Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Huệ Khả Cầu Ðạo

22/02/201115:45(Xem: 5242)
10. Huệ Khả Cầu Ðạo

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

10. HUỆ KHẢ CẦU ĐẠO

Kínhthưa quý vị,

Hômnay tôi nói về Huệ Khả cầu đạo, tức là gián tiếp nói sơ lược về nguồn ThiềnTrung Hoa.

ThầnQuang pháp danh là Huệ Khả, chàng thanh niên tuấn tú, phú quý giàu sang, ở đấtLạc Dương, làu thông học thuyết Nho Lão, uyên thâm kinh điển cổ kim, đang đượcđời trọng vọng. Ở cái tuổi trung niên danh vọng đang lên, một hôm trong lúc đàmđạo với bạn đồng môn, bỗng đăm chiêu nhìn trăng qua rặng trúc, thốt lên:"Nho học chấp có, Lão học chấp không. Dạy người lẩn quẩn trong vòng môngmuội". Rồi từ đó Thần Quang chuyên tâm tìm đọc kinh Phật, đem hết tâmthành tìm đến núi Cao Tung chùa Thiếu Lâm tầm sư học đạo. Người tài hoa danhvọng giàu sang mà có tâm tìm thầy học đạo thật là ít có trên đời!

Rặngnúi Cao Tung trùng điệp. Chùa Thiếu Lâm ẩn sâu bên trong trùng trùng điệp điệpđá cây cao chơm chởm. Lớp lớp vách đá sừng sững toát ra khí lạnh căm căm. Trênkhông trung cuồn cuộn tuyết bay phơi phới, từ từ rơi nhẹ nằm yên trên mặt đất.Tuyết rải khắp đầu cây ngọn cỏ. Vạn vật phủ đầu một màu trắng xoá. Từng cơn giólạnh buốt rít lên, càng làm tăng thêm vẻ cô liêu tịch mịch của ngọn núi CaoTung hoang dã.

Tiếngchuông chùa Thiếu Lâm từ rặng núi cao thẳm vang vọng ngân nga, âm ba như lượntheo đà cao thấp, trải dài trên những đỉnh núi trùng điệp, chan hòa trong khônggian, tạo nên âm hưởng linh thiêng huyền diệu, mang lại nguồn sinh động ấm cúngphần nào cho dãy núi xanh thẳm cô liêu tịch mịch từ lâu băng giá. Tiếng chuôngchùa mỗi lúc một ngân dài như khuyên lơn, như nhắn nhủ người đời đang còn lặnhụp trong chốn thương hải tang điền, thế gian huyễn mộng, thân tâm đọa đàyphiền lụy. Tiếng chùa Thiếu Lâm đối với người có tâm tầm đạo như khích lệ, nhưthúc dục hành giả khắc phục chướng duyên, để hùng dũng bước lên trên đườngchánh đạo giải thoát, nên gấp gấp hồi đầu cảnh Phật.

Cóai biết trong cảnh tịch cô liêu băng tuyết của núi thẳm rừng sâu, điệp trùngghềnh thác kia, có vị thiền tăng Đạt ma cốt cách dị thường đã câm lặng baotháng ngày ngồi đối diện vách, tĩnh tọa tham thiền trên chiếc bồ đoàn nâu cũ,đầu thẳng lưng, ước chừng mấy độ xuân thu, trầm tư bất động. Người biểu lộphong thái trầm tĩnh cương nghị quyết tâm không sờn lòng trước cảnh vật đổi dờitheo tiết tuyết sương, tưởng chừng như nhân vật trong bức tranh thủy mặc. Bêncạnh con người trầm tư sâu thẳm Đạt Ma, là học giả Thần Quang, tuổi đời đang độtứ tuần lẻ một, trong tư thái đĩnh đạt trang trọng quì gối chấp tay lặng lẽ hầuchờ trao truyền một cái gì cao siêu từ con người huyền bí kỳ diệu của Đạt Makia, mà người đời không thấu hiểu nổi.

