Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHỤ LỤC D- Appendix D

09/05/201312:46(Xem: 13409)
PHỤ LỤC D- Appendix D

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH
ENGLISH-VIETNAMESE
SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE

THIỆN PHÚC

PHỤ LỤC (APPENDICES)

Tứ Thập Nhị Chương Kinh (Kinh Bốn Mươi Hai Chương)—Sutra In Forty-Two Sections

Chapter 1—Chương 1:

---Ðức Phật dạy—The Buddha said:

---“Từ giả gia đình cha mẹ, xuất gia học đạo, thấu rõ vi Diệu Pháp, được gọi là bậc Sa Môn.”

“Those who leave home and parents lead a reclusive life (renunciation) and understand the Wonderful Dharma are called “Saramanas.”

---“Thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành Tứ Diệu Ðế, thành tựu quả vị A-La-Hán.”

“Always observe the 250 precepts; enter into and abide in purity by practicing the Four Noble Truths, which accomplish Arahantship.”

---“Vị chứng quả A-La-Hán có thể phi hành, biến hóa, kéo dài mạng sống, nơi nào người ấy sống đều làm động đến đất trời.”

“Arahants can fly and transform themselves. They have a lifespan of vast aeons and wherever they dwell they can move earth and heaven.”

---“Thứ đến là quả A-Na-Hàm. Vị chứng quả A-Na-Hàm, khi hết tuổi thọ thế gian sẽ sanh lên cõi trời thứ 19 và chứng quả A-La-Hán tại đó.”

“Prior to the Arahant is the Anagamin. At the end of his life, an Anagamin (vital spirit) will ascend to the nineteenth heaven and there, he will certify (achieve) to Arahantship.”

---“Trước khi chứng quả A-Na-Hàm là quả Tư-Ðà-Hàm. Người chứng quả Tư-Ðà-Hàm còn phải sanh lên cõi trời một lần, rồi trở lại tái sanh cõi người một lần nữa, sau đó chứng quả A-La-Hán.”

“Prior to the Anagamin is the Sakridagamin. Sakridagamin ascends to the heaven once, returns (to be reborn as a human being) once more and thereafter, attains Arahantship.”

---“Trước khi chứng quả Tư-Ðà-Hàm là quả Tu-Ðà-Hoàn. Người chứng quả Tu-Ðà-Hoàn phải bẩy lần sanh tử mới chứng quả A-La-Hán.”

“Prior to the Sakridagamin is the Srotaapanna. Srotaapanna is one who still has seven deaths and births before achieving to Arahantship.”

---“Người chứng quả A-La-Hán là người đã đoạn tận ái dục, như chân tay bị chặt không thể xử dụng trở lại được.”

“One who achieves (certifies) Arahantship severes love and desire in the same manner as severing the four limbs; one is never able to use them again.”

Chapter 2—Chương 2:

---Ðức Phật dạy: “Người xuất gia làm sa Môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chỗ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi đạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các Thánh vị mà tự thành cao tột, đó gọi là Ðạo.”

The Buddha said: “Sramanas who have left the home-life renounce love, cut (uproot) desire and recognize the source of their minds. They penetrate the Buddha’s Wonderful Dharmas and awaken to unconditioned dharmas. They do not seek to obtain anything internal; nor do they seek anything external. Their minds are not bound by the Way nor are they tied up in Karma. They are without thoughts and without actions; they neither cultivate nor achieve (certify); they do not need to pass through the various stages and yet are respected and revered. This is what is meant by the Way.”

Chapter 3—Chương 3:

---Ðức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc để trở thành một vị Sa Môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, làm khất sĩ, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa và chỉ ăn cho khỏi đói, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không để trở lại lần thứ hai. Ðiều làm cho người ta ngu muội là Ái và Dục.”

The Buddha said: “By shaving their heads and beards, they become Saramanas who accept the Dharmas of the Way. They renounce worldly wealth and riches; beg for food with moderation (moderate needs or not to acquire too many things); take only one meal at noon and eat only enough to satisfy their hunger and are careful not to return. Craving and desire are at the roots of what cause people to be stupid and confused (obscured).” 

Chapter 4—Chương 4:

---Ðức Phật dạy: “Chúng sanh do mười điều mà thành thiện, cũng do mười điều mà thành ác. Mười điều ấy là gì? Thân có ba, miệng có bốn, và ý có ba. Thân có ba là: Giết hại, trộm cắp, dâm dục. Lưỡi có bốn là: Nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác, nói lời dối trá, nói ba hoa. Ý có ba là: Tật đố, sân hận, ngu si. Mười điều ấy không phù hợp với con đường của bậc Thánh, gọi là hành vi ác. Nếu mười điều ác nầy được chấm dứt thì gọi là mười điều thiện.”

