- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
5. VỌNG NĂNG SINH SỞ LÀM
HẠN CHẾ TÍNH GIÁC MINH.
- Nhãn căn nơi diệu viên (1), tánh vốn trong lặng, do hai thứ sáng và tối tỏ bày lẫn nhau, dính bụi thành cái thấy; cái thấy gặp sắc trần (2), kết sắc trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại (3), gọi là bản thể con mắt như trái nho tươi. Phù căn (4) tứ trần lưu chuyển theo sắc trần, tạo đủ thứ nghiệp.
- Nhĩ căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ động và tịnh đối chọi lẫn nhau dính bụi thành cái nghe, cái nghe gặp thanh trần, cuốn thanh trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại gọi là bản thể lỗ tai như lá cây cuốn. Phù căn tứ trần lưu chuyển theo thanh trần tạo đủ thứ nghiệp.
- Tỷ căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ thông và nghẽn phát hiện lẫn nhau, dính bụi thành cái ngửi, cái ngửi gặp hương trần, thu nạp hương trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại, gọi là bản thể cái mũi như hai móng tay rũ xuống. Phù căn tứ trần lưu chuyển theo hương trần, tạo đủ thứ nghiệp.
- Thiệt căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ lạt và vị xen lộn lẫn nhau, dính bụi thành cái nếm, cái nếm gặp vị trần, thu hút vị trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại, gọi là bản thể cái lưỡi như trăng lưỡi liềm. Phù căn tứ trần lưu chuyển theo vị trần, tạo đủ thứ nghiệp.
- Thân căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ ly và hợp xoa nhau, dính bụi thành xúc giác, xúc giác gặp xúc trần, nắm xúc trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại, gọi là bản thể cái thân như dáng trống cơm. Phù căn tứ trần lưu chuyển theo xúc trần, tạo đủ thứ nghiệp.
- Ý căn nơi diệu viên, tánh vốn trong lặng, do hai thứ sanh và diệt tương tục lẫn nhau, dính bụi thành cái biết; cái biết gặp pháp trần (5), ôm pháp trần thành căn, gốc căn thuộc nơi thanh tịnh tứ đại, gọi là cái ý suy tư như sự thấy trong phòng tối. Phù căn tứ trần lưu chuyển theo pháp trần tạo đủ thứ nghiệp.
- A Nan! Lục căn như thế, do giác minh kia có năng minh để minh cái giác, thì đánh mất cái tinh minh liễu triệt ấy, thành ra dính mắc nơi hư vọng, rồi phát ra ánh sáng. Cho nên ông hôm nay, lìa tối lìa sáng thì chẳng có cái thấy; lìa động lìa tịnh thì vốn chẳng cái nghe; không thông không nghẽn thì cái tánh ngửi chẳng sanh; không vị không lạt thì sự nếm chẳng ra; bất ly bất hợp thì xúc giác vốn chẳng có; không sanh không diệt thì sự liễu tri đặt ở chỗ nào?
- Ông chỉ cần chẳng duyên theo sự động tịnh, hợp ly, vị lạt, thông nghẽn, sanh diệt, sáng tối, mười hai tướng hữu vi này, tùy tiện nhổ ra một căn, thoát khỏi sự dính mắc, trở về bản tánh chân thật, hiện ra sự chiếu soi của tự tánh. Tánh chiếu soi phát ra ánh sáng, thì sự dính mắc của ngũ căn kia liền cùng được giải thoát và tri kiến khởi lên, chẳng do cảnh trần. Chiếu soi chẳng duyên theo lục căn, mà nhờ lục căn phát ra ánh sáng, do đó, sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau.
GIẢI NGHĨA
(1) Diệu viên: Diệu là chiếu sáng, viên là tròn đầy, Diệu viên là chiếu sáng khắp mọi nơi, chiếu tỏa mười phương đầy đủ.
(2) Sắc trần: Là hình dáng màu sắc cảnh vật.
(3) Tứ đại: Là Đất, Nước, Gió, Lửa.
(4) Phù căn: Phù là bắt được, Phù căn là căn thích ứng với một loại trần tương ưng, như nhãn căn thích ứng với hình dáng màu sắc (sắc trần), nhĩ căn thích ứng với âm thanh (thanh trần) v.v...
(5) Pháp trần: Là cảnh sở duyên của Ý căn; là các hình ảnh, tiếng, mùi, vị, cảm giác của ngoại cảnh sau khi lọc qua một trong năm Căn, và duyên bởi Ý căn, gọi là pháp trần.
Đoạn 5 của Mục 12 “Tôn giả A Nan cầu pháp giải thoát” trong Kinh Văn 9 về “Các cản trở cho pháp giải thoát”. Đức Phật giảng đại ý gốc tính (bản tánh) Sáu Căn “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”, sáng chiếu đầy đủ (diệu viên) trong lặng. Do Sáu Căn dính mắc đối tượng trần (dính bụi), hai thứ đối đãi nhau “sáng tối”, “động tĩnh”, “thông nghẽn”, “vị lạt”, “hợp lià”, “sinh diệt” thành thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, ý. Những cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc, cái ý, gặp trần cảnh thì kết trần cảnh trong căn tương ưng.
Như khi Mắt gặp hình sắc (sắc trần) thì có hình sắc, Tai gặp tiếng (thanh trần) thì có âm vang, Mũi gặp mùi (hương trần) thì có cái mùi. Lưỡi gặp vị (vị trần) thì có cái vị, Thân gặp xúc (xúc trần) thì có cảm giác, Ý nghĩ gặp hình sắc âm vang cảm giác (pháp trần) thì có cái biết về những hình ảnh âm vang cảm giác. Mà gốc của Sáu Căn đều thuộc nơi Bốn Đại: “Đất, Nước, Gió, Lửa”, tính của chúng là không tịch trong lặng (thanh tịnh tứ đại) vốn không dính mắc, gọi là tính gốc (bản thể) con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, miệng lưỡi, thân thể, ý suy nghĩ; do trần cảnh (bụi trần) lọt vào thành có dính mắc.
Gốc Sáu Căn ẩn bên trong, cảnh trần tương ưng (phù) bên ngoài, nên gọi là căn trần thích ứng với nhau (phù căn); tướng của đất, nước, gió, lửa, vốn đều lay động, nên gọi là tứ trần. Khi Sáu Căn thích ứng với Bốn Trần thì sẽ lưu chuyển theo trần cảnh, nghĩa là khi mắt bị lôi kéo bởi hình sắc đẹp xấu (sắc); tai bị ngự trị bởi tiếng (thanh) khen chê, hay dở; mũi bị lối cuốn bởi mùi (hương) thơm hôi, tanh khét. Cũng thế, miệng lưỡi bị điều khiển bởi món ăn thức uống (vị) bùi béo, mặn nhạt, chua cay, ngọt đắng; thân thể khoái cảm hay khó chịu bởi gần kề (xúc) nóng lạnh, trơn nhám; ý nghĩ nhớ tưởng những hình ảnh, âm vang, cảm giác (pháp trần), thì sẽ tạo ra vô số nghiệp. Vì do sự tưởng nhớ muốn có những thứ yêu thích, do sự suy nghĩ loại bỏ những cái ghét bỏ không ưa, để thỏa mãn sự mong muốn, do đó gây tạo biết bao nhân ác vậy.
Đức Phật giảng: “Lục căn như thế, do giác minh kia có năng minh để minh cái giác, thì đánh mất cái tinh minh liễu triệt ấy, thành ra dính mắc nơi hư vọng, rồi phát ra ánh sáng. Cho nên ông hôm nay, lìa tối lìa sáng thì chẳng có cái thấy; lìa động lìa tịnh thì vốn chẳng cái nghe; không thông không nghẽn thì cái tánh ngửi chẳng sanh; không vị không lạt thì sự nếm chẳng ra; bất ly bất hợp thì xúc giác vốn chẳng có; không sanh không diệt thì sự liễu tri đặt ở chỗ nào?”
Nghĩa là Sáu Căn vì nhận lầm cái vọng tâm (cái mê) nơi diệu tâm (nơi ngộ) cho là tâm tính, bèn bị mê, mất diệu tâm sáng tỏ (diệu minh) trở thành vô minh. Do vô minh thành có sức trong sáng (năng minh) để trong sáng cái biết (cái giác), thì đánh mất tâm (cái tinh minh liễu triệt), thành ra do dính mắc cái hư vọng Sáu Trần, rồi phát ra cái ánh sáng, mà cái ánh sáng của hư vọng phát ra thì chẳng phải sáng thật (chẳng phải diệu minh) của tâm (tinh minh liễu triệt). Vì vậy cho nên rời “sáng, tối” thì chẳng có cái thấy; rời “động, tịnh” thì chẳng có cái nghe; không “thông, nghẽn” thì cái tính ngửi chẳng có; không “mặn, nhạt” thì không có sự nếm; không “lià, hợp” thì xúc giác không có; không “sinh, diệt” thì không có sự biết rõ (liễu tri).
Đức Phật dạy: “- Ông chỉ cần chẳng duyên theo sự động tịnh, hợp ly, vị lạt, thông nghẽn, sanh diệt, sáng tối, mười hai tướng hữu vi này, tùy tiện nhổ ra một căn, thoát khỏi sự dính mắc, trở về bản tánh chân thật, hiện ra sự chiếu soi của tự tánh. Tánh chiếu soi phát ra ánh sáng, thì sự dính mắc của ngũ căn kia liền cùng được giải thoát và tri kiến khởi lên, chẳng do cảnh trần. Chiếu soi chẳng duyên theo lục căn, mà nhờ lục căn phát ra ánh sáng, do đó, sự dụng của lục căn dung thông lẫn nhau”.
Nghĩa là chỉ cần Sáu Căn chấm dứt sự dính mắc với Sáu Trần do sáu cặp đối đãi nhau là “sáng tối, động tĩnh, thông nghẽn, mặn nhạt, hợp lià, sinh diệt” làm môi giới. Sự thực thì chỉ cần chấm dứt sự dính mắc của một căn, chỉ cần một căn không chạy theo vì bị dính mắc lôi kéo bởi trần, tức là một căn không bị trần chiếm cứ khuấy động, thì tự tính hiển hiện. Khi ấy, tự tính chiếu soi phát ra ánh sáng thì sự dính mắc của các căn kia liền được giải thoát; lúc đó tính biết hằng soi sáng (tri kiến) không hình tướng không do trần cảnh. Tính chiếu soi không duyên theo Sáu Căn, nhưng nhờ Sáu Căn phát ra ánh sáng chân thật, nên các căn có công dụng điều hòa lẫn nhau, vì lẽ đó Đức Phật nói: “Sự dụng của lục căn dung thông nhau” là vậy.
6. LỤC CĂN THIẾU, TRI KIẾN
VẪN KHÔNG THÊM BỚT
(Còn tiếp)