Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18

09/10/201116:04(Xem: 7471)
18

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XVIII

T

rong khi chúng ta còn khá trẻ, có lẽ hầu hết chúng ta đều không bị ảnh hưởng nhiều bởi những xung đột của sống, bởi những lo âu, những hân hoan thoáng chốc, những thảm họa vật chất, sự sợ hãi của chết và những biến dạng thuộc tinh thần đã đè nặng thế hệ lớn tuổi. May thay, trong khi chúng ta còn trẻ hầu hết chúng ta vẫn chưa tiếp xúc với trận chiến của sống. Nhưng khi chúng ta lớn lên, những vấn đề, những đau khổ, những ngờ vực, sự đấu tranh phía bên trong và thuộc kinh tế, tất cả đều bắt đầu ập vào chúng ta, và sau đó chúng ta muốn tìm ra ý nghĩa của sống, chúng ta muốn biết sống là gì. Chúng ta thắc mắc về những xung đột, những đau khổ, những thảm họa, sự nghèo khổ. Chúng ta muốn biết tại sao một số nguời lại sung sướng và những người khác lại không; tại sao một người lại khỏe mạnh, thông minh, có tài năng, có năng lực, trong khi một người khác không có. Và nếu chúng ta thỏa mãn một cách dễ dàng, chẳng mấy chốc chúng ta bị trói buộc trong những giả thuyết nào đó, trong lý thuyết hay niềm tin nào đó; chúng ta tìm được một đáp án, nhưng nó không bao giờ là đáp án thực sự. Chúng ta nhận ra rằng sống là xấu xa, phiền muộn, đau khổ, và chúng ta khởi sự tìm hiểu; nhưng bởi vì không có đủ tự tin, sinh lực, thông minh, hồn nhiên để tiếp tục thâm nhập, chẳng mấy chốc chúng ta bị trói buộc trong những lý thuyết, trong những niềm tin, trong loại phỏng đoán hay giáo điều nào đó mà giải thích một cách hài lòng tất cả những điều này. Dần dần, những niềm tin và giáo điều của chúng ta trở nên bám rễ sâu và không thể lay động, bởi vì đằng sau chúng có một sợ hãi liên tục về cái không biết được. Chúng ta không bao giờ quan sát sự sợ hãi đó; chúng ta lẩn tránh nó và ẩn náu trong những niềm tin của chúng ta. Và khi chúng ta tìm hiểu những niềm tin này – niềm tin Ấn giáo, niềm tin Phật giáo, niềm tin Thiên chúa giáo – chúng ta phát hiện rằng chúng gây phân chia con người. Mỗi bộ của những giáo điều hay những niềm tin có một chuỗi của những nghi thức tôn thờ, một chuỗi của những ép buộc mà trói buộc cái trí và tách rời con người khỏi con người.

Thế là, chúng ta khởi sự tìm hiểu để tìm ra điều gì là đúng thật, điều gì là ý nghĩa của tất cả đau khổ này, đấu tranh này, phiền muộn này, và chúng ta kết thúc bằng một bộ của những niềm tin, những nghi thức, những lý thuyết. Chúng ta không có sự tự tin, cũng không có sinh ực, cũng không có sự hồn nhiên để xóa sạch niềm tin và thâm nhập; thế là, niềm tin bắt đầu hành động như một nhân tố gây thoái hóa trong những sống của chúng ta.

Niềm tin gây thoái hóa, bởi vì đằng sau niềm tin và luân lý thuộc lý tưởng ẩn núp ‘cái tôi’, cái ngã – cái tôi mà liên tục đang tăng trưởng to hơn và to hơn, quyền hành hơn. Chúng ta nghĩ rằng niềm tin trong Thượng đế là tôn giáo. Chúng ta nghĩ rằng có tin tưởng là một người tôn giáo. Nếu bạn không tin tưởng, bạn sẽ bị coi như là một người vô thần và bị chê trách bởi xã hội. Một xã hội chê trách những người không tin tưởng Thượng đế, và một xã hội khác chê trách những người tin tưởng. Cả hai đều giống hệt nhau.

