Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

26/03/202220:25(Xem: 6456)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 3, 2022)
                  
Diệu Âm lược dịch
 

 

THÁI LAN: Nhà sư làm từ thiện từ  hơn 500,000 đô la mà ông đã trúng xổ số

Một nhà sư 47 tuổi, làm việc tại chùa Wat Phra That Phanom Woramahawihan ở tỉnh Nakhon Phanom, thường chống lại cờ bạc. Nhưng vào cuối tháng 2, ông quyết định giúp một người bán vé số đang gặp khó khăn trong việc bán vé số giữa Đại dịch COVID-19.

Nhà sư được cho là đã mua 3 vé từ người đàn ông này 3 ngày trước khi cuộc xổ số hai-tháng-một-lần diễn ra vào ngày 1-3-2022.

Thật bất ngờ, sư đã trúng giải thưởng lớn trong lần xổ số này của chính phủ Thái Lan, với trị giá 18 triệu baht (tương đương 537,000 đô la).

Ông quyết định tặng số tiền thắng cược của mình cho tổ chức từ thiện và chia tiền cho nhà chùa, trường học và các tổ chức khác trong khu vực của mình.

Ông cũng bắt đầu trao 500 baht (khoảng 15 đô la) cho hàng ngàn người dân trong cộng đồng địa phương mỗi người 200 baht (tương đương 6 đô la).

Tính đến ngày 7-3-2022, sư đã công khai trao tổng cộng 1.5 triệu baht (tương đương 44,800 đô la).

(newsyahoo.com – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-000

Nhà sư tại chùa Wat Phra That Phanom Woramahawihan (ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan) làm từ thiện từ  tiền trúng xổ số của mình
Photos: Bryan Ke

 

PAKISTAN: Phật giáo được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia của Pakistan

Bộ Giáo dục Liên bang Pakistan cho biết rằng Phật giáo và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được thêm vào Chương trình giảng dạy Quốc gia Duy nhất (SNC) –chương trình giảng dạy về các nghiên cứu tôn giáo của quốc gia.

SNC đã được thành lập như một hệ thống giáo dục đồng nhất để cung cấp cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người ở Pakistan, không phân biệt giai cấp hay nền tảng tôn giáo.

Dự thảo chương trình giảng dạy cho Phật giáo đã được chấp nhận vào ngày 4-3-2022, trong khi các tôn giáo thiểu số khác vẫn đang trong quá trình duyệt xét. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của nước Hồi giáo Pakistan mà Bộ Giáo dục thực hiện một loạt các khuyến nghị về nghiên cứu tôn giáo như vậy.

Đối với những người theo đạo Phật ở Pakistan, động thái này diễn ra vào một thời điểm quan trọng. Pakistan có ít cộng đồng người theo đạo Phật, nhưng việc thiếu nơi thờ tự và các vị thầy đã khiến một số người lo ngại rằng tôn giáo này có thể bị mai một trong đất nước này.

Trong khi đó, các nhà khảo cổ học đã khai quật nhiều di tích Phật giáo cổ đại tại Pakistan trong những năm gần đây, nên sự quan tâm của các học giả và tín đồ Phật giáo đến thăm đất nước này ngày càng tăng. Vào năm 2019, chính phủ Pakistan đã ủy quyền cho Phật phái Hàn Quốc Jogye thành lập một ngôi chùa Phật giáo tại một địa điểm cổ xưa trong nước.

(Tipitaka Network – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-001

 TinTuc_PGTG_2022-03-4-002

Tổng thống Pakistan Arif Alvi phát biểu về “Phật giáo tại Pakistan: Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến Trúc”  và xem nghệ thuật Phật giáo tại Hội nghị Quốc tế và Liên hoan nghệ thuật

Photos: app.com.pk

 

 

ISRAEL: Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche

Vào ngày 31-3-2022, với sự hợp tác của Hội Khyentse, Đại học Hebrew của Jerusalem sẽ tổ chức buổi pháp thoại về Kinh Kim Cương của Lạt ma, nhà làm phim và tác giả nổi tiếng người Bhutan, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche.

Kinh Kim Cương, còn được gọi là Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra trong tiếng Phạn, là một bản kinh Phật giáo quan trọng trình bày bài giảng của Đức Phật cho đệ tử chính Tu Bồ đề (Subhuti). Kinh cung cấp những thiền định về chấp thủ, ảo tưởng, tri giác, và nhận thức về vô ngã và tánh không như là nền tảng cho con đường dẫn đến giải thoát.

Bài giảng của Dzongsar Khyentse Rinpoche về Kinh Kim Cương sẽ được phát trực tiếp trên YouTube và Zoom. Sự kiện này đánh dấu sự hợp tác không ngừng giữa Hội Khyentse và Đại học Hebrew của Jerusalem.

