TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 7
13. GIỚI CơHIỀM HỦY MẠ
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biếm nhẽvà mắng chửi, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO1:
Ðạp-bà-ma-la-tử, trong chức năng phân phối ngọa cụvà mời chưTăng đi thọtrai. TừÐịa Tỳ-kheo ởnơi chỗmắt thấy tai không nghe nói ngài có ái, nhuế, bố, si cho nên Phật chếCấm. Sau đó lại ởnơi chỗtai nghe mắt không thấy, nói ngài có ái, nhuế, bố, si cho nên Ðức Phật kiết lại lần thứhai.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hoặc nói xấu trước mặt, hoặc chê bai sau lưng, nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; nói không rõ ràng,phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Trường hợp không phạm là: Người ấy có sựthật nhưvậy, sợsau này có lời hối hận, khiến cho nhưpháp sám hối, và nói giỡn chơi, nói một mình, nói trong mộng, nói nhầm lẫn.
Luật Thiện kiến nói:
Cơhiềm người được Tăng sai, phạm Ba-dật-đề. Cơhiềm người khác, phạm Ðột-kiết-la.
14. GIỚI TRẢI NGỌA CỤCỦA TĂNG MÀ KHÔNG CẤT
Ðây là tội ngăn ngừa. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, mang giường giây, gường cây, hoặc ngọa cụ, đệm (nệm) ngồi của Tăng bày ra chỗđất trống, hoặc khiến người bày; khi bỏđi không tựmình dọn cất, không khiến người dọn cất, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO2:
Trong thành Xá-vệcó một Trưởng giảthỉnh chưTăng thọtrai. Thập thất quần Tỳ-kheo lấy tọa cụcủa Tăng trải nơi chỗđất trống, đi kinh hành, đểchờđến bữa thọtrai. Ðến giờkhông dọn dẹp, bèn đi phú trai.Tọa cụcủa Tăng bịgió, đất, bụi, trùng, chim cắn hư, dơnhớp không sạch, cho nên Phật chế.
GIẢI THÍCH:
Giường giây, giường caây, loại nào cũng có 5 thứ: chân xoay, chân thẳng, chân cong, chân có lỗmộng, và loại không chân.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vừa ra khỏi cửa, phạm Ba-dật-đề. Một chân trongcửa, một chân ngoài cửa, muốn đi mà chưa đi, lại hối hận, tất cảđều phạm Ðột-kiết-la. Nếu hai người cùng nằm một giường, bậc Hạtọa nên dọn dẹp rồi mới đi. Hạtọa nghĩThượng tọa sẽdọn dẹp, mà Thượng tọa không dọn dẹp, Hạtọa phạm Ba-dật-đề, lại còn mắc tội phi oai nghi, phạm Ðột-kiết-la. Thượng tọa bảo Hạtọa sẽdọn dẹp, mà Hạtọa không dọn dẹp, Thượng tọa phạm Ba-đật-đề. Nếu hai người không ai trước ai sau cảhai đều phạm Ba-dật-đề. Nếu bao nhiêu thứgiường khác nhưvõng, giường gỗ, ghếngồi, ghếngồi tắm, hoặc đồlót bên trong ngọa cụ, hoặc đồtrải dưới đất, hoặc dâygai tơlụa, bỏdưới đất, không dọn dẹp bèn đi, phạm Ðột-kiết-la. Trải ngọa cụcủa Tăng nơi đất trống, không dọn dẹp mà vào trong phòng ngồi tưduy, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Vật riêng của người khác không dọn dẹp, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Sa-di lớn, khéo giữgiới cũng được dặn dò vấn đềnày.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Ngọa cụcủa mình không dọn dẹp, không bảo người dọn dẹp, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Các Tỳ-kheo ăn xong, có bạch y ngồi liền trên ngọa cụcủa Tăng, nên đợi bạch y ăn xong nếu có người bệnh không thểchờlâu được thì nên đi, người nào thấy, nên dọn. Nếu mất cây gài cửa, khóa cửa, không có chỗđểdọn dẹp, hay tám nạn xảy đến, không dọn dẹp thì không phạm.
Luật nhiếp nói:
Có 5 hạng người không kham phú chúc:
1) Hạng người không biết hổthẹn.
2) Hạng người có thù địch.
3) Hạng người già yếu.
4) Hạng người thân có bệnh.
5) Hạng chưa thọviên cụ.
Nhớmà không dẹp, mắc bổn tội. Nếu quên thì chỉphạm ác tác.
Tăng-già có y phục, không đem vật khác thếvào, vì việc sửdụng không hợp. (Nếu được) vật thếấy không phải là vật hưrách. Nếu phu cụcủa Tăng có chỗhưhỏng, cần phải vá lại. Nếu bịđứt đoạn hưrách nên vá nối tiếp lại. Nếu không thểvá được thì dùng làm tim đèn hay làm khăn lau, hoặc vằm ra trộn hồdùng đểtrét tường, trám lỗhổng, khiến cho thí chủđược thêm phước.
Khi nghe pháp, không nên cùng với Tỳ-kheo-ni, người thếtục, cầu tịch3, thọhọc nhơn, cùng ngồi gần. Nếu có nạn duyên thì không phải tội. Người không hạkhông được cùng ngồi với người ba hạ. Người một hạkhông được cùng vớingười bốn hạđồng ngồi. Người hai hạtrởlên được cùng với người trên ba hạđồng ngồi. Nếu trong nhà bạch y chỗngồi tạm, tuy cùng với Ô-ba-đà-đa, cùng ngồi, không phạm. Không được một giường hai người cùng nằm, có người tàm quý, không phạm. Nếu trên đường đi nhận được áo choàng ngăn ởchặng giữa, đồng nằm, chẳng phạm.
Nếu có thí chủdùng y (vải) trải trên đất thỉnh chúng Tăng đi lên trên, hoặc đồquý báu trang hoàng trên tòa sưtử, dùng áo của người tục trải phủlên đểtrần thiết, nên sanh lòng mẫn niệm, nghĩtưởng vô thường, đi lên trên, không phạm. Nếu thí chủmượn mền chiếu của Tăng thì nên cho. Việc xong bảo họmau trảlại, nhớp thì giặt.
Nếu chùa bịcháy, trước hết đem đồdùng y bát ra trước, rồi đến đem tài sản thường trụra sau, sai một người yếu đứng giữ. Lửa cháy mạnh không được vội vào. Bịnước lụt cũng nên áp dụng nhưvậy.
15. GIỚI KHÔNC DỌN DẸP NGỌA CỤTRONG PHÒNG TĂNG
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ởtrong Tăng phòng, tựmình hoặc bảo người trải ngọa cụcủa Tăng đểngồi, hoặc nằm, khi đi không tựmình dọn cất, không khiến người dọn cất, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO4:
Ðức Phật ởnơi Ky-hoàn, có khách Tỳ-kheo, nói với vịcựu trú: “Tôi trải ngọa cụmột bên trong Tăng phòng đểngủ.” Sau đó không nói với vịcựu trú bèn bỏđi. Ngọa cụcủa Tăng bịmục hư, trùng cắn. Thời gian lâu, vịcựu trú không thấy khách Tỳ-kheo, đến nơi phòng xem, thấy sựviệc nhưvậy, cơhiềm, bạch Phật, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ra khỏi giới, phạm Ba-dật-đề. Một chân ra ngoài giới v.v... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ði không lâu trởlại và các nạn duyên v.v...
16. GIỚI CƯỠNG ÐOẠT CHỖÐỂNGỦ
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đã biết đó là chỗnghỉcủa Tỳ-kheo khác, mình đến sau cốchen vào giữa trải ngọa cụđeå ngủnghỉ, với ý nghĩrằng: “Vịấy nếu hiềm chật sẽtựtránh đi chỗkhác.” Hành động với nhân duyên ấy chớkhông gì khác, không phải oai nghi khác, Ba-đật-đề.
NGUYÊN DO5:
Lục quần cùng với Thập thất quần, trên đường đi, đến trú xứkhông có Tỳ-kheo. Thập thất quần nói với lục quần rằng: “Quý ngài là bậc Thượng tọa của chúng tôi, nên tìm chỗyên nghỉtrước”. Lục quần trảlời: “Các ông tựđi tìm nơi nghỉđi, chúng tôi không cần tìm nơi nghỉ”. Thập thất quần liền đến tìm chỗ, trải ngọa cụyên nghỉ. Lục quần bèn đến nói: “Các ông phải thức dậy, cần phải nằm theo thứtựlớn nhỏ”. Thập thất quần không chịu. Lục quần cưỡng bức trải ngọa cụ. Thập thấtquần la lớn: “Các ngài đừng làm vậy!” Các vịTỳ-kheo thiểu dục nghe, cơhiềm, bạch Phật, kiết giới.
Trường hợp có Tỳ-kheo không biết, trước đó đã cóai định chiếm chỗhay chưa, sau đó mới biết đã có người định chiếm, sám Ba-dật-đề, có người vì cẩn thận sợ, bạchPhật, Phật nói: “Không biết, không phạm”.
GIẢI THÍCH:
Chặng giữa là bên đầu, hay bên chân, hay bên hông.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Rộng rãi không phòng ngại gì nhau,hay có người thân quen bảo, hoặc bịbệnh ngã, bịtrói buộc v.v...
