TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 8
38. GIỚI ĂN THỨC ĂN CÁCH ÐÊM
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cất chứa đồăn quá đêm và ăn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO1:
Tôn giảCa-la thường tọa thiền tưduy, khi ấy trong thành khất thực dễđược. Ca-la nghĩrằng: “Tại sao hàng ngày phải đi khất thực khổsở! Thà là ta ăn những thức ăn được trước, những thức ăn được sau mang vềđểngày mai ăn”. Sau đó làm theo ý đã nghĩ. Các Tỳ-kheo đến bữa ăn không thấy Ca-la, nghi là qua đời hay là đi nơi khác... Sau đó, lại thấy hỏi biết lý do, bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Thức ăn nhận được ngày nay đểđến ngày mai, đối với các Tỳ-kheo đều là vật không thanh tịnh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: thức ăn còn thừa đem trao cho cha mẹhay người công quảv.v... Sau đó, từnơi họxin lại thì được ăn.
Luật Thập tụng nói:
Ðại Tỳ-kheo chưa dùng tay nhận mà cùng ngủvới thức ăn thì gọi là nội túc2, ăn phạm Ðột-kiết-la; đã dùng tay nhận và cùng ngủgọi là tàn túc thực3, nếu ăn phạm Ba-dật-đề.
- Trước tựlấy trái cây, sau nhận từnơi tịnh nhơn mà ăn, phạm Ðột-kiết-la.
- Có hai loại xúc thực, ăn không tội:
a) Tỳ-kheo thanh tịnh đụng nhầm.
b) Tỳ-kheo phá giới không biết xấu hổđụng vào (xúc chạm).
Thuốc 7 ngày có thểdùng quá nửa ngày.
Căn bản ni-đà-na nói:
Bánh hay trái cây ăn còn, đem trao cho Sa-di, sáng ngày được nhận ăn; nếu có tâm hy vọng sẽnhận lại thì khi trao mắc ác tác, khi ăn phạm tội đọa, nếu hoàn toàn không có tâm hy vọng sẽđược nhận lại thì không phạm.
Mục-đắc-ca nói:
Nếu người bệnh mà nghèo, dầu, tô dưthừa dùng không tội.
- Tỳ-kheo đi đường, bảo Sa-di mang lương thực theo có thểvì Sa-di đỡlên, đỡxuống. Lại nữa, các Bí-sô đi đường nên đem theo lương thực, đã không có người thếtục, lại không có Sa-di, thì nên khuyến hóa thí chủ. Thí chủcũng không, nên tựtay mang đi, sau đó gặp người thếtục, trao đổi mà ăn. Trường hợp không thểthực hiện phương tiện trao đổi thì nên chia làm hai phaàn, bảo người thếtục rằng: “Ngươi lấy một phần”. Người ấy lấy rồi, bảo người ấy rằng: “Ngươi lấy phần ăn của tôi, tôi lấy phần ăn của người, thay đổi mà ăn”. Trường hợp này nếu khó thực hiện, thì ngày thứnhất nên tuyệt thực. Sáng ngày nếu có người trao thì nhận lấy mà ăn.Nếu không có người trao, thì cho phép tựlấy một nhúm mà ăn. Cho đến ngày thứba lại không có người trao, cho ăn 2 nhúm. Ðến ngày thứtưlại không có người trao, tùy theo ý của mình, ăn no, không phạm. Sau đó, trên lộtrình đi, lương thực bịhết sạch, có trái chín rớt trên đất, nên lấy tác tịnh, thọrồi mới ăn. Nếu tịnh nhơn khó có được, thọrồi, nên ăn. Người trao cũng không, thì có thểtựlấy, khởi tưởng của Bắc châu (Bắc Câu-lô châu) mà ăn. Trên cây trái chín chưa rụng xuống đất, nên tựleo lên cây rung cho nó rớt, tựlấy mà ăn. Những điều khai mởtrên, đều là vì nạn duyên, nếu không nạn duyên thảy đều cấm ngăn.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu nhiều Tỳ-kheo cùng đi mà chỉcó một Sa-di nhỏ, Tỳ-kheo tựgánh lấy lương thực, đến giờăn, mỗi người tựchia phần. Sa-di nhận phần của mình rồi, nói với Tỳ-kheo rằng: “Nay đem phần của Sa-di cúng cho Ðại đức”. Ðổi được rồi, lại đổi cho vịthứhai, lần lượt cho đến cảchúng, ăn nhưthếkhông tội. Nếu Sa-di không hiểu pháp Tỳ-kheo tựđem phần ăn của mình cho Sa-di, lần lượt đổi nhưtrên rồi ăn, không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu thức ăn là Phật lạp, diện môn lạp, tựtứlạp, tuy trước cầm, sau mua, được ăn, không có cái tưởng là của mình vậy, không tội.
CHỨNG MINH:
Căn bản tạp sựnói:
Phật bảo A-nan: “Không có trường hợp, ởtrong nhà nào đó, ăn đồăn cách đêm, mà chứng được A-la-hán. Nhưng cũng không có trường hợp có A-la-hán, các lậu đã hết, ởtrong nhà bạch y, mà ăn đồăn cách đêm”.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Sa-di không ăn đồăn cách đêm, được chứng quảA-la-hán. Nếu đã chứng quảA-la-hán
rồi thì cần gì phải thọgiới Cụtúc?
Ðáp: -Trong 8 loại Tỳ-kheo, tuy có loại Tỳ-kheo phá kiết sử, song khi Phật diệt độ, cần phải dùng Bạch tứyết-ma làm tôn yếu. Cho nên Sa-di dầu đã chứng vô học, cần phải tức thời thọCụtúc, không đợi tuổi đủ20. Chưa hềcó trường hợp không đăng đàn thọCụấy vậy.
39. GIỚI TỰNHẬN THỨC ĂN
Ðây là giá tội. Tỳ-kheo Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đưa vào miệng thức ăn hoặc thuốc không được trao nhận, trừnước và tăm xỉa răng, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO4:
Nơi thành Xá-vệcó một Tỳ-kheo, thường khất thực mặc y phấn tảo. Khi ấy trong thành, các cưsĩ, vì cha mẹcủa họqua đời; nơi ngã tưđường cho đến trong miếu, thiết trai phạn cúng tế. Tỳ-kheo ấy tựtay lấy thức ăn mà ăn. Cưsĩcơhiềm, cho nên Phật chếcấm. Lúc bấy giờ, có các Tỳ-kheo sanh nghi, không dám tựlấy tăm xỉa răng và nước lã đểuống, Phật dạy: không phạm.
GIẢI THÍCH:
Nhận có 5 cách:
-Dùng tay trao, dùng tay nhận.
- Dùng tay trao, dùng vật nhận.
- Dùng vật trao, dùng vật nhận.
- Dùng vật trao, dùng tay nhận.
- Dùng vật từxa đưa, người trao, kẻnhận đều biết nhau, không có gì trởngại, rơi vào trong tay.
Lại có 5 cách nhận:
- Thân trao, thân nhận.
- Y trao, y nhận.
- Khuỷu tay trao, khuỷu tay nhận.
- Ðồtrao, đồnhận.
- Hoặc có nhân duyên đểnơi đất trao.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tưởng, nghi v.v...sáu câu nhưthường có thểbiết.
Tỳ-kheo-ni thì phạm Ba-dật-đề.
Luật Ngũphần nói:
Trừthức ăn nếm thửkhông được nuốt. Cho phép từrồng nhận thức ăn, từtrời nhận thức ăn, từquỷnhận thức ăn, từkhỉnhận thức ăn, từnơi lời nói của thí chủnhận thức ăn. Không được nhận thức ăn từđằng xa ném tới mà ăn.
BIỆN MINH:
Hỏi:- Tứphầncho nhận vật từxa ném đến thì thành thọ. Ngũphần thì không cho nhận vật thực ném đến đểăn. Vậy thì ởđây, nên theo bên nào?
Ðáp:- Tứphầncho nhận vật từxa ném đến, vì phải dùng tay đểhứng lấy, hoặc có nhân duyên. Ngũphần ném thức ăn, do bởi khinh mạn. Cho phép, hay chếcấm đều có lý do riêng biệt, chủý ởnơi đây là vậy.
40. GIỚI KHÔNG BỆNH ÐÒI THỨC ĂN NGON
Ðại thừa có bệnh cũng không được ăn cá thịt.
GIỚI BỔN:
Các thức ẩm thực mỹdiệu nhưsữa, lạc, cá và thịt, Tỳ-kheo nào không bệnh mà xin những thứẩm thực mỹdiệu ấy cho mình, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO5:
Bạt-nan-đà đến nhà chủbuôn đòi thức ăn mỹdiệu (tạp thực). Người chủbuôn hỏi: “Ngài có bệnh gì?” Ðược trảlời: “Không có bệnh, chỉmuốn ăn đồăn mỹdiệu vậy”. Chủbuôn cơhiềm, cho nên Phật chếcấm.Khi ấy, có Tỳ-kheo bệnh cẩn thận sợkhông dám xin, không dám vì người bệnh xin, nhận được không dám ăn, cho nên Phật cho phép.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni mắc tội vềpháp hối quá. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Ðòi mà được, mắc tội Ba-dật-đề; không được, mắùc Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Không beänh đến xin, đểcó bệnh ăn; khi xin phạm ác tác, khi ăn không có tội. Có bệnh đến xin, đểkhông bệnh ăn, khi xin không có tội, khi ăntội đọa. Nếu thí chủnói: “Cần chi cứcho biết”, hoặc đến trời, rồng, dạ-xoa, xá, khất cầu, không phạm.
