- Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
- Chương bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương cuối: Lời Cuối Sách
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) - Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008
Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
V. Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
V.10 Tọa Thiền Hội
V.10.1 Căn Bản Của Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng
Là Đàn Tín Đồ hay Tăng lữ theo Tông Tào Động, ai ai cũng phải hành thiền. Dù cho có những sinh hoạt về tín ngưỡng như Truy Thiện Cúng Dường, Thọ Giới Hội, Ngự Vịnh Ca, Tả Kinh, Tuần Lễ, Hoạt Động Phụng Sự từ thiện v.v... trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng trọng tâm sinh hoạt tín ngưỡng vẫn là Tọa Thiền.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng, dù niềm tin Tôn Giáo thuộc gia đình hay niềm tin Tôn Giáo của cá nhân, Tọa Thiền vẫn có thể hiểu là vấn đề ý thức cá nhân. Chư Tăng ngồi Thiền hằng ngày tại Tăng Đường hoặc phát nguyện tham dự những Hội Nhiếp Tâm có tính cách định kỳ, mà trên nguyên tắc Nhiếp Tâm Hội kéo dài từ 5 đến 7 ngày, kể luôn cả thời gian ngủ nghỉ, với mục đích chính là Tọa Thiền, không được đi ra ngoài và bỏ qua tất cả việc linh tinh khác.
Đàn Tín Đồ cũng Tọa Thiền. Có những Đàn Tín Đồ nghiên cứu bỏ thời gian suốt năm đọc sách Phật say sưa hơn là Tăng Sĩ và cũng có nhiều người hành thiền miên mật. Có Hành Thiền mới thấm mùi vị tinh tủy Thiền của Phật Giáo, mới sống và thưởng thức trọn vẹn ý nghĩa, mà đó là những trạng thái an lạc có thể cảm nhận được.
V.10.2 Hướng Dẫn Về Những Hội Tọa Thiền
Đàn Tín Đồ muốn tham dự tu Thiền, tham gia vào những Hội Tọa Thiền và Hội Nhiếp Tâm mở ra khắp nơi trên toàn quốc. Đến đó, Đàn Tín Đồ có thể ngồi thiền thử. Ai muốn tham dự Tọa Thiền Hội và có thắc mắc mong được giải đáp, xin liên lạc với những nơi ghi sau đây để hỏi:
• Tào Động Tông Tông Vụ Sảnh – Giáo Hóa Bộ;
Hộp thư 150 – 0014 Tokyoto Minatokushi 2-5-2, Tel. 03-3454 5415
• Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự - Tham Thiền Hệ
Hộp thư 910 – 1200 Fukuiken Yoshidagun Ehejicho
Tel. 0776-33102 hoặc 633103
• Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự -Tham Thiền Hệ
Hộp thư 230 – 0063 Kanagawaken Yokohamashi Hakkenku Hakken 2-1-1, Tel. 045-581 6021
• Tào Động Tông Giáo Hóa Nghiên Tu Sở
Hộp thư 154 – 0012 Tokyoto Setagasaku Komazawa 1-23-1 Komazawa Đại Học, Tel 03-3418-9558
• Đại Học Komazawa Hội Tham Thiền ngày Chủ Nhật.
Hộp thơ 154 – 0012 Tokyoto Setagayaku Komazawa 1-23-1 Komazawa Đại Học, Tel. 03-3118-9008 hoặc 9558 (nếu là ngày thường)
• Ngoài ra, có thể liên lạc với những Chùa Viện thuộc Tông Tào Động gần nhất để biết thêm những vấn đề như: tư cách hội viên, khai mạc vào ngày nào (Chủ Nhật nào, lúc nào), hội phí, sư gia, giảng sư, sách giảng, y phục, cần mang theo những gì v.v... và những điều cần yếu khác, tất cả sẽ được giải thích rõ ràng.
Tào Động Tông Tông Vụ Sảnh hay Đại Học Komazawa (phần Giáo Hóa Nghiên Tu Sở cũng như Hội Tham Thiền ngày Chủ Nhật) tổ chức Hội Tham Thiền, có phòng ốc Tọa Thiền. Còn ở Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự hay Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự, ngoài Hội Tham Thiền ngày Chủ Nhật, còn có những Hội Tham Thiền định kỳ vào mùa Hạ, mùa Đông, có Nhiếp Tâm Hội quan trọng dành cho Tăng Sĩ, và Nhãn Tạng Hội, Truyền Quang Hội mà mọi người đều có thể tham gia được.
