Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Ðiều Kiện Tiên Quyết Khi Tham Thiền

22/02/201115:45(Xem: 5197)
09. Ðiều Kiện Tiên Quyết Khi Tham Thiền

PHÁP NGỮLỤC
ThíchĐức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

9. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI THAM THIỀN

Thưaquý vị,

Mụcđích của tu thiền là minh tâm kiến tánh. Nghĩa là cần phải trừ bỏ lòng vọngđộng nhiễm ô điên đảo, để hồi quang phản chiếu nhận chân tự tánh của mình. Ởđây nói nhiễm ô, tức là vọng tưởng chấp trước. đảo điên tức là nhận giảlàm chơn, lấy tà làm chánh, nghĩ tưởng cuồng loạn. Tự tánh tức là đức tánh tríhuệ của mình cũng thanh tịnh sáng chiếu như đức tánh của Như Lai.

ChưPhật và chúng sanh đều đồng thể đức tánh trí huệ Như Lai, không sai không khác.Nếu xa lìa hết vọng tưởng chấp trước, đức tướng trí huệ Như Lai sẽ hiển bày.Như thế, chúng sanh là Phật rồi vậy. Ngược lại, nếu không xa lìa được vọng thìmãi mãi vẫn còn là chúng sanh. Bởi chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mãi mêsay đắm trong ngũ dục nhiễm ô lâu đời, không thể trong chốc lát mà có thể dứtsạch vọng tưởng, giác ngộ suốt thông bản tánh chơn tâm của mình được. Vậyphương pháp dứt trừ vọng tưởng như thế nào?

ĐứcPhật Thích Ca cũng như các thiền tổ xưa nay đã nói đến rất nhiều phương pháp.Nhưng phương pháp đơn giản nhất không gì bằng "hết vọng thành chơn".Chỉ có một chữ "hết" thôi. Nghĩa là dứt sạch hết tâm vọng nhiễm trầnduyên, để được thanh tịnh định huệ sáng chiếu.

Muốnsạch hết trần duyên, để được định huệ, thì phải tập trung tư tưởng. Muốn tậptrung tư tưởng, trước nhất phải nhiếp phục sáu căn, để không duyên trước sáutrần, và như vậy, sáu thức không từ đâu mà sanh vọng nhiễm được. Vọng thức đãkhông sanh, thì chân tâm hiển bày, tức là kiến tánh thành Phật.

Thiềntông do Bồ Đề Đạt ma đem từ Ấn Độ sang Trung Hoa, rồi truyền đến Lục tổ HuệNăng. Từ tổ Huệ Năng về sau, thiền tông truyền bá rộng rãi khắp nhân gian. Ángsáng thiền rạng rỡ một thời ở Trung Hoa đời thời đại Đường, Tống, mà cổ kimchưa từng thấy.

Cóđiều Đạt Ma Tổ sư cũng như Lục tổ Huệ Năng căn dặn thiền sinh rằng: "Điềucần yếu của người tu thiền là dứt sạch các duyên, một lòng tinh chuyên, mộtniệm không sanh, tức thấy Phật tánh". Dứt sạch các duyên, tức là dứt trừvạn duyên vọng niệm. Một khi vạn duyên dứt sạch thì vọng niệm không do đâu màsanh khởi. Đây là điều kiện tiên quyết để kiến tánh đắc đạo của người tu thiền.Nếu điều kiện tiên quyết này không tâm tâm niệm niệm, chuyên chú thực hành, thìkhông những tham thiền không được kết quả gì, mà cả đến vào cửa thiền cũng vẫncòn chưa đủ tư cách nữa thay, huống hồ là chuyện kiến tánh! Nên Đạt manói:

"Ngoạitức chư duyên

"Nộitâm vô đoan

"Tâmnhư tường bích

"Khảdĩ đạt đạo.

Nghĩalà:

"Ngoàidứt các duyên

"Trongkhông nghĩ lường

"Tâmnhư tường vách

"Cóthể đạt đạo.