41. GIỚI TỰTAY CHO NGOẠI ÐẠO THỨC ĂN
Ðại thừa đồng học. Hoặc xem căn cơđược phép cho.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào tựtay cho thức ăn đến nam ngoại đạo, nữngoại đạo, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO6:
Phật bảo A-nan chia bánh cho chúng Tăng. Chia rồi còn dư, bèn cho người đi xin. Có một người con gái ngoại đạo lõa hình, nhan sắc đoan chánh, A-nan cho bánh, bánh xấp hai cái tưởng là một, đem cho cô ta. Người con gái ấy cùng với người gần, hỏi nhau, biết việc ấy, họliền sanh nghi báng. Lại có một người Phạm chí, ăn chỗnày rồi, đi đến nước khác, trên đường đi gặp một người (Bà-la-môn) giàu lòng tin (tín sĩ), nói là từcưsĩtrọc đầu được ăn. Người (Bà-la-môn) giàu lòng tin kia bạch với Tỳ-kheo, Phật nghe, kiết giới. Sau đó, ngoại đạo có lời oán trách, Phật bèn cho phép đểdưới đất hay sai người cho thì được.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tựtay cho, mà nhận, phạm Ba-dật-đề; không nhận, Ðột-kiết-la. Sắp sửa muốn cho, lại đổi ý, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột kiết-la.
Không phạm: Cho cha mẹvà người giúp việc v.v...hoặc bịthếlực cưỡng đoạt.
Luật Căn bản nói:
Hoặc muốn dùng thức ăn làm nhân duyên đểtrừác kiến của kẻấy thì không phạm.
Luật Thập tụng nói:
Không phạm là, nếu người ấy có bệnh hay quyến thuộc; hoặc khi xin xuất gia mà cho (tức là 4 tháng thửhọvậy). Tựmình chưa thọthực, không nên cho kẻkhác. Mình thọtrước, sau mới cho người. Nếu là cha, mẹ, hay người bịtroùi, thì cần cho thức ăn gấp; còn người có thai, ít nhiều tùy theo mà cho họ. Súc sanh nên cho một miếng.
42.GIỚI ÐẾN NHÀ KHÁC KHÔNG DẶN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, trước đã nhận người mời, nhưng trước hay sau bữa ăn đi đến nhà người khác mà không báo cho Tỳ-kheo khác biết, trừtrường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề. Trường hợp đaëc biệt là: khi bệnh, thời gian làm y, thời gian thí y, đây là trường hợp đặc biệt.
NGUYÊN DO7:
Có một Trưởng giảthiết lập trai soạn thỉnh Tăng, đợi Bạt-nan-đà đến. Bạt-nan-đà sau khi tiểu thực xong lại đến nhà khác, khi gần quá ngọmới trởlại. Do vậy, các Tỳ-kheo ăn không đủno vì quá ngọ. Lại nữa, có một đại thần đem cam đến Tăng-già-lam cũng đợi Bạt-nan-đà đến mới chia. Bạt-nan-đà ăn xong, liền đến nhà khác, quá ngọmới trởlại, khiến chúng Tăng không được ăn cam tươi ấy, cho nên Phật chế. Sau đó, chúng Tăng không dám nhận lời mời vào thành, Phật cho phép dặn nhau rồi vào thành. Lại nữa, nếu vì bệnh, khi làm y, khi thí y, không dặn, được vào thành.
GIẢI THÍCH:
Trước bữa ăn: là mặt trời xuất hiện cho đến bữa ăn. Sau bữa ăn: là từkhi ăn cho đến giữa ngày. Các Tỳ-kheo khác: là đồng một giới, cùng ở.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Dặn rồi đi, nửa đường trởlại... muốn đi phải dặn lại. Không dặn thì vào bao nhiêu nhà, phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề. Một chân vào trong cửa ngõ... phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu không có Tỳ-kheo đểdặn, thì đến bên phòng kho tàng của tụlạc, hay đến chỗcó nhà đểdặn. Hoặc vì thếlực kéo lôi, mạng nạn, phạm hạnh nạn.
Luật nhiếp nói:
Nếu nói với chủnhà: “Dầu tôi không đến, cũng nên cúng dường Tăng, đừng đểthiếu sót.” Hay người chủkhông vì vịấy mà đợi chờ, thì đều không tội.
43. GIỚI CƯỠNG NGỒI NƠI NHÀ ĂN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tại nhà có thức ăn có vật báu, mà cốngồi nán, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO8:
Ca-lưu-đà-di đến nhà của Trai ưu-bà-di ngồi, người chồng hỏi cần gì v.v... Trảlời: “Cần thức ăn”, liền bảo vợđem thức ăn ra cho. Ăn rồi, không đi. Ngươøi chồng giận bỏđi và nói: “Tùy ông, muốn làm chi thì làm”. Phật nghe, chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Thức ăn: Nam lấy nữlàm món ăn, nữlấy nam làm món ăn, cho nên gọi là “thực gia”. Vật quý báu: là chỉcho xa cừ, mã não, trân châu, hổphách, kim, ngân.(Xét giới này, chính từ“thực gia 食家?” mắc tội, chứchẳng phải từnơi vật quý mà mắc tội. Nói: “Có vật báu”, thì vật báu ởđây, chỉchỗvợchồng có thểhành dâm được vậy).
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Mù mà không điếc, điếc mà không mù, đứng không ngồi, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Chỗđưa tay đụng đến cánh cửa, có hai Tỳ-kheo bạn, hay bịtrói v.v...
Luật Thập tụng nói:
Không phạm: nhà đoạn dâm dục, nhà thọBát quan trai, hoặc lại có bậc Tôn túc ngồi nơi tòa, hay nhà có nhiều người ra vào.
Nếu người nữthọgiới một ngày, người nam không thọgiới, hay người nam thọgiới một ngày, người nữkhông thọgiới, ngồi nơi nhà nhưvậy phạm Ðột-kiết-la, nếu cảhai đều thọgiới thì không phạm.
44. GIỚI NGỒI CHỖVẮNG VỚI THỰC GIA
Ðại thừa đồng học. Phạm, không phạm, đồng nhưgiới trước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, trong nhà ăn có vật báu mà ngồi ởchỗkhuất, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO9:
Ca-lưu-đà-di lại ngồi ởsau cánh cửa mà cùng với Trai ưu-bà-di nói chuyện, nên Phật chế.
45. GIỚI NGỒI MỘT MÌNH VỚI NGƯỜI NỮ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, một mình ngồi với một người nữtại chỗtrống, phạm Ba-dật-đề.
Nguyên do10:
Cũng khởi sựtừCa-lưu-đà-di, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đều đồng nhưgiới trước.
Luật Thập tụng nói:
Ngồi cách nhau một trượng, phạm Ba-dật-đề; cách nhau một trượng rưỡi, phạm Ðột-kiết-la, quá hai trượng không phạm.
Luật nhiếp nói: Nếu cùng phi nhơn nữ, bán-trạch-ca11nữvà đối tượng chưa có thểhành dâm, hay là kẻđiếc lác lẩn thẩn v.v... cùng ngồi chỗvắng, đều mắc tội ác tác.
46. GIỚI CỐÝ KHIẾN NGƯỜI KHÁC KHÔNG ÐƯỢC THỨC ĂN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, noùi với Tỳ-kheo khác nhưvầy: “Ðại đức hãy cùng tôi vào tụlạc, tôi sẽcho Ðại đức thức ăn”. Tỳ-kheo ấy cuối cùng không cho thức ăn Tỳ-kheo kia, lại nói rằng: “Ðại đức hãy đi chỗkhác đi! Tôi với Ðại đức mà ngồi một chỗhay nói chuyện là không vui. Tôi ngồi một mình, nói chuyện một mình lại an lạc”. Chỉvới mục đích ấy chứkhông gì khác, là cốtình đuổi đi, Ba-dật-đề.
Luật Căn bản nói:
Ngữlà đọc tụng, tọa là thiền tư12.
NGUYÊN DO13:
Bạt-nan-đà cùng các Tỳ-kheo tranh cãi, lòng ôm mối giận. Sau đó một thời gian, dẫn đến những nơi không có thức ăn, gần giữa ngày bèn nói: “Ngài là người đại ác, do ngài cho nên khiến tôi cũng không nhận được thức ăn, ngài nên đi đi v.v...” Tỳ-kheo kia ra khỏi thành đến Kỳ-hoàn, giữa ngày đã qua, không ăn được, quá đói, các Tỳ-kheo nghe, cơhiềm, chê trách, bạch Phật, chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Sửa soạn đuổi đi, đi cách khoảng thấy nghe, hoặc tựmình đi cách khoảng thấy nghe, đều phạm Ba-dật-đề. Bỏchỗkhoảng không nghe, đến chỗkhoảng không thấy; bỏchỗkhoảng không thấy, đến chỗkhoảng không nghe phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-Ia.
