TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 6
23. GIỚI BẢO THỢDỆT KHÔNG PHẢI BÀ CON DỆT Y
Ðại thừa vì chúng sanh nên không đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tựmình xin chỉsợi, khiến thợdệt không phải thân quyến dệt làm ba y, Ni-tát-kỳBa-dật-đề
NGUYÊN DO1:
Bạt-nan-đà muốn may y Tăng-già-lê, nên vào trong thành Xá-vệ, đến nhà cưsĩxin chỉkhắp nơi. Xin được nhiều chỉbèn khiến thợdệt, dệt làm ba y, tựmình mắc chỉvào xa, tựmình coi thợdệt. Cưsĩthấy vậy cơhiềm, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Coi thợdệt, hoặc tựmình dệt, hay tựmình mắc chỉvào xa, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Thợdệt là bà con, tựmình dệt đãy đựng bát hay đồdùng lặt vặt.
Luật Tăng kỳnói:
Tựmình đi xin chỉ, phạm Việt tỳ-ni tâm hối; xin được phạm tội Việt tỳ-ni; dệt thành phạm Xảđọa.
Luật Thập tụng nói:
Khiến thợdệt, không phải bà con dệt, phạm Xảđọa. Ðến người không phải bà con xin chỉ, phạm Ðột-kiết-la. Tựmình dệt hay sai 5 chúng dệt, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu trảtiền dệt thì không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu thiếu y thì nên xin y, không nên xin chỉđểmay y. Cần chỉmay y mà đem may giây lưng, không tội.
24. GIỚI CẦU DỆT Y MỚI CHO TỐT
Ðại thừa đồng chếvà gọi đó là ác cầu đa cầu.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có cưsĩhay vợcưsĩkhiến thợdệt vì Tỳ-kheo dệt y. Tỳ-kheo ấy, trước chưa được yêu cầu tùy ý, liền đến chỗthợdệt nói rằng: “Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho tôi thật hết sức khéo, khiến cho dài, rộng, bền chắc, tôi sẽtrảcông cho ít nhiều”, Tỳ-kheo ấy trảcông, dù chỉđáng giá một bữa ăn, nếu được y, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO2:
Thành Xá-vệcó một cưsĩđem tơlụa tốt bảo thợdệt, dệt y cho Bạt-nan-đà. Thợdệt nói cho Bạt-nan-đà biết việc ấy, Bạt-nan-đà bảo thợdệt dệt cho dài, cho rộng, bền chắc, thợdệt nói sợitơlụa thiếu. Bạt-nan-đà đến nhà cưsĩxin thêm tơlụa. Vợcưsĩđem cái rương đựng tơlụa ra, Bạt-nan-đà chọn lấy theo ý muốn của mình rồi đem đến thợdệt. Thợdệt nói tiền thuê ít. Bạt-nan-đà hứa trảtiền công dệt. Cưsĩtừphương khác trởvềthấy không phải cái y mà trước kia ông ta bảo thợdệt dệt, hỏi ra biết được sựviệc bèn sanh cơhiềm, cho nên Phật chếcấm. Sau đó, Tỳ-kheo nghi không dám trảlời khi có người thỉnh cầu theo ý muốn, cũng không dám từchối nhận y quá đẹp mà mình không muốn. Phật dạy: Nếu có sựthỉnh tùy ý trước thì không phạm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Mong cầu nhưvậy mà được y thì phạm Xảđọa, không được y phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì người khác xin, hoặc người khác vì mình xin hay không xin mà được.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu chỉđến khuyên mà không hứa trảthêm giá, được y, phạm Việt tỳ-ni.
Luật Thập tụng nói:
Mình có chỉsợi khiến thợdệt dệt thì không phạm.
25. GIỚI CHO Y RỒI HỜN GIẬN LẤY LẠI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, trước đã cho Tỳ-kheo khác y, sau vì giận hờn, tựmình đoạt, hay sai người đoạt lấy, nói rằng: “Hãy trảy lại cho tôi. Tôi không cho ngài”. Nếu Tỳ-kheo kia trảy, Tỳ-kheo này nhận lấy, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO3:
Ðệtửcủa Nan-đà có tài giáo hóa, Bạt-nan-đà nói rằng: “Cùng với tôi du hành trong nhơn gian, tôi sẽcho ông cái y”. Các Tỳ-kheo khác hỏi: “Tại sao ông cùng đi với Bạt-nan-đà? Ông ta là người ngu si không biết tụng giới thuyết giới, Bố-tát Yết-ma”. Sau đó đệtửcủa Nan-đà không cùng đi. Bạt-nan-đà đòi lại cái y mà trước đó đã cho. Tỳ-kheo ấy không chịu trả. Bạt-nan-đà giận dữcướp giật lại. Tỳ-kheo ấy la lơùn: “Ðừng làm vậy!” Các Tỳ-kheo ởphòng gần, cùng nhau hỏi biết sựviệc, bạch Phật kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðoạt lại mà đem cất giấu, lấy khỏi chỗcũ, phạm Xảđọa, không cất giấu, không lấy khỏi chỗcũ, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không giận dữ, người đó liền trảlại y. Hoặc người khác khuyên bảo họtrảlại y. Hoặc người mượn y cốđoạt một cách vô đạo lý. Hoặc sợmất y hay bịhưhoại. Hoặc người ấy phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Hoặc bịcử, hoặc diệt tẫn, hoặc nên diệt tẫn. Hoặc vì những việc này, mạng nạn, phạm hạnh nạn. Tất cảtrường hợp nhưvậy mà đoạt lấy, không cất giấu thì không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Hoặc hợp đồng cho, đoạt lại một cách riêng rẽ. Hoặc cho một cách riêng rẽmà cùng nhau đoạt lại. Hoặc cùng nhau cho, cùng nhau đoạt.Hoặc cho riêng, đoạt riêng. Cùng nhau đoạt lại mà được, mắc một tội Ba-dật-đề. Ðoạt riêng rẽmà được thì mắc nhiều Ba-dật-đề. Nếu khi cho y nói thếnày: “Ởbên tôi thì tôi cho, không ởbên tôi thì tôi lấy lại”. Hay là nói: “Vừa ý tôi thì tôi cho, không vừa ý tôi thì tôi lấy lại”. Hoặc vì vấn đềchịu học kinh, nên cho, không học kinh nên lấy lại. Tất cảtrường hợp nhưvậy thì không có tội. Hoặc bán chưa lấy tiền, hay lấy chưa hết tiền mà người ấy lấy y, lấy lại không tội. Hoặc đệtửkhông thểrăn dạy được, vì đểchiết phục cho nên đoạt lại, sau khi chiết phục được roài lại cho họthì không tội.
Luật Thập tụng nói:
Ðoạt lại mà được, thì phạm Xảđọa, không được, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Ðoạt y lại của 5 chúng và người dữhọc (học giới lại), hành biệt trụ, hành Ma-na-đỏa, đui, mù, điếc, câm, bịcử, đều phạm Xảđọa. Ðoạt y của người cuồng loạn, tâm bệnh hoạn, phạm tứtrọng, ngũnghịch và ngũpháp nhơn4đều mắc tội Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni đoạt y của Tỳ-kheo phạm Ðột-kiết-la, đoạt y của Ni chúng đều phạm Xảđọa. Nếu trước đó với ý định dứt khoát cho y người khác, sau vì phiền não tạm đoạt lại, phạm Xảđọa. Khi y trảlại cho người ấy, người trảphải sám hối phạm tội Ba-dật-đề. Nếu trước với ý định dứt khoát cho y người khác, sau với ý định dứt khoát đoạt lấy lại thì phải tính theo tiền mà thành tội (trịgiá 5 tiền thì phạm trọng). Nếu trước tạm thời cho y người khác, sau lại đoạt lấy lại vì phẫn nộmuốn gây bực bội cho họ, phạm Ðột-kiết-la. Nếu vì chiết phục khiến cho họlìa ác pháp, tạm thời đoạt lại thì không tội.
BIỆN MINH:
Hỏi:- Theo luật Tứphầnthì đoạt lại y người phá giới, phá kiến v.v... không phạm. Luận Tát-bà-đa thì nói đoạt lại y người dữhọc, cho đến người bịcửđều phạm Xảđọa. Nhưvậy nên theo bên nào?
Ðáp: - Nếu trước đó cho họy, sau vì họphá giới v.v...nên đoạt lấy lại, với tâm dùng đểchiết phục họ, cho nên không phạm. Nếu họvốn là người dữhọc v.v... trước do ái mà cho, sau do sân nhuếmà đoạt lại là làm theo thói của phàm tình, cho nên kết là có tội vậy.
