- Kinh A Soa Mạt Bồ Tát
- Đức Phật vì Vua Rồng Biển Nói Pháp Âm
- Đức Phật nói Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Thần Chú
- Hoàng Đạo Quảng Hiển Tam Muội
- Hương giới đức
- Bồ Tát Di Lặc hỏi Phật về Bổn nguyện
- Kinh Bồ Tát quở trách sắc dục
- Kinh Chánh Đại Tập
- Kinh Công Đức Tin Phật
- Kinh Di Lặc Hạ Sanh
- Giáo trình về khóa tu học Thiền và Tịnh Độ
- Kinh Đại Báo Phụ Mẫu
- Kinh Đại Thông Phương Quảng
- Kinh A Di Đà
- Kinh Đại Thừa Bảo Nguyệt Đồng Tử Vấn Pháp
- Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận
- Kinh Đế Thích Sở Vấn
- Kinh Giải Hạ
- Kinh Hiền Kiếp Thiên Phật Danh (bản dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn)
- Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền)
- Kinh Hồng Danh Sám Hối
- Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm
- Kinh Ngũ môn thiền pháp yếu dụng
- Kinh Nhân Quả Ba Đời
- Kinh Những Điều Phật Dạy
- Kinh Pháp Bảo Đàn
- Kinh Pháp Hoa
- Quyển hạ
- Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt
- Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ
- Kinh Phật Nói Về Tu Lại
- Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật
- Kinh Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thập Pháp
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hoá Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp
- Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh
- Kinh Phật Thuyết Trưởng Giả Nữ Yêm Đề
- Kinh Phật Tỳ Bà Thi
- Kinh Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất
- Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Quán Vô Lượng Thọ
- Kinh Sự tích Thiện Hữu Ác Hữu
- Kinh Tân Tuế
- Kinh Thập Thiện
- Kinh Thất Phật
- Kinh Thất Phật Phụ Mẫu tánh Tự
- Kinh Thi Ca La Việt Lạy Sáu Phương
- Kinh Thiện Sanh
- Kinh Thiện Sanh Tử
- Kinh Thọ Tân Tuế
- Kinh Thọ Trì Danh Hiệu Bảy Đức Phật Sinh Ra Công Đức
- Kinh Thủy Dụ
- Kinh Tịch Chí Quả
- Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà
- Kinh Vô Tự Bảo Khiếp
- Phật Nói Kinh A Na Luật, Bát Niệm
- Phật Nói Kinh A Nậu Phát
- Phật Nói Kinh Anh Võ
- Phật Nói Kinh Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn
- Phật Nói Kinh Bát Quan Trai
- Phật Nói Kinh Bệ Ma Túc
- Phật Nói Kinh Bổn Tương Ỷ Trí
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 1
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 2
- Phật Nói Kinh Con Của Bà La Môn Mạng Chung Thương Nhớ Không Nguôi
- Phật Nói Kinh Con Người Do Dục Sanh
- Phật Nói Kinh Cổ Lai Thế Thời
- Phật Nói Kinh Công Ðức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly
- Phật Nói Kinh Cù Ðàm Di Ký Quả
- Phật Nói Kinh Dụ Con Kiến
- Phật Nói Kinh Dụ Mũi Tên
- Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển
- Phật Nói Kinh Duyên Bổn Trí
- Phật Nói Kinh Ðảnh Sanh Vương Cố Sự
- Phật Nói Kinh Ðại Sanh Nghĩa
- Phật Nói Kinh “Ðâu Ðiều”
- Phật Nói Kinh Hộ Quốc
- Phật Nói Kinh Khổ Ấm Nhân Sự
