Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niết Bàn

13/11/201022:40(Xem: 2884)
Niết Bàn

NIẾT BÀN
ThíchĐức Thắng

Căn cứ trên tuyên bố Phật: “Sarvam śūnyam” (Mọi vật đềukhông), vấn đề Niết-bàn (Nirvāna), đã được các bộ pháinêu ra đặt vấn đề trở lại sau khi Ngài qua đời; theo đóNiết-bàn được trình bày theo dạng sở đắc của họ, vàcũng từ đó mọi tranh luận về nó cũng như các giáo lý kháctrở nên gay gắt hơn. Niết-bàn, vấn đề hiện hữu haykhông hiện hữu, có (bhāva) hay không (abhāva), tại thế gian(laukika) này hay vượt ra khỏi thế gian (lokottara); mộtvấn đề làm nảy sanh ra mọi sự tranh luận, càng ngày cànggay gắt giữa Hữu bộ hay còn gọi là Nhứt thiết hữu bộ(Sarvāsti-vādin) và Kinh bộ còn gọi là Kinh lượng bộ (Sautrāntika).Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo phápchữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vôlượng để chữa trị có ngằn ấy cơ bệnh do ba dộc phiềnnão sinh ra. Vì tính cách đa dạng và phức tạp của con bệnh,nên thuốc đối trị cũng tuỳ thuộc vào tính phức tạp đadạng của con bệnh mà cho, giống như con bệnh thế gian (thếgiới) chỉ cho năm thọ ấm chẳng hạn, nội trong cách chấpthủ năm thọ ấm bệnh và cách cho thuốc cũng đã là đa dạngrồi. Vì khi muốm chữa con bệnh chấp thủ vào năm thọ ấm,không hẳn là chỉ có một cách chữa trị mà trước hếtphải xem đến cách chấp thủ đó liên hệ câu hữu đếnđộc nào nặng, đến độc nào nhẹ, trong ba độc hay nhữngcâu hữu khác ngoài ba độc, mà tuỳ theo đó đức Đạo sưcho thuốc chứ không phải chỉ có một phương thuốc duy nhấtđể trị chúng. Cho nên việc chữa lành bệnh, giải thoátmọi đau khổ cho bệnh nhân, cho bệnh nhân rất nhiều khíacạnh, sau khi ngài diệt độ, đã bị những người đi saungộ nhận, chỉ vì những người đi sau không hiểu đượcthâm ý của ngài, cho nên giáo nghĩa của những lời dạy đóbị xuyên tạc một cách triệt để và có hệ thống. Họđã biến giáo lý phương tiện mà đức Đạo sư đã dùngđể đối trị căn bệnh hữu lậu của chúng sanh, đáng lýsẽ bị vượt qua, thành giáo lý cứu cánh, và họ chấp chặtvào chúng coi như là một thực hữu cần phải đạt đếnđể thủ đắc. Từ đó Hữu-Vô được họ biến thành nhữngthứ nhãn hiệu tuyên truyền cho lập trường của họ. Quađây, giáo lý của Ngài đã biến thành một thứ luận lýnhân quả. Từ đó, họ tự đặt nền tảng cho một cứu cánhngoài ba cõi này, cần phải vươn tới, đó chính là một thứNiết-bàn thực hữu không tưởng. Trong khi chính đức Phậtchủ trương một Niết-bàn không ở ngoài ba cõi, như kinh Rohitassa[1] đã dạy:" Tại chỗ nào, bạch Thế tôn, không bị sanh, không bị già,không bị chết, không có từ bỏ (bất diệt), không có sanhkhởi (bất sanh), chúng con có thể đến để thấy, để biết,để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?". ĐứcPhật trả lời :

"Nàyhiền giả, ta tuyên bố rằng : tại chỗ nào không bị sanh,không bị già, không bị chết, không có từ bỏ đời này,không có khởi đời khác, thời không có thể đi đến đểthấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thếgiới. Nhưng này hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấcnày, với những tưởng, những tư duy của nó, ta tuyên bốvề thế giới tập khởi, thế giới đoạn diệt, về con đườngđưa đến thế giới đoạn diệt." thuộc Pāli tạng.

Vàcũng trên lập trường này, trong kinh 1307 [2]Tạp A Hàm thuộc Hán tạng, mà chúng tôi sẽ giới thiệu dướiđây qua bản dịch của người viết, cùng hiệu-chú của ThượngToạ Thích Tuệ Sỹ, sẽ nói lên con đường đi đích thậtcủa đức Phật đã từng đi, đã từng sống, để chỉ dạylại cho chúng ta, những người đi sau noi theo.