Không phạm: Cho ăn rồi bỏđi. Hoặc bệnh hay không có oai nghi, ngươøi thấy không vui, nói rằng:
“Mời ngài đi, tôi sẽmang thức ăn đến Tăng-già-lam”. Hoặc người kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi, bịcử(gạt một bên), bịtẫn nên phải đuổi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, phương tiện bảo đi, không vì hiềm giận.
Luật Ngũphần nói:
Làm việc này, phiền đến bốn chúng, phạm Ðột-kiết-la. Ni làm việc này phiền đến hai chúng, phạm Ba-dật-đề, phiền ba chúng khác, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Chưa vào cửa thành khiến trởlại, cho đến chưa vào trong cửa nhà bạch y bảo trởlại, đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu vào trong cửa ngõ khiến trởlại, phạm Ba-dật-đề.
Luật nhiếp nói:
Nếu theo lời thầy thuốc bảo đừng ăn thì không phạm.
47. GIỚI NHẬN THUỐC QUÁ HẠN ÐỊNH
Ðại thừa đồng học. Vì chúng cho nên đòi hỏi, không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, được thỉnh caàu thọnhận thuốc
4 tháng, Tỳ-kheo không bệnh có thểnhận; nếu
quá hạn mà nhận Ba-dật-đề, trừcó sựthỉnh thường xuyên, thỉnh tiếp tục, thỉnh chia phần, thỉnh suốt đời.
NGUYÊN DO14:
Ma-ha-nam, giòng họThích, cúng dường thuốc cho chúng Tăng, cung kính bậc Thượng tọa, cúng thuốc tốt, cần cũng cúng, không cần cũng cúng. Lục quần cần thuốc đến nhaø xin khó được. Thí chủnói: “Có thì cúng, không có sẽđến chợmua đểcúng.” Lục quần liền cho là có ái, và nói láo, quởtrách. Ma-ha-nam nhân đó không cúng thuốc cho Tăng nữa, nên Phật chế. Lại vì nhân duyên khai cho thường thỉnh v.v...
GIẢI THÍCH:
Bốn tháng: là chỉcho 4 tháng mùa hạ. Bệnh: là thầy thuốc bảo phải uống thuốc. Thường thỉnh: là ngườiấy thưa nhưvầy: “Tôi thường cúng thuốc”. Thỉnh tiếp tục: là thôi cúng roài cúng lại. Thỉnh chia phần: là mang thuốc đến Tăng-già-lam phân phối cúng. Thỉnh suốt đời: là người ấy nói: “Tôi sẽcúng trọn đời”.
Thỉnh có 4 cách:
1) Thời gian có hạn định, thuốc không hạn định.
2) Thời gian có hạn định, thuốc có hạn định, bốn tháng hạnên nhận.
3) Thời gian không hạn định, thuốc có hạn định.
4) Hoặc thời gian không hạn định, thuốc không hạn định, tùy khi nào cúng thì nên nhận.
Luật Tăng kỳnói:
Hoặc 4 tháng mùa hạ, hoặc 4 tháng mùa đông, hay 4 tháng mùa xuân, Ðàn-việt thỉnh không nhất định. Hoặc 4 tháng, hoặc 1 tháng hay nửa tháng, định kỳmãn rồi, không được đến đòi. Nếu thỉnh bữa ăn trước, không được đòi bữa ăn sau. Thỉnh bữa ăn sau không được đòi bữa ăn trước. Thuốc và các vật dụng khác cũng vậy. Nếu nói suốt đời nhận sựcúng dường tứsựcủa tôi; nhưvậy, được tùy ý đòi.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nhận quá hạn định, mỗi miếng phạm một Ba-dật-đề. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Ðòi mà được, phạm Ba-dật-đề, không được, phạm Ðột-kiết-la. Ðòi trái ha-lê-lặc... hay là thuốc, được, không được, đều phạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Thỉnh cúng 4 tháng thức ăn thô chưa mãn, lại đòi thức ăn ngon, nếu được phạm ác tác, ăn, liền mắc tội đọa. Thỉnh thức ăn ngon, đòi thức ăn thô, khi đòi phạm ác tác, khi ăn không tội.
Luật Thiện kiến nói:
Ðàn-việt cúng thuốc dùng vào việc thuốc, không được dùng làm vật thực. Cho dầu đòi tô (váng sữa), phạm Ðột-kiết-la.
PHỤ:
Luật Ngũphần nói:
Nếu có người cúng thuốc cho Tăng, ngươøi Tỳ-kheo chấp sựnên hỏi: “Cúng cho tủthuốc của tụlạc (thôn xóm) hay cúng cho tủthuốc của Tăng phòng?”Nếu họnói: “Cúng cho tủthuốc tụlạc”; khi cần nên nói: “Tôi cần thuốc nhưvậy, vì tôi cung cấp, đừng đểthiếu.”Nếu nói đểcho Tăng phòng nên Bạch nhịyết-ma, sai Tỳ-kheo có đủnăm pháp: không tùy ái, nhuế, si, bố, biết thuốc hay không phải thuốc, làm người giữthuốc cho Tăng. Người ấy nên dùng đồmới đểđựng: Ha-lê-lặc, Ha-ma-lặc, Tỳ-hê-lặc, Tất-bạt-la, càn cương, cam giá, đường, thạch mật. Nếu đồkhông chảy nên đựng: nhưtô, du, mật nên cột, đậy miệng kỹ, đềtên thuốc rõ ràng.Nếu Tỳ-kheo bệnh cần, nên hoan hỷđưa. Nếu người bệnh tựbiết dùng thuốc thì nên tựlấy dùng; nếu không biết, nên hỏi thầy thuốc. Nếu không có thầy thuốc nên hỏi hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê): “Con bịbệnh nhưvậy, nhưvậy, nên dùng thuốc gì?” Nếu hai thầy không biết, nên lấy uống, sau ba lần không lành, lấy thứthuốc khác đểdùng.
48. GIỚI XEM QUAÂN TRẬN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đi xem quân trận, Ba-dật-đề, trừcó nhân duyên hợp thời.
NGUYÊN DO15:
Vua Ba-tư-nặc tựmình lãnh lục quân chinh phạt bọn phản loạn. Lục quần đến xem coi, vua không bằng lòng, nhân đó gởi một gói thạch mật vềdâng đức ThếTôn... ThếTôn quởtrách, kiết giới. Sau đó có hai đại thần ởtrong quân trận mong muốn được gặp Tỳ-kheo Lê-sư-đạt và Phú-la-na, nên sai sứđến mời. Các Tỳ-kheo cẩn thận sợkhông dám đến, cho nên trừthời, và nhân duyên.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến chỗmà thấy được, phạm Ba-dật-đề, không thấy, phạm Ðột-kiết-la. Muốn xem mà không đi, trên đường gặp mà không tránh, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Sức mạnh bắt buộc, tất cảcác trởnạn không tránh được.
Luật Tăng kỳnói:
Hành quân kéo đến tinh xá, không tác ý, xem, không tội. Tác ý xem, mắc tội Việt tỳ-ni.
Luật Căn bản nói:
Nếu thấy hành quân, không nên nói là hay, dởgì cả.
Luật Thập tụng nói:
Ðến xem quân dạ-xoa, phạm Ðột kiết-la.
Ni-đà-na nói:
Thấy đánh nhau không nên đến xem. Nếu thấy cãi nhau, phải tránh đi gấp.
49. GIỚI ỞTRONG QUAÂN TRẬN QUÁ BA ÐÊM
Ðại thừa đồng học. Hoặc quán căn cơ, không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có nhân duyên được phép đến trong quân trại ngủlại hai, ba đêm. Nếu quá, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO16:
Lục quần có nhân duyên đến ngủtrong quân trận, cưsĩcơhiềm, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến đêm thứba, khi tướng mặt trời chưa xuất hiện, nên đến chỗkhông thấy không nghe; nếu không lìa chỗkhông thấy không nghe, minh tướng xuất hiện phạm Ba-dật-đề; lìa chỗthấy không lìa chỗnghe, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: gặp các trởngại.
Luật Ngũphần nói:
Tuy có nhân duyên, nếu dùng thơtín, giải quyết được thì nên dùng thơtín. Nếu cần phải đến, thì mớiđến. Việc xong liền về, không nên ởlại ngủ. Nếu việc không xong, nên ởlại một đêm. Một đêm không xong, nên ởđêm thứhai. Nếu vẫn khôngxong, ởđến đêm thứba. Ðêm thứba xong hay không xong, nếu ởquá, phạm Ba-dật-đề. Nếu việc xong một cách đột ngột, không nên ởlại đêm mà ngủ, trái phạm, mắc Ðột-kiết-la.
50. GIỚI XEM COI QUAÂN TRẬN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ởtrong quân trận hai, ba đêm hoặc khi xem quân đội chiến đấu, hoặc xem thếlực quân đội, quân voi, quân ngựa, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO17:
Lục quần xem quân trận, bịmũi tên bắn trúng, đồng bạn dùng y băng lại, chởvề. Cưsĩhỏi biết sựviệc cùng nhau cơhiềm, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đồng nhưgiới trước.
Luật Ngũphần nói:
Xem cầm thú đánh nhau phạm Ðột-kiết-la.