Thángngày thấm thoát trôi qua, Thần Quang cứ thế quyết tâm trước sau như một, lặnglẽ quì hầu gần ngót chín năm, Tuyết phủ lấp gối, chân đã chai bầm, nhưng ngoàicái tư thế trầm lặng của Đạt ma ra, Thần Quang chưa tiếp nhận được một lời khaithị nào cả. Đó đây, trên khắp đầu cây ngọn cỏ, rộng dài phủ lấp đỉnh núi rừnggià lớp lớp tuyết băng, một màu trắng bạc. Khí trời buốt lạnh căm căm, mỗi lúcmột thấm sâu vào da thịt tê nhức như kim đâm dao cắt. Tuyết ngập mỗi lúc mỗidầy. Toàn thân tê cóng. Thần Quang bất giác buông nhẹ hơi thở thương thân phậnmình.

Lãotăng Đạt Ma đang trong thiền định, bỗng nhiên ngoáy đầu lại, nhìn thẳng vàongười Thần Quang, cất tiếng hỏi:

-Người có điều chi mà quỳ đó?

-Bạch sư phụ: Đệ tử quì hầu cầu đạo trải qua đã chín độ xuân thu, lá hoa nở tanmấy lượt, mà vẫn chưa được sư phụ cho lấy nửa lời khai thị Phật tánh, để đệ tửmở màn vô minh.

-Được! Chừng nào tuyết trắng thành hồng thì sẽ liễu thông lý đạo.

Lãotăng Đạt Ma mở miệng chỉ bấy nhiêu lời rồi im bặt. Cảnh vật lại chìm vào khôngtịch. Cảnh trí của chốn rừng hoang vu bốn bề bao phủ lấy hai tâm hồn cùng nhịpđiệu thao thức cho mạng mạch nguồn tuệ giác. Tâm thành cầu đạo của Thần Quangmỗi lúc một chuyển động, như mạch sóng ngầm đại dương với câu "chừng nàotuyết trắng thành hồng ..." Dòng tâm thức của Thần Quang mỗi lúc mỗi dậpdồn như sóng cồn chổi dậy.

Độtnhiên, thanh đao sáng ngời từ người Thần Quang vung lên, nhanh như lằn điệnchớp, liền đó cánh tay trái của Thần Quang lìa thân, máu phun thành vòi tứ tungtrên mặt đất. Không mấy chốc tuyết trắng nhuộm hồng. Thần sắc của Thần Quangsáng ngời tươi tỉnh trong tư thái trầm tư từ hòa, nhưng nghị lực cương quyếthơn bao tháng ngày quỳ bên thầy cầu ngộ lẽ đạo.

Trướcsức kiên nhẫn với lòng chí thành quyết tâm cầu thầy khai thị tuệ tâm của ThầnQuang, mà Đạt Ma thiền tổ vẫn thái độ lặng lẽ như thuở nào! Thêm vào đó phảnứng tự nhiên của cơ thể xương thịt bị cắt, ray rứt trước sức hành phạt của băngtuyết khí rừng. Thần Quang trải bày tâm cang mà quên đi từng cơn đau nhức chạykhắp thân xác, cùng với máu đào thấm khắp mặt đất đầy băng, bảo sao Thần Quangkhông cảm thấy lòng cuồn cuộn trào dâng nỗi niềm thương xót chính nghiệp duyênmình xen lẫn trong hơi thở nhẹ rên than, mang theo lời tâm sự khẩn thiết:

-Bạch sư phụ, tuyết trắng đã thành hồng!

Trướccảnh tuyết nhuộm máu đào với lòng thành kính cầu đạo, thiền tổ Đạt ma thâm trầmcảm động, nhìn thẳng vào người Thần Quang mà rằng:

-Vậy ngươi muốn cầu điều chi?

-Bạch sư phụ, suốt bao năm tháng quì hầu bên thầy, dù phải mất thân mạng này, đệtử vẫn không màng, chỉ có hoài bảo duy nhất là một lòng cầu chân đạo vô thượng,Thần Quang từ tốn đáp.

-Vì nguyên nhân nào, con muốn cầu chân đạo vô thượng?

-Bạch sư phụ, vì tâm con không được an.

-Ông đem tâm đến đây, ta an cho.