Luật Tăng kỳnói:
Nếu trú xứnhỏchật, một Tỳ-kheo chiếm một nơi nào, vừa phải, trải giường nệm, lấy Ni-sư-đàn phủlên trên, rồi đến nơi hai vịThầy hoặc lễbái hỏi chào hoặc thọđọc tụng. Sau đó có Tỳ-kheo khác đến, kềbên Ni-sư-đàn mà vịtrước đã trải, tựtrải Ni-sư-đàn đểngồi, tụng kinh tiếng nhỏ. VịTỳ-kheo trước kia trởvềthấy vậy, nghĩrằng: Ai đã chiếm chỗngười khác thếnày, liền cuốn Ni-sư-đàn đi chỗkhác; vịTỳ-kheo đến sau phạm Ba-dật-đề. Ngồi thiền, bệnh, cũng nhưvậy. Nếu đến nơi giường người khác ngủ, vịđó laø bậc Thượng tọa, nên nói: “Trưởng lão không biết ThếTôn chếgiới sao?”Nếu vịngủđoù là Hạtọa nên quởtrách: “Ông không tốt, không biết giới tướng, tại sao đến sau mà ngủtrên giường người khác?” Nếu Tỳ-kheo muốn kinh hành nơi chỗlạ, thấy Tỳ-kheo đến trước mình thì nên tránh đi. Nếu ban đêm khi ngủ, tiếng ngáy, mớchấn động, không có ý tạo nhiễu loạn, thì không có tội.
Luật Thập tụng nói:
Người có khảnăng trải, mắc Ba-dật-đề, không khảnăng trải mắc Ðột-kiết-la.Nếu làm phiền người khác, đóng cửa mởcửa, đóng cửa này, mởcửa kia, đốt lửa, dập lửa, đốt đèn, tắt đèn, đọc kệ, đọc kinh, nói pháp, vấn nạn, tùy theo người khác không bằng lòng việc ấy nhưthếnào, mỗi mỗi phạm một Ba-dật-đề.
17. GIỚI KÉO NGƯỜI RA KHỎI PHÒNG
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, giận hờn, không ưa Tỳ-kheo khác, tựmình lôi kéo ra khỏi Tăng phòng, hay khiến người khác lôi ra, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO6:
Cũng do bởi lục quần kéo Thập thất quần ra khỏi phòng nên Phật chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo vấn đềkéo ra nhiều hay ít, tùy theo vấn đềra khỏi cửa nhiều hay ít, mỗi mỗi phạm một Ba-dật-đề. Nếu cầm vật của người khác bỏngoài cửa, đóng cửa lại, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: không có tâm giận dữ, theo thứtựđi ra. Hay là bảo người chưa thọgiới Cụtúc, sau ba đêm đã ngủchung phòng ra ngoài. Hoặc kẻphá giới, phá kiến cho đến kẻcần diệt tẫn v.v...
Luật Ngũphần nói:
Nếu hướng dẫn người không vui với nhau đến ởchung một phòng, muốn khiến cho họtựđi ra, họra hay không đi ra đều phạm Ðột-kiết-la.Kéo bốn chúng khác phạm Ðột-kiết-la. Ni kéo Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni ra, phạm Ba-dật-đề. Kéo ba chúng sau ra, phạm Ðột-kiết-la. Nếu kéo người không biết tàm quý, hay muốn hàng phục đệtử, kéo ra không phạm.
Luật nhiếp nói:
Nhà muốn sập đổ, khiên người bệnh ra, không phạm. Nếu có Tỳ-kheo ưa đấu tranh, đối với phép tắc luật lệhầu hết là sai trái; Người nhưvậy vì giận mà kéo ra, không có thiện tâm, cũng mắc ác tác. Nếu chỗđó không phải là Tăng phòng, lôi Tỳ-kheo thanh tịnh ra, mắc tội ác tác. Nếu là người phá giới, đại chúng nên cùng nhau đuổi ra. Nếu họdựa nơicửa hay ôm trụcột, tất cảnên chặt đểxô họra. Sựviệc xong, những chỗhưhại, Tăng nên tu bổlại. Vì chúng môn đồmong muốn họtừbỏđiều ác, kéo ra khỏi phòng không phạm. Song không được khiến họra khỏi trú xứ, nếu không phải tội phá giới, mà chỉkhông chịu nghe lời thôi, nên dùng phép kéo lôi mạnh đểchiết phục họ. Nên nhờngười trí đến khuyên can họ, khiến họchấm dứt điều ác, lại sám hối tạtội. (Pháp kéo lôi mạnh có giải nói nơi giới 64). Nếu ởnơi trú xứ, rắn bỗng nhiên đến, nên khaûy móng tay nói: “Hiền thủ, ngươi nên đi nơi khác, chớlàm phiền bận Tỳ-kheo.” Nếu nói rồi mà nó không đi, nên dùng dây mềm cột đểnó không bịthương tích. Ðem nó bỏtrong rừng, cỏ, đợi nó chui vào lỗ, hang, rồi mới đi. Nếu bỏrận rệp, nên bỏnơi cỏmềm, xem thời tiết lạnh nóng, tùy đó mà bỏnó nơi thuận lợi. Nếu không thì đểnó nơi lỗvách, lỗcột, mặc tình nó tựsống.
Luật Tăng kỳnói:
Lạc đà, trâu, ngựa, ởtrong Tháp, sợnó phá hưTháp, đuổi ra, không tội.
18. GIỚI TRÊN GÁC NGỒI GIƯỜNG SÚT CHAÂN
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tại Tăng phòng, trên tầng gác, nằm hay ngồi trên giường, ghế, bằng chân lắp,
Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO7:
Có một Tỳ-kheo ởtrên tầng gác, ngồi trên giườngchân đã sút, ngồi không an toàn, chân giường rớt xuống tầng dưới, trúng một thầy Tỳ-kheo bịthương đến máu chảy, nên Ðức Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Tầng gác: là chỗở, người đứng quá đầu.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngoài loại giường chân lắp bịsút ra, nếu ngồi trên giường riêng một mình, hoặc trên bộván, hay ghếngồi tắm, tất cảđều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Trường hợp không phạm: ngồi trên giường chân xoay, chân thẳng, chân cong hay không chân mà tầng lầu có ván bảo vệ...
Luật Tăng kỳnói:
Dưới lầu không có người, ngồi không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Pháp nằm ngồi, tất cảđều phải coi kỹcẩn thận. Nếu không coi kỹcẩn thận ắt phải bịthương, lại mất oai nghi.
19. GIỚI NƯỚC CÓ TRÙNG, TRỘN HỒTRÉT VÁCH
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết nước có trùng, tựmình hoặc bảo người tưới lên bùn hoặc cỏ, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO8:
Xiển-đà xây cất nhà lớn, dùng nước có trùng trộn hồ, dạy người trộn. Các Trưởng giảthấy, cơhiềm chê trách, nên đức Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới Ðột- kiết-la.
Không phạm: không biết có trùng. Nếu trùng lớn dùng tay khua động nước cho nó tránh chỗkhác.Hoặc nước đã lược tưới đất.
Luật Ngũphần nói:
Nước có trùng là nước phải dùng đãy lọc mới thấy có trùng, hay dùng mắt thịt trông thấy. Nếu có trùng hay tưởng là có trùng, nghi, đều phạm Ba-dật-đề.Không có trùng, tưởng là có trùng, nghi, đều phạm Ðột-kiết-la. Dùng, có dùng bên trong, dùng bên ngoài. Dùng bên trong là đểăn uống. Dùng bên ngoài là dùng đểtắm, tưới giặt, rửa...
Luật Thập tụng nói:
Tùy theo trùng bịchết, mỗi con là một Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu Tỳ-kheo trong chức năng xây cất phòng nhà, cần nước, nước ao, nước sông, nước giếng, đem lược đựng đầy lu, xem không có trùng mới dùng. Nếu vẫn còn có trùng, thì may cái đãy lọc hai lớp đểlọc. Hai lớp mà còn có trùng thì dùng cái đãy ba lớp đểlọc. Nếu vẫn có trùng thì nên đào giếng, xem cho kỹnhưtrước đã nói. Nếu vẫn có trùng thì phải đình chỉcông tác, đến chỗkhác xây cất. Trùng sanh bất thường, hoặc trước không nay có, hoặc nay có sau không, cho nên Tỳ-kheo hằng ngày xem cho kỹ, không có trùng mới dùng.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu làm đãy lọc nước bằng ba lớp vải mà lược còn có trùng thì không nên ởchỗnhưvậy.
20. GIỚI LỢP PHÒNG QUÁ BA LỚP TRANH
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm phòng xá lớn, cánh cửa, khung cửa sổ, và các thứtrang trí khác, chỉbảo người lợp tranh ngang bằng hai, ba lớp nếu quá, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO9:
Xiển-đà cất phòng lớn, lợp tranh còn dư, bảo lợp thêm lớp nữa. Ba lần lợp thêm nhưvậy mà không thôi, nhà bịsập xuống, các cưsĩthấy, cơhiềm chê trách, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Nếu lợp đến lớp thứtư, hoặc tranh, hoặc ngói, hay ván mỗi mỗi đều phạm Ba-dật-đề. Khi tiến hành và chuẩn bịđều phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu là ngói chín và cây, đá mà thí chủmuốn làm mau thành, tuy quá sốlượng đã ấn định bao nhiêu lớp, đều không phạm.
21. GIỚI TỰTIỆN ÐẾN DẠY NI
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
Giới này cần quán sát căn cơ, xét thấy có lợi ích lớn thì không phạm. Tuy nhiên, đời mạt pháp cần phải thận trọng.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, không được Tăng sai mà giáo thọTỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đeà.