Hội Khyentse là một tổ chức phi lợi nhuận do Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập vào năm 2001 với mục đích truyền bá lời Phật dạy và hỗ trợ tất cả các truyền thống của nghiên cứu và thực hành Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – March 23, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-003

Poster Bài giảng về Kinh Kim cương của Dzongsar Khyentse Rinpoche do Đại học Hebrew ở Jerusalem tổ chức

Photo: Khyentse Foundation

 

 

NHẬT BẢN: Triển lãm đặc biệt mang tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji

Tokyo, Nhật Bản - Để kỷ niệm 1,050 năm ngày mất của A La Hán Kuya (903-972), một cuộc triển lãm đặc biệt có tên “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” hiện đang diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo cho đến ngày 8-5 -2022.

Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này là pho tượng nổi tiếng của vị A La Hán Kuya với 6 bức tượng nhỏ của Phật A Di Đà hiện ra từ miệng của ngài.

Người ta nói rằng các tượng nhỏ này tượng trưng cho từng chữ của kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” (Tôi quy y Phật A Di Đà) biến hóa thành Phật A Di Đà.

Được mô phỏng theo vị a la hán Kuya sống vào giữa thời Heian (794-1185), bức tượng gỗ cao 117 cm này là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ.

Ngoài ra triển lãm còn trưng bày nhiều tượng và tranh Phật giáo từ thời Heian và Kamakura của  chùa này, bao gồm tượng Phật Dược sư  và Tứ Thiên vương.

(THE ASAHI SHIMBUN – March 24, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-004TinTuc_PGTG_2022-03-4-005TinTuc_PGTG_2022-03-4-006

 

Tượng A La Hán Kuya bằng gỗ cao 117 cm, là vật sở hữu quý giá của ngôi chùa Rokuharamitsuji ở Kyoto qua nhiều thế kỷ

 

TinTuc_PGTG_2022-03-4-007

Tượng Phật Dược sư  và Tứ Thiên vương trưng bày tại triển lãm “A La Hán Kuya và chùa Rokuharamitsuji” (Nhật Bản)

Photos: THE ASAHI SHIMBUN

 

HÀN QUỐC: Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa tiếp tục truyền thống về vai trò của phụ nữ trong Phật giáo Hàn Quốc

Ngày nay, có khoảng 6,000 nữ tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc tiếp tục truyền thống xuất gia để thực hành Phật giáo toàn thời gian như một tín ngưỡng suốt đời.

Khoảng một phần ba số Ni cô Phật giáo ở Hàn Quốc đã được đào tạo tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, Ni viện Phật giáo lớn nhất của quốc gia này.

Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa được thành lập bởi Ni sư Myeongseong, 91 tuổi, một trong những nữ giáo viên Phật giáo đầu tiên ở Hàn Quốc. Kể từ năm 1970, trường đã có gần 2,200 sinh viên tốt nghiệp.

Những bài giảng dạy của Ni sư Myeongseong đã được xuất bản trong một tuyển tập, được xem là phần cốt lõi của giáo lý Phật giáo đối với Phật giáo Hàn Quốc.

Chương trình giảng dạy có tính kỷ luật cao tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa bao gồm lao động chân tay cho tất cả mọi người. Ni sư Myeongseong đã thiết lập một quy tắc làm việc cho sinh viên của mình, trong đó mọi người phải thực hiện một số lao động chân tay được gọi là “ulryeok” trong ngày, nếu không họ không được ăn.

(tipitaka.net – March 25, 2022)

TinTuc_PGTG_2022-03-4-008TinTuc_PGTG_2022-03-4-009TinTuc_PGTG_2022-03-4-010

Chư ni tu học tại Đại học Ni viện Phật giáo Unmunsa ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang (Hàn Quốc)

