Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6

10/06/201313:16(Xem: 9301)
Phần 6

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 6

dalailama-09875

-Ngay cả hiện tại, thuyết tương đối phát sinh gần đây cho biết điều xuất hiệntrong thời gian ngắn duy trì tĩnh tại được thấy đã trãi qua sự thay đổi trong từngkhoảnh khắc. Người ta có thể tự hỏi điều gì đã được duy trì không thay đổi khimà mỗi loại vật chất và hiện tượng tâm linh dường như là chủ thể lúc nào cũngthế cho chương trình chuyển biến, của tính thay đổi. Tất cả những thứ ấy là mãimãi khởi sinh, phát triển và biến mất. Trong cơn lốc của tất cả những sự thay đổinày, có một Sự Thật đơn độc duy trì liên tục và không thay đổi được-trong ngônngữ khác, đấy là, Sự Thật Chính đáng thì đi kèm với kết quả lợi ích, và sự thậtcủa những hành động xấu ác thì đi kèm với kết quả tổn hại. Một nhân lành sẽsinh quả lành, một nhân xấu sẽ sinh quả xấu. Tốt hay xấu, lợi ích hay tổn hại,mỗi kết quả tất yếu phải có một nhân. Nguyên tắc độc hành này là vĩnh cữu,không thay đổi và liên tục. Điều này là một sự thật đã hiện hữu lâu xa trướckhi một người bước vào thế giới này, trong thời điểm bình minh của sự hiện diệncủa người ấy, trong thời gian hiện tại, và nó sẽ tiếp tục theo đuổi với thờigian tương lai vô cùng tận.

-Tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc và né tránh khổ đau cùng bất cứ thứ gìkhông hài lòng.Như chúng ta đã biết, niềm vui thích và đớn đau sinh khởi từ mộtnguyên nhân. Không kể là những hậu quả hiển nhiên nào đấy cũng là do một nguyênnhân hay bởi nhiều nguyên nhân đã được quyết định bởi bản chất tự nhiên của hậuquả ấy. Trong vài trường hợp, ngay cả nếunhững nhân tố nguyên nhân không quá mạnh cũng không quá áp đảo, nó vẫn có thể làm cho nhân tố kết quả xãy ra. Bất cứ phẩmchất của nhân tố kết quả như thế nào, hoặc là chúng tốt hay xấu, sự to lớn vàcường độ của chúng tương ứng một cách trực tiếp với số lượng và mãnh lực củanhân tố nguyên nhân. Vì vậy, để thành công trong việc tránh những điều khổ đaukhông mong đợi và gặt hái được những niềm vui thích khát khao, vấn đề này tự nókhông phải nhỏ, đấy là sự từ bỏ một khối lượng lớn những thu thập nhân tốnguyên nhân được yêu cầu.

-Nếu nhân tố ngoại tại chịu trách nhiệm một mình để cho hưng khởi những cảm hứngkhoái lạc như vậy, một người sẽ vui sướng khi những điều này hiện diện, và ngượclại họ sẽ buồn phiền khi chúng vắng mặt. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy.Bởi vì, ngay cả trong khi vắng mặt những điều kiện ngoại tại đưa đến sự khoái cảm,một người vẫn có thể vui vẻ và yên bình. Điều này chứng minh rằng, những nhân tốngoại tại không chịu trách nhiệm một mình nó cho sự kích thích hạnh phúc conngười.

-Có đúng là những nhân tố ngoại tại duy nhất chịu trách nhiệm hay chúng là toànbộ điều kiện để cho sự hưng khởi của hỉ lạc và hạnh phúc không? Nếu vậymột người sở hữu một sự giàu có những nhân tố này sẽ có một sự hỉ lạc không hạnchế. Nhưng điều này không luôn luôn có nghĩa như vậy. Điều đúng là nhữngnhân tốngoại tại này thật sự cống hiến một phần để tạo nên sự hoan lạc trong đời sốngcon người. Tuy vậy, nếu tuyên bố rằng nhữngnhân tố ngoại tại là tất cả, là cần thiết và vì vậy là nguyên nhân độc nhất củahạnh phúc trong khoảng thời gian ngắn ngủi của đời sống con người là phát biểutrì trệ và phi lý.

-Không chắc chắn là sự hiện diện của những nhân tố ngoại tại như vậy sẽ tạo nênhạnh phúc. Trên phương diện ngược lại, căn cứ trên những gì xãy ra như kinhnghiệm của hạnh phúc to lớn nội tại -mặc dù vắng mặt toàn bộ những an lạc có đượcdo những nhân tố ngoại tại, và thường vắng mặt hạnh phúc mặc dù nhân tố ngoại tạihiện diện-, một cách rõ ràng chỉ cho thấy nguyên nhân của hạnh phúc tuỳ thuộctrên một tập hợp khác nhau của những điều kiện.