- Phật Nói Kinh Mười Cư Sĩ Người Bát Thành
- Phật Nói Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La
- Phật Nói Kinh Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân
- Phật Nói Kinh Lại Tra Hòa La
- Phật Nói Kinh Lạc Tưởng
- Phật Nói Kinh Lậu Phân Bố
- Phật Nói Kinh Luân Vương Thất Bảo
- Phật Nói Kinh Ly Thùy
- Phật Nói Kinh Ma Nhiễu Loạn
- Phật Nói Kinh Nê Lê
- Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca
- Phật Nói Kinh Nhân Duyên Chấm Dứt Ðấu Tranh
- Phật Nói Kinh Nước Sông Hằng
- Phật Nói Kinh Phạm Chí Kế Thủy Tịnh
- Phật Nói Kinh Phạm Ma Dụ
- Phật Nói Kinh Phạm Võng 62 Tà Kiến
- Phật Nói Kinh Pháp Ðúng, Pháp Sai
- Phật Nói Kinh Phân Biệt Bố Thí
- Phật Nói Kinh Pháp Hải
- Phật Nói Kinh Phổ Pháp Nghĩa
- Phật Nói Kinh Phục Dâm
- Phật Nói Kinh Quả Báo Trưởng Giả Bố Thí
- Phật Nói Kinh Quảng Nghĩa Pháp Môn (kinh này rút ra một phẩm từ Trung A Hàm)
- Phật Nói Kinh Số
- Phật Nói Kinh Tà Kiến
- Phật Thuyết Ðại Tam Ma Nhạ Kinh (Phật Nói Kinh Ðại Tam Ma Nhã)
Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng
Kinh Thi Ca La Việt Lạy Sáu Phương
Nguồn: Thích Chánh Lạc dịch
Phật ở trong núi Kê thuộc thành Vương xá.
Bấy giờ, có con của ông trưởng giả tên là Thi Ca La Việt, sáng sớm dậy, chải đầu tắm rửa, mặc áo đẹp, hướng về phương Đông lạy bốn lạy, phương Nam lạy bốn lạy, phương Tây lạy bốn lạy, phương Bắc lạy bốn lạy, ngẩng lên trời lạy bốn lạy, cúi xuống đất lạy bốn lạy. Phật đi vào thành khất thực, từ xa trông thấy như vậy, Ngài liền đi đến nhà con ông trưởng giả để hỏi lý do:
–Tại sao lạy sáu phương? Việc này tương ứng với pháp gì?
Thi Ca La Việt thưa:
–Khi cha con còn sống dạy con lạy sáu phương. Con chẳng biết tương ứng với pháp gì. Nay cha con đã mất, con không dám trái lệnh.
Phật dạy:
–Cha ngươi dạy ngươi lạy sáu phương không phải dùng thân lễ bái.
Thi Ca La Việt liền quỳ xuống bạch Phật:
–Cúi mong Phật giải thích ý nghĩa của sự lạy sáu phương này cho con.
Phật dạy:
–Hãy lắng nghe và ghi nhớ. Trưởng giả là người thông minh trí tuệ hay trì bốn giới không có vi phạm. Cho nên đời này được mọi người kính nể, đời sau được sanh lên trời:
¯ Một là không giết hại các quần sanh;
¯ Hai là không trộm cắp;
¯ Ba là không lấy vợ người;
¯ Bốn là không nói dối, nói hai lưỡi, tâm dục, tham dâm, sân hận, ngu si, phải tự kiềm chế đừng có nghe theo.
Nếu không tự kiềm chế bốn sự việc này thì tiếng xấu ngày một tăng, như mặt trăng đã lặn, ánh sáng thành tối tăm. Còn ai tự kiềm chế được việc ác này thì như mặt trăng lúc mới mọc, ánh sáng càng lúc càng tỏ, cho đến ngày rằm là lúc mặt trăng tròn đầy nhất.
Phật dạy:
–Lại có sáu việc làm cho tiền tài mỗi ngày một hao giảm:
¯ Một là thích uống rượu;
¯ Hai là thích cờ bạc;
¯ Ba là thích ngủ sớm dậy trễ;
¯ Bốn là thích mời khách và cũng muốn được người ta mời lại;
¯ Năm là muốn kết thân cùng với ác tri thức;
¯ Sáu là kiêu mạn khinh người.
Phạm bốn việc ác ở trên và lại làm sáu việc này sẽ phương hại đến hạnh lành, cũng như không ích lợi trong vấn đề sinh kế, khiến cho tiền bạc ngày một hao giảm, thì việc lễ bái sáu phương có ích lợi gì.
Phật dạy:
–Ác tri thức có bốn hạng:
¯ Một là bên trong có tâm oán thù, bên ngoài giả làm tri thức;
¯ Hai là đối với người trước mặt thì nói tốt sau lưng thì nói xấu;
¯ Ba là khi bạn có việc cần cấp, trước mặt bạn thì tỏ ra sầu khổ, sau lưng thì ấp ủ vui mừng;
¯ Bốn là bên ngoài như thân lắm, nhưng bên trong lại mưu oán.
–Thiện tri thức cũng có bốn hạng:
¯ Một là bên ngoài như oan gia, bên trong lại có lòng nhân hậu;
¯ Hai là trước mặt người thì thẳng thắn can ngăn, bên ngoài thì đề cao việc tốt của người;
¯ Ba là gặp khi bệnh hoạn, kẻ quan quyền làm cho bạn lo âu sợ sệt thì tìm cách giúp đỡ hóa giải;
¯ Bốn là thấy bạn nghèo túng cũng không bỏ rơi, thường nghĩ cách tìm phương tiện muốn cho được giàu có.
–Ác tri thức cũng có bốn hạng:
¯ Một là khó can gián, khó dạy dỗ làm điều thiện, cùng kẻ ác làm thân;
¯ Hai là dù có dạy bảo cũng không thích nghe vì làm bạn với kẻ uống rượu cho nên thích hợp với người nghiện rượu;
¯ Ba là dù có dạy bảo thì bảo thủ, lại còn gây nhiều chuyện;
¯ Bốn là dạy bảo làm bạn với kẻ hiền nhưng lại quen thân với bạn bè cờ bạc.
–Thiện tri thức cũng có bốn hạng:
¯ Một là thấy người bần cùng đói rách thì giúp cho sinh sống;
¯ Hai là không tranh hơn thua với người;
¯ Ba là thường hay thăm viếng;
¯ Bốn là đi đứng luôn luôn tưởng nhớ.
–Thiện tri thức lại có bốn hạng:
¯ Một là bị quan lại bắt bớ thì đem về che giấu, chờ sau sẽ giải quyết;
¯ Hai là có tật bệnh, ốm đau thì đem về nuôi dưỡng, chăm sóc;
¯ Ba là nhận biết bạn có sự chết chóc thì lo việc chôn cất;
¯ Bốn là nếu biết bạn đã chết, lại nghĩ tưởng đến gia đình bạn.
–Thiện tri thức lại có bốn hạng:
¯ Một là bạn muốn tranh giành đấu đá thì ngăn cản;
¯ Hai là bạn muốn theo kẻ ác tri thức thì khuyên can đừng theo;
¯ Ba là bạn không muốn làm ăn thì khuyên bảo lo làm ăn;
¯ Bốn là bạn không thích theo đạo pháp thì dạy bảo làm cho có niềm tin, vui vẻ.
–Ác tri thức lại có bốn hạng:
¯ Một là bị xâm phạm ít mà sân hận nhiều;
¯ Hai là khi có việc gấp rút nhờ cậy thì không chịu làm;
¯ Ba là thấy người khi có việc nguy cấp thì bỏ trốn;
¯ Bốn là thấy người chết chóc thì bỏ đi không quan tâm.
Phật dạy:
–Hãy chọn người tốt để theo, kẻ ác để tránh. Ta nhờ làm bạn với thiện tri thức mà tự mình được thành Phật.
Phật dạy:
–Lạy ở phương Đông, đó là:
Con thờ cha mẹ có năm việc:
¯ Một là phải nhớ lo làm ăn;
¯ Hai là phải dậy sớm để sai bảo người giúp việc đúng giờ cơm nước;
¯ Ba là đừng để cha mẹ lo âu;
¯ Bốn là phải nghĩ đến công ơn của cha mẹ;
¯ Năm là cha mẹ bệnh tật thì phải lo lắng tìm thầy thuốc trị liệu.
Cha mẹ đối với con cũng có năm việc:
¯ Một là phải nhớ khiến cho con bỏ ác theo thiện;
¯ Hai là dạy cho con chăm lo học hành;
¯ Ba là dạy cho con trì kinh giữ giới;
¯ Bốn là phải biết lo dựng vợ gả chồng cho con;
¯ Năm là trong nhà có của cải gì phải để cho con.
–Lạy ở phương Nam, đó là:
Đệ tử thờ thầy, có năm việc:
¯ Một là phải cung kính tán thán;
¯ Hai là phải nhớ ơn thầy;
¯ Ba là phải nghe theo lời thầy dạy;
¯ Bốn là nhớ nghĩ không nhàm chán;
¯ Năm là nên hết lòng theo và khen ngợi thầy.
Thầy dạy đệ tử cũng có năm việc:
¯ Một là phải làm cho mau hiểu biết;
¯ Hai là hãy làm cho đệ tử mình hơn đệ tử người khác;
¯ Ba là muốn làm cho điều đã biết nhớ mãi không quên;
¯ Bốn là các hoài nghi đều giảng giải;
¯ Năm là muốn khiến đệ tử trí tuệ hơn thầy.
–Lạy ở phương Tây, đó là:
Vợ thờ chồng có năm việc:
¯ Một là chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp;
¯ Hai là khi chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về;
¯ Ba là không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại;
¯ Bốn là hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu;
¯ Năm là khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.
Chồng đối với vợ cũng có năm điều:
¯ Một là đi đâu phải cho vợ biết;
¯ Hai là việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ;
¯ Ba là phải cung cấp vàng bạc châu báu;
¯ Bốn là những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ;
¯ Năm là không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản.
–Lạy phương Bắc là mình đối với người thân thuộc bằng hữu có năm việc:
¯ Một là thấy làm việc ác thì riêng đến chỗ vắng mà can gián, khuyên ngăn;
¯ Hai là thấy việc nguy cấp dù rất nhỏ cũng mau chạy đến cứu giúp;
¯ Ba là có điều nói riêng, không được nói cho người khác nghe;
¯ Bốn là phải kính mến khen ngợi nhau;
¯ Năm là có vật tốt dù nhiều dù ít cũng nên phân chia cho nhau.
–Lạy dưới đất là:
Chủ đối với người giúp việc, có năm việc:
¯ Một là phải đúng giờ cho ăn uống và cho quần áo;
¯ Hai là khi bị bệnh hoạn phải gọi thầy thuốc đến điều trị;
¯ Ba là không được đánh đập;
¯ Bốn là họ có của riêng thì không được chiếm đoạt;
¯ Năm là những vật phân chia phải phân chia đồng đều.
Tôi tớ đối với chủ cũng có năm việc:
¯ Một là phải lo dậy sớm, đừng để chủ nhà gọi;
¯ Hai là khi làm việc phải hết lòng;
¯ Ba là phải thương tiếc đồ vật của chủ, không được vứt bỏ cho người khác;
¯ Bốn là chủ nhà đi về phải đưa rước;
¯ Năm là phải khen ngợi điều hay, không được nói điều xấu của chủ.
–Hướng lên trời lễ bái là:
Con người phụng sự các bậc Sa môn, Đạo sĩ, cần làm năm việc:
¯ Một là hướng đến với thiện tâm;
¯ Hai là chọn lời hay mà nói;
¯ Ba là lấy thân cung kính;
¯ Bốn là phải quyến luyến hâm mộ;
¯ Năm là Sa môn, Đạo sĩ là kẻ thiện trong loài người, phải cung kính, thờ phụng, thưa hỏi về phương cách để thoát khỏi nổi khổ nơi cuộc đời.