51. GIỚI UỐNG RƯỢU
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, uống rượu, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO18:
Tôn giảTa-già-đà ngủnhờnơi nhà của Phạm chí bện tóc, đã hàng phục con rồng lửa ác độc. Chủnước Câu-thiểm-di, sanh lòng kính mộ, đảnh lễThếTôn, xin được cúng dường Tôn giả. Lục quần đòi rượu đen, Tôn giảbịsay, giữa đường ói mửa, chim chóc tranh nhau la inh ỏi. Phật hỏi A-nan, biết sựviệc, quởtrách: “Nhưhiện nay thì không hàng phục được con rắn con, huống là con rồng lớn”.
Uống rượu có 10 tội lỗi và mất mát:
1) Nhan sắc xấu.
2) Yếu sức.
3) Con mắt không sáng.
4) Tướng nóng giận.
5) Phá hưruộng vườn tài sản.
6) Ðưa đến bệnh tật.
7) Thích gây tranh chấp.
8)Tiếng xấu đồn khắp.
9) Trí tuệgiảm sút.
10) Thân hoại mạng chung đọa vào 3 đường dữ.
Từđây vềsau, ai (tôn giáo pháp) Ta là thầy, thì cho dù chỉdùng đầu ngọn cọng cỏchấm vào rượu rồi thấm vào miệng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạmÐột kiết-la.
Không phạm: dùng rượu làm thuốc, dùng rượu thoa ghẻ.
Luật Thập tụng nói:
Uống rượu gạo, rượu cam, rượu đường v.v... tất cảloại rượu có thểsay, mỗi miếng phạm một Ba-dật-đề. Nếu chỉcó sắc rượu, không có mùi rượu, vịrượu, không say người thì uống không phạm.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Nếu dùng rượu nấu làm thời dược (thuốc đúng thời), thuốc phi thời, thuốc bảy ngày không có tánh rượu, được uống.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu thuốc nấu rượu, nấu thức ăn nên có mùi vịrượu, phạm Ðoät-kiết-la; không coù mùi vịrượu thì được dùng.
52. GIỚI GIỠN TRONG NƯỚC
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đùa giỡn tronc nước, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO19:
Thập thất quần Tỳ-kheo giỡn trong nước. Vua Ba-tư-nặc cùng với Mạc-lợi phu nhơn, từtrên lầu trông thấy. Phu nhơn sai sứđến bạch đức ThếTôn, chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Giỡn trong nước: là từbờnày đến bờkia, hoặc thuận dòng hay nghịch dòng, hoặc ởđây lặn xuống, nơikia nổi lên. Hoặc lấy tay vẽtrên nước, hoặc cùng nhau tạt nước, vung vãi trong nước.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Giỡn trong nước, phạm Ba-dật-đề. Nếu nước trái lạc tương, lúa mạch v.v... đựng trong đồmà lộng hý (vẽchơi), phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ði đường phải lội qua nước, kéo tre lấy cát, tìm vật bịmất, học bơi v.v...
Luật Ngũphần nói:
Tát nước tuyết, giỡn sương trên đầu cỏ, Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Trên bàn có nước, hoặc nơi giường ngồi có nước, dùng ngón tay vẽchơi, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Nước sâu ngập ống chân, giỡn trong đó, phạm Ba-dật-đề. Lay động chiếc thuyền, giỡn nước, phạm Ðột-kiết-la.
53. GIỚI THỌC LÉC NHAU
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, lấy ngón tay thọc léc người khác, Ba-dật-đề. (tức là dùng ngón tay khiến cho thịt ngứa đểlấy sựvui vậy).
NGUYÊN DO20:
Một người trong Lục quần, thọc léc một người trong Thập thất quần đến bỏmạng, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừngón tay, ngón chân. Nếu dùng gậy, chìa khóa chốt cửa v.v... thọc léc, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-đề, ba chúng sau, Ðột-kiết-la.
Không phạm: khi ngủđụng phải, tất cảviệc đụng nhầm.
Luật Ngũphần nói:
Thọc léc Sa-di cho đến súc sanh, phạm Ðột-kiết-la.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Nếu thân căn hưhoại lấy tay chọc, phạm Ðột-kiết-la.
54. GIỚI KHÔNG NHẬN LỜI CAN GIÁN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, không nhận lời can gián, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO21:
Xiển-đà suýt phạm giới, các Tỳ-kheo can gián mà không nghe, cho nên Phật chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, Ðột- kiết-la.
Không phạm: người can gián không có trí tuệvà vui chơi, nhầm nói v.v...
PHỤ:
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Không nên nhận sưï can gián của 5 hạng người:
1) Người không tàm quý.
2) Người không học rộng.
3) Người thường tìm lỗi của người.
4) Người ưa đấu tranh.
5) Người muốn cởi áo hoàn tục.
55) GIỚI KHỦNG BỐNGƯỜI KHÁC
Ðại thừa đồng học. Hoặc quán căn cơđểchiết phục, không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, dọa nạt Tỳ-kheo khác, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO22:
Nơi kinh hành, Phật kinh hành, Tỳ-kheo Na-ca-ba-la hầu Phật, đầu hôm thỉnh Phật vềphòng. ThếTôn làm thinh, giữa đêm, sau đêm cũng vậy. Na-ca-ba-la lật ngược y, giảtiếng của phi nhơn khủng bốThếTôn. Sáng hôm sau, ThếTôn nhóm chúng, khiển trách, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Khủng bố: là dùng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, khủng bốngười.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðối tượng thấy nghe, biết, sợhay khoâng sợ, đều phạm Ba-dật-đề; không thấy, nghe, biết, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Tất cảtrường hợp không cốý làm cho người khác sợsệt.
Luật nhiếp nói:
Nếu dùng sắc, thinh... khảốkhiến người khác sợ, mắc tội đọa. Nếu dùng sắc thinh khảái khiến người khác kinh sợ, đều mắc tội ác tác. Nếu đối với người khác làm cho họkinh sợđều phạm ác tác. Nếu trình bày ba đường dữ, dụng ý đểhóa đạo, người kia tuy sợ, không phạm. Bí-sô, tưởng Bí-sô, 6 câu, 2 câu đầu tội đọa, 4 câu sau khinh tội. Thật không có sựsợsệt, tưởng không có sựsợsệt 6 câu, 2 câu nặng, 2 câu nhẹ, 2 câu không phạm.
56. GIỚI TẮM RỬA NHIỀU QUÁ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo, nửa tháng tắm một lần; Tỳ-kheo không bệnh nên thọ; nếu quá, Ba-dật-đề, trừtrường hợp đặc biệt. Trường hợp đặc biệt là: Thời gian nóng, khi bệnh, khi lao tác, khi gió và mưa, khi đi đường. Ðó là trường hợp đặc biệt.
NGUYÊN DO23:
Nước Ma-kiệt có ao nước, vua Bình-sa cho phép cácTỳ-kheo vào trong đó tắm. Lục quần Tỳ-kheo sau đêm vào tắm. Vua cùng thểnữđến, nghe tiếng Tỳ-kheo tắm, yên lặng chờ. Lục quần dùng các loại thuốc bột tắm chonhau, mãi đến mặt trời mọc, cuối cùng nhà vua không tắm được. Do đó các đại thần đều cơhiềm, chê trách, giận dữ, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Bệnh: là thaân thểbịhôi thúi. Lao tác: là những việc nhưquét đất, quét phòng. Mưa gió, một cơn mưa gió lốc làm nhớp thân. Ði đường: đi nửa do-tuần.
Luật Ngũphần nói:
Khi nóng là khi mồhôi đổra.
Luận Tát-bà-đa nói:
Thời gian tắm sớm muộn tùy từng vùng, thường trong thời gian nửa tháng hai được phép tắm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừtrường hợp đặc biệt, ngoài xối nước ướt khắp thân hoặc ướt nửa thân, phạm Ba-dật-đề. Sửa soạn mà không thực hiện, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Không phạm: Thếlực bắt buộc phải tắm.
Luật Thập tụng nói:
Ngày hôm qua đến, ngày hôm nay tắm, ngày mai sắp muốn đi, ngày nay tắm, phạm Ba-dật-đề.
Luật Ngũphần nói:
Nếu tắm cho thầy và người bệnh, thân thểmình đã ươùt, nhân đó tắm không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu không có các trường hợp trên, thì phải theo pháp tắm của thợđồgốm đồsành, trước hết rửa 2 tay, 2 chân, sau rửa đầu, mặt, eo lưng,vai, cánh tay, cùi chỏ, hông, nách.
BIỆN MINH:
Lễsám kiết đàn, hàng ngày tắm 3 lần, tuân theo lời Phật dạy, chẳng phải phạm. Trong Tòng lâm tất cảchúng có mục tắm nước nóng, cũng chẳng phạm.
PHỤ:
Không nên cùng với người bạch y tắm chung, nếu họkhen ngợi Tam bảo thì cho phép tắm.
57. GIỚI NHEN LỬA CHỖÐẤT TRỐNG
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, đểtựsưởi, nhóm lửa tại đất trống, hoặc bảo người nhóm, Ba-dật-đề. Trừcó nhân duyên.
