Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17

09/10/201116:04(Xem: 6947)
17

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XVII

C

húng ta đã và đang thâm nhập những nhân tố khác nhau mà tạo ra sự thoái hóa trong những sống của chúng ta, trong những hoạt động của chúng ta, trong những suy nghĩ của chúng ta; và chúng ta đã thấy rằng xung đột là một trong những nhân tố chính của sự thoái hóa này. Và hòa bình, như thông thường nó được hiểu, cũng không là một nhân tố hủy diệt, hay sao? Liệu hòa bình có thể được tạo ra bởi cái trí? Nếu chúng ta có thể có hòa bình qua cái trí, điều đó cũng không dẫn đến sự suy sụp, sự thoái hóa, hay sao? Nếu chúng ta không tỉnh táo và cảnh giác, từ ngữ ‘hòa bình’ đó trở thành giống như một cửa sổ chật hẹp qua đó chúng ta quan sát thế giới và cố gắng hiểu rõ nó. Qua một cửa sổ chật hẹp chúng ta chỉ thấy một phần của bầu trời, và không phải toàn sự bao la, sự mênh mông của nó. Không thể có hòa bình bằng cách chỉ theo đuổi hòa bình, mà chắc chắn là một qui trình của cái trí.

Hiểu rõ điều này có lẽ phải hơi hơi khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày nó hết sức đơn giản. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ hòa bình có nghĩa gì, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa thực sự của tình yêu.

Chúng ta nghĩ rằng hòa bình là cái gì đó sẽ kiếm được qua cái trí, qua lý luận; nhưng như thế sao? Liệu có khi nào hòa bình có thể xảy ra qua bất kỳ làm yên lặng, qua bất kỳ kiểm soát hay chi phối nào của suy nghĩ? Tất cả chúng ta đều muốn hòa bình; và đối với hầu hết chúng ta, hòa bình có nghĩa được để lại một mình, không bị quấy rầy hay can thiệp, thế là chúng ta dựng lên một bức tường quanh cái trí riêng của chúng ta, một bức tường của những ý tưởng.

Hiểu rõ điều này rất quan trọng cho bạn, bởi vì khi bạn lớn lên bạn sẽ bị đối diện với những vấn đề của chiến tranh và hòa bình. Liệu hòa bình là điều gì đó để được theo đuổi, được trói buộc và được thuần thục bởi cái trí? Điều gì hầu hết chúng ta gọi là hòa bình là một qui trình của trì trệ, của sự phân rã từ từ. Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ tìm được hòa bình bằng cách bám vào một bộ của những ý tưởng, bằng cách phía bên trong dựng lên một bức tường của sự an toàn, sự bảo đảm, một bức tường của những thói quen, những niềm tin; chúng ta nghĩ rằng hòa bình là một vấn đề của theo đuổi một nguyên tắc, của vun quén một khuynh hướng đặc biệt, một ưa thích đặc biệt, một mong ước đặc biệt. Chúng ta muốn sống mà không có sự phiền muộn, thế là chúng ta tìm ra một góc nào đó của vũ trụ, hay của thân tâm chúng ta, mà chúng ta lê lết vào trong đó, và chúng ta sống trong sự tối tăm của tự-bao bọc. Đó là điều gì hầu hết chúng ta đều tìm kiếm trong sự liên hệ của chúng ta với người chồng, với người vợ, với cha mẹ, với bạn bè. Một cách không nhận biết được, chúng ta muốn hòa bình bằng bất kỳ cái giá nào, và thế là chúng ta theo đuổi nó.

Nhưng có khi nào cái trí có thể tìm được hòa bình? Chính cái trí không là một cái nguồn của sự bất an, hay sao? Cái trí chỉ có thể thâu lượm, phủ nhận, khẳng định, ghi nhớ, theo đuổi. Một cách tuyệt đối, hòa bình là cốt lõi, bởi vì nếu không có hòa bình chúng ta không thể sống một cách sáng tạo. Nhưng liệu hòa bình là điều gì đó được nhận ra qua những đấu tranh, những từ bỏ, những hy sinh của cái trí? Bạn hiểu rõ điều gì tôi đang nói?