The Buddha said: “Living beings may perform ten good practices or ten evil practices. What are the ten? Three are three of the Body, four are of the Mouth and the last three are of the Mind. The three of the Body are killing, stealing and lust. The four of the mouth are double-tongued speech (duplicitous speech), harsh speech, lies, and irresponsible speech. The three of the Mind are jealousy, hatred, and stupidity. Thus, these ten are not in accordance (consistent) with the Holy Way and are called ten evil practices. To put an end to these evils is to perform the ten good practices.”

Chapter 5—Chương 5:

---Ðức Phật dạy: “Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tạo tội ác, thì tội lỗi sẽ chồng chất vào thân như nước chảy về biển, dần dần trở nên sâu rộng. Nếu người có tội mà tự nhận biết tội, bỏ ác làm lành thì tội lỗi tự diệt, như bệnh được đổ mồ hôi dần dần sẽ khỏi.”

The Buddha said: “If a person has many offenses and does not repent of them but merely stop thinking about them, the offenses will engulf him, just as water returning to the sea will gradually become deeper and broader. If a person has offenses and repents (practices good), the offenses will dissolve of themselves, just as a sick person begins to perspire and is gradually be cured.”

Chapter 6—Chương 6:

---Ðức Phật dạy: “Người ác nghe nói ai làm điều thiện thì đến để phá hoại. Khi gặp người như vậy, các ông phải tự chủ, đừng có tức giận trách móc. Bởi vì kẻ mang điều ác đến thì họ sẽ lãnh thọ điều ác đó.”

The Buddha said: “When an evil person hears about virtue and intentionally or voluntarily comes to cause trouble, you should restrain yourself and should not become angry or upbraid him. Then, the one who has come to do evil will do evil to himself.”

Chapter 7—Chapter 7:

---Ðức Phật dạy: “Có người nghe ta giữ đạo, thực hành tâm đại nhân từ, nên đến mắng ta; ta im lặng không phản ứng. Người kia mắng xong, ta liền hỏi: Ông đem lễ vật để biếu người khác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với ông không? Người kia đáp: “Về chứ.” Ta bảo: “Nay ông mắng ta, ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống như âm vang theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không thể tránh khỏi. Vậy hãy cẩn thận, đừng làm điều ác.”

The Budha said: “There was one who, upon hearing that I protect the way and practice great humane compassion, intentionally or voluntarily came to scold me. I was silent and did not reply. When he finished scolding me, I asked, ‘If you are courteous to people and they do not accept your courtesy, the courtesy returns to you, does it not?’ He replied, ‘It does.’ I said, ‘Now you are scolding me but I do not receive it. So, the misfortune returns to you and must remain with you. It is just as inevitable as the echo that follows a sound or as the shadow that follows a form. In the end, you cannot avoid it. Therefore, be careful not to do evil.”

Chapter 8—Chương 8:

---Ðức Phật dạy: “Kẻ ác hại người hiền giống như ngước mặt lên trời mà nhổ nước miếng, nhổ không tới trời, nước miếng lại rơi xuống ngay mặt mình. Ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người khác, trở lại dơ thân mình, người hiền không thể hại được mà còn bị họa vào thân.”

The Buddha said: “An evil person who harms a sage is like one who raises his head and spits at heaven. Instead of reaching heaven, the spittle falls back on him. It is the same with one who throws dust into the wind instead of going somewhere else, the dust returns to fall on the thrower’s body. The sage cannot be harmed; misdeed will inevitably destroy the doer.”

Chapter 9—Chương 9:

--Ðức Phật dạy: “Học rộng, hiểu nhiều, đắm say đạo lý thì Ðạo khó hội nhập. Kiên trì tâm chí thực hành thì Ðạo rất lớn lao.”

The Buddha said: “Erudition (knowledge or education) and love of the Way make the Way difficult to accomplish, but when you guard your will and revere the Way, the Way becomes profound and vast.”

Chapter 10—Chương 10:

---Ðức Phật dạy: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đở thì được phước rất lớn. Có vị Sa môn hỏi Phật, ‘Phước nầy có hết không?’ Phật đáp, ‘Thí như lửa của ngọn đuốc, hàng trăm hàng ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay thắp sáng, lửa của ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hỗ trợ người thực hành bố thí cũng vậy’.”