NGUYÊN DO24:
Trước bậc Thượng tọa, Lục quần không được làm theo ý của mình, nên cùng nhau ra ngoài phòng nhóm lửa giữa đất trống đểsưởi ấm. Khi ấy, trong bộng cây có con rắn độc, hơi khói lồng vào nóng, từtrong lỗbộng cây chạy ra, các Tỳ-kheo đều kinh hoàng, lấy củi đang cháy quăng tán loạn, đến nỗi cháy giảng đường, cho nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Bệnh: cần lửa đểsưởi ấm. Nhân duyên: là Tỳ-kheo bệnh cần nấu cơm, cháo, canh, hoặc ởnơi ôn thất25, nhàtrù, phòng tắm, hoặc xông bát, nhuộm y, đốt đèn, đốt hương.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không bệnh, nhen lửa chỗtrống đểsưởi, hoặc đốt cỏ, cây, nhánh, lá v.v... phạm Ba-dật-đề. Ðốt phân nửa, đốt than, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề.Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Ðốt lửa, ngọn lửa cao 4 ngón tay, phạm Ba-dật-đề.
Luận Tát-bà-đa nói:
Trên đường đi gặp trời lạnh rét, nhoùm lửa đểsưởi, không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Cầm đuốc đi, muốn dập tàn, không nên dập chỗđất chưa cháy, nên dập trên chỗcao, trên gạch, nếu lửa của đuốc rớt xuống đất, liền dập cho tắt thì không tội.
PHỤ:
Phần thứtư(Tứphần luật) nói:
Gần lửa có 5 điều lỗi:
1) Khiến cho người không có nhan sắc.
2) Mất sức.
3) Mắt mờ.
4) Khiến nhiều người tụtập.
5) Nói nhiều việc thếtục.
Luật Tăng kỳnói:
Ðốt lửa có 7 việc không lợi ích:
1) Hưmắt.
2) Hưsắc.
3) Thân suy yếu.
4) Nhớp hưáo.
5) Hưmền giường.
6) Tạo nhân duyên phạm giới.
7) Thêm ngôn luận vềthếtục.
PHỤ:
Căn bản tạp sựnói:
Cốý đốt cháy rừng núi, mắc tội Thổ-la (Thâu-lan-giá).
58. GIỚI GIỠN CHƠI, giẤU VẬT CỦA NGƯỜI KHÁC
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, giấu y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của Tỳ-kheo khác, tựmình giấu, hoặc bảo người giấu, dù chỉgiỡn chơi, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO26:
Thập thất quần đem y, bát, tọa cụ, ống đựng kim, đểmột bên, đi kinh hành, chờđến giờthọtrai. Lục quần đợi khi họquay lưng lại, lấy giấu. Giờthọtrai đến, họphải tìm kiếm, lúc ấy họbịchếnhạo. Các Tỳ-kheo xét biết, cơhiềm, Phật nghe, chếgiới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: biết rõ vật của người kia bỏquên nên lấy cất. Vì răn dạy người thiếu cẩn thận nên lấy cất. Mượn y của người mặc, người kia không thâuxếp, sợmất nên lấy cất. Hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn v.v...
Luật Ngũphần nói:
Cất giấu vật của bốn chúng cho đến vật của súc sanh, mắc Ðột-kiết-la. Ni giấu vật của 2 chúng, mắc Ba-dật-đề. Ngoài ra, mắc Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Giấu loại y khác hay vật khác, mắc tội Việt tỳ-ni.
Luật Thập tụng nói:
Nếu người kia tìm được, mắc Ðột-kiết-la; tìm không được, phạm Ba-dật-đề. Nếu giấu ống đựng kim tìm được, không tìm được, đều mắc Ðột-kiết-la.
59. GIỚI VỘI ÐẮP Y ÐÃ TỊNH THÍ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đã cho y cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni, vềsau không nói với chủ, lấy lại mà dùng, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO27:
Vì lục quần cho nên chế.
GIẢI THÍCH:
Cho y: là tịnh thí y vậy. Tịnh thí có 2 loại:
1) Chơn thật tịnh thí là nói: “Ðây là y dưcủa tôi chưa tác tịnh, nay vì muốn tịnh, xin biếu cho Trưởng lão đểlàm tịnh chơn thật.”
2) Triển chuyển tịnh thí là nói: “Ðây là y dưcủa tôi, chưa tác tịnh. Nay vì muốn tịnh, xin biếu cho Trưởng laõo đểđược tịnh”. Vịkia nói: “Trưởng lão nghe cho, Trưởng lão có cái y dư, chưa tác tịnh, nay cho tôi được tịnh. Tôi xin nhận.” Nhận rồi hỏi rằng: “Trưởng lão có muốn cho ai chăng?” Vịkia trảlời: “Cho thầy...” Vịnhận y lại nói: “Trưởng lão có cái y dư, chưa tác tịnh, nay cho tôi, đểđược tịnh. Tôi nhận. Nhận rồi, tôi cho mỗgiáp. Nhưvậy y này là của mỗgiáp, thầy hãy vì mỗgiáp giữgìn và tùy ý sửdụng.”
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Chơn thật tịnh thí, phải hỏi chủ, vậy sau mớidùng triển chuyển tịnh thí, hỏi chủhay không hỏi, tùy ý dùng. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nhận y của người gởi, sau không hỏi chủlấy đắp mặc, phạm Ba-dật-để-ca; nếu vật của thân hữu, người kia khi nghe mình dùng, tâm sanh vui mừng thì không phạm.
BIỆN MINH:
Xét rằng: Luật Căn bảncùng với luật Tứphần mục đích hoàn toàn khác nhau. Ðây vì người năng thí mà chếgiới; kia vì người nhận gởi mà đềphòng tội lỗi. Tuy có khác nhau, song đứng vềmặt lý thì cảhai đều nên bảo vệ.
PHỤ:
Luật Ngũphần nói:
Không nên tịnh thí cho 5 hạng người:
1) Không cùng biết.
2) Chưa hiểu nhau tận tường.
3) Chưa từng gần thân nhau.
4) Phi thân hữu đồng sư.
5) Phi thời, phi loại (người 80, 90 tuổi gọi là phi thời. Chưa từng xuất gia gọi là phi loại).
Lại có 2 pháp không nên tịnh thí:
1) Người không hay khen ngợi.
2) Không cùng với người tạo tiếng khen tốt đẹp.
Lại có 2 pháp:
1) Không hay nhận trọng vật tịnh thí của người, bảo vệnhưcủa mình.
2) Mình có trọng vật, không hay tịnh thí. Người kia dùng không hận.
Lại có 2 pháp:
1) Khoâng biết họcòn sống chăng?
2) Không biết rõ họcòn tu hay không?
Nếu Tỳ-kheo ởmột mình, nên làm pháp “từxa hướng đến tịnh thí”. Trong 3 y phải có sựthay đổi. Ðắp y trống vai mặt, cởi guốc dép, quỳgối, cầm y, nghĩ, miệng nói: “Y này của tôi,... (bao nhiêu) điều, nay xả”. Nói nhưvậy 3 lần. Sau đó nhận y dư, cũng nhưpháp trước, tâm nghĩmiệng nói: “Y... này của tôi, (bao nhiêu) điều... nay nhận.” Nói nhưvậy ba lần. Nhưvậy là thọrồi, y xảkia nên tịnh thí, lại cũng nhưpháp trước, tâm nghĩmiệng nói: “Y này của tôi, tịnh thí cho.... từnơi vịkia lấy dùng.” Nếu không đổi, thọdụng, khi được y dưliền phải tịnh thí nhưvậy.
Pháp độc tịnh thí, đến ngày thứ11, lại phải nhưpháp trước, tâm nghĩ, miệng nói: “Y dưnày của tôi, từnơi... lấy lại”. Sau đó, cũng nhưpháp trước, thọtrì, tịnh thí. Hoặc đối với người tịnh thí, nên làm pháp triển chuyển tịnh thí. Nhưpháp trước, cầm y nói: “Y dưnày của tôi, đến Trưởng lão làm pháp tịnh thí”. Vịkia nên hỏi: “Y này của Trưởng lão, đến tôi tác tịnh, tôi đem cho ai?” Ðáp rằng: “Trong 5 chúng, tùy yù ngài cho”. Vịkia liền nói: “Nay tôi cho... Khi nào ngài cần, đến đó lấy dùng, khéo léo bảo vệy”.
Trong vấn đềnày, vịkia nói rõ tên Tỳ-kheo thọthí. Tỳ-kheo ấy sợphạm tội chứa y dư, không dám nhận Phật dạy: “Không nên nêu tên Tỳ-kheo nhận y.”
60. GIỚI Y KHÔNG HOẠI SẮC
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, được y mới, tùy ý dùng một trong ba màu, hoặc là xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan, làm cho hoại sắc. Nếu không làm hoại sắc bằng ba thứ, hoặc xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan, mà mặc nguyên y mới, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO28:
Lục quần mặc y màu trắng đi, cưsĩcơhiềm, nên chế.