NGUYÊN DO10:
Ðức Phật ởKy-hoàn, bà Ðại Ái Ðạo cầu Phật cho phép các Tỳ-kheo giáo giới, thuyết pháp cho Ni. Phật bảo ngài A-nan theo thứtựsai các Thượng tọa đến dạy. Khi ấy, Tôn giảBan-đà đến dạy, mà ngài chỉtụng một bài kệ. Ba lần nói kệxong, ba lần nhập đệtứthiền. Các La-hán Ni đều rất vui mừng. Lục quần Ni chếnhạo chê bai. Tôn giảhiện thần thông trởvề. Khi ấy, lục quần Tỳ-kheo tựđến giáo giới, không nói Chánh pháp, chỉnói chuyện thếtục, cho đến múa hát nhảy nhót v.v... Lục quần Ni rất vui mừng. Bà Ðại Ái Ðạo bạch Phật, Phật chếrằng: “Tăng phải Bạch nhịyết-ma, sai người đến giáo thọTỳ-kheo-ni.” Lúc ấy, Lục quần lại ra ngoài giới cùng nhau sai đến dạy. Bà Ðại Ái Ðạo thưa Phật lần nữa. Phật bảo phải thành tựu 10 pháp mới đến dạy Tỳ-kheo-ni:
1) Giới luật đầy đủ.
2) Ða văn, tụng hai bộgiới cho rành
3) Quyết đoán không nghi.
4) Thuyết pháp giỏi.
5) Tộc tánh xuất gia.
6) Nhan sắc đoan chánh.
7) Ni chúng thấy hoan hỷ.
8) Ðủkhảnăng thuyết pháp khiến Ni chúng hoan hỷ.
9) hông vì Phật xuất gia mà mặc áo pháp, không phạm trọng tội.
10) Ðủ20 hạhay nhiều hơn.
Ðầy đủ10 điều trên mới giáo giới cho Ni. Ðức Phật bèn kiết giới này.
Luật Căn bản nói:
Ðủ7 pháp này chúng nên sai giáo giới Ni:
1) Trì giới.
2) Ða văn.
3) Bậc kỳtúc.
4) Rành ngôn ngữthành thị.
5) Chính mình chưa hềlàm ốNi.
6) Khéo phân biệt 8 tha thắng (Ba-la-di).
7) Ðối với 8 pháp tôn kính có khảnăng giải thích hay và rành rẽ.
GIẢI THÍCH:
Giáo thọlà dạy 8 pháp “Không được trái phạm” của Tỳ-kheo-ni:
1) Tỳ-kheo-ni 100 hạ, thấy Tỳ-kheo mới thọgiới phải đón tiếp, hỏi chào, lễbái, mời ngồi.
2) Không được mạnhục hủy báng Tỳ-kheo.
3) Không được cửtội Tỳ-kheo và ngăn tìm tội, thuyết giới, Tựtứ.
4) Phải đến đại Tăng cầu thọÐại giới.
5) Phạm Tăng tàn phải giữa hai bộTăng, hành pháp Ma-na-đỏa trong nửa tháng.
6) Nửa tháng phải đến giữa Tăng cầu thầy giáo thọ.
7) Không nên an cưchỗkhông có Tỳ-kheo.
8) An cưxong phải đến Tỳ-kheo Tăng cầu ba việc Tựtứ, kiến, văn, nghi.
Tám việc trên, nên tôn trọng cung kính, khen ngợi, trọn đời không được trái phạm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không phải ngày giáo thọmà đến nói 8 pháp “không được trái phạm” trên, phạm Ðột-kiết-la. Nếu Tăng sai đến, nên nói rõ thời gian. Ni chúng phải nhớrõ thời gian đểnghinh đón. Hẹn giờđến mà không đến phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Từlúc mặt trời xẩm tối, cho đến tướng mặt trời chưa hiện rõ, không được giáo giới Ni, không được dạy chỗtạp nhạp ởnơi khuất kín, không được dạy chỗtrống trải. Nên dạy chỗkhông trống trải quá, không kín đáo quá, hoặc nơi giảng đường hay dưới gốc cây, không được đến giáo giới những ngày 14, 15, mồng 1, 2, 3, mà nên đến giáo giới từngày mồng 4 đến ngày thứ13. Không được giáo giới cho Ni chúng không hòa hiệp. Sau khi đến, nên hỏi Ni chúng có hòa hiệp không? Nếu nói hòa hiệp thì mới bảo họtập họp. Người nào không đến được, phải gởi dục giáo giới. không được giáo giới một cách thiên lệch, không được giáo giới một cách dài dòng.
Luật Ngũphần nói:
Nếu không được Tăng sai mà đến giáo giới Ni, thì mỗi lời phạm Ba-dật-đề. Giáo giới hai chuùng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu không nói Bát kính pháp trước khi nói pháp khác, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo nên tụng giới của Ni, đừng đểquên mất. Tại sao vậy? Phật dạy: “Các người nữưa quên, trí tuệtán loạn. Sau khi Ta nê-hoàn (Niết-bàn) các Ni nên đến đại Tăng hỏi giới pháp.
PHỤ:
Luật Ngũphần nói:
Nếu Tỳ-kheo không được Tăng sai làm giáo thọmà cốvào trong trú xứcủa Ni, trừkhi có nhân duyên, phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là Tỳ-kheo-ni bệnh. Nếu Tăng không sai làm giáo thọmà cốvào trú xứNi, tùy theo vào nhiều hay ít, mỗi bước phạm một Ba-dật-đề. Một chân trong cửa, phạm Ðột-kiết-la. (Luật Tăng kỳcũng có giới này nên phụnơi đây).
22. GIỚI DẠY NI ÐẾN CHIỀU TỐI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tuy được Tăng sai, nhưng giáo thọTỳ-kheo-ni cho đến mặt trời lặn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO11:
Nan-đà âm thanh tốt (Luận Tát-bà-đanói không phải Nan-đà em Phật) vì Ni nói pháp, thính giảthích nghe, nên kéo dài đến chiều tối. Ni ra khỏi Ky-hoàn đểvào thành, cửa thành đã đóng, nên phải ngủngoài thành, sáng ngày vào thành sớm hơn mọi người. Các Trưởng giảhủy báng cho là cùng ngủvới Tỳ-kheo, nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừgiáo thọ, nếu thọkinh, tụng kinh v.v... các việc, cho đến chiều xẩm tối, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: trên thuyền chỗđông người nói pháp cho Ni nghe. Cùng với khách buôn đi, ban đêm nói phápcho Ni nghe. Hoặc đến trong chùa Ni nói pháp, hoặc ngày thuyết giới đến thỉnh vịgiáo giới, gặp nói pháp bèn nghe.
Luật nhiếp nói:
Tuy đúng thời mà Ni đứng không ngồi, hoặc bận rộn công việc chưa xong, hoặc có việc trởngại mà vì họnói pháp, cũng gọi là phi thời. Chiều xẩm, hay tưởng chiều xẩm v.v... sáu câu, 2 nặng, 2 nhẹ, 2 không phạm hoặc nói pháp suốt đêm, hoặc cửa chùa gần nhau, hoặc cửa thành không đóng, hoặc đồng ởtrong thành, hoặc Ni chúng ởnhà bạch y, đều không phạm.
Người giáo thọNi, được sai một lần rồi, suốt đời giáo thọkhỏi phải sai lại.
23. GIỚI CƠHIỀM LUẬN BÀN VIỆC DẠY NI
Ðại thừa đồng học
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói với các Tỳ-kheo nhưvầy: “Tỳ-kheo vì sựăn uống mà giáo thọTỳ-kheo-ni”, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO12:
Ni nghe thầy giáo thọđến, cách xa nửa do-tuần đón tiếp, mời vào phòng khang trang, đồăn có sẵn, có chỗtắm rửa. Lục quần không được Tăng sai, lòng sanh đốkỵ, nói nhưvậy, nên Ðức Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Sựthật là vậy, cho đến nói trong mộng, nói nhầm v.v...
Luật Ngũphần nói:
Nếu nói vì cúng dường nên Tỳ-kheo giáo giới, ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Nếu noùi Tỳ-kheo hành 12 hạnh đầu-đà, tọa thiền, tụng kinh, làm các công đức đều vì sựcúng dường, mỗi lời nói phạm một Ðột-kiết-la.
24. GIỚI CHO Y NGƯỜI NI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðại thừa không đồng học. Song đời mạt pháp, nên phải xét cẩn thận.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cho y cho Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, trừtrao đổi,Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO13:
Thành Xá-vệcó một Tỳ-kheo đi khất thực, oai nghi đầy đủ. Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo-ni thấy, bèn sanh thiện tâm, bao nhiêu lần thỉnh Tỳ-kheo kia, nhưng Tỳ-kheo kia không nhận lời. Sau đó, trong chúng chia y vật, Tỳ-kheo ấy đem phần y của mình ra khỏi cửa Ky-hoàn, thấy cô Ni kia liền đưa cho, với ý nghĩlà cô ấy không nhận, nhưng không ngờcô Ni ấy lại nhận. Tỳ-kheo đó thường đến người đểcơhiềm, nên đức Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Nếu cho y cho cô Ni phá giới, tà kiến, mà laø bà con, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu cho y cho người bà con, tưởng bà con, không phải bà con tưởng là bà con, không phạm. Hay gặp phải nạn, không có y đểmặc, nên cho; hoặc nhân thọgiới mà cho y, không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Cho y cho hai chúng nữkhác, đồng phạm.