The Buddha said: “When you see someone practicing the Way of Giving, help him joyously and you will obtain vast and great blessings. A Saramana asked: ‘Is there an end to those blessings?’ The Buddha said: ‘Consider the flame of a single lamp, though a hundred thousand people come and light their own lamps from it so that they can cook their food and ward off the darkness, the first lamp remains the same as before. Blessings are like this, too’.”

Chapter 11—Chương 11:

--Ðức Phật dạy: “Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu-Ðà-Huờn ăn. Cho một triệu vị Tu-Ðà-Huờn ăn không bằng cho một vị Tư-Ðà-Hàm ăn. Cho một trăm triệu vị Tư-Ðà-Hàm ăn không bằng cho một vị A-Na-Hàm ăn. Cho một ngàn triệu vị A-Na-Hàm ăn không bằng cho một vị A-La-Hán ăn. Cho mười tỷ vị A-La-Hán ăn không bằng cho một vị Phật Bích Chi ăn. Cho một trăm tỷ vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật Ba Ðời ăn (Tam Thế Phật). Cho một ngàn tỷ vị Phật Ba Ðời ăn không bằng cho một vị Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, và Vô Chứng ăn.”

The Buddha said: “Giving food to a hundred bad people does not equal to giving food to a single good person. Giving food to a thousand good people does not equal to giving food to one person who holds the five precepts. Giving food to ten thousand people who hold the five precepts does not equal to giving food to a single Srotaapanna. Giving food to a million Srotaapannas does not equal to giving food to a single Sakridagamin. Giving food to ten million Sakridagamins does not equal to giving food to one single Anagamin. Giving food to a hundred million Anagamins does not equal to giving food to a single Arahant. Giving food to ten billion Arahants does not equal to giving food to a single Pratyekabuddha. Giving food to a hundred billion Pratyekabuddhas does not equal to giving food to a Buddha of the Three Periods of time. Giving food to ten trillion Buddhas of the Three Periods of time does not equal to giving food to a single one who is without thoughts, without dwelling, without cultivation, and without accomplishment."

Chapter 12—Chương 12:

---Ðức Phật dạy: “Làm người luôn có hai mươi điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó; Giàu sang học đạo là khó; Bỏ thân mạng quyết chết là khó; Thấy được kinh Phật là khó; Sinh vào thời có Phật là khó; Nhẫn sắc nhẫn dục là khó; Thấy tốt không cầu là khó; Bị nhục không tức là khó; Có thế lực không dựa là khó; Gặp việc vô tâm là khó; Học rộng nghiên cứu sâu là khó; Diệt trừ ngã mạn tự mãn là khó; Không khinh người chưa học là khó; Thực hành tâm bình đẳng là khó; Không nói chuyện phải trái là khó; Gặp được thiện tri thức là khó; Thấy tánh học Ðạo là khó; Tùy duyên hóa độ người là khó; Thấy cảnh tâm bất động là khó; Khéo biết phương tiện là khó.”

The Buddha said: “People always encounter twenty difficulties. It is difficult to give when one is poor. It is difficult to study the way when one has power and wealth. It is difficult to abandon life and face the certainty of death. It is difficult to encounter the Buddhist Sutras. It is difficult to be born at the time of the Buddha. It is diffucult to forbear lust and desire. It is difficult to see good things and not seek them. It is difficult to be insulted and not become angry. It is difficult to have power and not abuse it. It is difficult to come in contact with things and have no thought of them. It is difficult to be greatly learned and widely informed. It is difficult to get rid of self-pride or self-satisfaction. It is difficult not to slight those who have not yet studied. It is difficult to practice equanimity of mind. It is difficult not to gossip. It is difficult to find (meet) a good knowing advisor. It is difficult to see one’s own nature and study the Way. It is difficult to transform oneself in ways that are appropriate taking living beings across to enlightenment. It is difficult to see a state an not be moved by it. It is difficult to have a good understanding of skill-in-means.”

Chapter 13—Chương 13:

“Có vị sa Môn hỏi Phật, ‘Bởi lý do gì mà biết được đời trước, mà hội nhập được đạo chí thượng?’ Ðức Phật dạy: ‘Tâm thanh tịnh, chí vững bền thì hội nhập đạo chí thượng, cũng như khi lau kính hết dơ thì trong sáng hiển lộ; đoạn tận ái dục và tâm không mong cầu thì sẽ biết đời trước’.”