GIẢI THÍCH:
Y mới may hoặc là mới nhận được từnơi người, đều gọi là y mới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Nếu được y xanh nên dùng đen đỏđểtác tịnh. (Nê ‘泥’ tức là màu đen. Thiến ‘茜’, cách đọc ‘phiên thiết’ “thử+ kiến=thiến”, tên loài cỏ, cũng viết là thiến ‘菁’, tức mộc lan vậy)29. Nếu được y màu đỏ, nên dùng màu xanh, đen đểtác tịnh; nếu được y màu vàng, đỏ, trắng, nên dùng màu xanh, đen, đỏba màu đểtác tịnh.
Luật Ngũphần nói:
Nên dùng 3 sắc đểlàm chuẩn. Nếu không làm chuẩn thì bao nhiêu lần mặc phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề. Nếu không mặc, thì bao nhiêu đêm, bấy nhiêu phạm Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳnói:
Tác tịnh, lớn nhất bằng 4 ngón tay, nhỏnhất bằng hột đậu. Hoặc một, hoặc ba, hoặc năm, hoặc bảy, hoặc chín. Không được vẽnhưhình của hoa. Nếu vá riêng từng miếng, mỗi miếng đều phải tác tịnh. Nếu may y mới thì tác tịnh một góc (chéo); nếu một điều, nửa điều được vá cũng tác tịnh.
61. GIỚI GIẾT SÚC SANH
Ðây là tánh tội. Phạm trọng tội của Ðại thừa.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý giết chết mạng sống loài vật, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO30:
Ca-lưu-đà-di không thích thấy các loài chim, làm cung bằng tre đểbắn chim, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Luật Ngũphần nói:
Súc sanh: là trừloài rồng ra, còn bao nhiêu đều cùng là súc sanh cả. (Rồng tuy là súc sanh mà hay biến hóa đủthần lực, thủhộquốc độ, bảo vệChánh pháp. Công dụng của rồng cũng nhưchưThiên, cho nên nếu giết thì phạm Thâu-lan-giá.)
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tựmình giết, dạy người giết, phương tiện giết v.v... tất cảphạm Ba-dật-đề. Phương tiện muốn giết mà không giết, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Nhầm, gây tổn thương không phạm.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Muốn chặt sợi dây nhằm chặt con rắn, phạm Ðột-kiết-la. Muốn giếtcon trùng này nhằm giết con trùng kia, muốn chặt con trùng mà chặt dưới đất, muốn bắt trùng mà gắp đất, đều mắc tội Ðột-kiết-la.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Nếu trong chùa, phòng, mái hiên chim chóc đến ở, làm ồn, nên sai người xem xét. Nếu tổcủa nó không có trứng thì nên đuổi đi; nếu có, đợi nó nởvà bay đi, sẽđuổi. Nếu tổong không có con thì nên đuổi đi, nếu có dùng tơ, gai bao bọc, đừng cho nó phát triển thêm.
62. GIỚI DÙNG NƯỚC CÓ TRÙNG
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết nước có trùng mà uống hoặc dùng, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO31:
Do lục quần Tỳ-kheo nên Phật chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tưởng, nghi, v.v.... sáu câu, có thếbiết; Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không biết có trùng. Hoặc có, loại trùng lớn, khua động nước nó tránh chỗkhác. Hoặc nước có lọc.
Luật Căn bản nói:
Biết có trùng trong những vật nhưbún, mật, đường, dầu, giấm, nước, sữa, lạc (cao sữa), bánh, trái cây mà thọdụng đều mắc tội đọa.
Luật nhiếp nói:
5 thứcon mắt không nên xem nước: 1) Con mắt có bệnh, 2) Mắt có mụt nhọt 3) Mắt cuồng loạn, 4) Mắt già nua, 5) Thiên nhãn.
Thời gian xem coi nước có trùng hay không, nên xem độlâu như6 cổxe bò xoay lại.
Nếu nước sông chảy, một khi xem không trùng trong khoảng một câu-la-xá32, tùy ý uống dùng, song khoảng cách đó, không có con sông nào khác chảy vào.
Nếu nước không chảy và dòng nước chảy ngược thì một lần xem ngang bằng trong khoảng một tầm nhìn thì được dùng.
Có 5 loại nước sạch:
1) Tăng-già tịnh.
2) Biệt nhơn tịnh.
3) Lược tịnh.
4) Suối chảy mạch tịnh.
5) Giếng nước tịnh.
Nếu biết vịkia là người trì giới, tôn trọng mạng sống, dầu không quan sát, khi nhận được nước nơi vịấy uống, dùng không phạm.
Mỗi lần xem coi nước, bắt đầu từmặt trời xuất hiện, cho đến tướng mặt trời chưa xuất đều tùy đó mà thọdụng.
Luật Tăng kỳnói:
Trùng, không phải là cá trạnh v.v... Nó là loại trùng nhỏly ti, cho đến hình tướng rất nhỏ, mắt nhìn khó thấy.
Không nên dùng Thiên nhãn xem coi nước, cũng không nên sai người mắt mờxem coi nước. Người có thểthấy cái chỉnhỏnhất trong bàn tay, được sai xem coi nước. Không được xem gấp quá hay xem lâu quá, nên xem độlâu bằng con voi lớn một phen xoay mình lại.Nếu trong nước có trùng rất nhỏ, không nên rửa tay, rửa mặt và đi đại tiểu tiện.
Nếu Ðàn-việt mời cơm, nên hỏi đã lược nước chưa.Nếu nói chưa lược, nên coi người nào đủtin bảo họlược.Nếu người không đủtin, đừng bảo lược, gây tổn thương cho trùng. Tỳ-kheo nên tựlược nước mà dùng. Trùng trong đãy lọc nên đem đổlại nơi chỗlấy nước. Nếu nơi chỗlấy nước xa thì vũng nước nào trong vòng 7 ngày không khô cạn, đổtrùng chỗđó. Nếu không có vũng nước nào thì nên đem chúng đựng vào đồchứa đểnuôi.Ðợi trời mưa có nước thì đem đổnó nơi dòng nước, nói nhưvầy: “Các ngươi hãy vào trong biển cảđi”.
Nếu trên đường đi, biết giếng nước có trùng, không được xách nước đó đổvào đồchứa mượn của người.
Nếu nước ao, nước vũng lớn có trùng, không được kêu lớn: “Trưởng lão! Nước này có trùng, có trùng”, khiến cho vịấy sanh nghi, không vui. Nếu vịấy hỏi: “Nước này có trùng chăng?” Nên trảlời: “Trưởng lão tựxem lấy.” Nếu là chỗquen biết, đồng sư, nên nói: Nước này có trùng, nên lược mới dùng.
PHỤ:
Phần thứtư33nói:
Không nên không có đãy lọc nước mà đi quá nửa do-tuần. Nếu không có, nên dùng chéo của y Tăng-già-lê lược.
Luật Ngũphần nói:
Cũng cho phép chứa cái bình lọc nước bằng đồng, thiết, tre, cây, sành, đá v.v... dùng vải mịn đậy nắp, không cho pheùp dùng cái y phấn tảo đậy.
Căn bản tạp sựnói:
Dùng lụa mỏng cột miệng bình, thảchìm dưới nuớc phân nửa cái miệng bình,đợi đầy xách lên vẫn phải quan sát trùng (nếu nhận chìm luôn cảmiệng bình thì nước không vô). Cần cái bình rộng miệng, không đòi hỏi lớn nhỏ, dùng lụa cột miệng bình, tùy thời lấy nước, đấy là việc làm cần cẩn thận và thong thả.
(“Quân trì 君持U” cũng viết là “quân trì 軍遲”34, dịch là bình. Nam hải ký qui35nói: Tịnh bình bằng sành, bằng đất, lớn cỡ2, 3 thăng, bỏnơi chỗsạch, dùng tay sạch cầm. Nhiều bình làm bằng đồng, bằng thiết, bỏnhiều chỗ, tùy ý xách).
Truy môn cảnh huấn nói:
Ðãy lọc nước là dụng cụcủa hạnh từ, là cái duyên tếvật. Ðại hạnh do đây mà phát sanh, chí đạo nhân đây mà đạt đến.
CHỨNG MINH:
Luật Tăng kỳnói:
Nước Ba-la-chỉcó hai Tỳ-kheo làm bạn, đến nước Xá-vệđểthăm hỏi đức ThếTôn, trên đường đi bịkhát mà không có nước. Phía trước có một giếng nước, một Tỳ-kheo xách nước uống liền, một Tỳ-kheo thấy nước có trùng, khoâng uống. VịTỳ-kheo kia hỏi: “Tại sao thầy không uống?” đáp: “ThếTôn chếgiới, không được uống nước có trùng.” Vịkia khuyên: “Trưởng lão nên uống, đừng đểbịchết khát, không được thấy Phật.” Vịnọđáp: “Tôi thà bỏmạng, chứkhông phá hủy lời Phật đã dạy.” Sau đó, vịấy chết. Vịkia đi đến chỗPhật. Phật hỏi: “Từđâu đến?” Lại hỏi: “Thầy đi một mình sao?” Vịkia trình bày đầy đủvấn đề. Phật daïy: “Thầy là kẻngu si, không được thấy Ta, mà gọi là thấy Ta. VịTỳ-kheo chết khát đã thấy Ta rồi.
