Lời Ban Biên Tập: Trong cuộc tranh luận về thầy Thích Thông Lạc liên quan đến cuốn sách ĐỐI THOẠI VỚI THẦY THÔNG LẠC của Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải, đạo hữu Thanh An có đề nghị “mọi người sẽ đề nghị ban biên tậpThư viện hoa sen hủy bỏ lời giới thiệu (về TRUNG BỘ KINH hiện có trong TVHS)này và đề nghị Thưviện hoa sen cập nhật theo Đại Tạng Kinh Việt Nam thì đó mới là chínhxác."
Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề và nhận thấy đề nghị của đạo hữu Thanh An không đủ chứng cớ để lập thành kết luận làhủy bỏ lời giới thiệu của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Chúng tôi cũng nhận được sự đồng thuận của một học giả / hành giả Phật Giáo Nam Tông đương thời, Cư sĩ TS. BìnhAnson về kết luận của ban biên tập chúng tôi (trích nguyên văn thư gửi:
“Lịch sử là lịch sử, không thể thay đổi được. Hai bài giới thiệu của HT Minh Châu được viết cho 2 lầnxuất bản năm 1973 và 1986 nên giữ nguyên để người đời sau tham khảo. Đúng hay sai, nên để mọi người tự suy tư và phán xét theo nhận địnhcủa riêng mình. Vấn đề mức độ chính xác của kinh điển Phật giáo (kinh Pali, kinh A-hàm, các bộ kinh khác của Bắctruyền, v.v.) đã được các học giả Âu Mỹ bàn luận rất nhiều trong các cuốn sách Phật giáo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức,v.v. Đây không phải là vấn đề mới mẻ gì. Người nào có quan tâm, nên tìm đọc thêm. Khuynh hướng ngày nay là tìmđọc cả 2 nguồn: Pali tạng & Hán tạng, để tham khảo và đối chiếu.” |
Để quý độc giả tìm hiểu thêm, banbiên tập post bài dưới đây do Cư sĩ TS.Bình Anson cung cấp:
Tuesday, 5 July 2011
NGUYÊN THỦY, TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA
Bình Anson
Nhân đọc lại bộ sách Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken, Hòa thượng Quảng Độ dịch, xin góp nhặt vài thông tin sau đây:
1) Ông Kimura Taiken (木村泰賢 - Mộc Thôn Thái Hiền, 1881-1930) là một học giả Phật giáo nổi tiếng trong đầu thế kỷ 20 tại Nhật Bản. Ông viết nhiềusách khảo luận, nổi tiếng nhất là bộ:
- Genshi Bukkyō Shisōron (原始佛敎思想論 - Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng luận), Âu Dương Hãn Tồn (歐陽瀚存) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ.
- Shōjō Bukkyō Shisōron (小乘佛敎思想論 - Tiểu thừa Phật giáo Tư tưởng luận), Pháp sư Diễn Bồi (演培) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ.
- Daijō Bukkyō Shisōron (大乘佛教思想論 - Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận), Pháp sư Diễn Bồi (演培) dịch từ Nhật ngữ sang Hán ngữ.
2) Hòa thượng Quảng Độ dịch 3 cuốn trên dựa theo bản dịch Hán ngữ.
3) Trong Lời Tựa cuốn “Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng luận”, Hòa thượng Quảng Độ nhận xét:
(…) Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo, phần cành lá là Đại Thừa Phật Giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống; hoặc giả có gốc, có thân cây mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụitiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững, thì phầncành lá sum suê, xanh tốt là sự biểu dương cho cái sức sống mãnh liệt của toàn bộ cái cây; hơn nữa tàn cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian có đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát, thoải mái giữa buổi trưa hè oi bức. Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn.
(…..)
Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh”để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v... là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử. Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna).
Ở mạn tây Ấn Độ thuở xưa có một địa khu gọi là Du-lâu- na (Sunaparanta),Phật giáo chưa được truyền đến đây và dân bản xứ thì rất hung ác. Phú-lâu-na có ý định qua đó truyền giáo, bèn đến xin phép Phật để đi. Phật bảo: “Dân xứ Du-lâu-na dữ tợn, khó thuyết phục lắm, nếu ông đến đấymà họ sỉ vả ông thì sao?”. Phú-lâu-na trả lời: “Con nghĩ rằng họ vẫn lànhững người hiền lành, vì họ đã không dùng gậy gộc đánh đập con”. - “Vậy nếu họ dùng gậy gộc đánh đập ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ họvẫn là người lương thiện vì họ đã chẳng dùng dao búa chém giết con”. - “Thế lỡ họ dùng dao búa chém giết ông thì ông nghĩ sao?”. - “Con nghĩ làhọ vẫn tốt và con phải cám ơn họ vì nhờ họ mà con xả bỏ được cái thân nhơ nhớp khổ đau này.” Biết được ý chí kiên quyết và dũng cảm ấy, Phật liền tán đồng và cho phép Phú-lâu- na đến truyền đạo tại xứ đó. Ai dám bảo thái độ ấy là thái độ “độc thiện kỳ thân”, là “tiêu nha bại chủng”?
Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong vô số trường hợp khác mà ở đâychúng tôi không thể kể hết được. Hơn nữa, cứ nhìn vào tình hình Phật giáo Tiểu Thừa tại các nước như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v… Hiện nay ta cũng thấy rõ công đức truyền bá và duy trì Phật pháp của cácnhà Tiểu Thừa như thế nào rồi, đặc biệt tấm gương sáng chói của Anagarika Dhammapala (người Tích Lan) gần đây cũng chính là tiếp nối cáitinh thần truyền thống của những Phú-lâu-na và Mahinda (đem Phật pháp vào Tích Lan) từ nghìn xưa vậy.
Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “phi Phật thuyết”(Đại Thừa không phải Phật nói ra, ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “cùng tận chúng sinh nghiệp tính”ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh ĐạiThừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “vô trụ niết bàn”, “phiền não tức bồ-đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo Nguyên Thủy.
Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, nhưng phương pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều và phương pháp nào -- dù là Đại Thừa hayTiểu Thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. (…)
XEM THÊM:
Đại thừa & Tiểu thừa
Trích: ÐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA, Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU dịch
http://budsas.110mb.com/uni/u-daitieu/daitieu-00.htm#00
ÐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Nalinaksha Dutt - Thích Minh Châu dịch
(...)
Ðọc kỹ tiến trình tư tưởng Phật giáo, chúng ta sẽ thấy các luận sư khôngvị nào là không muốn diễn đạt cho thật sự trung thành giáo nghĩa nguyênthủy của đức Từ Phụ. Dầu cho sự diễn đạt đặt dưới nhiều quan điểm và khía cạnh sai khác, lồng vào những bối cảnh có thể nói là mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy những sóng ngầm đồng nhất, thật sự nguyên thủy trong sự cố gắng trung thành của các nhà luận sư. Cho nên quan điểmcủa một số học giả Pàli cho rằng những gì ngoài ba Tạng Pàli là ngụy tạo, vừa nguy hiểm, vừa nông nổi nếu không phải là lạc hậu. Nguy hiểm vìtự mình phủ nhận những cố gắng trung thành với đạo Phật nguyên thủy củacác nhà luận sư, như chúng ta đã thấy quá rõ ràng trong tập sách này. Nguy hiểm hơn nữa là chúng ta phủ nhận luôn những tinh hoa đạo Phật nguyên thủy do chính các nhà luận sư khai thác và diễn đạt. Nông nổi và lạc hậu, vì ngày nay các nhà học giả Phật giáo phần lớn đều chấp nhận một số tư tưởng Ðại thừa là những tư tưởng của đạo Phật nguyên thủy và xác nhận chính trong tam tạng Pàli, được kiết tập trong một thời gian một vài thế kỷ, lẽ dĩ nhiên phải có những đoạn phi nguyên thủy xen kẽ vào. Nếu có nhà học giả nào chịu khó so sánh bốn tập A Hàm (Trung Hoa) với các tập Pàli Nikàya tương đương, các vị ấy sẽ thấy có nhiều đoạn vănA Hàm Trung Hoa lại nguyên thủy hơn các đoạn văn Pàli.
Thái độ của một số Phật tử Ðại thừa ngược lại xem những gì Tiểu thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pàli, bốn bộ A Hàm và các luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưu các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ "Tiểu thừa". Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừa và Ðại thừa không được tìm trong ba tạng Pàli và bốn bộ A Hàm và chỉ là những danh từ được tạo ra về sau. Hơn nữa, tìm hiểu quá trình lịch sử tư tưởng Phậtgiáo, chúng ta chỉ có thể hiểu được tư tưởng Ðại thừa sau khi chúng ta tìm hiểu được tư tưởng nguyên thủy. Loại bỏ tư tưởng nguyên thủy để tìm hiểu tư tưởng Ðại thừa cũng như thả mồi bắt bóng, và bắt bóng ở đây là bắt bóng tà ma ngoại đạo, mới thật sự nguy hiểm hơn. Các nhà gọi là Ðại thừa cần phải xác nhận một sự thật lịch sử, là các nước Tiểu thừa chống giữ sự xâm nhập của ngoại đạo tà giáo kiên trì và hữu hiệu hơn các nước Ðại thừa. Lý do chính là tư tưởng Ðại thừa và tà giáo ngoại đạo nhiều khi cách xa chỉ có gang tấc, và nhiều nhà tự cho là Ðại thừa lại sẵn sàng bước qua biên giới ấy.