“A Sramana asked the Buddha: ‘What are the causes and conditions by which one come to know past lives and also by which one’s understanding enables one to attain the Way?’ The Buddha said: ‘By purifying the mind and guarding the will, your understanding can achieve (attain) the Way. Just as when you polish a mirror, the dust vanishes and brightness remains; so, too, if you cut off and do not seek desires, you can then know past lives.”

Chapter 14—Chương 14:

---Có một vị Sa Môn hỏi Phật: “Ðiều gì là thiện? Ðiều gì là lớn nhất?”

Ðức Phật dạy: “Thực hành Chánh Ðạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Ðạo là lớn nhất.”

---A Sramana asked the Buddha: “What is goodness? What is the foremost greatness?” The Buddha replied: “To practice the Way and to protect the Truth is goodness. To unite your will with the Way is greatness.”

Chapter 15—Chương 15:

---Có vị Sa Môn hỏi Ðức Phật: “Ðiều gì là mạnh nhất? Ðiều gì là sáng nhất?” Ðức Phật dạy: “Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận không còn dấu vết gọi là sáng nhất, nghĩa là tất cả sự vật trong mười phương, từ vô thỉ vẩn đến hôm nay, không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được nhất thiết trí, như vậy được gọi là sáng nhất.”

---A Sramana asked the Buddha: “What is the greatest strength? What is the utmost brilliance?” The Buddha said: “Patience under insult is the greatest strength because those who are patient do not harbor hatred and they are increasingly peaceful and settled. Those who are patient are without evil and will certainly be honored among people. To put an end to the mind’s defilements so that it is pure and untainted is the utmost brilliance. When there is nothing in any of the ten directions throughout existence, from before the formation of heaven and earth, until this very day, that you do not see, know or hear, when all-wisdom is obtained (achieved), that can be called brilliance.”

Chapter 16—Chương 16:

---Ðức Phật dạy: “Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Ðạo. Thí như nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người do ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy được Ðạo. Sa Môn các ông cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi có thể thấy được Ðạo.”

The Buddha said: “People who cherish love and desire do not see the Way. It is just as when you stir clear water with your hand; those who stand beside it cannot see their reflections. People who are immersed in love and desire have turbidity in their minds and because of it, they cannot see the Way. You Sramanas should cast aside love and desire. When the filth of love and desire disappears, the Way can be seen.”

Chapter 17—Chương 17:

---Ðức Phật dạy: “Người thấy được Ðạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học Ðạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn lại trí tuệ.”

---The Buddha said: “Those who seek the Way are like someone holding a torch when entering a dark room, dispelling the darkness, so that only brightness remains. When you study the Way and see the Truth, ignorance is dispelled and brightness is always present.”

Chapter 18—Chương 18:

---Ðức Phật dạy: “Pháp của ta là niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm; làm mà không còn chủ thể làm và đối tượng làm; nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói; tu mà không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người ngộ thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Dứt đường ngôn ngữ, không bị ràng buộc bất cứ cái gì. Sai đi một ly thì mất tức khắc.”

---The Buddha said: “My Dharma is the mindfulness that is both mindfulness and no-mindfulness. It is the practice that is both practice and non-practice. It is words that are words and non-words. It is cultivation that is cultivation and non-cultivation. Those who understand are near to it; those who are confused are far from it indeed. The path of words and language is cut off; it cannot be categorized as a thing. If you are off (removed) by a hair’s breadth, you lose it in an instant.”

Chapter 19—Chương 19:

---Ðức Phật dạy: “Quán trời đất nghĩ là vô thường, quán thế giới nghĩ là vô thường, quán linh giác tức là Bồ Ðề. Hiểu biết như vậy thì chóng đắc đạo.”

---The Buddha said: “Contemplate Heaven and Earth and be mindful of their impermanence. Contemplate the world and be mindful of its impermanence. Contemplate spiritual enlightenment as Bodhi. With this awareness, one immediately obtains (achieves) the Way.”

Chapter 20—Chương 20:

---Ðức Phật dạy: “Phải biết rằng tứ đại trong thân, dù mỗi đại có một tên (Ðất, Nước, Lửa, Gió), tất cả đều không có ngã; cái ngã đã không có thì cái có chỉ là ảo hóa mà thôi.”

---The Buddha said: “You should be mindful of the four elements within the body, though each has a name, all are without a self. Since they have no self, they are like an illusion.”