25. GIỚI MAY Y CHO NI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, may y cho Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO14:
Ca-lưu-đà-di vì một cô Ni may y, bèn làm tượng nam nữhành dục, may xong xếp y giao cho Ni, với lời dặn rằng: “Ðừng trương ra xem, cũng đừng cho ai coi; khi thời đến, bận y này đi sau Ni chúng”. VịNi kia làm theo lời dạy... Các cưsĩthấy, cơhiềm chê cười. Bà Ðại Ái Ðạo hiểu biết sựviệc. Các ni bạch với các Tỳ-kheo, nhờbạch đức ThếTôn, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Khi lấy y, phạm Ðột-kiết-la. Khi cắt, khi nhuộm đều phạm Ba-dật-đề.
26. GIỚI CÙNG VỚI NI NGỒI CHỖVẮNG
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ngồi một mình với một Tỳ-kheo-ni tại chỗkhuất kín, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO15:
Ca-lưu-đà-di đến chỗởcủa Thâu-lan-nan-đà, cùng ngồi một chỗởbên ngoài cửa. Cưsĩcơhiềm nên Phật chế.
GIẢI THÍCH:
Chỗkhuất kín nhưtrong pháp Bất định đã trình bày.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðui mà không điếc, điếc mà không đui, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có hẹn, hay đi qua bất ngờbị
té v.v..
Luật Ngũphần nói:
Cùng với hai chúng nữkhác ngồi choã vắng cũng phạm Ba-dật-đề.
Luật nhiếp nói:
Dầu là các oai nghi khác cũng đều phạm nhưnhau.
27. GIỚI CÙNG NI ÐỒNG ÐI
Ðây là giá tội, Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và cùng đi chung đường với Tỳ-kheo-ni, từmột xóm đến một xóm, trừtrường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là: cùng đi với khách buôn, hoặc khi có nghi ngờ, có sợhãi. Ðây gọi là trường hợp đặc biệt.
NGUYÊN DO16:
Lục quần cùng với Lục quần Ni du hành trong nhơn gian, cưsĩcơhiềm cho nên Phật cấm. Giữa đường tình cờgặp, vì cẩn thận sợkhông dám cùng đi, Phật dạy: “Không hẹn, không phạm”. Lại nữa, chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni từnước Xá-vệđến Tỳ-xá-ly, do bởi không được cùng đi chung, nên Ni phải đi sau, bịbọn cướp, cướp đoạt tưcụ, nên Phật lại khai cho trường hợp đặc biệt.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Nghi có hai loại:
- Nghi mất y bát.
- Nghi mất lương thực.
Nếu nghi sợNi mất y bát thì Tỳ-kheo nên mang hộcho Ni mà đi; đến chỗan toàn nên đưa lại và nói: “Các cô tùy ý, không thểcùng đi”.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu cùng Ni hẹn đi, cho đến khoảng cách một thôn, tùy chúng nhiều ít, cương giới thôn nhiều ít, mỗi mỗi phạm Ba-dật-đề. Nơi khoảng trống không, đi 10 dặm17phạm một Ba-dật-đề. Nếu dưới một thôn hay dưới 10 dặm, hoặc chuẩn bịmuốn đi, đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bịthếlực buộc phải đi v.v...
Luật Tăng kỳnói:
Nếu cùng đi xe với bạn, xe ngừng, khi xe đi lại, nên gọi Ni, nếu đểhọđi không kịp, phạm Ba-dật-đề. Trường hợp đó, nếu kêu: “Ði đi kẻo trễ”. Không có tội. Cho đến hỏi đường, hỏi nhà Ðàn-việt cũng vậy.
Luật nhiếp nói:
Rủnhau đi đường bộ, sau đó lại nương nơi không mà đi, hiện thân cùng hẹn, ẩn hình mà đi, đều mắc tội ác tác. Ði thuyền cũng vậy.
Luận Tát-bà-đa nói:
Không hẹn mà tình cờgặp cùng đi, nên bảo đi cách nhau trong tầm của tiếng nói.Nếu đi gần nhau trong vòng tầm nghe của tiếng nói, phạm Ðột-kiết-la. Cùng với hai chúng nữkhác hẹn đi, đồng phạm.
Luật Thập tụng nói:
Nếu có vương phu nhơn cùng đi, không phạm.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Tỳ-kheo có sựhiềm khích không nên cùng đi. Nếu có nhân duyên phải cần đi với nhau, nên sám hối rồi mới đi. Trên đường đi với nhau nên nói pháp lành, không nên buông ra những lời thô ác. Hoặc là im lặng nhưThánh nhơn, chớkhiến tâm tán loạn. Nếu đến miếu thờThiên thần, tụng Già-đà18của Phật, khảy móng tay mà đi qua. Tỳ-kheo không nên cúng dường Thiên thần. Nếu trên đường đi gặp chỗcó thểtạm nghỉ, hoặc chỗao hồ, suối cần lấy nước, đều tụng Già-đà. Chỗcần nghỉlại đêm cần tụng ba biến. Giây xách nước cũng nên mang theo. Nếu có cơduyên cùng với Ni đồng hành, vật thực của Ni, Tỳ-kheo nên mang đi, đến bữa ăn trao cho họ. Nếu có Tỳ-kheo bệnh nên cùng nhau khiêng đi; nếu ít người, Ni cũng tiếp tay đểkhiêng. Ðến thôn xóm nên tìm thuốc chữa. Khi khất thực, bảo họcoi đồđạc. Khất thực vềchia phần cho họ. Ni có bệnh theo đây nên biết.
28. GIỚI ÐI ÐỒNG THUYỀN VỚI NI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và đi chung thuyền với Tỳ-kheo-ni dù đi ngược dòng hay xuôi dòng, trừqua ngang, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO19:
Duyên khởi đồng nhưgiới trước. Trừqua ngang, vì có chúng Tỳ-kheo và Ni cần đi qua sông Hằng, các Niphải đi chuyến đò sau, nước lớn, trời đã chiều tối, đò chưa đến, bịgiặc cướp, nên khai cho.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hẹn cùng đi chung thuyền, ngược dòng hay xuôi dòng, bước vào trong thuyền, phạm Ba-dật-đề. Một chân trong thuyền sắp sửa bước vào v.v... phạm Ðột-kiết-la.Bốn chúng khác phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: không cùng hẹn và bịbắt buộc....
Luật Thập tụng nói:
Nếu đi đò ngang mà bịtrôi xuống, không phạm.
29. GIỚI NHỜNI KHEN MÀ ÐƯỢC ĂN
Ðại thừa đồng học, thuộc vềtà mạng.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn thức ăn mà được biết là do Tỳ-kheo-ni khuyến hóa, trừÐàn-việt có chủý trước, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO20:
Một Trưởng giảởthành Xá-vệ, thỉnh ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thọtrai. Thâu-lan-nan-đà hủy báng, cho hai ngài là người hạtiện, và khen ngợi Ðề-bà-đạt là bậc vua trong loại rồng. Trong chốc lát hai ngài đeán, Thâu-lan-nan-đà lại trởlời: “Vua trong loài rồng đã đến”. Cưsĩcơhiềm Thâu-lan-nan-đà. Hai ngài dùng trai rồi, trởvềbạch Phật, Phật bèn quởtrách Ðề-bà-đạt... kiết giới. Sau đó, Tỳ-kheo không biết có Ni khuyến hóa hay không có Ni khuyến hóa Phật dạy: “Không biết không phạm.”
Lại nưõa, nơi thành La-duyệt có vịđại Trưởng giảmuốn đợi Lê-sư-đạt đến, rồi cúng dường chúng Tăng.Sau đó Lê-sư-đạt đến thành La-duyệt, có Ni đến nói cho Trưởng giảbiết, Trưởng giảliền thiết trai soạn, cúng dường. Lê-sư-đạt sợphạm giới nên không thọthực. Do đó, lại trừÐàn-việt có ý thỉnh trước.
GIẢI THÍCH:
Khuyến hóa: là nói vịấy tu 12 hạnh đầu-đà, cho đến đa văn, Pháp sư, trì luật, tọa thiền vậy.
Thực: là từkhi minh tuớng xuất hiện đến giữa trưa, được phép ăn.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết do Ni khen ngợi được đồăn mà ăn, mỗi miếng là phạm Ba-dật-đề. Ðược bao nhiêu thứkhác nhưy, đèn dầu v.v... phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Bốn chúng khác khen ngợi được ăn, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu không khen ngợi bằng cách quanh co mà chỉnói: “Bốthí cho Sa-môn phước đức rất nhiều.” Nhưvậy ăn không tội.
30. GIỚI CÙNG ÐI VỚI PHỤNỮ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và đi chung đường với người nữ, dù chỉtrong khoảng giữa hai xóm, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO21:
Có người con gái ởthành Tỳ-xá-ly lấy chồng người nước Xá-vệ, cùng với mẹchồng cãi lộn, giận trởvềnước. Khi ấy, ngài A-na-luật từXá-vệđến Tỳ-xá-ly, người phụnữkia xin được cùng đi, Tôn giảhứa khả.Người chồng tìm vợ, đuổi theo kịp đánh Tôn giảgần chết, Tôn giảtìm chỗyên tĩnh nơi vệđường ngồi kiết già nhập hỏa quang tam-muội. Người chồng chờTôn giảxuất định, lễbái sám hối. Tôn giảvì ông ta nói pháp rồi đi. Vềđến chùa báo cáo cho chúng biết, bạch Phật, kiết giới.