Tôinghe như vầy:

“Mộtthời đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Xích Mã, tướngmạo tuyệt vời, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnhlễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên; từ thân toả ánhsáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Lúcnày Thiên tử Xích Mã [3]kia bạch Phật:

“ThưaThế tôn! Có thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗkhông sinh, không già, không chết chăng?”

Phậtđáp Xích Mã:

“Khôngthể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sinh, khônggià, không chết được.”

Thiêntử Xích Mã bạch Phật:

“Lạthay! Thế tôn khéo nói nghĩa này! Như những gì Thế tôn đãnói: ‘Không thể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗkhông sinh, không già, không chết được.’ Vì sao thưa Thếtôn! Vì con tự nhớ kiếp trước tên là Xích Mã, làm Tiênnhơn ngoại đạo, [4]đắc thần thông, lìa các ái dục. [5]Lúc đó, con tự nghĩ: ‘Ta có thần túc nhanh chóng như vậy,giống như kiện sĩ, dùng mũi tên nhọn trong khoảnh khắc bắnxuyên qua cây đa-la, có thể lên một núi Tu-di và đến mộtnúi Tu-di, cất bước nhẹ nhàng từ biển Đông đến biểnTây.’ Lúc ấy con tự nghĩ: ‘Nay ta đạt được thần lựcnhanh chóng như vậy, hôm nay có thể tìm đến biên tế củathế giới được chăng?’ Nghĩ vậy rồi liền khởi hành,chỉ trừ khi ăn, nghỉ, đại tiểu tiện, và giảm bớt ngủnghỉ, đi mãi đến một trăm năm, cho tới khi mạng chung, rốtcuộc không thể vượt qua biên tế thế giới, đến nơi không sinh, không già, không chết.”

Phậtbảo Xích Mã:

“NayTa chỉ dùng cái thân một tầm để nói về thế giới, vềthế giới tập khởi, về thế giới diệt tận, về conđường đưa đến thế giới diệt tận.

“NàyThiên tử Xích Mã! Thế nào là Thế giới? Là chỉ năm thọấm. [6] Nhữnggì là năm? Là sắc thọ ấm, thọ thọ ấm, tưởng thọ ấm,hành thọ ấm, thức thọ ấm, đó gọi là thế giới.

“Thếnào là sắc tập khởi ? Là tham ái đối với hữu vị laicâu hữu với tham, hỷ, mê đắm nơi này hay nơi kia.[7] Đó gọi là sự tập khởi của thế giới.

“Thếnào là thế giới diệt tận ? Là tham ái đối với hữu vịlai câu hữu với tham, hỷ, mê đắm nơi này hay nơi kia,đều đoạn tận, xả ly không còn sót, vô dục, vắng lặng,dứt bặt, đó gọi là sự diệt tận thế giới.

“Thếnào là con đường đưa đến thế giới diệt tận ? Là támThánh đạo: Chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp,chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Đógọi là con đường đưa đến sự diệt tận thế giới.

“NàyXích Mã! Biết rõ thế giới, đoạn tận thế giới; biếtrõ thế giới tập khởi, đoạn tận thế giới tập khởi;biết rõ thế giới diệt tận, chứng nhập thế giới diệttận; biết rõ con đường đưa đến thế giới diệt tận,tu con đường đưa đến sự diệt tận thế giới. Này XíchMã! Nếu Tỳ-kheo nào đối với khổ thế giới, hoặc biếthoặc đoạn; sự tập khởi thế giới, hoặc biết hoặc đoạn;sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc chứng; con đườngđưa đến sự diệt tận thế giới, hoặc biết hoặc tu, thìnày Xích Mã! Đó gọi là đạt đến biên tế thế giới, quakhỏi ái thế giới.”

Bấygiờ Thế tôn nói kệ lập lại:

Chưatừng dạo đi xa,
Màđến biên thế giới;
Chưađến biên thế giới,
Trọnkhông hết biên khổ.
Vìvậy nên Mâu-ni,
Biếtbiên tế thế giới;
Khéorõ biên thế giới,
Cácphạm hạnh đã lập.
Đốibiên thế giới kia,
Ngườigiác tri bình đẳng;
Đógọi hạnh Hiền thánh,
Quabờ kia thế giới.

