Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

11/07/202219:53(Xem: 5366)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 6, 2022)
 
Diệu Âm lược dịch
 

BHUTAN: 144 nữ tu sĩ Phật giáo được thọ giới đầy đủ tại buổi lễ mang tính bước ngoặt tại Paro

Ngày 21-6-2022, trong một bước tiến lịch sử nhằm thực hiện sự bình đẳng hơn trong các cơ sở tu viện của Phật giáo, Đức Je Khenpo của Bhutan đã chủ trì một buổi lễ tại thị trấn Paro để truyền giới đầy đủ cho 144 nữ tu sĩ Phật giáo. Trong khi hầu hết các tỳ kheo ni mới xuất gia là người Bhutan, số còn lại tham dự buổi lễ này đến từ các cộng đồng Phật giáo khác ở vùng Hi Mã Lạp Sơn.

Sự kiện này diễn ra sau một phong trào kéo dài hàng thập kỷ đòi xuất gia đầy đủ cho các nữ tu sĩ, vốn thường đối mặt với sự phản đối gay gắt của nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, học thuật và chính trị.

Một trong những tác nhân chính dẫn đến sự thay đổi ở Bhutan ủng hộ phong trào xuất gia cho nữ giới là Tổ chức Nữ tu Bhutan (BNF), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck. Tổ chức BNF đã và đang nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của các nữ tu sĩ Phật giáo ở Bhutan và tăng cường khả năng tiếp cận của họ với giáo dục cơ bản và cao hơn. 

Được thành lập vào năm 2009 bởi nhà hoạt động Phật giáo và giám đốc điều hành, Tiến sĩ Tashi Zangmo, BNF nhằm trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ và sức sống kinh tế của các ngôi làng nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng. Tổ chức này làm việc trực tiếp với khoảng 28 ni viện Phật giáo, giáo dục và đào tạo các ni cô trở thành những người lãnh đạo cộng đồng và giáo viên.

(Buddhistdoor Global – June 22, 2022)  

 

TinTuc_PGTG_2022-06-4-000TinTuc_PGTG_2022-06-4-001

Chư ni trong lễ truyền giới tại Paro, Bhutan
Photos: Zhung Dratshang Facebook
 TinTuc_PGTG_2022-06-4-002
Hoàng Thái hậu Ashi Tshering Yangdoen Wangchuck và chư ni của Tổ chức Nữ tu sĩ Bhutan (BNF)
Photo: BNF

 

 

NHẬT BẢN: Khu lưu trữ mới của chùa Rokuharamitsuji Kyoto trưng bày kho tàng văn hóa

Kyoto, Nhật Bản - Ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Phường Higashiyama của thành phố đã mở cửa cơ sở lưu trữ Reiwakan mới cho công chúng, trưng bày 14 bức tượng Phật giáo được phủ chính chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng, và các tác phẩm khác .

Được thành lập vào thế kỷ thứ 10 bởi Phật Thánh Kuya, người đã truyền bá tín ngưỡng A Di Đà, ngôi chùa này là nơi có bức tượng Tăng thánh Kuya nổi tiếng. Bức tượng được chế tác bởi Kosho, con trai của nhà điêu khắc Phật giáo bậc thầy Unkei, vào thế kỷ 13 của Thời kỳ Kamakura (1185-1333).

Khu lưu trữ mới Reiwakan của chùa Rokuharamitsuji gồm hai-tầng, được làm bằng bê tông cốt thép, với tổng diện tích sàn khoảng 210 mét 2, được xây dựng để kỷ niệm 1,050 năm viên tịch của nhà sư Kuya trong năm nay.

Cùng được trưng bày tại khu lưu trữ Reiwakan là các tác phẩm điêu khắc hiện thực từ thời Kamakura, bao gồm các bức tượng ngồi của Unkei (nhà sư thiên tài về điêu khắc) và lãnh chúa Taira no Kiyomori, cũng như Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng của Jocho, một nhà điêu khắc bậc thầy của Thời kỳ Heian (794-1185).

(The Asahi Shimbun – June 24, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-06-4-003

Tượng Tăng Thánh Kuya đứng, (bên trái), và nhiều tài sản văn hóa quan trọng khác được trưng bày tại cơ sở lưu trữ mới Reiwadan của chùa Rokuharamitsuji, phường Higashiyama, Kyoto vào ngày 20-5-2022
TinTuc_PGTG_2022-06-4-004

  • Tượng Dược sư Phật và Tứ Thiên vương được trưng bày tại khu lưu trữ Reiwadan của chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto N

Photos: Shinichi Iizukarai, center, thStanding Shitenno (Four Deva Kings) and other important cultural properties from the Heian and mkura peods. (Shinichi Iizuka)

LA MÃ: Phái đoàn Phật giáo Thái Lan kỷ niệm 50 năm gắn bó với Vatican

Ngày 17-6-2022, các nhà lãnh đạo Phật giáo gặp gỡ Giáo hoàng Francis đã chứng kiến sự phát triển ổn định trong tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các tín đồ Phật giáo và thiên chúa giáo ở Thái Lan.

Đức Giáo hoàng Francis đã hội kiến với một phái đoàn Phật tử Thái Lan để kỷ niệm 50 năm của cuộc gặp gỡ giữa Giáo hoàng Paul VI và Hòa thượng Somdej Phra Wannarat (Pun Punnasiri), vị giáo chủ Phật giáo tối cao thứ 17 của Thái Lan.

cho biết:

“Cuộc gặp gỡ này được xem như một chiếc cầu hữu nghị tuyệt đẹp,” Hòa thượng Somdet Phra Maha Thirachan, trụ trì chùa Wat Phra Chetuphon (Wat Pho), một ngôi chùa hoàng gia, nói.

Vị sư trụ trì này, người đứng đầu phái đoàn Thái Lan, đã công nhận “sự phát triển dần dần và ổn định của sự đối thoại hữu nghị và hợp tác chặt chẽ giữa hai truyền thống tôn giáo” trong 50 năm qua.

Phái đoàn gồm có 40 tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Nam tông và Đại thừa cùng 65 Phật tử tại gia. Cuộc hội kiến này ban đầu được lên kế hoạch cho đầu năm nhưng đã bị hoãn lại đến tháng 6 do đại dịch Covid.

(ucanews.com – June 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-06-4-005TinTuc_PGTG_2022-06-4-006

Giáo hoàng Francis hội kiến với phái đoàn Phật giáo Thái Lan tại Tòa thánh Vatican, La Mã
Photos: Buddhistdoor
 

THÁI LAN: Tham gia tour viếng chùa chiền để tôn vinh vua Mongkut

Hiệp hội Siam đang tổ chức một chuyến nghiên cứu để thăm 4 ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở Bangkok do Vua Mongkut ủy nhiệm.

Vua Mongkut đã xuất gia trở thành một nhà sư Phật giáo và ở trong tu viện trong 27 năm trước khi lên ngôi. Trong suốt 17 năm trị vì của vua Mongkut (từ 1851-1868), 5 ngôi chùa mới đã được xây dựng và khoảng 50 ngôi chùa được trùng tu, với công việc do nhà vua giao cho.

Trong chuyến đi một-ngày sắp tới vào ngày 9-7, những người tham gia sẽ đến thăm 4 trong số 5 ngôi chùa được xây dựng dưới thời trị vì của ông.

Chúng bao gồm: Wat Ratchapradit Satit Mahasemaram, một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Thái Lan; Wat Sommanat Ratchawora Wiharn được xây dựng như một sự dâng tặng và tưởng niệm Hoàng hậu Somanass Waddhanawathy; Wat Makut Kasatriyaram được đặt theo tên của vua Mongkut; và Wat Pathum Wanaram nằm giữa hai trung tâm mua sắm - Siam Paragon và CentralWorld.

(thesiamsociety.org – June 22, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-06-4-007

Chùa Wat Ratchapradit Satit Mahasemaram ở Bangkok, Thái Lan
Photo: Siam Society

 

AFGHANISTAN: Thành phố Phật giáo cổ Mes Aynak đối mặt với mối đe dọa bởi các mỏ đồng Trung Quốc

Kabul, Afghanistan - Thành phố Phật giáo cổ đại Mes Aynak gần Kabul có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Báo cáo của các phương tiện truyền thông cho thấy thành phố này - một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới - đang bị Trung Quốc nuốt chửng.

Mes Aynak nằm ở nơi hợp lưu của các nền văn hóa Hy Lạp và Ấn Độ. Nó từng là một thành phố rộng lớn được tổ chức xung quanh việc khai thác và buôn bán đồng.

Địa điểm Mes Aynak sở hữu một khu phức hợp rộng 100 mẫu gồm các tu viện Phật giáo, nhà ở, và hơn 400 bức tượng Phật, các bảo tháp và khu chợ. Thành phố cổ  này lưu giữ các đồ tạo tác được phục hồi từ thời kỳ đồ

đồng, và một số trong số chúng đã có niên đại hơn 3000 năm.

Các cuộc đàm phán giữa chính phủ Taliban mới của Afghanistan với công ty MCC thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang được tiến hành để nối lại hoạt động khai thác tại dự án đồng Mes Aynak Logar, bất chấp nguy cơ huỷ hoại thành phố cổ này.

(ANI - June 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-06-4-008

Di tích tu viện và bảo tháp Phật giáo tại Mes Aynak - Photos: Wikipedia

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2017(Xem: 7283)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 7294)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
09/01/2017(Xem: 9486)
Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ. Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.
07/09/2016(Xem: 19872)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
20/08/2016(Xem: 6967)
Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn. Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập v
22/07/2016(Xem: 4729)
Lịch sử không thường lặp lại, nhưng khi đã lặp lại thì có nhiều chuyện kỳ thú khiến ta không thể không lưu tâm. Đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý, lịch sử Việt nam đã từng có một cuộc tình thơ mộng giữa vì vua đang ngự trị với một cô thôn nữ hái dâu, nuôi tằm, dệt lụa, đó là Lý Thánh Tông với Ỷ Lan. Sáu trăm năm sau lịch sử Việt nam lại ghi tiếp một mối tình khác cũng thơ mộng không kém giữa chàng công tử con nhà Chúa: Nguyễn Phúc Lan với cô thôn nữ cũng theo nghề hái dâu, ươm tơ, dệt lụa: Đoàn thị Ngọc vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
20/01/2016(Xem: 7235)
Nay chúng lại lợi dụng sự “hợp tác toàn diện Việt Trung” đã hành động một cách ngang tàn, hống hách, xua quân lấn chiếm Hoàng sa, Trường sa, tung hoành, ngang ngược lãnh hải Việt nam. Ngư dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay, trước hành động bắn giết, cướp giựt tài sản đánh bắt của đồng bào ta khắp ven biển các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang v.v… Đúng là bọn hải tặc, khủng bố Trung quốc đang hoành hành trên đất nước ta. Chẳng những thế, mà vùng cao nguyên Việt nam, nơi vị trí tối quan trong như nóc nhà của đất nước, mà chúng đã xua quân, ký kết với đảng Cộng sản Việt nam, khai thác Bauxit, phá hoại môi sinh, cướp đất, đuổi nhà dân chúng ở Lâm Đồng, sẽ tiến tới chiếm trọn cao nguyên Trung phần Việt nam, sau khi thôn tính vùng cao nguyên Bắc Việt, Chúng sẽ khai thác nhiều quặn khác như vàng, chì, kẽm, đồng, v.v…tài nguyên quốc gia không khỏi qua tay bọn thổ phỉ Trung quốc.
06/01/2016(Xem: 19417)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
18/12/2015(Xem: 17489)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 14231)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]