Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

10/06/201313:16(Xem: 9123)
Phần 4

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 4

dalailama-09875

- Khi người ta đếnđể nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệphay một kỷ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sựthành công trong đời sống. Một số ngườicó thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cảchúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉlà một ông thầy tu giản dị. Chỉ là mộtcon người.

-Tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấuxí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyềnđể hướng đến những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày vànhững đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.

-Sự khác biệt chính giữa con người và những chúng sinh không phải con người haynhững động vật có vú khác, tôi nghĩ, làsự thông minh của con người. Những cảmnhận về đớn đau và hạnh phúc, khao khát cho hòa bình và vui sướng, và mong ướcvượt thắng khổ đau là thông thường trong con người và trong con vật. Ngay cả những con côn trùng...những con côntrùng nhỏ bé cũng có những khát vọng tương tự.

-Như những con người chúng ta có sự thông minh. Chúng ta cũng có những năng lực to lớn hơn của trí nhớ và viễn kiến vềnhững sự kiện. Vì thế, chúng ta có, nhưnhững động vật có vú hay những con vậtkhác, những kinh nghiệm vật lý của thân thể về tốt hay xấu, nhưng chúng ta cónhững cảm nhận phụ thêm nữa do bởi óc thông minh của chúng ta. Trí nhớ, cái thấy và những dự đoán của chúngta cho những tương lai xa xôi đôi khi làm cho chúng ta băn khoăn và sợ hãi,nghi ngờ và lo lắng ngay cả khi mọi thứ là tốt đẹp.

-Do bởi khả năng của chúng ta về việc hình dung một tương lai xa, không chỉ chochính chúng ta và thế hệ của chúng ta, mà cũng là cho con cháu chúng ta và chocon cái của con cháu chúng ta, cho những thế hệ tương lai và các thế kỷ vị lai,thế nên sự đau khổ và lo lắng tinh thầncủa chúng ta là tương xứng hơn.

-Vì chúng ta có trí thông minh và năng lực suy nghĩ rộng lớn hơn những động vậtcó vú khác, chúng ta dễ tổn thương đối với những trải nghiệm khổ đau tinh thầnhơn chúng. Vì những khổ đau và băn khoăntinh thần là một sản phẩm của óc thông minh, nên phương cách duy nhất để giảiquyết chúng là qua việc sử dụng trí thông minh của chúng ta. Không có phương pháp nào khác.

-Ngay những người có nhiều tài nguyên vật chất vô kể và tùy ý sử dụng cũng có nhữngvấn nạn và khổ đau. Điều này cho thấy mộtcách rõ ràng rằng khổ đau tinh thần là những sản phẩm của sự thông minh thế nên không thể giải quyết được bằngnhững phương tiện vật chất.

-Tôi cảm thấy rằng những kinh nghiệm tinh thần là áp đảo so với những trải nghiệmthân thể. Nếu ai đấy có những rắc rối thânthể qua bệnh tật hay nghèo đói, nhưng nếu người ấy có tinh thần vui vẻ hạnhphúc, thì khổ não do những rắc rối vật chất có thể bị khuất phục và sẽ không quấyrầy quá đáng. Trái lại, nếu ai đấy bị quấy rầy tinh thần, ngay cảmột sự thoải mái vật chất vô kể cũng không làm nhẹ bớt khổ đau hay rối loạn tâmtư. Trong khi chúng ta làm mọi nổ lực đểbảo đảm sự phát triển vật chất, thì điều quan trọng là nhìn vào bên trong. Chúng ta không được quên lãng những giá trị nộitại.

-Ngày nay, trong nhiều phần của thế giới, chúng ta đang đối diện một sự khủng hoảngvề đạo đức. Trong khoa học và kỷ thuật,không có căn bản trong việc phân ranh giới giữa đạo đức và phi đạo đức. Những gì vật chất chỉ là vật chất, và tiền bạcchỉ là tiền bạc. Không có căn bản cho đúng và sai ngoại trừ người ta thực hiệnmột sự nối kết với những kinh nghiệm nội tại của chúng sinh. Căn bản cho việcphán xét những gì đúng hay sai là mức độ của sự thỏa mãn hay khổ đau mà nó mangđến cho chúng sinh. Nếu điều đấy mang đếnthỏa mãn, chúng ta thường gọi nó là đúng bởi vì tất cả chúng ta muốn hạnh phúcvà hài lòng. Như chúng ta không muốn khổ đau, tất cả mọi thứ làm cho chúng takhông thoải mái hay những thứ nào đem đến khổ đau được xem là tệ hại xấu xí đốivới chúng ta.

-Khi chúng ta nói về đúng hay sai, sự phân ranh giới phải được thực hiện trongviệc nối kết với những cảm giác nội tại của con người. Ngoài những thứ ấy, chúng ta không thể nói vềđúng hay sai trong việc nối kết với những thứ vật chất ngoại tại. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thường chỉcho điều quan trọng là những thứ vật chất. Từ quan điểm ấy, cho đến khi mà chúngta kiếm thêm được tiền của hay quyền lực, mọi thứ là được cho là đúng. Những vấn đề khác không được quan tâm, và mọithứ căn cứ trên sự thỏa mãn của lòng tham.

-Những sự kiện mới đây ở New York vào ngày 11 tháng Chín, 2001, dĩ nhiên là thảm họa. Một nhóm người sử dụng óc thông minh của họ để dự trù những sự kiện nàynếu không phải là hàng năm thì tồi thiểu cũng là vài tháng. Họ đã sử dụng máy bay đầy nhiên liệu như chất nổ và cũng đầy hành khách. Do thế, không chỉ có trí thông minh thành thạomà đấy cũng là sự thù hận mãnh liệt. Vấnđề là sự thông minh của con người, sự khôn ngoan của tâm thức con người được hướngdẫn hay khống chế bởi bất cứ cảm xúc tiêu cực nào thì cũng là một thảm họa thậtsự.

-Tôi đã quán sát rằng những tu sĩ ở trong tu viện Swami Narayan[1]quánchiếu hạnh kiểm đạo đức thuần khiết, thệ nguyện và giới điều, và cũng hổ trợtrong việc cải thiện điều kiện xã hội. Giám mục Tutu đã từng nói rằng những thểchế và tổ chức tôn giáo khác nhau nên tham gia trong lĩnh vực ấy nơi mà con ngườiđang đối diện những loại vấn nạn khác nhau. Không chỉ những vấn nạn của họ đượcchú ý mà những nổ lực chung nhất cũng sẽ mang những tôn giáo khác nhau đến gầnlại với nhau. Chúng ta phải cố gắng thúc đẩy sự hòa hiệp trong những truyền thốngtôn giáo khác nhau. Điều quan trọng lànhững thành viên của mỗi truyền thốngtôn giáo phải thực hành một cách chân thành và nghiêm chỉnh.

-Mỗi chúng ta là một bộ phận của nhân loại, và mỗi chúng ta có trách nhiệm để cảithiện nhân loại và để đem thêm hạnh phúc nhằm để làm cho nhân loại hòa bìnhhơn, thân hữu hơn, và từ bi hơn. Do thế,nếu một cá nhân thực tập từ bi và tha thứ một cách chân thành và thường xuyên,bất cứ nơi nào người ấy sống, nơi ấy sẽ phát sinh một không khí tích cực. Đấy là một cách để cống hiến cho sự cải thiệnnhân loại.

-Qua thực hành truyền thống của mình, người ta cuối cùng có thể có những kinhnghiệm tâm linh nội tại. Điều này có thểlàm cho người ấy thấy giá trị của những truyền thống khác. Do vậy, để thúc đẩysự hòa hiệp tôn giáo, chúng ta nên nhìn vào trong truyền thống của chính mình mộtcách nghiêm chỉnh và thực hiện tối đa như chúng ta có thể.

-Nhằm để phát triển một cách nghiêm chỉnh truyền thống tín ngưỡng hay tôn giáo củamình, chúng ta phải tìm điều gì đấy liên hệ đến đời sống hằng ngày của chúngta. Nếu chúng ta đi theo một truyền thốngchỉ đơn thuần như một thói quen hay tập quán, sẽ không có tác động nhiều trongviệc chuyển hóa tâm thức của chúng ta.