26. GIỚI DÙNG THUỐC QUÁ BẢY NGÀY
Ðây là giá tội Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có bệnh, các loại thuốc dưtàn nhưtô (váng sữa), dầu, sanh tô (bơsống), mật ong, thạch mật (đường mía), trong thời hạn 7 ngày được phép dùng, nếu quá 7 ngày còn dùng, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO5:
Các Tỳ-kheo vào mùa thu bịgió sanh bệnh, hình thểkhô khan, lại sanh ghẻđộc. Phật cho phép dùng năm loại thuốc vào trong thời dược, phi thời dược. Lúc đó, Tất-lăng-già-bà-ta ởtrong thành La-duyệt, có nhiều người quen biết, cùng nhiều đồchúng, nhận được tô du, sanh tô, mật, thạch mật. Các đệtửtích trữchứa cất, chảy đầy các nơi, phòng xá bịhôi thối. Các Trưởng giảthấy vậy cơhiềm cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu phạm Xảđọa, thuốc không xả, lại đem đổi thuốc khác, mắc một tội Xảđọa, một Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Không phạm: Tô du quá 7 ngày, đem thoa vào trục của cánh cửa đểkhỏi kêu; mật, thạch mật đem cho người giữvườn. Nếu đến 7 ngày thì đem cho Tỳ-kheo dùng.
Luật Căn bản nói:
Trước giờngọnên rửa tay sạch, cầm lấy thuốc ấy đến bên người đồng phạm hạnh thưa: “Cụthọghi nhận cho, Tôi Tỳ-kheo... có bệnh duyên nhưvậy, thuốc này thanh tịnh, tôi nay xin phép được dùng, trong thời gian 7 ngày đồng nhưngười phạm hạnh”. Nói nhưvậy 3 lần. Nếu uống xong một ngày liền báo với đồng phạm hạnh rằng: “Thuốc này đã uống 1 ngày, còn 6 ngày nữa, tôi sẽuống”. Nên báo cáo nhưvậy đến ngày thứ7. Quá 7 ngày, nếu còn thuốc nên xảcho tịnh nhơn hoặc cầu tịch.
Luật nhiếp nói:
Vì ưa dung nghi đẹp, đắm trước mùi thơm ngon, hoặc vì muốn thứbéo, hoặc tâm trá ngụy, dùng các thứthuốc, đều phạm tội ác tác.
Luật Thập tụng nói:
Nếu trọng bệnh thì không phạm. Thực là 4 loại thức ăn tiêu hóa nuôi thân. Khi ăn nên nghĩ: “Ta vì trịbệnh nên ăn, không vì mùi vịngon vậy”.
Luật Ngũphần nói:
Nên xảcho Tăng, Tăng xảcho bạch y, Sa-di. Hoặc dùng đểthắp đèn hoặc thoa chân. Tỳ-kheo xả, thuốc ấy không được dùng, tất cảTỳ-kheo đều không được ăn.
27. GIỚI XIN ÁO TẮM MƯA, DÙNG PHI THỜI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, mùa xuân còn một tháng, có thểtìm cầu y tắm mưa; còn lại nưûa tháng, có thểdùng. Nếu Tỳ-kheo quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, quá trước nửa tháng dùng, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO6:
Ðức Phật ởnơi vườn Kỳ-đà, Tỳ-xá-khưMẫu thỉnh Phật và Tăng thọthực. Khi ấy, nhằm lúc trời mưa, Phật cho phép các Tỳ-kheo tắm mưa. Người ởcủa bà Tỳ-xá-khưMẫu đến báo cáo giờthọtrai, từxa nhìn thấy Tỳ-kheo lõa hình tắm, nghi là ngoại đạo, vềthưa với bà chủnhà. Sau khi Phật thọthực xong, bà Tỳ-xá-khưMẫu xin nguyện tám điều:
- Cúng thức ăn cho khách Tỳ-kheo.
- Cúng thức ăn cho Tỳ-kheo đi xa.
- Cúng thức ăn cho Tỳ-kheo bệnh.
- Cúng thuốc cho Tỳ-kheo bệnh.
- Cúng thức ăn cho người nuôi bệnh.
- Cúng cháo cho chúng Tăng.
- Cúng áo tắm mưa7cho Tỳ-kheo.
- Cúng áo tắm cho Tỳ-kheo-ni.
Phật đều chấp thuận. Khi ấy, Lục quần suốt cảnăm tìm cầu áo tắm mưa, không xảáo mưa, dùng làm việc khác, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngày 16 tháng ba nên tìm xin, ngày mồng 1 tháng tưnên dùng. Trước thời gian ấy sửdụng, đều phạm Xảđọa.
Luật Tăng kỳnói:
Y này không được thọdụng nhưba y chính, không được tịnh thí, không được mặc vào trong sông, trong ao đểtắm, khi mưa nhỏkhông được mặc tắm, chỉmặc tắm khi mưa lớn. Nếu mưa đột ngột dừng, mồhôi, đất nhơ, có thểmặc vào trong những chỗnào có nước đểtắm thì không tội. Những lúc khác, cũng không được lõa hình mà tắm, phải mặc xá-lặc (quần cụt) hoặc các loại y cũ. Không được mặc áo tắm mưa làm các việc khác. Nếu khi ăn, muốn lấy dầu thoa thân, hoặc khi bệnh, hay chỗcó nhiều người qua lại, được dùng nó cột hai đầu đểche. Rằm tháng tám phải xả.Một Tỳ-kheo ởgiữa Tăng xướng rằng:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Hôm nay Tăng xảy tắm mưa”. Nói nhưvậy ba lần.
Nếu đến ngày 16 mới xả, mắc tội Việt tỳ-ni. Xảrồi, được dùng làm ba y, cũng được thuyết tịnh, cũng được mặc vào trong những chỗnào có nước đểtắm, mặc làm mọi việc, không tội.
Luận Tát-bà-đa nói:
Ni được phép chứa áo tắm, chứkhông được phép chứa áo tắm mưa. Còn Tỳ-kheo được chứa áo tắm mưa vì hai việc:
-Khi tắm mưa che bốn bên, tắm bên trong, khi nóng cũng vậy.
-Tháng mùa hạnhiều mưa, thường gói ba y đểmang đi.
Nếu gặp năm nhuần tháng ba thì không nên cầu xin vào tháng ba trước. Tỳ-kheo không chứa áo tắm mưa, không tội.
28. GIỚI CHỨA Y CẤP THÍ QUÁ HẠN
Ðại thừa vì chúng sanh, nên được chứa, song phải nhưpháp tịnh thí, nhưtrước đã nói.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, còn mười ngày nữa mới hết ba tháng hạ, các Tỳ-kheo được y cấp thí, Tỳ-kheo biếtđó là y cấp thí, có thểthọnhận, thọxong, có thểcất chứa cho đến thời của y, nếu cất chứa quá hạn, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO8:
Ðức Phật ởTỳ-lan-nhã, an cưxong, Bà-la-môn thiết cúng thí y. Phật cho phép Tỳ-kheo thọy an cư. Lục quần thường suốt cảnăm xin y, nhưlúc an cưchưa xong cũng xin y, cũng nhận y. Lại như, Bạt-nan-đà ởtrong một trú xứan cưrồi nghe chỗan cưkhác được y nhiều, bèn đến đó đểđược chia phần, nhận được nhiều phần đem vềtrong Kỳ-hoàn.
Nhân đây, các Tỳ-kheo thiểu dục bạch Phật, Phật quởtrách.
Khi ấy, trong nước Xá-vệcó hai đại thần tên là Lê-sư-đạt-đa và Phú-na-la nhận lệnh của vua (Ba-tư-nặc), cầm quân đi dẹp phản loạn, tựnghĩrằng: “Chưa biết có được sống mà trởvềhay không?”. Hai vịấy muốn thiết lập trai nghi cúng y cho chưTăng. Các Tỳ-kheo vì an cưchưa xong, không dám nhận y, bạch Phật, Phật cho phép nhận, bèn kiết giới này.
GIẢI THÍCH:
Y cấp thí là y có thời gian tính, nhận thì được, không nhận thì mất. Thời hạn của y là sau một tháng kểtừngày Tựtứnếu không thọy Ca-thi-na, và sau 5 tháng kểtừngày Tựtứnếu có thọy Ca-thi-na. Còn mười ngày nữa thì đến ngày Tựtứmà được y cấp thí thì nên nhận. Nhận rồi chứa cho đến thời của y. Nếu còn chín ngày được y cấp thí nên nhận, nhận rồi chứa cho đến thời của y, lại tăng thêm một ngày. Cho đến còn một ngày nữa thì đến ngày Tựtứ, nhận được y cấp thí thì cất đến thời của y, lại tăng thêm chín ngày.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Quá thời gian vềtrước hay quá thời gian vềsau, đều phạm Xảđọa. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Không phạm: Y bịđoạt, y bịmất v.v... quá thời hạn vềtrước; tưởng là y bịmất v.v... quá thời hạn vềsau.
Luật Căn bản nói:
Nếu ởtrong mùa hạ, thí chủmuốn tựtay dâng cúng y, nhận lấy không phạm. Hoặc lần lượt nhận được y cất chứa của Tỳ-kheo, hoặc thí chủnói: “Tôi đi, khi trởvề, tựtay dâng cúng”, tuy quá thời hạn, chứa đểcũng không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Trừ10 ngày, y cấp thí tất cảy an cưphải đợi đến khi Tựtứmới chia. Nếu trong thời gian an cưmà chia, phạm Ðột-kiết-la.
29. GIỚI THÁNG SAU, KHI MÃN HẠLÌA Y QUÁ sáu đÊM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
Luật Tăng kỳnói:
Ba tháng hạchưa đủ.
Luật Ngũphần nói:
Ba thaùng an cưchưa hết tháng tám.
Luật Thập tụng nói:
Ba tháng qua, chưa đến tháng tám, chưa đủnăm.
Luật Căn bản nói:
Ởnơi trú xứA-lan-nhã, hậu an cư.
Danh từCa-đềdịch là công đức, hay dịch là mão tinh, sao mão nhằm tháng này vậy; nghĩa là 16 tháng bảy cho đến ngày 15 tháng tám, gọi là tháng Ca-đề.
Dựa theo bốn bộLuật kia, chữ“mãn” phải đọc luôn đến câu dưới. Nghĩa là người hậu an cư, tuy tùy theo chúng tiền an cư, rằm tháng bảy Tựtứ, nhưng phải riêng nơi A-lan-nhã đủ1 tháng, đểđủthời gian hậu an cư, không cho phép lìa y.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ba tháng hạđã hết, một tháng hậu Ca-đềcũng mãn, sống tại A-lan-nhã, chỗđáng nghi ngờ, có sợhãi, Tỳ-kheo sống tại trú xứnhưvậy, trong ba y, nếu muốn, có thểlưu một y gởi trong nhà dân, các Tỳ-kheo có nhân duyên được lìa ngủcho đến sáu đêm, nếu quá, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO9:
Ðức Phật ởnước Xá-vệ, các Tỳ-kheo an cưxong, tháng Ca-đềsau đã đủ, ởnơi trú xứA-lan-nhã, nơi có nhiều nạn giặc, cùng nhau kéo vềởKỳ-hoàn. Ðức Phật biết việc ấy nên cho phép gởi y nơi nhà dân. Nhân đây, lục quần liền gởi y nơi nhà dân, và dặn dò thân hữu Tỳ-kheo rồi đi du hành. Người được dặn dò đem y ra phơi, các Tỳ-kheo bạch Phật, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
A-lan-nhã: là chỗcách xa thôn xóm 500 cung.Theo luật của nước Giá-ma-la thì mỗi cung dài 4 khuỷu tay, dùng khuỷu tay đểđo. Chỗcó nghi ngờ: là chỗnghi có kẻtrộm, giặc cướp. Khủng bốlà sợcó giặc cướp, ăn trộm. Xá nội: là xóm làng đồng bào.
Luật Ngũphần nói:
Nhất nhất y có nghĩa là Tăng-già-lê hay y Uất-đa-la-tăng, cái nào nặng thì gởi một cái. Không được gởi y An-đà-hội vì phải mặc nơi thân. Không được gởi hai y, vì khi lễbái, nhập chúng, khất thực, không được mặc một y. Có nhân duyên tức là việc của Tháp, việc của hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) và bao nhiêu việc khác.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến đêm thứ7, mặt trời chưa xuất hiện, không xảy, tay không rờđụng y, không ném đá đến được chỗở, mặt trời xuất hiện, phạm Xảđọa.
Không phạm: Tưởng là bịcướp đoạt, v.v... đường sá trởngại và các tai nạn khác.
Luật Tăng kỳnói:
Tăng Yết-ma, được phép một tháng không mất y.
Luật Ngũphần nói:
Nếu một đêm, hai đêm, cho đến năm đêm, việc rồi không trởvề, phạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Trong lòng vốn đi tạm, nghĩrằng sẽtrởvềliền, đến đó vì sựviệc phải ởlại, không vềkịp chỗđểy, thì không có lỗi lìa y.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu ởnơi A-lan-nhã chúng Tăng nhiều, phòng xá chắc chắn, khỏi phải gởi nơi xóm làng. Nếu gởi, khi gởi y rồi, mỗi sáu đêm một lần đến xem, thấy y rồi, vềlại chỗA-lan-nhã.
30. GIỚI XOAY VẬT CỦA TĂNG VỀCHO MÌNH
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết đó là vật thuộc Tăng, mà tựxoay vềcho mình, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO10:
Nước Xá-vệcó một cưsĩ, thường ưa dâng cúng Phật và chưTăng thức ăn và y tốt. Bạt-nan-đà nói với cưsĩấy rằng: “Tăng được cúng thì có nhiều người, vậy ông chỉcúng thức ăn cho Tăng, còn y thì cúng cho tôi.” Cưsĩnghe theo.
Hôm sau, theo lời mời chúng Tăng đến nhà. Cưsĩthấy oai nghi đầy đủ, nói lớn rằng: Hối hận không được cúng y. Tỳ-kheo hỏi biết vấn đề, bạch Phật kiết giới. Khi ấy, các Tỳ-kheo không biết là vật của Tăng hay không phải là vật của Tăng, là vật đã hứa cho Tăng hay chưa hứa cho Tăng, sau mới biết là vật của Tăng hay đã hứa cho Tăng, hoặc tác sám Xảđọa, hoặc lấy làm xấu hổ. Phật dạy: không biết thì không phạm.
GIẢI THÍCH:
Tăng vật: là vật vì Tăng mà sắm, đã dâng cho Tăng, đã hứa cho Tăng. Vật: là chỉcho y, bát, tọa cụ, ống đựng kim cho đến đồđựng nước.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết là vật của Tăng, tìm cách xoay vềcho mình phạm Xảđọa. Vật của Tăng mà chuyển cho Tháp, vật của Tháp mà chuyển cho Tăng. Vật của Tăng bốn phương, vật của Tăng hiện tiền, vật của Tỳ-kheo Tăng, vật của Tỳ-kheo-ni chúng, triển chuyển đổi nhau, đều phạm Ðột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðã hứa mà tưởng là không hứa. Hứa ít mà khuyên cho nhiều. Hứa ít người mà khuyên cho nhiều người. Hứa cho đồxấu, mà khuyên cho đồtốt.
Luật Căn bảnnói:
Ðã hứa cho là tưởng đã hứa, và nghi phạm Xảđọa.11
Chưa hứa tưởng đã hứa và nghi phạm Ðột-kiết-la. Ðã hứa tưởng chưa hứa, chưa hứa tưởng đã hứa thì không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu có người muốn bốthí, hỏi Tỳ-kheo, nên cúng cho chỗnào. Tỳ-kheo nên đáp: “Tùy lòng ông kính trọng chỗnào thì cúng cho chỗấy.” Nếu họlại hỏi: “Cúng chỗnào được quảbáo nhiều.” Nên trảlời: “Cúng cho Tăng quảbáo nhiều.” Nếu lại hỏi: “Tăng ởtrú xứnào trì giới thanh tịnh có công đức.” Nên trảlời: “Tăng không phạm giới, thanh tịnh.” Nếu có người đem vật đến cúng, Tỳ-kheo nên nói: “Cúng cho Tăng được quảbáo lớn.” Nếu họnói: “Tôi đã cúng cho Tăng rồi, nay muốn cúng cho Tôn giả.” Nhưvậy nhận không tội. Nếu biết vật ấy họhướng đến Tăng khiến họxoay lại cho mình, phạm Xảđọa. Vật ấy Tăng không nên trảlại. Tăng nên thọdụng. Nếu khiến họxoay vềcho người khác, phạm Ba-dật-đề. Biết vật ấy hướng cho vịTăng này, khiến họxoay cho vịTăng khaùc v.v... đều phạm tội Việt tỳ-ni. Biết vật ấy họhướng cho sinh vật này mà bảo họxoay cho sinh vật khác, phạm Việt tỳ-ni tâm hối.
Luật NgũPhần nói:
Nếu thí chủtựxoay (tựđổi ý) muốn đem vật định cúng Tăng, cúng cho mình thì không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Vật định cho người, khiến đem cho mình, thì nên trảlại cho họ. Nếu vật định cúng cho Tháp này xoay vềcho Tháp kia, vật của Tăng kỳ12này xoay cho Tăng kỳkia, không nên trảlại mà chỉsám Ðột-kiết-la. Nếu hạlạp Tựtứxoay vật của chúng Tăng này hướng vềcho Tăng khác, nên trảlại, rồi tác sám Ðột-kiết-la. Không trảlại, tính thành tiền kết tội. Diện môn lạp13cũng nhưvậy.
C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng ba mươi pháp Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
Thiên thứtưnói về30 pháp Xảđọa xong.
V. THIÊN THỨNĂM: 90 BA-DẬT-ÐỀ
Chia làm ba: Nêu chung, kê riêng và kết thúc.
A. NÊU CHUNG
Luật Tăng kỳcó 92, luật Ngũphầncó 91.
Thưa các Ðại đức, đây là chín mươi pháp Ba-dật-đề, rút ra từGiới kinh, nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Luật Căn bản14nói:
Ba-dật-để-ca, nghĩa là đọa lạc nơi bịthiêu đốt. Tức là khi phạm tội này đọa nơi địa ngục, bàng sanh, ngạquỷ, trong đường ác chịu khổthiêu đốt. Lại nữa, tội này nếu không ân cần nói lên tha thiết đểtrừtội, thì nó có khảnăng làm trởngại các pháp lành.
B. KÊ RIÊNG
Có 90 giới điều, từgiới nói láo cho đến giới 90 là may y đồng với y của Phật.
1. GIỚI NÓI DỐI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế. Vì cứu chúng sanh nên được khai cho.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý nói dối, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH15:
Thích tửTượng Lực cùng với ngoại đạo Phạm chí luận nghị, trường hợp không hơn được, bèn nói ngược lại với ý trước. Khi trong Tăng hỏi, cũng nói ngược lại với lời trước. Phạm chí cơhiềm, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TẠNG CỦA TỘI
Thấy, nghe, xúc16, biết... tám loại vọng ngữ, nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Khi thuyết giới, sau ba lần hỏi, nhớmình có tội mà không nói, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Trái với lòng mà nói đều phạm tội đọa. Nếu nói không trái với lòng thì không phạm.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
ÐệtửPhật phải nói thật, không nên thềđểminh oan, vì thềlà chứng tỏngười ta không tin mình. Dù bịvu oan cũng không nên thềthốt.
Luật Thập tụng nói:
Không được tựmình phù chú hay phù chú cho người. Không được đem vật gì ra đểtựthềhay rủa người khác. Không được đem mình phó thác cho thần Thánh hay bảo người phó thác chothần thánh. Phù chú hay cầu cạnh thần Thánh là cùng một loại. (Nhưnhững việc đầu trạng hay tếthần... hiện nay).
2. GIỚI CHÊ BAI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế. Nếu chỉchê người thì kết tội nhẹ, nếu có khen mình thì bịtội nặng; nếu có gây thêm phiền não thì mất luôn giới của Bồ-tát.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói lời nhục mạbằng các giống loài, Ba-dật-đề
NGUYÊN DO17:
Lục quần xửđoán việc tranh chấp, dùng đủchủng loại nhục mạTỳ-kheo. Tỳ-kheo vì xấu hổ, nên quên trước quên sau, không nói được, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Tướng trạng của tội: Nhục mạbằng các giống loài; tức là nói giòng họthấp kém, làm nghềthấp kém, kỹthuật thấp kém, công xảo thấp kém. Hoặc chê là người phạm tội, người nhiều kết sử, người mù lòa trọc đầu v.v... Hoặc đối diện nói: Ngươi sanh trong nhà Chiên-đà-la (giòng họhạtiện), cho đến các hoạn nạn, dồn dập vềcho người...
Hoặc mượn lời ví đểmắng nhưnói: “Ngươi giống nhưngười sanh trong nhà Chiên-đà-la v.v..” Hoặc tựđem mình đểso sánh mà mắng, nhưnói: “Tao không phải giòng Chiên-đà-la v.v..” đều phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Nếu dùng cách nói khéo léo đối diện mắng, dùng lời ví đểmắng, tựso sánh mình đểmắng, nói rõ ràng hay không rõ ràng đều phạm Ðột-kiết-la. Nói pháp khéo léo, nhưnói: Người ởnơi A-lan-nhã (rừng vắng), người mặc áo vá, người khất thực, cho đến người ngồi thiền. Ðối diện nói: “Ông là người A-lan-nhã v.v..” Nói ví đểmắng, nhưnói: “Ông tựa nhưkẻởA-lan-nhã v.v...” Tựso sánh mình đểmắng, nhưnói: “Tao không phải người ởnơi A-lan-nhã v.v...” Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì đem lại lợi ích cho nhau, nên nói vì Pháp, vì Phật, vì giáo giới nên nói. Vì quen thân cho nên nói. Hoặc nói giỡn, nói lỡlời, nói một mình, nói trong mộng, nói nhầm.
Luật Ngũphần nói:
Mạnhục bốn chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni mạnhục Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề, mạnhục ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
3. GIỚI NÓI HAI LƯỠI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói lời ly gián, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO18:
Lục quần truyền nói lời kín của bên này bên kia, làm cho trong chúng chưa có cãi cọsanh cãi cọ; đã có cãi cọkhông chấm dứt được, cho nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói rõ ràng hay không rõ ràng, tội phạm đồng nhưgiới trước. Tỳ-kheo-ni cũng đồng nhưgiới trước.
Trường hợp không phạm nhưsau: Vì đểphá bạn tri thức xấu, bạn đảng xấu, phi pháp, phi luật Yết-ma, vô nghĩa, vô ích mà nói nhiều v.v...
PHỤ:
Nói việc của người nơi cửa quan, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Nếu có kẻbạch y ởtrong chùa, muốn làm việc quấy ác, xâm phạm não loạn Tỳ-kheo, nên tha thiết nói với họkhiến cho họđược nhiếp phục. Nếu không nhiếp phục họđược, không nên trình thẳng đến vua. Trước hết nên nói với bạn bè của kẻác này biết, kếđó mới nói với phu nhơn của vua và con vua, đại thần v.v.... Nếu người ấy bỏviệc quấy ác thì thôi, đừng nên tiến hành công việc ấy nữa.
4. GIỚI NGỦCÙNG NHÀ VỚI NGƯỜI NỮ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào cùng phụnữngủchung một nhà, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO19:
Ngài A-na-luật từnước Xá-vệđến nước Câu-tát- la, trên đường đi gặp một thôn, không có trú xứcủa Tỳ-kheo. Nghe nhà của một dâm nữ, khách qua đường xin nghỉđêm tại đó. Tôn giảđến xin nghỉtrọdưới cánh cửa. Khi đó có các Trưởng giảcũng đến đó xin nghỉlại đêm. Chỗchật người đông dâm nữmời Tôn giảvào trong nhà nghỉ. Tôn giảngồi kiết già, đểtưtưởng trước mặt. Ðầu đêm, dâm nữđến xin được làm vợ. Tôn giảkhông trảlời mà cũng không nhìn ngó. Ðến cuối đêm dâm nữlại cởi y đến nắm tay Tôn giả. Ngài vọt người lên trên hưkhông ngồi. Dâm nữhổthẹn, mặc áo vào chắp tay, ba lần sám hối. Tôn giảtrởvềchỗcũngồi, nói pháp vi diệu. Dâm nữđạt được pháp nhãn tịnh, thọTam quy, Ngũgiới, làm người Ưu-bà-di. Ngày hôm sau, Tôn giảthọsựcúng dường cơm trưa của dâm nữ, và nói pháp rồi đi. Vềđến Tăng-già-lam, Tôn giảkểlại cho chúng nghe. Người thiểu dục cơhiềm, bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Nhà có 4 loại:
a) Bốn phía có vách, trên có lợp.
b) Phía trước trống, không có vách.
c) Tuy có vách mà không bao hết.
d) Hoặc che hết mà có chỗmởra vào.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo và phụnữhoặc đến trước hay sau, hoặc cùng đến, nếu nằm xuống, lưng, sường bén đất (chiếu), phạm Ba-dật-đề. Tùy theo sựtrởmình, phạm Ba-dật-đề. Cùng với quỷnữ, súc sanh nữ, và người huỳnh môn (bất năng nam), người hai căn, ngủchung nhà, phạm Ðột-kiết-la. Ban ngày phụnữđứng, Tỳ-kheo nằm, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không biết có phụnữ, nhà thiếu chỗ, có che ngăn, hoặc đi, hoặc ngồi, bệnh nằm, bịtrói.
Luật Ngũphần nói:
Nếu cùng lợp mà ngăn riêng hoặc đại hội thuyết pháp, hoặc mẹ, chị, em, bà con, bệnh hoạn hay có người nam hiểu biết làm bạn, không nằm đều không phạm.
Luật Nhiếp nói:
Nếu cùng với trời, rồng cái có thểthấy hình và bàng sanh cái, ngủđồng chỗ, đều mắc ác tác. Bàng sanh cỡnhỏ, không thểhành dâm, không phạm. Nếu có cha mẹ, phu chủv.v... thủhộ, đồng ngủ, không phạm.