Thế là, tôn giáo trở thành một vấn đề của niềm tin, và niềm tin hành động như một giới hạn vào cái trí; và vì vậy cái trí không bao giờ được tự do. Nhưng chỉ trong sự tự do bạn mới có thể tìm ra điều gì là đúng thật, điều gì là Thượng đế, không phải qua bất kỳ niềm tin nào; bởi vì niềm tin của bạn chiếu rọi điều gì bạn suy nghĩ Thượng đế nênlà gì; điều gì bạn suy nghĩ nênlà đúng thật. Nếu bạn tin tưởng Thượng đế là tình yêu, Thượng đế là tốt lành, Thượng đế là cái này hay cái kia, chính niềm tin của bạn ngăn cản bạn không hiểu rõ Thượng đế là gì, sự thật là gì. Nhưng, bạn thấy, bạn muốn quên bẵng mình trong một niềm tin; bạn muốn hy sinh bạn; bạn muốn ganh đua với một người khác, bạn muốn loại bỏ sự đấu tranh liên tục này mà đang xảy ra bên trong bạn và theo đuổi đạo đức.

Sống của bạn là một đấu tranh liên tục trong đó có phiền muộn, đau khổ, tham vọng, vui thú thoáng qua, hạnh phúc đến rồi đi; thế là, cái trí muốn điều gì đó thật vĩ đại để bám vào, điều gì đó vượt khỏi chính nó mà nó có thể được đồng hóa cùng. Cái gì đó cái trí gọi là Thượng đế, sự thật, và nó tự đồng hóa cùng Thượng đế qua niềm tin, qua thuyết phục, qua lý luận, qua những hình thức khác nhau của kỷ luật và luân lý thuộc lý tưởng. Nhưng cái gì đó vĩ đại, mà sáng chế sự phỏng đoán, vẫn còn là bộ phận của ‘cái tôi’, nó được chiếu rọi bởi cái trí trong sự ham muốn của nó để tẩu thoát khỏi những khốn khổ của sống.

Chúng ta đồng hóa chính chúng ta cùng một quốc gia đặc biệt – Ấn độ, Anh, Đức, Nga, Mỹ. Bạn nghĩ về chính bạn như một người Ấn độ. Tại sao? Tại sao bạn đồng hóa mình cùng nước Ấn độ? Có khi nào bạn đã quan sát nó, thâm nhập đằng sau những từ ngữ mà đã giam giữ cái trí của bạn? Đang sống trong một thành phố hay một thị trấn nhỏ, đang theo một sống phiền muộn cùng những đấu tranh và những cãi cọ trong gia đình của bạn, bị bất mãn, không hài lòng, không hạnh phúc, bạn đồng hóa mình cùng một quốc gia được gọi là Ấn độ. Điều này trao tặng bạn một ý thức của vô hạn, của quan trọng, một thỏa mãn thuộc tâm lý, thế là bạn nói, ‘Tôi là một người Ấn độ’; và bởi vì điều này, bạn sẵn lòng giết chóc, chết hay bị tàn phế.

Trong cùng cách, bởi vì bạn rất tầm thường, đang đấu tranh liên tục với chính bạn và với những người khác, bởi vì bạn bị hoang mang, phiền muộn, rối loạn, bởi vì bạn biết có chết, bạn đồng hóa mình cùng cái gì đó vượt khỏi, cái gì đó vĩ đại, quan trọng, đầy ý nghĩa, mà bạn gọi là Thượng đế. Sự đồng hóa này cùng cái gì bạn gọi là Thượng đế, trao tặng bạn một ý thức của quan trọng vô cùng, và bạn cảm thấy hạnh phúc. Thế là sự đồng hóa của chính bạn cùng cái gì đó vĩ đại là một qui trình của tự-bành trướng; nó vẫn còn là sự đấu tranh của ‘cái tôi’, cái ngã.

Như chúng ta thông thường biết nó, tôn giáo là một chuỗi của những niềm tin, những giáo điều, những nghi thức, những mê tín; nó là sự tôn sùng của những hình tượng, của những mê hoặc và những đạo sư, và chúng ta nghĩ tất cả việc này sẽ dẫn chúng ta đến mục đích tối thượng nào đó. Mục đích tối thượng đó là sự chiếu rọi riêng của chúng ta; nó là điều gì chúng ta ao ước, điều gì chúng ta suy nghĩ sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc, một cam đoan của tình trạng vĩnh cửu. Bị trói buộc trong sự ham muốn có vĩnh cửu này, cái trí sáng chế một tôn giáo của những giáo điều, của giai cấp giáo sĩ, của những mê tín và sự tôn thờ hình tượng; và có những trì trệ. Liệu đó là tôn giáo? Liệu tôn giáo là một vấn đề của niềm tin, một vấn đề của chấp nhận hay có hiểu biết của những trải nghiệm hay những khẳng định của những người khác? Liệu tôn giáo chỉ là sự thực hành của luân lý? Bạn biết, có luân lý là một điều tương đối dễ dàng – làm việc này và không làm việc kia. Bạn có thể chỉ bắt chước một hệ thống luân lý. Nhưng đằng sau luân lý như thế ẩn núp cái tôi hung hăng, đang tăng trưởng, đang bành trướng, đang thống trị. Và đó là tôn giáo?

