Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/07/201507:31(Xem: 15394)
Tuần 1

                                    TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

                                    ( TUẦN THỨ 1 THÁNG 7, 2015)

 

                                             Diệu Âm lược dịch

 

 

ĐỨC: Con tem kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma

Các nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng đã phát hành một con tem mới có ấn bản giới hạn với hình Đức Đạt lai Lạt ma để đánh dấu sinh nhật thứ 80 của ngài.

“Đức Đạt lai Lạt ma rất được tôn quý tại Đức, không chỉ vì ngài đứng lên vì hòa bình và công lý trên thế giới”, Kai Muller, trưởng chi nhánh của Chiến dịch Tây Tạng Quốc tế (ICT) tại Đức, nói. “Chúng tôi muốn chứng tỏ điều đó bằng con tem này và chúng tôi vui mừng vì có thể phát hành nó tại Đức”.

Một phát ngôn viên của Bưu điện Đức nói rằng con tem là một tùy chỉnh in ấn theo yêu cầu của ICT và “không phải là một con tem chính thức của Cộng hòa Liên bang Đức’’.

Tuy nhiên, tem này có thể được sử dụng một cách hợp pháp để gửi thư, với mệnh giá 62 cent.

Bất cứ ai quan tâm đều có thể đặt mua nó từ trang web ICT.

(thelocal.de – July 3, 2015)

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (1)

Tem mới của Bưu điện Đức in hình Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: thelocal.de

 

 

CANADA: Chi nhánh Hội Phật giáo Từ Tế tại Toronto muốn tạo nên một xã hội nhiều yêu thương hơn

Chi nhánh Hội Phật giáo Từ Tế tại Toronto có hơn 100 tình nguyện viên. Họ phụng sự cộng đồng với 4 nhiệm vụ trong tâm: từ bi, y học, giáo dục và nhân đạo. Đó là một phần của mục tiêu của chi nhành để tạo cho những người nhập cư tham gia vào các khu phố của mình bằng cách giúp đỡ người khác. Trong khi hành thiện theo tôn chỉ Phật giáo, các hoạt động phục vụ của nhóm này không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay tuổi tác.

Được thành lập gần 12 năm trước, nhóm này đã hoạt động vượt bậc, cung cấp quần áo mùa đông cho trẻ em ở Rexdale, tặng hàng trăm thẻ đi xe TTC cho phụ nữ vô gia cư, và giúp gây quỹ một chương trình xóa mù chữ cho thanh niên Somali…Gần đây họ đã gửi 10 tình nguyện viên sang cứu trợ động đất tại Nepal. Họ xem thách thức lớn nhất của mình là tìm được những sự cộng tác mới và phụng sự được nhiều người và nhiều cộng đồng hơn.  

Chi nhánh cũng mở rộng đến các cộng đồng như Waterloo, Kitchener và St.Catharines.

(InsideToronto.com – July 3, 2015)

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (2)

Một số hội viên chi nhánh Hội Từ Tế Toronto, những người đoạt giải Người hùng Thành phố 2015 của địa phương này

Photo: Peter C.Mccusker

 

 

NHẬT BẢN: Phát hiện tranh hoa Hogose thế kỷ thứ 8 được bảo quản tốt tại ngôi đền Phật giáo ở Nara

Một phần của một bức tranh 1,300 năm tuổi có màu sắc rực rỡ đã được phát hiện trên một trần nhà tại đền Yakushiji trong khi trùng tu nơi đây. Hẳn là do nằm ở vị trí này nên ngẫu nhiên tranh được bảo quản tốt.

‘‘Điều đáng ngạc nhiên là các màu xanh và tím đỏ đã được bảo quản trong tình trạng tốt như vậy”, người khảo sát công trình là Akihiko Oyama, một giáo sư về bảo tồn tranh tại trường Đại học Giáo dục Nara, nói.

Hoa mô tả trong tranh được gọi là Hogose, một loài hoa tưởng tượng, tương truyền nở trên cõi Niết Bàn. Hoa được tìm thấy trên trần ngôi chùa phía đông của đền Yakushiji, vốn được xây vào đầu thế kỷ thứ 8 và là một bảo vật quốc gia.

Mặc dù phần lớn bức tranh đã nhạt dần theo thời gian, một phần tranh ở dưới một lưới mắt cáo vẫn giữ được những màu sắc nguyên thủy của nó, rõ ràng là do nó không bị tiếp xúc với không khí, Viện Nghiên cứu Tài sản Văn hóa Quốc gia Nara cho biết trong một bản tin ngày 30-6.

(tipitaka.net – July 4, 2015)

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (3)

Tranh trần nhiều màu sắc được phát hiện tại ngôi chùa phía đông của đền Yakushiji trong khi trùng tu

Photo: Satoshi Aoki

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (4)

Một bản phục chế của bức tranh vẽ trên trần của ngôi chùa phía đông thuộc đền Yakushiji. Hình chữ nhật chỉ phần của tranh được phát hiện gần đây. Chữ thập trắng ở giữa tượng trưng cho tấm ván trần.

Photo: Yumi Kurita

 

 

BANGLADESH: Tu viện Phật giáo ở Dhaka cung cấp bữa ăn cho người nghèo

Để minh chứng cho thiện chí liên tôn giáo, một tu viện Phật giáo đang cung cấp các bữa ăn iftar (bữa ăn chay sau khi mặt trời lặn, theo truyền thống Hồi giáo) cho hàng trăm người nghèo đói của thủ đô Dhaka.

