Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Khái niệm giác ngộ trong đạo Phật - Thích Nữ Liên Hòa dịch

16/05/201313:35(Xem: 2818)
6. Khái niệm giác ngộ trong đạo Phật - Thích Nữ Liên Hòa dịch


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần I

Bản chất và con đường Giác Ngộ

--- o0o ---

KHÁI NIỆM GIÁC NGỘ TRONG ĐẠO PHẬT

S. K. Nanayakkara
Thích Nữ Liên Hòa dịch

Đức Phật là vị tiên phong đã thành công trên bước đường tìm cầu mục đích giải thoát, trong khi đó những vị A-la-hán khác hành theo pháp của Ngài, do vậy những vị ấy cũng được gọi là những Bậc Giác Ngộ sau sự giác ngộ của đức Phật (buddh nubuddh).

Thuật ngữ "Bodhi" bắt nguồn từ ngữ căn "budh" (thức tĩnh)1hàm nghĩa là trí tuệ (–  ?a), giác ngộ hay trí tuệ mà Đấng Giác Ngộ, (Đức Phật) đạt được.2Thông thường, Bồ-đề bao gồm bảy pháp tu tập đưa đến Giác ngộ (P li, Bojhaơ ga; Skt. Bodhyaơ ga, Thất Giác chi) và sự chứng đắc giác ngộ thông qua các nguyên lý dẫn đến sự chín muồi của tỉnh thức. (P li, bodhipakkhik -dhamm hoặc bodhi-p can -dhamm ; Skt. bodhi-pak?y -dharma). Bên cạnh đó, trong ý nghĩa đặc biệt của giác ngộ, thuật ngữ "Bồ-đề" (Bodhi) còn được dùng để nói đến sự giác ngộ của chư Độc Giác Phật.3Đôi khi, thuật ngữ sambodhi(sự giác ngộ viên mãn)cũng được dùng diễn đạt sự giác ngộ của Đức Phật, chư Độc Giác Phật, và các vị A-la-hán. 4Tuy nhiên, trong trường hợp để phân biệt sự giác ngộ của chư Phật Độc Giác và các vị A-la-hán, thuật ngữ abhisambodhi (Vô thượng đẳng giác) và samma-sambodhi (chánh đẳng giác) được dành chỉ riêng cho giác ngộ của Đức Phật.

Tam tạng Nik ya cũng như văn học sớ giải đã nỗ lực giải thích ý nghĩa chuẩn xác thuật ngữ bồ-đề (bodhi). Vì thế, theo Saị yutta-Nik ya,5bồ-đềchính là đạt được trí tuệ về Bốn Điều Chân Thật Vi Diệu (Tứ Thánh Đế). Mặt khác, giác ngộ là con đường6(có nghĩa là Tám Con Đường Chân Chánh). Giác ngộ được giải thích như là sự thấu suốt bốn điều chân thật cao quý, đó là Bốn Điều Chân Thật Vi Diệu.7

Chứng đạt giác ngộ là thể nghiệm cá nhân và vì vậy chỉ có người đạt ngộ mới thấu triệt bản chất và ý nghĩa của giác ngộ. Lại nữa, nhiều đoạn trong Nik ya đã lý giải sự chứng quả giác ngộ của Đức Phật cũng như nội dung của chứng ngộ.8

Có hai vấn đề được đưa ra: Thứ nhất, giác ngộ được mô tả một cách bình dị chính nhờ vào công phu thiền định đã mang lại ánh sáng chân lý sau thời gian dài chịu thử thách và lạc lối. Thứ hai là cách trình bày sinh động về cuộc ác chiến quyết liệt giữa Bồ-tát với Ma vương, cuối cùng Bồ-tát đã chiến thắng Ma vương và chứng quả Chánh Đẳng Giác.9

Hai cách diễn đạt này cho thấy rõ: cách thứ nhất diễn đạt là lúc ban đầu và cách diễn đạt thứ hai là thần thoại hoá sau này, có lẽ cách diễn đạt sau này để cố gắng trình bày tượng trưng cuộc chiến đấu nội tâm của Bồ-tát ngay trước giờ phút thành Chánh Giác.