Không hẹn thì không phạm. Nhân duyên nhưgiới trước.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹnặng nhưgiới trước. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu người khác bảo người nữdẫn đường, hoặc không biết đường nhờngười nữchỉcho, không phạm.
31. GIỚI THỌQUÁ MỘT BỮA ĂN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tại trú xứcúng một bữa ăn, Tỳ-kheo không bệnh chỉnên ăn một bữa; Nếu thọnhận quá một bữa, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO22:
Có thôn không có trú xứ, cưsĩvì Tỳ-kheo cất trú xứ23thường cung cấp đồăn thức uống, hạn định một bữa ăn. Lục quần được thức ăn ngon, lại ởđến đêm thứhai, hay là cứđến ăn mãi. Cưsĩcơhiềm cho nên Phật chếcấm. Sau, ngài Xá-lợi-phất bịbệnh nơi đó, sợphạm giới này, phải dìu đi chỗkhác, do đây bệnh trầm troïng, cho nên lại thêm chữ“vô bệnh”.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Lá tre làm thương tổn cũng gọi là bệnh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có người mời ởlại và gặp các nạn v.v...
Luật Thập tụng nói:
Ngủquá một đêm mà không ăn lần thứhai phạm Ðột-kiết-la. Ngủchỗkhác mà ăn nơi đó phạm Ba-dật-đề.
32. GIỚI ĂN NHIỀU LẦN
Ðây là giá tội, Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn nhiều lần, trừcác trường hợp khác, Ba-dật-đề. Các trường hợp khác là: Khi bệnh, khi thí y24. Ðây gọi là trường hợp khác.
(Luật Căn bản nói: Trường hợp khác là, khi bệnh, khi làm việc, khi đi đường, khi thí y.)
NGUYÊN DO25:
Bà-la-môn Sa-nậu dùng 500 cỗxe chởđầy lương thực, đi theo đức ThếTôn, trải qua hết mùa đông đến mùa hạ, chờngày nào không có ai cúng dường thì cúng dường, nhưng ngày nào cũng có người cúng. A-nan thấy vậy bạch Phật, Phật cho phép làm bánh, cháo cúng Tăng.Lúc bấy giờ, cưsĩnghe Phật cho phép Tăng dùng cháo, bánh, đều rất vui mừng. Có một vịđại thần mới tin Phật, thấy Phật và Tăng được cúng dường nhiều, liền sanh ý tưởng ruộng phước, sắm thức ăn ngon béo thỉnh Tăng đểcúng dường. Tăng lúc ấy đã dùng cháo đặc nên không dùng được nhiều, vì thếđại thần cơhiềm. Cũng lúc ấy nơi thành La-duyệt, vịnhạc sưmới tin Phật, thỉnh Tăng cúng dường, cũng xảy việc nhưvậy nên Phật mới kiết giới.
Ðối với các Tỳ-kheo bịbệnh, nơi mời thọtrai không có thức ăn và thuốc cho người bệnh thì không nói, nhưng trường hợp có thức ăn và thuốc cho người bệnh, các Tỳ-kheo lại cẩn thận sợkhông dám dùng. Phật cho phép Tỳ-kheo bệnh được dùng nhiều lần. Lại có một cưsĩđã thỉnh Phật và Tăng, sau có một cưsĩcũng lại thỉnhPhật và Tăng cúng thức ăn và y, Tỳ-kheo cẩn thận sợ, bạch Phật, Phật cho phép khi thí y được ăn nhiều lần.
GIẢI THÍCH:
Cháo đặc: là cháo lấy cọng cỏrạch ngang mà nó không hiệp lại. Ăn nhiều lần là được mời ăn nhiều lần vậy. Mời có hai loại: mời theo thứtựcủa Tăng và mời riêng. Khi thí y nhưtrong thiên Xảđọa thuyết minh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu trong một ngày được nhiều chỗmời thọtrai, nên nhận một chỗ, còn những chỗkhác cúng cho các vịkhác. Nói nhưthếnày đểcúng: “Trưởng lão, lẽra, tôi nên đến chỗđó, nay cúng cho Ngài”. Nếu không cúng lại chỗthỉnh trước, nhận chỗthỉnh sau, mỗi miếng ăn là một Ba-dật-đề. Nếu không cúng lại chỗthỉnh sau, nhận chỗthỉnh trước, mỗi miếng ăn là phạm một Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu thỉnh cúng không phải đồăn, hoặc thức ăn không đủ, hoặc không thỉnh ăn, hoặc đã ăn rồi, lại được thức ăn. Hoặc một chỗmà có bữa ăn trước, bữa ăn sau.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo bệnh, nếu một chỗthỉnh không đủno, nên nhận hai chỗthỉnh vẫn không đủno, thì được nhận chỗthứba. Nếu chỗthứba không đủno, nên nhận hết phần ăn rồi từtừdùng, cho đến nửa ngày, không nên nhận chỗthứtư. Cho phép ngày tiết hội ăn nhiều lần.
Tỳ-ni tựnói:
Tôn giảA-nan, trước đã nhận lời mời của người khác, vì quên, nên cùng với đức ThếTôn nhận lời mời của vua Ba-tư-nặc. Khi thức ăn vừa vào miệng, Tôn giảliền nhớlà đã nhận hai lời mời mà không cúng lại cho vịkhác một chỗ. Tôn giảkhông dám nhảđồăn ra vì cung kính Phật, không dám nuốt đồăn vào vì trì giới vậy. Ðức Phật biết Tôn giảA-nan đang hối hận, nên Ngài bảo tâm niệm cúng cho người khác một phần, rồi ăn... Tôn giảƯu-ba-ly hỏi Phật: “Người khác cũng được nhưvậy chăng?” Phật dạy: Trừnăm người:
1) Người ngồi thiền (chuyên tâm nơi đạo vậy).
2) Người độc cư(không có nguời thứhai đểnói).
3) Người đi xa (bận lo việc đi đường cho nên quên, hoặc giảnhưCăn bản bộcho thường ăn).
4) Bệnh lâu ngày.
5) Lúc đói khát, nương ởvới thân quyến.
Ngoài ra không cho phép.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Có người nói với Tỳ-kheo: “Ðến đó, sẽvì ngài tìm y thực”. Nhưvậy ăn không phạm.Hay nói: “Ðây là bữa ăn thong thả, bất cứchỗnào tùy ý ăn”. Nhưvậy ăn không phạm.
Luật nhiếp nói:
Ởtrong nhà hay trong chùa, hoặc A-lan-nhã, vì mong cầu mập béo, ngon miệng mà ăn mãi, mắc tội ác tác. Với tâm khinh khi, e ngại dối trá không ăn cũng mắc tội ác tác.
33. GIỚI ĂN RIÊNG CHÚNG
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn riêng chúng, trừcác trường hợp khác, Ba-dật-đề. Các trường hợp khác là: khi bệnh, thời gian làm y, thời gian thí y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại chúng tập hợp, khi Sa-môn thí thực. Ðây là các trường hợp khác.
NGUYÊN DO26:
Ðề-bà-đạt vì lợi dưỡng bịđoạn tuyệt, nên cùng năm Tỳ-kheo kết bạn, khất thực khắp mọi nhà, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Ăn riêng chúng: là bốn người hay trên bốn người. Ăn: là chỉcho cơm, bún, bánh khô, cá thịt. Bệnh: là nhưchân bịđi cà nhắc. Khi may y, khi thí y: nhưgiới trước đã nói. Ði đường: là đi khoảng nửa do-tuần trởlên. Ði thuyền: cũng vậy. Sa-môn thí thực: là ngoài Sa-môn Thích tửra, còn chỉcho các giới người xuất gia thuộc ngoại đạo.
Luật Thập tụng nói:
Ðại chúng tập hợp, ít nhất là 8 người, bốn người cựu Tỳ-kheo, bốn người khách Tỳ-kheo.
Luật Ngũphần nói:
Nếu ởtrong giới, thỉnh riêng 4 người trởlên gọi là ăn riêng chúng. Nếu theo thứtựthỉnh thì không phạm.
Luật Căn bản nói:
Biệt chúng thực laø ăn riêng từng người một.
Luật nhiếp nói:
Biệt chúng là không ăn đồng một chỗ. Hoặc bốn Tỳ-kheo đồng trong một giới, cho đến một người không cùng đồng ăn, đều gọi là biệt chúng.Trong đây nói thức ăn là chỉcho món ăn chính, thức ăn không chính thì không phạm.
BIỆN MINH:
Vấn đềbiệt chúng có hai nghĩa:
1) Lập riêng một chúng, nhưTứphầnv.v...
nói rõ.
2) Riêng đối với chúng, nhưtrong Luật nhiếpgiải thích. Song, phép khất thực không được 4 người đồng đi. Thọthỉnh thì cần phải theo Tăng sai mà đến. Thọtịnh thực nơi Tăng, cần phải đánh kiền chùy. Mời ăn riêng phòng, không có duyên sựthì không cho phép. Phật dạy rằng không nên vượt quá.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không có nhân duyên mà riêng chúng ăn, mỗi miếng ăn phạm một Ba-dật-đề; có nhân duyên mà không nói, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Luật Thập tụng nói:
Vì hai điều lợi nên ngaên không cho ăn riêng chúng:
- Tùy theo sựbảo hộcủa Ðàn-việt vì lân mẫn.