-Một số người Tây Tạng, Ladakh, và Trung Hoa đã thực hành Phật Pháp từ thời tổtiên ông bà của họ cho đấy là điều đương nhiên rằng Đạo Phật là một phần củatruyền thống và văn hóa của họ. Họ khôngphát triển một tính thành khẩn về những thông điệp vốn có trong giáo huấn của ĐứcPhật. Trái lại, khi một số người vốnkhông sinh ra như một Phật tử, lần đầu tiên đón nhận sự hấp dẫn trong Đạo Phật,họ tiếp thu giáo huấn của Đức Phật với sự nhiệt tình và cảm kích. Quý vị có thể thấy sự chân thành của họ.

-Phương cách Đạo Phật để chuyển hóa cảm xúc của chúng ta hoạt động không phảiqua tin tưởng hay nguyện cầu mà qua việc sử dụng tối đa tính thông minh và lýtrí.

- Đặt vấn đề là rất quan trọng. Không có đặt vấn đề, chúng ta không thể có nhữngcâu trả lời thích đáng. Không có hoàinghi, không có ngờ vực, không có khảo sát, chúng ta sẽ không có những câu trả lờitoại nguyện. Do vậy, trong truyền thốngĐạo Phật, thông tuệ được sử dụng mở rộng tới mức tối đa của nó và nghiên cứu họchỏi là cần yếu.

-Khi chúng ta nói về Bốn Chân Lý Cao Quý, hai chân lý đầu, đấy là, chân lý về khổđau và cội nguồn của khổ đau, là về phía thông thường này, và hai chân lý kia,con đường chân thật và sự chấm dứt chân thật, là những con đường vượt thoát. Ởđây, khi chúng ta sử dụng từ ngữ "vượt thoát ", chúng ta liên hệ đếnnhững loại giác ngộ chân thật. Khi chúngta nói về từ ngữ "vượt thoát ", nó liên hệ đến sự tận diệt những cảmxúc phiền não, và khổ đau, và vì thế, là việc đạt đến giải thoát. Cũng thế, cómột hình thức giác ngộ rộng lớn hơn, đấy là Quả Phật. Ở đây, chúng ta chủ yếunói về ý nghĩa ấy khi chúng ta nói về "vượt thoát ". Từ ngữ"giác ngộ" trong phạm vi này có hai ý nghĩa: nó có thể liên hệ đếncon đường đưa đến thể trạng kết quả của Quả Phật, hay nó có thể liên hệ thể trạngkết quả của chính Quả Phật. Nên nó liênhệ cả con đường và thành quả.

-Mỗi hành vi tùy thuộc vào động cơ, cho dù hành vi là đạo đức hay không đạo đức,và đối với một hành vi đạo đức, nó có thể trở thành một nguyên nhân cho giảithoát, hay nó có thể trở thành một nguyên nhân cho Phật Quả. Do vậy, nhằm để làm cho sự thực hành củachúng ta là một trong các hoàn thiện rốt ráo ba la mật, chúng ta phải có một mụctiêu rõ ràng của giác ngộ, cùng với nguyện ước rằng sự giác ngộ của chúng ta phảivượt khỏi sự giải thoát chỉ cho riêng chúng ta.

-Khi chúng ta hướng để đạt tới đại giác ngộ, hay Quả Phật, phương diện mà chúngta cần để trau dồi là lòng vị tha, căn cứ trên nguyện ước để đạt đến giác ngộvì lợi ích của tất cả chúng sinh. Độngcơ liên hệ đến nhiều hành động và việc làm để làm lợi ích cho những chúng sinhkhác.

-Đại giác ngộ hay Phật Quả là đấy là một thể trạng tự tại khỏi tất cả những sự tạotác. Khi chúng ta nói về một thể trạngnhư vậy, chúng ta có thể có những ý nghĩa khác nhau. Nó có thể có ý nghĩa rằng khi chúng ta đạt đếnthể trạng Phật Quả, nó không có những loại đa dạng của cấu uế, nhiễm ô, khổ đauvà những cảm xúc phiền não. Giác ngộ nhưvậy không chỉ tự tại khỏi những loại việcnày mà cũng tự do khỏi những hiện hữu nhị nguyên đa dạng. Khi chúng ta đạt đến một thể trạng như vậy, làtháo gở mọi xiềng xích của tất cả mọi tạotác trong hình thức của nhị nguyên chủ thể - khách thể và những hiện hữu của thếgian tục đế.

-Chúng ta không tự do bởi vì nhị nguyên chủ thể/khách thể hay những hiện tướngthế gian của tục đế là những đối tượng của việc loại trừ trong ý nghĩa rằngchúng là những cảm xúc tiêu cực. Đúnghơn, chúng ta tự do bởi vì những sự tạo tác này chấm dứt hiện hữu khi chúng tađạt đến thể trạng giác ngộ. Trong một thểtrạng như thế, tâm giác ngộ hay toàn giác như thế hoàn toàn hòa nhập với tínhkhông. Đối với một tâm như thế, không cósự tạo tác [của vọng tưởng] tồn tại.

-Khi chúng ta đạt đến thể trạng giác ngộ có hai khía cạnh và đặc trưng. Một là sau khi đạt đến một thể trạng giác ngộnhư thế, hành giả có năng lực tự tại và không mệt mõi để hoàn thành nguyện ướccủa chúng sinh. Loại khả năng ấy là kết quả của việc phát triển độngcơ vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh khi chúng ta ởtrong giai tầng tu tập. Một khía cạnh khác của thể trạng giác ngộ là nó tự dokhỏi tất cả những loại tạo tác, như chúng tôi đã giải thích, và nguyên nhân choviệc đạt đến một thể trạng như vậy là sự phát triển tuệ trí thực chứng tínhkhông.

-Vì thể trạng toàn giác là một sản phẩm của những nguyên nhân và điều kiện, nênnó ở trong tác động của luật nhân quả. Do vậy, hệ thống này, con đường của hiệu lực và con đường của thành quả ởtrong phạm vi của lý duyên khởi. Nhữngkhổ đau mà chúng ta gặp phải sinh khởi từ những nguyên nhân và điều kiệntương ứng. Tương tự thế, hạnh phúc mà chúng ta trải nghiệmcũng tùy thuộc trên những nhân duyên tương hợp.

-Hình thức cao nhất của hạnh phúc, trong thể trạng giác ngộ, cũng sinh khởi từnguyên nhân và điều kiện . Những thứ này xảy ra trong phạm vi nhân quả. Bất cứ loại kết quả hay hoa trái nào xảy ra bởinhân duyên trên những nguyên nhân và điều kiện ấy có khả năng để sản sinh loạikết quả đặc thù ấy. Đấy là do bởi điềunày trong một bộ kinh, Đức Phật đề cập rằng những sản phẩm và trái cây ngọtngào có thể sản sinh từ những hạt giống ngọt ngào. Tương tự thế, những sản phẩm và hoa trái chuachát kết quả từ những hạt giống chua chát. Do thế, nhưng phẩm chất cao thượng đa dạng mà chúng ta thấy trong thể trạngQuả Phật hay giác ngộ phải đến từ những khả năng hay tiềm năng mà chúng tacó. Trong sự vắng bóng của chúng, khôngthể đạt đến thể trạng của Quả Phật hay để phát triển những phẩm chất của Đức Phật.

-Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thểvà thân chân thật, tức là sắc thân và pháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại và dễ dàng xuất hiện trước chúng sinh để cứu độ họ. Pháp thân như chúng ta đã thảo luận phía trước,là một thể trạng tự do khỏi tất cả những loại tạo tác. Nguyên nhân của việc đạt đến sắc thân là việcphát triển và thực hành tâm giác ngộ (bodhichitta), và nguyên nhân của việcthân chứng pháp thân là tuệ trí thực chứng tính không.

-Nếu chúng ta cố gắng để đơn giản hóa ý nghĩa của tuệ trí thực chứng tính khôngvà của tâm giác ngộ (bodhicitta), chúng ta có thể nói rằng tuệ trí thực chứngtính không là hình thức tuyệt hảo nhất của thông minh, tột đỉnh của sự phát triểncủa nó, và tâm giác ngộ là hình thức tuyệt vời nhất của cảm xúc loài người. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã có sẳn cănbản của hai tính chất này.