Bạn phải tìm ra sự thật là gì, bởi vì đó là điều gì thực sự quan trọng – không phải liệu bạn giàu có hay nghèo khổ, hay liệu bạn lập gia đình và sống hạnh phúc cùng con cái, bởi vì tất cả những việc này đều phải đến một kết thúc; và luôn luôn có chết. Vậy là, nếu không có bất kỳ hình thức nào của niềm tin, bạn phải có sinh lực, sự tự tin, sáng kiến khởi đầu để tìm ra cho chính bạn sự thật là gì, Thượng đế là gì. Niềm tin sẽ không giải thoát cái trí của bạn; niềm tin gây thoái hóa, gây mù lòa, gây dốt nát. Cái trí có thể giải thoát chỉ qua sinh lực và sự tự tin riêng của nó.

Chắc chắn, một trong những chức năng của giáo dục là sáng tạo những cá thể không bị trói buộc bởi bất kỳ hình thức nào của niềm tin, bất kỳ khuôn mẫu nào của luân lý hay kính trọng. Chính là ‘cái tôi’ mới chỉ tìm kiếm để trở nên có luân lý, được kính trọng. Cá thể tôn giáo thực sự là người mà khám phá, mà trải nghiệm một cách hiệp thông Thượng đế là gì, sự thật là gì. Trải nghiệm hiệp thông đó không bao giờ có thể xảy ra được qua bất kỳ hình thức nào của niềm tin, qua bất kỳ nghi thức nào, qua bất kỳ sự theo sau hay tôn thờ một người khác. Cái trí tôn giáo thực sự được tự do khỏi tất cả những đạo sư. Bạn như một cá thể, khi bạn lớn lên và sống theo sống riêng của bạn, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc có thể khám phá sự thật, và thế là bạn có thể tự do.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng được tự do khỏi những vật chất của thế giới là bước đầu tiên hướng về tôn giáo. Không phải vậy. Đó là một trong những cách dễ dàng nhất để thực hiện. Bước đầu tiên là được tự do để suy nghĩ nguyên vẹn, tổng thể, và độc lập, mà có nghĩa không bị trói buộc bởi niềm tin hay bị nghiền nát bởi những hoàn cảnh, bởi môi trường sống, để cho bạn là một con người tổng thể, có khả năng, có sinh lực và sự tự tin. Chỉ đến lúc đó cái trí của bạn, bởi vì tự do, không bị thành kiến, không bị quy định, có thể tìm được Thượng đế là gì. Chắc chắn, đây là mục đích cơ bản mà bất kỳ trung tâm giáo dục nào nên tồn tại: giúp đỡ mỗi cá thể tại trường học được tự do để khám phá sự thật. Điều này có nghĩa không tuân theo bất kỳ hệ thống, không bám vào bất kỳ niềm tin hay nghi thức, và không tôn sùng bất kỳ đạo sư nào. Cá thể phải thức dậy thông minh của anh ấy, không qua bất kỳ hình thức nào của kỷ luật, kháng cự, cưỡng bách, ép buộc, nhưng qua tự do. Chỉ qua thông minh được sinh ra từ tự do thì cá thể mới có thể khám phá cái vượt khỏi cái trí. Bao la đó – cái không thể đặt tên, cái không giới hạn, cái không thể đo lường được bởi những từ ngữ và trong nó có tình yêu mà không thuộc cái trí – phải được hiệp thông trực tiếp. Cái trí không thể hình dung nó; vì vậy cái trí phải rất yên lặng, bất động kinh ngạc, mà không có bất kỳ đòi hỏi hay bất kỳ ham muốn nào. Chỉ lúc đó cái mà có lẽ được gọi là Thượng đế hay sự thật mới có thể hiện diện.

Người hỏi: Vâng lời là gì? Liệu chúng ta nên vâng lời một mệnh lệnh thậm chí không hiểu rõ nó?