Những cứ liệu văn bản sớm nhất cho rằng thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhattha Gotama) thoát ly đời sống gia đình với mục đích duy nhất là chấm dứt hiện hữu luân hồi vốn chứa đầy đau khổ.10Trải qua thời gian khá dài trong thử thách và đi sai đường, cuối cùng Ngài liễu tri trọn vẹn nguyên nhân của tất cả đau khổ trong đời và thấy rõ con đường đưa đến chấm dứt mọi đau khổ ấy. Chính sự nhận thức thấu đáo này được gọi là giác ngộ.11

Từ các cứ liệu kinh điển nguyên thuỷ, chúng ta hoàn toàn thấy rõ Đức Phật đạt đến đỉnh cao nhất của trí tuệ chính là do đoạn trừ mọi lậu hoặc ( savakkhaya-–  ?a).12Hai loại tuệ giác khác đó là tuệ giác biết được nhiều kiếp trước của mình và chúng sanh (P li, pubbeniv s nussati-–  ?a; Hán-việt dịch làtúc mạng minh) và tuệ giác biết được hiện tượng sanh và diệt của chúng sanh (P li, dibbacakkhu-–  ?a; Hán-việt dịch là thiên nhãn minh) là những bước chứng ngộ đầu tiên. Trong nhiều kinh điển, giây phút chứng ngộ này được minh hoạ như đoạn văn dưới đây: " Với tâm định tĩnh ta hướng tâm đến trí tuệ đoạn trừ mọi lậu hoặc ( sav naị khaya–  ? ya cittaị abhinin mesiị ).Ta nhận chân: đây là khổ (dukkha), đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự đoạn diệt khổ, đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt khổ. Ta nhận chân: Đây là lậu hoặc..., đây là tiến trình đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm ta thoát khỏi mọi lậu hoặc của dục ái (k masava), hữu ái (bhav sava) và vô minh ái (avijj sava). Khi tâm được giải thoát, ta biết rằng ta được giải thoát, và nhận thức: sanh đã tận (kh? ? j ti), phạm hạnh đã thành (vusitaị bramacariyam), việc nên làm đã làm (kataị kara? ? yaị ), không còn trở lại đời sống nầy nữa"(n paraị itthatt ya).13Sau khi tâm giải thoát khỏi vô minh, nguồn gốc của tất cả khổ và tái sanh, tuệ giác đoạn trừ các lậu hoặc trở nên viên mãn. Kể từ khi Bồ-tát Gotama chứng quả Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài được tôn xưng danh hiệu là Bậc Giác Ngộ, Đức Phật.

Kinh điển Nguyên Thủy không quan niệm rằng thuật ngữ bồ-đề (bodhi) chỉ dành riêng cho Đức Phật. Tất cả những vị đã vượt ra ngoài cơn lốc xoáy của sanh tử, đạt được lậu tận trí ( savakkhaya-–  ?a) đều được gọi là Bậc Giác Ngộ và cũng còn chỉ cho những vị đã đoạn trừ được các lậu hoặc (kh? ? sava)hay còn gọi là những vị A-la-hán. Đức Phật đạt đến cực điểm của tiến bộ tâm linh ngang qua chứng ngộ quả vị A-la-hán. Ngài là vị A-la-hán đầu tiên và cũng được xem như những vị A-la-hán khác.14Chứng quả giác ngộ trước những vị khác, Ngài đi tìm lại con đường mà nó đã mất dấu quá lâu trên cõi đời.15Vì vậy, Ngài là vị tiên phong đã thành công trên bước đường tìm cầu mục đích giải thoát, trong khi đó những vị A-la-hán khác hành theo pháp của Ngài, do đó những vị ấy cũng được gọi là những Bậc Giác Ngộ sau sự giác ngộ của đức Phật (buddh nubuddh ).16