Chúng ta có lẽ bất mãn khi chúng ta còn trẻ tuổi, nhưng khi chúng ta lớn lên, nếu chúng ta không thông minh và cảnh giác, sự bất mãn đó sẽ được dẫn vào một cái kênh của một hình thức cam chịu an phận đối với sống. Cái trí luôn luôn đang tìm kiếm một thói quen, niềm tin, ham muốn tách biệt, cái gì đó mà nó có thể sống an phận và trong tình trạng hòa bình với thế giới. Nhưng cái trí không thể tìm được hòa bình, bởi vì nó có thể suy nghĩ chỉ phụ thuộc vào thời gian, phụ thuộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai: cái gì nó đã là, cái gì nó là, và cái gì nó sẽ là. Nó liên tục đang chê bai, đang đánh giá, đang cân nhắc, đang so sánh, đang theo đuổi những ảo tưởng riêng của nó, những thói quen, những niềm tin riêng của nó; và một cái trí như thế không bao giờ có thể hòa bình. Nó có thể đánh lừa chính nó vào một trạng thái mà nó gọi là hòa bình; nhưng đó không là hòa bình. Cái trí có thể tự thôi miên chính nó bằng cách lặp lại những từ ngữ và những cụm từ, bằng cách theo sau người nào đó, hay bằng cách tích lũy những hiểu biết; nhưng nó không hòa bình, bởi vì chính một cái trí như thế là trung tâm của sự bất an; tại ngay bản chất của nó, nó là bản thể của thời gian. Vì vậy, cái trí mà dựa vào nó chúng ta suy nghĩ, chúng ta tính toán, chúng ta xoay xở và so sánh, không thể tìm được hòa bình.

Hòa bình không là kết quả của sự lý luận; và tuy nhiên, như bạn sẽ thấy nếu bạn quan sát chúng, những tôn giáo có tổ chức đều bị trói buộc trong sự theo đuổi hòa bình này qua cái trí. Hòa bình thực sự có tánh sáng tạo và tinh khiết ngược lại với chiến tranh có tánh hủy diệt; và để tìm được hòa bình đó, người ta phải hiểu rõ vẻ đẹp. Đó là lý do tại sao rất quan trọng, trong khi chúng ta còn rất nhỏ, phải có vẻ đẹp này quanh chúng ta – vẻ đẹp của những cao ốc mà có những cân đối đúng cách, vẻ đẹp của sự sạch sẽ, vẻ đẹp của nói chuyện yên lặng giữa những người lớn. Trong hiểu rõ vẻ đẹp là gì, chúng ta sẽ biết tình yêu, bởi vì sự hiểu rõ về vẻ đẹp là sự hòa bình của quả tim.

Hòa bình không thuộc quả tim, không thuộc cái trí. Muốn biết hòa bình bạn phải tìm ra vẻ đẹp là gì. Cách bạn nói chuyện, những từ ngữ bạn sử dụng, những cử chỉ bạn chuyển động – những điều này quan trọng lắm, bởi vì qua chúng bạn sẽ phát hiện sự tinh lọc của quả tim riêng của bạn. Vẻ đẹp không thể được định nghĩa, nó không thể được giải thích trong những từ ngữ. Nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào cái trí rất yên lặng.