-Điều gì khác của tập hợp những nguyên nhân nội tại? Chúng được giải thích nhưthế nào? Là những Phật tử, tất cả chúng ta tin ở luật nghiệp báo- luật tự nhiêncủa nhân và quả. Bất cứ những nguyên nhân nội tại của người nào đấy xuyên quatrong đời sống tiếp theo là kết quả từnhững tích tập của những hành động của cá nhân trong những đời sống trước đây.

-Khi năng lực nghiệp báu của những hành vi quá khứ chín muồi, một người cảm nhậnvui thích hay ưu phiền. Chúng không gì khác hơn mà chỉ là hậu quả của nhữnghành động của người ấy trong quá khứ. Điều quan trọng nhất để hiểu là, khi nhữngkết quả thích đáng của những nghiệp báu từ tất cả những hành động quá khứ xuấthiện, những nhân tố ngoại tại của người ấy liên kết như những thuận duyên.

-Việc xãy đến liên hệ với những điều kiện xuyên qua hành động (nghiệp) và nhữngnhân tố ngoại tại sẽ sản sinh trạng tháitinh thần thoãi mái. Nhưng nếu thiếu vắng điều kiện thiết yếu cho kinh nghiệmvui thích nội tại thì sẽ không có cơ hội cho những nhân tố bên ngoài thích ứng,hay ngay cả nếu những nhân tố bên ngoài hiện diện, sẽ không thể làm cho một ngườiđược kinh nghiệm vui thích. Điều này chỉ cho thấy rằng nhân tố nội tại là căn bảntrong những điều này, và đấy là nhân tố chính quyết định hiện thực của hạnhphúc hay ngược lại. Vì vậy, để đạt được những kết quả khao khát, điều khẩn thiếtcho chúng ta là phải tích tập cùng lúc cả hai: nguyên nhân-tạo nên nhân tố ngoại tại và nguyên nhân-tạo nên nhân tố nộitại ( nghiệp ).—( Hay nguyên nhân nội tại là nhân và nguyên nhân ngoại tại làduyên.)----

-Để phát biểu vấn đề một cách đơn giản hơn, cho sự tích tập cuả nhân tố lành nộitại (thiện nghiệp), những gì cần thiết chính như những phẩm chất như là một ít nhu cầu, sự toạiý, sự nhún nhường, sự giản dị, và những đức tính quý báu khác. Thực hành nhữngnhân tố nội tại này sẽ thuận tiện ngay cả chuyển biến những nhân tố ngoại tại đã kểtrước đây chúng sẽ biến đổi thuận tiện ngay cả chuyển hoá những ích lợi đặctrưng cho sự sinh khởi của hạnh phúc. Sựvắng mặt của những nhân tố nội tại thích đáng, như có một ít nhu cầu của sự toạiý, nhẫn nại, tha thứ, v.v... sẽ ngăn trở người ấy hưởng thụ sướng vui, hạnhphúc ngay cả khi tất cả những nhân tố ngoại tại hiện diện. Bên cạnh điều ấy,người ta còn phải có nguồn năng lực của công nghiệp và đức hạnh tích tập trongnhững đời quá khứ. Nếu khác đi, những hạt giống hạnh phúc không thể tạo thànhquả phúc được.

-Sự vui thích và thất vọng, hạnh phúc và khổ đau kinh nghiệm bởi mỗi cá nhân lànhững kết quả không thể tránh được của những hành động lợi lạc hay xấu ác màngười ấy đã gây ra, vì vậy được thêm vào tàng thức người ấy. Nếu tại một thờiđiểm nhất định trong đời sống hiện tại này những quả lành do những thiện nghiệpchín muồi người ấy sẽ thể nhận được, nếu đấy là một người thông thái, thì đấylà những quả phúc của những hành vi sáng suốt đáng khen trong quá khứ. Điều nàysẽ tưởng thưởng và khuyến khích người ấy tạo thêm phước nghiệp.

