Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Ta Là Ai?

22/02/201115:45(Xem: 4494)
28. Ta Là Ai?

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

28. TA LÀ AI?

Thưabạn,

Thỉnhthoảng, tôi lại được hầu chuyện đạo cùng bạn. Ấy là nhờ tôi thường đến Phật HọcViện Quốc Tế nghe Thượng Tọa Đức Niệm giảng kinh mà tôi hiểu biết được chút ítgiáo lý để tu tập. Những lời tôi nói ra đây là thấm nhuần giáo lý từ bậc thầyhiền đức.

Thôngthường, người hay nói thì hay gặp phải những điều sơ suất. Người hay viết thìthường mắc phải lỗi lầm về văn tự hoặc ý tưởng. Chắc tôi lại mắc phải cả haiđiều trên nặng hơn. Nhưng tôi tin tưởng các bạn thông cảm mà rộng lượng tha thứcho, để cho tôi còn có dịp tiếp tục hầu chuyện với các bạn.

Riêngvề tôi, thưa bạn, từ ngày nguyện theo thấy tinh tấn học đạo, tôi cố gắng gạtphăng hết tất cả những cám dỗ phù hoa tình cảm của trần đời tục lụy. Tôi liêntục không ngừng cho lý tưởng cầu đạo giác ngộ giải thoát. Rồi tiếp đó, mộtthiện duyên thù thắng đến, vào một ngày rằm tháng bảy, năm Tân Dậu 1981, saunhiều lần thành khẩn, thiết tha cầu xin thầy cho tôi được xuất gia. Thầy đã gạnhỏi tôi kỹ lưỡng về gia thế và tâm nguyện. Suốt hơn nửa tháng. Thầy quán cănduyên tôi, rồi Thầy mới hứa khả. Khi được Thầy gọi đến hứa nhận cho tôi xuấtgia. Ôi! Tôi mừng khôn kể xiết! Nỗi vui mừng đó không thể dùng bút mực lòi lẽnào diễn tả cho hết. Có lẽ đây là nỗi vui mừng nhất đời tôi. Tôi liền bỏ hếttất cả, chỉ đem theo mình một chiếc xe để làm phương tiện đi lại, và hai bộ đồvạc hò màu lam đã cũ mà khi còn là cư sĩ tại gia tôi đã sắm để hằng tuần đichùa học đạo, làm công quả, hằng tháng tu bát quan trai.

Thầytôi, Thượng Tọa Đức Niệm, người trầm lặng ít nói. Nhưng là mẫu người cần mẫn,quán xuyến cương nghị, quả quyết, nghiêm minh và rất hiền hòa. Tôi chưa từngthấy Thầy để thời gian nhàn rỗi trôi qua. Hết tụng kinh niệm Phật, Thầy ngồiviết sách, nghiên cứu, phiên dịch kinh điển. Hết đi giảng thuyết pháp đó đây,Thầy dạy giáo lý cho chúng tôi. Khi chúng tôi ngủ, Thầy vẫn còn cặm cụi dướiánh đèn để nghiên cứu kinh luật.

Đờisống của Thầy rất là bình dị. Thầy ăn, Thầy mặc, chấp tác như chúng tôi. Trongkhi làm việc, trong lúc học, cũng như trong giờ hướng dẫn niệm Phật tham thiền,Thầy thường khuyên huynh đệ chúng tôi: 'Mình là trưởng tử Như Lai, là con Phật,là bậc xuất gia phải lấy tâm Phật làm tâm mình; lấy hạnh Phật làm hạnh mình;lấy nguyện Phật làm nguyện mình. Phải thể hiện tinh thần nhẫn nhục, từ bi, hỷxả, lợi tha. Đối với người, mình nên luôn luôn khiêm nhường, nhận sự thua kém.Phải tận diệt lòng ích kỷ đố kỵ tham lam. Không nên đàm tiếu những điều thị phicủa người khác. Còn mắc phải ý niệm lợi danh thì không xứng đáng dự vào hàngtrưởng tử Như Lai, chớ đừng nói chi cố ý phạm phải những lỗi lầm căn bản giớiluật. Người không thích hợp với mình, thì mình nên tránh xa, nhưng không nênhủy báng chê bai nói xấu. Nhìn thấy người làm được việc lợi ích, thì phải khởitâm tùy hỷ công đức. Thấy người thua kém thất bại, thì nên đem lòng trắc ẩn tộinghiệp, tìm cách giúp đỡ, cầu nguyện cho họ".

Nhữnglời khuyên dạy của Thầy tôi ngày một thấm sâu vào tâm khảm tôi. Thầy tôi có đứctánh thật là từ bi đại lượng. Nhưng rất mực nghiêm minh cương nghị. Người thểhiện cung cách của bậc Thầy từ bi trí tuệ hùng lực giáo hóa đệ tử. Người thểhiện bậc cha mẹ đùm bọc thương dạy săn sóc các con. Nhưng nhiều lúc chúng tôivì tánh háo thắng đã làm cho Thầy âm thầm phiền khổ, như bà mẹ hiền phiền khổvì muốn đàn con khó dạy nên người. Người thể hiện ân đức của bậc Thầy luôn luônngự trị trong tâm trí chúng tôi. Thầy là lẽ sống của huynh đệ chúng tôi. Đúngthực "Thầy là bóng cây che mát chúng tôi. Thầy là dòng sông trong lành tắmmát đời chúng tôi. Thầy là con thuyền thanh lương đưa chúng tôi đến bờ thanhhương". Ngôn ngữ, cử chỉ, tâm niệm, đời sống của Thầy là thể hiện ý nghĩvị tha độ sanh của Phật. Trong khi khuyên dạy chúng tôi, Thầy thường dẫn nhữngmẫu chuyện đạo để chứng minh cho lời giảng dạy của mình. Một trong những mẫuchuyện đạo mà tôi hằng ghi nhớ sâu đậm ưa thích, và cũng để tự cảnh tỉnh đờimình, nay xin lược kể để hầu chuyện cùng qúy bạn:

Cóchàng tráng sĩ vào rừng xanh săn bắn, Trong lúc hăng say đi tìm mồi, trời tốilúc nào không hay. Giữa khu rừng tăm tối mông mênh, anh ta mất phướng hướngkhông tìm được lối ra. Trời tăm tối, rừng mênh mông đầy chông gai và đá nhọn.Trong khi lang thang tìm phương hướng, bỗng anh nghe phía sau lưng có tiếngđộng, nhìn lại thì đó là một con voi to lớn đang rượt đuổi theo anh. Sợ quá,anh đâm đầu chạy để tìm nơi ẩn tránh. Chạy đến gặp một cái giếng cạn, anh địnhnhảy xuống giếng để tránh voi dữ. Nhưng ở dưới đáy giếng một con rắn độc nằmsẵn từ lúc nào, đang há to miệng thè lưỡi khà khà phun nọc độc. Trong lúc hoảnghốt, anh nhìn lên miệng giếng thấy một sợi dây leo lòng thòng từ cây cổ thụ bênhông giếng. Không cần suy nghĩ đắn đo, anh nhảy thót lên nắm lấy dây leo. Dâyleo đầy gai nhọn đâm vào tay chân thân mình anh. Máu chảy đau nhức. Trong khihết sức bám chặt đeo lấy sợi dây leo, anh ngước nhìn lên cành cây cổ thụ phíatrên, thấy một tổ ong. Cơn run sợ của anh làm cho dây leo đong đưa mỗi lúc thêmmạnh, lay động đến cành cây, khiến cho mật ong từ tổ ong rơi thành từng giọt.Anh há miệng to hứng nuốt những giọt mật đó với cõi lòng tự mãn sung sướng, màquên đi bầy ong bị động tổ ùn ùn bay đến vây chích anh tới tấp. Đeo phiá trêncó hai con chuột một trắng một đen đang lặng lẽ thi nhau nghiến cắn dây leo.Bên dưới thớt voi vẫn đứng cạnh giếng hầm hừ. Rắn độc ở đáy giếng vẫn tiếp tụchá miệng khè răng phun nọc. Gai nhọn vẫn tiếp tục đâm sâu vào người anh. Đànong vẫn tiếp tục đánh chích anh mỗi lúc một mạnh một nhiều. Hai con chuột vẫnthi đua cắn nghiến sợi dây mỗi lúc mỗi mau.

Tronglúc hiểm nguy khốn đốn dồn dập như vậy, thì một hiền nhân xuất hiện, thấy anhđang trong tình cảnh vô cùng nguy kịch, lấy làm thương xót khuyên anh nên theoNgài để Ngài hướng đạo dẫn đường đưa anh ra khỏi khu rừng tăm tối, đầy chônggai hầm hố, thoát ly tình cảnh kinh hoàng hiểm nguy. Nhưng chàng tráng sĩ khấthẹn chối từ: 'Thưa Ngài, xin cám ơn lượng từ bi cao cả của Ngài đã đoái thương.Nhưng tôi không thể theo Ngài được. Bởi vì tôi còn phải thưởng thức những giọtmật thơm ngon này".

Thưabạn! Chàng tráng sĩ say sưa đuổi bắt mồi kia, chính là chúng ta đang đuổi bắtphù hoa, thú vui của cuộc đời. Khu rừng tăm tối đầy sỏi đá và gai nhọn, chínhlà cuộc đời chúng ta đang sinh sống dẫy đầy bao nổi khổ đau thăng trầm hầm hốchông gai nguy hiểm. Con voi dữ là tượng trưng cho tử thần lúc nào cũng rìnhrập đuổi bắt chúng ta. Con rắn phun nọc độc là chỉ cho sự già nua ẩn núp thầmlặng tàn phá sự tươi trẻ khỏe mạnh của kiếp người chúng ta. Sợi dây đầy gainhọn mà tráng sĩ đang đeo chặt là tượng trưng cho mạng sống. Hai con chuộttrắng và đen là chỉ cho ngày và đêm. Những giọt mật là tiêu biểu cho ngũ dụclạc ở đời. Đàn ong là tượng trưng cho nỗi khổ đau sầu phiền lụy đeo đuổi suốtkiếp người. Hiền nhân kia chính là tượng trưng Đức Phật.

Thưacác bạn! Câu chuyện trên đây đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về thân phận củakiếp người. Càng đi sâu vào cuộc đời, chúng ta thấy suốt kiếp người được góitrong câu chuyện trên đây. Lời khuyến dạy của Đức Phật, gương hiếu hạnh của MụcKiền Liên Tôn giả, hình bóng hiền hòa giải thoát của Thầy tôi, làm cho tôi chọnlấy con đường giác ngộ giải thoát, bằng cách xuất gia đầu Phật để tu hành cầugiải thoát.

Cuộcđời nhiều nỗi gay go

Maumau nhẹ bước qua đò sông mê

Sựđời quanh quẫn tử thê

Côngdanh sự nghiệp trở về trắng tay.

Thầytôi, Thượng Tọa Đức Niệm đã tận tình khuyến khích, giúp đỡ, sửa văn giúp ý, tôimới có đủ can đảm hầu chuyện với các bạn hôm nay.

Chúccác bạn an vui và tiến bộ trong niềm tin truyền thống dân tộc, để hưởng nguồnsống đạo nhiệm mầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567