Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3

07/10/201819:57(Xem: 4691)
Phần 3
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (3) 
Trích dẫn 
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịchTuệ Uyển

dalailama0021356- Ngay cả một sự phát triển tâm vô cùng ít ỏi cũng là tiến triển, và tôi nghĩ đây là một lợi ích vô vàn trong sự minh chứng của tâm linhhòa bình. Điều này hóa ra có một tác động tích cực trên sức khỏe. Do thế, bất cứ một khối lượng nào của sự phát triển tinh thầncũng hữu ích.

- Một Pháp Hội không đơn thuần là một buổi tập họp xã hội. Nó là một sự nhắc nhở chúng ta rằng trong đời sống con ngườitâm linhlà quan trọng; nó có ý nghĩa quan trọng. Chữ Dharma hay pháp, là Phạn ngữ, có ý nghĩa bao quát. Trong trường hợp của Pháp Hội - Dharma Celebration, Pháp có nghĩa là Phật Pháp. Đặc trưng cốt yếu của Phật Pháp là để khuếch trương tối đa tính hữu dụng của trí thông minh con người để chuyển hóa những cảm xúc của chúng ta. Đấy là một việc kỳ đặc của Phật Pháp.

- Tất cả những tôn giáo quan trọng đều hướng đến chuyển hóa cảm xúc khi chúng là những nhân tố thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Những trải nghiệm tiêu cực và đau khổ tác động những cảm xúccủa chúng taChuyển hóa có nghĩa là bảo tồn hay trong một số trường hợptăng cường sức mạnhnhững cảm xúc tích cực và giảm thiểu những thứ tiêu cực

- Tôi nghĩ tất cả những tôn giáo quan trọng biểu lộ sự chú tâm đến việc chuyển hóa những cảm xúc. Nhưng phương pháp để thực hiện việc này không giống nhau. Trong nhiều truyền thống, sự chuyển hóa những cảm xúc xãy ra chính yếu qua niềm tin, là điều mạnh mẽ và trọng yếu. Một niềm tinmạnh mẽ trong Thượng Đế hay Allah - Hồi Giáo, trong Thần Krishna hay Shiva - Ấn Giáo, hay trong chúa Giê-su - Ki Tô Giáo có thể ảnh hưởng một cách chắc chắn trong những cảm xúc của con người. Chung quy, thông điệp của những bậc thầy lớn căn bản là giống nhau: từ bibác áitha thứbao dung, nguyên tắc và toại nguyện. Đây là những căn bản của các tôn giáo này. 

- Trong truyền thống Phật Giáochúng ta không chỉ có tin tưởng hay kỳ vọng trong Đức Phật, mà chúng ta cũng khảo sát Đức PhậtChúng ta làm điều này như thế nào? Đức Thế TônĐức Phật lịch sử, đã không còn nữa. Phương cách duy nhất để tìm ra là thẩm tra những giáo huấn của Ngài và khảo sát những môn đồ nhiệt tình của Ngài. Nếu chúng ta thẩm nghiệm xuyên suốt thái độ và suy nghĩ của họ, chúng ta cuối cùng có thể biết loại ảnh hưởng nào mà những giáo huấn của Đức Phật có. Cũng thế, qua học hỏi giáo huấn và cố gắng để tích cực hiện thực trong trải nghiệm của chúng tachúng ta chung cuộccó thể phát triển một loại tin tưởng ổn cố nào đấy. Sự tin tưởng ấy không chỉ đến từ niềm tin mà qua sự khảo sát của chúng ta trong khi sử dụng sự thông tuệ của chúng ta.

Tuệ trí không chỉ là tri thức; nó là kiến thức đầu tiên qua nghe (văn), thứ hai qua phân tích ý nghĩa qua lý trí (tư), và rồi nối kết nó vào kinh nghiệm của chúng ta (tu). Cuối cùng, đến niềm tin vững chắc của chúng taLòng vị tha được tìm thấy trong mọi truyền thống, nhưng sự phối hợp của lòng vị tha với tuệ trí hay thông minh là đặc thù của Phật Pháp

- Phán xét những gì tuyệt hảo được thực hiện tùy thuộc đến một số trường hợp đặc biệtTương tự thế, tôi nghĩ, công nhận tôn giáo nào là tốt nhất phải được căn cứ trên những lợi ích đạt được bởi mỗi cá nhân hành giả.

- Khi khía cạnh tôn giáo được quan tâm đúng mức, tôi tin rằng tất cả mọi truyền thống không nhiều thì ít là giống nhau. Tất cả đều lo lắng đến niềm hạnh phúc và điều tốt đẹp của con người. Tất cả mọi giáo huấn tín ngưỡng cố gắng để thúc đẩy hay tăng cường những giá trị tích cực của nhân loại. Khía cạnh ấy căn bản giống nhau trong mọi truyền thống

Chúng ta có thể phát triển lòng tin qua việc sử dụng trí thông minh của con người một cách tối đa như có thể và qua lòng từ bi của chúng taLòng tin chắc đem đến nhiệt tình mà lòng nhiệt tình đem đến sự hoạt động cần mẫnChúng ta trở nên quen thuộc với những việc thực hành đạo đức, và điều này có một tác động lớn lao trong thế giới cảm xúc của chúng ta. Đây là cung cách của Đạo Phật.

- Khi người ta hỏi những câu hỏi về các phương pháp dễ dàng nhất hay cách tốt nhất, tôi phải khó khăn để trả lời cho họ. Tôi nghĩ người ta thường hỏi những câu về phương cách đơn giản nhất hay dễ dàng nhất vì lười biếng hay thiếu can đảm.

- Hãy nhìn vào Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, vị Thầy của chúng ta. Ngài thuật lại một cách rõ ràngrằng Ngài đã trải qua ba vô số kiếp thực hành để đạt đến thể trạng giác ngộ. Và những vị đạo sư Na Lan Đà --- những bậc thành tựu như Tilopa và Naropa, và những đạo sư Tây Tạng như Milarepa và Tông Khách Ba -- đã dành nhiều năm trong những nơi hẻo lánh chịu đựng vô số gian khổ nhằm đề chuyển hóa những cảm xúc của họ.

- Những cảm xúc của con người mà chúng ta trải nghiệm ngày nay và muốn để chuyển hóa cũng giống với những thứ đã hiện hữu khoảng hai hay ba nghìn năm về trước. Nếu chúng ta so sánh những cảm xúc con người đã tồn tại hàng trăm nghìn năm về trước hay một triệu năm vê trước với những con người hiện tạichúng ta sẽ thấy một số khác biệt nào đấy trong họ do bởi sự gia tăng trí thông minh của con người. Trong tương lai, nếu chúng ta tồn tại vài trăm nghìn năm nữa, có lẻ cảm xúc của con ngườisẽ khác biệt. 

- Nói một cách tổng quát, trong thế giới ngày nay, việc chấp nhận lẫn nhau đang cải thiện. Như một người tin tưởng trong những giá trị của tôn giáo và tâm linh, tôi nghĩ hòa hiệp và thống nhất là thiết yếu. Những giá trị này sẽ hiện hữu nếu chúng ta tôn trọng lẫn nhau. Sự tôn trọng chân thành sẽ hiện diện nếu chúng ta tiếp xúc với nhau và đi đến thấu hiểu những giá trị của nhau nhiều hơn. Chúng taphải khuếch trương lòng ngưỡng mộ và hiểu rõ giá trị lẫn nhau. 

- Tất cả mọi truyền thống tôn giáo, qua thời gian của nhiều thế kỷ, đã làm nên những sự cống hiến để phát triển những giá trị của con người và hòa bình của tâm thức. Tất cả mọi truyền thống tôn giáo đã ban cho niềm hy vọng và trao truyền cảm hứng đến hàng triệu người, và điều ấy quá đầy đủ để được lòng ngưỡng mộ của chúng ta.

Chúng ta vẫn đang trải nghiệm những rắc rối trong những con người thuộc những tôn giáo khác nhau. Những sự kiện như vậy cho thấy rằng chúng ta cần một nổ lực bền bĩ để đối diện những thử thách mới. Chúng ta không thể quy lỗi một cá nhân cho những gì xảy ra trong thế giới chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta nên quy trách nhiệm cho toàn thể xã hộiXã hội sản sinh ra những lĩnh tụ và những nhà chính trị của chúng ta, và nếu chúng ta cố gắng để phát triển một xã hội từ bi hơn và thương mến hơn, chúng ta sẽ có những con người với bản chất tự nhiên hòa bình hơn. Những lĩnh tụ, những nhà chính trị, và những thương gia đến từ một xã hội như vậy sẽ cống hiến hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn. Trách nhiệm lâu dài của chúng ta -- trách nhiệm của mỗi người, cho dù họ là những người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng - là để tìm ra những phương cách để thúc đẩy một xã hội hòa bình và từ bi.

- Mỗi cá nhân phải cố gắng để bảo đảm hòa bình và từ bi yêu thương trong gia đình họ. Nối kết mười gia đình hòa bình từ bi với nhau, hay một trăm, và đấy là một cộng đồng. Trẻ con trong một xã hội như thế sẽ tiếp nhận ảnh hưởng trong gia đình của chúng và trong trường học của chúng từ những nhà giáodục quan tâmChúng ta có thể có một hay hai sự thất bại, nhưng một cách tổng quát tôi nghĩ chúng tacó thể phát triển một xã hội có ý thức. Có ý thức ở đây có nghĩa là một ý thức cộng đồng, một cảm nhận trách nhiệm, và một ý nghĩa của chí nguyện cống hiến.

- Những gì quấy nhiễu tâm thức chúng ta, một cách chính yếu là những cảm xúc phiền não như thù hận và dính mắc. Và một trong những đối trị có thể làm nhẹ bớt và giảm thiểu những cảm xúc như thế làthực tập hành xả. Ở đây, chúng ta không nói về hành xả mà không có sự hiện diện của cảm giác hay với sự dửng dưng vô cảm. Chúng tôi muốn nói tính nhạy cảm đến những kinh nghiệm của sự tích cực và tiêu cực và có thể phân biệt giữa đúng và sai. Người ta có thể tiếp nhận một lối sống mà trong ấy người ta yêu mến những giá trị tích cực và cố gắng để xa lánh những thứ tiêu cựcChúng tôi nói về hành xả trong ý thức của việc làm nhẹ bớt dính mắc và thù hận.

- Tôi cảm thấy rằng hành xả có thể được thực hành cả bởi những người nào đấy với một quan điểm tôn giáo và bởi ai đấy không tham gia bất cứ một truyền thống tôn giáo nào. Cũng giống với sự trau dồi những phẩm chất tích cực như từ ái và bi mẫn: chúng có thể căn cứ trên lý trí và sự thông hiểu từ một truyền thống tôn giáo đặc thù, hay có thể được phát triển mà không có bất cứ một căn bản tôn giáonào. 

- Một hành giả có thể phát triển từ ái và bi mẫn bằng việc suy nghĩ rằng qua những sự thực tập như thế, người ấy sẽ đạt đến giác ngộ bởi vì Đức Phật đã dạy con đường này. Nói cách khác, một người có thể phát triển những phẩm chất như thế nghĩ rằng sự phát triển từ ái và bi mẫn sẽ mang đến một tinh thầnan lạcthân thể khỏe mạnh, hay hòa hiệp và an bình trong gia đình người ấy. Loại lý trí này không căn cứ trên bất cứ truyền thống tôn giáo nào cả.

- Trong việc phát triển hành xảchúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh bởi vì chúng là thành kiến và cục bộ. Khi tâm thứcchúng ta cục bộ, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy thực tại và sẽ không khách quan. Với loại thấu hiểu này, chúng ta có thể tăng cường hành xả. Nhiều rắc rối mà chúng ta chạm trán và nhiều khó khăn chúng ta đối diện là bởi vì chúng ta không thể thấy thực tại một cách rõ ràngThái độ thành kiến tinh thần hay cục bộ là một trở lực và chướng ngại lớn để nhận thức thấu đáo thực tại

- Một trong những nhân tố chính gây trở ngại cho chúng ta trong việc thấy tính khách quan của một hoàn cảnh là tính cục bộ của tâm thức và thể trạng thiên vị của nó. Chúng ta có thể thấy tại sao thực tậphành xả là rất quan trọng. Cũng thế, cảm nhận phổ thông là cần thiết để xử lý những hoàn cảnh khó khăn. Khi chúng ta đứng trước những hoàn cảnh phức tạp và cố gắng để giải quyết những vấn đề cố hữu trong chúng, điều quan trọng là có một thái độ thánh thiện hơn là một tâm tư hẹp hòi. 

- Một cách đặc biệt trong thế giới ngày nay, thái độ thánh thiện thật quan trọng. Nếu chúng ta chỉ tập trung trên những sự quan tâm của gia đình chúng ta và quên đi những người khác, hay nếu chúng tatập trung chỉ chú ý đến quốc gia chúng ta mà xem nhẹ những xứ sở còn lại, thì sẽ không thể đạt được nền hòa bình và hạnh phúc miên viễn. Nếu chúng ta để những cảm xúc phiền não khống chế tâm tư chúng tatâm thức chúng ta sẽ trở nên thành kiến và cục bộ; nó sẽ khập khiểng, thiên vị một bên. Rồi thì chúng ta sẽ không thể phát triển một sự tiếp cận thánh thiện.

- Đối với những ai chấp nhận những truyền thống tôn giáochúng ta thấy rằng họ sẽ rơi vào hai đặc trưng khác nhau. Một tập trung trên niềm tin trong một đấng tạo hóa; và thứ kia - kể cả Đạo PhậtKỳ Na Giáo và một phần của truyền thống Số Luận - tập trung trên sự tự sáng tạo. Đối với một số người chấp nhận đấng tạo hóa, Thượng đế, có một cơ hội rộng rãi để phát triển ý thức hành xả. Khi người ta thấu hiểu mọi thứ được tạo dựng bởi Thượng đế, sau đó người ta thấy tất cả những tạo vật đến từ một cội nguồn căn bản. Để phát triển tính hành xảquan điểm này là hữu dụng một cách đặc biệt khi người ta đứng trước một kẻ gọi là tạo nên rắc rối, một kẻ thù. Thông thường, chúng ta mệnh danh cho một người hay một nhóm người như một "kẻ thù" khi, dưới những hoàn cảnh đặc thù, họ tạo nên những rắc rối cho chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thấy một người từ quan điểm rộng rãi hơn và nhận ra rằng người ấy là một bộ phận của nhân loại và một phần sự tạo dựng của Thượng đế, những cảm nhận tiêu cực của chúng ta sẽ giảm bớt lại. Quan điểm này có thể hữu ích trong việc phát triển hành xả.

- Đối với những ai tin tưởng trong Thượng Đế hay trong một đấng tạo hóa, tôi yêu cầu họ đặt nhấn mạnh hơn trong sự bình đẳng của tất cả chúng sinh và tập trung hơn trên trái đất này, hành tinh này. Nếu một đấng tạo hóa đã tạo ra tất cả những chúng sinh trên trái đất này, thì sự phân biệt không có chỗ trú.

- Trong Phật Phápđặc biệt trong truyền thống Đại thừa hay truyền thống Phạn ngữ, tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tính. Do vậy, khi chúng ta đối diện với những rắc rối trong cư xử với người khác, chúng ta hãy nhớ rằng họ cũng là những chúng sinh như chúng ta và có Phật tínhBản chất căn bản tự nhiêncủa mọi người là thanh tịnh. Sự tin tưởng này sẽ làm lắng dịu tâm tư chúng ta và sẽ làm giảm thiểunhững cảm nhận tiêu cực.

- Một phương pháp đầy năng lực khác của việc đạt đến hành xả là tăng cường sự nhận thức rằng chúng ta muốn hạnh phúc - hạnh phúc tối đa, hạnh phúc tốt nhất. Chúng ta không muốn khổ đau và không thể chịu đựng ngay cả một rắc rối nhỏ bé nhất hay một nổi khổ sở nhỏ nhoi nhất. Giống như chúng ta có nguyện ước bẩm sinh về hạnh phúc và khổ đau, mọi người khác cũng thếChúng ta phải có thểthấu hiểu rằng nguyện vọng này hiện diện trong mỗi người.

- Trong sự thực hành Phật Giáo, khi chúng ta nói về phát triển hành xảchúng ta liên hệ đến hai trình độ. Trên trình độ thứ nhất, chúng ta thấu hiểu rằng chúng ta không nên tăng cường một sự vướng mắcđặc biệt đến một nhóm người người nào đấy và thù hận đối với một nhóm khác. Thay vì thế, chúng taphát triển một thể trạng tinh thần bình đẳngvô tư. Trên trình độ thứ hai của hành xảchúng ta mong ước làm lợi ích cho mọi người bất chấp những cảm giác xa lạ hay gần gũi. Để củng cố điều này, chúng ta quán chiếu trên sự kiện rằng mọi người, giống như chính chúng ta, muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. 

Chúng ta có thể tăng cường sự thực tập hành xả này bằng việc quán chiếu trên những kết quả phá hoại tai hại của thái độ vị kỷ và những kết quả tích cực của lòng vị tha cùng yêu mến lợi ích của những chúng sinh khác.Thiền quán về tính không lợi ích cho việc phát triển hành xả. Để thấu hiểu pháp thiền quán này hổ trợ như thế nào, hãy quán chiếu trên việc những cảm xúc phiền não gây tổn hại cho chúng ta như thế nào. 

- Khi chúng ta khuếch trương sân hận và thù oán, nó không chỉ tàn phá sự an bình tâm thức của người khác, mà nó cũng gây tổn hại không nhỏ cho chúng taThù oán và sân hận thường ở dưới những hình thức khích động và biểu lộ trong những cung cách bạo độngTuy nhiên, khi chúng ta quán chiếu trên những loại cảm xúc phiền não khác như vướng mắcchấp thủchúng dường như tế nhị và xuất hiệnđến chúng ta như những người bạn, nhưng chúng cũng rất tàn phá. Bằng việc thấy sự vô ngã của chính mình, chính mình vô vị kỷ, chúng ta có thể giảm thiểu khuynh hướng của những cảm xúc phiền não như thù hận và dính mắc. Khi chúng ta nói về vô ngã vị tha, không có nghĩa là không có sự tồn tại của tự ngã. Đúng hơn, nó có nghĩa là không có tự ngã với một bản chất chủ quan độc lập.

Đức Phật dạy về những gì được biết là bốn tuyên bố của Đạo Phật hay bốn pháp ấn: tất cả những hiện tượng duyên sinh là vô thường (chư hành vô thường), tất cả những sự kiện nhiễm ô là khổ đau (nhất thiết hành khổ), tất cả những hiện tượng là vô ngã và trống rỗng (chư pháp vô ngã), và niết bànhay giải thoát là hòa bình (niết bàn tịch tĩnh). Bằng việc thông hiểu những tuyên bố này của Phật Giáochúng ta có thể đạt đến những tầng bậc khác nhau của hành xả (sự buông bỏ những nhận thức chấp trước). 

- Trong việc thấu hiểu lời dạy đầu tiên rằng tất cả những hiện tượng duyên sinh là vô thườngchúng tanhận ra rằng mọi thứ được sinh ra, và chúng là nhất thời và vô thường. Bằng việc thấu hiểu rằng tất cả mọi hiện tượng là cùng một trình độ vì chúng là vô thườngchúng ta có thể buông bỏ những điều ràng buộc trong tâm thứcchúng ta có thể trau dồi hành xả. Cũng từ nhận thức ấy mà Hướng Dẫn Lối Sốngcủa Bồ Tát của Tôn giả Tịch Thiên hỏi làm thế nào một vật vô thường có thể phát triển thù hận đối với một thứ khác mà cũng là vô thường và nhất thời một cách như nhau. Tương tự thế, điều giáo huấn thứ hai, nói rằng tất cả mọi thứ nhiễm ô là khổ đau, có nghĩa rằng giống như tâm thức tôi ô trược và nhiễm bẩn và khổ đau là một phần bản chất của tôi, được áp dụng đến tất cả mọi người khác giống như vậy. Rồi thì tôi phải hỏi, làm sao tôi có thể ghét bỏ hay dính mắc những người khác khi tất cả chúng ta là như nhau. Thấu hiểu rằng mọi hiện tượng là vô ngã và trống rỗng đưa đến cùng kết luận. Khi chúng tanói về niết bàn như hòa bình, hay giải thoát như thể trạng của hòa bình hoàn toànchúng ta nhận rarằng mọi người đều sở hữu một Phật tính và có thể tăng cường hành xả một cách dễ dàng.

***

Trích từ bài Cultivating Equanimity của quyển Many Way to Nirvana

Ẩn Tâm Lộ ngày 24/01/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com