Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Me

08/05/201319:41(Xem: 11495)
Me

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Me

: Border—Edge.

Mẹ: See Mẫu (2).

Mẹ Con: See Mẫu Tử.

Méc: To tell stories (tales).

Men:

1)Ferment (of wine).

2)Enamel (of teeth).

3)Varnish (earthenware).

4)To come near—To approach—To go along. 

Men Theo: See Men (4).

Men Xứ: See Men (3).

Méo: Out of shape—Distorted—Deformed.

Mét Chằng: Pale as death.

: Maya (skt)—Mê muội—Deluded—Misleading ideas—Confuse—Delusion—Illusion.

Mê Đảo: Làm mê mờ và điên đảo—Deluded—Confused—To delude and upset.

Mê Giới: World of delusion—Any world of illusion.

Mê Hoặc: Hư Vọng—Mê hoặc hay hư vọng là bị lừa dối hoàn toàn. Mê hoặc còn ám chỉ một niềm tin vào một điều gì đó trái với thực tại. Mặt khác, mê hoặc gợi ý rằng điều được thấy có thực tại khách quan nhưng bị giải thích lầm hay thấy sai. Theo Phật Giáo, mê hoặc là vô minh, là không biết chân tánh của vạn hữu hay ý nghĩa thật sự của sự hiện hữu. Chúng ta bị các giác quan của mình (kể cả lý trí và tư tưởng phân biệt) làm cho lầm lạc đến khi nào chúng còn khiến chúng ta chấp nhận thế giới hiện tượng như là toàn thể thực tại, trong khi thật ra nó chỉ là một khía cạnh giới hạn và phù du của thực tại, và tác động tựa hồ như là ở bên ngoài đối với chúng ta, trong khi nó chính là phản ảnh của chính chúng ta. Điều nầy không có nghĩa là thế giới tương đối không có thực thể gì cả. Khi các vị thầy nói rằng tất cả mọi hiện tượng đều là hư vọng, các thầy muốn nói rằng so với tâm, thì thế giới do giác quan nhận biết chỉ là một khía cạnh giới hạn và phiến diện của chân lý, cũng giống như là mộng ảo mà thôi—Deluded and confused—To charm—To entice—To enchant—To be deluded is to be totally deceived—Deceived in regard to reality—Delusion also implies a belief in something that is contrary to reality. Illusion, on the other hand, suggests that what is seen has objective reality but is misinterpreted or seen falsely. In Buddhism, delusion is ignorance, an unawareness of the true nature of things or of the real meaning of existence. We are deluded or led astray by our senses (which include the intellect and its discriminating thoughts) insofar as they cause us to accept the phenomenal world as the whole of reality when in fact it is but a limited and ephemeral aspect of reality, and to act as though the world is external to us when in truth it is but a reflection of ourselves. This does not say all phenomena are illusory, they mean that compared with Mind itself the world apprehended by the senses is such a partial and limited aspect of truth that it is dreamlike.

** For more information, please see Vô Minh.

Mê Hồn: Bewitched.

Mê Lý: Bị mê muội trong nguyên lý hay mê muội về lý “không”—Deluded theory—Deluded in regard to fundamental principle, i.e. ignorant of reality.

Mê Ma Giác Phật: Delusion is demon, enlightenment is Buddha.

Mê Mải: To be absorbed in. 

Mê Man:

1)To be in a coma.

2)Indefinite—Vague.

Mê Một: Mê muội và chìm đắm trong dục vọng—Delusion and sunk in the passions.

Mê Muội: Stupid.

Mê Ngạn: Bờ mê tối—The shore of delusion.

Mê Ngộ: Illusion and enlightenment.

Mê Ngộ Bất Nhị: Mê và ngộ trên căn bản không sai khác. Chúng chỉ là một tánh—Delusions and enlightenment (delusion and awareness) are fundamentally the same. They are of the one Buddha-nature—See Bất Nhị.

Mê Ngộ Nhân Quả: Nhân và quả của mê và ngộ. Nói theo Tứ Diệu Đế thì nhân của mê vọng là tập đế, quả của nó là khổ đế. Nhân của chứng ngộ là đạo đế, quả của nó là diệt đế—The the four axioms, that of “accumulation” is caused by illusion, with suffering as effect; that of “the way” is caused by enlightenment, with extinction of suffering.

Mê Ngộ Nhất Như: Mê ngộ chỉ là những khía cạnh của chân lý, chứ không phải khác nhau, như nước với băng đều cùng một thể (ở thể lỏng là nước, ở thể đặc là băng)—Delusion and enlightenment are aspects of the one reality, as water and ice are the same substance.

Mê Nhân Chú: Bùa chú làm mê hoặc người khác—Incantations to delude or confuse others.

Mê Sảng: Delirium.

Mê Sinh: Tất cả những chúng sanh mê muội—All deluded beings.

Mê Sự: Delusive phenomena or affairs—Deluded in regard to phenomena.

Mê Tâm: A deluded mind.

Mê Tân: Cảnh giới mê muội (ba cõi sáu đường)—Deluded realms—The ford of delusion, i.e. mortality—See Lục Đạo, and Tam Giới in Vietnamese-English Section. 