Saukhi Thiên tử xích Mã nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tuỳhỷ, đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.”

Quabản kinh này đã cho chúng ta một cái nhìn đặc trưng vềNiết-bàn, về thế giới của không sinh, không già, không chết,mà mỗi người trong chúng không ai là người không ước aomong muốn đạt đến nơi đó. Nhưng nơi đó là nơi nào? Phảichăng là nơi ở ngoài thế giới ba cõi này? Như Thiên tửXích Mã đã từng hỏi, và đã từng kinh nghiệm, đã từngkinh qua trong quá khứ khi hỏi về: ‘Có thể vượt qua biêntế thế giới, đến chỗ không sinh, không già, không chếtchăng?’ Khi mà những thắc mắc về cuộc sống nhân sinh vũtrụ, lúc nào cũng ám ảnh sợ hãi bởi cái khổ trước mắtmuốn tìm cách thoát ra nó; nhưng qua kinh nghiệm sống, qua kinhnghiệm đã từng trải, bế tắt vẫn hoàn bế tắt như Thiêntử Xích Mã đã từng bỏ ra một trăm năm chạy đôn chạyđáo cố vượt qua biên tế thế giới để tìm đến nơi khôngsinh, không già, không chết, lúc còn làm Tiên nhơn, cuối cùngvẫn không thoát khỏi biên tế thế giới này. Chúng ta ai lạikhông có những thắc mắc và những ước mong như Thiên tửXích Mã, nhưng những thắc mắc và mong ước kia Thiên tửXích Mã đã từng thực hiện nó bằng những hành động, nhưngnhững hành động này vẫn không thành tựu được chỉ vìphương pháp thực hành trên nền tảng cơ bản đã sai lầmnhư đức Phật đã dạy:

Khôngthể vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sinh, khônggià, không chết được.” Chỉ vìchính chúng ta đã quên ngay đến sự hiện hữu của chínhchúng ta trên thế giới này, mà vong thân hướng ngoại tìmcầu; nhưng theo đức Phật thì:

NayTa chỉ dùng cái thân một tầm để nói về thế giới, vềsự tập khởi thế giới, về sự diệt tận thế giới, vàcon đường đưa đến sự diệt tận thế giới.”Ngay trong cuộc sống hiện tại này, ngay trong thế giới này,chứ không ở đâu xa hết. Ở đây, đức Phật chỉ giớihạn cái thân này để nói về nhân quả thế gian và xuấtthế gian qua tứ Thánh đế, mà ở đó con người được đánhgiá như là một hiện tượng đủ để có thể hoàn thànhmột thế giới qua năm thọ ấm; chúng được coi như là mộtkết quả, được hình thành bỡi những tập khởi của sắcđược câu hữu với ái, tham, hỷ để phát sinh ra những hệlụy nhiễm trước trói buộc trong quá khứ. Trong hiện tại,đối với vị lai nếu những tập khởi của sắc được câuhữu với ái, tham, hỷ để phát sinh ra những hệ luỵ nhiễmtrước trói buộc và làm nhân tập khởi cho chúng trong vịlai, mà hình thành nhân quả thế gian, thì đó là cách hìnhthành nhân quả thế gian theo chiều lưu chuyển. Và ngượclại cũng trong cái thân này, đối vị lai, nếu sắc hiệntại không câu hữu với ái, tham, hỷ để phát sinh ra nhữnghệ lụy nhiễm trước trói buộc, thì đã thoát khỏi mọihệ luỵ nhiễm trước, đã dứt sạch hết mọi thứ vô minhphiền não, không còn ham muốn, dứt bặt mọi thứ, trở thànhvắng lặng tịch tịnh, không còn có ái, tham, hỷ hiện hữuở đây nữa, đó là sự diệt tận thế giới; và để đạtđược trạng thái vắng lặng tịch tịnh của kết quả này,thì phương pháp để sắc không câu hữu với ái, tham, hỷnữa là cần phải tu tập tám Thánh đạo, con đườngđưa đến sự diệt tận của thế giới, chúng là nhân hiệntại để đưa đến quả trong vị lai như đức Phật đã dạy.Đó chính là sự hình thành của nhân quả xuất thế gian theochiều hoàn diệt.

