Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Te

09/05/201311:12(Xem: 11980)
Te

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Te

: To fall—To tumble.

Tẻ Ngắt: Very sad.

Tẻ Nhạt: Dull. 

Tế:

1)Biên địa: A border.

2)Cúng tế: Sacrifice—Sacrificial.

3)Giới hạn: Limit.

4)Hy sinh: Sacrifice.

5)Khu vực: A region.

6)Nơi giao tiếp: A juncture—To join on.

7)Tế độ: To save—To aid—To bring about.

8)Vi tế: Fine—Small—Minute—Careful—In detail.

9)Vượt sông: To cross a stream.

Tế Bần: To help the poor.

Tế Chính Bổn Giác: Tên của một đệ tử của Hòa Thượng Tế Lịch Chính Văn (see Tế Lịch Chính Văn). Ngài là tăng cang chùa Thiên Mụ, đồng thời là trú trì chùa Quốc Ân. Năm 1837, Hòa Thượng đã tiến hành công cuộc trùng tu đại qui mô chùa Quốc Ân. Sau đó vào năm 1842, ngài đã cùng với Hòa Thượng Liễu Thông Giám Huệ được vua Thiệu Trị cấp cho 500 lạng bạc để hoàn tất việc trùng tu chùa Quốc Ân. Không ai rõ ngài thị tịch vào năm nào và ở đâu—Name of a disciple of Most Venerable Tế Lịch Chính Văn. He was a royal-recognized monk of Thiên Mụ and headmonk of Quốc Ân temple. In 1837, he started to rebuild Quốc Ân temple on a large scale. Then in 1842, he and the new headmonk of Quốc Ân temple were granted 500 ounces of silver from king Thiệu Trị to accomplish the reconstruction of the temple. His whereabout and when he passed away were unknown.

Tế Đàn: Altar.

Tế Độ:

1)Giúp đỡ: To aid—To help—To relieve.

2)Đưa chúng sanh qua biển luân hồi sanh tử để sang bờ Niết Bàn bên kia: To ferry the livings across the sea of reincarnation to the shore of nirvana.

Tế Gia: Tế Hạ—Đệ tử của tông Lâm Tế—The school, or disciples of Lin-Chi.

Tế Hạ: See Tế Gia.

Tế Hoạt Dục: Một trong sáu loại sắc dục, ham muốn cái vẻ nuột nà bóng bẩy xinh xắn của thân thể—One of the six kinds of sensual attractions, sexual attraction through softness and smoothness.

Tế Lịch Chính Văn: Tên của một đệ tử của Hòa Thượng Trí Hải (see Trí Hải) ở tại chùa Quốc Ân vào khoảng từ 1805 đến 1825. Năm 1822, Hòa Thượng được vua Minh Mạng cấp cho 500 lạng bạc để trùng tu chùa Quốc Ân. Ngài thị tịch năm 1825, tháp mộ của ngài được kiến lập uy nghi ngay trong sân chùa—Name of a disicple of Most Venerable Trí Hải. He stayed at Quốc Ân temple from 1805 to 1825. In 1822, king Minh Mạng granted 500 ounces of silver for him to rebuild the temple. He passed away in 1825, his magnificent stupa was built in the garden of the temple. 

Tế Nhị: Subtle—Delicate.

Tế Sắc: Nét xinh xắn của nam nữ—Refined appearance.

Tế Tâm: Còn gọi là “Tiểu Tâm,” có nghĩa là cẩn thận—Carefully—In detail.

Tế Tỉnh Đại Sư: Chi-Sun—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Tế Tỉnh Đại Sư là vị Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa. Ngài tự là Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận. Người đời nhà Thanh. Thuở còn bé, ngài đã thông thuộc kinh sử. Sau khi xuất gia, lại đi tham học các nơi, rộng suốt hai tông Tánh và Tướng. Chỗ sở đắc của ngài là môn Thập Thừa Tam Quán của Kinh Pháp Hoa. Kế đó, ngài lại tham phỏng với Thiền Sư Tụy Như Thuần ở Quảng Thông, tỏ ngộ thấu suốt, được đắc truyền “Tâm Pháp Ấn.” Sau khi Thuần Sư về an dưỡng nơi chùa Vạn Thọ, thì ngài lên kế nhiệm ở Quảng Thông, sách tiến hàng hậu lai tu học, tông phong rất thạnh. Bình nhựt, ngài thường bảo rằng: “Ngài Vĩnh Minh nguyên là bậc Tông Tượng trong chốn Thiền Môn mà còn quy tầm về Tịnh Độ thay. Huống chi nay là thời kỳ mạt pháp, chúng ta lại càng phải nên tuân theo hơn nữa.” Do đó nên ngài chuyên tu tịnh nghiệp, chủ trương liên tông. Mỗi ngày đại sư hạn chế thời gian dạy chúng hoặc tiếp khách nội trong khoảng một cây hương mà thôi, ngoài ra chỉ chuyên tâm niệm Phật. Đại sư thường dạy rằng:

“Thật vì Sanh Tử,

Phát lòng Bồ Đề.