- Phá các Tỳ-kheo ác dục có thếlực.
Nếu 3 Tỳ-kheo cùng ăn một chỗ, người thứtưlấy phần ăn riêng, không phạm. Ði đường, đi thuyền, ngaøy hôm qua đến, ngày nay ăn; ngày mai đến, ngày nay ăn đều Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳnói:
Ba người ăn, một người không ăn, hay ba người viên cụ(Cụtúc giới), một người chưa viên cụ, đều không phạm. Nếu dùng thức ăn đưa đến bên trú xứkia, cho đến một xỉmuối cho chúng kia dùng đều không phạm. Hoặc thí chủnói: “Vịnào vào, tôi xin cúng”; hoặc thí chủlàm riêng phòng cúng, nói: “Ởphòng tôi, tôi đều cúng”, ởđây tất cảđều không phạm.
Kinh Giới nhân duyên nói:
Nếu trong chúng Tỳ-kheo không xướng lên mà riêng đến dựtrai soạn, phạm tội đọa. Nguyên do từbà Tỳ-xá-khưMẫu thỉnh riêng 500Tăng nên Phật chếcấm. Muốn biệt thỉnh các vịÐại đức v.v... cần phải thỉnh luôn Tăng-già, cho đến trong chúng nếu chỉcó một người. Theo thứlớp thọthỉnh, không gọi là biệt chúng vậy.
PHỤ:
Luật Căn bản nói:
Có 5 nhân duyên mời đến ăn sớm và ăn trong phòng:
-Khách mới dến.
-Sắp đi đâu.
-Thân có bệnh.
-Người nuôi bệnh.
-Trong chức năng tri sự.
Mục-đắc-ca nói:
Người kiểm tra công việc, bữa ăn, nhận phần ăn trước không có lỗi.
34. GIỚI NHẬN THỨC ĂN QUÁ BA BÁT
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đến nhà bạch y, được mời thọdụng vật thực, hoặc bánh, hoặc bột, nếu cần dùng, nên thọhai, ba bát, trởvềtrong Tăng-già-lam nên chia cho các Tỳ-kheo khác ăn. Nếu Tỳ-kheo không bệnh, thọlãnh quá hai, ba bát mang vềtrong Tăng-già-lam, không chia cho các Tỳ-kheo khác ăn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO27:
Nước Xá-vệcó một người con gái ởthôn quê, lấy chồng bên nước Uất-thiền, vềnhà cha mẹcúng dường thức ăn cho các Tỳ-kheo, chồng cô ta kêu về, nhơn các Tỳ-kheo nhận hết lương thực, nên cô ta phải sắm lại, người chồng chờkhông được phải cưới vợkhác. Lại nữa, ngoài thành Ba-la-nại, các lái buôn cùng với bạn lái xe cùng ngủ. Có một Tỳ-kheo đến trước một thương buôn có lòng tin sâu đậm, nhận được thức ăn, lần lượt bảo các Tỳ-kheo khác đến nhận, đến nỗi lương thực hết, người ấy phải ra chợsắm lại. Các bạn lái xe phải đi trước, do đó, trên lộtrình đi bịbọn cướp đoạt hết, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có bệnh nên nhận. Người kia tựđưa đến.
Luật Thập tụng nói:
Lấy quá sốlượng phạm Ba-dật-đề. Ra ngoài gặp Tỳ-kheo khác không chia phạm Ðột kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Khi nhận thức ăn nơi người khác, quá phần lượng bốn thăng rưỡi gạo nấu cơm trởlên, đều mắc tội đọa. Người thí chủtùy ý trao cho, hoaëc ít hoặc nhiều không phạm.
Luật nhiếp nói:
Có 5 chỗkhông nên đến khất thực:
1) Nhà xướng lệnh (hát).
2) Nhà dâm nữ.
3) Nhà nấu rượu.
4) Trong cung vua.
5) Nhà Chiên-đà-la.
Nên biết tánh người nữnhiều nhiễm tâm dâm dục không nên đến khất thực, sợrằng sẽsanh hoạn nạn. Nếu đối với phi nhơn và nhà ngoại đạo, nhận quá 3 bát, đều mắc ác tác. Cùng một chỗngồi ăn quá 3 bát, hoặc trừbánh, bún, chỉtính các thứkhác, hay thí chủhoan hỷtùy ý mời nhận, đều không phạm. Có 3 loại làm cho tín thí bịhưtốn:
1) Lòng tin của thí chủcúng cho người trì giới, nhận rồi đưa cho người phạm giới.
2) Lòng tin cúng cho vịchánh kiến, nhận rồi cho người tà kiến.
3) Nhận quá sốlượng mà mình không dùng hết, cất chứa cho đến chỉmột vắt, trừngười thí chủcó thỉnh cầu tùy ý trước.
Ba điều này đều gọi là lãng phí của tín thí, sẽchịu lấy quảbáo xấu.
35. GIỚI KHÔNG LÀM PHÉP DƯTHỰC
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn đã đủ, hoặc khi thọthỉnh, không làm phép dưthực mà ăn nữa, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO28:
ThếTôn khen ngợi pháp ăn một lần. Các Tỳ-kheo phụng hành nghiêm chỉnh nên sắc thểcó vẻkhô héo.Phật cho phép một lần ngồi ăn cho đến khi no đủ. Lại cho phép ăn những thứbún bằng gạo và năm thứthức ăn, khiến cho no đủ. Lại cho phép Tỳ-kheo bệnh được ăn nhiều lần, nhân bỏđồăn thừa, chim quạtranh nhau ăn, vì chỉăn một lần. Lại cho phép người nuôi bệnh được ăn đồdưvà cho phép lấy thức ăn làm pháp dưthực. Lại cho phép các Tỳ-kheo từchỗkia đem thức ăn trởvề, làm pháp dưthực đểăn.
Pháp dưthực bạch nhưsau: “Ðại đức, tôi ăn no rồi, biết cho, xem cho!” (Mật ngữ). Khi tác pháp dưthực nhưvậy, người kia nên lấy một ít ăn, rồi nói: “Tôi thôi, thầy lấy dùng đi”. Nhưvậy gọi là pháp dưthực.
Khi ấy, ởnước Xá-vệcó một Tỳ-kheo tham lam thức ăn, ăn không biết đủ, ăn mãi; không biết dưthực, không làm phép dưthực, nhận được liền ăn, cho nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Có 5 món túc thực (ăn đủ):
1) Biết là cơm (tức 5 thức ăn chính, ngoài ra không gọi là túc thực).
2) Biết đem đến (nhận từngười vậy).
3) Biết ngăn (nói không dùng nữa vậy).
4) Biết oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm, bốn oai nghi đều được phép thọthực).
5) Biết xảoai nghi (đang đi, đứng là xả. Ðang đứng, bước đi là xả. Ðang ngồi, lìa tòa là xả. Ðang nằm, chuyển mình ngồi dậy là xả. Nhưvậy gọi là oai nghi).
Luật Thập tụng nói:
Do có hai điều lợi cho nên Phật cho phép ăn đồdư(tức là làm phép dưthực vậy):
1) Nhân duyên Tỳ-kheo nuôi bệnh.
2) Tỳ-kheo có nhân duyên, ăn không đủvậy.
TƯỚNG TẠNG CỦA TỘI
Ăn đủrồi, xảoai nghi, không làm phép dưthực mà ăn, mỗi miếng ăn phạm một Ba-dật-đề. Nếu mình đã túc thực mà vì người khác làm pháp dưthực, nếu biết người khác túc thực rồi còn hướng đến họlàm pháp dưthực, nếu tựtay mình cầm lấy thức ăn làm pháp dưthực; hoặc đểdưới đất làm. hoặc lấy đồăn không ngon phủtrên đồăn ngon đểlàm, hoặc thọpháp dưthực cho người khác rồi đem đi hết, đều không thành pháp dưthực, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Khi tác pháp tàn thực phải từbát lớn sang qua bát nhỏđểlàm pháp tàn thực. Chính nơi bát nhỏmới gọi là tàn thực, đểtrong bát lớn không gọi là tàn thực. Nước nơi bát nhỏchảy qua bát lớn, đều được gọi là tàn thực. Nếu cảhai bát đều lớn mà cầu pháp tàn thực, người kia chỉăn trong một bát mà thôi.Chính một bát lớn kia gọi là tàn thực. Nếu bánh rau dính trùm lên qua cảhai bát thì cảhai đều gọi là tàn thực. Các thứđồđựng khác cũng vậy. Tỳ-kheo túc thực rồi, có thí chủđem các thức ăn đến, nên hỏi trịnguyệt29, Duy-na, người trịsự, người chưa túc thực, đểđến kẻấy làm phép tàn thực. Nếu kẻấy cũng túc thực rồi, nên đến Thượng tọa chưa túc thực xin làm pháp tàn thực. Nếu Thượng tọa ngại, không thểlàm trước sốđông người, nên hiệp tòa đến chỗvắng đểlàm. Nếu Thượng tọa đã túc thực, có khách Tỳ-kheo đến, nên hỏi vịấy, nếu chưa túc thực, đến xin làm phép tàn thực. Nếu vịkhách đã túc thực rồi, Tăng nên tạo phương tiện đừng đểphá thiện tâm của Ðàn-việt. Trong chúng có Sa-di nào lớn tuổi, đưa đến giới trường trao giới Cụtúc cho họ, dạy họlàm pháp tàn thực, vậy sau sẽăn”. (Luật Ngũphầncũng chủtrương nhưvậy).