Tu viện Dhammarajika tọa lạc gần Ga Hỏa xa Kamalapur ở khu Basabo của Dhaka. Kể từ năm 2013, từ 5.30 p.m. hàng ngày, sư trưởng của tu viện là Hòa thượng Suddhananda đã cung cấp những gói thực phẩm trong mùa Ramadan. Bên ngoài chùa, những hàng dài người nghèo, chủ yếu là phụ nữ, nhận những gói iftar từ các nhà sư.

“Hàng ngày chúng tôi thường phân phát 300 gói vật phẩm iftar cho những người Hồi giáo nghèo”, Hòa thượng Suddhananda nói. “Đứng bên cạnh người nghèo và người không nơi nương tựa là một công tác tôn giáo. Chúng tôi chỉ đang thực hiện điều này như là một phần của tôn giáo của chúng tôi”.

Ông rất tiếc về những sự cố gần đây liên quan đến bạo lực giữa tín đồ Phật giáo và Hồi giáo Bangladesh,và ông kiên định việc thực hiện nhiệm vụ tôn giáo về tôn trọng mọi tín ngưỡng và phụng sự những người dễ bị tổn thương của mình.

(Buddhist Door – July 6, 2015) 

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (5)

Các tu sĩ Phật giáo cung cấp bữa ăn iftar cho người Hồi giáo tại Dhaka

Photo: ucanews.com

 

 

CAM BỐT: Các nhà hoạt động và chư tăng đốc thúc các nhà lập pháp cứu khu rừng đang bị hủy diệt

Vào ngày 6-7-2015, khoảng 100 nhà hoạt động, bao gồm các tu sĩ Phật giáo, đã tập trung trước Quốc hội Cam Bốt để yêu cầu các nhà lập pháp và Cục Lâm nghiệp của nước này có hành động chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trong khu rừng Prey Lang đang bị hủy diệt.

Các nhà hoạt động mang theo các kiến nghị kêu gọi sự ngăn chặn đối với sự phá hủy khu rừng này, vốn trải dài qua 5 tỉnh phía bắc, nhưng cả Đảng Nhân dân Cam Bốt (CPP) cầm quyền lẫn Đảng Cứu quốc Cam Bốt (CNRP) đối lập đều không phái các nhà lập pháp tiếp nhận chúng, mặc dù trước đó đã có lời bảo đảm.

Là một phần của cuộc biểu tình nói trên, các nhà hoạt động cũng đã diễn hành đến văn phòng của Thủ tướng Hun Sen và Cục Lâm Nghiệp, và các nhà sư đã trưng ra 5 máy cưa xích mà họ nói đã bị tịch thu từ bọn khai thác gỗ bất hợp pháp tại rừng Prey Lang.

(rfa.org – July 6, 2015)

Tin tuc_tuan 1 thang 7 nam 2015 (6)

Chư tăng Cam Bốt mang theo các cưa xích bị tịch thu từ bọn phá rừng, như là một phần của cuộc biểu tình trước văn phòng Cục Lâm nghiệp

Photo: RFA 

***



Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2017(Xem: 7283)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 7294)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
09/01/2017(Xem: 9486)
Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ. Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.
07/09/2016(Xem: 19873)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
20/08/2016(Xem: 6967)
Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn. Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập v
22/07/2016(Xem: 4729)
Lịch sử không thường lặp lại, nhưng khi đã lặp lại thì có nhiều chuyện kỳ thú khiến ta không thể không lưu tâm. Đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý, lịch sử Việt nam đã từng có một cuộc tình thơ mộng giữa vì vua đang ngự trị với một cô thôn nữ hái dâu, nuôi tằm, dệt lụa, đó là Lý Thánh Tông với Ỷ Lan. Sáu trăm năm sau lịch sử Việt nam lại ghi tiếp một mối tình khác cũng thơ mộng không kém giữa chàng công tử con nhà Chúa: Nguyễn Phúc Lan với cô thôn nữ cũng theo nghề hái dâu, ươm tơ, dệt lụa: Đoàn thị Ngọc vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
20/01/2016(Xem: 7236)
Nay chúng lại lợi dụng sự “hợp tác toàn diện Việt Trung” đã hành động một cách ngang tàn, hống hách, xua quân lấn chiếm Hoàng sa, Trường sa, tung hoành, ngang ngược lãnh hải Việt nam. Ngư dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay, trước hành động bắn giết, cướp giựt tài sản đánh bắt của đồng bào ta khắp ven biển các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang v.v… Đúng là bọn hải tặc, khủng bố Trung quốc đang hoành hành trên đất nước ta. Chẳng những thế, mà vùng cao nguyên Việt nam, nơi vị trí tối quan trong như nóc nhà của đất nước, mà chúng đã xua quân, ký kết với đảng Cộng sản Việt nam, khai thác Bauxit, phá hoại môi sinh, cướp đất, đuổi nhà dân chúng ở Lâm Đồng, sẽ tiến tới chiếm trọn cao nguyên Trung phần Việt nam, sau khi thôn tính vùng cao nguyên Bắc Việt, Chúng sẽ khai thác nhiều quặn khác như vàng, chì, kẽm, đồng, v.v…tài nguyên quốc gia không khỏi qua tay bọn thổ phỉ Trung quốc.
06/01/2016(Xem: 19418)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
18/12/2015(Xem: 17489)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 14231)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]