Từ thời xa xưa đã có những nỗ lực phân biệt sự giác ngộ của Đức Phật khác với sự giác ngộ của chúng đệ tử của Ngài. Có lẽ vì mục tiêu này mà sự giác ngộ của Đức Phật đã được xem là sự giác ngộ viên mãn nhất (anuttara-samm -sambodhi). Cùng với việc mở rộng khái niệm "Đức Phật," nội dung giác ngộ của Đức Phật cũng trải qua nhiều thay đổi. Vì vậy người ta cho rằng mặc dù Đức Phật và chư vị A-la-hán đều chứng đạt tam minh (tisso vij ) nhưng tam minh của Đức Phật vẫn khác với chư vị A-la-hán. Tuệ giác của Đức Phật được cho là do thành tựu từ nhiều phương diện. Ngài đã đạt được lục thông (cha?abhi– –  ), thập lực (dasabala), tứ vô sở uý (catu-ves rajja), v.v... . Ngài đã thuần thục các pháp đưa đến giác ngộ (bodhi-pakkhik -dhamm ). Sau càng về sau Ngài được tôn là Đấng Toàn Trí (sabba– – u). Tất cả những đặc điểm biểu trưng này được xem như phần nào về sự giác ngộ của Đức Phật.17

Chính vì nội dung của giác ngộ thay đổi làm cho quan niệm về con đường đưa đến giác ngộ dường như cũng có một vài biến đổi. Các cứ liệu kinh điển Nguyên Thủy mô tả về sự chứng ngộ quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Đức Phật, sau khi từ bỏ hai cực đoan là tham đắm ngũ dục lạc (k masukhallik nuyoga) và khổ hạnh ép xác (attakilamth nuyoga), Ngài đi theo con đường trung đạo (majjhim paỉ ipad ), tu tập giới (s? la), định (sam dhi) và tuệ (pa– –  );chính con đường Trung đạo này đã đưa Ngài đến giác ngộ. Cũng có một số cứ liệu kinh điển trình bày nhiều phương tiện chứng đạt giác ngộ theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn trong Samyutta Nik ya,18có đoạn viết: chính do sự tu tập đạt được bốn thần thông (iddhi-p da), Đức Như Lai được tôn xưng là một vị A-la-hán, một vị giác ngộ?viên mãn. Ở một đoạn khác trong kinh Tương ưng, tu tập bảy pháp giác ngộ được xem là nhân, là duyên đưa đến quả Giác Ngộ.19Những bản kinh sớm hơn không đề cập lại các pháp tu tập căn bản hướng đến Giác ngộ (bodhi-pakkhik -dhamm ). Về sau, số lượng các pháp tu tập then chốt này được tăng lên ba mươi bảy hoặc bốn mươi ba. Cho đến sau này, cùng với đà phát triển của trường phái Đại thừa, lục ba-la-mật (p ramita) và thập địa (Bh‰ mi) cũng được xem là những nhân tố thiết yếu đưa đến quả giác ngộ.20

Chứng đạt giác ngộ cũng đồng với chứng đạt Niết-bàn. Đây là mục đích mà tất cả những vị đoạn trừ hết thảy mọi lậu hoặc ( sava) dù là Chư Phật, chư Phật Độc Giác, hay các bậc giác ngộ sau giác ngộ của Đức Phật. Phật giáo Nguyên Thủy (Therav da) không buộc chúng ta trở thành Phật để chứng đạt Niết bàn nhưng chủ yếu chủ trương đoạn trừ các lậu hoặc để đạt Niết-bàn. Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng có ba bậc giác ngộ: Chư Phật, Độc Giác Phật, các vị giác ngộ sau Đức Phật hay còn là chư vị A-la-hán. Nhưng lý tưởng này không được xem như như ba lý tưởng khác nhau mà những vị theo Thượng Toạ Bộ theo đuổi như là sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, sau này cùng với trào lưu phát triển của Phật giáo Đại Thừa và khái niệm Bồ-tát, các quả vị này được tuyên bố dứt khoát là ba giai đoạn tu tập tâm linh khác nhau đưa đến ba bậc giác ngộ khác nhau là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anutara-samyaksambodhi), Duyên Giác (pratyekabuddha-bodhi), và Thanh Văn Giác (? r vaka-y na) để đối lại với ba quả vị giác ngộ này, Tam thừa đã được thành lập, đó là Bồ-tát thừa (bodhi-satva-y na),21Duyên Giác thừa (pratyekabuddha-y na) và Thanh Văn thừa (? r vaka-y na). Hai thừa sau được xem như thấp hơn nhiều so với Bồ-tát thừa.