Luật nhiếp nói:
Có 5 loại “Boà-thiện-ny” có thểăn được: gạo, đậu, bột, thịt và bánh.
Lại có 5 thứ“Kha-đản-ny” có thểnhai bằng răng: Căn (gốc rễ), hành (thân), diệp (lá), hoa và quả.
Nếu trước ăn 5 thứnhai và sữa, tô, rau v.v... rồi sau ăn 5 thứ“Bồ-thiện-ny” thì không phaïm. Nếu trước ăn 5 thứ“Bồ-thiện-ny” rồi sau ăn 5 thứnhai và sữa, tô, rau v.v... thì gọi là phạm.
Nên biết có 5 cách nói đểchứng tỏrằng mình ăn chưa đủ, khi trao vật ăn đến mà mình chưa cần:
1) Khi đưa đến nói: “Hãy chờ”.
2) Hãy đến nơi khác.
3) Hãy nhận.
4) Hãy đợi tôi dùng.
5) Hãy đợi tôi ăn hết.
Nếu nói có chữ“hãy” tức là ăn chưa đủ. Nếu không có chữ“hãy” tức là ngăn vì đủ. Nếu trong ý chưa no mà nói là no, cũng không thành túc thực, mắc tội ác tác, do lời nói không xứng với pháp vậy. Nếu được dưthực, tác pháp dưthực, tựthân vui sống, thí chủđược phước.Khi muốn tác pháp, rửa tay nhận thức ăn, bưng đến vịTỳ-kheo ăn chưa đủhay đã đủmà chưa lìa khỏi chỗngồi, đối với vịấy xin tác pháp. Vịấy nếu chưa ngăn vì đủ, nên ăn vài ba miếng, nếu tựthấy đủrồi bèn không nên ăn, nên dùng tay ấn vào nói: “Ðây là vật của tôi, tùy ý dùng”.
Có 5 cách không thành tác pháp dưthực:
1) Thân ởtrong giới đối với người ngoài giới.
2) Chỗđưa tay không đụng đến.
3) Ðứng ởmột bên.
4) Ðứng ởphía sau.
5) Người đó đã rời chỗngồi.
Ngược lại, 5 điều trên là tác pháp dưthực thành tựu. Nếu một người tác pháp, dầu bao nhiêu người khác ăn, đều không phạm. Nếu đã ngăn vì đủhay là khởi tưởng ngăn vì đủ, nghi không làm pháp dưthực mà ăn, nuốt vào cổ, mắc tội đọa. Tuy chưa ngăn vì đủ, tưởng ngăn vì đủ, nghi, đều mắc ác tác. Hai điều sau không phạm, nếu là trái ởphương Bắc, và ngó sen của Thiên thần... là những vật khó có, hoặc gặp lúc mất mùa, khất thực khó được, không tác pháp dưthực, ăn đều không phạm .
CHỨNG MINH:
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo nhận vật thí của người không nhưpháp, vì vật thí mà bịđọa.
Ðọa có hai loại:
1) Ăn thức ăn của người không nhưpháp tu hành phóng tâm buông lung, không làm điều gì gọi là thiện.
2) Trao của thí, chuyển của thí, thí không nhưpháp, nhơn hai trường hợp này phải đọa trong tam đồ.
Trường hợp nên thí, nhưcha mẹnghèo khổ, nên trao cho họTam quy, Ngũgiới, Thập thiện, vậy sau mới thí (cung phụng). Trường hợp không nghèo khổ, tuy có thọquy giới thí vẫn không đúng cách.
Lại có những trường hợp thí: Người bảo vệTháp, người phụng Tăng, người tu bổTăng phòng, tính theo công mà trảcho họ. Nếu đưa quá sốcũng vì thếmà đọa.
Thí cho người bệnh ăn, nên khởi lòng từ, tùy theo chỗhọcần được trao. Nếu cho thức ăn nhiều lần, do thếcũng bịđọa. Trẻnít, người bịtù, kẻbịtrói, người mang thai, nên khởi lòng từthí cho họ, không nên nghĩviệc trảơn. Người đến Tăng phòng xin nếu tựmình có, khỏi dùng của thí mà cho. Nếu mình không có, dùng của thí đểcho thì không lỗi.
Tỳ-kheo không ngồi thiền, không tụng kinh, không làm việc Phật, Pháp, Tăng, nhận của người thí, do đó bịđọa. Ðối với người không ba hạnh trên, biết mà chuyển vật thí. Người trao, kẻnhận, do thếđều bịđọa. Thà nuốt hòn sắt nóng mà chết chứkhông vì vô giới (không trì giới) mà nhận vật thực của thí chủ.
Nếu ăn đủno rồi mà cốăn thêm, thì không thêm chi vềsức khỏe cả, mà chỉthêm bệnh hoạn. Vậy, không nên ăn uống vô độ.
Kinh Ðại niết-bàn nói:
Tất cảpháp vô thường, khổ, vô ngã, tại sao vì miếng ăn mà tạo ba ác nghiệp thân, khẩu, ý?! Nếu vì miếng ăn tạo ba ác nghiệp, nhận được tài vật, thì cảchúng đều nên nói: “Sau nhận quảkhổ, không cùng chia phần”.
Lại quán tất cảchúng sanh vì ăn uống nên thân tâm thọkhổ. Tại sao ta lại đối với miếng ăn mà sanh lòng tham? Lại nữa, nhân ăn uống, thân này tăng trưởng, ta nay xuất gia, thọgiới tu đạo, vì muốn bỏthân, nay tham đắm thức ăn, làm sao bỏthân này được?!” Quán nhưvậy rồi, tuy thọthực như(Thần) Khoáng Dã ăn thịt con, tâm kia nhàm gớm, đâu có ngon ăn! Quán xét nhưvậy, thấy rõ “đoàn thực” (thức ăn) là điều gây nhiều tội lỗi. Lại quán “xúc thực” nhưtrâu bịlột da, vô sốcôn trùng khoét đục. Lại quán “tưthực” nhưđống lửa lớn, “thức thực” như300 cây maâu đâm vào. Nếu có Tỳ-kheo khất thực, với ý niệm: nguyện được đồtốt, nguyện được nhiều, nguyện cho mau được, thì không gọi là đối với thức ăn sanh trưởng yểm ly (nhàm chán). Thiện pháp tu hàng ngày, bịhao mòn, pháp không thiện càng tăng.
Nếu muốn khất thực, trước nên nguyện: Các người xin đều no đủ, người thí được nhiều phước. Nếu tôi được ăn vì chữa lành bệnh, tu tập pháp thiện, lợi ích chúng sanh. Khi nguyện nhưvậy, pháp lành đang tu ngày càng tăng trưởng, pháp không lành dần dần tiêu diệt.
36. GIỚI KHIẾN CHO NGƯỜI PHẠM PHÁP DƯTHỰC
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết Tỳ-kheo kia ăn đã đủ, hoặc khi thọthỉnh không làm pháp dưthực mà ân cần mời vịkia ăn, nói rằng: “Trưởng lão hãy dùng món ăn này”. Chỉvới mục đích này chứkhông gì khác.Tức là muốn người khác phạm giới, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO30:
Tỳ-kheo tham ăn bịngười chê trách, lòng ôm giận dữ, muốn cho vịkhác cũng phạm, nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu người kia thọthực, mỗi miếng ăn, cảhai đều bịphạm Ba-dật-đề. Nếu người kia không ăn, người trao đó mắc Ðột-kiết-la. Tưởng, nghi v.v... đồng nhưgiới trước.
Không phạm: Không biết đã túc thực, không khiến cho người kia phạm.
37. GIỚI ĂN PHI THỜI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn phi thời, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO31:
Ca-lưu-đà-di xẩm tối đi khất thực, một phụnữcó thai, mang thức ăn ra cửa ngõ, gặp lúc trời sấm chớp, thấp thoáng thấy mặt của Ca-lưu-đà-di, hét to gọi là quỷ, bèn đọa thai, giận nói: “Sa-môn Thích tử, thà tựmổruột không nên đi khất thực ban đêm”. Do đó, đức Phật chếcấm.
Luật Căn bản nói:
Chúng 17 người vào thành khất thực, nghe người nữnói lời xấu hổ, bèn nhịn đói, không đi khất thực. Chiều lại, có các người bạn thếtục, từnơi yến tiệc trởvề, mang cho thức ăn đầy đủ. Ô-ba-nan-đà đặt vấn đề, được trảlời: “Trước ngọkhông nhận được, giữa ngọ, sau ngọkhông được ăn, vô lẽchúng tôi chịu nhịn đói đểchết hay sao?” Phật nghe, quởtrách, chếhọc xứnày.
GIẢI THÍCH:
Thời thực là từkhi mặt trời xuất hiện cho đến giữa trưa. Phi thời thực là từgiữa trưa cho đến khi mặt trời chưa xuất hiện.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ngậm hắc thạch mật32; bệnh uống thuốc ói ra, nấu lúa mạch không cho vỏnứt ra, lược lấy nước uống, thức ăn trong cổói ra nuốt vào.
Luật Căn bản nói:
Phi thời, tưởng phi thời, nghi,đều mắc tội đọa. Thời, tưởng phi thời, nghi, đều phạm ác tác. Thời, tưởng thời, phi thời tưởng thời, không phạm.