Dùng Tín, Nguyện sâu,

Trì danh hiệu Phật.”

Mười sáu chữ nầy chính là cương tông của pháp môn Tịnh Độ vậy. Niên hiệu Gia Khánh thứ 15, vào tháng hai, đại sư dự biết trước ngày lâm chung chẳng còn bao xa, nên đi từ giả những người ngoại hộ (những người lo việc cơm nước cho chư Tăng) mà căn dặn rằng: “Duyên hư huyễn chẳng bền lâu, giờ sống thừa nên hối tiếc. Các vị nên cố gắng niệm Phật, ắt ngày kia sẽ cùng gặp nhau nơi cõi Liên Bang. Đến ngày mồng hai tháng chạp, đại sư cảm chút bệnh nhẹ. Khi ngài đang ngồi chí tâm niệm Phật, bỗng thấy có vô số tràng phan, bảo cái từ phương Tây bay tới, liền nhìn các môn đồ mà nói rằng: “Cảnh Tịnh Độ đã hiện, ta sắp về cõi Tây Phương.” Nói xong bảo đại chúng luân phiên nhau trợ niệm. Sang ngày 17, vào giờ Thân, ngài nói với đại chúng rằng: “Hôm qua tôi thấy ba vị Đại Sĩ Văn Thù, Quán Âm, và Thế Chí Bồ Tát quang lâm đến. Hiện giờ lại được Đức Phật tự thân tiếp dẫn nữa. Tôi đi đây!” Đại chúng nghe nói niệm Phật càng thêm chí thiết. Đại sư ngồi thẳng, chắp tay hướng về Tây, bảo: “Xưng một câu hồng danh, thấy một phần tướng hảo.” Dứt lời, ngài kiết ấn mà thị tịch. Lúc ấy tất cả đại chúng đều nghe được mùi hương lạ ngạt ngào, bay tỏa khắp nơi. Quan tài của ngài để hở nấp bảy ngày mà dung sắc vẫn tươi y như lúc sống. Lúc trà tỳ, được hơn 100 hạt xá lợi màu sắc sáng chói lóng lánh. Đại sư hưởng thọ 70 tuổi, Tăng lạp 49—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Great Master Chi-Sun was the twelfth Patriarch of Chinese Pureland Buddhism. His self-given name was Ch’e-Wu with Dharma name Nạp Đường. His family name was Mã from Phong Nhuận district. He lived during the Ch’ing Dynasty. From childhood he already mastered the sutra teachings. After being ordained as a Bhiksu, he traveled abroad to learn more about Buddhism and broadly learned both schools of Theory and Practice. The Dharma Door he penetrated most deeply was the “Ten Vehicles and the Three Ways of Spiritual Penetration” taught in the Dharma Flower Sutra. Next, he studied with Zen Master Tụy Như Thuần in the Quang Thông region. He became awakened and attained enlightenment as he received approval from his master for fully grasping the essence of this particular Zen Tradition. Therefore, after Master Thuần retired to the Ten-Thousand Life Temple, he assumed the headmaster position to guide Buddhists of the future generations to learn and to cultivate Buddhism. Under his direction, this Zen tradition flourished. Each day the Great Master often said: "Originally Great Master Yung-Ming, the Sixth Patriarch of Chinese Pureland Buddhism, was a highly important figure in Zen Buddhism and yet, eventually, he turned to Pureland. In this Dharma Ending Age, it has become even more necessary for us to follow this path. Thus, he began to focus on cultivating pure karma mainly practicing the Lotus School Pureland Buddhism. Each day he limited the amount of time he taught his disciples or visited with guests to approximately the time it takes for an incense stick to burn. Otherwise, he focused his time to practice Buddha Recitation. He often taught:

“Because of Life-Death,

Develop the Bodhi Mind,

Use Faith, deep Vow,

Maintain Reciting Buddha’s Name.”