Chapter 21—Chương 21:

---Ðức Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất rồi. Ham muốn cái danh tiếng thường tình mà không lo học đạo chỉ uổng công mệt sức mà thôi. Giống như đốt hương khi người ta ngửi được mùi thơm, thì cây hương đã tàn rồi. Cái lửa hại thân theo liền cái danh tiếng.”

---The Buddha said: “There are people who follow emotion and desire and seek for fame. By the time their reputation is established, they are already dead. Those who are greedy for worldly fame do not study the Way and wear themselves out in wasted effort. It is just like a stick of burning incense which, however fragrant its scent, consumes itself. So too, greed for fame brings the danger of a fire which burns one up in its aftermath.”

Chapter 22—Chương 22:

---Ðức Phật dạy: “Tiền tài và sắc đẹp đối với con người rất khó buông xả, giống như chút mật trên lưỡi dao, không đủ cho bữa ăn ngon, thế mà đứa trẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi.”

---The Buddha said: “People who cannot renounce wealth and sex are like small children who, not satisfied with one delicious helping, lick the honey off the blade of the knife and in doing so, cut their tongues.”

Chapter 23—Chương 23:

---Ðức Phật dạy: “Người bị vợ con nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục. Lao ngục còn có kỳ hạn được phóng thích, còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã đam mê sắc đẹp, đâu ngại gì gian nguy! Dù tai họa nơi miệng cọp vẫn cam tâm! Tự đắm mình nơi chốn bùn lầy nên gọi là phàm phu. Vượt thoát được cảnh ấy sẽ trở nên bậc A-La-Hán.”

---The Buddha said: “Men are bound by their wives, children and homes to such an extent that these are worse than a prison. The time comes when one is released from prison, but there is never a moment when you think of leaving your wife and children. Don’t you fear the control that emotion, love and sex have over you? Although you are in a tiger’s flaws (mouth), you are blissfully obvious in heart. Those who throw themselves in the mud and drown themselves are known as ordinary people. By passing through this door and transcending defiling objects, one becomes an Arahant."

Chapter 24—Chương 24:

---Ðức Phật dạy: “trong các thứ ái dục, không gì hơn sắc dục. Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Hỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục, thì không ai có thể tu tập theo Ðạo được.”

---The Buddha said: “As to love and desire, no desire is as deep-rooted as sex; there is nothing greater than the desire for sex. Fortunately, it is one of a kind. If there were something else like it, no one in the world would be able to cultivate the Way.”

Chapter 25—Chương 25:

---Ðức Phật dạy: “Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc chắn sẽ bị tai họa cháy tay.”

---The Buddha said: “A person with love and desire is like one who carries a torch while walking against the wind, he is certain to burn his hand.”

Chapter 26—Chương 26:

---Thiên thần dâng cho Ðức Phật một ngọc nữ với ý đồ phá hoại tâm ý của Phật. Phật bảo: “Túi da ô uế, người đến đây làm gì? Ði đi, ta không dùng đâu.” Thiên thần càng thêm kính trọng, do đó mà hỏi về ý của Ðạo. Ðức Phật vì ông mà giảng pháp. Ông nghe xong đắc quả Tu-Ðà-Hoàn.”

---The heavenly spirits, desiring to destroy the Buddha’s resolve, offered Jade women to him. The Buddha said: “Skin-bags full of filth.” What are you doing here? Go away, I am not interested.” Then, the heavenly spirits asked most respectfully about the meaning of the Way. The Buddha explained it for them and they immediately obtained the fruition of Srotaapanna.”

Chapter 27—Chương 27:

---Ðức Phật dạy: “Người thực hành theo đạo như khúc gỗ nổi và trôi theo dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm cho dừng lại, và không bị hư nát, ta đảm bảo rằng khúc cây ấy sẽ ra đến biển. Người học đạo nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn, tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người ấy sẽ đắc Ðạo.”

---The Buddha said: “Those who follow the Way are like floating pieces of woods in the water flowing above the current, not touching either shore and that are not picked up by people, not intercepted by ghosts or spirits, not caught in whirlpools, and that which do not rot. I guarantee that these pieces of wood will certainly reach the sea. I guarantee that students of the Way who are not deluded by emotional desire nor bothered by myriad of devious things but who are vigorous in their cultivation or development of the unconditioned will certainly attain the way.”