CHỨNG MINH:
Kinh Xá-lợi-phất vấn nói:
Ngài Xá-lơïi-phất lại bạch Phật rằng: “Thưa đức ThếTôn, có các Ðàn-việt tạo Tăng-già-lam, cung cấp đầy đủ, chưTăng, kểcảđời sau, có người giống nhưngười xuất gia, phi thời đến vịphụtrách vật thực, đòi hỏi thức ăn, người cho, người ăn, mắc tội thếnào? Người Ðàn-việt kia được hưởng phước gì?”
Phật dạy: “Ăn phi thời là người phá giới, người phạm tội trộm. Cho phi thời cũng là người phá giới, cũng là người phạm tội trộm. Ăn trộm của Ðàn-việt, không phải là bản ý của thí chủ. Thí chủkhông được phước, vì vật bịmất vậy. Họchỉphát tâm đểlàm điều thiện mà thôi.” Ngài Xá-lợi-phất nói: “Nhận đúng thời, ăn đúng thời, ăn không hết còn lại, ăn phi thời. Hoặc có trường hợp nhận đúng thời cho đến phi thời mơùi ăn, được phước hay không?”
Phật dạy: “Ăn uống đúng thời là tịnh, là tạo phước điền, là xuất gia, là Tăng-già, là bạn lành của trời người, là Ðạo sưcủa trời người. Còn ăn phi thời là bất tịnh trộm cướp, ngạquỷ, là chỗchứa tội lỗi. Phi thời đòi hỏi, dùng vật đúng thời, hay phi thời, mà đưa lúc phi thời thì người phụtrách vật thực gọi là thối đọa ác ma, gọi là tam ác đạo, đồvất bỏ, người bệnh hoạn, phá hoại quảlành vậy. Các Bà-la-môn còn không ăn phi thời, ngoạiđạo Phạm chí cũng không tà thực, huống là đệtửcủa Ta biết pháp, haønh pháp mà lại nhưvậy sao? Hạng người nhưvậy không phải là đệtửcủa Ta. Người phi pháp trộm cho, trộm nhận, dù cho một vắt, một nắm, hột muối, miếng chanh có tính cách thù tạc, chết cũng đọa vào địa ngục Tiêu tràng, nuốt hòn sắt nóng. Từđịa ngục ra, sanh vào loài heo chó, ăn đồbất tịnh. Lại sanh vào loài chim dữ, người sợtiếng kêu của nó. Sau sanh vào ngạquỷtrởlại trong Già-lam, ởtrong cầu tiêu, ăn nuốt phẩn uế, trải qua trăm ngàn vạn năm. Lại sanh trong loài người, bần cùng hạtiện, nói không ai tin.Không nhưăn trộm vật của một người, tội kia còn nhẹ.Cướp đoạt phước điền nhiều người, là đoạn tuyệt đạo xuất thếvậy”.
PHỤ:
Căn bản ni-đà-na nói:
Tỳ-kheo có bệnh, thầy thuốc bảo dùng nước hòa với bột, cho dùng lúc phi thời.
Phật dạy: Có loại trâu không có răng ăn lúa, đại tiện ra còn nguyên, dùng làm bột, phi thời nên dùng.Dùng mà không lành thì dùng bột lúa sống, quậy nhiều nước, lược rồi dùng.” Uống nhưvậy vẫn không lành, Phật dạy: “Thầy thuốc bảo dùng bột gạo đểuống, hoặc đặc hay vắt, tùy ý nên dùng. Những gì Ta vì người bệnh khai cho dùng khi phi thời, sau khi lành bệnh, đều không nên dùng”.
Bách nhất yết-ma nói:
Có năm loại trái cây thời,phi thời, bệnh, không bệnh đều được phép dùng:
1) Trái Ha-lê-lặc33, Hoa dịch là Thiên chủtrì lai.
2) Trái Tỳ-hê-lặc34.
3)Trái Am-ma-lặc35, tức Dưcam tửởLãnh Nam, hình giống cây tân lang. Ăn trừbệnh phong.
4) Trái Mạt-túc, tức cây hồtiêu.
5) Trái Tất-bạt-lợi, tức trái củtương (trầu cay).
San bổyết-ma nói:
Có nhân duyên bệnh khát, cho thọphi thời tương. Tức trái tương, mật tương v.v... lóng lấy nước trong mà uống. Có nhân duyên bệnh phong nhiệt, cho dùng 5 loại thuốc 7 ngày. Có nhân duyên các bệnh cho dùng thuốc tận hình thọ(suốt đời), tức tất cảchất muối, đắng, chua v.v... không tùy tiện ăn được, nhưloại gừng, tiêu, cho đến các loại cao, đơn, hoàn, tán đều dùng được.
Nước phi thời tương không được đểđến sáng hôm sau. Thuốc 7 ngày không được đểđến ngày thứtám.
Nam hải ký quy nói:
Cơm còn dính trong răng, chất béo còn thừa trên lưỡi, chưa dùng nước sạch súc miệng lại mà chảy nước miếng ra thì phải nhổra ngoài, nếu qua khỏi nửa ngày bèn phạm phi thời. Luật sưlà người quán nước quán thời.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ BẢY
1Tứphần luật 12, tr. 643a, Ðại 22n1428.
2Tứphần luật 12, tr. 643c, Ðại 22n1428.
3Ðoạn này ngài Trí Húc trích dẫn thiếu (Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 7, tr. 398a05, Vạn 40n719). Căn bản tát-bà-đa bộluật nhiếp 9, tr. 579a, Ðại 24n1458: “Khi ban đêm các Bí-sô nghe pháp không được cùng Ni và người thếtục, cầu tịch đồng một thảm chiếu gần nhau mà ngồi; cũng không ngồi cùng thọhọc nhơn.” (諸T苾芻僣夜聽法時不應與尼及俗人求筰寂同 一氈籙席相近而坐.授學之人亦不同座à).
4Tứphần luật 12, tr. 644b, Ðại 22n1428.
5Tứphần luật 12, tr. 645a, Ðại 22n1428.
6Tứphần luật 12, tr. 645c, Ðại 22n1428.
7Tứphần luật 12, tr. 646a, Ðại 22n1428.
8Tứphần luật 12, tr. 646b, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 12, tr. 647a, Ðại 22n1428.
10Tứphần luật 12, tr. 647b, Ðại 22n1428.
11Tứphần luật 13, tr. 649c, Ðại 22n1428.
12Tứphần luật 13, tr. 650a, Ðại 22n1428.
13Tứphần luật 13, tr. 650c, Ðại 22n1428.
14Tứphần luật 13, tr. 651a, Ðại 22n1428.
15Tứphần luật 13, tr. 651c, Ðại 22n1428.
16Tứphần luật 13, tr. 652a, Ðại 22n1428.
17Dặm: AÂm Hán “Lí 里”, có nhiều cách tính vềdặm. Dặm Anh là 1609m, các nước AÂu tây là 4000m, Trung Quốc là 500m. Còn dặm theo đường bộcủa nước ta (Việt Nam) xưa là 1350 thước mộc.
18Già-đà 伽陀I: Skt. Gāthā, dịch là Cô khởi tụng, phúng tụng... Một trong 9 hoặc 12 thểloại kinh.
19Tứphần luật 13, tr. 652c, Ðại 22n1428.
20Tứphần luật 13, tr. 653a, Ðại 22n1428.
21Tứphần luật 13, tr. 654a, Ðại 22n1428.
22Tứphần luật 13, tr. 654c, Ðại 22n1428.
23Thập tụng 12: Phước đức xá 福德舍 (nhà từthiện), với phụchú (Ðại 23n1435, tr. 89c25): “Chính xác, gọi là là nhất túc xứ一宿處» (chỗngủtrọmột đêm).”Pāli. āvasaṭhapiṇḍa, lữxá có bốthí thức ăn. (cht. Tứphần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
24Tứphần luật 13, tr. 657a23, Ðại 22n1428: Thí y, Tựtứrồi, không thọy Ca-thi-na là một tháng, có thọy Ca-thi-na thì năm tháng.
25Tứphần luật 13, tr. 655b, Ðại 22n1428.
26Tứphần luật 14, tr. 657b, Ðại 22n1428.
27Tứphần luật 14, tr. 659a, Ðại 22n1428.
28Tứphần luật 14, tr. 660a, Ðại 22n1428.
29Trịnguyệt 直月甭: là người được chúng giao trách nhiệm đảm đương mọi công việc trong chùa trong 1 tháng, 1 năm, hay 1 ngày.
30Tứphần luật 14, tr. 661c, Ðại 22n1428.
31Tứphần luật 14, tr. 662b, Ðại 22n1428.
32Hắc thạch mật 黑石蜜: loại đường cát chưa tinh luyện. (cht. Tứphần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
33Ha-lê-lặc 訶X梨?勒: Skt. haritakỵ, Pāli. harỵtaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17, tr. 795a20, Ðại 24n1462: Ha-lê-lặc, to nhưtrái táo lớn, có vịchua đắng, dùng làm thuốc tiện lợi.
34Tỳ-hê-lặc毘醯勒: Pāli. Vibhỵtaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17: Tỳ-ê-lặc, hình dáng nhưtrái táo, có vịngọt, dùng làm thuốc có thểtrịbệnh ho.
35Yêm-ma-lặc 菴摩勒: Pāli. Āmalaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17: Yêm-ma-lặc (A-ma-lặc), là trái Dưcam tử, ởđất Quảng Châu có trái này, hình dáng nhưtrái Nhuy tửlớn (một thứcây nhỏcó quảăn được, hột dùng làm thuốc).
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường