- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
7). PHÁ BỘI GIÁC HỢP TRẦN
DẠY BỘI TRẦN HỢP GIÁC
Phú Lâu Na, ông cho tướng Sắc, Không đoạt mất lẫn nhau nơi Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng tùy theo sắc không cùng khắp pháp giới, nên ở trong đó, gió thổi thì động, hư không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối, chúng sanh mê muội, trái giác tánh, hợp cảnh trần, phát khởi trần lao, nên có tướng thế gian.
- Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất một diệu tâm sáng tỏ, tròn đầy chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên hiện ra tánh Chân Như sáng tỏ diệu tâm.
GIẢI NGHĨA
Mục 7 “Phá Bội Giác Hợp Trần” trong Kinh Văn 7 “Các Đại Dung Nhau” này, Đức Phật giảng rằng: “Ông cho tướng Sắc, Không đoạt mất lẫn nhau nơi Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng tùy theo sắc không cùng khắp pháp giới, nên ở trong đó, gió thổi thì động, hư không thì lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối, chúng sanh mê muội, trái giác tánh, hợp cảnh trần, phát khởi trần lao, nên có tướng thế gian”.
Nghĩa là nếu cho rằng trong Tâm (Như Lai Tạng) đất chiếm đoạt hư không, nước hoại diệt lửa, thì Tâm tùy theo vật chất trong vũ trụ (khắp pháp giới), nên trong vũ trụ gió thổi thì động, hư không thì yên lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối, v.v…. Như thế thì trái với tính biết (giác tánh) và hợp với trần cảnh (sắc không), đó là tâm trạng chung của người thế gian mê muội, vì con người thường nhận thức, đánh giá và đặt tên cho sự vật theo thấy biết của mình. Đó là do không ở trong cái biết chân thật mà lại thuận theo trần cảnh (bội giác hợp trần) vậy.
Ngài dạy: “- Ta dùng tánh chẳng sanh diệt của diệu tâm sáng tỏ hợp với Như Lai Tạng, thì Như Lai Tạng chỉ duy nhất một diệu tâm sáng tỏ, tròn đầy chiếu khắp pháp giới, nên ở trong đó, một là vô lượng, vô lượng là một, trong nhỏ hiện ra lớn, trong lớn hiện ra nhỏ, đạo tràng chẳng động mà khắp mười phương thế giới, thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi Phật, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên hiện ra tánh Chân Như sáng tỏ diệu tâm”.
Chúng ta thấy Đức Phật cũng là con người, nhưng khác mọi người là không nhận thức đánh giá sai lầm hiện tượng sự vật theo thấy biết điên đảo (nghịch trần), mà Ngài sống đúng, sống hợp với tính biết sáng suốt của Như Lai Tạng (hợp giác) và tính duyên sinh như nó là của mọi hiện tượng vạn hữu. Do đó nhận thức hiện tượng vạn pháp qua "Tri kiến Phật" thì “một là tất cả, tất cả là một, ngồi trong vi trần mà chuyển đại pháp luân”!
Như thế, chúng ta muốn được như Đức Phật thì phải triệt để sống theo lối sống Ngài chỉ dạy là không phân biệt so sánh phán đoán theo trần cảnh, không để bị dính mắc dẫn dắt lôi kéo bởi trần cảnh (bội trần), mà để tâm niệm cư xử hành động theo sự thấy biết vô tư trong sáng (hơp giác). Khi mà tâm ta đã thuần nhiễn trái với trần cảnh, thong dong tự tại với giác tính trong sáng, thì lúc đó “thân thể bao hàm vô tận hư không, nơi đầu một mảy lông hiện ra cõi Phật” vậy!
8). NHƯ LAI TẠNG RỜI TẤT
CẢ TƯỚNG, LÀ TẤT CẢ PHÁP
- Cái diệu tâm sáng tỏ này, phi tâm, phi không, phi địa, thủy, hỏa, phong; phi nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới; phi minh, phi vô minh, phi minh vô minh tận, như thế cho đến phi lão phi tử, phi lão tử tận; phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí, phi đắc, phi bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; phi đến bờ bên kia, cho đến phi Như Lai, phi Ứng Cúng, phi chánh Biến Tri; phi Đại Niết Bàn, phi thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức, (tứ đức của Niết Bàn), cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều phi cả.
- Cái diệu tâm sáng tỏ này tức tâm, tức không, tức địa, thủy, hỏa, phong; tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; tức nhãn thức giới, cho đến tức ý thức giới; tức minh, tức vô minh, tức minh vô minh tận; cho đến tức lão, tức tử, tức lão tữ tận, tức khổ, tập, diệt, đạo; tức trí, tức đắc; tức bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; tức đến bờ bên kia, cho đến tức Như Lai, tức Ứng Cúng, tức Chánh Biến Tri; tức Đại Niết Bàn, tức thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức; cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều tức như thế cả.
GIẢI NGHĨA
Mục 8 “Như Lai Tạng Rời Các Tướng, Là Tất Cả Pháp” trong Kinh Văn 8 “Các Đại Dung Nhau” này, Đức Phật giảng rộng ra rằng: “- Cái diệu tâm sáng tỏ này, phi tâm, phi không, phi địa, thủy, hỏa, phong; phi nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; phi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới; phi minh, phi vô minh, phi minh vô minh tận, như thế cho đến phi lão phi tử, phi lão tử tận; phi khổ, tập, diệt, đạo; phi trí, phi đắc, phi bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; phi đến bờ bên kia, cho đến phi Như Lai, phi Ứng Cúng, phi chánh Biến Tri; phi Đại Niết Bàn, phi thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức, (tứ đức của Niết Bàn), cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều phi cả”.
Nghĩa là cái Diệu Tâm sáng tỏ này tức Như Lai Tạng, tức là bản thể viên mãn; tuy nhiên, nó rời tất cả các pháp. Nó chẳng phải là Tâm, chẳng phải là Không, chẳng phải là đất, nước, lửa, gió (phi địa, thủy, hỏa, phong); chẳng phải là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (phi nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý). Nó chẳng phải là sáu trần (phi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); nó chẳng phải là Sáu Thức (phi nhãn thức giới cho đến phi ý thức giới). Nó chẳng phải là 12 Nhân Duyên (phi vô minh phi vô minh tận, như thế cho đến phi lão phi tử, phi lão tử tận); nó chẳng phải là Tứ Đế (phi khổ, tập, diệt, đạo). Nó chẳng phải là trí, là đắc; nó chẳng phải là Lục Độ (phi bố thí, phi trì giới, phi nhẫn nhục, phi tinh tấn, phi thiền định, phi trí tuệ); nó chẳng phải là đến bờ bên kia cho đến Phật chẳng từ đâu lại và cũng chẳng đi về đâu (phi Như Lai), chẳng đầy đủ chính pháp vi diệu và chẳng xứng đáng hưởng cúng dường của Trời và Người (phi Ứng Cúng), chẳng phải bậc biết rõ lý thế gian và lý chân đế (phi Chính Biến Tri). Nó chẳng phải là Tứ Đức của đại Niết Bàn (phi thường, lạc, ngã, tịnh). Vì Như Lai Tạng chẳng phải là pháp thế gian, mà cũng chẳng phải là pháp xuất thế gian.
Ngài giảng ngược lại rằng: “- Cái diệu tâm sáng tỏ này tức tâm, tức không, tức địa, thủy, hỏa, phong; tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; tức nhãn thức giới, cho đến tức ý thức giới; tức minh, tức vô minh, tức minh vô minh tận; cho đến tức lão, tức tử, tức lão tữ tận, tức khổ, tập, diệt, đạo; tức trí, tức đắc; tức bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ; tức đến bờ bên kia, cho đến tức Như Lai, tức Ứng Cúng, tức Chánh Biến Tri; tức Đại Niết Bàn, tức thường đức, lạc đức, ngã đức, tịnh đức; cho đến các pháp thế gian và xuất thế gian đều tức như thế cả”.
Nghĩa là cái Diệu Tâm, bản thể nhiệm mầu viên mãn lại tức là Tâm, tức là tất cả các pháp, tức là Không; tức là đất, nước, lửa, gió (tức địa, thủy, hỏa, phong); tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (tức nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý). Nó tức là Sáu Trần (tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); tức là Sáu Thức (tức nhãn thức giới cho đến ý thức giới). Nó tức là 12 Nhân Duyên (tức vô minh, vô minh tận, cho đến lão tử, lão tử tận); tức là Tứ Đế (tức khổ, tập, diệt, đạo); tức là trí, là đắc. Nó tức là Lục Độ (tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ); tức là đến bờ bên kia cho đến Phật từ đâu lại và cũng đi về đâu (tức Như Lai), đầy đủ chính pháp vi diệu và xứng đáng hưởng cúng dường của Trời và Người (tức Ứng Cúng), là bậc biết rõ lý thế gian và lý chân đế (tức Chính Biến Tri). Nó tức là Tứ Đức của đại Niết Bàn (tức thường, lạc, ngã, tịnh); do đó, Diệu Tâm biểu hiện qua tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian.
Tóm lại, cái Diệu Tâm bản thể nhiệm mầu viên mãn tức là tất cả vạn vật (pháp) trong vũ trụ (pháp giới). Tiếp xúc với tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mà không bị ý thức phân biệt so sánh phán đoán các cảm giác; không bị những kỷ niệm, ảnh tượng khởi lên lay động tưởng nhớ. Không bị Mạt Na thức đánh giá suy lường chấp ta và cái của ta (chấp ngã pháp); hành trì tinh tấn kiên cố được như vậy lâu bền tới nhu nhuyễn rồi thì Diệu Tâm nhiệm mầu hiển hiện vậy.
9). NHƯ LAI TẠNG BẢN THỂ
CHÂN NHƯ MẦU NHIỆM.
(Còn tiếp)