Chapter 28—Chương 28:

---Ðức Phật dạy: “Phải thận trọng, đừng chủ quan với tâm ý; tâm ý không thể tin được. Hãy thận trọng đừng gần nữ sắc, gần nữ sắc thì tai họa phát sanh. Khi nào chứng quả A-La-Hán rồi, chừng đó mới tin được nơi tâm ý.”

---The Buddha said: “Be careful not to believe your own mind; your mind cannot be believed. Be careful not to get involved with sex; involvement with sex leads to disasters. Once you have attained Arahantship, then you can believe your own mind.”

Chapter 29—Chương 29:

---Ðức Phật dạy: “Phải thận trọng, đừng nên nhìn ngắm nữ sắc, cũng đừng nói chuyện với nữ nhân. Nếu bắt buộc phải nói chuyện với họ thì phải giữ tâm chánh trực và suy nghĩ rằng: ‘Ta làm Sa Môn, sống giữa cuộc đời ô nhiễm, phải như hoa sen không bị bùn làm ô nhiễm. Nghĩ rằng người nữ già như mẹ, người nữ lớn tuổi hơn mình như chị, người nữ nhỏ tuổi hơn mình như em gái, đứa bé gái như con, sinh khởi tâm cứu độ họ được giải thoát. Như vậy niệm xấu đối với nữ nhân liền chấm dứt.”

---The Buddha said: “Be careful not to look at women and do not talk with them. If you must speak with them, be properly mindful and think: ‘I am a Sramana living in a turbid world. I should be like the lotus flower and not be defiled by the mud.’ Regard old women the way you regard your mother. Regard those who are older than you the way you regard your elder sisters. Regard those who are younger as your younger sisters and regard children as their own. Bring forth thoughts to rescue them and put an end to negative (bad) thoughts.”

Chapter 30—Chương 30:

---Ðức Phật dạy: “Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học đạo thấy các đối tượng dục lạc đến phải tránh xa.”

---The Buddha said: “Those of the Way are like those who carry dry grass; it is essential to keep it away from oncoming fire. People of the Way look upon desire as something they must keep at a distance.”

Chapter 31—Chương 31:

---Ðức Phật dạy: “Có người lo lắng vì lòng dâm dục không dứt nên muốn đoạn âm. Ðoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như người hướng dẫn, một khi người hướng dẫn ngừng thì những kẻ tùng sự đều phải ngừng. Tâm tà không ngưng thì đoạn âm có ích gì? Ðức Phật Ca Diếp có dạy rằng: ‘Dục sinh từ nơi ý. Ý do tư tưởng sinh, hai tâm đều tịch lặng, không mê sắc cũng không hành dâm’.”

---The Buddha said: “There was once someone who, plagued by ceaseless sexual desire, wished to castrate himself. To cut off your sexual organs would not be as good as to cut off your mind. You mind is like a supervisor; if the supervisor stops, his employees will also quit. If the deviant mind is not stopped, what good does it do to cut off the organs?”

The Kasyapa Buddha taught: ‘Desire is born from your will; your will is born from thought. When both aspects of the mind are still, there is neither form nor activity.”

Chapter 32—Chương 32:

---Ðức Phật dạy: “Con người do ái dục mà sinh ưu sầu, do ưu sầu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi.”

---The Buddha said: “Out of love and desire, people give rise to worry; out of worry they give rise to fear. If you are apart from love, what worries are there? What fears?”

Chapter 33—Chương 33:

---Ðức Phật dạy: “Người tu hành theo Ðạo như một người chiến đấu với vạn người. Mặc áo giáp ra cửa, tâm ý hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường thối lui, hoặc chiến đấu đến chết, hoặc đắc thắng trở về. Người Sa Môn học đạo cũng vậy, phải có ý chí kiên cường dõng mãnh, không sợ cảnh tượng trước mắt làm chướng ngại, phá tan các loài ma để đắc thành đạo quả.”

---The Buddha said: “Those who follow the Way are like a single person who goes to battle alone against ten thousand. Wearing his armor, he goes out the gate, perhaps his resolve is weak, perhaps he gets halfway to the battleground and retreats, or perhaps he is killed in combat; perhaps he returns victorious. Sramanas who study the way should get a solid hold on their minds and be vigorous, courageous, and valiant. Not fearing what lies ahead, they should destroy the hordes of demons and obtain the fruits of the Way.”