Khi Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa truyền bá rộng rãi đến nhiều nước khác, các quan điểm và giáo lý đã bị thay đổi nhiều để phù hợp với niềm tin và quan niệm riêng biệt của mỗi nước. Kết quả là nội dung và bản chất của giác ngộ cũng thay đổi ở mức độ nào đó. Các trường phái Phật giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản đã trình bày thêm nhiều quan niệm khác liên quan đến bản chất giác ngộ và con đường đạt đến giác ngộ. Ví dụ, một mặt, Phật giáo Thiền dạy rằng giác ngộ đạt được nhờ sự tuệ tri về bản chất của hành giả (kiến tánh thành Phật). Mặt khác Phật giáo Tịnh Độ cho rằng đạt được giác ngộ thông qua sự tế độ của Đức Phật A-di-đà. Phật giáo Thiên Thai kể ra năm mươi hai giai đoạn hành giả phải vượt qua trước khi đạt giác ngộ viên mãn. Một số trường phái cho rằng chứng đạt giác ngộ phải tu tập từng bước (tiệm ngộ), trong khi đó một số trường phái khác lại cho rằng chứng đạt giác ngộ là sự trực ngộ nhanh chóng (đốn ngộ). Chính sự khác nhau này đưa đến việc hình thành hai trường phái thiền Phật giáo riêng biệt.

***

[Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Bodhi" trong Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo (Encyclopaedia of Buddhism), tập III, do giáo sư G.P. Malalasekera làm tổng biên tập. Ceylon: The Government Press, 1971, trang 178-180]

Chú thích:

1.Bodhin- manas: Rg – veda, v. 75. 1. viii, 82, 18.

2.Trong ngữ cảnh này ‘trí tuệ’ có nghĩa là thấy rõ được bản chất thật của các pháp (yath bh‰ ta–  ?a).

3.Xem thêm các thuật ngữ pacceka – bodhi(J. III, tr. 348; trong SnA. tr. 73 dùng để phân biệt với thuật ngữ samm - sambodhi) và pacceka – bodhi - –  ?a (J. IV, tr. 114). Điều đáng lưu ý là thuật ngữ s vaka – bodhikhông thấy xuất hiện trong kinh điển P li và văn học sớ giải mặc dù thuật ngữ Sanskrit tương đương là ? ravaka – bodhiđược dùng phổ thông trong các bản văn Sanskrit Phật giáo. Ghi chú trong DA.I, tr. 100 có liệt kê ba cấp độ trí tuệ: Trí tuệ Thanh văn (s vaka-p ram? -–  ?a), Trí tuệ Độc Giác Phật (pacceka-buddha-–  ?a), Trí tuệ của Phật (sabba– – uta-–  ?a). Đôi khi, thuật ngữ bodhicũng được dùng để chỉ cho trí tuệ cao tột của người tu khổ hạnh (ví dụ như trong J. V, tr. 229-230).

4.Rhys Davids cho rằng thuật ngữ này tuyệt nhiên không có nghĩa là trí tuệ của Đức Phật mà nó luôn luôn chỉ cho tuệ quán ở trạng thái cao hơn bậc Arahant (Dialogues, I, tr. 190 vctkt). Tuy nhiên, quan điểm của ông không chấp nhận cách giải thích các dữ kiện liên quan đến nguyên bản (xem thêmS. I, tr. 181; M. I, tr. 17, 163; Sn. kệ. 693, 696).