5. GIỚI CÙNG NGƯỜI CHƯA THỌÐẠI GIỚI NGỦBA ÐÊM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ngủđêm chung nhà với ngườichưa thọÐại giới quá hai đêm, đến đêm thứba, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO20:
Lục quần cùng với các Trưởng giảngủchung trong giảng đường. Một Tỳ-kheo buông tâm ngủnghỉ, trởmình bịlộhình. Một Tỳ-kheo lấy y tủlại, sau đó lại trởmình lộhình, nhưvậy đến lần thứba. Trưởng giảcơhiềm, chếgiễu cho nên Phật chếcấm. Sau đó đức Phật ởnước Câu-thiểm-di, vì La-vân (La-hầu-la) chưa thọÐại giới nên các Tỳ-kheo đuổi ra ngoài. La Vân phải đến ngủnơi nhà tiêu. Ðức ThếTôn biết việc đoù, bèn đến cầu tiêu dẫn La-vân vềphòng của mình ngủmột đêm. Sáng ngày đức Phật họp Tỳ-kheo lại, nói rằng: “Các thầy thiếu lòng thương nên đuổi con nít ra ngoài nhưthế. Từnay cho phép các Tỳ-kheo cùng với người chưa thọÐại giới ngủhai đêm, đến đêm thứba khi mặt trời chưa xuất hiện nên thức dậy bảo tránh đi nơi khác. Nếu đến đêm thứtưnên tựmình tránh hoặc bảo người ấy tránh đi”.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đồng nhưgiới trước. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu cùng với người chưa thọCụtúc ngủchung một nhà, nên dùng đến màn ngăn, cao đến cổhay đến nách, màn thòng gần sát đất, con mèo chui qua không được.
Luật Thập tụng nói:
Có Tỳ-kheo bệnh, sai Sa-di cung cấp hầu hạ, tuy nằm, không phạm. Nhưng nếu có một Tỳ-kheo không bệnh ởđó, không nên nằm.
Luật Căn bản nói:
Nếu sau khi an cư, có một Tỳ-kheo xấu đến trong chùa, thầy chủchùa nên cho cùng với cầu tịch (Sa-di) ngủchung một phòng cho đến hết an cư, không có gì phải nghi hoặc. Hạxong rồi, nếu có thểđuổi đi thì cứtống cổđi. Còn không thểđuổi đi, thì nên tìm cách đưa cầu tịch đến chùa khác. Trên đường đi, tuy phải ngủquá hai đêm, suốt đêm nên ngủ, không có gì nghi hoặc.
PHỤ:
Căn bản mục-đắc-ca nói:
Không cùng với người thếtục, cầu tịch, thọhọc nhơn, người biệt trú v.v... ngồi chung, nếu coù nạn duyên thì không phạm.
6. GIỚI CÙNG VỚI NGƯỜI CHƯA THỌÐẠI GIỚI TỤNG NIỆM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cùng tụng đọc chung với người chưa thọÐại giới, Ba-dật-đề.
Kinh Giới nhân duyên nói:
Nếu Tỳ-kheo đến người chưa thọgiới Cụtúc nói một câu giới pháp, phạm Ba-dật-đề. (Xét rằng trong luật Thiện kiến, cũng đồng vớiý này. Bởi vì tên của năm thiên chỉlà pháp của đại Tăng, nếu Sa-di... biết hết trởthành giá nạn vậy).
NGUYÊN DO21:
Lục quần cùng với các Trưởng giảtụng kinh Phật tại giảng đường, âm thanh to lớn nhưgiọng đọc kinh của Bà-la-môn, náo loạn các vịtọa thiền, cho nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Người chưa thọÐại giới: ngoài Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, tất cảmọi người khác vậy.
Luật Tăng kỳnói:
Tuy Tỳ-kheo-ni thọCụtúc rồi cũng không được dạy. Nếu muốn truyền thọkinh cho đệtử, nên bảo họrằng: “Ðợi tôi tụng xong ông sẽtụng”.Nếu họkhông chịu nhận lời dạy ấy, thì không được dạy.
Luật Ngũphầnnói:
Ðồng tụng tức là cùng tụng một lượt. Hoặc người dạy nói chưa xong, người học đã nói. Hoặc người kia tụng chưa xong, người này đã tụng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Thầy không dạy rằng: Tôi nói rồi ông sẽnói, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-dề.
Không phạm: Thầy nói rồi trò nói, hay là hai người đồng nghiệp cùng tụng v.v...
Luật Thiện kiến nói:
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, ngài Ca-diếp là bậc Thượng tọa, cùng 500 vịA-la-hán kiết tập ba tạng, nếu cùng với người chưa thọÐạigiới đọc tụng, phạm Ba-dật-đề. Nếu Pháp sưsoạn thuật văn tự, cùng đọc tụng thì không phạm.
7. GIỚI ÐẾN NGƯỜI NGOÀI NÓI TỘI THÔ CỦA KẺKHÁC
Ðại thừa đồng chế. Nghĩa sớnói: Nói lỗi của người có hai cách:
- Với tâm hãm hại, muốn cho người kia mất danh lợi v.v...
- Với tâm trịphạt, muốn cho người kia bịtrói buộc.
Cảhai tâm này đều do nghiệp đóng vai chủ, chắc chắn phạm trọng giới. Nếu với tâm khuyên cải hóa mà nói, và được Tăng sai mà nói, đều không phạm. Lại nữa, nếu phạm thất nghịch, thập trọng, người đó mất giới. Sau khi mất giới rồi, mà nói thì chỉphạm khinh tội mà thôi.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết vịkhác có tội thô ác, đem nói với người chưa thọÐại giới, trừTăng Yết-ma, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO22:
Ðức Phật ởnúi Kỳ-xà-quật, khi ấy có các vịTỳ-kheo đang hành pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, ngồi dưới chúng Tăng. Lục quần nói với bạch y những vịấy phạm tội nhưvậy, nhưvậy, bịphạt nên ngồi dưới chúng. Các Tỳ-kheo phạm tội nghe nhưvậy hổthẹn, Tỳ-kheo khác cũng hổthẹn bạch Phật, kiết giới. Sau đó ngài Xá-lợi-phất được Tăng sai đến nơi vương cung và nhơn dân nói tội của Ðiều-đạt, liền sanh tâm cẩn thận sợsệt. Phật dạy: “Tăng sai, không phạm”.
GIẢI THÍCH:
Thô ác: là tội Ba-la-di, Tăng tàn. Tăng: là cùng một Yết-ma, cùng một thuyết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu nói rõ ràng phạm Ba-dật-đề, không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Trừtội thô ác, còn các tội khác, đến người chưa thọÐại giới nói, phạm Ðột-kiết-la. Tựmình, phạm thô tội, đến người chưa thọgiới nói, phạm Ðột-kiết-la. TrừTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, đem thô tội của người khác, đến người chưa thọgiới nói, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Người bạch y trước đã nghe thô tội này rồi...
Luật Tăng kỳnói:
Tỳ-kheo-ni tuy đã thọCụtúc giới, cũng không được nói với họ.
Luật Căn bản nói:
Nếu đối với nhà thếtục không biết mà tưởng là họkhông biết, hay là nghi mà đến họnói phạm tội đọa. Nếu đối với nhà thếtục đã biết mà tưởng là họkhông biết, hay là nghi, maø đến họnói, mắc ác tác.
Không phạm: Ðối với nhà thếtục không biết mà tưởng là họđã biết trước v.v...
Luật Ngũphần nói:
Bảo đến nói với Ất mà nói với Giáp, bảo nói tội này, mà nói tội khác, đều phạm Ba-dật-đề.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tăng Yết-ma cho phép Tỳ-kheo này là người đi nói tội mà Tỳ-kheo khác đi nói, phạm Ðột-kiết-la. Nếu bảo nói với người này, nói chỗnày, mà đến người kia nói, nói chỗkia, phạm Ðột-kiết-la.Nếu khi Tăng tác Yết-ma qui định tùy ý nói, nói lúc nào, nói chỗnào cũng được thì nói không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Thà phá đập tượng, không nên đến người chưa thọCụtúc giới nói lỗi của Tỳ-kheo. Nếu nói tội thì phá Pháp thân vậy. Nếu nói tên hai thiên của tội phạm Ba-dật-đề, nói sựtướng của tội, phạm Ðoät kiết-la.
BIỆN MINH:
Hỏi: - Ngũphầnnói: Bảo đến nói với Giáp mà nói với Ất v.v... đều phạm Ba-dật-đề. Thập tụnglại nói: Ðến người khác, chỗkhác nói, chỉphạm Ðột- kiết-la. Nhưvậy theo bên nào?
Ðáp: - Ðã được Tăng sai nhưng cái đích đểđến (là Giáp) không đúng hẳn, tuy nhầm, nhưng nên
theo luật Thập tụngkết khinh tội; nhưng vì do ác tâm, muốn trù dập người nên đến Ất nói, do vậy, phải theo luật Ngũphầnkết trọng tội là phải.
8. GIỚI ÐẾN NGƯỜI NGOÀI NÓI PHÁP ÐÃ CHỨNG
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đối với người chưa thọCụtúc mà tựnói mình chứng ngộpháp Thượng nhơn rằng: “Tôi biết điều ấy; tôi thấy điều ấy”. Nếu đây là sựthật, Ba-dật-đề.
(Theo trong kinh Giới nhân duyênthì nói với Sa-di cho nên chế).
NGUYÊN DO23:
Duyên khởi bởi các Tỳ-kheo nơi vườn Bà-cầu nên Phật chế. Nhưđã nói rõ trong thiên đầu.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói một cách rõ ràng phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Ðến quỷsúc sanh nói phạm Ðột-kiết-la, đến người thọÐại giới không đồng tình mà nói phạm Ðột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nhưtrong thiên đầu đã nói.
Luật Ngũphần nói:
Người thọÐại giới, không hỏi mà nói, mỗi lời phạm một Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trước khi Nê-hoàn (Niết-bàn).
Luật Thập tụng nói:
Thật là A-la-hán, cho đến đạt được niệm A-na-ban-na24mà nói với người, phạm Ðột-kiết-la. Nói loài trời v.v... phạm Ba-dật-đề. Nói thổquỷphạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Ðối với người thếtục, hiện thần thông, mắc tội ác tác.
Không phạm: Vì đểhiện bày Thánh giáo, hiện việc hy hữu, hoặc vì giáo hóa hữu tình, điều phục taâm, tuy nói, nhưng không tội.
Luận Tát-bà-đa nói:
Vì danh lợi nói: “Tôi trì giới thanh tịnh, tụng Tam tạng, tụng đâu hiểu đó, hỏi đâu trảlời đó”, đến người nói, đều phạm Ðột-kiết-la.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Nói với người cuồng, loạn tâm, bệnh nặng, Ðột-kiết-la.
9. GIỚI NÓI PHÁP CHO NGƯỜI NỮNGHE QUÁ HẠN
Ðây thuộc vềgiá tội. Ðại thừa đồng học. Nếu tránh được sựcơhiềm thì nói rộng hay nói hẹp tùy ý, không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, thuyết pháp cho người nữquá năm, sáu lời, trừcó mặt người nam có trí, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO25:
Ca-lưu-đà-di khất thực đến nhà Trưởng giả, trước mặt mẹchồng, ông ghé tai nói pháp cho nàng dâu nghe, mẹchồng thấy vậy, sanh nghi, nên Phật chếcấm. Sau đó các Tỳ-kheo không dám vì người nữnói pháp, Phật lại kiết văn giới này.
GIẢI THÍCH:
Năm lời: tức là sắc vô ngã cho đến thức vô ngã.
Sáu lời: tức là Nhãn vô thường cho đến Thức vô thường. Có mặt người nam có trí: tức là người hiểu biết được việc tốt việc xấu, việc phải việc quấy.
Luật Nhiếp nói:
Năm sáu lời tương ứng nhau, hễcó sựnói naêng thì gọi là năm sáu lời.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết la.
Không phạm: Có mặt người nam có trí nói quá năm sáu lời. Nếu không có người nam có trí mà truyền năm giới, nói pháp năm giới, thọBát quan trai giới, nói pháp Bát quan trai, nói pháp bát Thánh đạo, 10 pháp lành (thập thiện), 10 pháp không lành. Và người nữhỏi nghĩa lý cần trảlời mà họkhông hiểu nên phải nói rộng.
Luật Ngũphần nói:
Vì người nữ, nói pháp năm sáu lời rồi, nói rằng: “Bài pháp đến đây là hết, đứng dậy đi”, lại có nhân duyên, ngồi trởlại, nói lại, không phạm. Nếu nói năm sáu lời rồi, lại có người nữkhác đến, vì người nữsau nói, tiếp tục nhưvậy, cho đến rất nhiều người nữ, vì họnói, đều không phạm. Nếu mình đọc kinh, người nữđến nghe, hỏi nghĩa lý kinh, giải thích quá naêm sáu lời, đều không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nữlà người có khảnăng chấp nhận sựdâm dục nếu chưa kham nhận làm việc dâm dục, phạm Ðột-kiết-la.
10. GIỚI ÐÀO ÐẤT.
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tựtay đào đất hoặc bảo người đào, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO26:
Lục quần tu bổgiảng đường cho đức Phật, tựtay đào đất xung quanh, Trưởng giảcơhiềm vì làm chết sinh mạng, cho nên chếcấm. Lục quần lại sai người đào cũng bịTrưởng giảcơhiềm cho nên đức Phật lại kiết giới lần thứhai.
GIẢI THÍCH:
Ðất có 2 thứ: Ðất đã đào và đất chưa đào. Ðất đã đào trải qua bốn tháng có mưa nắng trởthành nhưchưa đào.
Luật Thập tụng nói:
Ðất có 2 loại: đất sống và đất không sống. Có quốc độmưa nhiều, tám tháng đất sống (sau tiết kinh trập, trước tiết lập đông), có quốc độít mưa, bốn tháng đất sống (bốn tháng mùa hạ). Trừthời gian đó ra gọi là đất không sống.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu dùng bừa hay dùng xuổng, hay dùng chày, hoặc dùng dao, cho đến móng tay làm tổn thương đến đất, đốt lửa trên đất, tất cảđều phạm Ba-dật-đề. Nếu không nói: “Biết cái này, xem cái này”, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu có nói: “Biết cái này, xem cái này”. (Ðây là một tịnh ngữ. Ý nói người tịnh nhơn kia tựbiết, tựxemxét chỗnào nên đào, chỗnào nên để. Tỳ-kheo không nên nói thẳng cuốc chỗnày, đểchỗkia); hoặc phát câyrừng, tre trúc, hàng rào ngã đỡđứng dậy, lật gạch đá, lấy phân bò; lấy đất bờsập, lấy đất chuột đào làm hang, hoặc dọn đất chỗđi kinh hành, hoặc dọn đất trong nhà, hoặc chỗđi tới đi lui, hay đất quét nhà, đất đắp đểtựa, hoặc là không cốđào, đều không phạm.
Luật Tăng kỳnói:
Trên chỗđất lõm bên bờsông lấy chân đạp, mỗi đạp là một Ba-dật-đề. Bờlõm bên đường đi hay chỗđất sập thì không phạm.
Thầy Tỳ-kheo trịsựcó nhiều vật của Tháp, vật của Tăng muốn chứa cất trong đất, hoặc chỗtrống, sanh địa27, không được tựtay mình đào, nên cho tịnh nhơn biết. Nếu ởchỗđất bịkhuất, tửđịa, được tựtay đào đất. Khi khui miệng hầm, khi đậy miệng hầm cũng vậy.Nếu đất chết mà có mưa, không nên tựtay đào, bảo tịnh nhơn đào lấy hết chỗnước thấm. sau đó tựtay đào, không tội.
Ðào đất, Ba-dật-đề. Phân nửa là cát, tội Việt tỳ-ni. Hoàn toàn là cát, không tội, phân, tro cũng vậy.
Luật Thập tụng nói:
Ðào đất không sống, mỗi lần đào là một Ðột-kiết-la. Ðào đất sống, mỗi lần đào một Ba-dật-đề. Tựtay đắp bờ, cho đến gieo hạt rau cải, mỗi hành động nhưvậy phạm Ðột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo là Kiến trúc sưmuốn khởi công làm tượng Phật mới, hay Tăng phòng, đắp đất làm khuôn, thì không phạm, còn Tỳ-kheo khác thì phạm tội. Nếu là vàng bạc sống (chưa lọc) v.v.... các vùng mỏ, hoặc chỗđất trắng,đất đỏ, màu vàng nhạt, chỗsanh thạch (đá sống), chỗhắc thạch (đá đen), chỗcát, chỗruộng muối, đào không phạm.
Luật Căn bản nói:
Ðào đất sống phạm Ba-dật-đề, không phải sanh địa (đất sống) tội ác tác. Ðóng nọc phạm Ba-dật-để-ca (Ba-dật-đề), nhổnọc phạm ác tác. Nếu Tỳ-kheo với chức năng tri sựmuốn làm nền, gặp lúc thuận tiện mà không có tịnh nhơn, cần đóng nọc đểphân định ranh giới, đóng sâu xuống bốn ngón tay, không phạm.
Luật Ngũphần nói:
Ba chúng sau đào đất không lý do, phạm Ðột-kiết-la, nếu laáy đất khô ráo, không phạm.