Chapter 34—Chương 34:

---Có một vị sa Môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Ðức Phật Ca Diếp, tiếng ông buồn bã như tiếc nuối muốn thối lui. Ðức Phật liền hỏi: “Xưa kia khi ở nhà ông thường làm nghề gì?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, con thích chơi đàn cầm.” Ðức Phật hỏi tiếp: “Khi dây đàn chùng thì ông làm sao?” Ông bèn trả lời: “Bạch Thế Tôn, khi dây đàn chùng thì đàn không kêu được.” Phật hỏi lại: “Khi dây đàn căng quá thì ông làm sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi đàn căng quá thì mất tiếng.” Phật lại hỏi: “Không căng không chùng thì sao?” Ông đáp: “Bạch Thế Tôn, khi dây không căng không chùng thì tiếng kêu tốt với âm thanh đầy đủ.” Ðức Phật bèn dạy: “Người sa Môn học đạo lại cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới đắc đạo. Ðối với sự tu đạo mà căng thẳng quá, làm cho thân mệt mỏi, khi thân mệt mỏi thì tâm ý sanh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được.”

---One evening a Sramana was reciting the Sutra of Bequeating the Teaching by Kasyapa Buddha. His mind was mournful as he reflected repentantly on his desie to retreat. The Buddha asked him: “When you were a householder in the past, what did you do?” He replied: “I was fond of playing the lute.” The Buddha said: “What happened when the strings were slack?” He replied: “They did not sound good.” The Buddha then asked: “What happened when the strings were taut?” He replied: “The sounds were brief.” The Buddha then asked again: “What happened when they were tuned between slack and taut?” He replied: “The sounds carried.” The Buddha said: “It is the same with a Sramana who studies the Way. If his mind is harmonious, he can obtain (achieve) the Way. If he is impetuous about the Way, this impetuousness will tire out his body, and if his body is tired, his mind will give rise to afflictions. If his mind produces afflictions, then he will retreat from his practice. If he retreats from his practice, it will certainly increase his offenses. You need only be pure, peaceful, and happy and you will not lose the Way.” 

Chapter 35—Chuơng 35:

---Ðức Phật dạy: “Như người luyện sắc gạn lọc phần cặn bã, còn lại sắt tinh luyện, chế tạo đồ dùng một cách tinh xảo. Người học đạo phải loại bỏ tâm ý ô nhiễm đi thì công hạnh trở nên thanh tịnh.”

---The Buddha said: “People smelt metal to refine it of impurities in order to make it of high quality. It is the same with people who study the Way: first they must expel filth and defilement from their minds, then their practice is pure.”

Chapter 36—Chương 36:

---Ðức Phật dạy: “Kẻ thoát được ác đạo sinh làm người là khó. Ðược làm người mà thoát được thân nữ làm thân nam là khó. Làm được thân nam mà sáu giác quan đầy đủ là khó. Sáu giác quan đầy đủ mà sanh vào xứ trung tâm là khó. Sanh vào xứ trung tâm mà gặp được thời có Phật là khó. Ðã gặp Phật mà gặp cả Ðạo là khó. Khởi được niềm tin mà phát tâm Bồ Ðề là khó. Phát tâm Bồ đề mà đạt đến chỗ vô tu vô chứng là khó.”

---The Buddha said: “It is difficult for one to leave the evil paths and become a human being. It is difficult to become a male human being. It is difficult to have the six organs complete and perfect. It is difficult for one to be born in the central country. It is difficult to be born at the time of a Buddha. It is still difficult to encounter the Way. It is difficult to bring forth faith. It is difficult to resolve one’s mind on Bodhi. It is difficult to be without cultivation and without attainment.”

Chapter 37—Chương 37:

---Ðức Phật dạy: “Ðệ tử ta tuy xa ta nghìn dậm, mà luôn nghĩ đến và thực hành giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ngược lại, kẻ ở gần bên ta, tuy thường gặp mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng vẫn không chứng được đạo.”

---The Buddha said: “My disciples may be several thousands miles away from me but if they remember and practice my precepts, they will certainly obtain the fruits of the Way. On the contrary, those who are by my side but do not follow my precepts, they may see me constantly but in the end they will not obtain the Way.”

Chapter 38—Chương 38:

---Ðức Phật hỏi một vị Sa Môn: “Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?” Vị Sa Môn đáp: “Bạch Thế tôn, trong vài ngày.” Phật nói: “Ông chưa hiểu Ðạo.” Ðức Phật hỏi một Sa môn khác: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?” Vị kia đáp: “Bạch Thế Tôn, khoảng một bữa ăn.” Phật nói: “Ông chưa hiểu Ðạo.” Ðức Phật lại hỏi một vị khác: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?” Vị kia đáp: “Bạch Thế Tôn, khoảng một hơi thở.” Phật khen: “Hay lắm! Ông là người hiểu Ðạo.”