-Thần Quang vừa nghe đến câu "đem tâm đến đây ta an cho" như đinh đóngvào trụ đồng. Như chẻ tre qua mắc. Như làn điện xẹt giữa bầu trời mây đen dầyđặc. Bấy giờ tâm thức của Thần Quang bừng tỉnh ngộ, tìm lại chân tâm nơi mìnhtừ đầu đến chân, từ chân đến khắp các bộ phận cơ thể. Mỗi niệm mỗi niệm tươngtục. Từ vọng niệm đến chơn niệm, xuyên qua thời gian khắp không gian, sơn cùngthủy tận, miên man tìm cầu, nhưng không thấy tâm đâu cả. Chỉ còn thấy cõi lòngmênh mang:

-Bạch sư phụ, tìm mãi mà con vẫn không thấy tâm đâu cả!

ThầnQuang không cách nào tìm được tâm, chỉ còn biết đáp đúng trạng thái tâm thứccủa mình lúc ấy. Giọng đáp mang đầy ưu tư.

ĐạtMa và Thần Quang cả hai lại chìm trong trạng thái tâm tư sâu thẳm không lời.Hai con người lặng thinh, nhưng tâm thức nhịp điệu nguồn sống tuệ tâm vô tận.Lúc ấy tưởng chừng không gian ba động tĩnh lặng, vũ trụ ngừng xoay. Vạn vậttiềm tàng nguồn sống. Đến cả tiếng gió rít từng cơn qua khe vách đá, trời mưahoa tuyết, chuông chùa Thiếu Lâm Tự ngân vang trong đêm khuya, tất cả như lắngchìm vào cõi tĩnh. Giữa bầu không khí tịch tĩnh bao la, sự cô tịch hoàn toàntrùm cả núi rừng Thiếu Lâm Tự, bỗng không gian rền vang tiếng nói thanh sảng:

-Ta đã an tâm cho người rồi đó!

Tiếngnói Đạt ma vừa dứt. Sự im lặng trùm khắp vạn vật núi rừng liền phá tan. Mọisinh linh như hoàn hồn sinh động. Mầu nhiệm thay, Thần Quang tâm thức bừng sángngay khi tiếng khai thị "an tâm" của Đạt Ma, tức khắc Thần Quang tiếpnhận nguồn sống an lạc thênh thang vô tận, đạt ngộ tự tánh chơn tâm ngời sángcủa mình.

ThầnQuang vui mừng như người vừa tìm được lối thoát tự rừng sâu; như thuyền trongbể cả diệu vợi thoát ra lớp lớp mây mù trong đêm, thấy được ngọn hải đăng sángchiếu. Lạ thật! Nào ngờ tâm an thì loạn động mất. Vọng niệm dứt thì chơn tâmhiển lộ, thấu ngộ chân lý, suốt rõ cội nguồn của bản tâm và vạn loại sinh linh.

ThầnQuang thốt lên: Ôi Lý đạo nhiệm mầu thay, ngay chính mình sẵn có mà không tựthấy Phật tâm của chính mình, không tự nhận biết có Phật tánh.

Ngaykhi được ấn tâm ngộ đạo, tự nhiên khắp thân người Thần Quang phơi phới tỏa ranguồn sáng an lành, tâm trí quang minh tĩnh mát kỳ diệu. Thần Quang lạy tạ ânđức sư phụ đã khai thị cho.

ĐạtMa thiền tổ đặt tên cho Thần Quang là Huệ Khả, truyền trao bốn quyển kinh LăngGià và y bát, dạy rằng: "Trong truyền tâm pháp để ấn chứng tâm. Ngoàitruyền y bát để định tông chỉ truyền thừa giác ngộ. Kế tiếp ta, con phải hếtsức duy trì mở mang đạo thiền. Dạy xong, Đạt Ma phó chúc kệ rằng:

Tanguyện đến xứ này

Truyềnpháp cứu mê tình,

Mộthoa nở năm cánh,

Kếtquả tự nhiên thành.

Vềsau, gặp thời pháp nạn Châu Võ phá hủy Phật giáo, Huệ Khả đã dùng đến tánh mạngcủa chính mình để bảo trì mạng mạch Phật pháp, hầu mong hoàn thành tâm nguyệnvĩ đại cầu pháp của mình. Nhờ đó, ngọn đèn thiền được miên viễn sáng soi khắpcõi trần thế và rạng tỏ muôn phương đến ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]