These sixteen words define the essence of the Pureland Dharma Door. During February of the fifteenth year of the Gia Khánh reign period, he realized the day of his death was near. He went and bade farewell to all those who had supported him on his cultivated path advising them: “Life’s destinies are like illusions and so fleeting. Treasure the time you have left and give your best efforts to practice Buddha Recitation; perhaps one day we will meet again in the Lotus Pureland.” Then on December 12th of that year, he came down with a minor illness. As he sat in single-minded Buddha Recitation, he suddenly saw infinite numbers of long flowing flags and heavenly parasols from the West flying toward him; he looked at his disciples and said: “The Pureland Realm has appeared, I will soon go West.” He then told the great assembly to aid his Buddha Recitation by joining him in recitation. During the monkey hours of the seventeenth, he said to the great assembly: “Yesterday I was visited the three Greatly Enlightened Majusri, Avalokitesvara, and Mahasthamaprapta Maha-Bodhisattvas. Currently Buddha has appeared to rescue and deliver me. I am leaving now. ” Hearing this, the great assembly recited Buddha’s name more sincerely and wholeheartedly. He put his palms together to face the West, then said: “With each virtuous name chanted, a Buddha glorious image will be seen.” After speaking, he immediately entered a deep samadhi state and passed away. At that time, the great assembly sensed an extraordinary incense lingering in the air throughout the area. The Great Master was placed in an open casket for seven days but his appearance remained fresh as if he were still alive. After he was cremated, he left behind 100 Caris with radiant colors reflecting clearly. The Great Master was 70 years old with a Dharma Age of 49. 

Tế Tứ Tướng: Bốn tướng vi tế sanh trụ dị diệt—The four finite states-See Tứ Tướng.

Tế Văn: Văn tế đọc và đốt tại đám ma—The prayer or statement read and burnt at a funeral.

Tế Ý Thức: Ý thức vi tế, còn gọi là tế tâm, tức là nhận thức vi tế về sự sống chết, tiếp nối nhau không đứt đoạn (theo Luận Thành Duy Thức, về chuyện sống chết, Hữu Dư Bộ có nhận thức vi tế, hành tướng nương theo nhau, không thể làm đứt đoạn được, đây là thức thứ tám)—The vijnana of detailed, unintermitting attention.

Tề:

1)Bằng phẳng: Even—Level.

2)Cùng một lúc: At the same time.

3)Hoàn toàn: Complete—Perfect.

4)Nhất tề: giống nhau—Uniform—Alike—Altogether.

5)Tỉnh lặng: To tranquilize—To equalize.

Tề An Thiền Sư: Zen master Qi-An—Thiền sư Tề An sanh năm 750 tại Hải Môn, đệ tử của Thiền sư Mã Tổ—Zen master Xi-An was born in 750 in Hai-Men, was a disciple of Ma-Tsu.

·Có vị Tăng đến hỏi: “Thế nào là bổn thân Phật Tỳ Lô Giá Na?” Sư bảo: “Đem cái bình đồng kia đến cho ta.” Vị Tăng liền lấy tịnh bình đem lại. Sư bảo: “Đem để lại chỗ cũ.” Vị Tăng đem bình để lại chỗ cũ rồi, bèn hỏi lại câu trước. Sư bảo: Phật xưa đã quá khứ lâu rồi.”—A monk asked: “What is the true body of Vairocan Buddha?” Qi-An said: “Bring me that pitcher of pure water.” The monk brought him the pitcher. Qi-An then said: “Now put it back where it was before.” The monk returned the bottle to its former position. The he asked his previous question again. Qi-An said: "The ancient Buddhas are long gone.”

·Có vị giảng sư đến tham vấn. Sư hỏi: “Tọa chủ chứa chất sự nghiệp gì?” Giảng sư đáp: “Giảng Kinh Hoa Nghiêm.” Sư hỏi: “Có mấy thứ pháp giới?” Vị giảng sư nói: “Nói rộng thì có thứ lớp không cùng, nói lược có bốn thứ pháp giới.” Sư dựng đứng cây phất tử , hỏi: “Cái nầy là pháp giới thứ mấy?” Giảng sư trầm ngâm lựa lời để đáp: “Sư bảo: “Suy mà biết, nghĩ mà hiểu là kế sống nhà quỷ, ngọn đèn cõi dưới trời quả nhiên mất chiếu.”—A scholar monk came to visit Zen Master Qi-An. Qi-An asked him: “What do you do?” The monk said: “I expound the Flower Garland Sutra.” Qi-An said: “How many different Dharma realms. But they can be reduced to four types.” Qi-An held his whisk upright and said: “What type of Dharma realm is this?” The monk sank into reflection. Qi-An said: “Knowing by thinking, resolving through consideration, these are the startegies of a devil house. A single lamp, when it’s put beneath the sun, it really isn’t bright.” 