---The Buddha asked a Sramana: “How long is the human lifespan?” He replied: “A few days.” The Buddha said: “You have not yet understood the Way.” The Buddha asked another Sramana: “How long is the human lifespan?” The other replied: “The space of a meal.” The Buddha said: “You still have not yet understood the Way.” The Buddha then asked another Sramana: “How long is the human lifespan?” The last one replied: “The length of a single breath.” The Buddha said: “Excellent! You understand the Way.”

Chapter 39—Chương 39:

---Ðức Phật dạy: “Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy, đều chỉ có một vị giải thoát.”

---The Buddha said: “One who studies the Buddha’s Way should believe in and be in accord with all that the Buddha says. When you eat honey, it is sweet on the surface and sweet in the center. It is the same with my sutras; there is only one taste: the taste of emancipation.”

Chapter 40—Chương 40:

---Ðức Phật dạy: “Sa Môn hành đạo, đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm thật sự tu tập thì không cần hình thức bên ngoài của thân.”

---The Buddha said: “A Sramana who practices the Way should not be like an ox turning a millstone because an ox is like one who practices the way with his body but his mind is not on the Way. If the mind is concentrated on the Way, one does not need the outer practices of the body.”

Chapter 41—Chương 41:

---Ðức Phật dạy: “Người hành đạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt lắm mà không dám nhìn hai bên, đến khi ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi. Người Sa Môn phải luôn quán chiếu tình dục còn hơn bùn lầy, một lòng nhớ Ðạo mới có thể khỏi bị khổ vậy.”

---The Buddha said: “One who practices the way is like an ox that carries a heavy load through deep mud, the work is so difficult that he dares not glance to the left or right. Only when he gets out of the mud he is able to rest. Likewise, the Sramana should look upon emotion and desire as deep mud and with an undeviating mind, he should recollect the Way, then he can avoid suffering.”

Chapter 42—Chương 42:

---Ðức Phật dạy: “Ta xem địa vị vương hầu như bụi qua kẽ hở, xem vàng ngọc quý giá như ngói gạch, xem y phục tơ lụa như giẻ rách, xem đại thiên thế giới như một hạt cải, xem cửa phương tiện như các vật quý giá hóa hiện, xem pháp vô thượng thừa như mộng thấy vàng bạc lụa là, xem Phật đạo như hoa đốm trước mắt, xem thiền định như núi Tu Di, xem Niết Bàn như ngày đêm đều thức, xem phải trái như sáu con rồng múa, xem pháp bình đẳng như nhất chân địa, xem sự thịnh suy như cây cỏ bốn mùa.”

---The Buddha said: “I look upon royal and official positions as upon the dust that floats through a crack. I look upon the treasures of gold and jade as upon broken tiles. I look upon clothing of fine silk as upon coarse cotton. I look upon a great thousand world-system as upon a small nut. I look upon the door of expedient means as upon the transformations of a cluster of jewels. I look upon the unsurpassed vehicle as upon a dream of gold and riches. I look upon the Buddha-Way as upon flowers before my eyes. I look upon Zen Samadhi as upon the pillar of Mount Sumeru. I look upon Nirvana as upon being awake day and night. I look upon deviancy and orthodoxy as upon the one true ground. I look upon the prosperity of the teaching as upon a tree during four seasons.” 

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and Proverbs:

Kiến tha lâu đầy tổ: Many a little makes a mickle. 

Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (những điều ta không muốn thì chớ làm cho người khác): Do to others as you would have them do to you.

Kìa ai lào lạo ngoài da, mà trong rỗng tuếch như hoa muống rừng: All that glitters is not gold. 

Cơn bão càng mạnh bao nhiêu thì chóng qua bấy nhiêu: The stronger the storm, the sooner it’s over.

Con người ta ai ai cũng phải chết: All men are mortal.

Dục tốc bất đạt: Nothing can be accomplished by rush.

Kiên nhẫn là một bông hoa mà không phải vườn nhà ai cũng có: Patience is a flower that grows not in everyone’s garden.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 29093)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: [email protected]
10/05/2020(Xem: 31826)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 42175)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 9269)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 38035)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 28753)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 10292)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 13610)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 15601)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 11215)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]