Vì vậy, trong khi bạn còn nhỏ và nhạy cảm, rất cần thiết rằng bạn – cũng như những người có trách nhiệm chăm sóc bạn – phải sáng tạo một bầu không khí của vẻ đẹp. Cách bạn mặc, cách bạn đi đứng, cách bạn nằm ngồi, cách bạn ăn uống – tất cả những việc này, và tất cả những việc quanh bạn, là rất quan trọng. Bởi vì khi bạn lớn lên bạn sẽ gặp những xấu xa của sống – những cao ốc xấu xí, những con người xấu xa cùng sự hiểm độc, ganh tỵ, tham vọng, độc ác của họ; và nếu trong quả tim của bạn không được hình thành và thiết lập sự nhận biết của vẻ đẹp, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn trôi bởi dòng chảy hung tợn của thế giới. Vậy thì, bạn sẽ bị trói buộc trong sự đấu tranh liên tục để tìm được hòa bình qua cái trí. Cái trí chiếu rọi một ý tưởng của hòa bình và cố gắng theo đuổi nó, thế là bị trói buộc trong mạng lưới của những từ ngữ, trong mạng lưới của những ưa thích và những ảo tưởng.

Hòa bình có thể đến chỉ khi nào có tình yêu. Nếu bạn kiếm được hòa bình chỉ qua sự an toàn, thuộc tài chánh hay cách khác, hay qua những niềm tin, những nghi thức, những lặp lại bằng từ ngữ nào đó, không có sự sáng tạo; không có sự cấp bách phải sáng tạo một cách mạng cơ bản trong thế giới. Hòa bình như thế chỉ dẫn đến sự mãn nguyện và sự cam chịu. Nhưng khi trong bạn có sự hiểu rõ của tình yêu và vẻ đẹp, vậy thì bạn sẽ tìm được hòa bình mà không chỉ là một chiếu rọi của cái trí. Chính hòa bình này mới là sáng tạo, mới dọn dẹp sự rối loạn và mang lại trật tự trong chính người ta. Nhưng hòa bình này không hiện diện qua bất kỳ nỗ lực nào để tìm ra. Nó hiện diện khi bạn liên tục đang nhìn ngắm, khi bạn nhạy cảm đến cả những xấu xí và những đẹp đẽ, đến cả những tốt lành và những xấu xa, đến tất cả những dao động của sống. Hòa bình không là cái gì đó tầm thường, được tạo ra bởi cái trí; nó lớn lao vô cùng, mở rộng vô hạn, nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào quả tim được giàu có.

Người hỏi: Tại sao chúng ta cảm thấy thấp kém trước những người cao cấp hơn của chúng ta?

Krishnamurti: Bạn nghĩ những người cao cấp hơn của bạn là ai? Những người mà biết? Những người mà có những tước hiệu, những bằng cấp? Những người mà bạn muốn cái gì đó từ họ, một loại phần thưởng hay địa vị nào đó? Khoảnh khắc bạn nghĩ người nào đó như là cao cấp, bạn không nghĩ người nào khác là thấp kém, hay sao?

Tại sao chúng ta có sự phân chia này về những người cao cấp hơn và những người thấp kém hơn? Nó tồn tại chỉ khi nào chúng ta mong muốn cái gì đó, đúng chứ? Tôi cảm thấy ít thông minh hơn bạn, tôi không có nhiều tiền bạc hay khả năng như bạn có, tôi không hạnh phúc như bạn dường như có, hay tôi muốn cái gì đó từ bạn; vì vậy tôi cảm thấy thấp kém hơn bạn. Khi tôi ganh tỵ bạn, hay khi tôi đang cố gắng bắt chước bạn, hay khi tôi muốn cái gì đó từ bạn, ngay tức khắc tôi trở thành người thấp kém của bạn, bởi vì tôi đã đặt bạn trên một cái bệ, tôi đã cho bạn một giá trị cao cấp. Vì vậy, thuộc tâm lý, phía bên trong, tôi tạo ra cả những người cao cấp lẫn những người thấp kém; tôi tạo ra ý thức của bất bình đẳng này giữa những người mà có và những người mà không có.