(Luật Thập tụng nói: “Vịtrì giới kia, không uống bèn chết, liền sanh cõi trời thứBa mươi ba đặng thân trời đầy đủ. Vịấy đến trước chỗPhật, lễchân Phật, nghe pháp, đặng con mắt pháp thanh tịnh, thọTam quy y cho nên nói là đã “thấy Ta trước”. Trong luật Căn bản cũng nói việc này cũng vậy.)
Nếu Tỳ-kheo phóng dật, giải đãi, không nhiếp các căn, tuy cùng sống một chỗvới Ta mà xa cách Ta.Vịấy tuy thấy Ta mà Ta không thấy vịấy. Nếu có Tỳ-kheo ởbờbiển bên kia không hềphóng dật, tinh tấn không biếng nhác, thúc liễm các căn,
tuy cách xa Ta, Ta thường thấy vịấy, vịấy thường gần Ta”.
(Ðây luận vềkhông gian có gần có xa, nếu luận vềthời gian thì người phóng dật, tuy sanh đời có Phật, chẳng khác nào đời mạt pháp. Người không phóng dật tuy sanh đời mạt pháp, chẳng khác nào nhưChánh pháp. Phật thân chơn thường, vốn không xuất thế, cũng không diệt độ. Xin kẻsĩhào kiệt đừng khởi tưởng tượng pháp, pháp diệt hết mà tựbuông trôi. Thếnên tinh tấn không biếng nhác, thúc liễm các căn, nghiêm tịnh Tỳ-ni, chớkhinh tội nhỏ. Thường nghĩnhưmình đang diện kiến tôn nhan đức Cha lành, thân thừa lời dạy sáng suốt của Ngài. Tu trì không mệt mỏi, sẽthấy hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan vậy.)
63. GIỚI CỐÝ LÀM PHIỀN NGƯƠØI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý gieo nghi ngờcho Tỳ-kheo khác, dù chỉkhiến cho họkhông yên tâm trong chốc lát, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO36:
Thập thất quần Tyø-kheo hỏi Lục quần Tỳ-kheo: “Thếnào là nhập Sơthiền, Nhịthiền, Tam thiền, Tứthiền? Thếnào nhập Không, Vô tướng, Vô nguyện? Thếnào đặng tứquả?” Ðáp rằng: “Nhưnhững câu các ông hỏi là đã phạm Ba-la-di, chẳng phải Tỳ-kheo”. Khi ấy, Thập thất quần đến hỏi Thượng tọa, vịThượng tọa biết là họbịgieo nghi ngờ, phiền não, bạch Phật, chếgiới.
GIẢI THÍCH:
Gieo nghi ngờphiền não: tức là dựa vào năm sanh, tuổi tác, thọgiới, Yết-ma, phạm phi phạm, hay pháp phi pháp cũng vậy. Dựa vào năm sanh mà nghi ngờ, nhưhỏi: “Ông sanh bao lâu rồi?” Bảo rằng: “...bao nhiêu năm?” Lại nói: “Ông không phải sanh bao nhiêu năm đó. Ông sanh nhưbao nhiêu người khác, chẳng phải nhưông nói”. Cho đến pháp v.v... cũng vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu cốý dùng vấn đềnày đểgây nghi ngờ, phiền não, noùi rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Sựthật là nhưvậy, không cốý gây phiền não. Cho đến nói nhầm v.v...
Luật Ngũphần nói:
Khiến cho bốn chúng nghi hối, phạm Ðột-kiết-la. Ni khiến cho hai chúng nghi hối, phạm Ba-dật-đề. Khiến cho ba chúng khác nghi hối, phạm Ðột-kiết-la.
64. GIỚI CHE TỘI THÔ ÁC CỦA NGƯỜI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế. Tức là: “Giới không dạy ăn năn tội vậy”.
Hỏi:-Không che tội của người, tức là nói cái lỗi của bốn chúng sao?
Ðáp: -Chỉcấm không được nói với người ngoài chứkhông cấm nói trong Tăng, đúng nhưpháp cửtội vậy. Nếu nhưdung túng việc phi pháp đểtrởthành việc đại ác hay sao! Khiến cho họtội càngtăng, mà kểcảpháp môn cũng bịtiếng xấu. Ai có lòng từ, lại cam tâm ngồi nhìn sựviệc nhưvậy?!
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết rõ Tỳ-kheo khác phạm tội thô ác mà cốý che giấu, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO37:
Bạt-nan-đà thường phạm tội, đến nói với Tỳ-kheo quen thân, bảo đừng nói với ai. Sau đó, hai người kình nhau, Tỳ-kheo kia đến nói những tội phạm của Bạt-nan-đà với các Tỳ-kheo khác. Các Tỳ-kheo khác hỏi, biết lý do, bạch Phật, chếgiới.
GIẢI THÍCH:
Thô tội: tức tội tứkhí và thập tam Tăng tàn.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết khi tiểu thực, sau bữa ăn nói, cho đến đầu đêm biết, giữa đêm nói, phạm Ðột-kiết-la. Giữa đêm biết, sau đêm muốn nói mà chưa nói, tướng mặt trời hiện, phạm Ba-dật-đề. Che các tội khác, tựche thô tội của mình, che thô tội của người, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni che tội khí của Ni phạm Ba-la-di; che tội Tăng tàn của Ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trước không biết, hoặc không có người đểnói, hay phạm hạnh nạn, mạng nạn.
Luật Thập tụng nói:
Thấy tội của người khác, đến người khác nói, bèn thôi. Nếu nghe, nếu nghi, không nên nói.
Luật Tăng kỳnói:
Không nên đến nói với người thếtục mà nên đến thiện Tỳ-kheo nói. Nếu Tỳ-kheo có tội là kẻhung ác, hoặc dựa vào thếcủa vua, của đại thần hay bạn ác, muốn tạo nhân duyên đểđoạt mạng sống, thương tổn đến phạm hạnh thì nên nghĩrằng: “Người kia tạo nghiệp ắt có quảbáo, họtựbiết lấy. Ví nhưlửa cháy, chỉtựcứu mình, đâu biết đến việc khác.” Nhưvậy vô tội.
PHỤ:
Phần thứba (luật Tứphần) nói:
Tựthân có đủ5 pháp mới cửtội của người:
1) Nói đúng lúc, không nói phi thời.
2) Chơn thật không phải hưngụy.
3) Có ích không phải tổn giảm.
4) Nhu nhuyến không phải thô lỗ.
5) Từtâm không phải sân hận.
Phần thứtư(luật Tứphần) nói:
Phật bảo Ưu-ba-ly: “Thân, oai nghi không thanh tịnh; nói, không thanh tịnh, mạng không thanh tịnh. Ít học không biết Tu-đa-la (kinh), ít học không biết Tỳ-ni (luật), biện luận không rõ ràng, dụnhư“bạch dương” (dê câm). Người nhưvậy không nên cửtội kẻkhác.
Nếu các pháp đầy đủ, nên dùng đúng thời, dùng đúng pháp, cửtội người khác. Hơn nữa, Tỳ-kheo nào có ái, cung kính đối với Ta, thì nên cửtội họ. Hoặc không ái, có cung kính, hoặc không cung kính, có ái, thì nên cửHoặc tuy không có kính mà có thểbỏác làm lành, nên cử. Hoặc lại có chỗtrọng Tỳ-kheo, tôn kính tín nhạo, có thểkhiến xảác hành thiện thì nên cửtội họ. Nếu hoàn toàn không có, Tăng neân xảtrí đuổi đi, nói rằng:Trưởng lão tùy ý đi chỗkhác, nơi đó sẽvì ngài tác cử, tác ức niệm, tác tựngôn, giá xuất tội, giá thuyết giới, giá tựtứ. Thí nhưđiều mã sư(người dạy ngựa) đối với con ngựa khó dạy liền buông cương lẫn nọc thảđi. Tỳ-kheo nhưvậy không nên đến họcầu thính. Ðây tức là thính rồi.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Dùng Thiên nhãn cửtội người khác, phạm Ðột-kiết-la. Thiên nhĩcũng nhưvậy.
65. GIỚI TRUYỀN GIỚI KHÔNG ÐÚNG PHÁP
Ðại thừa, Tỳ-kheo, đồng học.
GIỚI BỔN:
Người đủ20 tuổi nên cho thọÐại giới, nếu Tỳ-kheo biết người chưa đủtuổi 20 mà cho thọÐại giới, Ba-dật-đề. Người ấy không đắc giới, các Tỳ-kheo đáng bịkhiển trách, vì si.
