Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

To

09/05/201311:26(Xem: 14195)
To

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

To

Tỏ:

1)Bright—brilliant—Luminous.

2)To display—To express—To declare.

Tỏ Bày: To make known—To state—To express—To set forth.

Tỏ Ra: To show—To exhibit.

Tỏ Rõ: Clearly—Plainly.

Tỏ Tường: See Tỏ Rõ.

Tỏ ý: To express one’s intention.

Tỏ Ý Tán Đồng: To express one’s agreement.

Toa:

1)Toa xe: Waggon—Sleepng-car.

2)Toa thuốc: Prescription.

Tòa:

1)Chỗ ngồi: Vastu (skt)—Place—Seat.

2)Tòa án: Court—Judge.

Tòa Như Lai: The throne (palace chamber) of the Buddha—The palace chamber in which the Buddha was situated.

Tòa Sen: Buddha’s throne.

Tỏa:

1)Phong tỏa: To blockade.

2)Ống khóa: Lock—Chain.

3)Tỏa ra: To spread—To scatter—To diffuse.

Tỏa Ra: To emit—To exhale—To give off.

Tỏa Thược: Ống khóa và chìa khóa—Lock and key.

Tọa: Nisad or nisanna (skt).

1)Chủ tọa: To preside—To take the chair.

2)Nghỉ ngơi: To rest.

3)Ngồi: To sit—A seat.

4)Tòa: Throne.

5)Tọa lạc: To situate.

Tọa Chủ: Còn gọi là Thủ Tọa, Thượng Tọa, hay Tọa Nguyên, là vị chủ một nhóm cử tọa đại chúng hay vị Thượng Tọa trụ trì tự viện—Master of a temple, a chairman, president, the head of the monks, an abbot.

Tọa Chủ Nô: Vị trụ trì chỉ hiểu biết giáo điển mà không có thực hành nên không được sự kính trọng của Tăng chúng—Archpriest—A master of a temple who understands Buddhism only intellectually, without practicing; thus lacks of respect from the Sangha.

Tọa Chứng: Một từ khác cho thiền quán—Another term for dhyana contemplation.

Tọa Cụ: Nisidana (skt)—Dụng cụ (bằng vải hay bằng chiếu cối) để ngồi thiền—An article for sitting on (made of cloth or mat) when practicing meditation.

Tọa Cửu Thành Lao: Ngồi lâu mà thành tựu như Ngài Bồ Đề Đạt Ma—To accomplish one’s labour by prolonged sitting, as did Bodhidharma.

Tọa Đường:

1)Phòng thiền hay Thiền đường: A sitting room.

2)Phòng họp của chư Tăng Ni: The assembly room of the monks.

Tọa Hạ: Tọa Lạp—Varsa (skt)—Tên gọi khác của “An Cư Kiết Hạ.” Tăng đoàn vâng theo lời chỉ dạy của Phật mà tọa vũ an cư hay an cư kiết hạ về mùa mưa (để giảm thiểu sự tổn hại các loài côn trùng, đồng thời nhập thất tịnh tu)—The retreat or rest during the summer rains (based on the instruction of the Buddha).

Tọa Hạ Do: Giấy chứng nhận “An Cư Kiết Hạ” cấp cho một vị du tăng—A certificate of “retreat” given to a wandering monk.

Tọa Hưởng: To enjoy.

Tọa Lạp: Cuối mùa an cư kiết hạ, hay cuối năm của tự viện Phật giáo—The end of the summer retreat; the monastic end of the year—See Tọa Hạ.

Tọa Lạc: To be located (situated).

Tọa Pháp: To transgress law.

Tọa Quang: See Quang Tọa.

Tọa Tham: Cuộc tham vấn trước buổi thiền tọa đầu hôm—The evening meditation at a monastery (preceding instruction by the abbot).

Tọa Thiền: Ngồi tu thiền. Thiền là chữ tắt của “Thiền Na” có nghĩa là tư duy tĩnh lự. Đây là một trong những nghệ thuật dập tắt dòng suy tưởng của tâm, để làm sáng tỏ tâm tính. Thiền được chính thức giới thiệu vào Trung Quốc bởi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dầu trước đó người Trung Hoa đã biết đến, và kéo dài cho tới thời kỳ của các tông phái Thiên Thai. Theo Kinh Duy Ma Cật, cư sĩ Duy Ma Cật đã nói với ông Xá Lợi Phất khi ông nầy ở trong rừng tọa thiền yên lặng dưới gốc cây như sau: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi thiền. Vả chăng ngồi thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi thiền; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi thiền; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi thiền; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi thiền; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi thiền; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi thiền. Nếu ngồi thiền như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy—To sit in dhyana (abstract meditation, fixed abstraction, contemplation). Its introduction to China is attributed to Bodhidharma, though it came earlier, and its extension to T’ien-T’ai. According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Sariputra about meditation, saying: “Sariputra, meditation is not necessarily sitting. For meditation means the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire, form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the state of nirvana. If you can thus sit in meditation, you will win the Buddha’s seal.”

** For more information, please see Thiền Định and Dhyana.

Tọa Thiền Hội: Một cuộc hội họp tu tập của các thiền sinh, với mục đích nghe thuyết giảng về thiền và thực tập thiền quán. Thường thì họ tập hợp mỗi tuần một lần—A gathering of Zen practitioners with the purpose of listening to the Zen lectures and practicing meditation. Usually they gather for one day a week.

Toác: Wide-open.

Toạc: Openly.

Toái:

1)Nghiền nát: Broken—Fragments.

2)Phiền toái—Troubled.

Toái Thân Xá Lợi: Xá lợi còn lại sau lễ trà tỳ—Relics of a cremated body.

Toại Chí: Satisfied—Content.

Toại nguyện: To be satisfied—Wish-fulfilled—To have fulfilled one’s desires.

Toại Ý: See Toại Chí.

Toan: To attempt—To intend to.

Toan Làm: To intend to do something.

Toan Trốn: To intend (attempt) to escape

Toán:

1)Tính toán: Mathemetics—To reckon—To count—To calculate.

2)Toán nhóm: Team—Party—Crew—Group.

3)Toán số: To count numbers, to count, to number.

Toàn: Complete—All—Whole.

Toàn bộ: Whole.

Toàn Diện: Total.

Toàn Già Phu Tọa: Thế ngồi kiết già, bàn chân nầy đặt lên đùi kia và ngược lại—The legs completely crossed as in a completely seated image.

Toàn Giác: Full enlightenment—Buddhahood.

Toàn Giác Phật: Perfect Buddha

Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư: Thiền Sư Toàn Khoát Nham Đầu sanh năm 828 tại Tuyền Châu. Sư thọ cụ túc giới tại chùa Bảo Thọ tại Trường An. Sư là môn đồ và là người kế vị Pháp của ngài Đức Sơn Tuyên Giám. Ông là thầy của Đoan Nham Sư Nhan. Tên ông được nhắc đến trong thí dụ thứ 13 của Vô Môn Quan và hai thí dụ 51 và 66 của Bích Nham Lục—He was born in 828 in Quan-Chou. He received full precepts at Bao-Shou Temple in Chang-An. He was a student and Dharma successor of Te-Shan-Hsuan-Chien. Yan-T’ou appears in example 13 of the Wu-Men-Kuan and in examples 51 and 66 of the Pi-Yen-Lu.

·Nham Đầu Toàn Khoát nổi tiếng về cái nhìn và tinh thần sắc xảo—Yan-T’ou was known for his clear and sharp mind.

·Sư dạo khắp các thiền uyển, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Khâm Sơn Văn Thúy. Từ núi Đại Từ sang Lâm Tế, Lâm Tế đã qui tịch, đến yết kiến Ngưỡng Sơn. Vừa vào cửa, sư đưa cao tọa cụ, thưa: “Hòa Thượng.” Ngưỡng Sơn cầm phất tử toan giở lên. Sư thưa: “Chẳng ngại tay khéo.”—Yan-T’ou, Xue-Feng, and Qin-Shan went traveling to visit Lin-Ji, but they arrived just after Lin-Ji had died. They went to Mount Yang. Yan-T’ou entered the door, picked up a sitting cushion, and said to Zen master Yang-Shan: “Master.” Before Yang-Shan could raise his whisk into the air, Yan-T’ou said: “Don’t hinder an adept!”

·Đến tham yết Đức Sơn, sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn xem. Đức Sơn hỏi: “Lão Tăng có lỗi gì?” Sư thưa: “Lưỡng trùng công án.” Sư trở xuống nhà tham thiền. Đức Sơn nói: “Cái ông thầy in tuồng người hành khất.”—Yan-T’ou went to study with Te-Shan. There, Yan-T’ou took a meditation cushion into the hall and stared at Te-Shan. Te-Shan shouted and said: “What are you doing?” Yan-T’ou shouted. Te-Shan said: “What is my error?” Yan-T’ou said: “Two types of koans.” Yan-T’ou then went out. Te-Shan said: “This fellow seems to be on a special pilgrimage.”

·Hôm sau lên thưa hỏi, Đức Sơn hỏi: “Xà Lê phải vị Tăng mới đến hôm qua chẳng?” Sư thưa: “Phải.” Đức Sơn bảo: “Ở đâu học được cái rỗng ấy?” Sư thưa: “Toàn Khoát trọn chẳng tự dối.” Đức Sơn bảo: “Về sau chẳng được cô phụ lão Tăng.”—The next day, during a question-and-answer period, Te-Shan asked Yan-T’ou: “Did you just arrive here yesterday?” Yan-T’ou said: “Yes.” Te-Shan said: “Where have you studied to have come here with an empty head?” Yan-T’ou said: “For my entire life I won’t deceive myself.” Te-Shan said: “In that case, you won’t betray me.”

·Hôm khác đến tham vấn, sư vào cửa phương trượng đứng nghiêng mình hỏi: “Là phàm là Thánh?” Đức Sơn hét! Sư lễ bái. Có người đem việc ấy thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói: “Nếu chẳng phải Thượng Tọa Khoát rất khó thừa đương.” Sư nghe được lời nầy bèn nói: “Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu lầm buông lời, ta đương thời một tay đưa lên một tay bắt.”—One day, when Yan-T’ou was studying with Te-Shan, Yan-T’ou stood in the doorway and said to Te-Shan: “Sacred or mundane?” Te-Shan shouted. Yan-T’ou bowed. A monk told Tong-Shan about this. Tong-Shan said: “If it wan’t Yan-T’ou, then the meaning couldn’t be grasped.” Yan-T’ou said: “Old Tong-Shan doesn’t know right from wrong. He’s made a big error. At that time I lifted up with one hand and pushed down with one hand.”

·Tuyết Phong ở Đức Sơn làm trưởng ban trai phạn (phạn đầu). Một hôm cơm trễ, Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Tuyết Phong phơi khăn lau, trông thấy Đức Sơn bèn nói: “Ông già nầy, chuông chùa chưa kêu, trống chưa đánh mà ôm bát đi đâu?”—Xue-Feng was working at Mount Te as a rice cook. One day the meal was late. Te-Shan appeared carrying his bowl to the hall. When Xue-Feng stepped outside to hang a rice cloth to dry, he spotted Te-Shan and said: “The bell hasn’t been rung and the drum hasn’t sounded. Where are you going with your bowl?”

·Đức Sơn trở về phương trượng. Tuyết Phong thuật việc nầy cho sư nghe. Sư bảo: “Cả thảy Đức Sơn chẳng hiểu câu rốt sau.”—Te-Shan then went back to the abbot’s room. Xue-Feng told Yan-T’ou about this incident. Yan-T’ou said: “Old Te-Shan doesn’t know the final word.”

·Đức Sơn nghe, sai thị giả gọi sư đến phương trượng, hỏi: “Ông chẳng chấp nhận lão Tăng sao?” Sư thưa nhỏ ý ấy—When Te-Shan heard about this, he had his attendant summon Yan-T’ou. Te-Shan then said to Yan-T’ou: Don’t you agree with me?” Yan-T’ou then told Te-Shan what he meant by his comments. Te-Shan then stopped questioning Yan-T’ou.