Khichúng ta đã biết rõ thế nào là thế giới, thế nào là thếgiới tập khởi của nhân quả thế gian và, biết rõ thếnào là thế giới diệt tận, thế nào là con đường đếnthế giới diệt tận của nhân quả xuất thế gian. Tiếp đến,trên nguyên tắc nhân quả nhằm loại bỏ đi những di hạicủa sắc khi câu hữu với ái, tham, hỷ để rồi phát sinhra những hệ lụy nhiễm trước trói buộc sau đó. Trướchết phải đoạn tận thế giới và sự tập khởi của chúng,sau đó muốn chứng đạt đến trạng thái vô dục vắng lặngdứt bặt, dứt sạch không còn gì hết, thì phải tu tập theocon đường để đưa đến thế giới diệt tận. Nhưng đếnđây cũng chỉ là những định nghĩa một cách lý thuyết vềthế giới qua năm thọ ấm để nói lên cái nhân quả bấttoàn có thể thay đổi được bỡi những nổ lực theo lưuchuyển hay hoàn diệt của nhị đế mà thôi. Đức Phật dạytiếp:

NàyXích Mã! Biết rõ thế giới, đoạn tận thế giới; biếtrõ thế giới tập khởi, đoạn tận thế giới tập khởi;biết rõ thế giới diệt tận, chứng nhập thế giới diệttận; biết rõ con đường đưa đến thế giới diệt tận,tu con đường đưa đến sự diệt tận thế giới.”

Biếtrõ thế giới ở đây chính là biết như thật về năm thọuẩn, biết rõ về năm thọ uẩn tập khởi, để đoạn tậnchúng. Năm thọ uẩn hiện hữu của mỗi chúng ta trong hiệntại, nó là một kết quả tất yếu vừa mang hình thức biểuhiện của nhân quá khứ, vừa làm nhân tố tích cựccho một cái quả nào đó trong tương lai. Như vậy khi chúngta nói về hiện hữu của chúng là nói đến sự liên hệnhân quả ba đời của quá khứ - hiện tại - tương lai (chúngthuộc dạng phân đoạn sinh tử). Trong sự hiện hữu sinh-tửnày, chúng nói lên được liên hệ nhân quả từ sinh đếntử, giai đoạn này chúng ta vừa là người thọ quả củaquá khứ, vừa là kẻ tạo nhân cho vị lai. Và cũng vì lẽđó cho nên khi chúng ta biết rõ cái quả hiện tại của nhânquá khứ chúng là năm thọ uẩn, thì cũng trong hiện tại chúngta tạo nhân cho vị lai bằng cách đoạn tận năm thọ uẩnvọng này để không có cái nhân vọng cho vị lai nữa, nghĩalà không sinh ra quả vọng cho vị lai; khi quả vọng vị laikhông sinh, thì nhân vị lai cũng không sinh, và cứ như vậyvòng xích nhân quả vọng sẽ bị diệt. Đến đây năm thọuẩn không sinh ra nữa, khi năm thọ uẩn đã không sinh, thìcó gì để diệt, nên không diệt.

VậyNiết-bàn chúng sẽ hiện hữu ngay trong cõi này, ngay trong xácthân này, nếu ai giải thóat được mọi trói buộc đau khổcủa tập khởi, của đoạn diệt, bằng cách không khởi tâmđiên đảo, phân biệt chấp trước đối với cuộc sống,thì người đó sẽ đạt được Niết bàn ngay trong cuộc sốngnày. Từ những ngộ nhận sai lầm như vậy, cho nên nhữnggì đức Phật đã phương tiện dạy cho chúng ta con đường đi đến giải thoát, thì họ đã biến chúng thành conđường nô lệ trói buộc.

Niết-bàncùng thế gian
Khôngcó tí phân biệt
Thếgian cùng Niết-bàn
Cũngkhông tí phân biệt.

VềNăm uẩn nhân duyên, tướng của chúng đứng về mặt dụngmà nói, thì chúng là tướng sanh diệt biến đổi liên tụcqua lại, và gọi chúng là thế gian. Nhưng đứng về mặt tánhmà nói, thì cứu cánh của chúng là Không, Tịch diệt, khôngchấp thủ, đó là Không tướng (nghĩa này đã nói ở trên).Ở đây, vì tất cả các pháp chẳng sanh chẳng diệt cho nênthế gian cùng Niết-bàn không có sự phân biệt và ngượclại Niết-bàn cùng thế gian cũng không có sự phân biệt nào.Lại nữa,

Thậttế của Niết-bàn,
Cùngthật tế thế gian;
Cảhai thật tế đó,
Khôngmảy may sai biệt.