-Khi người nào xãy ra kinh nghiệm khổ đau hay không hài lòng, người ấy có thể chịuđựng một cách trầm tĩnh nếu người ấy duy trì một niềm tin chắc không giao độngrằng, cho dù người ấy có mong ước hay không, người ấy phải đau khổ và mang lấynhững hậu quả của chính những hành vi người ấy đã làm trong quá khứ, mặc dù sựthật bình thường người ấy thường thấy rằng cường độ và mức độ,của sự thất vọngthì rất khó để chịu đựng, hay mang lấy. Bên cạnh, nhận thức rằng chúng không làgì nhưng chỉ là kết quả của những hành động vụng về trong quá khứ sẽ làm người ấyđủ thông minh chừa bỏ những hành động vụng về từ nay trở đi. Giống như vậy, tưtưởng hài lòng rằng,- với sự chín muồi của những nghiệp xấu trong quá khứ, vàphần quả xấu bởi những hành động xấu trong quá khứ đã hiện ra,- sẽ là niềm an ủi,khích lệ lớn lao cho người ấy.

-Giả sử một người bất ngờ bị đau khổ với chấn thương vật lý trầm trọng qua mộtnhân tố ngoại tại. Nếu, chỉ là năng lựctuyệt đối của ý chí ( căn cứ trên sự tin chắc rằng người ấy tự chịu trách nhiệmcho những bất hạnh và khổ đau hiện tại), người ấy có thể vô hiệu hoá sự tănggia khổ đau rồi thì tâm tư người ấy sẽ thoãi mái và yên tĩnh.

-Vui sướng hay khổ đau, hạnh phúc hay bất như ý là kết quả của những hành động tốthay xấu của một người. Những hành động tốt hay xấu (nghiệp) không là những hiệntượng ngoại tại. Chúng tuỳ thuộc một cách có căn bản vào tình trạng của tâm.Làm những cố gắng tích cực để tạo dựng mọi thứ có thể của thiện nghiệp và đẩyxa chúng ta khỏi những vết tích của bất thiện nghiệp, là con đường để sáng tạohạnh phúc và tránh sự tạo đớn đau và khổ sở. Đấy là điều vẫn thường thấy rằng mộtkết quả vui vẻ theo sau một nhân lành và hậu quả xây dựng bởi nguyên nhân vụngvề là khổ đau.

-Trong cơ thể con người hệ thống gồm những phần khác nhau như phổi, tim, và nhữngbộ phận khác có thể thay thế bằng những bộ phận mới. Nhưng điều này không như vậyvới những hành động của nghiệp, việc tịnh hoá tâm. Sự thu thập công nghiệp tươitốt và sự tiêu huỷ những nhân xấu, là quá trình tịnh hoá tâm linh. Chúng khôngthể đạt được với bất cứ sự giúp đở nào ở bên ngoài. Phương pháp duy nhất đểhoàn thành là bằng sự kiểm soát và luyện tập tâm chưa thuần hoá (cho đến nay).Cho điều này, chúng ta đòi hỏi một sự nhận thức đầy đủ hơn yếu tố gọi là TÂM.

-Qua những cánh cửa của năm giác quan một chúng sinh thấy, nghe, ngữi, nếm và dẫnđến sự tiếp xúc với các hình sắc tiếp nhận bên ngoài, các đối tượng, ấn tượng.Hãy để hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc và những sự kiện tinh thần,những điều liên hệ với sáu thức cảm giác được đóng lại. Khi điều này được hoàntất, sự thu thập những sự kiện quá khứ trên việc điều tâm hướng đến để động não(suy nghĩ ủ ê, nghiền ngẫm), sẽ hoàn toàn bị đoạn dứt và dòng chảy của ký ức bịcắt đứt. Một cách đơn giản, những dự tính cho tương lai và sự dự định hành độngtương lai không được phép hưng khởi. Cần thiết phải tạo một không gian, nơi tâmtrở nên rỗng không với tất cả những trình tự [động não] như vậy, trong nơi củatất cả những chương trình như vậy của tư tưởng (dự tính,dự định,dự kiến).Tự tạivới tất cả những trình tự như vậy nơi ấy duy trì một tâm tinh khiết, trongsáng, rõ rệt và tịch tĩnh.

-Một cách chắc chắn rằng chúng ta sở hữu điều gọi là "tâm", nhưng làmthế nào để chúng ta thể nhận được sự hiện hữu của nó? Thực tế và bản chất của"tâm", điều được tìm thấy khi toàn bộ gánh nặng của những điều trở ngạivà lầm lạc nói chung (nhận thức của các giác quan, ký ức suy tư.v.v...) đượclàm sạch bóng.