Krishnamurti: Đó không là việc mà hầu hết chúng ta đều làm, hay sao? Những cha mẹ, những giáo viên, những người lớn tuổi nói, ‘Làm việc này’. Họ nói nó rất lịch sự, hay bằng một cây gậy, và bởi vì chúng ta sợ hãi, chúng ta vâng lời. Đó cũng là việc gì những chính phủ, việc gì những người quân đội làm đối với chúng ta. Chúng ta được dạy dỗ từ niên thiếu để vâng lời, không cần biết nó là gì. Những cha mẹ của chúng ta càng độc đoán nhiều bao nhiêu và chính phủ càng chuyên chế nhiều bao nhiêu, chúng ta càng bị bắt buộc, bị định hình từ những năm sớm nhất của chúng ta chặt chẽ nhiều bấy nhiêu; và bởi vì không hiểu rõ tại sao chúng ta phải làm việc gì chúng ta được yêu cầu, chúng ta vâng lời. Chúng ta cũng được dạy bảo phải suy nghĩ cái gì. Những cái trí của chúng ta bị lột bỏ bất kỳ suy nghĩ nào mà không được ưng thuận bởi Chính thể, bởi những chính quyền địa phương. Chúng ta không bao giờ được chỉ bảo hay được giúp đỡ để suy nghĩ, để tìm ra, nhưng được yêu cầu phải vâng lời. Những giáo sĩ bảo chúng ta nó là như thế, những quyển sách tôn giáo bảo chúng ta nó là như thế, và sợ hãi phía bên trong của chúng ta thúc ép chúng ta phải vâng lời; bởi vì nếu chúng ta không vâng lời chúng ta sẽ bị hoang mang, chúng ta sẽ cảm thấy lạc lõng.

Thế là, chúng ta vâng lời bởi vì chúng ta rất không suy nghĩ. Chúng ta không muốn suy nghĩ bởi vì suy nghĩ phiền phức lắm; muốn suy nghĩ, chúng ta phải nghi ngờ, tìm hiểu, chúng ta phải tìm ra cho chính chúng ta. Và những người lớn tuổi không muốn chúng ta tìm hiểu, họ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe những câu hỏi của chúng ta. Họ quá bận rộn bởi những tranh cãi riêng của họ, bởi những tham vọng và những thành kiến của họ, bởi những làm và những không làm của luân lý và kính trọng của họ; và chúng ta những người trẻ tuổi chúng ta sợ hãi sống sai trái, bởi vì chúng ta cũng muốn được kính trọng. Tất cả chúng ta đều không muốn mặc cùng loại quần áo, để trông giống nhau, hay sao? Chúng ta không muốn làm bất kỳ việc gì khác biệt, chúng ta không muốn suy nghĩ độc lập, đứng tách rời, bởi vì việc đó gây phiền phức lắm; thế là chúng ta hợp thành một nhóm người.

Dù chúng ta thuộc bất kỳ tuổi tác nào, hầu hết chúng ta đều vâng lời, tuân theo, bắt chước, bởi vì phía bên trong chúng ta sợ hãi bị rối loạn. Chúng ta muốn ổn định, cả tiền bạc lẫn luân lý; chúng ta muốn được chấp nhận. Chúng ta muốn ở trong một vị trí an toàn, được bao bọc và không bao giờ phải đương đầu với phiền muộn, đau đớn, khổ sở. Chính là sự sợ hãi, có ý thức hay không ý thức, mới khiến chúng ta vâng lời người thầy, người lãnh đạo, người giáo sĩ, chính phủ. Chính là sợ hãi bị trừng phạt mới ngăn cản chúng ta không làm những việc gây tổn thương cho những người khác. Thế là, đằng sau tất cả những hành động của chúng ta, những theo đuổi và những tham lam của chúng ta, ẩn nấp sự ham muốn cho vĩnh cửu này, sự ham muốn được an toàn, được bảo đảm này. Nếu không được tự do khỏi sợ hãi, chỉ vâng lời chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Điều gì có ý nghĩa là nhận biết được sợ hãi này ngày sang ngày, quan sát nó phơi bày như thế nào trong những cách khác nhau. Chỉ khi nào có tự do khỏi sợ hãi mới có thể có chất lượng phía bên trong đó của hiểu rõ, cô đơn đó mà không có sự tích lũy của hiểu biết hay trải nghiệm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]