Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Kỷ Niệm Chưa Quên

22/02/201115:45(Xem: 4529)
21. Kỷ Niệm Chưa Quên

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

21. KỶ NIỆM CHƯA QUÊN

Kínhthưa quý vị,

Lầnđầu tiên tôi đến Chicago, trên đường hoằng pháp. Bờ hồ Michigan bao la, mà tìnhcon người Phật ở đây chưa thật sự chan hòa, tâm Bồ đề thật sự chưa mở rộng. Dođó, ngôi chùa còn thiếu nhiều tiện nghi cho quý vị tu tập. Tôi hy vọng quý vịmở rộng tâm Bồ đề để nhìn rõ kiếp sống của mình.

Đờisống con ngưòi nối tiếp bằng chuỗi thời gian, sau đó để lại hoặc ta những kỷniệm vui buồn thấm thía. Từ đó con người nhận ra chân được ý nghĩa cuộc sốngnhơn sanh. Khi con người trực diện với cuộc đời, thực sống với cuộc đời và sốngđích thực với hoàn cảnh của kiếp người bằng đầy đủ ý thức về cuộc đời trong mọitrạng huống, thì lúc đó con người mới thể nghiểm được tính chất của cuộc đời làvô thường mộng huyễn, chuyển biến không ngừng, có rồi không! Thế mà con ngườivẫn giong ruổi, vẫn đuổi đeo để tiến lên chụp bắt bóng hình hư ảo, kéo dài chotrong kiếp người.

Trongdòng sinh thức đó, được thể hiện qua trạng thái có không, thăng trầm, để vươnglên và tiến tới với hy vọng có lấy một tương lai sáng sủa, một kết quả tốt đẹp,trong nụ cười sau bao phấn đấu cực nhọc và nước mắt. Chùa Quang Minh Chicagonày cũng được hình thành trong quá trình tiến triển cùng với chuỗi thời gianliên tục đó.

Saungày 30-4-1975, quốc gia đại nạn, đưa toàn dân Việt Nam vốn có đặc tánh hiềnhòa vào cảnh nồi da xáo thịt lầm than! Không cách nào hơn, người dân Việt đànhphải ngẹn ngào tức tưởi bỏ nước ra đi trong cảnh sinh ly tử biệt bất ngờ gấprút! Người dân hoảng hốt kinh hoàng không còn kịp thời gian quay lại nhìn lạiquê hương đất mẹ, nơi chôn nhau cắt rún lần chót. Bằng mọi ngã và trôi dạt khắpnơi, thì nơi Chicago này là một trong trăm ngàn chốn đất lạ quê người, mà ngườiViệt nam tỵ nạn chọn lấy để định cư hầu lập lại cuộc sống.

Nơixứ lạ quê người này, vật chất dẫy đầy, lầu đài tráng lệ nguy nga, đường sáthênh thang dày như mắc cửi, xe cộ, máy bay dập dìu. Nhưng trong cái phồn hoavăn minh vật chất đó, người tỵ nạn cảm thấy một điều thiếu vắng, mà điều đó đốivới người Việt Nam không thể thiếu được trong đời sống. Đó là tình người và nơigởi gấm niềm tin. Thiếu nơi gởi gấm niềm tin là thiếu tất cả hương vị cuộcsống, khiến cho người tha hương phải sống trong nỗi nhớ niềm thương, sống trongbất ổn tinh thần, sống trong quẫn bách tâm lý, lúc nào cũng thấy bơ vơ.

Quêhương Việt Nam tuy nghèo, tuy chiến tranh triền miên kéo dài suốt hơn ba mươinăm đổ nát lầm than, nhưng nhìn đâu đâu cũng thấy dạt dào tình người đùm bọc ấmcúng, nơi nào cũng thấy mái chùa hiền hòa, tiếng hát câu hò, đồng lúa xanhtươi, có người trao gởi tâm tình. Dù cho đất nước Việt Nam vật chất có thiếuthốn, nhưng tinh thần có nơi nương tựa, niềm tin có nơi gởi gấm, tình người cócơ phát triển. Vì vầy đất mẹ Việt Nam dù cho có đói nghèo manh cơn tấm áo,nhưng mái chùa cô đọng tình thương Phật đài vẫn làm cho tinh thần người dânViệt cảm thấy đầy đủ thoải mái.

Nhờcái giá trị tinh thần được nuôi dưỡng bởi niềm tin truyền thống đạt dào đó, chonên người dân Việt Nam dù có khó nghèo vật chất mà vẫn cảm thấy tâm hồn thoảimái với ngôi chùa khiêm tốn, với tiếng chùa hôm sớm nhẹ ngân, với ánh trăng rằmthanh thoát. Nếu phải ra đi vì kế sinh nhai, hay vì tai nạn quốc biến, thì cũngvẫn mãi mãi thương nhớ quê hương với bao kỷ niệm êm đềm, với mái chùa ánhtrăng, với nỗi lòng bâng khuâng lưu luyến:

Mainày tôi bỏ quê tôi,

Bỏtrăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa.

Quêtôi có gió bốn mùa,

Cótrăng giữa tháng có chùa quanh năm.

Chuôngchùa gió sớm trăng rằm,

Chỉthanh đạm ấy âm thầm thế thôi.

Vớitinh thần yêu quê hương tha thiết, yêu đạo truyền thống nhiệm mầu, với niềm tinsâu sắc, với cõi lòng chất phác nhưng keo sơn với quê hương mái chùa, nhưng vẫngiữ vững nếp sống hiền hòa luân lý với đạo từ bi. Thế cho nên khi phải làm kẻtha hương, dù trước mắt và chung quanh trực diện với hào quang của nền văn minhvật chất có sức hấp dẫn lôi cuốn, thì những hào nhoáng đó chẳng làm cho ngườiViệt vốn nặng tình tha thiết với quê hương giống nòi và niềm tin đạo truyềnthống của dân tộc chẳng những không lay chuyển đổi thay, mà trái lại nhờ cóniềm tin kiên cố nền đạo tổ tiên truyền thống, nên vẫn có được nguồn sống anlành với sắc thái Việt Nam. Ngoại trừ những kẻ vong bản đem thân phục vụ chongoại bang để kiếm danh vọng, để được sống trên sự chết của đồng loại. Và ngoạitrừ những kẻ đã bán đứng lương tâm để được sung sướng bạc tiền hưởng thụ trênsự nghèo đói của chiến sĩ và đồng bào ruột thịt, tiếp tay làm rách nátquê hương.

Vìthiếu vắng hình bóng quê hương, vì thiếu thốn tình người, vì nhu cầu bù đắpkhỏa lấp chỗ trống của tinh thần, vì vắng bóng mái chùa hiền hòa, vì để niềmtin có nơi nương tựa, nên người Việt yêu nước thương nòi, dù với hai bàn taytrắng với thân phận tỵ nạn, nhưng với cõi lòng chân thành tha thiết, ngàn ngườinhư một, chung sức chung lòng, nên vào năm 1980, tìm mua được căn nhà cũ mục,sau bao tháng ngày ra công, đồng sức sửa sang chỉnh trang lại làm thành nơi thờphượng mà kẻ Tỳ kheo Quê Mùa này có thiện duyên được mời đến làm chủ lễ an vịPhật và đặt tên cho chùa là Quang Minh.

Từđấy người dân Việt tỵ nạn Chicago cảm thấy lòng được an ổn, có nơi nương tựatinh thần, nhứt là vào những ngày rằm, ngày vía, Phật Đản, Vu Lan v.v... có nơivề chiêm bái, có cơ duyên gặp lại người đồng hương với tâm hồn hướng thượng,trong tiếng chào tình tự dân tộc, quê hương, chan hòa trong tiếng niệm Phật,bắt tay nhau xiết chặt sưởi ấm niềm tin và tình người ly hương.

Từngày có ngôi chùa Quang Minh đến nay, mọi người dân tỵ nạn ở Chicago cảm thấymình tuy sống tha hương, nhưng còn giữ được gốc nguồn văn hóa đạo đức của ôngcha, duy trì đời sống tinh thần như những ngày còn ở quê nhà, nên mọi cõi lòngáy náy cũng cảm thấy bớt đi nỗi thiếu thốn bơ vơ, không như những ngày chưa cóchùa trước đây.

Cũngtừ ngày có chùa mà nguồn sống của niềm tin truyền thống dân tộc dạt dào thấmsâu vào khắp mọi cõi lòng người dận Việt Chicago. Ngôi chùa đối với dân Việtnhư quê hương đất mẹ. Đất mẹ thì che chở con mẹ. Ngôi chùa thì bao dung chanchứa tình người, nuôi dưỡng niềm tin, phát triển văn hóa đạo đức, giữ gìn giềngmối kỷ cương luân lý đạo đức truyền thống của ông cha. Còn đạo đức văn hóa vàniềm tin truyền thống là còn tình tự dân tộc, còn có ngày quang phục tổ quốcnhìn lại quê hương:

Dùcho giông tố bão bùng,

Quêhương còn vững tượng đồng Thích Ca,

Àơi bến cũ cây đa,

Ngôichùa còn đó, thì ta còn mình.

Tinhtự dân tộc được nuôi sống bằng niềm tin truyền thống và nhờ chất liệu của niềmtin mà dân tộc được kết hợp để tạo thành sức mạnh cho ngày về quê hương, đemtình thương xây dựng xứ sở. Chính sự phát triền lớn mạnh của niềm tin mà hìnhthành sự đoàn kết keo sơn. Ngôi chùa Quang Minh ọp ẹp chật hẹp cũng theo đókhông còn chỗ dung chứa những người Phật tử và đồng hương nữa.

Đềđáp ứng nhu cầu, nên vào ngày 12-11-1986 toàn thể Phật tử Chicago chung lònggóp sức mua được một nhà mới khác, khang trang hơn, ở vào khu phố thanh tịnhhơn, để làm ngôi chùa Quang Minh mới, thay cho ngôi chùa cũ ọp ẹp xiêu vẹo.Chính do niềm tin truyền thống của dòng máu tổ tiên truyền lại, nên dù ở đâu,hễ có người Việt là có chùa. Chùa là nơi gửi gấm tâm hồn, là nơi chan chứa tìnhngười, là nơi nung đúc tinh thần yêu đạo, yêu quê hương. Nên bất cứ người Việtcòn mang dòng máu chính thống của ông cha thì không thể xa lìa chùa. Dù ngôichùa không có nguy nga đồ sộ, nhưng vẫn tượng trưng tinh thần bao dung của đấtmẹ quê hương, của tình thương đồng bào dân tộc ruột thịt, của sức sống tự chủmãnh liệt của giống nòi Lạc Việt Hùng Vương.

Nhưvậy, từ hai bàn tay trắng của người Phật tử Việt Nam tỵ nạn Chicago này, với sựhướng dẫn của tôi, tức tỳ kheo quê mùa Thích Đức Niệm này, đã liên tục suốt baonăm, ai nấy đều đã cố gắng công chung lòng góp sức không ngừng, từ sự tạo dựngđược ngôi cùa cũ chật hẹp để quy tụ lòng người, nuôi dưỡng niềm tin, bắt nhịpcầu thông cảm tình đồng hương, để rồi chưa đầy sáu năm săm sau, đưa đến ngàyhôm nay lại tạo được ngôi chùa mới khang trang về trang trí, diện tích rộng rãivà thích nghi về cảnh trí thanh tịnh của một ngôi chùa, để cùng nhau trưởngdưỡng tinh thần và niềm dân tộc vững mạnh.

Ánhsáng của đất mẹ quê hương, khí thiêng hiền hòa của đạo tình thương từ Đức Phậtđã sưởi ấm và nung nấu tình thân yêu nước đạo của người Việt tự do. Nguyện cầumặt trời chân lý tự do của ngày hồi hương sớm ló dạng.

Tiếngchùa chùa lại ngân. Dân tộc được sống hiền hòa ấm no hạnh phúc.

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567