-Khi chúng ta phác thảo đại cương những giáo huấn của Đức Phật, chúng ta cũnglàm thế với ba điểm chính:

1-Chúng ta có sự trình bày về những phẩm chất nền tảng mà chúng ta liên hệ đếnquy luật tự nhiên.

2- Chúng ta có trình độ của con đường nơichúng ta dấn thân vào những sự thực hành lộ trình này phù hợp đến quy luật tựnhiên.

3-Và qua những sự thực hành này, chúng ta hiện thực thành quả trong hình thứcgiác ngộ; điều này cũng phù hợp với con đường.

Dovậy, chúng ta sử dụng thuật ngữ "hoàn thiện" hay "rốt ráo"trong việc liên hệ đến những sự thực hành ấy trên tầng bậc tu tập rèn luyện tác động bởi tâm giác ngộ và tuệ trí thựcchứng tính không.

-Có thể có hai loại tuệ trí thực chứng tính không. Loại thứ nhất liên hệđến việc không thể thấytính không một cách trực tiếp nhưng nhận ra tính không qua một loại ý niệmchung. Loại thứ hai là nhận thức hay thấyrõ và không lệ thuộc qua một giai đoạn trung gian hay sự hình dung chung chung (của phân tích). Vì thế, khi chúng ta nói về những sự thựchành được tác động bởi tuệ trí và phương pháp, nó liên hệ đến những loạituệtrí trực tiếp thấy rõ tính không.

-Khi chúng ta nói về nhu cầu phát triển tâm giác ngộ (bodhicitta), là điều màtâm thức yêu mến ấp ủ lợi ích của những chúng sinh khác, chúng ta thấy rằng có thể phát triển một loạitâm thức như vậy bởi vì trong chúng ta, chúng ta có thái độ tự yêu mếnnày. Chúng ta có thể phát triển một tháiđộ như vậy bởi vì chúng ta có một cảm giác gần gũi đến chính chúng ta.

-Chúng ta có lòng tự ái, và căn cứ trên điều này, chúng ta phát triển một loạithái độ tự yêu mến.Tương tự thế, nếu chúng ta phát triển một cảm giác gần gũi đếnnhững người khác, những chúng sinh khác, chúng ta có thể sử dụng điều ấy đểphát triển một nguyện ước mà nguyện ước ấy là yêu mến lợi ích của những ngườikhác, những chúng sinh khác.

-Nên có một loại tự ái, một tâm thức yêu mến đối với chính chúng ta, bởi vìtrong sự vắng bóng của việc có thể nhận thức về chính mình, thì không thể, haykhó khăn để phát triển một tâm tư yêu mến lợi ích của những chúng sinhkhác. Một cách căn bản, tất cả chúng tacó một cảm giác gần gũi với chính mình. Ngay cả trong những trường hợp tự thù ghét mình biểu lộ ra bên ngoài,thì một loại thái độ tự yêu mến nào đấy vẫn chất chứa sâu xa bên trong chúngta.

-Từ sự yêu mến chính mình mà con người có thể dần dần mở rộng một thái độ tươngtự đến những người khác. Ngay cả thú vậtcũng có một lòng vị tha hạn chế, đặc biệt những con thú mà con cái của chúng lệthuộc vào chúng trong một thời gian. Mộtcách tự nhiên, sẽ có một sự ràng buộc về tình thương đặc biệt. Vì thế tình thương này, cảm giác tự nhiên vềcảm kích, đến từ một nhu cầu sinh học bởi vì cấu trúc, hình thành cơ thể, khiếnchúng ta phải tùy thuộc vào tình thương. Nhằm để sống còn, chúng ta cần chăm sóc nhau. Chúng ta đã có hạt giống của từ ái và bi mẫnhay tình cảm cho kẻ khác bởi vì chúng ta có tình thương cho chính chúngta. Đấy là hạt giống.