-Thấy rõ, sâu sắc diện mạo này của thật tâm, chúng ta sẽ khám phá rằng, không giốngnhư những đối tượng ngoại tại, thật tính bản nhiên của tâm là xa rời hình thểhay màu sắc, mà có thể chúng ta (cũng không) tìm thấy bất cứ căn bản nào chínhxác cho những điều sai lầm và những kháiniệm lừa dối như vậy như: "tâm" vốn dĩ từ điều này hay điều kia, hay là "tâm" di chuyển từ nơi này đến nơinọ, hay là "tâm" được xác địnhvị trí ở nơi như vậy và như vậy. Đến khi tiếp xúc được với không đối tượng tâmgiống như một điều trống không rộng rãi vô biên, hay như một đại dương bình lặng,trong sáng và vô tận. Khi thình lình chạm trán với một đối tượng nó lập tức nhậnra ngay đối tượng của nó, như một tấm gương lập tức phản chiếu một người đứngtrước nó.

-Bản chất thật sự của tâm không chỉ gồm có nhận thức rõ ràng đối tượng nhưngcũng truyền đạt kinh nghiệm cụ thể của đối tượng đến người kinh nghiệm qua nó.(* Đây là hai khía cạnh, thể nhận tri thức và truyền đạt kinh nghiệm liên hệ đểbiết điều gì là đối tượng và cảm giác, nếm, thấy,...thế nào).

-Một cách bình thường, những hình thức của các tri giác của chúng ta như: nhậnthức của mắt, nhận thức của tai, v.v... diễn tả những chức năng trên những hiệntượng bên ngoài trong thái độ liên hệ méo mó toàn bộ. Kiến thức, kết quả trênnhận thức cảm giác, căn cứ trên toàn bộ những hiện tượng bên ngoài, cũng làtoàn bộ tự nhiên. Khi toàn bộ kích thích loại này bị đóng kín và khi những kinhnghiệm cụ thể và nhận thức trong sáng khởi lên từ trong ấy, tâm thể hiện đặctính trống không vô tận giống như khônggian vô biên. Cái "không" [vô biên] này không được xem như thật tínhtự nhiên của tâm.

-Chúng ta phải trở nên thật quen thuộc với sự nhận thức đến hình thể và màu sắc của toàn bộ những đối tượng,khi chúng ta tập trung sự tự quán sát bên trong đến tính bản nhiên của tâm, nólà, như chúng tôi đã nói, được tìm thấy là một sự trống không vô tận tự tại vớibất cứ sự u tối vô minh hay những chướngngại nào khác. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta đã thấy rõ thật tínhtinh tế bản nhiên của tâm. Những điều được giải thích ở trên liên quan đến trạngthái của tâm trong sự liên hệ với kinh nghiệm cụ thể và nhận thức trong sáng bởitâm, những điều là chức năng của nó, nhưng nó chỉ diễn tả tính bản nhiên tươngđối của tâm.

-Thể nhận tâm ở mức độ căn bản nhất, có nhiều thuộc tính liên hệ đến nó. Giốngnhư củ hành bao gồm những lớp chồng chất lên nhau và có thể bóc ra, vì vậy mỗimột đối tượng có vô số lớp chồng chất; và điều này không sai với tính bản nhiên của tâm được giải thích ở đây;nó cũng vậy, có lớp này trong lớp nọ, trạng thái này trong trạng thái kia.

-Tất cả những sự, những vật được hợp thành là những đối tượng để tan rã. Vì kinhnghiệm và kiến thức là vô thường và là đối tượng để tan rã, cho nên "tâm",với những chức năng (tự nhiên), không phải là điều gì ấy được duy trì bất biếnvà vĩnh cữu. Từ từng khoảnh khắc nó phải thay đổi và tàn hoại. Sự chuyển biếnnày của tâm là khía cạnh tự nhiên của tâm.

-Với sự quán sát nông cạn của chúng ta,tâm, có kinh nghiệm cụ thể và nhận thức rõ rệt như tính tự nhiên của nó, xuấthiện như một thực thể toàn năng, độc lập, thống trị một cách hoàn toàn ở khắpnơi. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn sẽ thấy rằng tâm này, sở hữu như nó làm chứcnăng của kinh nghiệm và nhận thức, nó không là một thực thể tự sáng tạo nhưng lệthuộc vào những nhân tố khác cho sự tồn tại của nó. Vì lý do này nó tuỳ thuộcvào những điều khác hơn chính nó. Phẩm chất không độc lập này của căn bản củatâm là thực tính tự nhiên của nó trong điều khiến đấy là nền tảng thực sự củachính nó.

-Thật tính cơ bản tự nhiên của tâm và mộtkiến thức của thực tính cơ bản tự nhiên đấy, điều trước là căn bản và điều kếtiếp là thuộc tính. Tâm (tự ngã) là căn bản và tất cả nhũng trạng thái khácnhau của nó là những thuộc tính. Tuy vậy, căn bản và những thuộc tính, điều cănbản-đầu tiên có cùng thể chất với từng đơn vị-những thuộc tính.