·Sư gọi thị giả: “Đem cái quạt tê ngưu lại đây.” Thị giả thưa: “Rách rồi.” Sư nói: “Nếu quạt đã rách, trả con tê ngưu lại cho ta!” Thị giả không đáp được. Đầu Tử trả lời dùm thị giả nói: “Con không ngại đem con tê lại cho sư, nhưng con e rằng nó chưa mọc đủ sừng.”—Qi-An called to his attendant, saying: “Bring me the rhinoceros fan.” The attendant said: “It’s broken.” Qi-An said: “If the fan is broken, then bring me the rhinoceros.” The attendant didn’t answer. T’ou-Tzi answered on behalf of the attendant, saying: “I don’t mind to bring the rhinoceros, but I’m afraid that he doesn’t have all his horns. 

·Thiền sư Pháp Không đến thưa hỏi những nghĩa lý trong kinh, mỗi mỗi sư đều đáp xong. Sư bèn bảo: “Từ Thiền Sư lại đến giờ, bần đạo thảy đều không được làm chủ nhơn.” Pháp Không thưa: “Thỉnh Hòa Thượng làm chủ nhơn lại.” Sư bảo: “Ngày nay tối rồi hãy về chỗ cũ nghỉ ngơi, đợi sáng mai sẽ đến.” Sáng sớm hôm sau, sư sai sa Di đi mời Thiền sư Pháp Không. Pháp Không đến, sư nhìn Sa Di bảo: “Bậy! Ông sa Di nầy không hiểu việc, dạy mời Thiền sư Pháp Không, lại mời cái người giữ nhà đến.” Pháp Không chẳng đáp được—A Zen master named Fa-Kong came to visit Qi-An and inquired about some ideas expressed in the Buddhist sutras. Qi-An answered each question in turn. When they had finished, Qi-An said: “Since the master arrived here, I haven’t been able to play the host.” Fa-Kong said: “I invite the master to take the role of host.” Qi-An said: “It’s late today, so let’s go back to our quarters and take a rest. Tomorrow come here again.” Fa-Kong then went back to his room. The next morning, Qi-An sent a novice monk to invite Fa-Kong for another meeting. When Fa-Kong arrived, Qi-An looked at the novice monk and said: “Aiee! This novice can’t do anything! I told him to go get Zen master Fa-Kong. Instead he went and got this temple maintenance man!” Fa-Kong was speechless. 

·Viện chủ Pháp Hân đến tham vấn. Sư hỏi: “Ông là ai?” Pháp Hân đáp: “Pháp Hân.” Sư nói: “Tôi không biết ông.” Pháp Hân không đáp được—The temple director named Fa-Xin, came to see Qi-An (when he was ill). Qi-An said: “Who are you?” The temple director said: “Fa-Xin.” Qi-An said: “I don’t know you.” Fa-Xin couldn’t respond. 

·Sau sư bệnh, ngồi an nhiên thị tịch. Vua ban hiệu “Ngộ Không Thiền Sư”—Later, the master became ill and he calmly passed away in 839. He received the posthumous title “Zen Master Enlightened Emptiness.”

Tề Chỉnh: Neatly attired.

Tề Duyên Thân: See Tề Nghiệp Thân.

Tề Nghiệp Thân:

1)Thân cuối cùng khi đã chấm dứt hết mọi tiền nghiệp: The final body which brings to an end all former karma.

2)Thân Phật đã rũ sạch tiền nghiệp và nhập niết bàn: The final body or the body of a Buddha which brings to an end all former karma before entering nirvana. 

Tề Thuyết Tề Văn: Nói và nghe cùng một lúc—Speaking and hearing together, or at the same time.

Tệ Bạc: Ungrateful—Bad.

Tệ Đoan: Corrupt practices.

Tệ Lậu: Very bad.

Tệ Tập: Bad habits.

Tệ Thi: Pesi (skt)—Bế Thi—Tỳ La Thi—Tỳ Thi—Thai nhi thời kỳ thứ ba trong năm thời kỳ, cái thai đến ngày thứ 37, kết lại thành hòn thịt—The embryo in the third of its five stages, a thirty-seven days’ foetus, a lump of flesh.

Tệ Tục: Vicious customs.

Tên Giả: False name.

Tên Thật: Real name.

Tên Tuổi: Name and age.