-Câu hỏi phát sinh, làm thế nào để phát triển lòng vị tha vô hạn? Dường như là có thể phát triển lòng vị tha vôhạn qua tuệ trí và óc thông minh. Mộtcách thông thường, khi người ta nói về nhu cầu trau dồi từ ái và bi mẫn cho ngườikhác, người ta cảm thấy rằng điều này sẽ là lợi lạc và hổ trợ đến người khác,mà không có giúp đở cho chính mình, hay không liên hệ đến chính mình. Đây là một quan điểm sai lầm bởi vì khi pháttriển từ ái và bi mẫn cho người khác, chúng ta có thể phát triển sự toại nguyệnvà can đảm sâu xa trong tinh thần. Như mộtkết quả , chính chúng ta những hành giả được lợi lạc. Tinh thần chúng ta sẽ ítsợ hãi hơn, nhiều năng lực ý chí hơn. Nhiều tự tin hơn. Một cách tự động, chúng ta trở nên tĩnh lặnghơn.

-Đức Phật và môn đệ của Ngài đã phát triển lòng vị tha vô hạn, từ ái và bi mẫnvô biên rất năng động. Nhưng trong sự thựchành từ bi của chúng ta, chúng ta không chắc là nó sẽ lợi lạc cho người kháchay không. Đôi khi, nếu chúng ta cố gắngđể mĩm cười với ai đấy hay thế nào đấy biểu lộ tình cảm chân thành, người ta trởlại nghi ngờ! Nhưng cho đến khi nàochính hành giả quan tâm, ngay lập tức thái độ vị tha phát triển, thì sẽ có lợilạc vô vàn.

-Nghĩ rằng thực hành từ bi là điều gì chỉ tốt lành cho người khác là sai lầm. Tôi cảm thấy rằng khi chúng ta thực hành việcquan tâm đến kẻ khác, một cách căn bản, tự chúng ta sẽ đón nhận tối đa lợi lạc.

-Nhiều sự khó khăn và rắc rối của chúng ta, tôi nghĩ là, liên hệ đến sự phóngchiếu tinh thần hay vọng tưởng của chúng ta. Nếu thái độ của ai đấy là đúng đắn, ngay cả khi bị bao quanh bởi môi trườngkhông thân thiện, người ấy vẫn có thể an tịnh và vui vẻ.

-Qua việc thực hành sáu hoàn thiện, có một sự nối kết trực tiếp với việc giúp đở người khác. Tuy thế, nếu chúng ta thẩm tra việc thực tập như tập trung (thiền định)và phát triển tuệ trí thực chứng tính không (trí tuệ), chúng ta nhận thấy rằngđây là những sự thiền quán và kỷ năng để cải thiện hay làm nổi bật tuệ trí và sựthực chứng của chính chúng ta.

-Liên quan đến việc thực hành ban cho bố thí, có ba cấp độ của việc ban cho, đượcquyết định bởi phầm chất của nó.

Thứnhất được gọi là "ban cho những phương tiện vật chất" hay tài thí.

Thứhai được gọi là "ban cho sự không sợ hãi" hay vô úy thí.

Thứba được gọi là "ban cho những lời dạy của Đức Phật " hay Pháp thí.

Khi chúng ta thực hiện việc thực hành bố thí rộnglượng, điều quan trọng là phải phân tích và thẩm tra xem mọi thứ có đúng hoàn cảnhhay không.

-Chỗ mà việc thực tập đạo đức (trì giới ba la mật),) được quan tâm, đặc biệttrong phạm vi của sự thực hành của bồ tát, có ba loại đạo đức (tam tụ tịnh giới). Thứ nhất gọi là "đạo đức kềm chế khỏi việctham gia vào những hành vi tiêu cực" (nhiếp luật nghi giới). Thứ hai là "đạo đức tích tập những phẩmchất đạo hạnh" (nhiếp thiện pháp giới). Và thứ ba gọi là "đạo đức hoàn thành những mục tiêu của các chúngsinh" (nhiêu ích hữu tình giới). Baloại đạo đức này liên kết với nhau. Nhằmđể phát triển đạo đức thứ ba, chúng ta cần phát triển đạo đức thứ hai. Ngoại trừ chúng ta có những phẩm chất đạo đứccần thiết, bằng không thì không thể hổ trợ những kẻ khác. Nhằm để phát triển những phẩm chất này, chúngta cần phát triển đạo đức thứ nhất. Ngoạitrừ chúng ta loại bỏ hay tránh khỏi những cảm xúc phiền não, bằng không chúngta không thể phát triển những phẩm chất đạo đức.