Mê Tín Dị Đoan: Đây là lối mê tín như thờ đầu cọp, đầu trâu, hay thờ thần rắn rít, bình vôi ông táo, xin xâm, bói quẻ, vân vân. Đạo Phật là đạo của trí tuệ, thế nên, đạo Phật không bao giờ chấp nhận mê tín dị đoan; tuy nhiên, những tín ngưỡng và nghi lễ mê tín đã được đưa vào nhằm tô son điểm phấn cho tôn giáo để lôi kéo quần chúng, nhưng một lúc sau thì những dây leo được trồng để trang hoàng lăng tẫm đã leo phủ cả lăng tẫm, và kết quả là giáo lý tôn giáo bị gạt ra nhường chỗ cho những nghi thức mê tín—Superstition—This is a belief or rite unreasoningly upheld by faith such as venerating the head of tiger, and buffalo, the snake and centipede deities, the Lares, consulting fortunteller, reading the horoscope, etc. Buddhism means wisdom, therefore, Buddhism never accept superstitions; however, superstitious beliefs and rituals are adopted to decorate a religion in order to attract the multitude. But after some time, the creeper which is planted to decorate the shrine outgrows and outshines the shrine, with the result that religious tenets are relegated to be the background and superstitious beliefs and rituals become predominent .

Mê Tín Tà Đạo: To have improper belief.

Mê Tử: Mê tử là kẻ có tiền trong tay mà vẫn chết đói, giống như chúng sanh có Phật tánh mà không biết dùng đến (theo Kim Cang Tam Muội Kinh)—The deluded son who held a gold coin in his hand while starving in poverty, such is the man with Buddha-nature, but fails to use it.

Mê Vọng: Tối tăm trong việc phân biệt sự và lý thì gọi là mê, hư dối chẳng thực thì gọi là vọng—Deluded and misled; deluding and false.

Mễ: See Mễ Cốc.

Mễ Cốc: Cereals.

Mễ Đầu: Người giữ tiệm—Keeper of the stores.

Mễ Lệ Da: Maireya (skt)—Một loại thức uống ngọt, nhưng có thể làm cho người ta say, vì được rút ra từ bông Lythrum fructicosum—A kind of intoxicating drink, extracted from the blossoms of Lythrum fructicosum with sugar.

Mếch Lòng: To displease someone—To hurt someone’s feelings. 

Mềm: Soft.

Mềm Dẻo: Flexible.

Mềm Lòng: To be moved.

Mềm Mỏng: Flexible.

Mến: To be fond of—To love—To cherrish.

Mến Phục: To love and admire.

Mênh Mông: Vast—Immense.

Mệnh:

1)Sanh mạng: Jivita (skt)—Life—Length of life.

2)Số mạng: Fate.

3)Mệnh lệnh: Decree.

Mệnh Bảo: Sự quý báu của cuộc sống (sống để tu tập giải thoát)—The precious posession of life.

Mệnh Căn: Theo Tiểu Thừa giáo thì căn bản của cuộc sống hay sự tái sanh là phi sắc phi tâm, mà là do nghiệp của quá khứ sinh ra, Đại Thừa chấp nhận cái nầy mượn tên là mệnh căn, chứ không phải là thực thể riêng có bổn mệnh—A root or basis for life or reincarnation, the nexus of Hinayana between two life-periods, accepted by Mahayana as nominal but not real.

Mệnh Chung: Lúc chết hay lúc gần chết—Life’s end or nearing the end of life.

Mệnh Đạo Sa Môn: Vị Sa Môn lấy giới luật, thiền định và trí huệ làm cuộc sống cuộc tu, như Ngài A Nan đã làm—A sramana who makes the commandments, meditation and knowledge his very life, as Ananda did.

Mệnh Độc: Mệnh trược, một trong ngũ trược—Turbidity or decay of the vital principle, reducing the length of life, one of the five turbidities.

** For more information, please see Ngũ

Trược. 

Mệnh Giả: Một trong 16 tà kiến cho rằng thọ mệnh của cái ta là có thực—The living being; the one possessing life; life, one of the sixteen wrong views believing that life is real.

Mệnh Mệnh Điểu: Jivajiva (skt)—See Cộng Mệnh Điểu.

Mệnh Nan: Những khó khăn trở ngại trong cuộc sống—Life’s hardships; the distress of living.

Mệnh Phạm: Mệnh nạn và phạm nạn hay tai nạn liên quan đến sự mất còn của tính mệnh (mệnh nạn) và tai nạn liên quan đến việc kiên trì hay không kiên trì tu hành phạm hạnh (phạm nạn)—Mệnh Phạm là tai nạn hay trở ngại cho tính mệnh và sự tu trì phạm hạnh của bản thân mình—Life and honour, i.e. perils to life and perils to noble character.

Mệnh Quang: The light of a life, i.e. soon gone.

Mệnh Quang Điểu: Jivajivaka or Jivamjiva (skt)—Sinh Sinh Điểu—Cộng Mệnh Điểu—Loài lưỡng thủ điểu hót rất hay—A bird with two heads, asweet songster—See Cộng Mệnh Điểu.

Mệnh Thằng: Sợi dây sinh mệnh luôn bị gậm nhấm bởi chuột vô thường ngày và đêm—The rope of life, always gnawed by the two rats, i.e. night and day. 

Mệt Đừ: To be exhausted—Tired to death—Tired out—Dead tired.

Mệt Lả: See Mệt Đừ.

Mệt Mỏi: Tired.

Mệt Nhoài: See Mệt Đừ.

Mếu: To twist the face.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 26608)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: phuocthiet@hotmail.com
10/05/2020(Xem: 30330)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 40125)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 8894)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 33599)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 27235)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 9830)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 12569)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 13806)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 10052)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567