Bởivạn duyên còn dính mắc là còn trói buộc, tức là còn ái dục danh lợi, thì tâmniệm còn loạn động sanh diệt dập dồn, thế sự đa đoan còn lôi kéo mãi, thế thìcòn đâu tĩnh tâm để nói đến tham thiền, minh tâm, kiến tánh???

Vạnduyên dứtt sạch, một niệm không sanh, đó là điều kiện tiên quyết của việc thamthiền, phát huệ, chứng đắc Phật tánh. Đây là điều kiện tiên quyết cũng là điềumà ngàn xưa chư Phật, ngày nay chư tổ, và mai sau chư hiền thánh tăng đều thựchành như thế. Ai cũng biết điều đó. Nhưng làm sao đạt thành được điều đó bâygiờ?

Nhưtrên đã nói, tạp niệm hết sạch, vọng tưởng không sanh, tâm bất động không nhiễmtrước ngoại cảnh, y nhiên như tường vách, liền ngay đó huệ khai giác ngộ. Khôngphải cần tìm cầu đâu hết. Hễ còn phân biệt cao thấp chấp trước là trái ngượctôn chỉ của thiền, là nghiêng lệch yếu chỉ thiền tông rồi vậy. Nếu thể nghiệmđược lý để trừ sự, thì hiểu được tự tánh xưa vốn thanh tịnh. Nên phiền não vàbồ đề, sanh tử và Niết Bàn, tất cả thứ đó chỉ là giả danh vô thật, không có canhệ gì với bản tánh chân tâm thanh tịnh của ta cả. Như áng mây với mặt trời. Saorơi với trăng sáng. Như sóng gợn lăn tăn với mặt nước hồ thu, ngàn năm không inbóng. Như muôn ngàn sông suối xuôi dòng về đại dương. Việc đời chỉ như bóng bọtmộng huyễn. Thậm chí đến cái thân tứ đại của ta đây, và cả đến núi sông, địacầu v.v... muôn hình vạn trạng của thế gian này đối với tự tánh chơn như của tacũng chỉ như là bọt nước trên biển cả, lúc tan lúc hợp. Bản thể chơn tâm vốnngời sáng vô ngại hồn nhiên, nên người tu thiền không dại khờ lao mình đuổi bắtnhững giả tưởng hư huyễn sanh diệt, hơn thiệt thị phi của thế gian để rồi manglấy buồn vui, khổ đau, vinh nhục, đói no phước họa v.v... Các hiện tượng tươngđối của cuộc đời, nếu ta thấu triệt, vô tâm, vô trước, tức là vạn duyên dứttrừ. Vạn duyên đã dứt trừ thì vọng đâu mà sanh nữa? Như Đạo Hạnh thiền sư đờiLý nói:

"Táchữu trần sa hữu,

"Vikhông nhứt thiết không.

"Hữukhông như thủy nguyệt,

"Vậttrước hữu không không.

Tạmdịch:

"Cóthì có tự mảy may,

"Khôngthì cả thế gian này đều không,

"Kìaxem bóng nguyệt dòng sông,

"Aihay không có, có không lạ gì.

Tómlại, một niệm không sanh, vạn duyên không thành, tự tánh hiển lộ sáng chiếu. Đólà điều kiện tiên quyết của người tu thiền, để đạt đến minh tâm kiến tánh, giácngộ thành Phật.

Ngườitu thiền xả bỏ tất cả, chỉ còn tâm thanh tịnh, ý chân thật. Tâm tánh ngời sángnhư ánh trăng rằm đến độ không còn thấy mình có tu, có đắc, vắng bặt sở học sởtri, như vị thiền Tăng đã nói:

"Kinhđiển lưu truyền tám vạn tư,

"Họchành không thiếu cũng không dư,

"Hômnay, tính lại đà quên hết,

"Chỉnhớ trên đầu một chữ NHƯ.

Tuthiền muốn đạt đến "như như" thì phải khởi đi từ phương pháp căn bảntu quán-đếm-hơi-thở, gọi là tập sổ tức quán. Quán đếm hơi thở cho đến khi tâmnhập lưu vong sở, tức là thâm nhập không còn thấy mình năng quán, hơi thở sổquán, đạt đến trạng thái tâm thản nhiên tịnh lạc, ấy là đạt định nhập thiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]