NGUYÊN DO38:
Thập thất quần đồng tử, trước là bạn thân với nhau, lớn nhất là 17 tuổi, nhỏnhất là 12 tuổi, cùng nhau cầu xuất gia, các Tỳ-kheo cho thọÐại giới. Không kham vấn đềăn một bữa, nửa đêm đói bụng, kêu lớn, la khóc.Phật nghe và hỏi, A-nan thưa đầy đủ, Phật kiết giới này.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Hòa thượng biết hay nghi mà cho thọgiới, ba lần Yết-ma xong, phạm Ba-dật-đề; hai lần Yết-ma xong, phạm ba Ðột-kiết-la; một lần Yết-ma xong, phạm hai Ðột-kiết-la. Bạch xong, phạm một Ðột-kiết-la. Từkhi tác phương tiện cho đến nhóm Tăng, đều phạm Ðột-kiết-la. Chúng Tăng nếu biết hoặc nghi, tất cảđều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Trước không biết, tin người thọgiới nói, hoặc người gần gũi làm chứng, hoặc tin lời cha mẹ.Thọgiới rồi nghi, cho phép tính năm tháng ởtrong thai, hoặc tính tất cảlà 14 ngày thuyết giới, đểlàm sốnăm của tuổi. (Nửa tháng, nửa tháng nói giới, mỗi năm côïng có 24 lần. Tháng có trăng và tháng không trăng đủ, đều 15 ngày nói giới. Tháng không trăng nếu thiếu thì 14 ngày nói giới. Một năm chỉcó 6 lần là 14 ngày nói giới, sẽcó 18 lần là 15 ngày nói giới. Nay dùng quyền xảo phương tiện, đều ước chỉcó 14 ngày nói giới. Dùng sốtháng đểtính thì một năm có 18 ngày, 10 năm có 180 ngày. Nhưngười kia có 19 tuổi, cộng thêm 342 ngày có thểtính là một tuổi, tức có thểgọi là đủ20 tuổi vậy).
Kiền-độthọgiới39nói:
Nếu đắc A-la-hán tức gọi là thọCụtúc.
Luật nhiếp nói:
Nếu khi cận viên, tuổi thật chưa đủmà tưởng là đủ; sau đó bạn thân40cho biết “chưa đủ”, nên tính tháng trong thai, tháng nhuần, nếu đủthì tốt, nếu không đủ, lui làm cầu tịch, sau thọcận viên lại. Nếu không nhưvậy thì thành tặc trụ. Nếu tuổi đủ19 mà tâm nghĩlà 20, thọcận viên. Sau một năm, bạn thân41đến nói là không đủ. Hoặc tựnhớbiết là không đủ. Hoặc tuổi 18 mà thọcận viên, sau hai năm, đồng nhưtrước nhớbiết. Những trường hợp nhưthế, đều gọi là thiện thọ. Vì Chánh giáo khó gặp, nên khai cho vậy.
66. GIỚI PHÁT KHỞI LẠI SỰTRANH CÃI
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết sựtranh cãi đã được nhưpháp giải quyết rồi, sau đó lại khơi dậy, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO42:
Lục quần biết sựtranh cãi đã nhưpháp diệt rồi, lại nói nhưvầy: “Ông không khéo quán, không thành quán, không khéo giải, không thành giải, không khéo diệt, không thành diệt.” Do đó, khiến cho Tăng chưa có sựtranh cãi thì khởi lên sựtranh cãi, đã có sựtranh cãi thì không chấm dứt được, cho nên chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Nhưpháp là đúng pháp, đúng luật, đúng nhưlời Phật dạy. Tránh có 4 loại: Ngôn tránh, sựtránh, mích tránh, phạm tránh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Khơi dậy, nói rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; không rõ ràng, phạm Ðôït-kiết-la... Khơi dậy bao nhiêu việc đấu tranh mạnhục khác và việc đã đấu tránh, hay bao nhiêu người khác đấu tranh, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Thật không khéo quán v.v...
Luật nhiếp nói:
Nếu chúng vì chúng tác Yết-ma, mắc Tốt-thổ-la (thâu-la-giá) tội. Bởi đây là phương tiện phá Tăng vậy. Nếu đã dùng pháp trừhết, hay khởi tưởng trừhết, nghi mà hủy phá, mắc tội đọa. Không nhưpháp trừhết, khởi tưởng nhưpháp, nghi mà ngăn chận, mắc tội ác tác. Pháp cùng với phi pháp, tác tưởng phi pháp mà hủy phá. Hai điều này không phạm.
67. GIỚI ÐỒNG ÐI VỚI GIẶC
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết đó là bọn giặc cướp, mà giao hẹn cho cùng đi chung một đường, dù chỉtrong khoảng một xóm đến một xóm, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO43:
Tỳ-kheo cùng với khách buôn làm bạn đi qua chỗquan thuế, tất cảđều bịquan thuếbắt vì vấn đềthuế. Vua Ba-tư-nặc quởtrách rồi thảcác Tỳ-kheo, quần thần bất phục nhà vua, Phật nghe, chếgiới.
GIẢI THÍCH:
Làm bạn với giặc: tức là người làm giặc trởvề, hay mới chuẩn bịđi làm giặc.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹnặng nhưgiới cùng đi với phụnữ. Tỳ-kheo-ni Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: không biết, không kết thân và bịbắt phải đi v.v...
Luật Ngũphần nói:
Cùng với ác Tỳ-kheo đồng đi, phạm Ðột-kiết-la. Nếu vì nạn duyên thì không phạm.
Luật Thập tụng nói:
Nếu chỗhiểm nạn, cùng giặc đểvượt qua, không phạm.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ TÁM
1Tứphần luật 14, tr. 662c, Ðại 22n1428.
2Nội túc內宿: Nói cho đủlà nội túc thực, là thức ăn cùng với Tỳ-kheo ởmột chỗtrải qua một đêm. Ðó là một trong những loại thức ăn bất tịnh. Tỳ-kheo không được dùng.
3Tàn túc thực 殘宿食: Thức ăn còn dưcách đêm, cũng là loại thức ăn bất tịnh. Tỳ-kheo không được dùng.
4Tứphần luật 15, tr. 663b, Ðại 22n1428.
5Tứphần luật 15, tr. 664a, Ðại 22n1428.
6Tứphần luật 15, tr. 664b, Ðại 22n1428.
7Tứphần luật 15, tr. 665a, Ðại 22n1428.
8Tứphần luật 15, tr. 666a, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 15, tr. 666c, Ðại 22n1428.
10Tứphần luật 15, tr. 667b, Ðại 22n1428.
11Bán-trạch-ca 半擇d迦: Skt. paṇḍaka (kaṇḍāka), dịch Huỳnh môn, bất năng nam, là chỉngười nam không có nam căn hay nam căn không hoàn chỉnh. Bán-trạch-ca nữcũng vậy.
12Căn bản 38, tr. 834c25, Ðại 23n1442: ...“Ngài đi đi”... là lời đuổi vậy. Lời nói (ngữ) là đọc tụng. Ngồi một mình... thì vui, rõ ràng là có ý muốn gây não, khiến người kia phải nhịn đói...
13Tứphần luật 15, tr. 667c, Ðại 22n1428.
14Tứphần luật 15, tr. 668b, Ðại 22n1428.
15Tứphần luật 15, tr. 669b, Ðại 22n1428.
16Tứphần luật 15, tr. 670a, Ðại 22n1428.
17Tứphần luật 16, tr. 671a, Ðại 22n1428.
18Tứphần luật 16, tr. 671b, Ðại 22n1428.
19Tứphần luật 16, tr. 672b, Ðại 22n1428.
20Tứphần luật 16, tr. 673a, Ðại 22n1428.
21Tứphần luật 16, tr. 673a, Ðại 22n1428.
22Tứphần luật 16, tr. 673b, Ðại 22n1428.
23Tứphần luật 16, tr. 674b, Ðại 22n1428.
24Tứphần luật 16, tr. 675a, Ðại 22n1428.
25Ôn thất 溫室?: Pāli. jantāghara, nhà tắm có nước nóng.
26Tứphần luật 16, tr. 678c, Ðại 22n1428.
27Tứphần luật 16, tr. 676a, Ðại 22n1428.
28Tứphần luật 16, tr. 676b, Ðại 22n1428.
29Ðoạn văn trong ngoặc là ngài Trí Húc chú giải thêm.
30Tứphần luật 16, tr. 676c, Ðại 22n1428.
31Tứphần luật 16, tr. 677b, Ðại 22n1428.
32Câu-la-xá: câu-lô-xá 拘盧舍(Skt. Krośa), dịch là âm thanh, tức là khoảng cách có thểnghe tiếng kêu của con trâu lớn, hoặc tiếng trống. Ðây là đơn vịđo lường của Ấn Ðộthời xưa. Theo Tứphần luật san bổtuỳcơyết-ma sớ1: Một cung bằng 4 khuỷu tay, một khuỷu tay bằng 1 thước 8 tấc. Vì vậy 1 câu-lô-xá là 3600 thước.
33Tứphần luật 52, phần thứtưKiền-độTạp, tr. 954b10, Ðại 22n1428.
34Quân trì: Skt. kuṇḍikā.
35Nam hải ký qui nội pháp truyện 1, tr. 207c11, Ðại 54n2125.
36Tứphần luật 17, tr. 677c, Ðại 22n1428.
37Tứphần luật 17, tr. 678c, Ðại 22n1428.
38Tứphần luật 17, tr. 679a, Ðại 22n1428.
39Tứphần luật 34, phần thứba Kiền-độthọgiới, tr. 811a18, Ðại 22n1428.
40Trong chánh văn Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 8, tr. 813b02, Vạn 40n719: Thân hữu 親H友Ð. Căn bản tát-bà-đa bộluật nhiếp 13, tr. 600b08, Ðại 24n1458: Thân thuộc 親H屬. Có thểhiểu là người nhà, người trong gia đình, không hẳn là bạn thân.
41Xem cht. trên.
42Tứphần luật 17, tr. 680c, Ðại 22n1428.
43Tứphần luật 17, tr. 681b, Ðại 22n1428.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường