CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không
PHẦN MỘT
XII
T |
rong khi bạn còn trẻ, liệu không quan trọng phải được thương yêu, và cũng biết thương yêu có nghĩa gì, hay sao? Nhưng đối với tôi, có vẻ hầu hết mọi người đều không thương yêu, và cũng không được thương yêu. Và tôi nghĩ trong khi bạn còn trẻ, phải thâm nhập vào vấn đề này rất nghiêm túc và hiểu rõ nó là điều cốt lõi; bởi vì nếu như thế có lẽ chúng ta có thể dư thừa nhạy cảm để cảm thấy tình yêu, để biết chất lượng của nó, hương thơm của nó, để cho khi chúng ta lớn lên nó sẽ không hoàn toàn bị hủy diệt. Vì vậy chúng ta hãy suy nghĩ câu hỏi này.
Tình yêu có nghĩa gì? Nó là một lý tưởng, cái gì đó xa xôi, không thể đạt được? Hay tình yêu có thể được cảm thấy bởi mỗi người chúng ta tại những khoảnh khắc lạ thường của ngày? Có chất lượng của đồng cảm, của hiểu rõ, giúp đỡ người nào đó một cách tự nhiên, không có bất kỳ động cơ nào, giúp đỡ một cách tự phát, chăm sóc một cái cây hay một con chó, thông cảm với những người dân làng, rộng lượng đối với người bạn của bạn, người hàng xóm của bạn – đây không là điều gì chúng ta có ý khi nói về tình yêu, hay sao? Tình yêu không là một trạng thái trong đó không có ý thức của oán giận, nhưng sự tha thứ vĩnh viễn, hay sao? Và liệu không thể, trong khi chúng ta còn trẻ, cảm thấy tình yêu, hay sao?
Trong khi chúng ta còn trẻ, nhiều người chúng ta có trải nghiệm cảm thấy này – một đồng cảm tuôn trào đột ngột cho những người dân làng, cho một con chó, cho những người nghèo khổ hay vô hy vọng. Và liệu nó không nên được liên tục chăm sóc, hay sao? Liệu bạn không nên luôn luôn dành ra một phần thời gian trong ngày để giúp đỡ một người khác, để chăm sóc một cái cây hay một ngôi vườn, để giúp đỡ trong ngôi nhà hay trong phòng trọ, để cho khi bạn bắt đầu chín chắn, bạn sẽ biết sự ân cần một cách tự nhiên như thế nào, mà không ép buộc, không động cơ? Bạn không nên có chất lượng của tình yêu thực sự, hay sao?
Tình yêu thực sự không thể được tạo ra một cách giả tạo, bạn phải cảm thấynó; và người bảo mẫu của bạn, cha mẹ của bạn, những giáo viên của bạn cũng phải cảm thấy nó. Hầu hết mọi người đều không có tình yêu thực sự; họ quá quan tâm đến những thành tựu của họ, những khao khát của họ, hiểu biết của họ, thành công của họ. Họ trao cho việc gì họ đã thực hiện và muốn thực hiện, sự quan trọng lạ lùng đến độ cuối cùng nó hủy diệt họ.
Đó là lý do tại sao rất quan trọng, trong khi bạn còn trẻ, nên giúp đỡ chăm sóc những căn phòng, hay lưu tâm đến những cây cối mà chính bạn đã trồng hay đi phụ giúp cho một người bạn bị bệnh, để cho có một cảm thấy tinh tế của đồng cảm, của quan tâm, của quảng đại – quảng đại thực sự mà không chỉ của cái trí, và mà khiến cho bạn muốn chia sẻ cùng người nào đó, bất kỳ thứ gì bạn có, dù nhỏ nhoi. Nếu bạn không có cảm thấy này của tình yêu, của quảng đại, của tử tế, của dịu dàng, trong khi bạn còn trẻ, sẽ rất khó khăn để có nó khi bạn lớn lên; nhưng nếu bạn bắt đầu có nó bây giờ, vậy thì có lẽ bạn có thể thức dậy nó trong những người khác.
Có đồng cảm và thương yêu hàm ý sự tự do khỏi sợ hãi, đúng chứ? Nhưng bạn thấy, quá khó khăn để lớn lên trong thế giới này mà không có sợ hãi, mà không có động cơ cá nhân nào đó trong hành động. Những người lớn tuổi không bao giờ suy nghĩ về vấn đề của sợ hãi này, hay họ đã suy nghĩ về nó chỉ theo một cách trừu tượng, mà không hành động vào nó trong sự tồn tại hàng ngày. Bạn vẫn còn rất trẻ, bạn đang quan sát, đang tìm hiểu, đang học hành, nhưng nếu bạn không thấy và không hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi, bạn sẽ trở thành như họ là. Giống như một loại cỏ dại không nhìn thấy đuợc nào đó, sợ hãi sẽ tăng trưởng và lan tràn và biến dạng cái trí của bạn. Vì vậy, bạn nên nhận biết được mọi thứ đang xảy ra quanh bạn và trong bạn – những giáo viên của bạn nói chuyện như thế nào, cha mẹ của bạn cư xử như thế nào, và bạn phản ứng như thế nào – để cho vấn đề của sợ hãi này được thấy và được hiểu rõ.
Hầu hết những người lớn tuổi đều suy nghĩ rằng loại kỷ luật nào đó là cần thiết. Bạn biết kỷ luật là gì? Nó là một qui trình của bắt buộc bạn phải làm việc gì đó mà bạn không muốn làm. Nơi nào có kỷ luật, có sợ hãi; vì vậy, kỷ luật không là phương cách của tình yêu. Đó là lý do tại sao bằng mọi giá kỷ luật phải được loại bỏ – kỷ luật là ép buộc, chống đối, cưỡng bách, khiến cho bạn phải làm việc gì đó mà bạn thực sự không hiểu rõ, hay thuyết phục bạn làm nó bằng cách trao tặng bạn một phần thưởng. Nếu bạn không hiểu rõ điều gì đó, đừng làm nó và đừng để bị bắt buộc phải làm nó. Hãy yêu cầu một giải thích; đừng chỉ bướng bỉnh, nhưng cố gắng tìm ra sự thật của vấn đề để cho không sợ hãi nào bị dính dáng và cái trí của bạn trở nên rất linh động, rất mềm dẻo.
Khi bạn không hiểu rõ và chỉ bị ép buộc bởi uy quyền của những người lớn tuổi, bạn đang kiềm chế cái trí riêng của bạn, và vậy thì sự sợ hãi hiện diện; và sự sợ hãi đó theo đuổi bạn giống như một cái bóng suốt sống của bạn. Đó là lý do tại sao quá quan trọng phải không bị kỷ luật tùy theo bất kỳ loại đặc biệt nào của suy nghĩ hay khuôn mẫu của hành động. Nhưng hầu hết những người lớn tuổi có thể suy nghĩ chỉ trong những quy định này. Họ muốn bắt buộc bạn phải làm việc gì đó cho tạm gọi là tốt lành của bạn. Chính qui trình của bắt buộc bạn phải làm việc gì đó cho ‘tốt lành’ riêng của bạn, hủy diệt tánh nhạy cảm riêng của bạn, khả năng để hiểu rõ của bạn, và thế là tình yêu của bạn. Để khước từ bị ép buộc hay bị cưỡng bách là điều khó khăn vô cùng, bởi vì thế giới quanh chúng ta quá mạnh mẽ; nhưng nếu chúng ta chỉ nhượng bộ và làm những sự việc mà không hiểu rõ, chúng ta rơi vào thói quen của không suy nghĩ, và vậy thì nó trở nên khó khăn hơn nhiều để chúng ta phá vỡ.
Vì vậy, trong ngôi trường của bạn, bạn nên có uy quyền, kỷ luật? Hay bạn nên được khuyến khích bởi những giáo viên của bạn để bàn luận những vấn đề này, thâm nhập chúng, hiểu rõ chúng, để cho, khi bạn lớn lên và đi vào thế giới, bạn sẽ là một con người chín chắn mà có thể gặp gỡ một cách thông minh những vấn đề của thế giới? Bạn không thể có thông minh thăm thẳm đó nếu có bất kỳ loại sợ hãi nào. Sợ hãi chỉ khiến cho bạn đờ đẫn, nó ngăn cản những sáng kiến khởi đầu của bạn, nó hủy diệt ngọn lửa đó mà chúng ta gọi là đồng cảm, quảng đại, ân cần, tình yêu. Vì vậy, đừng cho phép mình bị kỷ luật vào một khuôn mẫu của hành động, nhưng hãy tìm ra – mà có nghĩa bạn phải có thời gian để nghi ngờ, thâm nhập; và những giáo viên của bạn cũng phải có thời gian; nếu không có thời gian, vậy thì thời gian phải được tạo ra. Sợ hãi là cái nguồn của sự thoái hóa, nó là khởi đầu của sự suy sụp, và được tự do khỏi sợ hãi còn quan trọng nhiều hơn bất kỳ kỳ thi nào hay bất kỳ bằng cấp học vấn nào.
Người hỏi: Tình yêu là gì trong chính nó?
Krishnamurti: Bản chất của tình yêu là gì? Đó là điều gì bạn có ý? Tình yêu không động cơ, không thôi thúc là gì? Hãy lắng nghe cẩn thận và bạn sẽ tìm ra? Chúng ta đang thâm nhập câu hỏi, chúng ta không đang tìm kiếm một đáp án. Trong học môn toán, hay trong đặt ra một câu hỏi, hầu hết các bạn đều quan tâm nhiều đến việc tìm ra một đáp án hơn là hiểu rõ vấn đề. Nếu bạn học hành một vấn đề, tìm hiểu nó, thâm nhập nó, hiểu rõ nó, bạn sẽ phát giác rằng đáp án ở trong vấn đề. Vì vậy, chúng ta hãy hiểu rõ vấn đề là gì, và không tìm kiếm một đáp án, hoặc trong Bhagavad Gita, trong Koran, trong Bible, hay từ người giáo sư hay người giảng thuyết nào đó. Nếu chúng ta có thể thực sự hiểu rõ vấn đề, đáp án sẽ hiện diện từ nó; bởi vì đáp án ở trong vấn đề, nó không tách khỏi vấn đề.
Vấn đề là: tình yêu không động cơ là gì? Liệu có thể thương yêu mà không có bất kỳ thôi thúc nào, mà không mong muốn bất kỳ thứ gì đó từ tình yêu? Liệu có thể thương yêu trong đó không có ý thức của bị tổn thương khi tình yêu không được đáp lại? Nếu tôi bày tỏ cho bạn sự thân thiện của tôi và bạn từ chối, liệu tôi không bị tổn thương? Liệu cảm thấy của bị tổn thương là kết quả của tình bằng hữu, của quảng đại, của đồng cảm? Chắc chắn, chừng nào tôi còn bị tổn thương, chừng nào tôi còn có sợ hãi, chừng nào tôi còn giúp đỡ bạn với hy vọng rằng bạn có lẽ giúp đỡ tôi – mà được gọi là sự phục vụ – không có tình yêu.
Nếu bạn hiểu rõ điều này, đáp án hiện diện ở đó.
Người hỏi: Tôn giáo là gì?
Krishnamurti: Bạn muốn một đáp án từ tôi, hay bạn muốn tìm ra cho chính bạn? Bạn đang tìm kiếm một đáp án từ người nào đó, dù nó thông minh hay dốt nát bao nhiêu? Hay bạn đang thực sự cố gắng tìm ra sự thật của tôn giáo là gì?
Muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, bạn phải loại bỏ mọi thứ mà cản trở nó. Nếu bạn có nhiều cửa sổ dơ bẩn hay tô màu và bạn muốn thấy ánh sáng mặt trời rõ ràng, bạn phải lau sạch hay mở toang những cửa sổ, hay đi ra ngoài. Tương tự, muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, trước hết bạn phải thấy nó khônglà gì, và loại bỏ nó. Vậy thì, bạn sẽ tìm ra, bởi vì lúc đó có sự nhận biết hiệp thông. Vì vậy, chúng ta hãy thấy tôn giáo không là gì.
Thực hiện nghi thức thờ cúng, thực hiện nghi lễ tôn kính – liệu đó là tôn giáo? Bạn lặp đi và lặp lại một nghi thức nào đó, một câu thần chú nào đó trước một bàn thờ hay một hình tượng. Nó có lẽ trao tặng bạn một ý thức của vui thú, một ý thức của thỏa mãn; nhưng đó là tôn giáo? Đeo vào một sợi chỉ thiêng liêng nào đó, gọi chính bạn là một người Ấn giáo, một người Phật giáo, hay một người Thiên chúa giáo, chấp nhận những niềm tin, những giáo điều, những truyền thống nào đó – tất cả việc này liên quan gì đến tôn giáo? Chắc chắn không. Vì vậy, tôn giáo phải là cái gì đó mà có thể được tìm ra chỉ khi nào cái trí đã hiểu rõ và loại bỏ tất cả việc này.
Tôn giáo, trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ, không tạo ra sự tách rời, đúng chứ? Nhưng điều gì xảy ra khi bạn là một người Hồi giáo và tôi là một người Thiên chúa giáo, hay khi tôi tin tưởng cái gì đó và bạn không tin tưởng nó? Những niềm tin của chúng ta tách rời chúng ta; vì vậy, những niềm tin của bạn không liên quan gì với tôn giáo. Dù bạn tin tưởng Thượng đế hay không tin tưởng Thượng đế chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; bởi vì điều gì chúng ta tin tưởng hay không tin tưởng bị khẳng định bởi tình trạng bị quy định của chúng ta, đúng chứ? Xã hội quanh chúng ta, văn hóa trong đó chúng ta được nuôi dưỡng, khắc sâu trong cái trí những niềm tin, những mê tín, những sợ hãi nào đó mà chúng ta gọi là tôn giáo; nhưng chúng không liên quan gì đến tôn giáo. Sự kiện rằng bạn tin tưởng một cách và tôi tin tưởng một cách khác, phần lớn phụ thuộc vào nơi chúng ta tình cờ đã được sinh ra, dù ở Anh, ở Ấn, ở Nga, hay ở Mỹ. Vì vậy, niềm tin không là tôn giáo, nó chỉ là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta.