·Đến hôm sau, Đức Sơn thượng đường có vẻ khác thường. Sư đến trước nhà Tăng vỗ tay cười to, nói: “Rất mừng! Ông già Đường Đầu biết được câu rốt sau, người trong thiên hạ không bì được ông, tuy nhiên chỉ sống được ba năm (quả nhiên ba năm sau Đức Sơn tịch)—The next day, Te-Shan went into the hall and addressed the monks. What he said was quite unlike his normal talk. Afterward, Yan-T’ou went to the front of the monk’s hall, clapped his hands, laughed out loud and exclaimed: “I’m happy that the old fellow who’s the head of the hall knows the last word after all.”

·Một hôm sư cùng Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người họp nhau, bỗng dưng Tuyết Phong chỉ một chén nước. Khâm Sơn nói: “Nước trong, trăng hiện.” Tuyết Phong nói: “Nước trong, trăng chẳng hiện.” Sư đá chén nước rồi đi. Từ đó về sau, Khâm Sơn đến Động Sơn. Sư và Tuyết Phong nối pháp Đức Sơn—One day, Yan-T’ou was talking with Xue-Feng and Qin-Shan. Xue-Feng suddenly pointed at a basin of water. Qin-Shan said: “When the water is clear the moon comes out.” Xue-Feng said: “When the water is clear the moon does not come out.” Yan-T’ou kicked over the basin and walked away.

·Sư cùng Tuyết Phong đến từ Đức Sơn. Đức Sơn hỏi: “Đi về đâu?” Sư thưa: “Tạm từ giả Hòa Thượng hạ sơn.” Đức Sơn hỏi: “Con về sau làm gì?” Sư thưa: “Chẳng quên.” Đức Sơn hỏi: “Con nương vào đâu nói lời nầy?” Sư thưa: “Đâu chẳng nghe ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy kém thầy nửa đức.’” Đức Sơn bảo: “Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì.” Hai vị lễ bái rồi lui ra—One day, Yan-T’ou and Xue-Feng were leaving the mountain. Te-Shan asked: “Where are you going?” Yan-T’ou said: “We’re going down off the mountain for awhile.” Te-Shan said: “What are you going to do later?” Yan-T’ou said: “Not forget.” Te-Shan said: “Why do you speak thus?” Yan-T’ou said: “Isn’t it said that only a person whose wisdom exceeds his teacher’s is worthy to transmit the teaching, and one only equal to his teacher has but half of his teacher’s virtue?” Te-Shan said: “Just so. Just so. Sustain and uphold the great matter.” The two monks bowed and left Te-Shan.

·Khi Đức Sơn mất, Toàn Khoát được 35 tuổi, ông đã trải qua sự cô đơn ít lâu. Sau đó các học trò tụ tập lại xung quanh ông, và ông trở thành viện trưởng một tu viện lớn—When Te-Shan died, Yan-T’ou was thirty-five years old. After he had lived in solitude for some time, students began to gather around him and he became the abbot of a large monastery.

·Một lần vị Tăng hỏi: “Không thầy lại có chỗ xuất thân chăng?” Sư đáp: “Trước tiếng lông xưa nát.” Vị Tăng nói: “Kẻ đường đường đến thì sao?” Sư nói: “Đâm lủng con mắt.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn sang?” Sư đáp: “Dời ngọn núi Lô đi, ta sẽ vì ông nói.”—Once a monk asked: “Without a teacher, is there still a place for the body to manifest or not?” Yan-T’ou said: “Before the sound, an old ragged thief.” The monk said: “When he grandly arrives, then what?” Yan-T’ou said: “Pokes out the eye.” A monk asked: “What is the meaning of the Patriarch’s coming from the west?” Yan-T’ou said: “When you move Mount Lu to this place, I’ll tell you.”

·Trong thời hổn loạn vào cuối đời nhà Đường. Một hôm các toán cướp tấn công tu viện; được báo trước, các sư khác đều chạy trốn, chỉ có thầy Nham Đầu ở lại. Khi bọn giặc đến, lúc sư còn đang chìm sâu trong đại định, chúng trách sư không có gì dâng biếu, cũng như không tìm thấy được gì trong tự viện, tên đầu đảng bèn đâm sư. Thần sắc sư không đổi, chỉ rống lên một tiếng rồi chết. Tiếng ấy vang xa đến mười dậm. Tiếng kêu ấy theo truyền thống thiền Trung Quốc được biết dưới tên gọi là “Tiếng Thét Nham Đầu,” là điều bí ẩn với nhiều môn đồ thiền về sau nầy, vì nó trái với quan niệm sống chết của một người thầy. Đăc biệt đại sư Bạch Ẩn cũng thấy như vậy. Chỉ khi ngài đã đạt được đại giác sâu, ngài mới hiểu được ý nghĩa của tiếng kêu ấy và thốt lên rằng: “Yan-T’ou đang sống thật, đầy khỏe mạnh.”—It was a chaotic period during the decline of the T’ang dynasty. One day, robber bands local bandits came to attack the temple. Other monks, forewarned, fled; only Master Yan-T’ou remained in the monastery. The bandits found him sitting in meditation, disappointed and engraged because there was no booty (của cướp được) there, the head of the bandits brandished his knife and stabbed Yan-T’ou. Yan-T’ou remained composed, then let out a resounding scream and died. The sound was heard for ten miles around. The sound is renowned in the tradition as “Yan-T’ou’s cry.” This cry has presented a knotty problem to many Zen students for so long, whose conception of the life and death of a Zen master this story did not match. This was also the case for the great Japanese master, Hakuin Zenji. Only when Hakuin had realized enlightenment did he understand, and he cried out: “Truly, Yan-T’ou is alive, strong and healthy.”

·Sư Nham Đầu thị tịch nhằm ngày mồng tám tháng tư năm 887 sau Tây Lịch—Yan-T’ou died on the eighth day of the fourth month of the year 887 A.D.

Toàn Lực: All of one’s strength—All forces.

Toàn Mỹ: Perfect beauty.

Toàn Năng: Almighty—Omnipotent.

Toàn Phần: Complete.

Toàn Phần Giới: Giới thọ trì toàn phần từ ngũ giới cho đến cụ túc giới—Fully ordained by receiving all the commandments (from five to full commandments).

Toàn Phúc: Complete happiness

Toàn Tài: Perfect talent.

Toàn Thắng: Total (complete) victory.

Toàn Thân: The whole body.

Toàn Thể: All—Complete—Entire.

Toàn Thiện: Perfect.

Toàn Thức: See Toàn trí.

Toàn Thực: Total eclipse.

Toàn Trí: Omniscent—Perfect knowledge or wisdom (by which a man become a Buddha).

Toàn Vẹn: Perfect—Flawless.

Toản: Khoan dùi—To bore—To pierce.

Toản Thủy Cầu Tô: Khoan nước tìm bánh sữa—To churn water to get curd.

Toang: See Toác.

Toàng Hoạc: See Toác.

Toát Mồ Hôi: To sweat—To perspire.

Toát Yếu:

1)Summery—Resume.

2)To choose the chief points only.

Tóc Bạc: White hair.

Tóc Hoa Râm: Grey hair.

Tóc Rụng: One’s hair falls out.

Tóc Xanh: Black hair.

Tọc Mạch: Curious.

Tom Góp: To gather (bring) together—To collect.

Tóm: To arrest—To catch—To seize—To capture—To take hold of.

Tóm Cổ: See Tóm.

Tóm Lại: In brief—In short—To sum up.

Tóm Tắt: To sum up—To summarize.

Tỏm: Rớt tỏm—To fall into the water.

Ton Hót: To flatter.

Tòn Ten: To hang (swing) loosely.

Tòng: To follow.

Tòng Chinh: To go to war.

Tòng Học: To study.

Tòng Lâm: Monastery complex.

Tòng Phục: To submit.

Tòng Sự: To work—To serve.

Tọng: To cram—To stuff.

Tóp: To shrink—To contract.

:

1)Phó sản của sữa bò (sinh tô và thục tô): Curd, butter. It is described as produced by churning milk.

2)Tốt: Good—Well—Excellent.

Tô Ba Ha: Svaha (skt)—Một câu tán thán hay một mật tự chỉ sự hoàn tất, chúc lành, chúc tiêu tai cát tường (sự dữ tan biến và sự lành xuất hiện)—A kind of amen; a mystic word indicating completion, good luck, nirvana, may evil disappear and good be increased.

Tô Bạt Đà La: Subhadra (skt)—Một thức giả Bà La Môn 120 tuổi, vị đệ tử cuối cùng được Đức Phật cho đổi sang đạo Phật—A learned Brahmin, 120 years old, the last convert made by Sakyamuni.

Tô Bộ Để: Subhuti (skt)—See Tu Bồ Đề.

Tô Dầu: Ghrta (skt).

1)Một loại bơ trong—Ghee, or clarified butter.

2)Một loại dầu thơm lấy từ cây tô ma: Scented oil extracted from the sumana plant.

Tô Đà: Sudha (skt)—See Cam Lộ.

Tô Đát La:

1)Sợi chỉ: Thread.

2)Kinh điển: A classical work—Sutra, especially the sermons or sayings of the Buddha.

Tô Đạt Đa: Sudana (skt)—See Tu Đạt.

Tô Đạt Lê Xá Na: Sudarsana (skt)—Thiện Kiến (khi nhìn thấy dáng núi người ta dễ phát tâm lành)—Vòng núi thứ tư trong bảy vòng Kim Sơn—The fourth of the seven concentric circles around Sumeru.

Tô Đạt Nã: Sudana (skt)—See Tu Đạt.

Tô Đăng: Một loại đèn dùng bơ và dầu hương làm dầu đốt—A lamp using butter and fragrant oil, or a lamp burning butter-oil.

Tô Đông Pha: Su-Tung-Po—Một trong những ngôi sao văn học lớn làm sáng ngời thế giới văn hóa của nhà Tống—One of the greatest literary stars illuminating the cultural world of Sung.

Tô La Đa: Surata (skt)—Enjoyment—Amorous pleasures.

Tô Lầu Ba: Surupa (skt)—Of beautiful form—Handsome.

Tô Lô Đa Ba Na: Tu Đà Hườn—Nhập Lưu—Dự Lưu—See Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tô Ma: Soma (skt)—See Cam Lộ.

Tô Ma Đề Bà: Soma-deva or Candra-deva (skt)—Nguyệt Thiên—The moon-deva.

Tô Ma Xà: Tiền thân Đức Phật, khi Ngài bố thí thân rắn lớn để cứu những người đang đói—Soma-sarpa, a former incarnation of sakyamuni when he gave his body as a great snake to feed the starving people.

Tô Mạt Na: Sumana (skt)—Một loại cây có bông vàng thơm, thường mọc thành bụi, cao khoảng 3 hay 4 bộ, có thể là hoa “lài”—A yellow sweet-smelling flower growing on a bush 3 or 4 feet high, perhaps the “great flowered jasmine.”

Tô Mê: Sumeru (skt)—Núi Tu Di là trung tâm của mọi thế giới—The central mountain of every world.

Tô Phược La: Suvarnagotra (skt)—Vương quốc mẫu hệ, nằm trong vùng Hi Mã Lạp Sơn, còn được mô tả là bộ tộc Hoàng Kim—A matriarchal kingdom, somewhere in the Himalayas, described as the Golden Clan.

Tô Tất Địa: Susiddhi (skt)—Một chữ bí mật trong Mật Tông, có nghĩa là “mong sự việc thành công mỹ mãn.”—A mystic word of the Tantra School, meaning, “may it be excellently accomplished.”

Tô Tất Địa Kinh: Susiddhi sutra—See Tô Tất Địa.

Tô Tất Địa Yết La Kinh: Susidhikara-sutra—See Tô Tất Địa.

Tô Yết Đa: Sugata or Svagata (skt)—Như Lai Như Khứ, danh hiệu của một vị Phật—Well come or well departed, title of a Buddha.

Tố:

1)Lụa trắng—White silk.

2)Màu trắng: White.

3)Nắn nót: To model in clay.

Tố Cáo: To inform against someone—To accuse—To denounce.

Tố Cụ: Đã chuẩn bị—Already prepared.

Tố Đát Lãm: Sutra (skt)—Còn gọi là Tô Đát Lãm hay Tu Đa La—Canon (giáo pháp).

Tố Giác: See Tố cáo.

Tố Hào: Tức tướng bạch hào, hay lông trắng ở giữa hai lông mày—The urna, or white curl between the Buddha’s eyebrows.

Tố Khổ: To denounce someone, especially used-to-be superior, before the people’s court for their wrong-doing or injustice in the past.

Tố Nữ:

1)Beautiful girl.

2)Name of a goddess.

