe tỳ kheo Át Bệ, một trong nămngười đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật trả lời "Thầy tôi là bậc đại sa mônthường dạy rằng: Các pháp do nhân duyên sanh và diệt cũng do nhân duyêndiệt" mà liễu ngộ chân tướng vạn pháp, nên hai Ngài bỏ tà đạo, hồi đầu cầuPhật xin được xuất gia làm đệ tử, dốc chí tu hành chẳng bao lâu chứng Thánh,trở thành đệ tử hàng đầu trong tăng đoàn của Phật.

Quyển Pháp Ngữ Lục nàysẽ làm thất vọng cho những ai có ý mong tìm những áng văn hay, những tư tưỏngkỳ lạ, mớ triết lý cao siêu. Vì sách đây vốn là văn nói từ những bài giảng phápkết thành, và nó cũng không có kỳ vọng cống hiến cho đời cái triết lý viễn vôngđể thỏa mãn trí óc tò mò, xa lìa lý tưởng xây dựng đời sống an lạc thực tế.Nhưng nó có thể đáp ứng cho những hành giả có tâm chí cầu thoát ly quỷ đạo luânhồi. Nó sẽ là phương tiện, là môi trường thuận lợi trên bước đường hành đạo xâydựng đời sống thánh thiện, an lạc trong ánh sáng giác ngộ giải thoát của ÐứcPhật. Ấy chính là tâm nguyện của tỳ kheo quê mùa tôi đây vậy.

Hoa Kỳ, Phật Ðản TânMùi 1991

THÍCH ÐỨC NIỆM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com