Photos: Hyungwon Kang

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2017(Xem: 7283)
Sáng nay, mồng 10/03/Đinh Dậu (06/04/2017), UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ giỗ Đức Quốc tổ Hùng Vương tại đền Hùng Vương (số 173 đường Ngô Gia Tự, phường Tân Lập, TP.Nha Trang).
27/03/2017(Xem: 7294)
"GS. Cao Huy Thuần được biết đến là một trong những nhà hoạt động văn hóa - giáo dục có uy tín nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, ở vị giáo sư đang sinh sống và giảng dạy tại trường Đại học Picardie (Pháp), là một tâm hồn mang đậm âm hưởng Phật giáo, một tôn giáo mà với ông là thần hồn của dân tộc, là điểm tựa để con người sống đúng nghĩa là con người."
09/01/2017(Xem: 9486)
Châm là một thủ thuật điều trị bệnh bằng cách dùng các vật nhọn châm vào huyệt vị trên cơ thể bệnh nhân. Thời thượng cổ thầy thuốc dùng đá nhọn để châm gọi là thạch châm về sau có sự cải tiến, kim châm được làm từ xương, từ đồng rồi sắt, sau đó là vàng hay bạc đến nay là thép không gỉ. Về nguồn gốc phát sinh kỹ thuật châm, sách “Hoàng đế Nội kinh”, thánh thư của Đông y, Thiên mười hai “Dị pháp, phương nghi luận” cho biết: “Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí ở nơi đó rất thịnh. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều sa mù, mốc. Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp, tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý. Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” (chín loại châm) cũng đến từ gốc phương Nam”.
07/09/2016(Xem: 19872)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
20/08/2016(Xem: 6967)
Hồn Nước là danh từ kép rất đa dạng, cho nên trước khi nói về Hồn Nước, ta phải nói đến chữ Hồn. Hồn, là danh từ đơn, để chỉ cho sức mạnh tinh thần, cái biết nhạy cảm của tâm ý con người trong đời sống vật chất thường nhật, tất cả do tâm chỉ đạo hành động mọi việc, do đó mới có ra danh từ kép “linh hồn”. Kể cả muôn loài thú lớn, nhỏ cũng có cái Hồn nhưng, thấp hơn loài người. Hồn cấp thấp này, được chia ra hai thứ Hồn : Sinh hồn và Giác hồn. Sinh hồn, là của những loài vật nhỏ như các loài kiến, ong, bướm, sâu bọ v.v… Giác hồn, là của những loài vật lớn như các loài cọp, voi, khỉ đột, chó, chim muôn v.v…Chúng có tâm biết tìm kiếm thức ăn cho bản thân và bảo vệ mạng sống. Hai loài Khỉ và Chó có tâm biết rất tinh khôn hơn các loài thú bốn chân, nhất là Chó biết phân biệt chủ của nó và người lạ, liền sủa, tấn công. Con khỉ biết hái dừa, đập v
22/07/2016(Xem: 4729)
Lịch sử không thường lặp lại, nhưng khi đã lặp lại thì có nhiều chuyện kỳ thú khiến ta không thể không lưu tâm. Đầu thế kỷ XI, thời nhà Lý, lịch sử Việt nam đã từng có một cuộc tình thơ mộng giữa vì vua đang ngự trị với một cô thôn nữ hái dâu, nuôi tằm, dệt lụa, đó là Lý Thánh Tông với Ỷ Lan. Sáu trăm năm sau lịch sử Việt nam lại ghi tiếp một mối tình khác cũng thơ mộng không kém giữa chàng công tử con nhà Chúa: Nguyễn Phúc Lan với cô thôn nữ cũng theo nghề hái dâu, ươm tơ, dệt lụa: Đoàn thị Ngọc vào đầu thế kỷ XVII, dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
20/01/2016(Xem: 7236)
Nay chúng lại lợi dụng sự “hợp tác toàn diện Việt Trung” đã hành động một cách ngang tàn, hống hách, xua quân lấn chiếm Hoàng sa, Trường sa, tung hoành, ngang ngược lãnh hải Việt nam. Ngư dân ta đã phải ngậm đắng nuốt cay, trước hành động bắn giết, cướp giựt tài sản đánh bắt của đồng bào ta khắp ven biển các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang v.v… Đúng là bọn hải tặc, khủng bố Trung quốc đang hoành hành trên đất nước ta. Chẳng những thế, mà vùng cao nguyên Việt nam, nơi vị trí tối quan trong như nóc nhà của đất nước, mà chúng đã xua quân, ký kết với đảng Cộng sản Việt nam, khai thác Bauxit, phá hoại môi sinh, cướp đất, đuổi nhà dân chúng ở Lâm Đồng, sẽ tiến tới chiếm trọn cao nguyên Trung phần Việt nam, sau khi thôn tính vùng cao nguyên Bắc Việt, Chúng sẽ khai thác nhiều quặn khác như vàng, chì, kẽm, đồng, v.v…tài nguyên quốc gia không khỏi qua tay bọn thổ phỉ Trung quốc.
06/01/2016(Xem: 19417)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
18/12/2015(Xem: 17489)
Mười năm kháng chiến chống quân Minh Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn Anh hùng áo vải nêu chí khí Toàn dân hợp lực cứu núi sông
18/12/2015(Xem: 14231)
Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền xây dựng thiết lập triều ca Tiếp ngàn xưa bao đời lịch sử Ông Cha Nối ngàn sau Việt Nam non nước một nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]