Tố Pháp Thân: Dù lăn trôi trong ba đường thấp nhất vẫn có “Pháp Thân”—Possessing the fundamental dharmakaya nature though still in sin, i.e. the beings in the three lowest orders of transmigration.

Tố Phược Lý Nã: See Suvarna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tố Quyến: Lụa mỏng—Thin silk—Plain silk lustring.

Tố Tâm: Pure heart.

Tố Tâm Vân Khai: Shou-Tsinh-Yun-Kai—See Vân Khai Tố Tâm.

Tố Thực: Những thức ăn trong sạch, không pha tạp mùi vị của thịt cá—Vegetarian food.

Tố Tụng: Lawsuit.

Tố Ý: Những ý nghĩ bình thường—Ordinary thoughts, or hopes; the common purpose of the mind.

Tổ:

1)Thủy tổ: Original founder.

2)Tổ phụ: Grandfather.

3)Tổ sư: Patriarch—Founder—People of the present as well as people of the past.

4)Tổ tiên: Ancestors—Forefathers.

Tổ Ấn Cư Nạp: Zen master Tổ Ấn Cư Nạp—Zen master Tsu-Yin-Chu-Ne—Thiền sư Trung Hoa, sống giữa khoảng thế kỷ thứ 11, là một học giả lớn, tinh thông kinh Pháp Hoa và những tông phái khác của triết học Phật giáo; thậm chí những bậc trưởng lão cũng muốn học hỏi với sư. Sư có vẻ không hay biết gì về Thiền. Một hôm có một người khách có tiếp xúc với các hoạt động của Thiền ở phương Nam. Người ấy bảo rằng toàn thể thế gới Phật giáo của Trung Hoa đều được thâu tóm vào pháp môn của Đạt Ma và Mã Tổ, một trong những hậu duệ tài ba nhất của Đạt Ma, hình như thỏa mãn một sấm ngôn của Bát Nhã Đa La và có ảnh hưởng lớn đối với các học giả Phật giáo của xứ nầy, đến nỗi cả những người có học và hiểu , nổi danh khắp các vùng đất như Thục như Lượng Công và Giám Công, họ đã từ bỏ môn đệ hay đốt cháy kho sách luận giải của mình để chứng đạt pháp môn Thiền. Cư Nạp rất xúc động về tường thuật của ông bạn Thiền này. Người ấy khuyên sư hãy bước ra với đời và tự mình chứng kiến mọi việc. Cư Nạp từ giả quê quán và du hành khoảng vài năm ở Kinh và Sở, nhưng không thấy có kết quả nào. Sau đó sư tiếp tục dời bước về đông và ngụ tại Tương Châu, trải qua mười năm với Thiền sư Động Sơn. Một hôm, sư đang đọc một bản luận giải về kinh Hoa Nghiêm và xúc động sâu xa về đoạn văn sau đây, nhờ thế mà sư tỏ ngộ đạo lý của Thiền: “Núi Tu Di nổi lên giữa biển cả cao 84.000 do tuần, đỉnh của nó không phải là chỗ vin tay đặt chân mà lên được. Đây chỉ cho ngọn núi của 84.000 trần lao nổi lên từ đại dương của phiền não. Khi chúng sinh đạt đến chỗ vô tư vô vi đối với hết thảy các pháp, phiền não sẽ khô cạn. Trần lao giờ đây chuyển thành ngọn núi Nhất Thiết Trí, và phiền não trở thành biển Nhất Thiết Trí. Trái lại, nếu khởi tâm tư lự tức có những vướng víu. Rồi ra phiền não càng thêm sâu, đường lên đỉnh núi của Phật Trí bị ngăn chặn lại.” Cư Nạp bèn nhận xét: “Thạch Cũng nói rằng ‘không có chỗ ra tay,’ và Mã Tổ ‘vô minh từ quá khứ vô thủy nay đã tiêu tan hết thảy.’” Đây thực không phải là lời nói hư dối—Chinese Zen master, who lived in the middle part of the eleventh century, was a great scholar versed in the Avatamsaka Sutra and other schools of Buddhist philosophy, and even elderly scholars were willing to study under him. Evidently he did not know anything of Zen. One day he had a visitor who was acquainted with the doings of Zen in the south. He said that the entire Buddhist world of China was then taken up by the teaching of Bodhidharma, and that of Ma-Tsu, one of his ablest descendants, who appeared to fulfill the prophecy of Prajnatala, had exercised great influence over the Buddhist scholars in the country, so that even men of learning and understanding who were renowned throughout the province of Shu, such as Liang and Chien, either gave up their own pupils or burned their library of the commentaries, on order to master the teaching of Zen. Chu-Ne was very much impressed with the report of his Zen friend. Advised strongly by him to go out into the world and see the state of affairs by himself, Chu-Ne left his native province and wandered about some years in Ching and She but without seeing and result. He then moved further west and stayed in Hsiang-Chou for ten years under Tung-Shan Yung. One day he was reading a treatise on the Avatamsaka Sutra and was deeply impressed by the following passage, which opened finally his mind to the truth of Zen: “Mount Sumeru towers in the great ocean attaining the altitude of 84,000 yojanas, and its summit is not to be scaled by means of hands and legs. This illustrates that the mountain of 84,000 human woes is rising from the great ocean of passions. When beings attain the state of consciousness in which they cherish no thoughts of relativity and from which all strivings vanish, even when confronting this world of multiplicities, their passions will naturally be drained off. All the worldly woes now turn into the mountain of all-knowledge and the passions into the ocean of all-knowledge. On the contrary, when the mind is filled with thoughts and reflections of relativity, there are attachments. Then the greater grow worldly and the deeper the passions, and a man is barred from reaching the summit of knowledge which makes up the essence of Buddhahood.” Chu-Ne then observed: “According to Shih-Kuang, ‘not a cue to get hold of,’ and according to Ma-Tsu, ‘ignorance since the beginningless past has melted away today.’” These are indeed no lies.

Tổ Ấn Mật Hoằng: Zen Master Tổ Ấn Mật Hoằng (1735-1835)—Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng, quê ở Phù Cát Bình Định, Trung Việt. Ngài xuất gia vào tuổi 15. Ngài thọ cụ túc giới với Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc tại chùa Từ Ân ở Tân Khai, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ngài là Pháp tử đời thứ 36 dòng Lâm Tế. Vào năm 1773, ngài trụ trì tại chùa Đại Giác. Vào năm 1802, vua Gia Long sai quan địa phương trùng tu lại chùa Đại Giác. Đến năm 1815, vua Gia Long gừi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô Huế để thuyết giảng cho nhà vua và hoàng gia. Sau đó ngài về làm tăng cang chùa Thiên Mụ. Ngài thị tịch năm 1835, thọ 101 tuổi—A Vietnamese monk from Phù Cát, Bình Định, Central Vietnam. He left home and became a monk at the age of 15. He received complete precepts with Most Venerable Phật Ý Linh Nhạc at Từ Ân Temple in Tân Khai, Tân Bình, Gia Định. He was the Dharma heir of the 36th generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1773, he stayed at Đại Giác Temple. In 1802, King Gia Long ordered his local mandarins to rebuild Đại Giác Temple. In 1815 King Gia Long sent an Imperial Order to summon him to Hue capital to preach the Buddha Dharma to the King and the royal family. Later, he became a royal-recognized monk at Thiên Mụ temple. He passed away at Quốc Ân Temple in Huế in 1835, at the age of 101.

Tổ Đường: Patriarchs’ Hall.

Tổ Mẫu: Grandmother.

Tổ Phụ: Grandfather.

Tổ Sư: Tổ hay tổ sư là những bậc thầy vĩ đại đã nhận và đã chính thức truyền bá Phật pháp. Vị Tổ đầu tiên là ngài Đại Ca Diếp, được Phật tâm chứng. Tâm chứng nầy gọi là ‘Tâm truyền tâm’ và tiếp tục lưu truyền mãi về sau. Có 28 vị tổ ở Ấn Độ và 6 vị ở Trung Quốc. Từ vị Tổ thứ nhất đến Lục Tổ Huệ Năng gồm 32 vị. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, người ta đặc biệt nói đến Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma—Patron saint—Founder—Patriarch—The first teacher, or leader, or founder of a school (sect) or the great masters who have received and formally transmitted the Buddha’s Dharma. The First Indian Patriarch who received “mind approval” from the Buddha was Maha-Kasyapa. The act was called “Mind to mind” transmission, and had been passed on down the line. There are twenty-eight patriarchs in India and six in China. From the First Patriarch to Hui-Neng, there were thirty-two. However, in China, it has particular reference to Bodhidharma.

** For more information, please see Hai Mươi

Tám Tổ Ấn Độ, and Lục Tổ Trung Hoa.

Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Patriarch Bodhidharma.

Tổ Sư Thiền: Patriarchal Meditation—The Zen of the Patriarchs—Zen Patriarchate.

1)Lịch sử của Thiền Tông vẫn còn là một huyền thoại. Truyền thuyết cho rằng một ngày nọ, thần Phạm Thiên hiện đến với Đức Phật tại núi Linh Thứu, cúng dường Ngài một cánh hoa Kumbhala và yêu cầu Ngài giảng pháp. Đức Phật liền bước lên tòa sư tử, và cầm lấy cành hoa trong tay, không nói một lời. Trong đại chúng không ai hiểu được ý nghĩa. Chỉ có Ma Ha Ca Diếp là mỉm cười hoan hỷ. Đức Phật nói: “Chánh Pháp Nhãn Tạng nầy, ta phó chúc cho ngươi, này Ma Ha Ca Diếp. Hãy nhận lấy và truyền bá.” Một lần khi A Nan hỏi Ca Diếp Đức Phật đã truyền dạy những gì, thì Đại Ca Diếp bảo: “Hãy đi hạ cột cờ xuống!” A nan liền ngộ ngay. Cứ thế mà tâm ấn được truyền hừa. Giáo pháp nầy được gọi là “Phật Tâm Tông.”—The history of Zen is mythical. It is said that one day Brahma came to the Buddha who was residing at the Vulture Peak, offered a Kumbhala flower, and requested him to preach the Law. The Buddha ascended the Lion seat and taking that flower touched it with his fingers without saing a word. No one in the assembly could understand the meaning. The venerable Mahakasyapa alone smiled with joy. The world-Honoured One said: “The doctrine of the Eye of the True Law is hereby entrusted to you, Oh Mahakasyapa! Accept and hand it down to posterity.” Once when Ananda asked Mahakasyapa what the Buddha’s transmission was, Mahakasyapa said: “Go and take the banner-stick down!” Ananda understood him at once. Thus the mind-sign was handed down successively. The teaching was called the ‘school of the Buddha-mind.’

2)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Thiền của Tổ Sư không phải là phương pháp phân tách như khoa học, cũng không phải là một phương pháp tổng hợp như triết học. Đây là một hệ thống tư duy không tư duy theo thông tục, nó siêu việt tất cả những phương pháp của luận chứng hợp lý. Tư duy không cần phương pháp tư duy là để tạo cơ hội cho sự thức tỉnh của tuệ giác. Hành giả có thể áp dụng những phương pháp tu thiền của Tiểu Thừa, của Du Già Luận (bán Đại Thừa), pháp chỉ quán của tông Thiên Thai, hay Du Già bí mật của tông Chân Ngôn nếu hành giả thích, nhưng thật ra tất cả những phương pháp nầy đều không cần thiết. Quan điểm của Thiền tông có thể tóm tắt như sau: “Dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật,” hay “Thử tâm tức Phật.” Bạch Ẩn Thiền Sư đã phát biểu ý kiến nầy rất rõ trong bài kệ về pháp ‘tọa thiền’: “Chúng sanh vốn là Phật; cũng như băng (cơ duyên hiện tại của chúng ta) và nước (Phật tánh ẩn tàng), không có nước thì không có băng. Chính thế gian nầy là liên hoa cảnh giới và thân nầy là Phật.”—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the meditation of the patriarchal Zen was not an analytical like science, nor was it a synthetical method like philosophy. It was a method of thinking without ordinary thinking, transcending all methods of logical argument. To think without any method of thinking is to give opportunity for the awakening of the intuitional knowledge or wisdom. All methods of meditation as taught by Hinayana, by Yogacara (quasi-Mahyana), by the abrupt method of calmness and insight (samathavipasyana) of T’ien-T’ai, or by the mystical yoga of Shingon can be used if the aspirant likes, but are in no way necessary. The ideas peculiar to Zen may be summarized as follows: “from mind to mind it was transmitted, not expressed in words or written in letters; it was a special transmission apart from the sacred teaching. Directly point to the human mind, see one's real nature and become an enlightened Buddha.” The idea was very well expressed in Hakuin’s hymn on sitting and meditating: “All beings are fundamentally Buddhas; it is like ice (which represents our actual condition) and water (which represents an underlying Buddha-nature); without water there will be no ice, etc. This very earth is the lotus-land and this body is Buddha.”