11. GIỚI PHÁ HOẠI thôN QUỶTHẦN28
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, phá hoại mầm sống cây cỏ, Ba-
dật-đề.
NGUYÊN DO29:
Có một vịTỳ-kheo ởnơi chốn khoáng dã, sửa sang phòng nhà, tựmình chặt cây, nên Phật cấm chế.
GIẢI THÍCH:
Quỷ(thực vật): là không phải người. Nơi ởcủa quỷthần là chỉcho tất cảcây cỏvậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu tựmình chặt, tựmình sao, tựmình nấu, hay dạy người chặt, sao, nấu, đều phạm Ba-dật-đề. Ðóng đinh lên cây, lấy lửa đặt lên trên cỏcây, chặt đứt, đều phạm Ba-dật-đề. Làm cho phân nửa chết, phân nửa sống đối với cỏcây, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu nói: “Biết đây, xem đây!”, nếu chặtcỏcây khô và trường hợp vì nhầm làm đứt nó.
Luật Ngũphần nói:
Nếu Tỳ-kheo, cần dùng những việc gì thì nên nói với tịnh nhơn: “Ngươi biết cho (tri thị)!” Nếu họkhông hiểu, nên nói lại: “Ngươi xem xét cho (khán tri)!” Nếu tựchặt thôn quỷthần (cỏcây), hoặc bảo người chặt, phạm Ba-dật-đề. Cỏsống, tưởng là cỏsống hay nghi đều phạm Ba-dật-đề. Cỏkhô, tưởng là cỏkhô; cỏsống, tưởng là cỏkhô, không phạm. Ba chúng dưới giết sựsống của cỏcây không lý do, phạm Ðột-kiết-la. Nếu bịlửa đốt, bịbẻ, bịchặt, biết chắc là không phải cỏcây sống thì không phạm. Nơi trú xứcác Tỳ-kheo ở, nơi sân sanh cỏ, cho phép bảo tịnh nhơn biết.
Luận Tát-bà-đa nói:
Có ba giới rất lợi ích cho Phật pháp: Không được gánh vác, không được giết cỏcây, không được đào đất. Nếu không chếba giới này, quốc vương sẽbắt các Tỳ-kheo phục dịch (công tác công cộng có liên hệđến ba giới). Ba chúng là tịnh nhơn nên không phạm.
Không được leo lên cây hái trái, hay rung cây đểtrái rớt.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Lấy tro, đất, cát, phủlên trên cỏsống, phạm Ðột-kiết-la. nuốt trộng trái sống chưa tác tịnh, phạm Ðột-kiết-la. Nhổnấm, phạm Ðột-kiết-la.Thọc cho trái chín rớt, phạm Ðột-kiết-la. Thọc cho trái sống rớt phạm Ba-dật-đề.
Luật Thiện kiến nói:
Cây ngã đè Tỳ-kheo mà không chết, tuy trong tay có dao, búa v.v.... thà chết chứkhông chặt cây, đào đất đểkhỏi chết. Tại sao vậy? Ðào đất chặt cây phạm tội đọa. Người trí tuệthà giữgiới mà chết chứkhông đểphạm giới mà sống. Nếu có người phóng hỏa đốt, cháy đến chùa, vì bảo vệtrú xứđược phép chẻtre đào đất đểdập ngọn lửa, không phạm.
Cây có hai loại: loại mọc dưới nước, loại mọc trên đất. Hoa sen nổi trên mặt nước mà sống, nếu còn trong nước mà lật úp lại, phạm Ðột-kiết-la, nếu lên khỏi nước phạm Ba-dật-đề. Nếu cần bông trái, được phép kéo nhánh cây hạthấp xuống, bảo tịnh nhơn hái thì không phạm, không được làm cho cây gãy. Nếu cây cao, tịnh nhơn với không tới, Tỳ-kheo bồng tịnh nhơn lên đểhái, không phạm. Nếu cây ngã đè người, Tỳ-kheo chặt cây, đào đất đểcứu mạng sống của người đó, không phạm. (Trước nói không được là tựcứu mình, nay nói không phạm vì cứu người vậy, hoàn toàn đồng với ý Thánh giáo Ðại thừa).
Luật Tăng kỳnói:
Có quốc độlàm kho chứa lúa sợphi nhơn ăn trộm, dùng tre, lửa đốt lên làm dấu cho biết, đây tức là tác tịnh rồi. NhưMa-ma-đế30có kho chứa lúa chưa tác tịnh, sợTỳ-kheo nhỏtuổi không biết pháp, khiến tịnh nhơn hỏa tịnh, cho đến hết kho lúa, Tỳ-kheo được nói: “xay đi, không phạm”.
Luật Căn bảnnói:
Người có trách nhiệm lo công việc chùa, khi muốn chặt cây, bảy, tám ngày trước đó, dưới gốc cây, nên bày các vật phẩm cúng tế, và tụng kinh chú nguyện, thuyết thập thiện đạo, khen ngợi hành động lành, lại nên nói rằng: “Nếu nơi cây này trước đây có vịThiên thần nào trú ngụ, nay nên tìm chỗkhác ở.Cây này vì công việc Tam bảo, cần dùng.” Sau đó bảy, tám ngày mới chặt. Khi chặt cây nếu có tướng khác hiện, nên vì khen ngợi công đức thí xả, nói cái lỗi xan tham.Nếu tướng khác vẫn còn hiện thì không nên chặt. Nếu không có tướng khác hiện thì mới chặt vậy. (Nghĩa là khiến người tịnh nhơn “tri” (biết) chứkhông phải Tỳ-kheo tựtay chặt vậy).
CHƯÙNG MINH:
Căn bản tạp sựnói:
Nước Ðắc-xoa-thi-la có một long vương tên Y-la-bát, hóa thân làm hình của Ma-nộp-bà (thiếu niên) mang một tráp đầy vàng, đi khắp các nơi, dùng kệxướng rằng:
“ Chỗnào vua là lớn.
Trong nhiễm mà không nhiễm,
Không nhiễm mà lại nhiễm.
Người nào là người ngu?
Nơi nào người ngu lo,
Nơi nào người trí hỷ,
Ai hòa hợp biệt ly,
Gọi đó là an lạc”.
Nếu ai giải thích được, liền thưởng tráp vàng này. Song không có ai giải thích được. Ði lần đến nước Bà-la-ni-tưcũng xướng nhưvậy. Có người trảlời: “Có bậc thượng trí ởnơi A-lan-nhã, tên là Na-lạt-đà, sẽgiảthích nghĩa này.” Sau đó không bao lâu, Na-lạt-đà đến. Rồng dùng kệhỏi. Người kia nghe, ghi nhớlại, nói rằng: “Mười hai năm sau sẽgiải thích cho ông.” Rồng nói: “Nhưvậy lâu quá, xin trong vòng bảy ngày.”
Khi ấy, Na-lạt-đà liền đến báo với năm Tỳ-kheo Tỳ-kheo trảlời: “Ông có thểhỏi Phật.” Na-lạt-đà liền đến vườn nai, lễdưới chân Phật, ngồi một bên. Phật nói pháp cho nghe, chứng quảDựlưu, nguyện xin xuất gia. Phật dạy:
“Trước hết nên vì Ma-nộp-bà giải thích nghĩa bài tụng, vậy sau mới xuất gia, neân trảlời nhưvầy:
Vua thứsáu là hơn.
Chỗnhiễm liền sanh đắm.
Không nhiễm mà khởi nhiễm.
Nói đó là người ngu.
Người ngu nơi đây lo,
Kẻtrí nơi đây hỷ.
Chỗái biệt ly được,
Gọi an lạc là đây.
Người kia nếu không hiểu, lại vì họnói bài tụng:
Nếu người nghe lời diệu,
Hiểu rồi tu thắng định.
Nếu nghe không rõ nghĩa,
Do người đó phóng dật.
Nếu người kia lại nghi, ông có thểđối với người kia dùng ngón tay ngắt một chiếc lá, nếu hỏi ThếTôn xuất thếchưa? Trảlời: đã xuất thế. Nếu hỏi nơi nào? Trảlời: Tại Thí Lộc Lâm (vườn nai).
Khi ấy, Na-lạt-đà nhận lời dạy của Phật rồi đến chỗcon rồng, trảlời đầy đủnhưtrên. Con rồng kia hóa làm Chuyển luân Thánh vuơng đến chỗđức ThếTôn.Phật nói: “Người là người ngu si, ởthời đức Phật Ca-diếp-ba, thọgiới cấm của Phật, mà không thọtrì nên cảm lấy quảbáo hạliệt làm thân rồng lâu dài. Nay vì lý do nào lại khởi tâm dối trá? Ngay bây giờngươi nên hiện nguyên hình trởlại.