Trên toàn nước Nhật có khoảng 30 ngôi chùa có Tăng Đường và 250 chùa có đạo tràng tu thiền, mà những nơi nầy hầu hết là cơ quan do Tông Tào Động thiết lập hoặc được thừa nhận. Đừng nên đến những nơi mà không được Tông Vụ Sảnh thừa nhận, vì đã phế bỏ hoặc không còn sinh hoạt nữa, nên liên lạc với những chùa thuộc Tông Tào Động gần nhất để nhận tin tức.
V.10.3 Công Việc Của Tọa Thiền Hội
Việc tác pháp Tọa Thiền dĩ nhiên không bắt buộc nhưng dù các Hội có đường lối, tư cách riêng tùy theo hoàn cảnh đặc biệt không theo truyền thống đi nữa, vẫn không ra ngoài nguyên tắc căn bản, tham khảo từ bản “Tào Động Tông Hành Trì Quy Phạm” thay đổi vào thời Chiêu Hòa, đại để như sau:
Chuẩn bị:
Chuẩn bị nộp tiền, thông báo, thời khóa biểu, sách giảng, giảng đàn, bảng đen, ghế ngồi, đồ ngủ, tọa cụ, ghế ngồi của người tham gia, chuẩn bị trà nóng, lau dọn Hội Trường cho sạch sẽ.
Trước tiên, ban tổ chức thông báo những người tham dự biết những việc cần lưu ý, chỗ ngồi, nơi chốn và hướng dẫn thực tập phương pháp ngồi Thiền, tập ngồi kiết già được thì tốt, nếu chưa được, ngồi bán già cũng không sao, hay ngồi tỉnh tọa theo cách của Nhật Bản cũng tốt , chỉ dẫn về thân thể và các vấn đề liên quan đến sinh lý,
Mở đầu:
Người có trách nhiệm nói lời khai mạc. Tất cả đồng đứng chấp hai tay và cúi đầu lễ, sau đó đến chỗ ngồi.
Phật Tổ Phúng Kinh (Bổn Tôn Thượng Cúng):
Vị Đạo Sư tiến đến trước Phật hiến hương, hiến trà (mật, bánh cúng dường) xướng lên Tam Quy, lễ 3 bái. Tất cả cùng ngồi xuống, bái 3 bái và cùng tụng Bát Nhã Tâm Kinh rồi xướng kệ Hồi Hướng.
Tọa Thiền:
o Tất cả đều im lặng trong khi hành Thiền. Thứ nhất, việc dụng tâm khi bước đi bàn tay (xoa thủ) ngón trỏ của bàn tay trái cho vào trong bàn tay nắm lại đặt ngang lên ngực và tay phải đơn giản bắt chồng lên tay trái rồi bước tới. Không được buông hai tay xuống để đi.
o Khi vào Đạo Tràng bàn tay vẫn như thế, đứng dừng lại, lễ một lễ nhẹ. Nếu đi vào cửa trái, nên bước chân trái trước, đến chỗ của mình (nơi đã định sẵn, có tọa cụ của mình), bước tới đứng lại nhẹ nhàng.
o Đứng như vậy chấp tay, lễ một lễ (gọi là vấn tấn) quay qua bên phải ngồi xuống bồ đoàn, chấp hai tay lại lễ một lễ.
o Sau khi ngồi lên bồ đoàn, ngồi kiết già hay bán già cũng được. Xương vai hạ xuống. Ngồi ngay giữa bộ đoàn, đúng hơn là phía nữa bên sau bộ đoàn đừng đặt mông lên đó. Hai đầu gối phải tựa vào đất và ngồi yên (khi ngồi tĩnh tọa như thế không cần dùng đến bồ đoàn cũng được).