Sa môn, Đạo sĩ có sáu điều nhớ nghĩ đến phàm nhân:
¯ Một là dạy họ bố thí, không được tham lam keo kiệt;
¯ Hai là dạy cho họ trì giới, không được phạm sắc dục;
¯ Ba là dạy cho họ nhẫn nhục, không được giận hờn;
¯ Bốn là dạy cho họ tinh tiến, không được kiêu mạn, lười biếng;
¯ Năm là dạy cho họ nhất tâm, không được buông lung;
¯ Sáu là dạy cho họ sự hiểu biết, trí tuệ không được ngu si.
Sa môn, Đạo sĩ dạy người bỏ ác làm lành, khai thị con đường chánh đạo, ơn ấy lớn hơn cha mẹ. Hãy làm như vậy, xem như lúc cha ngươi còn sống dạy ngươi lạy sáu phương, lo gì mà không phú quý.
Thi Ca La Việt liền thọ năm giới, làm lễ lui ra.
Phật nói bài kệ:
Gà gáy cần dậy sớm
Mặc y phục xuống đường
Súc miệng để tâm tịnh
Hai tay dâng hương hoa.
Phật cao hơn chư Thiên
Quỉ thần không bì kịp
Cúi đầu nhiễu tháp chùa
Vòng tay lạy mười phương.
Hiền giả không tinh tấn
Giống như cây không rễ
Rễ đứt cành lá khô
Khi nào mới liền được.
Người hái hoa giữa ngày
Hoa tươi được bao lâu
Phóng tâm tự buông ý
Mạng qua rồi nói gì.
Người phải nghĩ vô thường
Nó đến không hẹn trước
Phạm lỗi không tự biết
Mạng qua vì tự khinh.
Nay phải vào Nê lê
Khi nào mới ra được
Hiền giả nghe lời Phật
Trì giới chớ có nghi.
Phật như cây hoa tốt
Ai mà chẳng mến yêu
Nơi nơi nghe tiếng Ngài
Tất cả đều hoan hỷ.
Khi ta được quả Phật
Mong được như Pháp vương
Vượt qua đường sanh tử
Tất cả được giải thoát.
Giới đức mới cậy nhờ
Phước báo thường theo ta
Pháp thiện là người lớn
Trọn xa ba nẻo ác.
Giới trừ hết lo sợ
Phước đức ba cõi quý
Quỷ thần tà độc hại
Không phạm người có giới.
Đọa thế tục khổ đau
Mạng nhanh như điện chớp
Già, bệnh, chết đến ngay
Chẳng kể là hào quý.
Chẳng ai để nương tựa
Không chỗ nào trốn được
Phước trời còn phải hết
Mạng người há dài lâu.
Ở nhà cửa cha mẹ
Thí như người khách trọ
Mạng trước thọ đã hết
Bỏ cũ thọ thân mới.
Tất cả do hành động
Xoay vần như bánh xe
Khởi diệt theo tội phước
Sanh tử mười hai nhân.
Hiện thân không thác loạn
Tế độ khắp mọi người
Thương chúng rơi đường tà
Trôi giạt nơi vực thẳm.
Siêng năng dùng sáu độ
Tu hành đạt như nhiên
Cho nên cúi đầu lạy
Qui mạng "Thiên Trung Thiên".
Thân người đã khó được
Được thân lại tham dục
Ý thức đối tham dâm
Thọ, tưởng không nhàm chán.
Dự bị ở đời sau
Hoan hỷ đến địa ngục
Sáu tình đã đầy đủ
Tự mình chịu khổ đau.
Nhất thiết phải chánh tâm
Ba đời thần thức tốt
Không tham đắm tám nạn
Tùy hạnh sanh mười phương.
Sanh đâu cũng tinh tấn
Sáu độ là cây cầu
Huệ rộng lớn khuyên răn
Tất cả nhờ thần quang (Phật ).
Phật nói kinh THI CA LA VIỆT LẠY SÁU PHƯƠNG