Rồng thưa: “Bạch ThếTôn! Con là thân rồng, vì nhiều oán thù xấu ác, sợcó chúng sanh cùng làm tổn hại. Ðức Phật bảo Kim Cang Thủvì rồng thủhộ. Long vương một mình đến một chỗ, hiện lại nguyên hình. Thân có 7 đầu, đầu đuôi cách nhau có đến 200 dịch (trạm ngựa), trên mỗi đầu mọc một cây y-la đại thọ, bịgió lay động máu mủchảy ra, thấm nhớp hình hài, hôi thúi đáng ghê. Thường có các loài trùng, giòi, ruồi, khắp trên thân thể, ngày đêm rút rỉa ăn nuốt. Lúc ấy, Long vương liền dùng thân cũ, đến chỗThếTôn, lễdưới chân, đứng qua một bên, bạch rằng: “Cúi xin đức ThếTôn vì con thọký, và đến khi nào mới bỏđược thân rồng này?” Phật dạy: “Ðời sau, khi con người sống tám vạn tuổi, có đức Phật ra đời hiệu là TừThị, vì ngươi thọký, sẽthoát khỏi thân rồng.” Long vương buồn khóc, những con mắt trong các đầu đều chảy nước mắt, thành 14 con sông, dòng nước chảy nhanh đáng sợ.Phật bảo: “Phải chấm dứt, đừng đểtổn hại đến nước (quốc gia).” Rồng đảnh lễdưới chân Phật, thoạt biến mất.
Ðại chúng hỏi nguyeân nhân vấn đề. Phật dạy: “Thời đức Phật Ca-diếp-ba, con rồng này ởtrong giáo pháp của Phật, xuất gia tu hành, thấu rõ ba Tạng, lão luyện các pháp định, đi kinh hành dưới cây y-la, đểtựsách tấn mình. Lá cây rơi đụng trán, vẫn nhẫn thọ. Sau đó, vì tâm quá mệt mỏi, nên từthiền định đứng dậy. Hành giảsách tấn kinh hành, lại bịlá cây rơi trúng đầu quá đau, nổi lòng giận dữ, liền dùng tay bẻnhánh quăng xuống đất, nói lời nhưsau: Phật Ca-diếp-ba, những vật vô tình này, thấy có lỗi gì mà chếhọc giới (xứ) khiến ta chịu khổthếnày? Do lòng sân độc hại quá mạnh, phá hủy giới cấm, nên khi chết đọa làm loài rồng.”
PHỤ:
Luật Ngũphần nói:
Không được vì quỷthần và sưngoại đạo làm tháp. Ðã làm rồi thì không được phép phá.
Căn bản ni-đà-na nói:
Ðối với chỗThiên thần không nên cúng dường, cũng đừng khinh khi xâm phạm.
12. GIỚI NÓI QUANH ÐỂQUẤY RẦY NGƯỜI KHÁC
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cốý nói quanh và gây phiền vịkhác, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO31:
Xiển-đà phạm tội, các Tỳ-kheo hỏi, Xiển-đà đem bao nhiêu việc khác nói: “Các vịnói với ai, nói việc gì, bàn luận thếnào, nói với tôi hay nói với ai. Ai phạm tội, tội do đâu sanh. Tôi không thấy toäi, tại sao nói tôi có tội?”
Các Tỳ-kheo cơhiềm, bạch Phật, Phật bảo Tăng tác bạch dưngữ(nói quanh), kiết giới rằng: Tỳ-kheo nào nói quanh co phạm Ba-dật-đề. Xiển-đà nhơn ấy không nói quanh lại gây phiền haän cho chúng Tăng bằng cách: kêu đến, không đến; không kêu lại đến, cần đứng dậy, không đứng; không cần đứng dậy,
lại đứng, nên nói, không nói; không nên nói lại
nói. Phật lại bảo Tăng tác bạch xúc não, kiết giới này lại.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tăng chưa tác bạch dưngữ(nói quanh) mà dưngữphạm Ðột-kiết-la. Nếu tác bạch rồi mà dưngữ, phạm Ba-dật-đề. Tăng chưa tác bạch xúc não (gây phiền hận) mà kêu đến không đến v.v... đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu tác bạch rồi mà xúc não đều phạm Ba-dật-đề. Nếu bậc Thượng tọa kêu đến mà không đến phạm Ðột-kiết-la.Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột- kiết-la.
Không phạm: Nghe lại lời nói trước không hiểu vì có sựmập mờ, cho nên giống là dưngữ(hỏi lại: “Thầy nói với ai?... cho đến tôi không thấy tội này”). Người ấy làm việc phi pháp, hoặc khi ăn hoặc ngồi chỗăn có bệnh, nạn v.v... cho nên giống nhưlà xúc não.
Luật Căn bản nói:
Nếu Tỳ-kheo thấy người thợsăn đuổi con nai v.v... chạy vào chùa. Thợsăn hỏi: “Ông có thấy con nai chạy qua đây không?” Tỳ-kheo không nên nói là: “Thấy”. Nếu lúc trời lạnh nên mời họvào nhà ấm đểsưởi lửa. Nếu là lúc trời nóng thì nên mời họvào nhà mát đểuống nước. Nếu họnói: “Tôi không mệt mỏi.” Tôi cần hỏi con nai chạy qua đây. Trước hết tựxem chỉtrong bàn tay mà nói: “Tôi thấy chỉtrong bàn tay.” Nếu họhỏi nữa, nên nhìn lên thái hưmà nói: “Tôi thấy thái hư.” Nếu họnói: “Tôi không hỏi chỉtay và thái hư, chỉhỏi con vật cần giết có chạy qua đây không?” Liền khi ấy nên xem khắp bốn phương, khởi niệm nhưthếnày: “Ðối với Thắng nghĩa đế, tất cảcác hành, vốn không có hữu tình”, và trảlời: “Tôi không thấy hữu tình.” Nhưvậy đều không phạm. Nếu khi hỏi việc khác, không nhưthật mà trảlời, đều mắc tội đọa.
PHỤ:
Giới không cung kính, các bộluật khác đều có giới này. Ðại ý cùng giới này đồng vậy.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tỳ-kheo không cung kính, phạm Ba-dật-đề. Xiển-đà đối với Thượng tọa, khi nói pháp luật, tác dịngữ(dùng những lời kỳdịđểđáp lại những nạn vấn) đáp, cho nên Phật chếcấm. Tăng sẽvì họghi nhận việc không cung kính bằng cách bạch tứYết-ma. Nếu trước khi chưa ghi nhận, khuyên bảo đừng làm. Họđáp rằng: không làm mà thật làm. Hoặc đáp: sẽlàm mà thật làm, đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu sau khi Tăng đã ghi nhận việc không cung kính, khuyên bảo đừng làm, mà đáp rằng: không làm mà thật làm. Hoặc đáp rằng: sẽlàm mà thật làm, đều phạm Ba-dật-đề.
Luật Ngũphần nói:
Khinh ba thầy (Hòa thượng, Thượng tọa, A-xà-lê)và giới đều phạm mỗi một Ba-dật-đề. Khinh Tỳ-kheo khác phạm Ðột-kiết-la. Cho đến Thầy bảo quét mà không quét, bảo quét thuận gió mà quét nghịch gió đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni cũng nhưvậy. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Luật Nhiếp nói:
Không kính Tăng-già mắc tội đọa. Không kính người khác mắc tội ác tác.
Năm hạng người dạy bảo không được trái nghịch:
1) Quốc vương.
2) NhưLai Ðại sư.
3) Bậc Thượng tọa trong chúng.
4) A-giá-lợi-gia (A-xà-lê).
5) Ô-ba-đà-gia (Hòa thượng).
BIỆN MINH:
Quốc vương dạy bảo tức là thường pháp của quốc gia. Tỳ-kheo không được phạm đến quốc hiến nhưvậy.Nếu dạy bảo một cách phi lý nhưbảo triều bái hay phục dịch v.v... không nên làm theo. Trong Tạng có ghi chép: Sa-môn không nên lễbái người đời v.v... cùng các việc, gồm sáu quyển32, Tỳ-kheo không nên không xem. Hơn nữa, trừbậc NhưLai Ðại sư, nếu hai thầy, Thượng tọa có dạy bảo việc phi pháp cũng không nên phục tùng.
Luật Tứphần nói:
Không nên ởtrước một Hòa thượng, hay nhiều Hòa thượng v.v...(nhiều vịđã 10 hạ) hoặc một A-xà-lê, hay nhiều A-xà-lê v.v... (nhiều vịđã 5 hạ) mặc y phủhai vai và mang guốc dép. Khi thấy hai thầy, Thượng tọa nên đứng dậy chào đón. Trừkhi ăn, khi tác pháp dưthực chứkhông ăn, hoặc bệnh, nên thưa rằng: “Ðại đức tha thứcho con, con có duyên sự<