Tổ Tâm Hối Đường Hoàng Long: Thiền sư Tổ Tâm Hối Đường—Zen master Hui-T’ang-Tsu-Hsin (1025-1100).

·Thiền sư Tố Tâm Hối Đường sanh năm 1025 tại tỉnh Quảng Đông. Năm mười chín tuổi sư bị mù, cha mẹ nguyện cho sư xuất gia, liền đó mắt sư sáng lại. Sau khi tòng học ba năm với vị thầy thiền đầu tiên của sư là thiền sư Vân Duyệt ở Vân Phong, sư bèn từ giả thiền sư Vân Duyệt ra đi. Sư Vân Duyệt bảo sư nên đến nương với Sư Huệ Nam ở Hoàng Bá. Sư đến Hoàng Bá ở bốn năm, nhưng không kết quả, sư lại trở về Vân Phong; tuy nhiên lúc ấy sư Vân Duyệt đã thị tịch, nên sư tìm đến với sư Thạch Sương—Zen master Tsu-Hsin-Hui-T’ang-Huang-Lung was born in 1025 in Kuang-T’ung province. After he was blind at the age of nineteen, his parents vowed to let him to leave home and to join the order. His eyes were back to normal again. After studying for three years with his first Zen teacher, Wen-Yueh in Yun-Feng, he left Yun-Yueh. Master Wen-Yueh advised him to go to see Zen master Hui-Nan at Huang-Bo. Tsu-Hsin then went to study under Hui-Nan; however, he returned to Yun-Feng after four years without gaining any clarity. Tsu-Hsin-Hui-Tang discovered that Wen-Yueh had passed away, so he stayed with Shih-Shuang.

·Một hôm sư đọc Truyền Đăng Thực Lục đến đoạn “Tăng hỏi Thiền sư Đa Phước: Thế nào là một vườn tre của Đa Phước? Đa Phước đáp: Một cây hai cây nghiêng. Tăng thưa: Chẳng hiểu. Đa Phước nói: Ba cây bốn cây cong.” Khi ấy sư liền giác ngộ hiểu rõ được hai thầy. Sư liền đi thẳng đến Hoàng Bá. Vừa mới trải tọa cụ, Huệ Nam cười nói: Ngươi vào thất của ta. Sư cũng thích thú vui mừng thưa: Việc lớn xưa nay như thế, Hòa Thượng cần gì dạy người khán thoại đầu và rán hết sức vạch tìm ra ý nghĩa ? Huệ Nam đáp: Nếu chẳng dạy ông tầm cứu như thế, đến chỗ không dụng tâm tự thấy tự nhận, là ta đã chôn vùi ngươi vậy.”—One day he was reading A Lamp Record, when he came upon the passage, “A monk asked Zen master T’o-Fu, ‘What is T’o-Fu’s bamboo grove?’ T’o-Fu replied, ‘One stalk, two stalk slanted.” The monk said, ‘I don’t understand.’ T’o-Fu then said, ‘Three stalks, four stalks crooked.” Upon reading these words Tsu-Hsin-Hui-T’ang experienced great awakening and finally grasped the teaching of his previous two teachers. Tsu-Hsin returned to see Huang-Bo. When he arrived there and prepared to set out his sitting cushion, Huang-Bo said, “You’ve already entered my room.”Tsu-Hsin jumped up and said, “The great matter being thus, why does the master teach koans to the disciples and study the hundred cases of the koan collections?” Huang-Bo said, “If I did not teach you to study in this manner, and you were left to reach the place of no-mind by your own efforts and your own confirmation, then I would be sinking you.”

·Một hôm quan Thái Sử Hoàng Sơn Cốc là một nhà nho, một nhà thơ, đến gõ cửa sư xin học Thiền. Sư nói: “Có một đoạn sách Nho ắt ngài đã nằm lòng dạy đúng như Thiền dạy. Ngài nhớ lại coi có phải Thánh Khổng nói ‘Ông nghĩ rằng tôi có điều dấu ông. Nầy các ông ơi, thật tôi không dấu diếm điều gì hết.’ Nhà Nho toan đáp, nhưng sư một mực nói: “Không! Không!” khiến cho quan Thái sử không mở miệng được, bối rối cả tâm thần, nhưng không biết thưa thốt gì. Sau đó hai người có dịp đi chơi núi. Gặp mùa hoa quế rừng nở rộ, hương thơm ngát cả một vùng. Sư hỏi: “Ngài có ngửi thấy mùi hương không?” Quan Thái sử đáp: “Vâng.” Sư tiếp: “Đó, tôi có dấu gì ngài đâu?” Câu nói tức thì mở tâm quan Thái sử. Thật hiển nhiên ‘ngộ’ há phải từ bên ngoài đến, hay do người khác cưỡng ép vào ta đâu, mà chính tự nó mọc lên ở trong ta? Dầu vị thầy không có dấu gì ta hết, nhưng ta phải ngộ mới thấy được, và tin quyết rằng không gì thiếu hết trong chính ta—One day Huang-Shan-Ku, a Confucian poet and a mandarin, came to Hui-T’ang to be initiated into Zen. Hui-T’ang said: “There is a passage in the text you are so thoroughly familiar with which fully describes the teaching of Zen. Did not Confucius declare: ‘Do you think I am holding back something from you, O my disciples? Indeed, I have held nothing back from you?’ Huang-Shan-Ku tried to answer, but Hui-T’ang immediately made him keep silence by saying: “No! No!” The mandarin felt trouble in mind, and did not know how to express himself. Some time later they were having a walk in the mountain. The wild laurel was in full bloom and the air was redolent. Hui-T’ang asked: “Do you smell it?” Huang-Shan-Ku said: “Yes!” Hui-T’ang said: “There, I have kept nothing back from you!” This suggestion from the master at once led to the opening of Huang-Shan-Ku’s mind. Is it not evident now that enlightenment is not a thing to be imposed upon another, but that it is self-growing from within? Though nothing is kept away from us, it is through enlightenment that we become cognizant of the fact, being convinced that we are all sufficient unto ourselves.

·Một lần sư thượng đường đọc kệ—One time, he entered the hall to read this verse:

“Tích nhơn khứ thời thị kim nhật

Kim nhật y nhiên nhơn bất lai

Kim ký bất lai tích bất vãng

Bạch vân lưu thủy phong bồi hồi.

Not going,

Not leaving,

Thoughts of South Mountain and Mount T’ien-T’ai,

The silly white cloud with no fixed place,

Blown back and forth by the wind.

(Người xưa ra đi ngày nay thực,

Ngày nay như cũ người chẳng về,

Nay đã chẳng về xưa chẳng đến,

Mây trắng nước trôi gió quẩn quanh.

Thích Thanh Từ dịch).

·Sư thị tịch năm 1100. Cốt của sư được đưa vào phía đông của “Phổ Giác Tháp.” Ngài được vua ban hiệu “Bảo Giác” Thiền Sư—Tsu-Hsin died in 1100. His remains were intered on the east side of the “Universal Enlightenment Stupa.” The master received the posthumous title “Zen Master Precious Enlightenment.”

Tổ Tiên: Forefathers---Ancestors.

Tổ Tông: See Tổ tiên in Vietnamese-English Section.

Tốc: Nhanh—Haste—Quick—Speedily—Urgent.

Tốc Đắc: Đạt được một cách nhanh chóng—Speedily obtain, or ensure.

Tốc Hành: Fast—Express.

Tốc Hương: Loại nhang rẻ tiền cháy nhanh—Quickly burnt inferior incense.

Tốc Tật Quỷ: Một loài quỷ La Sát lật đật—A kind of hurrying demon, raksasa.

Tốc Thành: Hoàn thành một cách nhanh chóng—Speedily completed.

Tộc: Family.

Tộc Phổ: Family tree.

Tôi Đòi: Servant.

Tôi Thép: To harden steel.

Tối: Cao nhất—Superlative—Most—Very.

Tối Cao: Supreme—Maximum—Highest.

Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai: The Tathagata who, in the highest reveals the far-reaching treasure of his eye—The Sun—See Vairocana, Đại Nhựt Giác Vương, and Đại Nhựt Kinh.

Tối Chánh Giác: Sự giác ngộ chân chính cao nhất hay diệu trí năng giác của chư Phật—Supreme perfect enlightenment, i.e. Buddhahood.

Tối Hậu: Cuối cùng—The last of all—Ultimate—Final—Finally—At death.

Tối Hậu Niệm: See Tối Hậu Tâm.

Tối Hậu Sinh: See Tối Hậu Thân.

Tối Hậu Tâm: Tối hậu niệm hay cái tâm ở sát na cuối cùng hủy thân diệt trí, sắp nhập vào vô dư niết bàn—The final mind, or ultimate thought, on entering final nirvana.

Tối Hậu Thân: Cái thân hay kiếp tái sinh cuối cùng trong cõi sinh tử của các vị A La Hán hay Bồ Tát—The final body, or rebirth, that of an arhat, or a bodhisattva in the last stage.

Tối Hậu Thập Niệm: Niệm Phật A Di Đà mười lần trước khi chết—To call on Amitabha ten times when dying.

Tối Khẩn: Most immediate.

Tối Mật: Top secret.

Tối Tăm: Obscure—Dark.

Tối Tân: Advanced—Most up-to-date—Modern.

Tối Thắng: Jina or Vijaya (skt)—Chế ngự tất cả, không còn ai bì kịp—Conquering—All conquering—Pre-eminent—Peerless—Supreme.

Tối Thắng Thừa: Đại Thừa—The supreme vehicle—Mahayana.

Tối Thắng Tôn: Bậc đáng tôn quý nhất hay Đức Phật—The most honourable one—Buddha.

Tối Thắng Trưởng Giả: The Elder Most Supreme.

Tối Thiểu: Minimum.

Tối Thượng: To be ultimate—Supreme—To be paramount.

Tối Thượng Đại Tất Địa: Phật quả—The stage of supreme siddhi, or wisdom—Buddhahood.

Tối Thượng Thừa: Giáo pháp cao nhất hay giáo pháp rốt ráo nhất (các tông phái đều cho tông nghĩa của phái mình là tối thượng thừa)—The Supreme Vehicle.

Tối Trừng: Saicho (jap)—Tối Trừng là Sơ Tổ của tông Thiên Thai ở Nhật Bản. Ông là đệ tử của Đạo Toại (Đạo Toại là đệ tử của Trạm Nhiên—See Trạm Nhiên, and Thiên Thai Cửu Tổ). Tối Trừng còn được gọi là Truyền Giáo Đại Sư. Vào tuổi 20, Tối Trừng đến Nara để học về giáo lý Thiên Thai với một vài học giả cùng đến Nhật với luật sư Chân Giám và học tập ba tách phẩm của Trí Khải. Khi ông đang đọc nửa chừng những tác phẩm nầy lần thứ hai, ông nhận được lệnh của Nhật Hoàng sang Trung Quốc để học Phật. Tại Trung Quốc, ông được Đạo Toại truyền thọ học thuyết Thiên Thai và Bồ Tát giới, được Thuận Giáo truyền thọ học thuyết Chân Ngôn, và Tu Nhiên truyền cho Thiền tông. Sau một năm lưu trú ở Trung Hoa, ông về nước thiết lập tông Thiên Thai Nhật Bản và giảng Kinh Pháp Hoa, lập Chân Ngôn Mật giáo, Thiền tông và Luật tông. Trung tâm giảng huấn trên núiTỉ Duệ do Tối Trừng thiết lập và trở thành trung tâm lớn của ngánh giáo học Phật giáo Nhật Bản. Một thời đã có đến 3.000 tự viện làm túc xá cho học chúng, quy tụ tất cả mọi ngành Phật học hiển và mật. Hiện tại có ba chi phái của tông Thiên Thai. Đó là Sơn Môn, Tự Môn, và Chân Thạnh. Chi phái sau cùng là Tịnh Độ. Những tự viện thuộc ba chi phái nầy hiện thời tính khoảng trên 4.000: Saichô was the founder of the T’ien-T’ai School in Japan. He was a pupil of Tao-Sui (Tao-Sui was a pupil of Chan-Jan—See Trạm Nhiên, and Thiên Thai Cửu Tổ). When he was twenty, Saichô went to Nara and studied the T’ien-T’ai doctrine under some scholars who came to Japan with the vinaya master Kanjin, and read the three great works of Chih-I. When he was halfway through in his second perusal of those works, he received an Imperial order to go to China for Buddhist study. He received the T’ien-T’ai doctrine and the Bodhisattva ordination from Tao-Sui, the mystic doctrine (mantra) from Shun-Chiao, and the Zen meditation from Hsiu-Jan. On his return after one year’s sojourn in China, he founded the T’ien-T’ai School and taught the Lotus doctrine, the Shingon mysticism, the Zen meditation and Vinaya practices. The educational headquarters on the Mount Hiei was established by Saicho and became the greatest center of Buddhist learning in Japan. Once there were some 3,000 monasteries to house the students thronging there from all branches of Buddhism, exoteric and esoteric. At present there are three branches of the T’ien-T’ai School; namely, Sammon, Jimon and Shinsei, the last being an Amita-peitism. The monasteries belonging to the three branches number more than 4,000 at the present time.