Nếu ngồi theo lối kết già phu tọa, hãy theo cách đã giới thiệu đơn giản ở phần 1 của chương 3. Còn ngồi bán già, chân trái để lên trên đùi phải, tuy nhiên, cũng tùy chân dài ngắn của mỗi người mà ngồi miễn là công phu sao cho tâm an định là được.
o Y phục phải chỉnh tề. Ngồi yên mặt quay qua bên phải, chuyển động thân thể và hướng vào tường, gọi là Diện Bích.
o Tiếp đó hai tay kết thành “Pháp Giới Định Ấn“ tay trái để lên trên tay phải, hai ngón tay trỏ đâu lại với nhau thật ngay ngắn, tiếp giáp nhau, không được gắng sức, song cũng chẳng buông lõng, rồi đặt lên trên hai chân.
o Hai mắt không được nhắm chặt, cũng không được mở hẳn, khoảng 45 độ nhìn về phía trước độ 1 mét, theo hướng xương quai hàm.
o Miệng mím lại. Miệng và môi tiếp giáp nhau, giữ yên bên trên.
o Toàn thân đừng gắng sức, buông lực xuống. Đừng nghiêng trái cũng đừng nghiêng phải. Dáng ngồi trước sau ngay ngắn, nghiêm trang, gọi là “Chánh Thân Đoan Tọa”.
o Nửa thân bên trên từ mạnh đến yếu dần vừa dao động, lấy dáng ngồi làm trọng tâm, quyết tâm chú ý vào điểm chính.
o Điều hòa hơi thở, hít sâu vào và thở ra một lần, hoặc giả hai lần, gọi là “Khiếm Khí Nhứt Tức”, sau đó hô hấp bình thường, nhất định không theo phương pháp hô hấp đặc thù cho con người.
o Vị Thầy Kiểm Đơn đi tuần trong Đạo Tràng kiểm soát cách ngồi. Thầy đến trước mình, mình chấp tay, Thầy đi qua rồi thì thả tay xuống. Nghe 3 tiếng chuông chỉ tịnh, chấp tay rồi xả tay, chuyển thân về hướng vào tường, tất cả là nguyên tắc vậy.
o Thời gian ngồi thiền cháy tàn một cây nhang là một chú, khoảng 45 đến 50 phút.
o Nếu chân bị đau cũng có thể xả từ thế kết già phu tọa thành bán già phu tọa cũng tốt.
o Điều quan trọng là thân phải thật ngay (điều thân), hơi thở điều hòa (điều tức) và điều khiển tâm (điều tâm). Điều thân được là điều tức được. Điều tức được là điều tâm được. Thế nhưng, với người sơ tâm, chân bị đau, khó điều thân được. Vấn đề khó khăn nhất là điều tâm. Lấy việc ngồi thiền làm trọng tâm, cụ thể phải làm sao cho tốt. Quan trọng vẫn là đừng cho những tạp niệm khởi lên và đừng nhầm lẫn, vì vậy đừng bỏ chạy hay truy tìm ngoại giới, mà giữ nguyên như vậy. Đừng cố ý dừng lại những gì đang khởi lên, hãy buông bỏ tạp niệm ấy. Được như vậy, dần dần có thể điều thân và điều tức được, trong khi đó không nên nghĩ đến những sinh hoạt hằng ngày, hãy lưu ý cách dụng tâm lúc ban đầu. Toàn thân, toàn linh lúc ấy sẽ cảm nhận được. Nếu vẫn tiếp tục ngồi thiền, trong những khoảnh khắc chẳng biết gì hết đó là Thiền Định Lực (đây chính là sức mạnh vĩ đại có được khi Tọa Thiền) trong tự thân của mình.
Cảnh sách.
Trong khi ngồi thiền, có người Trực Đường mang một bản gỗ đi đến sau lưng của mỗi người, sửa cách ngồi và cảnh tỉnh người đang buồn ngủ. Nếu cảm thấy buồn ngủ quá khó ngồi thiền được, hãy tiến đến phía trước để thọ cảnh sách.
Khi muốn thọ cảnh sách (đánh lên bả vai) phải chấp tay khi Trực Đường đến gần. Người Trực Đường đánh nhẹ lên phía sau vai mặt để cảnh tỉnh. Lúc ấy đầu nghiêng về phía trái, chồm người về phía trước và chấp tay lại. Người Trực Đường lễ một lễ và đánh lên vai mặt. Được cảnh sách rồi, chấp tay lễ một lễ, ngồi ngay ngắn lại Tọa Thiền tiếp tục, người Trực Đường cũng lễ một lễ khi cảnh sách xong. Đúng hơn Trực Đường không được dùng tâm phân biệt khi cảnh sách.