Cảhai thật tế Niết-bàn và thế gian, không có bất cứ mảymay sai biệt nào cả. Vì sao ? Vì khi chúng ta tìm kiếm thậttế cứu cánh của chúng, thì cứu cánh của chúng là bìnhđẳng. Do đó, mọi tìm kiếm đều không thể đạt được,chỉ vì chúng không có bất cứ mảy may sai biệt nào.

Thậtra trong giáo pháp của Ngài, đức Phật đã phương tiện dùnghai hình thức Nhân quả và Duyên khởi, để một mặcđối trị về nhân quả tội phước, và mặc khác giải phóngnhững phương tiện đó qua duyên khởi để hoàn thành Trungđạo giả danh trở về Không tánh. Đó là con đường giảithoát thật sự như chính trong kinh Xà dụ, hệ Bali đã dạy:” Chánh pháp còn buông bỏ huốngchi là phi pháp”. Nhưng đối vớihọ, điều này không quan trọng nên đã bị họ bỏ qua. Trongkhi đó, họ không biết rằng chính họ đã phản bội lạiđức Phật qua lập trường chấp thủ tà kiến thuộc nhânquả nhị nguyên. Họ quên đi pháp Trung đạo duyên khởi, màtrong suốt cuộc đời, đức Phật đã nổ lực xiển dươngchúng. Đức Phật chưa bao giờ chủ trương lấy Hữu-Vô làmlập trường chính để đưa chúng sanh đến giải thoát cả,mà ngài chủ trương: “Mọi vậtđều không” ( Sarvam sùnyam) nhằmphủ định có và không của các pháp và xiển dương tự tánhKhông, cũng là mở bày cho một hướng đi vượt thoát, đólà Trung đạo qua tướng giả danh. Chính vì Không này mà cácnhà Tiểu thừa sau này, đã quan niệm sai lầm về nó, đểđẻ ra một cái tự tánh thực hữu nào đó của các pháp,mà phản lại chính quan điểm của đức Phật. Cũng chínhvì muốn khôi phục lại con đường đi của đức Phật, ngàiLong Thọ Bồ tát mới viết ra bộ luận Trung quán, nhằm xiểndương con đường Trung đạo mà đức Phật đã từng đi, đãtừng sống với nó. Ngài Long Thọ bảo cái Không ở đâykhông phải là cái không của không đối lập với cái có,mà là cái KHÔNG của :

Cácnhân duyên sanh pháp
Tanói tức là Không
Đócũng là giả danh
Cũnglà nghĩa Trung đạo.

Ởđây, mọi vật đều Không, được quan niệm như là một cứucánh để phá hủy tất cả mọi quan điểm sai lầm về cácpháp. Qua đó Bát Bất được ngài sử dụng như là một phủđịnh tuyệt đối cho phương pháp luận của ngài, nhằm triệttiêu mọi chấp thủ có-không (nhị nguyên), vừa xây dựnglý duyên khởi hiện tướng qua Trung đạo giả danh để hiểnThể duyên khởi Tánh Không của chúng như trong bài kệ trênđã nói.

Nguyênbản hán kinh 1307 Tạp A-hàm Quyển 49 Đại Chánh tân tu tậpII

ThíchĐức Thắng

ChúThích:

(1)Tăng chi 1 trang 406-408, bản dịch của H.T. Thích Minh Châu.
(2)Tap A-hàm 49, kinh số 1307, Đại 2, tr. 259. Tham chiếu, Biệt dịch Tạp A-hàm, Đại 2, No 100(306); Tăng nhất A-hàm8, Đại 2, No 125(43.1), tr.756. Pali, Aṅguttara, A. iv. 45. Rohita.
(3)Pali: Rohitasso devaputto.
(4)Pali: Rohitasso nāma isi ahosi bhojaputta, có vị ẩn sỹ tên làRohitassa, con trai của Bhoja.
(5)Pali: vehāsa'gamo, đi trong hư không.
(6)Cũng nói là năm thủ uẩn. Pali: pañca-upādānakkhandha.
(7)Cf. M.i. tr. 48: ta'hā ponobhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, khát vọng tồn tại trong đời vị lai, cùng có mặt với hỷvà tham; ươc vọng tái sinhh chỗ này hay chỗ kia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com