Tồi: Bad.

Tồi Bại: Bad—Depraved.

Tồi Tàn: In bad shape (state)—Disreputable.

Tồi Tệ: Miserable—Mean.

Tội:

1)Những gì đáng trách và đem lại nghiệp xấu: That which is blameworthy and brings about bad karma; entangled in the net of wrong-doing.

2)Tội—Theo Phật giáo, chúng sanh sanh ra không có mặc cảm sợ hãi về tội lỗi, và không sợ Thượng đế trừng phạt cho việc làm sai trái. Tuy nhiên, sợ nghiệp báo theo luật nhân quả. Khi chúng ta làm sai là chúng ta lãnh quả cho việc làm sai trái ấy, và bằng cách nầy chúng ta phải chịu đau khổ cho chính tội lỗi của chúng ta---Offence—According to Buddhism, sentient beings born have without any feeling of guilt in the sense of fear of a God who will punish him for his wrong-doing. However, they feel guilty by the law of karma. When you do some wrong-doing, you will receive the effects of your wrong-doing and in this way suffer the effect of your own sin.

Tội Ác: Atrocity—Evil and sin.

Tội Báo: Báo đáp lại những tội lỗi đã gây tạo (tùy theo tội trạng mà phải nhận sự khổ sở tương ứng. Theo Kinh Niết Bàn, hễ có tội, tức là có tội báo, không ác nghiệp, ắt không tội báo)—The retribution of sin, its punishment in suffering.

Tội Căn: Căn bản của tội ác là sự không giác ngộ và vô minh—The root of sin, i.e. unenlightenment or ignorance.

Tội Cấu: The filth of sin, moral defilement.

Tội Chướng:

1)Tội ác là chướng ngại cho thiện nghiệp: The veil, or barrier of sin, which hinders the obtaining of good karma.

2)Tội ác cũng là chướng ngại cho việc nghe và hành trì chánh pháp: The veil, or barrier of sin, which also hinders the obedient hearing of the truth.

Tội Chướng Khó Tiêu Trừ: Karmic obstructions are difficult to eradicate.

Tội Hành: Hành động đầy tội lỗi—Sinful acts, or conduct.

Tội Nghiệp:

1)Thương hại tội nghiệp ai: To have pity (mercy) on someone.

2)Nghiệp tội đưa đến quả khổ đau phiền não: That which sin does, its karma, producing subsequent suffering.

Tội Nghiệt: Sins—Crimes.

Tội Nhẹ: Minor (petty—small) offence.

Tội Phạm: Criminal.

Tội Phúc: Tội và phúc (ngũ nghịch, thập ác là tội; ngũ giới, thập thiện là phúc)—Sinfulness and blessedness.

Tội Phúc Vô Chủ: Tội và phúc không do ai làm chủ, chỉ tự mình xui khiến lấy—Sinfulness and blessedness have no lord, or governor, i.e. we induce them ourselves.

Tội Tính: Bản tính của tội nghiệp (bản tánh ấy vốn không và bất khả đắc, không thật, nghĩa là theo đúng lẽ chân như, tội không có thực, mà phúc cũng chẳng có thực)—A sinful nature; the nature of sin.

Tội Vi Cảnh: Petty offense.

Tôn:

1)Bậc đáng tôn kính: Arya (skt)—Honourable—The honoured one—To honour.

2)Đích tôn: Grandchild—The eldest grandson (eldest son of the eldest son).

3)See Tông.

Tôn Chi: Tông chi—Branch of a family, sect or school.

Tôn Chỉ: Leading lines or guiding instructions of a sect or school.

Tôn Đà La Nan Đà: Sundarananda or Sunanda (skt)—Em trai của Đức Phật, có vợ tên là Tôn Đà Lợi, nên nguời ta gọi ông là Tôn Đà La Nan Đà để phân biệt với ông A Nan Đà—Said to be younger brother of Sakyamuni, his wife’s name being Sundari; thus called to distinguish him from Ananda.

Tôn Đà Lợi: Sundari (skt).

1)Tên của một bà quý phái đã hủy báng Đức Phật trước đám đông: Name of a courtesan who defamed the Buddha in front of a crowd.

2)Tên một đức trẻ do vua Ba Tư Nặc dẫn đến để được gặp Phật, đứa bé đã ngộ đạo sau khi nghe Phật thuyết pháp: Name of a young child who realized the truth after hearing the Buddha’s preaching.

3)Tên của một vị A La Hán: Name of an arhat.

4)Vợ của tôn giả Tôn Đà La Nan Đà: Wife of Sundarananda.

Tôn Giả: Arya (skt)—A Lê Da—Thánh giả hay những bậc trí đức cao, tiếng tôn xưng để gọi các vị A La Hán—An Honored One—An Honourable One—A sage—A saint—An Arhat.

Tôn Giả A Nan: Ananda—Đệ nhứt đa văn—Who was famed for his excellent memory and wide erudition—See A Nan Đà và Thập Đại đệ tử.

Tôn Giả Ca Diếp: Mahakashyapa—Đệ nhứt Thiền định—Foremost in Samadhi—See Ma Ha Ca Diếp và Thập Đại Đệ Tử.

Tôn Giả Duy Ma Cật: See Vimalakirti.

Tôn Giả Đề Bà Đạt Đa: Devadatta—Nghịch hữu tri thức—Adverse-practice good spiritual advisor—See Đề Bà Đạt Đa.

Tôn Giả Giác Ngộ: Enlightened Venerable.

Tôn Giả Kiều Trần Như: Kaundinya.

Tôn Giả La Hầu La: Nổi tiếng về mật hạnh—Foremost in inconspicuous practice—See Rahula.

Tôn Giả Mục Kiền Liên: Đệ nhứt thần thông—Foremost in spiritual powers—See Maudgalyayana.

Tôn Giả Tu Bồ Đề: See Subhuti.

Tôn Giả Xá Lợi Phất: Đệ nhất trí huệ—Foremost in wisdom—See Sariputra.

Tôn Giáo: Religion.

Tôn Kính: Homage—Reverence—To have respect for –To reverence and respect—To show/pay respect for—To revere—To respect—To honour.

Tôn Ký: Sự thọ ký của Đức Phật về sự thành Phật của các đệ tử của Ngài—The prediction of Buddhahood to his disciples by the Honoured One—The honorable prediction.

Tôn Nghiêm: Solemn—Grave.

Tôn Phái: Tông phái—See Tôn Chi.

Tôn Phục: To respect—To reverence—To honour—To venerate.

Tôn Quí: See Tôn Trọng.

Tôn Sắc: Những lời chỉ dạy đáng tôn quý hay những lời dạy của Đức Phật—The honourable commands, Buddha’s teaching.

Tôn Sùng: Honourable—Eminent.

Tôn Sư: Honoured Master.

Tôn Thạnh: Chùa Tôn Thạnh tọa lạc trong xã Thanh Đa, huyện Phước Lộc, bây giờ là Cần Giuộc, tỉnh Long An. Lúc đầu chùa tên Lan Nhã, được Hòa Thượng Viên Ngộ sáng lập và dựng lên năm 1808. Trong tập hồi ký của ông Võ Văn Kiết, tri huyện Phước Lộc, đã ghi lại: về việc đúc tượng Bồ Tát Địa Tạng như sau: “Lần đầu tượng đúc không thành, lần sau sư Tăng Ngộ bèn chặt một ngón tay của mình mà bỏ vào lò nấu đồng, thịt xương của ngón tay hòa lẫn với kim khí. Lần nầy pho tượng được viên mãn. Từ đấy khách thập phương góp phần tô điểm ngôi già lam Lan Nhã ngày càng trở nên tráng lệ hơn. Tuy nhiên, ngôi chùa hiện nay không còn được như xưa nữa.” Đường vào chùa phía bên phải có tấm bia kỷ niệm ông Nguyễn Đình Chiểu được dựng lên năm 1973. Trong chánh điện có rất nhiều tượng La Hán. Sân sau chùa có tháp thờ Sư Viên Ngộ—Tôn Thạnh Pagoda, name of a temple, located in Thanh Đa village, Phước Lộc (now Cần Giuộc) district, Long An province, South Vietnam. It was founded and built by Most venerable Viên Ngộ (Tăng Ngộ) in 1808. It was called Lan Nhã Pagoda then. Chief of Phước Lộc district, Mr. Võ Văn Kiết, recorded in his diary about the casting of Ksigarbha Bodhisattva statue at Lan Nhã Pagoda as follows: “At first, the casting failed. Afterwards, it was said that Master Tăng Ngộ cut a finger of his right hand and dropped it into a pot used to cook bronze. The finger was mixed with the metal, therefore the statue casting became successful. Since then, pilgrims from all over the country have helped decorate Lan Nhã Pagoda to make it more magnificient and splendid. However, at present, the pagoda does not appear marvellous as it used to be. On the right side of the gateway stands a stele set up in 1973 to memorize the great scholar Nguyễn Đình Chiểu. In the Main Hall, there are many statues of Arahats. In the back of the pagoda, there stands the stupa of Most Venerable Vien Ngộ.

Tôn Thắng:

1)Vị tôn giả luôn chiến thắng (ma quân phiền não) đáng tôn kính: Honoured and victorious, the honoured victorious one.

2)Một trong năm vị Phật Đảnh Tôn bên cánh tả của Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho trí huệ: One of the five bodhisattvas on the left side of Sakyamuni (symbolized wisdom)—See Ngũ Phật Đảnh Tôn.

3)Trừ Chướng Phật Đảnh: One of the divinities of the Yoga school—See Ngũ Phật Đảnh Tôn (5).

Tôn Thắng Phật: Trừ chướng Phật Đảnh—The Honoured Victorious One (Buddha).

Tôn Thất: Royal family.

Tôn Thượng: To respect one’s superior.

Tôn Tín: To reverence and faith—To revere and trust.

Tôn Tộc: Person of the same family.

Tôn Trọng:

1)Tôn quý và kính trọng: Respect and honoured—To honour—Honourable—To have regard and consideration for.

2)Cách tốt nhứt để tôn trọng Phật là làm theo lời Phật dạy: “Không làm các điều ác, làm các điều lành, và giữ cho tâm ý thanh sạch.”—The best way to respect the Buddha is to follow his advice: “Not to do evil, to do good, and to purify one’s mind.”

Tôn Túc: Từ được dùng để gọi vị Tăng tuổi cao đức trọng—A term used to call a monk honoured and advanced in years.

Tốn:

1)Hao tốn: Expensive—Consumption.

2)Khiêm tốn: Nhường nhịn—Modest—To yield—To accord.

Tốn Công: To waste (lose) one’s labour.

Tốn Của: To lose (waste) one’s money.

Tốn Kém: Costly—Expensive.

Tồn: Bảo Tồn—To keep—To maintain—To preserve.

Tồn Kiến: Ôm giữ tà kiến—To keep to wrong views.

Tồn Mệnh: Bảo tồn sinh mệnh—To preserve one’s life—To preserve alive.

Tồn Tại: To survive—To endure—To last—To exist.