-Sự sáng tạo vô ngã (tuỳ thuộc trên một nguyên nhân khác chính nó) thực thể tâm(nền tảng căn bản) và bản chất của nó, tính không, có sự tồn tại một cách khôngngừng như một thực chất , giống nhau, không thể tách rời từ khởi nguyên vô thỉ.Tính tự nhiên của tính không toả khắp tất cả mọi yếu tố. Bây giờ khi chúng tavà vì chúng ta không thể hiểu thấu hay nhận thức thấu đáo sự bền bỉ, tự nhiên,nền tảng thực sự (tính không) của tâm chúng ta, chúng ta tiếp tục liên luỵ vàonhững sai lầm và những thiếu sót của chúng ta vẫn cứ dai dẳng.

-Nhận tâm như chủ thể và thực tại cơ bản của tâm như đối tượng của nó, chúng tasẽ đạt đến một sự thấu hiểu thích đáng với bản chất thực tính của tâm... thực tạitột cùng của tâm. Và khi, sau một thời gian dài kiên nhẫn thiền định, chúng tasẽ nhận biết và hiểu thấu thực tại tột cùng của tâm, là điều lìa xa những đặctính của nhị nguyên, chúng ta sẽ dần dần có thể làm rỗng không ảo tưởng và nhữngkhiếm khuyết của những tư tưởng trung tâm và phụ thuộc như giận dữ, thích phôtrương, ghanh ghét, thèm muốn, v.v...

-Việc đạt được năng lực nhận biết thực tại cơ bản của tâm sẽ nhỗ gốc của khát dụcvà thù ghét cùng tất cả cội rễ của những vọng tưởng phụ thuộc khác của chúng tatừ căn bản. Vì thế, không có chỗ để tích tập những nghiệp không lành.

-Trong việc thực hành để đạt được kiến thức toàn hảo về thực tính bản nhiên củatâm, đòi hỏi những cố gắng tích cực và tập trung tinh thần để nhận biết thấuđáo đối tượng. Trong những điều kiện bình thường của chúng ta như hiện tại, khitâm chúng ta tiếp xúc với bất cứ gì nó liền bị lôi cuốn tức thì. Điều này khiếnsự nhận hiểu bất lực. Vì vậy, để đạt được năng lực tịch tĩnh to lớn của tinh thần,sự nổ lực thật tối đa là đòi hỏi cấp thiết nhất.

-Làm cho tâm thuần thục ngoan ngoản, làđiều căn bản cho chúng ta rèn luyện và kiểm soát nó tốt đẹp. Lời nói và hành độngcủa thân là điều tương ứng với trình tự của tinh thần, tuyệt không cho phép nódiễn tiến trong chiều hướng vô ý, thả lỏng, và bừa bãi. Giống như một huấn luyệnviên luyện tập và trầm tĩnh một con ngựa hoang bướng bỉnh bằng việc khuất phụcnó và sự rèn luyện dài lâu. Vì vậy những hành động hoang dã, rong ruỗi, bừa bãiphải được thuần hoá và làm chúng ngoan ngoản, chính đáng, và thiện nghệ.

-Bằng việc học tập, thiền định và thực hành tam vô lậu học trong phương phápnày, chúng ta hoàn thành tiến trình thực chứng. Một người luyện tập sẽ được phúcho phẩm chất tuyệt vời của khã năng có thể chịu đựng một cách kiên nhẫn nhữngbất hạnh và khổ đau, những điều là kết quả những nghiệp chướng quá khứ của ngườiấy. Người ấy sẽ quan tâm sự bất hạnh của chính họ như chuyện không may mà lạihoá may, làm cho người ấy sáng tỏ ý nghĩa của nghiệp báo và làm cho người ấy nhậnthức thấy sự cần thiết để tập trung tiến hành duy chỉ những hành động đạo nghiệpxứng đáng mà thôi.

-Nếu nghiệp xấu quá khứ của người ấy chưa trổ quả, nó sẽ vẫn có thể được xoá sạchnhững nghiệp chưa chín này bằng việc sử dụng sức mạnh của bốn năng lực:

1-Quyết định đạt đến Phật quả;

2-Quyết định tránh làm những hành vi sai trái lỗi lầm, ngay cả cái giá của một đờisống;

3-Tiến hành những hành vi tốt lành;

4-Sám hối.

Đấylà con đường để đạt được hạnh phúc trực tiếp,tức thời, gần nhất, để mở đườngcho đạt đến giải thoát và giúp chúng ta tránh tích tập những lỗi lầm xa hơn.

Trích từ bài Happiness, Karma andMind

ẨnTâm Lộ ngày 7-3-2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]