Giữa những con người có sự bất bình đẳng to lớn của khả năng, đúng chứ? Có con người sáng chế máy bay phản lực và có con người điều khiển cái máy cầy. Sự khác biệt to lớn trong khả năng – thuộc trí năng, thuộc từ ngữ, thuộc thân thể – không thể tránh khỏi. Nhưng bạn thấy, chúng ta trao ý nghĩa lạ lùng cho những chức năng nào đó. Chúng ta nghĩ rằng người thống đốc, người thủ tướng, người sáng chế, người khoa học, lại quan trọng hơn người giúp việc; vì vậy chức năng đảm đương địa vị. Chừng nào chúng ta còn trao cho địa vị những chức năng đặc biệt, chắc chắn phải có một ý thức của bất bình đẳng, và khoảng trống giữa những người có khả năng và những người không khả năng trở thành không thể nối liền được. Nếu chúng ta có thể giữ được chức năng mà không có địa vị, vậy thì có thể sáng tạo một cảm thấy thực sự của bình đẳng. Nhưng muốn có điều này phải có tình yêu; bởi vì chính là tình yêu mới hủy diệt ý thức của những người cao cấp hơn và những người thấp kém hơn.

Thế giới được phân chia thành những người có – những người giàu có, những người quyền hành, những người khả năng, những người có mọi thứ – và những người không có. Và liệu có thể sáng tạo một thế giới trong đó sự phân chia này giữa ‘những người có’ và ‘những người không có’ không tồn tại? Thật ra, việc gì đang xảy ra là thế này: thấy sự chia cách, cái vực thẳm này giữa những người giàu có và những người nghèo khổ, giữa con người có khả năng to lớn và con người có chút ít hay không có khả năng, những người chính trị và những người kinh tế đang cố gắng giải quyết vấn đề qua sự đổi mới thuộc xã hội và thuộc kinh tế. Việc đó có lẽ được thôi. Nhưng một thay đổi thực sự không bao giờ có thể xảy ra chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ toàn qui trình của sự hận thù, sự ganh tỵ, sự hiểm độc; bởi vì chỉ khi nào qui trình này được hiểu rõ và kết thúc mới có thể có tình yêu trong những quả tim của chúng ta.

Người hỏi: Liệu có thể có hòa bình trong những sống của chúng ta khi tại mỗi khoảnh khắc chúng ta đang đấu tranh chống lại môi trường sống của chúng ta?

Krishnamurti: Môi trường sống của chúng ta là gì? Môi trường sống của chúng ta là xã hội, môi trường sống thuộc dân tộc, giai cấp, kinh tế, và tôn giáo của quốc gia trong đó chúng ta lớn lên; và cũng cả khí hậu. Hầu hết chúng ta đều đang đấu tranh để phù hợp vào, để điều chỉnh chính chúng ta đến môi trường sống của chúng ta bởi vì chúng ta hy vọng kiếm được một việc làm từ môi trường sống đó, chúng ta hy vọng có được những lợi lộc của xã hội đặc biệt đó. Nhưng xã hội đó được cấu thành từ cái gì? Bạn có khi nào suy nghĩ về nó? Bạn có khi nào quan sát kỹ lưỡng xã hội đó mà bạn đang sống trong nó và bạn đang cố gắng điều chỉnh chính bạn vào nó? Xã hội đó được đặt nền tảng trên một bộ của những niềm tin và những truyền thống mà được gọi là tôn giáo, và trên những giá trị thuộc kinh tế nào đó, đúng chứ? Bạn là bộ phận của xã hội đó, và bạn đang đấu tranh để điều chỉnh chính bạn vào nó. Nhưng xã hội đó là kết quả của sự tham lợi, nó là kết quả của sự ganh tỵ, sợ hãi, tham lam, những theo đuổi sở hữu, cùng thỉnh thoảng những lóe sáng của tình yêu. Và nếu bạn muốn thông minh, không sợ hãi, không tham lợi, liệu bạn có thể điều chỉnh chính bạn vào một xã hội như thế? Liệu bạn có thể?