Tồn Tâm: To tame the mind—Còn gọi là Tu Tâm, nghĩa là gìn giữ tâm, không cho nó phóng túng kiêu ngạo—Also called to cultivate the mind, or to maintain and watch over the mind, not letting it get out of control, become egotistical, self-centered, etc.

Tồn Vong: To exist and to disappear.

Tổn:

1)Tổn hại: To spoil—To hurt—To damage.

2)Tổn phí: Cost—Expenses.

Tổn Hại: To cause damage.

Tổn Phục Đoạn: Tạm thời ép chặt hay dùng đạo hữu lậu mà đoạn diệt phiền não (khi gặp duyên nó lại hiện hành trởi lại)—To spoil, subject and destroy the passions.

Tổn Thất: Loss.

Tổn Thọ: To shorten one’s life.

Tổn Thương: To hurt (wound).

Tông:

1)Tổ Tông: Ancestors.

2)Bộ Tộc: Clan.

3)Loại: Class—Kind—Category.

4)Dòng: School—Sects, which are of two kinds:

a)Thành lập một dòng riêng, sư đệ truyền nối, như Phật Giáo Tiểu Thừa Ấn Độ có 20 bộ, Phật giáo trung Hoa có 13 bộ, Phật giáo Nhật Bản có 14 bộ: Those founded on the principles having historic continuity, as the twenty sects of Hinayana, the thirteen sects of China, and fourteen sects of Japan.

b)Một người theo kiến giải của mình mà bình luận, phê phán tông chỉ của các tông khác—Those arising from an individual interpretation of the general teaching of Buddhism,

·Theo lý thuyết của các giáo phán định, như những tông của Ngài Vĩnh Minh: The sub-sects founded by Yung-Ming.

·Căn cứ theo giáo thuyết đặc biệt của mình hay của các tông phái đã được thừa nhận mà phán định, như Ngài Hoằng Pháp ở Nhật Bản: Those based on a peculiar interpretation of one of the recognized sects, as the Jodo-Shinshu founded by Shiran-shonin.

Tông Chỉ: Motto—The main thesis or ideas.

Tông Cốt: Những yếu chỉ cốt lõi của một tông phái—The bones or essential tenets of a sect.

Tông Cửa: To batter the door down.

Tông Cực: Giáo pháp căn bản—Ultimate or fundamental principles.

Tông Diễn Chân Dung: Thiền Sư Tông Diễn Chân Dung (1640-1711)—Zen Master Tông Diễn Chân Dung—Thiền sư Việt Nam, quê ở Phú Quân, Cẩm Giang, Bắc Việt. Ngài mồ côi cha từ thời thơ ấu. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia. Về sau ngài trở về độ bà mẹ già bằng cách cho bà mẹ ở chùa công phu tu tập đến khi qua đời. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1711—A Vietnamese Zen Master from Phú Quân, Cẩm Giang, North Vietnam. He lost his father when he was very young. When he was twelve years old, he left home and became a monk. Later, he returned to his home town to save his mother by allowing her to stay in the temple to cultivate until the day she passed away. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam.

Tông Dụng: Nguyên tắc và thực hành—Principles and their practices, or application.

Tông Gia: See Thiện Đạo (2).

Tông Học: Học thuyết hay giáo lý của một tông phái—The study or teaching of a sect.

Tông Khách Ba: Sumatikirti (skt)—Người cải cách hệ thống Chùa bên Tây Tạng, vị sáng lập ra tông phái áo vàng (Hoàng Giáo). Theo Tây Vực Tân Ký thì Tông Khách Ba sanh năm 1417 tại Tân Ninh, tỉnh Cam Túc, tông phái của ông được thành lập dựa trên sự tinh chuyên giữ giới, để đối lại với sự biếng nhác của Hồng Giáo (phái áo đỏ). Người ta cho rằng Tông Khách Ba là hậu thân của Văn Thù; người khác lại cho rằng ông là hậu thân của Đức Phật A Di Đà—The reformer of the Tbetan church, founder of the Yellow Sect. According to the New Record of the Western Lands, Sumatikirti was born in 1417 in Hsin-Ning, Kan-Su. His sect was founded on strict discipline, as opposed to the lax practices of the Red Sect. He is considered to be an incarnation of Manjusri; others say of Amitabha.

Tông Lâm Tế: Lin-Chi School—See Lâm Tế Tông.

Tông Mật: Một trong năm vị tổ của tông Hoa Nghiêm—Tsung-Mi, one of the five patriarchs of the Hua-Yen (Avatamsaka) sect.

Tông Môn:

1)Tên của một tông phái: Name of a sect or school.

2)Tiếng dùng để gọi Thiền tông hay tông phái tu tập bằng trực giác, trong khi các tông phái khác được gọi là Giáo Môn hay những tông phái tu bằng giáo điển được ghi lại—It refers to the Ch’an (Zen) or Intuitional schools, other schools are called “Teaching Sects,” or those who rely on the written word rather than on the “inner light.”

Tông Nguyên: Giáo thuyết hay giáo điển căn bản của một tông phái—The basic principles of a sect, or its original cause of existence.

Tông Nghi: Nghi thức hay luật lệ của một tông phái—The rules or ritual of a sect.

Tông Nghĩa: Giáo nghĩa của một tông phái—The tenets of a sect.

Tông Nhân Dụ: Ba chi chính trong lập lượng. Đây là một từ ngữ thuộc luận lý, thí dụ ngọn đồi có lửa là tôn hay mệnh đề; vì nó có khói, là nhân hay lý do. Tất cả những gì có lửa là có khói, như một nhà bếp, và hễ cái gì không có lửa thì không có khói như một cái hồ nước, đây là dụ—Three main branches in stating a syllogism. This is a logical term, i.e., the hill is fiery (proposition); because it has smoke (reason). All that has smoke is fiery like a kitchen, and whatever is not fiery has no smoke like a lake (example).

1)Tông: Pratijna (skt)—Tôn—Mệnh đề—Proposition.

2)Nhân: Hetu (skt)—Cause—Reason.

3)Dụ: Udaharana or Drishtanta (skt)—Sự minh họa hay thí dụ—Illustration or example.

Tông Phái: Sects (school or dharma-door) of Buddhism. There are several sects in Buddhism:

1)Câu Xá Tông: Giáo điển Vi Diệu hay Câu Xá Tông dựa trên Vi Diệu Câu Xá Luận—Abhidharma or Kosa sect based on the Abhidharma-kosa-sastra Câu Xá Luận)—See Câu Xá Tông.

2)Thành Thật Tông: Giáo điển dựa trên Thành Thật Luận—Satyasiddhi sect, based on the Satyasiddhi-sastra (Thành Thật Luận).

3)Luật Tông: Giáo điển dựa trên Luật Tạng—Vinaya or Discipline sect, based on the Vinaya-pitaka—See Luật Tông.

4)Tam Luận Tông: Giáo điển dựa trên Trung Quán Luận và Thập Nhị Môn Luận của Ngài Long Thọ, cũng như Bách Luận của Ngài Aryadeva—The Three-Sastra Sect, based on the Madhyamika-sastra (Trung Quán Luận) and Dvadasa-nikaya-sastra of Nagarjuna, and Sata-sastra of Aryadeva.

5)Niết Bàn Tông: Thiên Thai—Giáo điển dựa vào Kinh Đại Bát Niết Bàn, được Dharmaraksa dịch sang Hoa ngữ năm 423 sau Tây Lịch, sau nầy sáp nhập với Tông Thiên Thai vì hai tông phái nầy có nhiều chỗ tương đồng—Nirvana sect, based on the Mahaparinirvana-sastra (Đại Bát Niết Bàn), which was translated into Chinese by Dharmaraksa in 423 A.D.; later incorporated in T’ien-T’ai, with which it had in common.

6)Địa Luận Tông: Giáo điển dựa vào Thập Địa Luận của Ngài Thế Thân Bồ Tát, được Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ năm 508 sau Tây Lịch, được Tông Hoa Nghiêm hấp thụ và biến thành giáo điển của mình—Dasabhumika sect, based on Vasubandhu’s work (ten stages of the bodhisattva’s path to Buddhahood), which was translated into Chinese by Bodhiruci in 508 A.D., absorbed by the Avatamsaka School.

7)Tịnh Độ Tông: Giáo thuyết dựa trên niềm tin Đức Phật A Di Đà trong cõi Tây Phương Cực Lạc—Pure Land or Sukhavati sect (salvation through faith in Amitabha into Western Paradise)—See Tịnh Độ Tông.

8)Thiền Tông: Sơ Tổ Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng Thiền Tông Trung Quốc đã có từ trước khi Ngài đến Trung Quốc—Dhyana, Meditative or Intuitive sect. Its first patriarch in China was Bodhidharma, but it existed before he came to China.

9)Nhiếp Luận Tông: Giáo điển dựa vào bộ Nhiếp Đại Thừa Luận của Ngài Vô Trước Bồ Tát, được Paramartha dịch sang Hoa ngữ năm 563 sau Tây Lịch, sau được hấp bởi Tông Hoa Nghiêm—Mahayan-samparigraha sect, later absorbed by Avatamsaka sect (Hoa Nghiêm), based on the Mahayana-samparigraha sastra by Asanga, translated by Paramartha in 563 A.D., subsequently absorbed by the Avatamsaka sect.

10)Thiên Thai Tông: Giáo điển dựa trên bộ Kinh Pháp Hoa. Đây là sự hoàn thành của trường phái Trung Quán—Saddharma-pundarika sect, based on the Saddharma-pundarika sastra or the Lotus of the Good Law. It is a consummation of the Madhyamika tradition (Trung Quán Luận).

11)Hoa Nghiêm Tông: Giáo điển dựa vào Kinh Hoa Nghiêm, được dịch sang Hoa ngữ năm 418—Avatamsaka sect, based on the Buddha-Avatamsaka sutra, or Gandha-vyuha, translated into Chinese in 418.

12)Pháp Tướng Tông: Giáo điển Du Già Sư Địa Luận, sau khi Ngài Huyền Trang trở về từ Ấn Độ với bản dịch bộ luận nầy—Dharmalaksana sect, established after the return of Hsuan-tsang from India and his translation of the important Yogacarya works.

13)Mật Tông: Mantrayana (skt)—Esoteric school—Secret teachings—See Chân Ngôn Tông, and Mật Tông.

14)Chân Ngôn Tông: Các giáo lý và phương pháp tu tập của tông phái Phật giáo nầy dựa trên ba phương thức quán tưởng: mạn đà la, mật chú, và thủ ấn—The doctrine and practices of this sect of Buddhism based on three meditational devices: the mandala, the mantra, and the mudra—See Mật Tông.

Tông Phái Mật Tông: Mantrayana—See Tông phái (13).

Tông Phái Nhật Bản: Buddhist sects in Japan.

(A)Sự phát triển Phật Giáo tại Nhật Bản—The development of Buddhism in Japan: Theo Giáo sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Nhật Bản từng được gọi là vùng đất của Phật Giáo Đại Thừa. Dạng Phật Giáo nầy lúc đầu phát triển mạnh ở Trung Hoa rồi đi dần đến Nhật Bản qua trung gian của Triều Tiên. Sau đó Phật giáo ở Nhật Bản phát triển nhờ sự nỗ lực của các tu sĩ Trung Hoa và Nhật Bản. Các học giả cho rằng Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 552 và đã đến từ Kudara, một trong những vương quốc của Triều Tiên thời đó—According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Japan has been called the land of Mahayana Buddhism. This form of Buddhism originally flourished in China and travelled to Japan via Korea. Thereafter Buddhism developed through the efforts of both Chinese and Japanese monks. It is generally held by Japanese scholars that Buddhism first made its appearance in the year 552 A.D., and that it came from Kudara, one of the kingdoms of Korea at that time.