Tết Nguyên Đán: Lunar New Year.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 26605)
Trang nhà Quảng Đức xin chân thành cảm ơn HT Thích Như Điển đã giới thiệu bộ nhu liệu Phật học này và chân thành tán thán công đức của Thầy Phước Thiệt đã sưu tập và làm thành software này để chia sẻ cho giới học Phật đó đây trên thế giới. Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua email này: phuocthiet@hotmail.com
10/05/2020(Xem: 30330)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet...rồi đánh chữ vào máy vi tính, để ngày nay được quyển sách tương đối đầy đủ để lúc rảnh rỗi ngồi đọc lại để mở rộng kiến thức về Phật Giáo. Theo lời khuyến khích của Thầy Bổn Sư và quý bạn đạo, nay tôi xin phổ biến lên trang nhà Quảng Đức để chia sẽ cùng quý Phật tử mới quy y như tác giả, có dịp đọc để hiểu thêm về Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Đối với thế hệ trẻ có thể tìm đọc phần Anh Ngữ, mặc dù tài liệu này chưa được dồi dào, nhưng cũng tạm đủ để có khái niệm cơ bản về đạo Phật.
01/01/2018(Xem: 40125)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
24/04/2017(Xem: 8894)
Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp
27/03/2017(Xem: 33598)
The Seeker's Glossary of Buddhism By Sutra Translation Committee of USA/Canada This is a revised and expanded edition of The Seeker's Glossary of Buddhism. The text is a compendium of excerpts and quotations from some 350 works by monks, nuns, professors, scholars and other laypersons from nine different countries, in their own words or in translation. The editors have merely organized the material, adding a few connecting thoughts of their own for ease in reading.
08/10/2016(Xem: 27234)
Đây không phải là bộ Tự Điển Anh-Việt VIệt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Thiền. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Thiền và Phật Giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Thiền, với hy vọng giúp những Phật Tử và hành giả tu Thiền nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Thiền bằng Anh ngữ.
25/09/2015(Xem: 9830)
Các Website tra cứu hữu ích, Tra cứu- Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết Code: www.timeanddate.com - Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam Code: www.petalia.org/amlich.htm - Lịch Vạn Niên Code: www.thoigian.com.vn/?mPage=L1 - Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi Code: www.countrycallingcodes.com - Khoảng cách các nơi trên thế giới Code: www.indo.com/distance - Thông tin các quốc gia trên thế giới Code: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html - Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng Code: www.biography.com
25/07/2015(Xem: 12569)
Do sự du nhập quá nhanh của văn hóa Mỹ vào Việt Nam qua tạp chí, phim ảnh, quảng cáo thương mại, ca nhạc, các chương trình giải trí cùng số lượng đông đảo người Việt từ Mỹ về thăm quê hương, làm ăn buôn bán... tiếng Việt có nguy cơ bị biến dạng. Sở dĩ tiếngViệt bị xâm hại là vì nó được dùng chen vào những từ Mỹ hoặc Pháp - mà những từ này đều có thể phiên dịch sang Việt Ngữ bằng những tiếng tương đương. Khi đọc một đoạn văn lai căng, người đọc khó chịu, giống như đang ăn cơm mà cắn phải hạt sạn khiến phải nhổ miếng cơm ra. Tệ nạn này xảy ra khắp nơi, từ trong nước tới hải ngoại, kể cả các trang báo điện tử Việt Ngữ lớn như BBC và VOA. Sở dĩ có tệ nạn này là vì người viết hoặc người nói: -Không rành tiếng Mỹ/Pháp cho nên không thể chuyển sang Việt Ngữ một cách chính xác. -Không rành tiếng Việt cho nên phải dùng tiếng Mỹ/Pháp để thay thế.
01/07/2015(Xem: 13806)
Lịch sử phiên dịch Đại tạng kinh Trung Hoa trải dài 14 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 14. Trong các nước ở Đông Á, chỉ nước Việt Nam là chưa hoàn tất việc phiên dịch toàn bộ Đại tạng kinh. Bộ Từ điện Phật học Tuệ Quang gồm 45.000 mục từ, dày hơn 3.500 trang, được chia làm hai tập, in trên loại giấy tốt, đóng bìa cứng (Nhà xuất bản Phương Đông). Lấy tiếng Hán-Việt làm gốc kèm thêm danh từ tiếng Phạn với bản mục lục tra cứu tiếng Phạn (Sanskrit Index) ở cuối tập để dể dàng tham khảo. Ngày nay các đại học lớn trên thế giới đều có phân khoa Phật học cho nên những danh từ Phật học Anh ngữ cũng cần thiết được phổ biến cho các phật tử và trí thức Việt Nam.
25/12/2014(Xem: 10052)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch và được nhà sách Văn Thành (Đạo Hữu Thanh Nguyên) ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567