Chắc chắn, bạn phải sáng tạo một xã hội mới mẻ, mà có nghĩa rằng bạn, như một cá thể phải được tự do khỏi sự tham lợi, khỏi sự ganh tỵ, khỏi sự tham lam; bạn phải được tự do khỏi chủ nghĩa quốc gia, khỏi chủ nghĩa ái quốc, và khỏi tất cả sự thâu hẹp của suy nghĩ thuộc tôn giáo. Chỉ lúc đó mới có thể sáng tạo cái gì đó mới mẻ, một xã hội hoàn toàn mới mẻ. Nhưng chừng nào bạn còn đấu tranh một cách không suy nghĩ để điều chỉnh chính bạn vào xã hội hiện nay, bạn chỉ đang tuân theo khuôn mẫu cũ kỹ của sự ganh tỵ, của quyền hành và thanh danh, của những niềm tin gây thoái hóa.

Vì vậy rất quan trọng, trong khi bạn còn nhỏ, phải bắt đầu hiểu rõ những vấn đề này và tạo ra sự tự do thực sự bên trong chính bạn, bởi vì lúc đó bạn sẽ sáng tạo một thế giới mới mẻ, một xã hội mới mẻ, một liên hệ mới mẻ giữa con người và con người. Và giúp đỡ bạn thực hiện việc này chắc chắn là chức năng thực sự của giáo dục.

Người hỏi: Tại sao chúng ta đau khổ? Tại sao chúng ta không thể được tự do khỏi bệnh tật và chết chóc?

Krishnamurti: Qua sự vệ sinh, qua những điều kiện sống thích hợp và thực phẩm dinh dưỡng, con người đang bắt đầu thoát khỏi những bệnh tật nào đó. Qua giải phẫu và những hình thức khác nhau của điều trị, khoa học y tế đang cố gắng tìm ra một chữa trị cho những căn bệnh không thể chữa trị được như bệnh ung thư. Một bác sĩ có khả năng làm tất cả mọi việc anh ấy có thể làm để giảm bớt và loại bỏ bệnh tật.

Và liệu chết có thể chinh phục được? Tại tuổi của bạn, thật lạ thường quá khi bạn quan tâm đến chết. Tại sao bạn quá bận tâm đến nó? Có phải vì có quá nhiều chết quanh bạn – những giàn hỏa thiêu, thân thể được khiêng đến bờ sông? Đối với bạn, chết là một cảnh quen thuộc, bạn liên tục chứng kiến nó; và có sợ hãi của chết.

Nếu bạn không suy nghĩ và hiểu rõ cho chính bạn những hàm ý của chết, bạn sẽ liên tục đi từ một người giảng đạo này đến một người giảng đạo khác, từ một hy vọng này sang một hy vọng khác, từ một niềm tin này sang một niềm tin khác, cố gắng tìm được một đáp án cho nghi vấn của chết này. Bạn hiểu rõ chứ? Đừng tiếp tục hỏi người nào khác, nhưng hãy cố gắng tìm ra cho chính bạn sự thật của vấn đề. Đặt ra vô số câu hỏi mà không khi nào cố gắng tìm ra hay khám phá, thuộc đặc tính của một cái trí tầm thường.

Bạn thấy, chúng ta sợ hãi chết chỉ khi nào chúng ta bám vào sống. Hiểu rõ toàn qui trình của sống cũng là hiểu rõ toàn ý nghĩa của chết. Chết chỉ là sự triệt tiêu của sự tiếp tục; và chúng ta sợ hãi không thể tiếp tục; nhưng cái gì tiếp tục không bao giờ có thể mới mẻ. Hãy suy nghĩ ra nó; hãy khám phá cho chính bạn điều gì là đúng thật. Chính sự thật mới giải thoát bạn khỏi sự sợ hãi của chết, và không phải là những lý thuyết thuộc tôn giáo của bạn, cũng không phải là niềm tin của bạn trong sự đầu thai hay trong cuộc sống đời sau.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com