1)Thời kỳ du nhập—The period of importation: Từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 7 sau Tây Lịch. Đây là thời kỳ Asuka và Nara—From 6th century to 7th century A.D. The Asuka and Nara period.

a)Tại Nhật Bản, đạo Phật xuất hiện chủ yếu qua sự thích ứng với Thần đạo, một dạng tín ngưỡng bản địa của Nhật. Để đạt được mục đích nầy, các tu sĩ Phật giáo chấp nhận việc thờ cúng tổ tiên , và để cho các vị thần của Thần Đạo được xếp bên cạnh ảnh của Đức Phật, xem đó như những hiện thân của Đức Phật. Theo cách nầy, đạo Phật mới có thể dần dần tự khẳng định giữa người dân Nhật mà không loại bỏ thẳng thừng Thần Đạo của họ—The first manifestations of Buddhism in Japan consisted chiefly in adapting it to Shintoism, a native cult of Japan. For this purpose, Buddhist monks accepted ancestor worship and admitted, side by side with the Buddha’s image, the gods of Shintoism on the ground that these represented the various incarnations of the Buddha. In this manner Buddhism was able gradually to establish itself among the common people without rejecting Shintoism outright.

b)Một lợi thế quan trọng là khi đạo Phật lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản thì đạo nầy cũng được giới thiệu đồng thời với nền văn hóa đã phát triển cao độ của Trung Hoa. Phần lớn là do đặc thù văn hóa của mình mà đạo Phật được chấp nhận bởi giai cấp quí tộc vốn là giai cấp trí thức ở Nhật vào thời đó. Một khi đã được giai cấp quí tộc bảo trợ thì Phật giáo nhanh chóng lan ra khắp nước. Nhiều hoàng đế Nhật ngày xưa đã theo đạo Phật và lấy kinh điển Phật giáo làm nguyên tắc chủ đạo trong đời sống. Ông hoàng Shotoku (574-621), quan Nhiếp Chánh của Nữ hoàng Suiko, đã cống hiến lớn cho Phật giáo qua việc xây tu viện Horyuji và viết các luận giải về Tam Tạng. Thực vậy, ông ta đã tạo cho Phật giáo ở Nhật Bản những gì mà vua A Dục đã làm cho đạo nầy ở Ấn Độ hay những gì mà Constantine đã làm cho Cơ Đốc giáo ở đế quốc La Mã—An important advantage was that when Buddhism first made its appearance in Japan, it was introduced along with the highly developed culture of China. It was largely because of its cultural character that Buddhism was accepted by the aristocracy, which was the intellectual class of Japan in those days. Once it was patronized by the aristocracy, Buddhism rapidly spread throughout the country. Several emperors of ancient Japan adopted Buddhism and accepted its tenets as their guiding principles in life. Prince Shotoku (574-621 A.D.), Regent of Empress Suiko, made a great contribution to Buddhism by founding the Horyuji monastery and by writing commentaries on three scriptures. In fact, he did for Buddhism in Japan what King Ashoka had done for it in India, and what Constantine did for Christianity in the Roman Empire.

c)Vào thời kỳ nầy có sáu tông phái được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc—In those days, the sects introduced from China were six in number:

·Câu Xá Tông: The Abhidharma-Kosa School—See Câu Xá Tông.

·Tam Luận Tông: The Three Treatise School of the Madhyamika—See Tam Luận Tông.

·Thành Thật Tông: The Satyasiddhishastra school—See Thành Thực Tông.

·Hoa Nghiêm Tông: The Avatamsaka school—See Hoa Nghiêm Tông.

·Pháp Tướng Tông: The Dharmalaksana school—See Pháp Tướng Tông.

·Luật Tông: The Vnaya school—See Luật Tông.

2)The period of nationalization: Thời kỳ thứ hai của Phật giáo tại Nhật Bản bắt đầu với sự thành lập của hai phái Thiên Thai và Chân Ngôn. Thiên Thai được Saicho (767-822) sáng lập và Chân Ngôn được Kukai (774-835) sáng lập—The second period of Japanese Buddhism began with the founding two new sects, the T’ien-T’ai and the Shingon, by Saicho (767-822 A.D.) and Kukai (774-835 A.D.), respectively.

a)Mục đích của viêc thành lập hai giáo phái nầy là quốc gia hóa các giáo lý của đạo Phật để làm cho đạo nầy trở thành một tôn giáo của toàn thể mọi người. Đồng thời, họ cũng nhằm đưa vào khuôn phép các tu sĩ Phật giáo trong các tu viện cứ sống cách biệt với thế giới thường nhật. Đặc điểm nổi bật của hai giáo phái nầy là chú trọng vào sự giải thoát tinh thần, nhưng cũng chú trọng đến việc áp dụng giáo lý vào cuộc sống—Their object was to nationalize Buddhist doctrines in order to make Buddhism a religion of the common people. At the same time, they aimed at disciplining the monks in Buddhist monasteries who kept aloof from everyday world. The dominant feature of these two sects is that they laid stress not merely on spiritual salvation, but also on the fulfilment of the doctrine in this world.

b)Do các nỗ lực liên tục của các tu sĩ Thiên Thai và Chân Ngôn mà Phật Giáo Nhật Bản đã được quốc gia hóa và dần dần được mọi người theo. Tuy nhiên, còn có một số vấn đề cần phải giải quyết. Các giáo lý nầy vẫn còn quá cao siêu, không dễ hiểu cho quảng đại quần chúng, những người nầy thường chỉ muốn tin vào những điều mê tín gắn liền với các giáo lý. Hơn thế nữa, do sự thay đổi của môi trường cùng với sự phổ biến của đạo Phật cho nên nhiều người đã từ bỏ cuộc sống thường ngày để tìm sự yên tĩnh tinh thần trong một thế giới cao xa—By the continuous efforts of both the T’ien-T’ai and the Shingon monks, Buddhism became nationalized and gradually gained in popularity. However, a number of problems remained to be solved. The doctrines were still too scholarly to be easily understood by the common people, who tended to accept only the superstitions attached to them. Furthermore, as the environment changed with the spread of Buddhism, it induced many people to give up this world in order to seek spiritual rest in the world beyond.

c)Trong thế kỷ thứ 10, đã có một phong trào Phật giáo mới nổi lên dưới dạng đức tin vào Đức Phật A Di Đà. Nhiều người ngã theo đức tin nầy và họ chỉ việc tụng niệm hồng danh Phật A Di Đà với mục đích tái sanh ở miền Tịnh Độ. Phong trào nầy đã làm nẩy sinh nhiều hệ phái mới biệt lập, cũng đặt nặng đức tin vào Đức Phật A Di Đà—A new Buddhist movement arose in the tenth century A.D. in the form of belief in Amitabha Buddha. Many people were converted to this faith, and they simply recited the name of Amitabha Buddha with the object of being reborn in his Pure Land. This movement was followed by independent new sects which also emphasized belief in Amitabha.

d)Đặc điểm chung của các hệ phái nầy được biểu hiện trong định nghĩa về đời sống thế tục, trong những cố gắng để thuần khiết và đơn giản hóa về cả giáo lý lẫn thực hành. Nhờ các đặc điểm trên mà các hệ phái nầy đã thu hút được nhiều tín đồ trong số những tá điền, nông dân và quân nhân. Các hệ phái mới xuất hiện trong thế kỷ mười hai và mười ba gồm—The factors common to these sects were to be found in the definition of laymanship and in the efforts to purify and simplify both doctrine and practice. Owing to these features, they were able to attract many followers from among the farmers, peasants and warriors. The new sects, which arose during the twelfth and thirteenth centuries, were as follows:

·Phái Yuzunenbutsu do Ryonin (1072-1132) sáng lập: Yuzunenbutsu founded by Ryonin (1072-1132 A.D.).

·Phái Jodo do Honen (1133-1212) sáng lập: Jodo founded by Honen (1133-1212 A.D.).

·Phái Jodo-Shin do Shinran (1173-1289) sáng lập: Jodo-Shin founded Shiran (1173-1262 A.D.).

·Phái Ji do Ippen (1239-1289) sáng lập: The Ji founded by Ippen (1239-1289 A.D.).

e)Thời kỳ Kamakura nẩy sinh các hệ phái mới, trùng hợp với sự thịnh vượng của chế độ phong kiến ở Nhật Bản, có sự xuất hiện của hai hệ phái mới: The Kamakura period, during which these sects came into being, coincided with the rise of feudalism in Japan. It was also in this period that two new sects made their appearance.

·Thiền tông do Eisai (1141-1215) và Dogen (1200-1253) sáng lập: The Zen introduced by Eisai (1141-1215 A.D.) and Dogen (1200-1253 A.D.).

·Nhật Liên Tông do Nhật Liên (1222-1282) sáng lập: The Nichiren founded by Nichiren (1222-1282 A.D.).

·Hai phái nầy có chung đặc điểm với các tông phái Tịnh Độ vừa kể trên phần (d), dù rằng có sự mâu thuẫn đáng kể trong các nguyên tắc của họ. Một bên thì tin vào sự giải thoát qua tín ngưỡng vào quyền lực bên ngoài vốn là triết lý cơ bản của Tịnh Độ tông, còn bên kia thì tin vào sự giải thoát qua sự giác ngộ của chính mình, vốn là nền tảng của Thiền tông: These two sects also shared the same characteristics as those of the Pure Land sects, mentioned in (d), although there was a remarkable contradiction in their principles. One believed in salvation through faith in the power of others, the underlying philosophy of Pure Land Buddhism, and the other in the dotrine of salvation through one’s own enlightenment on which the Zen sect is based.

3)Thời kỳ nối tiếp—The period of continuation: Sau thời kỳ Kamakura, Phật giáo Nhật không có sự phát triển nào đáng kể ngoài sự mở rộng của các hệ phái—After the Kamakura period, there was no significant development in Japanese Buddhism other than the expansion of the various sects:

a)Trong thời kỳ Edo (1603-1867), Phật giáo Nhật Bản có đủ tính chất quốc giáo dưới sự che chở của chế độ Tướng Quân (Shogun) Tokugawa. Lý do chính là chánh phủ muốn dùng Phật giáo để triệt hạ ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo trong đời sống của người dân Nhật. Trong thời kỳ nầy Phật giáo trở thành phổ biến trong dân chúng đến nỗi vào cuối kỷ nguyên này thì các hoạt động của Phật giáo diễn ra dưới dạng những nghiên cứu bác học, đặt nền móng cho các nghiên cứu Phật giáo về sau nầy: During the Edo period (1603-1867 A.D.), Buddhism acquired the character of a national religion in Japan under the protection of the Tokugawa Shogunate. The main reason for this development was that the government hoped thereby to undermine the influence of Christianity upon the life of the Japanese people. In this period, Buddhism became popular, so that towards the close of this era Buddhist activities took the form of scholarly studies in Buddhism, which laid the foundation of modern Buddhist studies..

b)Sau thời kỳ phục hưng của Minh Trị vào năm 1868, Phật giáo không còn được che chở và phải đối diện với nguy cơ mất đi sự hậu thuẫn của dân chúng do sự đố kỵ của Thần Đạo đầy tính dân tộc. Cũng may là nguy cơ nầy không diễn ra nhờ những nỗ lực của các tín đồ cả Tăng lẫn tục. Hơn nữa, sau đó chánh phủ Nhật bảo đảm sự tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp. Đồng thời các tu sĩ từng nghiên cứu giáo lý đạo Phật bằng quan điểm khoa học cố gắng tìm ra một ý nghĩa mới cho các giáo lý xưa. Nên biết trong thời kỳ nầy đã có những đoàn truyền giáo từ Nhật đi đến tận châu Mỹ, Hạ Uy Di, cùng các xứ khác để truyền bà đạo Phật theo tinh thần của những nghiên cứu mới nầy về đạo Phật: Having lost its protector after Meiji Restoration in 1868 A.D., Buddhism faced the risk of being deprived of public support on account of the hostility of nationalistic Shintoism. Fortunately, this risk was obviated by the efforts of both monks and laymen. Furthermore, the government guaranteed freedom of religion under the Constitution. At the same time, many monks who had investigated the doctrines of Buddhism scientifically tried to find a new meaning in the old doctrines. It may also be noted that some Buddhist missionaries went over to America, Hawaii, and other countries to propagate Buddhism in the light of modern studies in Buddhism.