Sau đó có sự theo đuổi của sự cứu rỗi cá nhân. Tôi muốn được an toàn; tôi muốn đến được niết bàn, hay thiên đường; tôi phải tìm một nơi kề cận Jesus, kề cận Buddha, hay bên tay phải của một Thượng đế đặc biệt nào đó. Niềm tin của bạn không cho tôi sự thỏa mãn, sự thanh thản sâu thẳm, vì vậy tôi có niềm tin riêng của tôi mà giúp đỡ tôi. Và đó là tôn giáo? Chắc chắn, cái trí của người ta phải được tự do khỏi tất cả những sự việc này để tìm ra tôn giáo thực sự là gì.
Và liệu tôn giáo chỉ là một vấn đề của làm việc tốt lành, của phục vụ hay giúp đỡ những người khác? Hay nó là cái gì đó còn sâu thẳm hơn? Mà không có nghĩa rằng bạn không được quảng đại hay tử tế. Nhưng đó là tất cả? Liệu tôn giáo không là cái gì đó còn thâm sâu hơn nhiều, tinh khiết hơn nhiều, bao la hơn nhiều, rộng lớn hơn nhiều bất kỳ việc gì được hình dung bởi cái trí, hay sao?
Vì vậy, muốn khám phá tôn giáo thực sự là gì, bạn phải thâm nhập sâu thẳm vào tất cả những sự việc này và được tự do khỏi sợ hãi. Nó giống như đi khỏi một ngôi nhà tối tăm ra ánh sáng mặt trời. Vậy thì, bạn sẽ không hỏi tôn giáo thực sự là gì; bạn sẽ biết. Sẽ có trải nghiệm hiệp thông của điều mà là sự thật.
Người hỏi: Nếu người nào đó không hạnh phúc và muốn hạnh phúc, đó là tham vọng?
Krishnamurti: Khi bạn đang đau khổ, bạn muốn được tự do khỏi đau khổ. Đó không là tham vọng, đúng chứ? Đó là bản năng tự nhiên của mọi con người. Đó là bản năng tự nhiên của tất cả chúng ta để không có sợ hãi, không có đau khổ thuộc thân thể cũng như thuộc cảm xúc. Nhưng sống của chúng ta là một sống mà luôn luôn đang trải nghiệm đau khổ. Tôi ăn món gì đó mà không thích hợp cho tôi, và tôi bị đau bụng. Người nào đó nói điều gì đó về tôi, và tôi cảm thấy tổn thương. Tôi bị ngăn cản không làm việc gì đó mà tôi muốn làm, và tôi cảm thấy thất vọng, buồn bã. Tôi không hạnh phúc bởi vì người cha của tôi hay người con trai của tôi bị chết, và vân vân. Sống liên tục đang ập vào tôi, dù tôi thích nó hay không thích nó, và tôi luôn luôn đang bị tổn thương, bị thất vọng, có những phản ứng đau khổ. Vì vậy việc gì tôi phải làm là hiểu rõ toàn qui trình này. Nhưng bạn thấy, hầu hết chúng ta đều chạy trốn nó.
Khi bạn đau khổ phía bên trong, thuộc tâm lý, bạn làm gì? Bạn hướng về người nào đó để có sự thanh thản; bạn đọc một quyển sách, hay mở máy thâu thanh, hay đi thực hiện nghi thức. Đây là những thể hiện của đang chạy trốn đau khổ của bạn. Nếu bạn chạy trốn cái gì đó, chắc chắn bạn không hiểu rõ nó. Nhưng nếu bạn nhìn ngắm đau khổ của bạn, quan sát nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn bắt đầu hiểu rõ vấn đề bị dính dáng trong nó, và đây không là tham vọng. Tham vọng nảy sinh khi bạn chạy trốn đau khổ của bạn, hay khi bạn bám vào nó, hay khi bạn đấu tranh nó, hay khi quanh nó từ từ bạn dựng lên những lý thuyết và những hy vọng. Khoảnh khắc bạn chạy trốn đau khổ, sự việc mà bạn chạy trốn đến nó trở thành rất quan trọng bởi vì bạn đồng hóa chính bạn cùng sự việc đó. Bạn đồng hóa chính bạn cùng quốc gia của bạn, cùng địa vị của bạn, cùng Thượng đế của bạn, và đây là một hình thức của tham vọng.