Kinh hành.
Nếu ngồi thiền thời gian hơn 2 cây nhang thì khoảng 1 cây là đứng lên để đi kinh hành. Kinh hành có nghĩa là từ chỗ Tọa Thiền đứng lên và bắt đầu đi bộ.
Khi đi kinh hành thỉnh 2 tiếng chuông gọi là “Kinh Hành Chung”. Nghe chuông, hãy dao động nhẹ nửa bên trên thân, trước sau trái phải, xả chân ra rồi chuyển thân qua phía phải, đứng lên, bước đi cứ mỗi một hơi thở là nửa bước. Khi một hơi thở hết, tiếp theo nửa bước khác. Bắt đầu từ chân phải trước. Hình dáng, hô hấp, mắt, miệng v.v... giống như trong lúc Tọa Thiền. Bắt buộc phải vòng tay và hãy chú ý theo người đi trước để bước theo. Trải qua 5 hay 10 phút, nghe một tiếng chuông, gọi là Trừu Giải Chung, dừng lại, lễ nhẹ một lễ, bước đi thật nhẹ trở về chỗ cũ, ngồi lên bồ đoàn tiếp tục việc hành Thiền.
o Ngồi thiền xong, đầu tiên nghe tiếng chuông “Trừu Giải Chung”, hai tay đặt lên trên hai gối (bắp vế), nửa thân bên trên dao động từ nhẹ đến mạnh dần, từ trái qua phải, rồi chuyển thân qua phải, bỏ chân xuống, sửa bồ đoàn ngay lại, đặt ngay lại ở giữa, chấp tay lại xá bồ đoàn một xá, rồi quay mình sang phía phải, lễ một lễ và cũng giống như lúc ban đầu, hai tay để lên ngực, ra khỏi Thiền Đường.
Xả Thiền xong, tiếp tục ở nơi đó nghe Thầy hay Giảng Sư giảng nghĩa đề mục. Hầu như buổi giảng thường ở một phòng khác. Trước tiên đồng tụng kệ Khai Kinh trước khi bắt đầu và đồng xướng kệ hồi hướng khi chấm dứt.
Nếu đề xướng, giảng nghĩa có tính cách công khai, thì nhập thất, độc tham do sự hướng dẫn cho từng cá nhân. Hơn nữa, nhập thất hay độc tham thường là sau khi xong ngồi thiền, xin vào phòng của Sư Gia hỏi riêng, Sư Gia chỉ thị cho việc thọ lãnh. Tùy Sư Gia cũng có trường hợp không thực hiện việc nhập thất hay độc tham.
Những vấn đề vệ sinh rửa mặt, nhà xí, làm việc, ăn uống, vào nhà tắm, ngủ nghỉ, cùng diễn ra ở Tọa Thiền Hội, chứ không phải chỉ việc ngồi thiền, cho nên ngay cả việc rửa mặt, đi cầu, làm việc, ăn uống, tắm rửa, ngủ nghỉ v.v... cũng áp dụng những động tác hành thiền. Những công việc nầy được chia ra để làm, cho nên nhất nhất phải tuân thủ chỉ dạy, tuyệt đối im lặng, tập trung tinh thần, sống động, không làm phiền người khác khi làm việc. Một hạt bụi cũng phải lưu tâm, lúc nào cũng chú tâm, cái gì thái quá đều bị cấm.
Bế mạc:
Nghi thức bế mạc đại để cũng giống như khi khai mạc, cùng tụng Kinh trước Điện Phật, vị Đạo Tràng Chủ, Sư Gia, Giảng Sư v.v.... nói lời chúc mừng và cũng có phát biểu cảm tưởng và giải tán.
Thỉnh thoảng thời khóa biểu còn có Thiền Trà (công việc uống trà), Tọa Đàm Hội (tự giới thiệu về mình và cảm tưởng của mỗi nguời, hỏi đáp v.v...), cũng có chụp hình lưu niệm chung càng tốt.
Những điều trên đây dĩ nhiên là những điểm chính, nhưng không nhứt thiết như một bài học mà phải làm đúng theo. Gần đây, một số nơi tổ chức nghiên tu hội, tọa thiền hội cho đối tượng là những em bé ở vườn trẻ, các em học sinh tiểu học nữa, nhưng việc nầy không đề cập đến ở đây.