-Với việc quan tâm đến thực hành kiên trì (nhẫn nhục ba la mật),), có ba loại. Thứ nhất là "kiên trì để có thể chịu đựngnhững thử thách khó khăn và khổ đau." Thứ hai là "kiên trì tự nguyệnđón nhận những khổ đau và thử thách." Và thứ ba là "kiên trì phát triển sự xác định đối với những thựchành Phật Pháp,"[2]là những thứ liên hệ đến thiền tập về Tính Không.

-Trong việc quan tâm đến tuệ trí (bát nhã ba la mật), chúng ta có nói có hai loạituệ trí chính yếu: một gọi là "tuệtrí thực chứng những hiện tượng quy ước thế gian (tục đế)," và thứ kia gọilà "tuệ trí thực chứng thực tại tối hậu, sự thật căn bản (chân đế)" Thiền tập nhất tâm bất loạn (chỉ) hay tuệgiác phân tích (quán) được phân biệt không phải bởi hoặc là đối tượng của tục đếhay chân đế mà trên việc tâm thức tập trung trên đối tượng như thế nào.

-Sự thực hành sáu hoàn thiện có thể tóm tắt dưới hai điều: phương pháp (cho việctích lũy phước đức) và tuệ trí (cho việc tích tập tuệ giác). Chúng ta phân loại sáu hoàn thiện thành những sự thực tập về phương pháp và tuệtrí bằng việc để những sự thực tập về tập trung (thiền định) và tuệ trí (bátnhã) dưới tập hợp tuệ trí; và sự thực tập bố thí, quán chiếu về đạo đức, và mộtphần của sự thực tập kiên trì dưới tập họp của phước đức. Với việc quan tâm đến sự thực tập nổ lực, mộtphần của nó bao gồm trong tích tập phước đức và phần khác trong tích tập tuệtrí.

-Chúng ta có những loại khác nhau của hiện tướng, về một phía và về phía kia,chúng ta có một thực tại, là điều khác biệt với những hiện tướng đó. Dothế, tôi cảm thấy rằng khi chúng ta địnhtiếp nhận bất cứ một tiến trình học hỏi nào, những gì chúng ta cố gắng để làmlà để giảm thiểu sự bất tương xứng giữa hiện tướng và thực tại. Chúng tacố gắngđể biết thực tại qua học tập, đặc biệt qua năng lực phân tích, kể cả thẩm nghiệm. Chúng ta không hài lòng với những hiện tướng. Nghiên cứu học tập và khảo sát giúp để giảmthiểu khoảng cách giữa những hiện tướng và thực tại.

-Khái niệm về hai sự thật là một sự hổ trợvô biên trong việc giảm thiểu khoảng cách này. Bởi vì nhiều cảm xúc phiền não phát triển trên căn bản của những hiện tướng, việc nhận ra thực tại giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực. Do thế đó là tại sao khái niệm về tính không là rất liên quan đến nhữngkinh nghiệm hàng ngày. Nếu những khái niệmnày chỉ duy trì trong cấp độ tri thức trí óc, như những thông tin đơn thuần,chúng ta sẽ chỉ có những ảnh hưởng nhỏ nhoi.

***

Tríchtừ bàiSelf-Develpment through the Six Perfectionscủa quyểnMany Way to Nirvana

Ẩn Tâm Lộ ngày 27/01/2013

[1] Mộttrường phái Ấn Độ Giáo hiện đại được sáng lập bởi Swaminarayan (1781-1830), Swaminarayan được xem là hiện thân của Thượng Đế.

[2] a- “Nhẫn nhục là một trạng thái nhẫn nại tự chế khi đối diện với những hãmhại trừng phạt của kẻ khác”. b-“Tự nguyệngánh vác các khổ đau và ách nạn” .c- “Kham nhẫn mọi cực khổ khi dấn thân tu hành theogiáo pháp của Phật.” (Tâm Hà Lê Công Đa dịch, “Vượt Khỏi Giáo Điều”, của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]