(II)Các tông phái Phật giáo Nhật Bản—Japanese Buddhism sects: Như trên đã nói, phần lớn các tông phái Phật giáo Nhật Bản đều từ trung Hoa đến, nhưng chỉ một số còn giữ được tính chất Trung Hoa mà thôi. Tại Nhật Bản có khoảng mười ba tông phái Phật giáo. Đó là Hoa Nghiêm, Luật tông, Pháp Tướng, Mật tông, Tam Luận, A Tỳ Đạt Ma câu Xá, Thành Thật, vân vân, nhưng các tông phái nầy đã có phần tàn lụi và ít tạo được ảnh hưởng riêng. Dưới đây là một số tông phái vẫn còn phát triển—As mentioned above, most Buddhist sects in Japan originally came from China, but only a few of them still retained their Chinese character. The Buddhist sects in Japan are said to be thirteen in number. They are the Avatamsaka (Kegon), the Vinaya (Ritsu), the Dharmalaksana (Hosso), the T’ien-T’ai (Tendai), the Tantric Buddhism (Shingon), the three-sastra school of Madhyamika, the Abhidharma-kosa (Kusha), the Satyasiddhi-sastra (Jojitsi), etc., but they are more or less extinct and have little independent influence. Here are those that are still active:

(A)Thiền Phái Nhật Bản: Japanese Zen sects—See Thiền Phái Nhật Bản.

(B)Các tông phái khác: Other sects:

1)Phái Nhật Liên: Nichiren sect—Một phái Phật giáo do Nhật Liên (1222-1282) sáng lập. Các tín đồ phái Nhật Liên sùng mộ tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” hòa nhịp với tiếng trống mạnh mẽ của họ—A Japanese Buddhist sect founded by Nichiren (1222-1282). Nichiren believers devotedly recite “Namo The Wonderful Law of the Lotus Sutra” to the vigorous accompanying of their own drum-beating.

2)Phái Thiên Thai: Phái Tiên Thai Nhật Bản khởi đầu với Saicho (767-822). Sau khi qua đời ông được biết như là Truyền Giáo Đại Sư, người đã mang giáo lý phái nầy từ Trung Quốc về Nhật Bản vào năm 805. Giáo lý và phương pháp tu tập của phái Thiên Thai chủ yếu đặc căn bản trên Kinh Pháp Hoa và sự phân chia giáo lý của Phật thành Bát Giáo Ngũ Thời do Trí Giả Đại Sư sơ tổ người Trung Hoa thiết lập—The Japanese T’ien-T’ai sect starts with Saicho (767-822), posthumously known as Dengyo-Daishi, who brought the teachings from China in 805. The T’ien-T’ai doctrine and practices are based chiefly on the Lotus sutra and the division of the Buddha’s doctrines into Eight Teachings and Five Periods as laid down by Chi-I, the Chinese founder—For more information about the T’ien-T’ai, please see Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

3)Phái Tịnh Độ: Phái Tịnh Độ Nhật Bản được Đại Sư Pháp Nhiên sáng lập năm 1175—The Japanese Pure Land Sect was founded by a great monk named Honen in 1175—For more information about the Pure Land sect, please see A Di Đà in Vietnamese-English and Amita in Sanskrit/Pali-Vietnamese Sections.

Tông Pháp: Tông Thể—The body of doctrine of a sect with five different names:

1)

a)Tự Tính: Subject.

b)Sai Biệt: Differentiation.

2)

a)Hữu Pháp: Thesis that acts.

b)Pháp: The action.

3)

a)Sở Biệt: Thesis which is differentiated.

b)Năng Biệt: That which differentiates.

4)

a)Tiền Trần: First statement.

b)Hậu Trần: The following statement.

5)

1)Tông Y: That on which the syllogism depends.

2)Diệc Y: Both for subject and predicate.

Tông Phong: Phong cách của một tông phái. Môn đồ Thiền tông đặc biệt tán dương vị tôn sư của tông phái mình gọi là tông phong (phong cách truyền nối của các tổ sư thì gọi là Thiền Phong)—The customs or traditions of a sect. In the Ch’an sect it means the regulations of the founder.

Tông Thắng: Một vị đệ tử của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, ỷ mình thông minh, cải lời Tổ dạy, đi đấu lý và biện luận với con vua trong nước thời đó là Thái Tử Dị Kiến, rốt cuộc bị thảm bại nhục nhã, buồn muốn nhảy xuống núi tự tận, may nhờ có Thiên Long Hộ Pháp xuất hiện cứu vớt—Tsung-Sheng, a disciple of Patriarch Bodhidharma. Tsung Sheng thought highly of his intelligence. He disobeyed the Patriarch and went to compete and debate with Prince Di-Ch’ien of that country. As a result, he lost the debate and felt so ashamed that he wanted to commit suicide by jumping off a cliff. Luckily, he was comforted and saved by a Dharma-Guardian.

Tông Thể: Tông Pháp—Thực thể nghĩa lý của một tông phái—The body of doctrine of a sect—See Tông Pháp and Nhân Minh.

Tông Thiên Thai: Saddharma-pundarika sect—See Tông phái 10.

Tông Thiền: Dhyana or Zen school—See Tông phái 8.

Tông Thuyết Câu Thông: Thông suốt cả tông chỉ và thuyết pháp của bậc đại sư (tông thông: thông hiểu tông chỉ hay tu tập thiền định giác ngộ triệt để; thuyết tông: thuyết pháp an nhiên tự tại)—In doctrine and expression both thorough, a term applied to a great teacher.

Tông Thừa: Giáo nghĩa và giáo điển của các tông phái—The vehicle of a sect.

Tông Tịnh Độ: The Pure Land sect—See Tông phái 7.

Tông Tổ: Vị sáng lập ra tông phái—The founder of a sect or school.

Tông Trí: Giáo điển tối thượng của tông phái—The ultimate or fundamental tenets of a sect, important elements, or main principle.

Tông Tượng: Tông sư của một tông phái người đã sáng lập ra giáo thuyết của tông phái (người đã khéo thuyết pháp giúp thành tựu cho đệ tử, như người thợ đúc tượng dạy học trò)—The master workman of a sect who founded its doctrines.

Tông Y: Lý thuyết mà tông phái dựa vào (Nhân Minh Học có ba chi, chi thứ nhất là Tông Pháp gồm Tông thể và Tông Y)—The method of proposition on which a sect depends.

** For more information, please see Nhân Minh.

Tông Yếu: See Tông Trí.

Tống:

1)Biếu: To send—To give as a present.

2)Hộ tống: To escort—To give as a present.

3)Nhà Tống bên Tàu từ năm 960 đến 1280: The Sung dynasty, 960-1280 A.D.

4)Tống biệt: To see someone off.

5)Tống khứ: To drive out, or away.

Tống Biệt: To see someone off.

Tống Cổ: To turn someone out of the door.

Tống Đạt: To deliver—To serve.

Tống Đế Vương: Vị chúa ngục thứ ba trong thập điện ngục vương, cai quản “Hắc Thằng” địa ngục—The third of the ten rules of Hades, who presides over the Kalasutra, the hell of black ropes.

Tống Giam: To imprison.

Tống Khứ: To turn out—To expel.

Tống Khứ quỷ: To cast out devils.

Tống Nguyên Nhập Tạng Chư Đại Tiểu Thừa Kinh: Bộ Kinh Tạng được nhận vào Kho Kinh Điển Trung Quốc từ Ấn Độ, kể cả Tiểu lẫn Đại Thừa, vào thời Bắc Tống Nam Tống (960-1127 và 1127-1280 sau Tây Lịch) và thời nhà Nguyên (1280-1368 sau Tây Lịch)—Sutras of the Hinayana and Mahayana admitted into the canon during the Northern and Southern Sung 960-1127 and 1127-1280 A.D., and Yuan 1280-1368 A.D. dunasties.

Tống Ra: To eject—To drive out (away).

Tống Táng: Tiển đưa linh cửu người chết đến mộ huyệt—To escort for burial; to escort the deceased, or the departed to the grave.

Tống Tiền: To blackmail.

Tống Tửu: To offer wine.

Tống Vong: To escort or take the departed to the grave.

Tổng: Sadharana (skt)—Cùng nhau—Toàn thể—Altogether—Whole—General—All.

Tổng Báo Nghiệp: Quả báo chung quyết định chủng loại và xứ sở mà người ta sanh vào (chúng sanh lục căn đẹp xấu, mệnh thọ dài ngắn, giàu, nghèo, bệnh, khỏe, v.v. là biệt báo)—The principal or integral direction of karma—General karma determining the species, race, and country into which one is born (The particular relating to one’s condition in that species, i.e. rich, poor, well, ill, etc.).

Tổng Biệt: Chung và riêng—General and particular.

Tổng Cúng: Cúng dường hay thờ hết thảy các vị Thần, đối lại với việc thờ phượng một vị Thần đặc biệt nào đó—A general offer to all spirits, in contrast with specific worship.

Tổng Hợp(a): Integrated—(n): Collection.

Tổng Kết: Summarize—To recapitulate.

Tổng Minh Luận: Tên khác của Câu Xá Luận—Another name for Abhidharma Kosa.

Tổng Nguyện: Thệ nguyện chung của chư Phật và chư Bồ Tát như Tứ Hoằng Thệ Nguyện và Thập Nguyện Phổ Hiền Bồ Tát, đối lại với thệ nguyện riêng như 48 nguyện của Đức Phật A Di Đà—Universal vows common to all Buddhas and Bodhisattvas, e.g. the four magnanimous vows, and the ten great vows of Samantabhadra Bodhisattva; in contrast with specific vows, e.g. forty-eight of Amitabha.

** For more information, please see Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Mười Đại Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền and Tứ Thập Bát Nguyện in Vietnamese-English Section.

Tổng Số: Grand total.

Tổng Trì: Dharani (skt)—Niệm lực có thể tổng nhiếp và trì giữ hết thảy các pháp (thiện ác) mà không thể mất—Entire control or absolute control over good and evil passions and influences.

** For more information, please see Đà La Ni in Vietnamese-English Section, and Dharani in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tổng Trì Môn: Pháp môn tổng trì, tức là dùng niệm lực để thâu nhiếp và chấp trì chư pháp không để cho mất—The esoteric or Tantric sects and methods.

** For more information, please see Tứ Chủng Tổng Trì.

Tổng Tướng: Tướng chung của hết thảy các pháp hữu vi là vô thường vô ngã, đối lại với biệt tướng như cứng, mềm, v.v.—Universal characteristics of all phenomena (impermanence, non-ego), in contrast with specific characteristics (hard, soft, etc.).

Tổng Tướng Giới: Giới chung cho hết thảy mọi đệ tử Phật như Thập Giới, đối lại với giới riêng như 250 cho Tỳ Kheo và 348 cho Tỳ Kheo Ni—The general commandments for all disciples, i.e. the ten commandments, in contrast with the specific or complete 250 commandments for monks, or 348 for nuns (monastic rules)

Tốp: Group.

Tốt: Good.

Tốt Bụng: Kind (good)-hearted.

Tốt Duyên: Happy marriage.

Tốt Đẹp: Fine.

Tốt Hơn: Better.

Tốt Lành: Good—Fine.

Tốt Lộ Đa A Bán Na: Srota-apanna (skt)—See Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section, and Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tốt Lộ Đà A Bát Nang: Srota-apanna (skt)—See Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section, and Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Tốt Mã: To have a good look (appearance).

Tốt Phước: Fortunate—Happy.

Tốt Tiếng:

1)Beautiful voice.

2)Good reputation (name).

Tột Bực: Highest degree.

Tơ Duyên: marriage bonds.

Tơ Hồng: Bond of marriage.

Tơ Lòng: Ties of affection.

Tơ Tưởng: To dream.

Tơi Bời: To run away in disorder.

Tơi Tả: In tatters—In rags.

Tới: To attain—To come—To arrive.

Tới Bến: To reach the shore.

Tới Cùng: To (till) the end.

Tới Đất: Down to the ground.

Tới Gần: To come near—To approach—To come close.

Tới Lui: To frequent.

Tới Nơi: To arrive—To come.

Tới Tấp: Repeatedly.

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and proverbs:

Danh vọng là hơi thoảng qua, thịnh vượng thì có thời và giàu sang chẳng qua chỉ là ảo ảnh; lắm kẻ hôm nay hớn hở, ngày mai lại nguyền rủa; duy có phẩm đức là trường tồn bất biến: Fame is like vapor, prosperity an accident and riches take swing; those who cheer today, may curse tomorrow; only one thing endures: moral character.

Cười người chớ khá cười lâu; cười người hôm trước hôm sau người cười: He who laughs today may weep tomorrow.

Ác giả ác báo (làm ác gặp ác): As the call, so the echo.

Ai cũng có cái ngu của mình: Everyman has a fool in his sleeve.

Ai làm nấy chịu: Who breaks, pays.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 29093)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: [email protected]
10/05/2020(Xem: 31826)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 42179)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 9269)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 38035)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 28753)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 10292)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 13610)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 15601)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 11215)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]