5.Saị yutta Nik ya(Tương Ưng Bộ Kinh), tập V, tr. 423.

6.Bodh? ti maggo (con đường giác ngộ): M.A. I, tr.54; VinA. I. tr. 139.

7.Xem thêm I. B. Horner, Early Buddhist Theory of Man Perfect, London, 1936, tr. 34 vctkt. VàVbhA. tr. 310.

8.Có nhiều đoạn trong kinh mô tả các vị đệ tử của Đức Phật chứng quả Giác ngộ. Trong Thera andTheri - g th (Trưởng Lão Tăng Kệ và Trưởng Lão Ni Kệ)cũng có rất nhiều đoạn mô tả như vậy.

9.M. I., tr.160-161., 240-241; Sn. Kệ 425- 49; xem thêm Lal. tr. 218 vctkt., Mhvu. II, tr. 238).

10.dukkha:M. I, tr. 163; A. I, tr. 145; S. II, tr. 104; III, tr. 65.

11.M. I, tr. 167.

12.Trong kinh Ariyapariyesana (M.I, tr. 163) không sử dụng thuật ngữ đặc biệt này, tuy nhiên ý tưởng đã diễn đạt ý nghĩa quan trọng của nó.

13.M.I. tr.23, 249.

14.Vin. I, tr. 14

15.S. II, tr. 105; V, tr. 160-161; M. III, tr.8.

16.Liên quan đến sự khác nhau giữa Đức Phật và các vị A-la-hán.

17.Xem ERE. II, tr. 740.

18.M.V, tr. 127-128.

19.S. V, tr. 127-128.

20.Liên quan đến lời giải thích Bodhi của Mật Tông.

21.Những quan niệm này về sau được trường phái Nguyên thủy Phật giáo (Therav da Buddhism) công nhận. Dường như nó được giới thiệu vào Phật giáo Tích lan trong thời kỳ Polonnaruwa, trong suốt thời gian đó, đông đảo Phật tử của Đại thừa Phật giáo cũng đã tìm ra hướng đi cho chính họ.

--- o0o ---




--- o0o ---

Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4217)
Tu chứng quan là địa hạt quan trọng nhất trong giáo lý Phật. Nó như một bức tường vững chãi, ngăn chận những phiêu lưu của hành giả vào con đường tri thức phức tạp. Nếu không có tu chứng quan thì giáo lý Phật chỉ là một loại triết học chỉ làm thoả mãn tri thức hiếu kỳ mà thôi.
08/04/2013(Xem: 3954)
Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ đại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Phật vạch ra.
08/04/2013(Xem: 3867)
Kính Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính giả. Chúng tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ của Ngài cách đây 2.589 năm : (Chuông ) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân, Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
08/04/2013(Xem: 4401)
Phật thành đạo không chỉ là một cuộc chinh phục vĩ đại, một chiến thắng vẻ vang đối với bản thân Ngài mà còn là một sự khai sáng tuyệt vời cho hết thảy nhân loại, chúng sanh
08/04/2013(Xem: 5404)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
08/04/2013(Xem: 4944)
Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, đức Phật Thích-ca Mâu-ni chứng đạt đạo quả giác ngộ vô thượng vào ngày mùng 8 tháng chạp. Để cùng ôn lại kinh nghiệm giác ngộ và truyền bá chánh pháp của đức Phật, . . .
08/04/2013(Xem: 3671)
Một mùa Thành Đạo nữa lại về. Thành Đạo là tên gọi của sự kiện chứng ngộ Niết Bàn . Một lầ nữa, lòng chúng ta lại rộn lên niềm hân hoan chào đón ngày Đức Thế Tôn hoàn thành công phu tu tập của Ngài, công phu chuyển đổi vọng tâm để Niết Bàn hiển lộ.
29/03/2013(Xem: 4287)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa”
14/12/2012(Xem: 7608)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
19/06/2012(Xem: 7486)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]